1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kinh tế học phát triển đề tài vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng ở nông thôn

30 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Nghèo Đói Và Bất Bình Đẳng Ở Nông Thôn
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuận
Người hướng dẫn Lê Kiên Cường
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 6,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ (0)
    • A. Các khái niệm cơ bản (6)
      • 1. Nghèo đói là gì? (6)
      • 2. Bất bình đẳng là gì? (6)
    • B. Thực trạng vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng ở nông thôn (8)
      • 1. Nghèo đói (8)
        • 1.1. Thước đo nghèo đói (8)
        • 1.2. Thực trạng vấn đề nghèo đói ở nông thôn hiện nay (9)
      • 2. Bất bình đẳng (10)
        • 2.1. Thước đo bất bình đẳng (10)
        • 2.2. Thực trạng vấn đề bất bình đẳng ở nông thôn hiện nay (10)
          • 2.2.1. Bất bình đẳng trong thu nhập (10)
          • 2.2.2. Bất bình đẳng trong chi tiêu (11)
          • 2.2.3. Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục (12)
          • 2.2.4. Bất bình đẳng trong cơ hội tiếp nhận đa chiều (13)
  • CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN XẢY RA NGHÈO ĐÓI & BẤT BÌNH ĐẲNG Ở NÔNG THÔN (0)
  • CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÓI NGHÈO & BẤT BÌNH ĐẲNG LÊN CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY (0)
  • CHƯƠNG IV: NHỮNG NỖ LỰC CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO & BẤT BÌNH ĐẲNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC (20)
    • A. Những nỗ lực của Chính phủ và thành quả đạt được (20)
    • B. Đề xuất chiến lược (22)
  • KẾT LUẬN (24)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (25)

Nội dung

Với dân số trên 85 triệu người, trong đó khoảng 72% số dân sống ở nôngthôn, lao động nông nghiệp chiếm gần 53% trong cơ cấu lao động của nền kinh tếnhưng trong quá trình phát triển đất n

KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm về nghèo đói ở Việt Nam tương đồng với những khái niệm về đói nghèo được thừa nhận rộng rãi trên thế giới Hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của địa phương”

- Nghèo đói ở Việt Nam không chỉ được nhìn nhận ở phương diện thiếu thốn những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn mặc, giáo dục, y tế mà ở cả phương diện thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Ví dụ: Trong các quốc gia, sự phân chia nông thôn - thành thị đặc biệt rõ ràng Tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị Cụ thể, tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn cao gấp 4 lần so với thành thị ở Việt Nam, và con số này là gấp 3 lần ở các nước Campuchia, Lào và Malaysia.

2 Bất bình đẳng là gì?

- Bất bình đẳng xã hội là những khác biệt về địa vị xã hội, chủ yếu dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xã hội, gia đình, giai cấp, lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị, tài sản, giáo dục, tập quán và đạo đức trong một xã hội Những tầng lớp giai cấp xã hội khác nhau trong xã hội có được quyền lực, địa vị chính trị và kinh tế khác nhau, do đó có khả năng chiếm giữ các tỷ lệ thu nhập khác nhau trong tổng thu nhập xã hội Điều này đưa tới sự bất bình đẳng trong xã hội.

Bất bình đẳng xã hội gồm hai loại:

+ Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẵn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có…

Nhà Xã hội học Daniel Rossides cho rằng, ngay trong các xã hội đơn giản nhất “người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà”.

+ Bất bình đẳng mang tính xã hội: Đó là sự phân công xã hội làm cho cá nhân phân tầng, từ đó tạo nên lợi ích khác nhau giữa các cá nhân.

Thực trạng vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng ở nông thôn

Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn xác định chuẩn nghèo theo chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo tháng hoặc theo năm Ngoài ra còn một số chỉ tiêu chế độ dinh dưỡng (calo/người), mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tư liệu sản xuất, điều kiện học tập, điều kiện chữa bệnh, đi lại….

Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển kinh tế xã hội, từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 6 lần thay đổi chuẩn nghèo, các tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia, ở các giai đoạn đầu chúng ta sử dụng mức chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính quy đổi bằng gạo (kg/người/tháng), đến giai đoạn nước ta về cơ bản đã xoá được tình trạng đói, do đó mức chuẩn nghèo vẫn được tính tr ắ c nghi ệ m 100 câu kinh t ế vi mô - 100…

Khoa h ọ c công ngh ệ và phát triển kinh tế.

Trình bày v ề nguyên nhân và các giải…

Kinh tế học vi mô 100% (11) 17

Kinh tế học vi mô 100% (1)

The freshman teachers guide nal

4 theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính bằng giá trị (đồng/người/tháng).

Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ

Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật (gạo) sang chuẩn nghèo bằng giá trị (tiền) đã cho thấy sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo Mặt khác, chuẩn nghèo Việt Nam thường xuyên được nâng lên nhằm tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam Trong những năm gần đây, Chính phủ thường công bố thay đổi tăng mức chuẩn nghèo 5 năm một lần và trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là một căn cứ quan trọng cho các định hướng và giải pháp giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt Nam Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo của Việt Nam.

1.2 Thực trạng vấn đề nghèo đói ở nông thôn hiện nay

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Đánh giá thực trạng nghèo của Việt Nam năm 2022 Theo đó, Việt Nam vẫn còn khoảng 5 triệu người nghèo vào năm

2020 Mặc dù tỷ lệ nghèo của nước ta đã giảm đáng kể từ 16,8% năm 2010 xuống còn 5%, có nghĩa là 10 triệu người đã thoát nghèo nhưng nhóm người này đa phần sống ở vùng nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh và phụ thuộc vào nông nghiệp để kiếm sống, đồng thời bị hạn chế trong việc tiếp cận với cơ sở hạ tầng hiện đại, giáo dục, viện trợ từ chính phủ và các tổ chức quốc tế, cũng như kĩ năng và trình độ giáo dục của nhóm người này còn thấp Cơ hội thoát nghèo của họ thậm chí còn khó khăn hơn so với trước đây khi Việt Nam đang hiện đại hóa nền kinh tế và do đó họ có thể bị bỏ lại phía sau.

Theo bản đồ tình trạng nghèo năm 2009, tình trạng nghèo tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi thuộc phía Bắc và nông thôn miền Trung của đất nước Trong thập kỷ vừa qua, công cuộc giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng nhưng tình trạng nghèo vẫn còn tồn tại ở các vùng bị tụt hậu lại như các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên Vùng đạt kết quả giảm nghèo tuyệt đối tốt nhất là Đông Bắc, nhờ các hoạt động công nghiệp phát triển.

Báo cáo cho biết thêm, đặc điểm dân tộc, địa bàn lâu nay vẫn có mối quan hệ bền vững với tỷ lệ nghèo Địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa tập trung nhiều người nghèo chủ yếu là người dân tộc thiểu số, cũng là nhóm người có tỷ lệ làm nông cao hơn so với vùng có tỷ lệ người Kinh chiếm đa số Hơn nữa, đây là những vùng nằm cách xa các trung tâm kinh tế, địa hình không thuận lợi nên nông nghiệp ở đó có năng suất kém hơn

Trong số những người vẫn còn nghèo vào năm 2020, các nhóm trên chiếm tỷ lệ rất cao: 79% người nghèo là người dân tộc thiểu số (chiếm 15% dân số), và 66% chỉ làm việc thuần nông (chiếm 16% dân số) Khu vực Tây Nguyên và khu vực Trung du

& Miền núi phía Bắc lần lượt chiếm 6% và 13% dân số cả nước, nhưng lại là nơi sinh sống của 21% và 42% số người nghèo

2.1 Thước đo bất bình đẳng Để trả lời câu hỏi về mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần có hướng tiếp cận nhằm đo lường bất bình đẳng Một cách khái quát, có 2 phương pháp đo lường về bất bình đẳng: Thứ nhất, đo lường bất bình đẳng nói chung thông qua hệ số Gini – được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu; Thứ hai, đo bất bình đẳng về cơ hội thông qua khoảng cách chênh lệch về đầu ra giữa các nhóm xã hội. Trong nội dung nghiên cứu, ta tập trung vào bất bình đẳng trong thu nhập, chi tiêu, giáo dục và cơ hội tiếp cận đa chiều.

2.2 Thực trạng vấn đề bất bình đẳng ở nông thôn hiện nay

2.2.1 Bất bình đẳng trong thu nhập:

- Hệ số thu nhập bình quân đầu người ở thành thị so với nông thôn:

Cách đánh giá hệ số thu nhập được thể hiện như sau:

Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị

Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn

+ Nếu hệ số = 1: Phản ánh trạng thái bình đẳng cao trong phân phối thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

+ Trên thực tế hệ số này thường lớn hơn 1 Hệ số càng cao, có xu hướng gia tăng theo thời gian phản ánh xu hướng bất bình đẳng thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn cao và gia tăng.

- Hệ số GINI (theo thu nhập) của Việt Nam năm 2020 là 0,375 thấp hơn GINI giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,4 nhưng vẫn ở mức bất bình đẳng trung bình Mức độ bất bình đẳng ở nông thôn cao hơn thành thị Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI cao nhất, vùng có hệ số GINI thấp nhất là Đông Nam Bộ.

Nguồn: Số liệu tham khảo mức sống hộ gia đình Việt Nam 2010 – 2020

- Thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019 Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước tăng bình quân 8,2% TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5,6 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn (3,5 triệu đồng).

2.2.2 Bất bình đẳng trong chi tiêu

- Theo khảo sát chung, năm 2020 chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018 Năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, có thể thấy rằng chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước (chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016) Các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng, chênh lệch giữa hai khu vực là 1,6 lần

- Năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020 Có thể thấy sau tác động của khủng hoảng các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị Chi tiêu bình

7 quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm

2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020) Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.

Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn từ năm 2012 - 2022

2.2.3 Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục:

NHỮNG NỖ LỰC CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO & BẤT BÌNH ĐẲNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

Những nỗ lực của Chính phủ và thành quả đạt được

Công cuô Œc đổi mới ở nước ta hơn 30 năm qua do Đảng Cô Œng sản Viê Œt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tiến hành xóa bỏ cơ chế tâ Œp trung quan liêu, bao cấp, mê Œnh lê Œnh, hành chính Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tạo ra đô Œng lực phát triển chung cho xã hô Œi, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế mô Œt cách

16 nhanh chóng, đời sống vâ Œt chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng góp mô Œt phần thúc đẩy nhanh sự phân tầng trong xã hô Œi dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng và rõ rê Œt Trong xã hô Œi đã có sự phân hóa giàu nghèo, nếu chúng ta không có những biê Œn pháp khắc phục, hạn chế thì sự phân hóa giàu nghèo sẽ vượt qua giới hạn an toàn cho phép và biến thành sự phân hóa giai cấp, xung đô Œt xã hô Œi, có nguy cơ làm chê Œch hướng xã hội chủ nghĩa, làm suy giảm niềm tin của quần chúng Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Thực tiễn và kinh nghiê Œm hơn 30 năm lãnh đạo công cuô Œc đổi mới của Đảng ta đã minh chứng, muốn giải quyết bất kì mô Œt nhiê Œm vụ kinh tế - xã hô Œi nào đều phải giữ được sự ổn định về chính trị Đây là bài học kinh nghiê Œm hết sức quan trọng trong qua trình lãnh đạo đổi mới đất nước mà Đảng ta đã rút ra được Trong đó xóa đói, giảm nghèo là mô Œt viê Œc làm rất cần thiết, quan trọng và cấp bách, là điều kiê Œn thiết yếu, là nhân tố quan trọng để đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị, bảo vê Œ chế đô Œ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế mô Œt cách bền vững sớm đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 và 9 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, các lực lượng xã hội và hưởng ứng, chung tay góp sức của nhân dân, cả nước đã đạt được những thành tựu vượt bậc, mang đến cho làng quê Việt Nam một "gương mặt" mới.

Các số liệu thống kê cho thấy, đến hết năm 2020, Chương trình đã hoàn thành vượt 12,4% số xã đạt chuẩn NTM so với mục tiêu; đến tháng 7/2021, cả nước đã có64,6% số xã đạt chuẩn NTM; có 194 đơn vị cấp huyện (chiếm 29%) thuộc 51 tỉnh,thành phố đạt chuẩn NTM; có 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM; 4 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Hà Nam) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Thu nhập của người dân năm 2020 tại khu vực nông thôn tăng nhanh hơn khu vực thành thị và mức tăng chung của cả nước trong giai đoạn 2010-2020 Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng khu vực nông thôn năm 2020 đạt gần 3,5 triệu đồng/tháng, gấp 1,4 lần so với năm 2016 và gấp 3,25 lần so với năm 2010, bình quân giai đoạn 2011-2010 tăng 12,5%/năm, cao hơn mức tăng chung của cả nước là 11,8%/năm và cao hơn mức tăng của khu vực thành thị 10,1%/năm Khoảng cách về thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị giảm dần, năm 2010 thu nhập của khu vực thành thị là 2,1 triệu đồng gấp 2 lần khu vực nông thông (1 triệu đồng) giảm xuống còn 1,7 lần năm 2020 (thu nhập khu vực thành thị đạt 5,6 triệu đồng, nông thôn đạt 3,4 triệu đồng).

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh ở khu vực nông thôn trong thực hiện Chương trình NTM góp phần chủ yếu vào kết quả của chiến lược giảm nghèo quốc gia: theo chuẩn nghèo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 17,4% năm 2010 xuống còn 7,5% năm 2016, giảm 9,9 điểm phần trăm trong giai đoạn 2010-2016 và là mức giảm lớn, đóng góp chủ yếu vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn quốc (cả nước giảm 8,4 điểm phần trăm, khu vực thành thị chỉ giảm 4,9 điểm phần trăm), theo chuẩn nghèo đa chiều khu vực nông thôn năm 2020 còn khoảng 7,1%, giảm 4,7 điểm phần trăm so với năm 2016.

Cũng theo báo cáo, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đang ở gần mức trần của nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức trung bình. Với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước Việt Nam chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào được nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao.

Việt Nam cũng có kết quả tốt về khía cạnh bình đẳng giới Chỉ số phát triển giới ở mức 1,003 đã đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu trong số 5 nhóm gồm 166 nước trên toàn thế giới, xếp thứ 68 trong số 162 nước về chỉ số phát triển giới Đặc biệt đáng khen ngợi là tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội đã giúp Việt Nam nằm trong nhóm1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ này.

Đề xuất chiến lược

Phát biểu khai mạc Lễ công bố Báo cáo phát triển con người, Thứ trưởng Bộ

Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết: “Để nâng cao chỉ số phát triển con người ở Việt Nam, các nhiệm vụ, định hướng và giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực và cơ cấu kinh tế trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, đã tập trung ưu tiên lồng ghép các nội dung như Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo và phát triển khoa học và công nghệ; Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, giảm nghèo bền vững; Thực hiện tốt chính sách dân tộc và

18 tôn giáo, thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.” Trước mắt, cần chú trọng những vấn đề sau:

Một là, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công Tăng vốn ngân sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là cho các vùng sâu, vùng xa, hạ tầng thương mại phục vụ lưu thông hàng hóa nông - lâm - thủy sản.

Hai là, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách hỗ trợ nông nghiệp và nông dân Các chính sách về quyền sử dụng đất; chính sách kết hợp giữa kinh tế nhỏ “hộ gia đình” với các doanh nghiệp trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cụ thể hóa chính sách phối hợp 4 nhà (nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học); chính sách an sinh xã hội cho nông dân như bảo hiểm y tế, hỗ trợ con em nông dân nghèo trong giáo dục, hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm, bảo hiểm cho nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào những mục đích khác

Ba là, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý thông thoáng để khuyến khích mạnh hơn nông dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Đồng thời, đầu tư tăng cường năng lực thông tin và xúc tiến thương mại.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động thuần nông, tăng tỷ trọng lao động làm các ngành nghề phi nông nghiệp Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ra nước ngoài.

Năm là, tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo và có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, nhất là thanh niên; triển khai rộng hệ thống khuyến nông, tăng cường đào tạo kỹ năng nông nghiệp.

Sáu là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với từng vùng sinh thái, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học Tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi Bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng, quản lý hệ thống thủy lợi

Bảy là, tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Bên cạnh những giải pháp trên thì cần chú ý nhất 2 vấn đề sau:

- Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn.

Và cuối cùng là hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới cần tích cực tham mưu Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình; tham mưu triển khai các nhiệm vụ được giao trong

Kế hoạch giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023 đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ Đồng thời chủ động chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm triển khai Chương trình và các chương trình chuyên đề thuộc Chương trình.

Thêm nữa, không chỉ có Chính phủ mới cần nỗ lực mà riêng người dân cũng cần nhận thức đầy đủ và có ý thức đóng góp xây dựng nông thôn mới phát triển bằng chính năng lực của mình Mỗi cá nhân cần vận dụng sức khỏe và tri thức đóng góp vào quá trình xây dựng quê hương đất nước.

Ngày đăng: 11/03/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN