1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kinh tế học phát triển đề tài vai trò của công nghiệp với nền kinh tế

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Công Nghiệp Với Nền Kinh Tế
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, không có công nghiệp thì những lĩnh vực kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP VỚI NỀN KINH TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG 1

NỘI DUNG: 1

1 Khái niệm ngành công nghiệp: 1

2 Những đặc điểm của công nghiệp 1

2.1 Công nghiệp rất đa dạng 1

2.2 Công nghiệp có tính tập trung cao độ 2

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp 2

2.4 Sự khác biệt giữa ngành công nghiệp với các ngành khác 3

3 Vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế 4

3.1 Công nghiệp cung cấp khối lượng lớn hàng hóa cho đời sống và sản xuất 4 3.2 Công nghiệp đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội 4

3.3 Công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác 4

3.4 Công nghiệp làm thay đổi phân công lao động, giải quyết vấn đề việc làm 5

3.5 Công nghiệp thúc đẩy đô thị hóa, cân bằng trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng 5

4 Tìm hiểu thực trạng nền công nghiệp 5

4.1 Các nước G7 đã vận dụng công nghiệp vào phát triển kinh tế như thế nào? 5

4.2 Thực trạng nền công nghiệp ở nước ta hiện nay 7

5 Định hướng ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới 10

5.1 Nguyên nhân gây ra những hạn chế ở ngành công nghiệp nước ta .10 5.2 Giải pháp khắc phục 12

KẾT LUẬN: 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14

Trang 3

MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG

Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm có ba nhóm ngành là: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ Trong đó ngành công nghiệp được xem là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Một đất nước có tỉ trọng ngành công nghiệp càng cao thì nền kinh tế của đất nước đó càng được đánh giá là phát triển mạnh Bởi lẽ công nghiệp là một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tạo ra tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh khác, cho sản xuất và đời sống Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học

và kỹ thuật tiên tiến, không có công nghiệp thì những lĩnh vực khác trong kinh tế đều khó có thể đi lên Công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu ở bất kì một quốc gia nào đang phát triển trên thế giới, vì đây chính là con đường nhanh nhất và duy nhất để đưa một đất nước đang phát triển lên hàng quốc gia

có thu nhập bình quân đầu người cao Từ đây có thể thấy, ngành công nghiệp nắm giữ vai trò cực kì quan trọng đối với nền kinh tế, việc tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào cách vận hành của nó sẽ giúp chúng ta phát huy toàn diện vai trò của công nghiệp cũng như là vạch ra định hướng đúng đắn trong việc áp dụng phát triển công nghiệp vào thúc đẩy nền kinh tế chung Đó là lý do em chọn đề tài “Vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế” để viết tiểu luận

NỘI DUNG:

1 Khái niệm ngành công nghiệp:

Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động:

- Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào

- Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp

- Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng

Như vậy tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên không kể quy mô, hình thức như thế nào, dù với loại công cụ lao động gì, từ cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, cho đến công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, thì đều xếp vào ngành công nghiệp

Theo quy định trên, tất cả những đơn vị sản xuất không phân biệt quốc doanh hoặc công tư hợp doanh, do trung ương quản lý hay do địa phương quản lý, không kể là xí nghiệp hiện đại hay hợp tác xã sản xuất thủ công v.v… nếu có các hoạt động sản xuất công nghiệp như đã nói trên đều xếp vào ngành công nghiệp

2 Những đặc điểm của công nghiệp

2.1 Công nghiệp rất đa dạng

Hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, hiện nay có nhiều cách để phân loại công nghiệp như:

1

Trang 4

- Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động, chúng ta có 2 nhóm ngành công nghiệp là công nghiệp nặng (luyện kim, công nghiệp năng lượng, điện tử - tin học…)

và công nghiệp nhẹ (chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…)

- Theo sản phẩm và ngành nghề, các ngành công nghiệp được phân tách riêng rẽ và chuyên biệt hơn, chẳng hạn nhóm ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp dầu khí, công nghiệp dệt…

- Theo phân cấp quản lý, chúng ta có hai nhóm ngành là công nghiệp địa phương và công nghiệp trung ương

Hiện nay ở Việt Nam, công nghiệp được phân chia thành 2 nhóm A và B Công nghiệp thuộc nhóm A là công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, là cơ sở của tái sản xuất mở rộng Công nghiệp thuộc nhóm B là công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng Chi công nghiệp thành công nghiệp thuộc nhóm A và công nghiệp thuộc nhóm B là để nghiên cứu các quan hệ giữa sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất vật phẩm tiêu dùng, đồng thời còn để nghiên cứu quan hệ giữa các ngành trong nội bộ công nghiệp thuộc nhóm A và các ngành trong nội bộ công nghiệp thuộc nhóm B Cụ thể hơn, công nghiệp được chia ra thành 13 nhóm ngành công nghiệp lớn là:

- Ngành công nghiệp điện lực

- Ngành công nghiệp khai thác và chế biến nhiên liệu

- Ngành công nghiệp khai thác và luyện kim đen

- Ngành công nghiệp khai thác và luyện kim màu

- Ngành công nghiệp chế tạo máy móc và sản phẩm bằng kim loại

- Ngành công nghiệp khai thác quặng hóa học và công nghiệp hóa học

- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Ngành công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Ngành công nghiệp thủy tinh, sành sứ và đồ đá

- Ngành công nghiệp dệt, da, may, nhuộm

- Ngành công nghiệp thực phẩm

- Ngành công nghiệp in và sản xuất các loại văn hóa phẩm

- Ngành công nghiệp khác

2.2 Công nghiệp có tính tập trung cao độ

Hầu hết các hoạt động sản xuất của công nghiệp đều gồm hai giai đoạn cơ bản là:

- Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu

- Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dụng

2

Trang 5

Trong cả hai giai đoạn đó đều có sự tham gia của tư liệu sản xuất mà chủ yếu là máy móc thiết bị Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp được biểu hiện trong việc áp dụng rộng rãi các hình thức phân công có tính chất kỹ thuật, trong sản xuất, sản phẩm có sự tồn tại của hệ thống máy móc, tính liên tục của quá trình sản xuất Sản xuất công nghiệp có tính chuyên môn hóa, đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp

Nhân tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất sản xuất công nghiệp là sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật Nhân tố này làm xuất hiện các ngành sản xuất công cụ lao động mới, xuất hiện nhiều ngành hiện đại như: chế tạo công cụ, sản xuất phương tiện tự động hóa, sản xuất máy vô tuyến, sản xuất vật liệu cao cấp

Nhân tố thứ hai là mối quan hệ gắn bó lâu đời giữa hai ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế là ngành nông nghiệp và công nghiệp, mối quan hệ này quyết định đến trình độ và tính chất phát triển của công nghiệp Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, lao động, nguyên liệu cho công nghiệp mà còn là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp

Nhân tố thứ ba là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, cơ cấu ngành công nghiệp phụ thuộc vào tình hình tài nguyên thiên nhiên của đất nước Nhân tố này tạo điều kiện tiên quyết hay hạn chế việc hình thành các ngành công nghiệp Một đất nước càng dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên thì cơ cấu công nghiệp của nước này càng phong phú, dễ dàng hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn

Cuối cùng là nhân tố liên quan đến con người – xã hội Điều kiện lịch sử kinh tế xã hội

sẽ để lại những đặc điểm riêng về cơ cấu công nghiệp mỗi nước, đồng thời cũng tạo ra những thay đổi cơ cấu công nghiệp trong thời kỳ Phong tục, tập quán, truyền thống sản xuất công nghiệp ở mỗi nước cũng được thể hiện rõ trong nét cơ cấu Nhân tố này tác động gián tiếp qua nhu cầu và là nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư Ngoài ra, trình độ phân công lao động quốc tế, tính đa dạng nhu cầu, sự khác nhau về điều kiện thuận lợi trong sản xuất ở các nước đòi hỏi các nền kinh tế cần có sự trao đổi với nhau Chính vì vậy mối liên kết kinh tế giữa các nước, mở rộng thị trường thế giới cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến độ phát triển công nghiệp

2.4 Sự khác biệt giữa ngành công nghiệp với các ngành khác

Mỗi ngành nghề đều có những đặc tính riêng biệt của nó, và chính những đặc tính này

là nhân tố nói lên vai trò của một ngành Vì vậy chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa ngành công nghiệp với các ngành khác để từ đó hiểu được những giá trị riêng biệt mà ngành công nghiệp mang đến cho hoạt động kinh tế

Đầu tiên là công nghiệp khác với nông nghiệp ở chỗ: trong quá trình tạo ra sản phẩm của ngành nông nghiệp, sức lao động của con người chỉ làm tối ưu những giá trị sẵn có của sản phẩm nông nghiệp, còn công nghiệp thì có thể làm thay đổi cơ cấu, tính chất, hình thái và công dụng của sản phẩm

3

Trang 6

Thứ hai là sự khác biệt giữa ngành công nghiệp với ngành xây dựng cơ bản: nếu ngành xây dựng tập trung chủ yếu vào xây và lắp thì công việc chủ yếu của công nghiệp chính

là khai thác và chế biến Trong ngành xây dựng cơ bản, địa điểm sản xuất đồng thời cũng là nơi tiêu thụ của sản phẩm và địa điểm này chỉ cố định tại một chỗ cho đến khi sản phẩm hoàn thành, mỗi lần chỉ sản xuất được một sản phẩm và phải thiết kế thi công lại Ngược lại, ngành công nghiệp có khả năng sản xuất hàng loạt, quy trình kĩ thuật có thể tái sử dụng và đặc biệt là sản phẩm của công nghiệp có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, phủ rộng nhiều nơi

Thứ ba là ngành công nghiệp khác với ngành vận tải ở chỗ: công nghiệp làm ra sản phẩm mới cho xã hội, còn vận tải chỉ giúp tăng thêm giá trị của sản phẩm sẵn có chứ không làm ra được sản phẩm mới

Thứ tư là ngành công nghiệp khác với ngành thương nghiệp và ăn uống công cộng: Ngành thương nghiệp không khai thác, chế biến hoặc sửa chữa sản phẩm của xã hội như ngành công nghiệp mà chỉ làm nhiệm vụ phân phối và tiêu thụ hàng hóa Cuối cùng là sự sai khác giữa ngành công nghiệp với ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt: Ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt không làm ra sản phẩm cho xã hội như ngành công nghiệp, mà chỉ phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người

3 Vai trò của công nghiệp đối với nền kinh tế

3.1 Công nghiệp cung cấp khối lượng lớn hàng hóa cho đời sống và sản xuất

Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội, công nghiệp làm ra các máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thể thay thế được cũng như các công cụ và đồ dùng sinh hoạt phục

vụ đời sống con người

Nếu nói sản phẩm của nông nghiệp hạn chế, chỉ đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của con người thì công nghiệp chính là tri kỉ cho những đòi hỏi không ngừng của con người Song song với việc xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên thì những nhu cầu của con người về các mặt: ăn uống, giải trí, làm đẹp…cũng ngày càng đa dạng, mới

mẻ, cao cấp hơn Khi này chỉ có sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng được những nhu cầu thay đổi không ngừng đó của nhân loại Bởi lẽ công nghiệp gắn liền với khoa học – công nghệ, trí tuệ loài người càng đi lên, các thiết bị càng hiện đại thì công nghiệp cũng càng tăng tiến theo tốc độ phát triển của loài người Với sự giúp sức của các tư liệu lao động máy móc hiện đại, công nghiệp chắc chắn cung cấp được hàng hòa cho con người toàn diện cả về mặt chất lượng và số lượng

3.2 Công nghiệp đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Nhờ thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến nên năng suất lao động của ngành công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, tốc độ gia tăng cũng rất nhanh, độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành công nghiệp thể hiện rõ nhất là

ở các nước đang phát triển (đang thực hiện con đường công nghiệp hóa) Từ đó, ngành

4

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Kinh Tế Học

Phát Triển

Trường Đại học…

92 documents

Go to course

trắc nghiệm 100 câu kinh tế vi mô - 100…

100% (7)

48

Khoa học công nghệ

và phát triển kinh tế.

100% (4)

14

Trình bày về nguyên nhân và các giải…

Kinh tế

học vi mô 100% (11)

17

1103022000 28 Hoang Gia Thy

Kinh tế học

vi mô 100% (1)

6

8 Open Economy Basic Concepts Kin…

Kinh tế

học vi mô 100% (5)

41

Trang 8

công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp và thu nhập cho nhân dân

Quá trình phát triển công nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường cũng là quá trình tích luỹ năng lực khoa học và công nghệ của đất nước Phát triển công nghiệp góp phần đào tạo, rèn luyện và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ, đội ngũ lãnh đạo, quản lí kinh doanh công nghiệp Như vậy, công nghiệp góp phần tích luỹ cho nền kinh tế, bao gồm nguồn tài chính, nhân lực và trình

độ khoa học công nghệ, những nhân tố cơ bản của sự phát triển Sự phát triển công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh của nền kinh tế ở một quốc gia

Ngoài ra, phương pháp tổ chức, quản lý kiểu công nghiệp cũng được áp dụng cho nhiều ngành kinh tế khác và đều đạt được kết quả tốt đẹp Ngay chính những người công nhân được rèn luyện trong công nghiệp cũng có tác phong làm việc giờ giấc hẳn hoi, nghiêm chỉnh, khác hẳn với nghề làm nông

3.3 Công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác

Thứ nhất là đối với nông nghiệp, mối gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp là điều mà chúng ta không thể chối bỏ khi xét đến sự ảnh hưởng giữa các ngành nghề với nhau Công nghệ không chỉ giữ vai trò là nguồn cung các yếu tố đầu vào như: phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, máy móc, phương tiện vận chuyển… giúp tăng năng suất mà công nghiệp còn phụ trách hỗ trợ đầu ra cho nông nghiệp Phần lớn các sản phẩm của nông nghiệp đều là sản phẩm thô, nhờ những quy trình giàu tính chuyên môn của công nghiệp mà sản phẩm của nông nghiệp được đưa vào chế biến, bảo quản, dự trữ…giúp giá trị của sản phẩm được nâng cao, đồng thời công nghiệp cũng chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp Mặt khác, công nghiệp còn góp phần trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho ngành này

Thứ hai là sự năng nổ của công nghiệp đòi hỏi lĩnh vực khoa học – công nghệ phải phát triển không ngừng để đáp ứng cho những nhu cầu trong sản xuất công nghiệp Mối tương tác giữa hai ngành này là mối tương tác đôi bên cùng có lợi, cùng thúc đẩy nhau phát triển

Ngoài ra, những sản phẩm tiên tiến của công nghiệp chính là chìa khóa bổ trợ và thúc đẩy cho những ngành kinh tế khác phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: ngành giao thông vận tải, ngành thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ, giáo dục,

y tế…

3.4 Công nghiệp làm thay đổi phân công lao động, giải quyết vấn đề việc làm

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tăng lên tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn không làm ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng thêm nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới, là điều kiện để thu hút đông đảo lao động trực tiếp (chủ yếu là thu hút lao động từ nông thôn), gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm mới ở các ngành liên quan

5

Chapter 7-Consumers,…

Kinh tế học vi mô 100% (3)

77

Trang 9

3.5 Công nghiệp thúc đẩy đô thị hóa, cân bằng trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng

Sự lớn mạnh của hoạt động công nghiệp trong thời đại mới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đã tạo điều kiện hình thành nên các đô thị, các khu công nghiệp hiện đại hoặc chuyển hoá chức năng của các vùng để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất của ngành công nghiệp, đồng thời đây cũng là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế

Hoạt động công nghiệp còn làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn Chính công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt nhịp được với đời sống đô thị Nhờ đó mà tình trạng di cư tự phát dẫn đến các vấn đề về chất lượng cuộc sống, ô nhiễm, ùn tắc giao thông…do bùng nổ dân số ở các thành phố lớn cũng được giảm bớt

4 Tìm hiểu thực trạng nền công nghiệp

4.1 Các nước G7 đã vận dụng công nghiệp vào phát triển kinh tế như thế nào? 4.1.1 G7 là gì?

Nhóm G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada, các nhà lãnh đạo chính phủ những nước này gặp gỡ nhau hàng năm để bàn về kinh tế quốc tế và các vấn đề tiền tệ Đây là 7 nước gương mẫu đáng để những quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển học hỏi kinh nghiệm điều hình nền kinh tế quốc gia

4.1.2 Thành tựu phát triển công nghiệp của một số nước G7

Nhật Bản: vào thời kì tái thiết sau chiến tranh (1946 – 1948), Chính phủ Nhật Bản tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành điện, sắt thép và đóng tàu Từ

1949 – 1960, Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu tàu biển, đồ điện tử, xe máy, ô tô…, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 13,5% - 15,9% Thời kỳ tăng trưởng ổn định (1960 – 1970), Nhật Bản hướng về xuất khẩu máy móc, ưu tiên những ngành có hàm lượng trí tuệ cao,

sử dụng ít nguyên nhiên liệu và lao động sống như: sản xuất máy tính điện tử, máy bay, robot, mạch tổ hợp, vật liệu compozit, thiết bị thuỷ điện, thiết bị liên lạc, thiết bị học tập, thiết bị tự động hoá, thiết bị công nghiệp đồng bộ, dịch vụ thu thập, xử lý và tryền thông… Từ 1986 đến nay, công nghiệp Nhật Bản không ngừng đi lên, biến Nhật Bản

từ một quốc gia nông nghiệp nghèo thành đất nước có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới với tỷ trọng ngành công nghiệp là khoảng 30,1% (2017)

Vương quốc Anh: vào giữa thế kỉ thứ XVIII, nước Anh mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí Nền công nghiệp nước Anh đi đầu thế giới với những phát minh kĩ thuật đầu tiên như: Abraham Draby phát minh lò cao (1709), Hargreaves phát minh máy xe sợi Jenny (1764), Samuel Morse nghĩ ra mã Morse (1837), Nobel phát minh ra thuốc nổ (1867), Bell thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên năm 1875, Nikolaus Otto sáng chế động cơ xăng bốn kì (1877),… Đến nay Vương quốc Anh đã trở thành đất nước có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, là một trong những quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới với tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP là khoảng 17,49% (2021)

6

Trang 10

Hoa Kỳ: mặc dù tiến hành cách mạng công nghiệp sau nước Anh nhưng Mỹ đã xuất sắc vươn lên như một gã khổng lồ công nghiệp sau hàng thập kỷ kể từ khi cuộc Nội chiến Hoa Kì kết thúc Các ngành công nghiệp cũ được mở rộng và những ngành công nghiệp mới xuất hiện, bao gồm ngành lọc dầu, chế tạo thép và năng lượng điện Mĩ tập trung vào mở rộng đường sắt giúp những khu vực xa xôi trong nước có thể tham gia vào nền kinh tế thị trường toàn quốc Sự tăng trưởng của công nghiệp đã làm thay đổi

xã hội Mỹ Nó sản sinh ra một tầng lớp mới gồm các nhà công nghiệp giàu có và tầng lớp trung lưu thịnh vượng, và còn mở ra một tầng lớp công nhân cổ cồn xanh vô cùng đông đảo Lực lượng lao động giúp thực hiện công nghiệp hóa bao gồm hàng triệu người nhập cư mới đến và thậm chí là một số lượng lớn những người di cư từ các vùng nông thôn trong nước Sự càn quét của cuộc cách mạng công nghệ cũng đã làm thay đổi cuộc sống của người dân rất nhiều Điển hình như sự thay đổi về nguồn sáng, từ đèn nến họ dùng sang đèn dầu, và sau đó là bóng đèn điện Ngoài ra phương tiện giao thông của họ cũng phát triển từ đi bộ và đi bằng sức ngựa lên đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, rồi xe điện, cho tới những chiếc xe máy chạy bằng xăng Từ một đất nước mà đa số mọi người đều làm nông, cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc và nơi sinh sống của hàng triệu con người ở Mỹ Giờ đây

Mĩ được biết đến là một đất nước đứng đầu thế giới về cả nền kinh tế, khoa học công nghệ, công nghiệp và vân vân, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP của Mỹ là khoảng 19,2% (2019)

4.2 Thực trạng nền công nghiệp ở nước ta hiện nay

4.2.1 Thành tựu

Trong những năm gần đây, công nghiệp đã trở thành ngành có tỷ lệ đóng góp lớn nhất đối với ngân sách nhà nước cũng như ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng

ở mức cao Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là tỷ trọng các ngành có trình độ công nghệ cao và trung bình, giảm dần tỷ trọng ngành khai khoáng

Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá Trong đó, giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 –

2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015 – 2019 đạt bình quân 6,64%/năm Tính chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69%

so với năm trước (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 9,51%; quý III tăng 11,06%; quý IV tăng 3,6%) Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản

lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm trong mức tăng chung

Một số ngành công nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành điện tử, dệt may, da – giày, chế biến thực phẩm… Tỷ trọng các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao và công nghệ trung bình ngày càng tăng Đã có một số doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Công nghiệp hỗ trợ có nhiều bước phát triển khởi sắc, góp phần cải thiện năng lực tự

7

Ngày đăng: 11/03/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w