Vì để muốn tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định muahàng Online trên Shopee, nhóm chúng e đã quyết định làm bài nghiên cứutrong phạm vi của sinh viên Học Viện Hàng Không của ng
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại 4.0 ngày nay, mua sắm Online dần trở thành xu hướng của giới trẻ và quy mô của nó ngày càng phát triển Điển hình là các sàn thương mại điện tửShopee, Lazada, Tiki v v., chỉ cần một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại, giới trẻ có thể đặt những sản phẩm mà mình muốn mua mà không cần mua trực tiếp và sẽ có nhiều thời gian lựa chọn các sản phẩm Theo thống kê của Iprice Group trong Q4/2021 cho thấy Shopee hiện là đơn vị dẫn đầu về sự phổ biến với 84 triệu lượt truy cập.
Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến, sàn giao dịch thương mại điện tử có công ty tại Singarpore Hiện nay đã có mặt tại các quốc gia:
Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brazil, Ba Lan và trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, Shopee đã trở thành trào lưu phổ biến và quen thuộc trong cộng đồng học sinh và sinh viên, khi mua hàng trực tuyến,Shopee đáp ứng được nhu cầu trao đổi những tin về sản phẩm, sinh viên, học sinh có thể đọc và đặng nhận xét, đánh giá sản phẩm, và chia sẻ kinh nghiệm mua sắm với cộng đồng.Vì vậy giúp cho sinh viên, học sinh có thêm thông tin cho tiết về sản phẩm và từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho việc quyết định mua hàng chính xác
Vì để muốn tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên Shopee, nhóm chúng e đã quyết định làm bài nghiên cứu trong phạm vi của sinh viên Học Viện Hàng Không của nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16 Và đề tài muốn nghiên cứu của nhóm cụ thể như sau”
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên nền tảngShopee của sinh viên Học Viện Hàng Không của nghành Quản Trị NhânLực khoá 16.
MỤC TIÊU CHUNG
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee của sinh viên nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16 của Học Viện Hàng Không Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trải nghiệm của sinh viên khi mua hàng Online trên nền tảng Shopee.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để có thể đạt được mục tiêu chung như trên, thì dưới đây chính là những mục tiêu cụ thể mà đề mục hướng tới.
- Đầu tiên, đánh giá tình hình mua hàng Online của sinh viên Học Viên Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16.
- Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng quyết định tới mua hàng Online trên nền tảng Shopee của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản trị nhân lực khoá 16.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee, sau đó đưa ra ưu điểm và nhược điểm của các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee.
- Đo lường mức độ của từng yếu tố đến sự quyết định mua hàngOnline trên nền tảng Shopee của sinh viên nghành Quản Trị NhânLực khoá 16 Học Viện Hàng Không.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ những mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi bao gồm:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee.
- Vai trò của các yếu tố tới quyết định mua hàng Online trên nền tảngShopee của sinh viên nghành Quản trị nhân lực khoá 16 của Học ViệnHàng Không?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này các yếu tố quyết định mua hàng Online trên nền tảng của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản trị nhân lực khoá 16.
- Đối tượng khảo sát: Sinh Viên Học Viện Hàng Không ngành Quản Trị Nhân Lực khoá 16.
- Phạm vi nghiên cứu: tại khoá 16 nghành Quản trị nhân lực của Học Viện Hàng Không.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 24 tháng 6 năm 2023 đến ngày 24 tháng 7 năm 2023.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Nguồn dữ liệu sử dụng Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp (có được từ phiếu khảo sát của Sinh viên Học Viện Hàng Không) và nguồn dữ liệu thứ cấp (có từ báo cáo doanh thu của nền tảng Shopee khi mua hàng Online.) 1.5.2 Phương pháp thực hiện
Bài nghiên cứu thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính:
Sử dụng bảng câu hỏi tự thiết kế để thu thập các dữ liệu quan trọng.
Bảng câu hỏi được thiết kế một cách kĩ lưỡng thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee, dữ liệu thu thập được liệt kê, phân tích, tổng hợp Từ đó, có được kết quả, đưa ra nhận xét, đánh giá và giải pháp trong bài nghiên cứu.
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Về mặt lí thuyết, nghiên cứu này xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sự quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee để nâng cao tỷ lệ đến sự quyết định mua hàng Online của Sinh viên Học Viện Hàng Không Việt Nam nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee của sinh viênHọc Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16 Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp để nâng cao trải nghiệm mua hàng của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16 khi mua hàng Online trên nền tảng Shopee và từ đó tiến hành đưa ra giải pháp tổng thể, đem lại những trải nghiệm mua hàng Online trên nền tảngShopee.
BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở của lí luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết luận nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm 1 Quyết định mua hàng là gì?
Quyết định mua hàng (Buying Decision): Là ý định của người tiêu dùng khi đã chọn lọc xem xét nhiều sản phẩm, đánh giá tất cả khả năng của chúng và khi người tiêu dùng cảm thấy sản phẩm/ dịch vụ đó phù hợp với bản thân họ sẽ quyết định mua chúng.
2 Sản thương mại điện tử shopee?
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại ĐNÁ và Đài Loan và đc đặt trụ sở tại Singapore ra mắt với công chúng năm 2015, Shopee thành lập nhằm mục đích cung cấp cho ng tiêu dùng những trải nghiệm mua hàng trực tuyến tốt nhất, an toàn và nhanh chóng.
Shopee tại Việt Nam: Shopee chính thức ra mắt thị trường sàn thương mại điện tử Việt Nam vào 8/8/2016, trụ sở được đặt tại HCM Mô hình phát triển ban đầu là nơi buôn bán trung gian cho các cá nhân (C2C) Tính đến thời điểm hiện nay Shopee ngày càng phát triển và mở rộng hơn và Shopee Mall ra đời đây nơi buôn bán cho các cửa hàng có thương hiện hay các mặt hàng chính hãng được công nhận bởi Shopee Theo báo cáo Metric về ngành thương mại điện tử năm 2022, Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ.
Xu hướng các ngành hàng tại Shopee:
Theo Statista nhận định, thị trường TMĐT Việt Nam sẽ liên tục tăng trưởng mạnh mẽ và có thể cán mốc 39 tỉ USD vào năm 2025 Hiện nay, Shopee là một trong những trang TMĐT lớn nhất Việt Nam với mức độ tăng trưởng và lượng truy cập của người dùng hàng tháng tăng cao Trong đó, hai Ngành hàng có doanh thu cao thu hút nhiều Người mua và nhiều lượt mua nhất trên Shopee đầu năm 2022 là Sắc đẹp và Thời trang Nữ.
Mua hàng trực tuyến (Online Shopping): là quá trình người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ từ người bán thông qua mạng Internet Mua sắm trực tuyến là hình thức kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo hình ảnh miêu tả thông tin thông qua các sàn thương mai điện tử Khi đặt mua sản phẩm, bạn chỉ cần nhập thông tin giao hàng và thanh toán, sau đó đơn hàng sẽ được người bán xác nhận và giao hàng đến tận nơi
- Người Việt mua sắm online: Tại Việt Nam hình thức mua sắm online không còn quá xa lạ Ở VN có rất nhiều sàn thương mại nhưng phổ biến và dễ sử dụng nhất là Shopee, đây là nơi buôn bán hàng hoá có giá thành thấp đôi khi chỉ bằng 1/2 so với thị trường, có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn Các xu hướng thường thấy của người VN khi mua sắn online.
- Tham khảo các review đánh giá: người tiêu dùng khi mua sắm online sẽ luôn nhìn vào lượt mua và đánh giá để xem sản phẩm đó có tốt như thông tin miêu tả hay không Đối với Shopee bạn sẽ thấy một số sp nổi bật đay thường là sp được nhiều người mua và đánh giá cao về từ đó giúp bạn lựa chọn mua dễ dàng hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
1) Yếu tố về giá cả: Yếu tố giá cả có ảnh hưởng quan trọng đối với việc mua sắm online Đây là một số yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng đến mua sắm online
Giá cả và chi phí vận chuyển đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thúc đẩy phát triển hay cũng là tác nhân gây hạn chế trong mua sắm online Khi giá cả và chi phí vận chuyển hợp lý người tiêu dùng sẽ mua sắm online nhiều hơn vì họ cảm thấy hời khi mua được sản phẩm phù hợp và được giao hàng tận nơi mà không mất quá nhiều chi phí hay tốn quá nhiều thời gian Ngược lại nếu mức giá cả quá cao hay chi phí vận chuyển quá đắt sẽ ảnh hưởng đến việc mua sắm online vì lúc đó người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang mua sắm truyền thống để tiết kiệm hơn.
Sự tiết kiệm tiền: Người tiêu dùng thông thường sẽ so sánh giá cả giữa sản phẩm và cửa hàng trực tuyến trước khi quyết định mua hàng Nếu một sản phẩm có giá tốt hơn hoặc được giảm giá so với các sản phẩm tương tự khác, khả năng cao họ sẽ chọn mua sản phẩm đó.
2) Yếu tố dịch vụ: đóng vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đối với việc mua sắm online Nhu cầu là sự kết hợp giữa mong muốn và thực tế của người tiêu dùng
Chất lượng dịch vụ là yếu tố chủ yếu đối với nhu cầu mua sắm trực tuyến Khách hàng mong muốn nhận được dịch vụ tốt, nhanh chóng và chuyên nghiệp từ các trang web bán hàng Dịch vụ kém chất lượng, chậm trễ trong giao hàng, hoặc hỗ trợ khách hàng không tốt có thể khiến khách hàng không hài lòng và đánh mất lòng tin vào nhà cung cấp.
Thời gian và tiện ích: Người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến vì tính tiện lợi và linh hoạt Dịch vụ mua sắm trực tuyến phải đảm bảo giao hàng nhanh chóng và đúng hẹn, đồng thời cung cấp các tùy chọn vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chẳng hạn như giao hàng trong ngày, giao hàng nhanh hoặc giao hàng tận nơi.
3) Yếu tố độ tin cậy: Độ tin cậy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu mua sắm online.
Chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra độ tin cậy Khi người tiêu dùng nhận thấy sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả mà họ mong đợi, họ có xu hướng tin tưởng và tự tin hơn khi quyết định mua hàng.
Người tiêu dùng cần có niềm tin vào việc rằng thông tin cá nhân và tài khoản của họ được bảo mật an toàn khi thực hiện các giao dịch trực tuyến Trang web mua sắm trực tuyến cần có các biện pháp bảo mật đủ mạnh để đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng.
Nhận xét và đánh giá từ người dùng khác có thể giúp ta tin tưởng và mua hàng.
Có chính sách hoàn tiền và đổi trả.
4) Yếu tố ưu đãi: Ưu đãi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu mua sắm online.
Hiểu biết về các chương trình khuyến mãi ưu đãi nhận thức này giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí về các chương trình khuyến mãi trên mạng đem đến rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng bạn có thể mua được sản phẩm tốt nhưng với giá rất hời chỉ bằng một phần hai so với thị trường
Thúc đẩy quyết định mua hàng: Các ưu đãi hấp dẫn như giá, mã giảm giá, khuyến mãi mua 1 tặng 1 hoặc vận chuyển miễn phí có thể dẫn đến quyết định mua hàng của người dùng Họ có xu hướng mua sắm trực tuyến tốt hơn và nhanh chóng hơn khi thấy có cơ hội tiết kiệm tiền hoặc nhận thêm lợi ích.
Tăng cường độ hấp dẫn của sản phẩm/dịch vụ: Các ưu đãi như giảm giá, khuyến mãi, quà tặng hoặc vận chuyển miễn phí có thể làm tăng cường độ hấp dẫn của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với người dùng.
Khi họ nhận thấy có lợi ích và giá trị từ việc mua sắm trực tuyến, họ có xu hướng tăng nhu cầu mua hàng.
Các lý thuyết nền liên quan
Là một lý thuyết về tâm lý học được viết bởi nhà tâm lý người Mỹ Abraham Harold trong bài viết “A Theory of Human Motivation” năm 1943 Hệ thống tháp nhu cầu được thể hiện theo hình kim tự tháp với tầng đầu tiên là nhu cầu cơ bản nhất và tầng cao nhất là nhu cầu tự thể hiện bản thân Nói cách khác, cá nhân phải được đáp ứng nhu cầu cơ bản khi đó họ mới có động lực, cơ sở để đạt được những nhu cầu cao hơn Có bốn cấp của kim tự tháp mà theo như Maslow nói rằng mỗi cấp sẽ chứa những điều kiện khác mà ông gọi là “nhu cầu thiếu” bao gồm: lòng tự trọng, tình bạn - tình yêu, an toàn và nhu cầu thể chất.
Nếu những nhu cầu này bị thiếu hụt, không được đáp ứng - không để đến nhu cầu sinh lý (cơ bản nhất) - thì chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng bên trong tâm lý và nó cũng có thể biểu hiện ra bên ngoài qua vẻ mặt của chúng ta
Quá trình ra quyết định mua hàng (Buyer Decision Processes) có mối quan hệ mật thiết với tháp nhu cầu Maslow: Năm 1910, John Dewey đã giới thiệu 5 giai đoạn mà người trước trải qua trước khi quyết định mua hàng Nhận diện nhu cầu (Need Recognition) Đây là quá trình đầu tiên, người tiêu dùng sẽ nhận ra mình có nhu cầu, mong muốn mau sản phẩm nào để phục vụ cho cuộc sống của mình Thông thường, bước này trong quá trình quyết định mua hàng là quan trọng nhất, từ đó mới dẫn tới các bước tiếp theo Nhu cầu này có thể xuất phát từ bên trong hay bên ngoài.
Nếu xuất phát từ bên trong thì có thể là đến từ nhân thức của chúng ta Ví dụ như chúng ta cảm thấy đói, khát, buồn ngủ Từ những nguyên nhân đó dẫn dắt ta tìm cách để thõa mãn bản thân.
Ngược lại, nhu cầu xuất hiện khi có những kích thích bên ngoài từ môi trường xung quanh Chẳng hạn như chúng ta một món hàng mà công dụng của nó hữu ích cho cuộc sống của chúng ta thì ta
Tìm kiếm thông tin (Information Search): Đây là bước thứ hai sau khi người tiêu dùng nhận diện được nhu cầu mà bản thân đang có Và với sự phát triển của mạng internet, người dùng sẽ tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ của mình trên các nền tảng khác nhau Từ đó, họ hiểu hơn về sản phẩm dịch vụ mà mình đang tìm kiếm Các nghiên cứu về ký ức của người tiêu dùng về sản phẩm đã chỉ ra rằng con người sẽ hồi ức trải nghiệm về một sản phẩm, dịch vụ nếu sản phẩm đó thường xuyên được mua thì việc tìm kiếm thông tin cũng đủ kích hoạt quyết dịnh mua hàng Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu người tiêu dùng không có hiểu biết về sản phẩm thì họ cũng có thể có được thông tị nhờ vào các người jkhacs như: Truyền miệng từ người thân hay quảng cáo sản phẩm từ các nhà bán hàng.
1) Đánh giá các lựa chọn thay thế (Evaluating Alternatives): Ở bước thứ ba này, người tiêu dùng sẽ đánh giá tất cả các lựa chọn sản phẩm mà mình có để tìm ra sản phẩm mang lại lợi ích nhất Sau khi đánh giá hiệu quả các lựa chọn, họ hiểu được giá trị của sản phẩm và khi đó họ chuyển qua bước cuối cùng của quá trình ra quyết đinh mua hàng.
2) Mua hàng (Purchase): Đây là bước thứ 4 và cũng được coi là bước cuối cùng trong quá trình ra quyết định mua hàng Trong bước này, người tiêu dùng sẽ đánh giá các lựa chọn thay thế và chọn mua sản phẩm của nhãn hàng mà họ cảm thấy phù hợp nhất về nhiều yếu tố như: Chất lượng, giá cả, uy tín, …
Quyết định mua hàng cũng bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố:
- Đầu tiên đó là phản hồi của người tiêu dùng khác khi đã sử dụng qua sản phẩm, dịch vụ Theo như Philip Kotler và các cộng sự cho rằng phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hành cùa người tiêu dùng Đặc biệt, mua sắm trực tuyến ảnh hưởng bởi phản hồi tiêu cực trong khung đánh giá sản phẩm Khi đó người tiêu dùng sẽ cân nhắc trước khi quyết định mua và phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người mà quyết định mua hoặc không mua.
- Thứ hai, quyết định mua hàng sẽ có thể bị gián đoạn với những trường hợp không lường trước được ví dụ như cửa hàng đóng cửa hay nhà tiêu dùng mất nguồn thu nhập sẽ dẫn đến không thể quyết định mua hàng như ban đầu đã dự tính
Việc đánh giá đúng nhu cầu của khách hàng dựa trên tháp nhu cầu Maslow là vô cùng quan trọng Nó sẽ góp phần để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng ở từng cấp độ nhu cầu khác nhau và mang lại giá trị hiệu quả nhất cho người tiêu dùng Ví dụ: Sinh viên sẽ có nhu cầu mua những phẩm giá cả hợp với tài chính cá nhân và chất lượng sản phẩm ở mức ổn định, nắm được nhu cầu đó các doanh nghiệp chủ động đưa ra những sản phẩm phù hợp với mức nhu cầu đó.
Hành vi sau khi mua (Post Purchase Behavior)
2.3.2 Giới tính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng như thế nào?
Các yếu tố văn hóa, xã hội và tâm sinh lý có thể gây ra sự khác biệt trong hành vi mua sắm giữa nam và nữ
+ Sự khác biệt về cấu trúc não bộ: Vì não bộ của nam giới và nữ giới có cấu trúc khác nhau nên suy nghĩ và hanh động của hai giới là hoàn toàn khác nhau Nam giới sẽ sử dụng bán cầu trái nên suy nghĩ theo logic còn nữ giới thì sử dụng bán cầu phải nên suy nghĩ theo cảm xúc.
+ Động cơ: Những người khác nhau có những động cơ khác nhau để mua hàng Nam giới thường quan tâm đến các tinh năng và hiệu quả của sản phẩm Họ thích mua những sản phẩm có tính năng mạnh mẽ,công nghệ tiên tiến và hiệu quả Vì thế nam giới thường quyết định mua hàng nhanh chóng Còn nữ giới quan tâm đến trải nghiệm và cảm xúc, họ thường đặt nhiều tâm huyết và cảm xúc hơn vào quá trinh mua hàng Họ có xu hướng tập trung vào việc mua sắm để trải nghiệm niềm vui, tự thưởng cho bản thân hoặc tạo cảm giác hạnh phúc và tự tin.
+ Lòng trung thành với thương hiệu: Nam giới thường có xu hướng trung thành với các thương hiệu có tính năng và chất lượng cao.
Họ thường xuyên mạo hiểm các sản phẩm đáng tin cậy, hiệu quả tốt và phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ Ngược lại, phụ nữ thường có xu hướng trung thành với các thương hiệu mà họ cảm nhận được sự kết nối và tạo ra trải nghiệm tích cực, họ thường bỏ sót các thương hiệu để cảm nhận hạnh phúc, tự tin và phù hợp với tâm trạng của họ Những thương hiệu như vậy giữ phụ nữ lâu dài Điểm mấu chốt là đàn ông phụ thuộc vào nhu cầu và phụ nữ phụ thuộc vào dịch vụ khách hàng.
Mọi người đều coi việc mua sắm online là của nữ giới Vì thế, nam giới luôn không thích mua sắm online hoặc chỉ mua sắm khi có nhu cầu cần thiết Ngược lại, nữ giới coi việc mua sắm online như một thú vui tiêu khiển để giải stress Quan điểm trái ngược nhu về “mua sắm online” giữ nam và nữ dẫn đến hanh vi mua sắm khác nhau giữa 2 giới (Bakewell & Mitchell,2004) Nam giới không muốn mất thời gian cho việc mua sắm online mặc dù họ cũng quan tâm đến vấn đề giá cả nhưng họ lại coi trọng thời gian hơn chuyện giá cả Thay vì mất thời gian cho việc đi so sanh tất cả các thương hiệu, so sánh giá cả thì họ có thể bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua sản phẩm mà họ thích Còn quá trình mua sắm lại vô cùng quan trọng đối với chị em phụ nữ Họ so sánh tất cả các mặt hàng, thương hiệu, giá cả Họ mua và trải nghiệm những sản phẩm khác nhau để chọn ra sản phẩm phù hợp với bản thân mình lại là thú vui cũng như là động lực thúc đẩy hanh vi mua sắm của nữ giới (Campbell,1997) Tóm lại, nghiên cứu tác động của giới tính đến hanh vi mua sắm cho phép làm rõ được thái độ, quan niệm và thị hiếu của người tiêu dùng về loại hàng hóa này (Sondhi, 2006)
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng (tâm lý, kinh tế, văn hóa, cá nhân, xã hội, nhân thức, truyền thông).
Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài
Nguồn ảnh: Similarwed Nhận xét:
Trên đây là bảng thông kê theo từng độ tuổi truy cập vào Shopee.
Ta có thể thấy được độ tuổi ưu thích của Shopee xuất hiện ở độ tuổi từ 18-24 và từ 25-34 vào tháng 1/2022 Đây là lứa tuổi là sinh viên và những người đang đi làm đã có thu nhập Thấp nhất là độ tuổi trên 65, có thể giải thích đơn giản vì đây là thế hệ chưa có nhiều trải nghiệm với công nghệ và mua sắm trực tuyến Chính vì vậy, Shopee cũng hoạt động hướng đến nhu cầu là người trẻ và những người có thói quen mua hàng trực tuyến.
Qua bảng xếp hạng, ta có thể nhận định được sàn thương mại điện tử Shopee dẫn đầu trong xu thế mua sắm trực tiếp với lượng truy cập wed hơn 88 triệu lần mỗi tháng Đó là một con số đáng kể cho một ứng dụng mua sắm trực tiếp tại Việt Nam Lý do mà Shopee lại có lượng truy cập wed cao là do mô hình bán hàng của Shopee khác với những sàn thương mại điện tử khác dẫn đến lượng truy cập cũng ảnh hưởng.
Theo như ShopeeAnalytics cho rằng trên đây là bảng phân tích dữ liệu Shopee và mặc dù chưa chính xác nhưng cũng có tính giá trị tham khảo cao.
Có thể thấy, doanh thu 30 ngày đạt 1.085 tỷ đồng, đơn hàng hơn24 triệu đơn, lượt xem sản phẩm là hơn 865 triệu lượt Mặt hàng chủ yếu là sắc đẹp hay còn gọi là mỹ phẩm Có thể hiểu vì sao mà mặt hàng này đang dẫn vị trí đầu trong bảng doanh thu 30 ngày của Shopee là vì từ bảng phân bổ độ tuổi truy cập ta có thể thấy được độ tuổi truy cập nhiều nhất là từ 18-34 Những người trong độ tuổi đó có cả sinh viên đều có nhu cầu làm đẹp không chỉ nữ mà cả nam cũng có nhu cầu ấy Từ đó, dẫn đến số lượng người truy cập, mua mỹ phẩm cũng tăng lên đáng kể.
2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước
Theo dữ liệu từ Apptopia, sàn thương mại điện tử Shopee, Shein và Meesho dẫn đầu là app tiêu dùng trong năm 2021 Shopee nhận được lượng tải về cao nhất với 211 triệu lượt, chiếm 97 phần trăm lượng tải ở các mức Mỹ Latin và các nước Đông Nam á Shopee nhanh chóng phát triển không chỉ trong nước mà cả trong các khu vực quốc tế, điều đó cũng cho thấy Shopee đã làm tốt trách nhiệm của mình trong vai trò cung cấp sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Đề xuất mô hình nghiên cứu
2.5.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định lí do chọn đề tài Bước 2: Mục tiêu nghiên cứuBước 3: Cơ sở lí luậnBước 4: Nghiên cứu định tínhBước 5: Xử lí dữ liệu Bước 6: Kết luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ, kiếm tra, sàng lọc được các vấn đề từ các bài đã đi khảo sát của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản trị nhân lực khoá 16 Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở căn cứ để nghiên cứu, phân tính, tổng hợp và đánh giá của mô hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 30 sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16.
Trong đó có 15 mẫu là thông qua phiếu khảo sát, 15 mẫu còn lại là mẫu khảo sát trực tiếp Đặt ra các câu hỏi có liên quan tới đề tài như sau:
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên nền tảng Shopee của sinh viên Học viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16.
Quan sát, lắng nghe các đối tượng được khảo sát và sau đó đưa ra đánh giá. Đánh giá dựa trên điểm chung của các đối tượng được khảo sát và kết quả sẽ được so sánh với mô hình lí thuyết ban đầu, để đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức cho bài nghiên cứu.
Xây dựng thang đo
Thang đo là cơ sở cho việc nghiên cứu định tính và sử dụng kĩ thuật thảo luận tay đôi để nghiên cứu cho đề tài này.
Sử dụng thang đo Likert để đo mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khóa 16 và được sử dụng trong khảo sát trực tuyến Nhóm tác giả, dùng thang đo Likert để đo lường các biến quan sát trong đề tài này.
Các biến quan sát được đo lường từ mức độ thấp tới mức độ cao, nhằm để phân loại ý kiến của người tiêu dùng Tuy nhiên phân loại đối tượng khảo sát sẽ được sử dụng thang đo khác Giới tính sử dụng thang đo định danh, độ tuổi và thu nhập sẽ được sử dụng thang đo tỉ lệ.
Công cụ nghiên cứu
Kí hiệu Biến quan sát
CH1 Bạn cảm thấy shopee dễ dùng?
CH2 Các Voucher trên Shopee là yếu tố đến sự quyết định mua hàng của bạn?
CH3 Mã giảm giá vào các dịp Sale của
Shopee khiến tăng nhu cầu mua hàng của bạn?
CH4 Bạn có bị ảnh hưởng tới quyết định mua hàng trên Shopee bởi bạn bè và đồng nghiệp?
CH5 Bạn có bị ảnh hưởng tới quyết định mua hàng trên Shopee bởi các review, feedback trên mạng xã hội không?
CH6 Bạn có tin tưởng vào các feedback trên Shopee rồi quyết định mua hàng không?
CH7 Bạn có tin vào Shopee Pay trong quá trình thanh toán sản phẩm không?
CH8 Bạn có thường xuyên gặp lỗi trên
Qua đó, có thể thấy người tiêu dùng có xu hướng đồng ý nhiều hơn so với không đồng ý Bởi vì Shopee là trang thương mại điện tử có thể đáp ứng được nhu cầu mua hàng, giá cả phù hợp đối với sinh viên Học Viện Hàng Không của nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16
Bảng nghiên cứu được khảo sát bằng bảng câu hỏi, trong đó gồm 8 câu hỏi liên quan tới các yếu tố tới quyết định mua hàng trên Shopee của sinh Viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16 và mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện của phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên.
3.5.3 Thống kê mô tả Mức độ
Bạn cảm thấy shopee dễ dùng?
Các Voucher trên Shopee là yếu tố đến sự quyết định mua hàng của bạn?
Mã giảm giá vào các dịp Sale của Shopee khiến tăng nhu cầu mua hàng của bạn?
Bạn có bị ảnh hưởng tới quyết định mua hàng trên
Shopee bởi bạn bè và đồng nghiệp?
Bạn có bị ảnh hưởng tới quyết định mua hàng trên Shopee bởi các review, feedback trên mạng xã hội không?
Bạn có tin vào Shopee Pay trong quá trình thanh toán sản phẩm không?
Bạn có tin vào Shopee Pay trong quá trình thanh toán sản phẩm không?
3.5.4 Thu nhập thông tin mẫu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16 đã từng mua hàng trên nền tảng Shopee từ ngày 24 tháng 6 năm 2023 đến 24 tháng 7 năm 2023. Đối tượng khảo sát có thể trả lời bảng câu hỏi trực tuyến theo link: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd8TK7WDWaSAHgi1cQKGEHoR 5nOvXMKMvsWYj5DS8Yxw_yePA/viewform? usp=sf_link&fbclid=IwAR17xHkG1YBRu- FyaSXTu2rDETYRz9MRm16F9nyM89lMGLQ46FuxXb1LX_8_aem_AXqRtig houy_x8v6ssbnquqGDdK-vc1YBoU9V_rsJQKoPOL9Z1bjDRgwkX75tiNbNcg Thời gian từ 24/6/2023-24/7/2023
Kết quả thu thập được thông qua dữ liệu trả lời bằng câu hỏi của các đối tượng khảo sát.
Sau khi thu thập được đầy đủ thông tin, nhóm tác giả bắt đầu tiến hành làm sạch thông tin và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS Và việc phân tích sẽ được thực hiện dưới dạng trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài.
Kết quả nghiên cứu
1 Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên nền tảng shopee của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16?
Giá cả: Là con số biểu thị giá trị tiền tệ của sản phẩm Giá cả quan trọng đối với người tiêu dùng vì nó liên quan tới nguồn tài chính của mỗi người Việc so sánh giá cả giữa các sản phẩm, giúp người tiêu dùng tìm ra sự lựa chọn tốt nhất. Độ tin cậy: Là khả năng hoạt động đúng cách, đáp ứng nhu cầu và không gây ra vấn đề trong quá trình sử dụng, một sản phẩm có độ tin cậy cao thì được đánh giá cao và được người tiêu dùng ưa chuộng. Ưu đãi: Là chương trình hoặc cơ hội được cung cấp để giảm giá giá trị tiền tệ của sản phẩm
Dịch vụ: Là một hình thức kinh doanh cung cấp cho người tiêu dùng hoặc là khách hàng, mang đến sự trải nghiệm, giải pháp khắc phục, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các yếu tố mua hàng Online trên Shopee có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường mua sắm thuận tiện, giúp tiết kiệm được thời gian, cho phép cá nhân mua sắm mọi lúc, mọi nơi chỉ với một kết nối internet
2 Vai trò của các yếu tố tới quyết định mua hàng Online trên nền tảngShopee của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực?
Giá cả: Đây là một yếu tố quan trọng đối với sinh viên Học Viện Hàng kHông của nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16, vì sinh viên thường có ngân sách hạn chế, giá cả hấp dẫn, phù hợp với túi tiền của sinh viên, có thể ảnh hưởng tới quyết định mua hàng Online trên Shopee. Độ tin cậy: Đối với sinh viên Học Viện hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16, chất lượng sản phẩm, đáng tin cậy của người bán đóng vai trò quan trọng đối với việc mua hàng online trên nền tảng Shopee Các đánh giá sản phẩm tích cực tạo nên sự tin tưởng của sinh viên khi mua hàng Online. Ưu đãi: Mang lại nhiều lợi ích khi mua hàng Online của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực Có nhiều hình thức ưu đãi: Giảm giá giá cả theo phần trăm, Mua một tặng hai, Miễn phí vận chuyển, Khuyến mãi sau khi nhập mã, Khuyến mãi, tặng sản phẩm Chính vì có hình thức ưu đãi hấp dẫn giúp thu hút, tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng, tạo cảm giác đặc biệt và tăng cường trung thành và quay lại của sinh viên Học Viện Hàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16 đối với việc mua hàng Online trên nền tảng Shopee.
Dịch vụ: Giúp đảm bảo lợi ích cho người mua hàng sinh viên Học ViệnHàng Không nghành Quản Trị Nhân Lực khoá 16, đóng góp vai trò quan trọng trong việc trải nghiệm mua sắm Online thuận tiện Một số lợi ích của dịch vụ: Hỗ trợ khách hàng, Bảo đảm chất lượng sản phẩm, Dịch vụ vận chuyển, Bảo mật và thanh toán an toàn, ưu đãi và khuyến mãi Điều này giúp thu hút khách hàng, tạo lòng tin và tăng cơ hội trở thành nền tảng mua sắm của người tiêu dùng.