Tiểu luận môn kinh tế học vi mô đề tài phân tích thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại việt nam

38 0 0
Tiểu luận môn kinh tế học vi mô đề tài phân tích thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ - - BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ HỌC VI MÔ Đề tài: Phân tích thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: Lớp: Họ và tên : Mã số sinh viên : 1 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2022 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dẫn số liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Báo cáo xuất nhập khẩu 2021 do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương công bố cuối tháng 4/2022 cho thấy kim ngạch nhập khẩu điện thoại di động nguyên chiếc của Việt Nam đạt 3,16 tỷ USD, tăng đến 70,8% so với năm 2020 Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh nhưng người Việt vẫn chi số tiền khổng lồ để mua sắm điện thoại số lượng mua sắm các dòng điện thoại nói chung vẫn tăng mạnh Thực tế trên, một câu hỏi lớn đặt ra về việc làm thế nào mà người tiêu dùng Việt có thể sẵn sàng chi tiêu khoảng tiền lớn cho thiết bị điện thoại, dù đang trong hoàn cảnh kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19 Phải chăng nguyên do lớn chính là thị hiếu người dùng điện thoại ở Việt Nam hiện nay? Từ những lý do trên, nhằm giúp Nhà trường, Khoa chuyên môn nắm bắt được thực trạng, các yếu tố tác động làm thay đổi thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam , cũng như là thị trường điện thoại Việt Nam hiện nay Từ đó mà đưa những phương pháp phân tích thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời cho thấy được tầm quan trọng của việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng Việt trên thị trường điện thoại trong nước Do đó tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân tích các nhân tố ảnh hưởng thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam Đồng thời đánh giá thị hiếu người tiêu dùng Việt trên thị trường điện thoại trong nước NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về điện thoại và các yếu tố tác động đến thị hiếu người tiêu dùng điện thoại trên thị trường Việt Nam - Trình bày và phân tích thực trạng người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng Việt trên thị trường điện thoại trong nước 2 - Đề xuất phương pháp và vai trò về việc nắm bắt thị hiêú người tiêu dùng Việt đối với thị trường điện thoại Việt Nam ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phân tích thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về không gian : Đề tài tập trung nghiên cứu về thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam - Phạm vi về mặt thời gian : Đề tài nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam dựa trên thu thập số nhập từ năm 2019 – 2022 Vì đây là khoảng thời gian thị trường điện thoại Việt Nam có nhiều chuyển biến - Phạm vi về nội dung : Đề tài nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại Việt Nam gồm các nội dung như sau: thị trường điện thoại Việt Nam, thu nhập người Việt so với giá thành điện thoại, nhu cầu chất lượng về điện thoại của người Việt, xu hướng và tiêu chí tiêu dùng điện thoại của người Việt PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài liệu, báo cáo, các kênh thông tin thị trường điện thoại Việt Nam, thị hiếu người tiêu dùng 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm và tính năng của điện thoại 1.1.1.1.Khái niệm điện thoại Theo Wikipedia: “Điện thoại là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị Ngày nay chúng được nâng cấp thành điện thoại thông minh bởi khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành di động mở rộng, tạo điều kiện cho phần mềm rộng hơn, Internet (bao gồm duyệt web qua băng thông rộng di động) và chức năng đa phương tiện (bao gồm âm nhạc, video, máy ảnh và chơi game), cùng với các chức năng chính của điện thoại như cuộc gọi thoại và nhắn tin văn tin” 1 Như vậy điện thoại, nay được dùng phổ biến là điện thoại thông minh (smartphone) được định nghĩa là: thiết bị được chạy và thiết kế bởi một nhà điều hành Bên cạnh đó, điện thoại thông minh tích hợp nhiều chức năng và dung lượng, có giao diện màn hình cảm ứng, truy cập Internet và hệ điều hành có khả năng chạy các ứng dụng đã tải 1.1.1.2 Tính năng Hiện nay, điện thoại thông không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật Bởi các tính năng ưu việc, giúp người dùng thêm tiện nghi, giải trí, học tập, làm việc thêm dễ dàng và tiện lợi - Tính năng kết nối: Điện thoại thông minh giúp người dùng tiếp cận các nền tảng mạng xã hội thông như Facebook, Instagram, Twitter và Linkedin Qua đó tương tác với bạn bè, gia đình và thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội - Chức năng theo dõi sức khỏe: Các ứng dụng Sức khỏe dành trên điện thoại thông minh có thể theo dõi hành vi giấc ngủ, dinh dưỡng, số đo cơ thể, dấu hiệu quan trọng, bài tập sức khỏe tâm thần Các thiết bị chẳng hạn như đồng hồ thông minh, có thể kết nối với điện thoại để theo dõi số liệu thống kê sức khỏe của một cá nhân, như nhịp tim và gửi thông tin được tổng hợp trên điện thoại Chức năng này được pháp huy rõ rệt nhất ở đại dịch Covid, giúp người dùng Việt dễ dàng khai báo y tế, theo dõi thông tin dịch bệnh một cách linh hoạt, dễ dàng, 1 Wikipedia.Bách khoa toàn thư mở [online],https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_tho%E1%BA %A1i 4 không cần phải khai báo trực tiếp mà vẫn đảm bảo an toàn - Chức năng thanh toán di động: Tính năng thanh toán di động cho phép người dùng lưu thông tin thẻ tín dụng trên điện thoại để sử dụng khi mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ Các ứng dụng như Apple Play cũng cho phép người dùng thanh toán cho những người dùng IOS khác trực tiếp thanh toán từ điện thoại của họ - Sau đây là một số tính năng chính khác của điện thoại thông minh: + Kết nối mạng Internet + Một trình duyệt trên điện thoại di động + Khả năng đồng bộ hóa nhiều tài khoản email với một thiết bị + Bộ nhớ + Bàn phím QWERTY dựa trên phần cứng hoặc phần mềm + Đồng bộ hóa không dây với các thiết bị khác, chẳng hạn như máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn + Khả năng tải xuống các ứng dụng và chạy chúng một cách độc lập + Hỗ trợ cho các ứng dụng của bên thứ ba + Khả năng chạy nhiều ứng dụng đồng thời + Màn hình cảm ứng + Một máy ảnh kỹ thuật số, thường có khả năng quay video + Chơi game + Nhắn tin + GPS 1.1.2.Thị trường - Khái niệm:“Thị trường là một nhóm những người mua và người bán của một cửa hàng hóa hay dịch vụ cụ thể”2 Vậy thị trường là người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và các nhóm tập thể mua hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân - Đặc điểm: + Thường xuyên gia tăng và có quy mô lớn + Đa dạng khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa và sở thích đã tạo nên sự phong phú và nhu cầu của họ trong việc mua sắm và sử dụng hàng hóa 2 N.Gregory Mankiw(2010) Principles of Microeconomics, NXB Cengage Learning 5 1.1.3 Thị hiếu khách hàng 1.1.3.1 Khái niệm thị hiếu tiêu dùng ( thị hiếu người khách hàng ) “Thị hiếu là khuynh hướng của đông đảo quần chúng ưa thích một thứ gì thuộc sinh hoạt vật chất, có khi cả văn hóa, nhất là các đồ mặc và trang sức, thường chỉ trong một thời gian không dài ”3 Vậy thị hiếu người tiêu dùng hay còn là thị hiếu khách hàng là cảm giác mong muốn tiếp cận, sở hữu một loại hàng hóa, dịch vụ của một người hay một nhóm người, với mong muốn thỏa mãn nhu cầu về tính thẩm mỹ, tiện dụng, hoàn thiện Đồng thời thị hiếu được tạo nên và thay đổi bởi các yếu tố lịch sử và tâm lý nằm ngoài lĩnh vực kinh tế, và thị hiếu luôn luôn thay đổi 1.1.3.2 Các yếu tố tác động thị hiếu người tiêu dùng - Văn hóa : “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”4 Tóm lại là văn hóa một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ Đồng thời là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng + Văn hóa đặt thù: Mỗi nền văn hóa đều chứa đựng những nhánh nhỏ văn hóa khác nhau mang tính đặt thù Từ bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, các vùng địa lý đó tạo nên nét riêng đặc trưng và mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên đó - Các nhóm văn hóa đặt thù : + Tầng lớp xã hội: Các tầng lớp xã hội bao gồm các tầng lớp tương đối đồng nhất và bền vững trong một xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp, đặc trưng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức và các thành viên trong những thứ tầng lớp ấy đều mối quan tâm và cách cư xử giống nhau Bên cạnh đó tầng lớp xã hội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thu nhập, nghề nghiệp, học vấn 3 Hồồ Ngọc Đức,D áựn Tiếếng Vi ệt miếễn,https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ 4 Trầồn Ngọc Thêm, “Tìm vếề b ản sắếc vắn hóa Việ t Nam”, NXB t nổg h ợp Thành phồố Hồồ Chí Minh 6 Document continues below Discover more fKrionmh :tế học vi mô Trường Đại học… 853 documents Go to course Giáo trình vi mô Mankiw bản Việt-… 12 100% (35) Kinh tê học vi mô (HK1) 143 100% (34) 8 Open Economy Basic Concepts Kin… 41 Kinh tế 100% (5) học vi mô Ch10 Measuring a nations income 41 Kinh tế 100% (2) học vi mô Bkm 10e chap016 useful for course wi… 16 Kinh tế học 100% (1) vi mô Ch01 Ten principles of economics 32 - Các yếu tố xã hội Kinh tế học 100% (1) + Vai trò địa vị: vi mô Địa vị của từng người trong xã hội sẽ phản ánh được những vai trò, cũng như sự kính trọng của người đó có được Vì thế mỗi người tiêu dùng sẽ có xu hướng chọn những sản phẩm phản ánh lên được vai trò là địa vị trong xã hội + Các nhóm kham thảo:  Nhóm tham khảo đầu tiên (có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ) bao gồm: Gia đình, bạn thân, láng giềng thân thiện, đồng nghiệp  Nhóm tham khảo thứ hai: Tổ chức tôn giáo, hiệp hội ngành nghề, công đoàn, đoàn thể, các câu lạc bộ  Nhóm ngưỡng mộ là nhóm có chung sở hữu thích, đam mê, sở thích (các ngôi sao )  Nhóm tẩy chay là nhóm mà các thành viên tẩy chay một hành vi hay cá nhân nào đó Trong đó gia đình là một trong những nhóm kham có sức ảnh hướng lớn đến người tiêu dùng, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam khi nhiều thế hệ sống cùng nhau trong một gia đình Những định hướng của thành viên trong gia đinh có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới người tiêu dùng Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều với cha mẹ mình nhưng vẫn ảnh hưởng của cha mẹ lên hành vi của người mua vẫn có thể rất đáng kể Các yếu tố cá nhân : gồm tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, cá tính tạo nên những đặc điểm riêng trong hành vi của mỗi người Động cơ mua hàng cá nhân đã thúc đẩy hành vi của họ nhằm đạt được một mong muốn nào + Độ tuổi: Ở một tuổi tác nhất định đều có một thói quen, sinh hoạt, sở thích, giải trí và nhu cầu mua hàng khác nhau Vì thế người tiêu dùng luôn thay đổi mặt hàng và dịch vụ mà họ đã lựa chọn theo từng giai đoạn tuổi tác, hoàn cảnh Ví dụ: ở tuổi phụ nữ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi thì làn da có dấu hiệu lão rõ rệt hơn nên họ có xu hướng và nhu cầu mua sắm các mặt hàng mĩ phẩm, thực phẩm chức năng chuyên về chăm sóc da lão hóa + Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp đều có tích chất riêng đặc thù và nhu cầu khác nhau Điều đó ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng và mua sắm hàng hóa của từng người Ví dụ: người làm văn phòng sẽ có xu hướng mua những vật dụng văn phòng phẩm, thiết bị thông minh nhiều hơn là người công nhân + Lối sống: Người tiêu dùng có lối sống khác biệt cho dù người tiêu dùng này có cùng nhóm văn hóa đặt trưng, nghề nghiệp hoặc tầng lớp xã hội Bởi lối sống của mỗi người là khác nhau, và được thể hiện rõ ở hoạt động, sở thích, quan điểm sống Ví dụ như nếu bạn có lối 7 sống “ xê dịch” , năng động thì bạn sẽ chi tiền nhiều hơn vào các hoạt động du lịch, vật dụng thể thao + Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế là yếu tố kiên quyết lớn nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng Hoàn cảnh kinh tế của một người gồm số tiền tiết kiệm, thu nhập, thái độ cho tiêu và tiết kiệt, khả năng vay mượn và tài sản Ví dụ: thể hiện rõ hoàn cảnh kinh tế có yếu tố quyết định lớn như trong bối cảnh dịch Covid 19, người tiêu dùng trong nước cách giảm chi tiêu nhiều hơn, và có nhu cầu quan tâm đến những thứ cần thiết trong sinh hoạt, thực phẩm thiết yếu hơn nhằm phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của từng nhà đang khó khăn của họ Giá cả Theo Kotler và Armstrong, “Giá là số tiền được tính cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc tổng giá trị mà khách hàng đổi lấy lợi ích của việc có sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ”5 Tóm lại giá ảnh hưởng đáng kể đến cường độ mua hàng của người tiêu dùng để mua một sản phẩm hoặc nhãn hiệu, Thương hiệu Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association): “thương hiệu là một tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.Tầm quan trọng của thương hiệu là đang định hình hành vi của người tiêu, và hầu hết các tổ chức đều nhấn mạnh về thương hiệu có thể là tài sản vô giá đối với các sản phẩm và dịch vụ của họ Tính năng sản phẩm Tính năng sản phẩm nhằm đáp ứng mức độ thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thông qua việc sở hữu sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm Tính năng sản phẩm bao gồm phần cứng và phần mềm Phần cứng của smartphone là thân máy, kích thước và trọng lượng của điện thoại Màu sắc và thiết kế cũng được coi là phần cứng vì nó là diện mạo vật lý của smartphone Phần mềm của smartphone là nền tảng vận hành, bộ nhớ lưu trữ hoặc các ứng dụ chạy trên điện thoại, các phần mềm cho smartphone phổ biến trên thị trường, như: iOS, Android, Windows, RIM Blackberry, 5 Philip Kotler & Gary Armstrong(2010), Principles of Marketng (Nguyến Lý Tiếếp Thị), NXB Lao động Xã hộ i 8 Ảnh hưởng xã hội Theo Rashotte (2007), “Ảnh hưởng xã hội là về việc thay đổi cảm xúc, thái độ, suy nghĩ và hành vi, bị ảnh hưởng cố ý hoặc vô ý bởi người khác”.6 Thời buổi hiện nay, số người truy cập mạng xã hội thông qua di động càng phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo, Bởi thế mà người tiêu dùng càng dễ tiếp cận thông tin sản phẩm thông qua các ứng dụng mạng xã hội, nền tảng video ngắn , hay thông qua các bài đánh giá, nhận xét sản phẩm của Reviwer, TikToker, Từ đó người tiêu dùng từ đó sẽ tiếp nhận lời khuyên ý kiến, thông tin về sản phẩm trên mạng xã hội Dịch vụ Dịch vụ được coi là một nhân tố có thể có tác động đáng kể đến quyết định mua hàng và sự hài lòng của người tiêu dùng Dịch vụ bao gồm giao hàng kịp thời, lắp đặt sản phẩm cho khách hàng, thời hạn bảo hành tốt, chất lượng dịch vụ nâng cao, phản hồi đúng đắn của người tiêu dùng về toàn bộ dịch vụ, sản phẩm và công việc theo khuyến nghị của đa số người tiêu dùng Đồng thời dịch vụ không chỉ chứng minh lợi thế cạnh tranh và giúp định vị thương hiệu mà còn đóng góp đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 tác giả đã đi làm rõ thuật ngữ liên quan “ thị trường”, “ thị hiếu” và các yếu tố tác động đến thị hiếu người tiêu dùng như “ văn hóa”, “ dịch vụ” “ ảnh hưởng xã hội”, “tính năng sản phẩm”, “giá cả”, “ thương hiệu” Bên cạnh đó, việc làm rõ vai trò và định nghĩa sẽ là tiền đề cho các chương tiếp theo và giúp người đọc hiểu rõ hơn về đề tài tiểu luận về “Phân tích thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường điện thoại ở Việt Nam” CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐIỆN THOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan thị trường điện thoại Việt Nam 2.1.1 Thị trường điện thoại Việt Nam tiềm năng và thu hút Theo khảo sát của Statista, năm 2022 Việt Nam lọt top 10 quốc gia có tỷ lệ 6 Rashotte Lisa(2007)“Social Influence.”, The Blackwell Encyclopedia of Sociology, NXB George George 9

Ngày đăng: 11/03/2024, 10:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan