Chung lại, mức tăngchỉ số IIP tồn ngành cơng nghiệp năm 2022 đạt 7,8%.Dự đoán trong năm 2023, hoạt động sản xuất công nghiệp nước ta có thể đối mặt với nhiều thách thức lớn: sự phục hồi
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỌ VÀ TÊN: LÊ THÚY LÀNH MSSV: 030838220098 LỚP: D01 K38 KHÓA HỌC: LÊ KIÊN CƯỜNG GIẢNG VIÊN: TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm … MỤC LỤC A MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài nghiên cứu……………………………………………… 1 II Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… 1 III Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 2 IV Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….2 V Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài………………………………………2 B NỘI DUNG I CHƯƠNG 1: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP….…… 3 1 Khái niệm công nghiệp………………………………………………………3 2 Phân biệt sự khác nhau giữa Công nghiệp và các ngành kinh tế khác………3 3 Đặc trưng của Công nghiệp………………………………………………….4 4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố Công nghiệp………… 5 5 Phân loại Công nghiệp……………………………………………………….5 II CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ………………………………………………………………………………7 1 Vai trò của Công nghiệp với phát triển kinh tế……………………………….7 2 Vai trò của Khoa học công nghệ đối với phát triển ngành Công nghiệp…… 8 3 Quan niệm của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp Việt Nam……………….9 III CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ……………….10 1 Các quốc gia thuộc G7……………………………………………………… 10 2 Các nước đang phát triển…………………………………………………… 12 3 Thực trạng của nền công nghiệp tại Việt Nam……………………………… 13 IV CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI GẦN………………………………………… 15 1 Nguyên nhân của sự hạn chế ngành Công nghiệp tại Việt Nam…………… 15 2 Cách khắc phục những hạn chế gây nên sự kìm hãm sự phát triển Công nghiệp…………………………………………………………………………16 3 Bài học kinh nghiệm từ các nước trong việc phát triển nền nông nghiệp…….17 4 Các ngành công nghiệp có vị trí quan trong trong sự nghiệp phát triển công nghiệp…………………………………………………………………………18 5 Phương hướng phát triển công nghiệp Việt Nam tương lai gần………………18 C KẾT LUẬN………………………………………………………………….19 D TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….21 A MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức, phục hồi và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 Nhờ vậy, từ tháng 02/2022 đến tháng 9/2022, sản xuất công nghiệp đã lấy đà tăng trưởng với IIP toàn ngành công nghiệp tám tháng liên tục tăng cao Tuy nhiên, từ tháng 10/2022 sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng chậm lại, IIP toàn ngành công nghiệp ước quý IV/2022 chỉ tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2021 Đây là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong 4 quý của năm 2022 và trong các quý IV từ năm 2012 đến nay Ước tính cả năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp vẫn tăng trưởng khá với mức tăng 7,8%, cao hơn mức tăng 4,7% của cùng kỳ năm 2021 và 3,3% của năm 2020 nhưng thấp hơn mức tăng 9,1% của cùng kỳ năm 2019 (trước khi dịch Covid-19 xuất hiện) Chung lại, mức tăng chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp năm 2022 đạt 7,8% Dự đoán trong năm 2023, hoạt động sản xuất công nghiệp nước ta có thể đối mặt với nhiều thách thức lớn: sự phục hồi chậm và khó khăn của các đối tác thương mại lớn, tình hình chiến tranh căng thẳng giữa Nga và Ukraine đồng thời là xu hướng thắt chặt tài khóa, tiền tệ gia tăng trước bối cảnh lạm phát đạt tăng cao tại một số quốc gia; giá cả các mặt hàng trên thế giới tiếp tục tăng gây áp lực lên giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tại Việt Nam Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn do cầu của thị trường nước ngoài có xu hướng giảm; nhà nhập khẩu chậm thanh toán; lượng tồn kho tăng cao; dòng tiền của doanh nghiệp cạn kiệt sau 2 năm dịch bệnh gây trở ngại cho việc duy trì sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm cũng như mua nguyên liệu chuẩn bị cho sản xuất năm 2023 nhưng gặp khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng với chi phí lãi vay cao Nếu những yếu tố trên chưa được cải thiện tích cực thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới Đây là ngành sản xuất và chế tạo hàng hóa trên quy mô lớn, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà con người sử dụng hàng ngày Nước ta đã đặt ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 rằng: Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh Phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm Phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%; giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD Điều đó càng nhấn mạnh vai trò của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới ngày nay, việc phát triển công nghiệp là vô cùng cấp thiết để có thể thúc đẩy ngành kinh tế nước ta tiếp tục phát triển theo hướng nhanh và bền vững Với lý do trên, em quyết định lựa chọn “VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ” làm đề tài tiểu luận môn Kinh tế học phát triển Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ nghiên cứu về vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế, đồng thời xem xét các lợi ích mà nó mang lại cho xã hội II Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế” là nhằm đánh giá thực trạng của nền công nghiệp Việt Nam hiện nay Đồng thời, chỉ ra các vấn đề liên quan đến nền công nghiệp của đất nước có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách sâu rộng như: điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân cơ bản dẫn đến trì trệ Từ đó có thể tìm được biện pháp để giải quyết tình trạng xấu và nhấn mạnh rằng việc đầu tư vào ngành công nghiệp là điều kiện tiền đề cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, công nghiệp phát triển cũng sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế khi họ đang ngày càng muốn nhanh chóng bắt kịp các cường quốc lớn mạnh III Đối tượng nghiên cứu: Để phục vụ tốt nhất cho quá trình nghiên cứu đề tài, đối tượng nghiên cứu được em tập trung nhiều là: - Các vấn đề liên quan đến công nghiệp, nhận định, đánh giá của các chuyên gia về ngành công việc ở các quốc gia - Thực trạng nền công nghiệp của các quốc gia phát triển - Thực trạng nền công nghiệp của các quốc gia đang phát triển - Kết quả đạt được khi các quốc gia đầu tư vào phát triển công nghiệp - Quy trình phát triển ngành công nghiệp và chiến lược, định hướng phát triển công nghiệp trong thời kỳ hội nhập IV Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu nhập dữ liệu: sử dụng các thông tin thứ cấp, sơ cấp từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, truyền hình,… - Phương pháp phân tích tổng hợp: dựa trên các thông tin tìm được, tiến hành đi sâu vào tự tìm hiểu các vấn đề, so sánh các thông tin và đưa ra kết luận xác đáng về đề tài V Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta những nhận thức quý giá về vai trò công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta Những nhận thức của Người luôn gắn liền với nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn của lịch sử Chúng ta biết rằng Bác không phải là người ưa nói nhiều, viết dài: Người chỉ viết và nói những gì cần thiết nhất, cô đọng nhất Đất nước cần gì, cách mạng cần gì, nhân dân cần gì thì Người viết và nói về cái đó Bởi vậy mỗi vấn đề Người viết và nói đều gắn liền với yêu cầu của lịch sử, của cách mạng khi đó Nhận thức của Người về vai trò của công nghiệp đối với tiềm năng phát triển kinh tế cũng không ngoài thông lệ này Cho đến nay, nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: ngày một đẩy mạnh công nghiệp hóa, đầu tư phát triển các lĩnh vực của công nghiệp nhằm giúp cho nền công nghiệp của nước ta ngày một đi lên Tin chắc đường lối này sẽ mở ra một cánh cổng tươi sáng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam B NỘI DUNG I CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP 1 Khái niệm công nghiệp: Ngành công nghiệp (tiếng Anh: Industry): là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật Ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động: - Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào - Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp - Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng Nhìn chung, tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên không kể quy mô, hình thức như thế nào, dù với loại công cụ lao động gì, từ cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, cho đến công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, thì đều xếp vào ngành công nghiệp 2 Phân biệt sự khác nhau giữa Công nghiệp và các ngành kinh tế khác: Công nghiệp là một trong các ngành kinh tế quan trọng và có những đặc trưng riêng so với các ngành kinh tế khác Vì vậy, giữa ngành Công nghiệp và các ngành kinh tế khác luôn tồn tại sự khác biệt, dưới dây là một trong số những khác biệt ấy: Sự khác nhau giữa Công nghiệp và Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp: có kết hợp lao động của con người, với quá trình phát triển tự nhiên của sinh vật để tạo ra sản phẩm Trong quá trình làm ra sản phẩm, sức lao động của con người chỉ làm tăng thêm sức dinh dưỡng của sản phẩm nông nghiệp chứ không làm thay đổi cơ cấu, tính chất, hình thái, công dụng của sản phẩm như trong ngành công nghiệp Sự khác nhau giữa Công nghiệp và ngành Xây dựng: Ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác và chế biến, còn ngành xây dựng cơ bản thì chủ yếu là xây và lắp Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản ở trên một địa điểm nhất định, địa điểm sản xuất đồng thời cũng là địa điểm tiêu dùng, địa điểm sản xuất thay đổi khi sản phẩm đã hoàn thành Sản phẩm của ngành công nghiệp thì có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, địa điểm sản xuất tương đối ổn định Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản sản xuất đơn chiếc, mỗi lần sản xuất lại phải thiết kế và thi công Sản phẩm của ngành công nghiệp thì có thể sản xuất hàng loạt lớn, quy trình kỹ thuật sản xuất tương đối ổn định Sự khác nhau giữa Công nghiệp và ngành vận tải hàng hóa: Document continues below Discover more fKrionmh :Tế Học Phát Triển Trường Đại học… 92 documents Go to course trắc nghiệm 100 câu kinh tế vi mô - 100… 48 100% (7) Ngành công nghiệp làm ra sản phẩm mới cho xã hội, còn ngành vận tải hàng hóa không làm ra sản phẩm mới cho xã hội mà chỉ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm Sự khác nhau giữa Công nghiệp và ngành thương nghiệp và ăn uống công cộng: Khoa học công nghệ Ngành thương nghiệp không khai thác, chế biến hoặc sửa chữa sản phẩm của xã hội như ngành công nghiệp mà chỉ làm nhiệm vụ phân phối và tiêu tvhụàhpànhgáhtóat.riển kinh tế Sự khác nhau giữa Công nghiệp với ngành phục vụ14công cộng và phục vụ sinh hoạt: 100% (4) Ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt không làm ra sản phẩm cho xã hội, mà chỉ phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người 3 Đặc trưng của Công nghiệp: - Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động Nguyên liệu 3.1 Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn Trình bày về nguyên - Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu Tư liệu sản xuất và vật pnhẩhmâtniêuvàdùcngá c giải… - Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc 17 3.2 Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ Kinh tế 100% (11) để Ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một dhiệọnctívchi mnhôất định tạo ra khối lượng sản phẩm Trong tất cả các giai đoạn đều có sự tham gia của tư liệu sản xuất mà chủ yếu là máy móc thiết bị Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp được biểu hiện trong việc áp dụng rộng rãi các hình thức phân công có tính chất kỹ thuật, trong sản xuất, sản phẩm có sự tồn tại của hệ thống máy móc, tín1h10liê3n0tụ2c2củ0a0qu0á 28 trình sản xuất Sản xuất công nghiệp có tính chuyên môn hóa, đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phHẩmo.ang Gia Thy 3.3 Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, đ6ược phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng Kinh tế học 100% (1) Đặc trưng và sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chuvki ỳmsôản xuất của quá trình sản xuất công nghiệp sau: Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kỳ sản xuất được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có công dụng cụ thể hoàn toàn khác, nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất thiết8thựOcptroenng vEicệcoknhoaimy thác và sử dụng nguyên liệu - Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động: công nghiệBp akhsaiicthCácovnàccôenpg ts Kin… nghiệp chế biến 41 - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng (nKhóinmhAt)ếvà công 100% (5) nghiệp nhẹ (nhóm B) học vi mô + Công nghiệp nặng (nhóm A): sản phẩm phục vụ cho sản xuất + Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người 3.4 Sản xuất hàng hóa: Công nghiệp tập trung vào sản xuất hàngChhóaavpậtechrấ7t,-như sản phẩm công nghiệp, máy móc, sản phẩm điện tử, ô tô và hàng hóa tiêu dùng Trong khi đó, các ngành kinh tế khác như dịch vụ và nông nghiệp thườnCgolinênsquumaneđrếsn,v…iệc cung cấp dịch vụ hoặc sản xuất các sản phẩm phi vật chất n7h7ư thông tin, giáo dục, Kinh tế nông sản và dịch vụ tài chính 100% (3) 3.5 Có sự ảnh hưởng lớn đến cơ sở hạ tầng: Công nghiệp yêu cầhuọccơ vsởi mhạôtầng phát triển, bao gồm các nhà máy, xưởng sản xuất, hệ thống giao thông, điện lực và nước Đây là những yếu tố cần thiết để hỗ trợ quá trình sản xuất hàng hóa Trong khi đó, các ngành kinh tế khác như dịch vụ và nông nghiệp có thể phụ thuộc ít hơn vào cơ sở hạ tầng công nghiệp 3.6 Mức độ tổ chức và quy mô lớn: Công nghiệp thường có tổ chức sản xuất phức tạp và quy mô lớn hơn so với các ngành kinh tế khác Điều này liên quan đến việc có nhiều công nhân, máy móc và quy trình sản xuất phức tạp hơn Trong khi đó, các ngành kinh tế khác như dịch vụ có thể có quy mô nhỏ hơn và mức độ tổ chức đơn giản hơn 3.7 Tính chuỗi cung ứng toàn cầu: Công nghiệp thường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó các thành phần của sản phẩm được sản xuất và lắp ráp tại các quốc gia khác nhau trước khi được xuất khẩu hoặc tiếp thị Điều này liên quan đến việc có mạng lưới quan hệ thương mại quốc tế phức tạp và sự phụ thuộc vào thị trường toàn cầu Trong khi đó, các ngành kinh tế khác như nông nghiệp và dịch vụ thường có quy mô hoạt động cục bộ hơn 3.8 Gây ảnh hưởng đến môi trường: Công nghiệp có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do sự sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và quá trình sản xuất gây ra khí thải và chất thải Do đó, việc quản lý môi trường và bảo vệ môi trường là một thách thức quan trọng đối với công nghiệp Trong khi đó, các ngành kinh tế khác như dịch vụ và nông nghiệp cũng có ảnh hưởng đến môi trường, nhưng mức độ có thể khác biệt 4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố Công nghiệp: 4.1 Vị trí địa lí - Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp 4.2 Nhân tố tự nhiên Đây là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở cho sự phát triển công nghiệp - Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp - Khí hậu và nước: vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp - Đất, rừng, biển: + Đất: tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp + Rừng, biển: cung cấp nguyên liệu… 4.3 Nhân tố kinh tế - xã hội: - Dân cư – lao động: Trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp - Tiến bộ khoa học – kỹ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí; Nâng cao năng suất, chất lượng… Đồng thời, nhân tố này còn làm xuất hiện các ngành sản xuất công cụ lao động mới, xuất hiện nhiều ngành hiện đại như: chế tạo công cụ, sản xuất phương tiện tự động hóa, sản xuất máy vô tuyến, sản xuất vật liệu cao cấp - Thị trường: Tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: Tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp - Đường lối chính sách: định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển - Trình độ và tính chất phát triển của công nghiệp thể hiện ở mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa hai ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động, nguyên liệu cho công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp - Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, mở rộng thị trường thế giới 5 Phân loại Công nghiệp: 5.1 Phân loại theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: gồm 2 nhóm ngành công nghiệp là: - Công nghiệp nặng (luyện kim, công nghiệp năng lượng, điện tử - tin học…)và công nghiệp nhẹ (chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…) Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, có nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư cao Công nghiệp nặng là ngành mà sản phẩm của nó phải dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác Công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng rất nhiều lao động trong một không gian lớn, ít tập trung tư bản Công nghiệp nhẹ thiên về cung cấp hàng hoá tiêu dùng cùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp 5.2 Phân loại theo sản phẩm và ngành nghề Phân loại theo các ngành nghề và sản phẩm để dễ dàng kiểm soát cho từng lĩnh vực Được phân loại như sau: Công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng và công nghiệp dầu khí 5.3 Phân loại theo thành phần kinh tế: gồm có khu vực Trong nước và khu vực Nước ngoài • Khu vực công nghiệp Trong nước có: Trung ương và địa phương • Khu vực công nghiệp Nước ngoài có: Tập thể, tư nhân, cá thể 5.4 Theo độ bền của hàng hóa: Một ngành sản xuất hàng hóa tồn tại lâu dài được gọi là ngành công nghiệp bền Ví dụ: máy bay, ô tô,… Bên cạnh đó, ngành công nghiệp không bền sẽ sản xuất hàng hóa thường không tồn tại được lâu, cần tiêu thụ ngay Ví dụ: lương thực, thực phẩm,… 5.5 Theo hình thức sản xuất hay xây dựng: Các ngành công nghiệp sản xuất là những ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng cuối cùng Đây là những sản phẩm cuối cùng nằm trong tay khách hàng để tiêu thụ Ngược lại, các công ty sản xuất hàng hóa trung gian sẽ được coi là một ngành “xây dựng” Lưu ý rằng, trong bối cảnh này ngành xây dựng không phải là về các công ty xây dựng nhà ở hoặc các tòa nhà khác Cụ thể hơn, công nghiệp còn được chia ra thành 13 nhóm ngành phổ biến đó là: - Ngành công nghiệp dầu khí và hóa chất: Khai thác, chế biến và sản xuất các sản phẩm liên quan đến dầu khí và hóa chất Ví dụ: Sản xuất dầu, xăng, hóa chất công nghiệp, phân bón - Ngành công nghiệp điện tử và viễn thông: Sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử, viễn thông, linh kiện và phụ tùng Ví dụ: Sản xuất điện thoại di động, máy tính, linh kiện điện tử - Ngành công nghiệp ô tô và động cơ: Sản xuất và lắp ráp các loại xe ô tô, động cơ và phụ tùng Ví dụ: Sản xuất ô tô, xe máy, động cơ đốt trong - Ngành công nghiệp dệt may và may mặc: Sản xuất các sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép, và phụ kiện thời trang Ví dụ: Sản xuất áo, quần, váy, giày dép - Ngành công nghiệp gỗ và nội thất: Sản xuất và chế biến gỗ, sản xuất nội thất và các sản phẩm gỗ Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt và không thể thiếu trong quá trình phát triển công nghiệp Dưới đây là một số vai trò quan trọng của khoa học công nghệ đối với phát triển công nghiệp: 2.1 Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới: Khoa học công nghệ giúp tạo ra những khám phá và phát triển công nghệ mới, từ đó đưa vào sử dụng trong sản xuất công nghiệp Những công nghệ mới giúp cải thiện hiệu suất, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới 2.2 Cải tiến quy trình sản xuất: Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến quy trình sản xuất Các nhà nghiên cứu và kỹ sư sử dụng kiến thức khoa học để tối ưu hóa các quy trình sản xuất, từ việc chọn nguyên vật liệu, thiết kế quy trình, tới quản lý chất lượng và kiểm soát sản xuất Kết quả là cải thiện hiệu suất, giảm thiểu lãng phí, và tăng tính cạnh tranh của công nghiệp 2.3 Đổi mới và sáng tạo: Khoa học công nghệ thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong công nghiệp Các nhà khoa học và kỹ sư tìm kiếm những phương pháp mới, công nghệ mới và ứng dụng mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến hơn Điều này giúp các doanh nghiệp phát triển và nắm bắt được cơ hội thị trường mới 2.4 Tăng cường hiệu suất và năng suất: Khoa học công nghệ cung cấp các công cụ, quy trình và phương pháp để tăng cường hiệu suất và năng suất trong sản xuất công nghiệp Các công nghệ tự động hóa, robot hóa và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng cường năng suất, giảm thiểu sai sót và tăng tính ổn định trong quá trình sản xuất 2.5 Phát triển công nghệ xanh: Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và áp dụng công nghệ xanh trong công nghiệp Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm khí thải, tối ưu hóa sử dụng t nguyên liệu và quản lý chất thải là những ví dụ về công nghệ xanh có thể giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp 2.6 Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới: Khoa học công nghệ là nguồn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới trong công nghiệp Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến hơn, như thiết bị điện tử, phần mềm, vật liệu mới, dược phẩm, và nhiều lĩnh vực khác Điều này đóng góp vào sự phát triển và đa dạng hóa của công nghiệp 2.7 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Khoa học công nghệ cung cấp nền tảng cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp Các chương trình đào tạo trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, và công nghệ giúp chuẩn bị nhân lực có kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các ngành công nghiệp khác nhau 3 Quan niệm của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp Việt Nam: Theo chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là đảng lãnh đạo của Việt Nam và có quan điểm rõ ràng về công nghiệp Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố ủng hộ và thúc đẩy phát triển công nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ, nâng cao năng suất lao động, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân Đảng khẳng định rằng phát triển công nghiệp là yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nhà nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng coi công nghiệp là một trong những trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế Nhà nước tạo ra các chính sách, quy định và cung cấp hỗ trợ để khuyến khích và phát triển công nghiệp Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai các chương trình và dự án để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy cải cách công nghiệp Tuy nhiên, đồng thời, Nhà nước cũng quan tâm đến việc phát triển công nghiệp một cách bền vững, tôn trọng môi trường và đảm bảo quyền lợi của người lao động Việc quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm và thúc đẩy công nghiệp sạch cũng được chính phủ Việt Nam coi trọng Tóm lại, cả Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam có quan điểm rõ ràng và quyết tâm trong việc phát triển công nghiệp nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân và tạo nền tảng cho xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam III CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 Các quốc gia thuộc G7: 1.1 Khái niệm Nhóm G7 (viết tắt tiếng Anh: Group of Seven) là diễn đàn của 7 cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới G7 bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp,Ý và Canada Đây là các nước hàng đầu trong sự nghiệp phát triển công nghiệp và có được rất nhiều thành tựu đáng nể trong công nghiệp Các nước G7 sở hữu cho mình một nền công nghiệp tiên tiến, có cơ sở hạ tầng vật chất cao cấp cũng như ứng dụng sự vượt trội của khoa học kỹ thuật vào sản xuất 1.2 Đặc điểm chung của các quốc gia thuộc G7: Các nước G7 (Bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ) có các đặc điểm công nghiệp sau: 1.2.1 Sự đa dạng và phát triển của ngành công nghiệp: Các nước G7 có các ngành công nghiệp đa dạng và phát triển, bao gồm chế tạo, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, y tế, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ, dược phẩm, và nhiều ngành công nghiệp khác Điều này đóng góp vào sự đa dạng và sự mạnh mẽ của nền kinh tế của họ 1.2.2 Công nghệ tiên tiến và sự đổi mới: Các nước G7 là những người tiên phong trong việc sử dụng công nghệ tiên tiến và đổi mới trong sản xuất và quản lý ngành công nghiệp Họ đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, và thường có các công ty công nghệ và startup đột phá 1.2.3 Quy mô lớn và tầm ảnh hưởng toàn cầu: Các nước G7 có quy mô kinh tế lớn và có tầm ảnh hưởng toàn cầu Công nghiệp của họ thường có quy mô lớn và đóng góp đáng kể vào GDP và xuất khẩu của các quốc gia này Các công ty và thương hiệu nổi tiếng của G7 có sức ảnh hưởng toàn cầu và thường được biết đến trên thị trường quốc tế 1.2.4 Tính cạnh tranh và xuất khẩu: Các nước G7 thường có sự cạnh tranh cao trong ngành công nghiệp và thường xuyên xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sang các quốc gia khác Các nước này thường có các chính sách và chương trình hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường 1.2.5 Tính bền vững và quan tâm đến môi trường: Các nước G7 thường có một mức độ quan tâm cao đối với bảo vệ môi trường và bền vững Họ đang thúc đẩy các biện pháp và chính sách để giảm khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo và thúc đẩy công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn 1.3 Thành tựu công nghiệp của các quốc gia G7: - Kết quả có được khi các nước G7 tập trung đầu tư vào công nghiệp: Hoa Kỳ: được biết đến là một đất nước đứng đầu thế giới về cả nền kinh tế, đặc biệt là trong ngành công nghiệp Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP của Hoa Kỳ vào năm 2019 là khoảng 19,2% Đây là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong việc phát triển công nghiệp vũ khí Các công ty như Lockheed Martin, Boeing và Raytheon đã sản xuất nhiều loại vũ khí tiên tiến và hệ thống phòng thủ Hơn hết, Hoa Kỳ là một trung tâm công nghiệp công nghệ cao với sự phát triển của các công ty như Apple, Microsoft, Google và Amazon Các công nghệ và dịch vụ tiên tiến như máy tính, phần mềm, trí tuệ nhân tạo,… Nhật Bản: là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp máy móc và robot, robot Nhật Bản đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, y tế và dịch vụ Ngoài ra, các công ty như Toyota, Honda, Nissan và Subaru đã phát triển các dòng xe ô tô chất lượng cao, tiết kiệm nhiên liệu và đáng tin cậy Không những thế, Nhật Bản còn có đóng góp lớn vào sự phát triển công nghiệp công nghệ cao Các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ đám mây, IoT (Internet of Things) và truyền thông điện tử Đức: nổi tiếng với các hãng ô tô chất lượng cao như Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz và Audi Ngoài ra, đây cũng là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phát triển năng lượng tái tạo Chính phủ Đức đã đưa ra những chính sách ưu đãi và đầu tư vào nguồn điện mặt trời và gió Ngoài ra, Đức còn có một ngành công nghiệp hàng không mạnh mẽ và Đức cũng đã đóng góp vào việc phát triển công nghệ hàng không vũ trụ thông qua sự tham gia vào các dự án ESA Anh: là quốc gia đầu tiên trải qua cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18 Việc áp dụng các công nghệ mới như máy móc, đường ray, và dây chuyền sản xuất đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Anh đã có một ngành hàng hải đóng góp quan trọng vào thương mại quốc tế với các công ty như East India Company và Royal Navy Ngoài ra, Anh còn phát triển mạng lưới đường sắt đầu tiên và dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ đường sắt Anh đã xây dựng các tuyến đường sắt quan trọng như Great Western Railway và London and Birmingham Railway Pháp: Airbus, một trong những nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Pháp và đã sản xuất nhiều dòng máy bay thành công Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống: rượu Bordeaux, rượu Champagne và sữa sữa ngon của Pháp đã được công nhận trên toàn cầu về chất lượng và hương vị Công nghiệp năng lượng tái tạo: Với việc đầu tư vào điện gió, điện mặt trời và năng lượng thủy điện, Pháp đang phát triển nguồn điện sạch và giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch Ý: Các hãng xe Ý đã đóng góp quan trọng vào ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và nổi tiếng với thiết kế đẹp và hiệu suất cao Công nghiệp thời trang và thiết kế: Thành phố Milan của Ý nổi tiếng với Tuần lễ thời trang Milan và các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Gucci, Versace, Prada và Armani Ý đã phát triển một ngành công nghiệp máy móc và thiết bị công nghiệp mạnh mẽ Canada: Công nghiệp tài nguyên: Canada là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú Ngành công nghiệp khai thác và chế biến tài nguyên, như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, gỗ, và quặng sắt, đã đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Canada Ngoài ra, về công nghiệp năng lượng tái tạo: Canada đã đặt mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải carbon Công nghiệp năng lượng tái tạo của Canada bao gồm điện gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện và năng lượng sinh khối 2 Các nước đang phát triển: 2.1 Khái niệm: Nước đang phát triển là một quốc gia có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao Ở các quốc gia này, ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến được mức khá hoặc cao, phần lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người chỉ ở mức trung bình 2.2 Đặc điểm chung: 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế: Các nước đang phát triển thường có mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, dẫn đến sự gia tăng của GDP (sản phẩm quốc nội) và thu nhập dân cư 2.2.2 Dân số đông đúc: Các nước đang phát triển thường có dân số lớn và tăng nhanh Sự gia tăng dân số này đồng thời mang lại cơ hội phát triển nhưng cũng đặt áp lực lên hạ tầng và nguồn lực của quốc gia 2.2.3 Mức sống thấp: Một đặc điểm chung của các nước đang phát triển là mức sống thấp Đây là kết quả của nhiều yếu tố như thu nhập thấp, chất lượng giáo dục và y tế kém, cơ sở hạ tầng hạn chế và sự thiếu hụt các dịch vụ cơ bản 2.2.4 Sự chịu đựng: Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với nhiều thách thức như nghèo đói, bất ổn chính trị, xung đột vũ trang và thiên tai Sự chịu đựng của các quốc gia trong việc vượt qua những khó khăn này có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của họ 2.2.5 Chuyển đổi kinh tế: Các nước đang phát triển thường đang trải qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hoặc dịch vụ Điều này thường đi kèm với việc di chuyển dân số từ nông thôn vào thành phố và tăng cường hoạt động công nghiệp và dịch vụ 2.2.6 Sự phụ thuộc vào nguồn lực thiên nhiên: Nhiều nước đang phát triển có sự phụ thuộc cao vào nguồn lực thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản, nông nghiệp và lâm nghiệp Việc khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các quốc gia này 2.2.7 Cải cách chính trị và kinh tế: Để thúc đẩy sự phát triển, nhiều nước đang phát triển đã thực hiện các cải cách chính trị và kinh tế Điều này có thể bao gồm việc mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường quản lý chính phủ 2.3 Đặc điểm công nghiệp tại các nước đang phát triển: Các nước đang phát triển thường có các đặc điểm công nghiệp sau: 2.3.1 Quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra: Các nước đang phát triển thường đang trải qua giai đoạn công nghiệp hóa, trong đó phần lớn dân số di chuyển từ nông thôn sang thành phố và tham gia vào ngành công nghiệp Công nghiệp trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của họ, đóng góp lớn vào sản xuất và xuất khẩu 2.3.2 Sự tập trung vào các ngành công nghiệp cơ bản: Các nước đang phát triển thường tập trung vào các ngành công nghiệp cơ bản như chế biến nông sản, chế biến thực phẩm, dệt may, công nghiệp chế tạo và xây dựng Đây là những ngành công nghiệp đầu tiên phát triển và tạo ra thu nhập, việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế 2.3.3 Sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ: Một đặc điểm quan trọng của công nghiệp ở các nước đang phát triển là sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ Các công ty và nhà máy thường tìm kiếm các quốc gia có mức lương thấp để đưa ra các hoạt động sản xuất và chế biến Điều này giúp thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra việc làm, nhưng cũng có thể gây ra những vấn đề về điều kiện làm việc và quyền lao động 2.3.4 Đổi mới công nghệ và sự chuyển đổi kỹ thuật: Các nước đang phát triển thường tập trung vào đổi mới công nghệ và sự chuyển đổi kỹ thuật để nâng cao năng suất và cạnh tranh trong ngành công nghiệp Việc áp dụng công nghệ tiên tiến và quá trình sản xuất hiện đại giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế 2.3.5 Tăng trưởng trong các ngành công nghiệp mới nổi: Cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, các nước đang phát triển cũng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mới nổi như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, công nghệ sinh học và năng lượng tái tạo Những ngành công nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập và tạo ra các công việc có giá trị gia tăng cao 3 Thực trạng của nền công nghiệp tại Việt Nam: 3.1 Thành tựu: Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), xếp hạng Năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP)3 năm 2017 của Việt Nam xếp thứ 43/150 nền kinh tế trong bảng xếp hạng, tăng 24 bậc so với năm 2010 Từ xếp hạng trên cho thấy, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đang được cải thiện và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Trong khu vực, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 06 trong Đông Nam Á từ năm 2000 đến nay Tuy vậy, chỉ số CPI của Việt Nam từ năm 2000 đến nay đã được cải thiện khá nhanh và đang rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với 05 nước xếp trên, trong bảng xếp hạng của ASEAN Cùng với tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp của cả nước nói chung, và của nhóm hàng chế biến, chế tạo nói riêng, thì chất lượng xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam cũng đang được cải thiện đáng kể Đến năm 2017, chỉ số chất lượng xuất khẩu công nghiệp của Việt Nam đạt 0,7068, tăng 35,4% so với năm 2010, đã đưa xếp hạng của Việt Nam tăng khá nhanh, từ 65 lên hạng 36/150 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2017 Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Đóng góp vào những thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trò hết sức quan trọng của ngành Công Thương với việc Việt Nam đã và đang dần khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và của thế giới Công nghiệp sản xuất điện tử: Việt Nam đã phát triển một ngành công nghiệp điện tử mạnh mẽ Các công ty như Samsung, LG và Intel đã thành lập các nhà máy sản xuất điện tử tại Việt Nam Đặc biệt, Apple - một ông lớn về công nghệ của Mỹ sắp tới đây cũng sẽ đặt trụ sở tại Việt Nam Công nghiệp dệt may và may mặc: Việt Nam là một trong những nước sản xuất dệt may và may mặc lớn nhất thế giới Ngành công nghiệp này đã tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp lớn vào xuất khẩu của Việt Nam Các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas và H&M đã đặt lớp sản xuất tại Việt Nam Công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng: Việt Nam có một ngành công nghiệp xây dựng phát triển và đóng góp quan trọng vào phát triển hạ tầng và bất động sản Các công ty xây dựng như Coteccons và Vingroup đã tham gia vào nhiều dự án xây dựng quy mô lớn trong và ngoài nước Công nghiệp ô tô và công nghệ cao: Việt Nam đã phát triển một ngành công nghiệp ô tô và công nghệ cao tiềm năng Các công ty như VinFast và FPT đã đầu tư vào sản xuất ô tô và công nghệ thông tin Việt Nam cũng đã trở thành một trung tâm phần mềm và dịch vụ IT đáng chú ý Công nghiệp năng lượng tái tạo: Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển năng lượng tái tạo Các dự án điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối đã được triển khai và góp phần vào sản xuất điện quốc gia Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và thu hút đầu tư từ các công ty nước ngoài 3.2 Hạn chế: Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành công nghiệp, tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế tồn tại bởi ta vẫn là nước đang phát triển, chưa thể có đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện: - Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và ngành công nghiệp mũi nhọn còn quá dàn trải, chính sách phát triển công nghiệp của nhiều địa phương còn hình thức, chưa phù hợp với lợi thế so sánh, thiếu sự phối hợp dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến quy hoạch công nghiệp của vùng, của quốc gia Chưa có các chính sách đủ mạnh để chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng gia tăng các ngành công nghiệp công nghệ cao - Quy định và thủ tục hành chính: Một số quy định và thủ tục hành chính còn phức tạp và rườm rà, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư và hoạt động Việc đơn giản hóa quy định và tăng cường hiệu lực thực thi luật pháp sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công nghiệp - Sự phụ thuộc vào nguyên liệu và thành phẩm nhập khẩu: Mặc dù đã có sự phát triển đáng kể, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc mạnh vào nguyên liệu và thành phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác Điều này làm tăng rủi ro và sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh biến động kinh tế và thương mại toàn cầu - Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo Trong mỗi một chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt chỉ tham gia ở những khâu tạo giá trị thấp Số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp… - Sự thiếu hụt năng lực cạnh tranh: Mặc dù đã có sự tiến bộ, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn đối mặt với sự thiếu hụt năng lực cạnh tranh so với một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Trình độ kỹ thuật, công nghệ, quản lý và tiêu chuẩn chất lượng của một số doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế - Ô nhiễm môi trường và vấn đề bền vững: Ngành công nghiệp Việt Nam đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng và chế biến Sự thiếu chuẩn mực trong quản lý môi trường và việc thiếu công nghệ sạch gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và môi trường sống Ngoài ra, việc đảm bảo bền vững và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả cũng còn là thách thức cho ngành công nghiệp - Thiếu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới vẫn còn hạn chế ở ngành công nghiệp Việt Nam Thiếu kinh phí và sự tập trung vào công nghiệp chế biến, thậm chí là sản xuất thuần túy, đã hạn chế khả năng tạo ra sự đổi mới công nghệ và sự cải thiện chất lượng sản phẩm - Quy trình hành chính phức tạp: Quy trình hành chính và thủ tục liên quan đến đầu tư, kinh doanh và xuất khẩu vẫn còn phức tạp và rườm rà Sự không linh hoạt và bất đồng trong việc thực thi quy định cũng làm gia tăng gánh nặng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp - Quá trình phân công lao động ở nước ta chưa thực sự phát huy tác dụng, việc chuyên môn hóa bước đầu được thực iện nhưng chưa cao, các mối liên hệ giữa các ngành được hình thành nhưng chưa chặt chẽ Việc đưa khoa học kỹ thuật vào nước ta còn ồ ạt, thiếu chọn lọc Quá trình chuyển giao công nghệ không chọn được công nghệ phù hợp nhập vào trong nước những công nghệ quá lạc hậu hoặc quá hiện đại mà chúng ta không sử dụng được do yếu về trình độ, do đó lại phải mời chuyên gia về gây thêm tốn kém chi phí và không sử dụng được hết công dụng của máy IV CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI GẦN: 1 Nguyên nhân của sự hạn chế ngành Công nghiệp tại Việt Nam: Cơ sở hạ tầng kém: Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, bao gồm giao thông, điện, nước và viễn thông, vẫn còn nhiều hạn chế Điều này gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, làm tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu: Mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và đông đảo, nhưng trình độ chuyên môn và kỹ năng công nghiệp của lao động vẫn còn hạn chế Điều này có thể làm giảm hiệu suất lao động và gây khó khăn trong việc chuyển đổi sang công nghiệp có trình độ cao hơn Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu: Ngành công nghiệp của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia khác Điều này làm tăng rủi ro về nguồn cung cấp và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nước ta chưa có sự đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực cho phát triển công nghiệp Nguồn đầu tư cho phát triển công nghiệpcàng phụ thuộc vào nước ngoài Đầu tư của nhà nước vào các ngành côngnghiệp thiếu trọng tâm, kém hiệu quả Tín dụng cho phát triển công nghiệp, nhấtlà công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, các ngành côngnghiệp ưu tiên còn ở mức thấp Thị trường chứng khoáng phát triển chưa tươngxứng với yêu cầu phát triển công nghiệp Thiếu năng lực nghiên cứu và phát triển: Ngành công nghiệp Việt Nam chưa đạt được năng lực nghiên cứu và phát triển đủ mạnh mẽ Thiếu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới giới hạn khả năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao Quy trình hành chính phức tạp: Quy trình hành chính và thủ tục kinh doanh vẫn còn rườm rà và phức tạp Điều này tạo ra khó khăn và gây cản trở cho sự phát triển của ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2 Cách khắc phục những hạn chế gây nên sự kìm hãm sự phát triển Công nghiệp: Việt Nam đã nhận ra những hạn chế và đang nỗ lực để khắc phục Để khắc phục những hạn chế của công nghiệp, có thể áp dụng các biện pháp sau đây: - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Cải thiện hệ thống giao thông, điện lực, nước và viễn thông để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, vận chuyển và logistics trong ngành công nghiệp Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất với đầy đủ cơ sở hạ tầng và tiện ích để thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển ngành công nghiệp - Nâng cao năng lực cạnh tranh: Đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng công nghiệp phù hợp Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, quản lý chất lượng và chuẩn mực quốc tế Không chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp truyền thống như chế biến nông sản, gỗ, dệt may, điện tử, ô tô, Việt Nam cần đa dạng hóa ngành công nghiệp bằng cách phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, phần mềm, dịch vụ công nghệ, năng lượng tái tạo, y tế, du lịch và giải trí Điều này giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế - Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển: Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu để tạo ra sản phẩm và công nghệ có giá trị gia tăng cao Phát triển ngành công nghiệp 4.0, chú trọng áp dụng công nghệ số và tự động hóa trong các quy trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp Sử dụng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, big data và các công nghệ mới khác có thể tăng cường hiệu suất sản xuất, tối ưu hóa quy trình và tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam - Đơn giản hóa quy trình hành chính: Rà soát và giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa quy trình đầu tư, kinh doanh và xuất khẩu Tăng cường minh bạch, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu lực của quy trình hành chính - Quản lý môi trường bền vững: Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường Việc thúc đẩy công nghiệp sạch và bền vững, áp dụng công nghệ xanh, quản lý chất thải và ô nhiễm môi trường sẽ đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai Đẩy mạnh việc tuân thủ quy định về bảo vệ