1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp nutifood

57 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ảnh Hưởng Của Môi Trường Kinh Doanh Tới Hoạt Động Quản Trị Của Doanh Nghiệp Nutifood
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Thu Trang, Vũ Thị Huyền Trang, Cao Khánh Trà, Phan Thị Hương Trà, Vũ Nguyễn Ngọc Trâm, Trần Thị Việt Trinh, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Phạm Thị Thu Uyên, Lê Thị Thảo Vân
Người hướng dẫn Đào Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tiếng Trung Thương Mại
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 489,15 KB

Cấu trúc

  • A. LỜI MỞ ĐẦU (9)
  • B. NỘI DUNG (10)
    • I: Cơ sở lý thuyết (10)
      • 1.1. Môi trường kinh doanh (10)
        • 1.1.1. Môi trường bên trong tổ chức (10)
        • 1.1.2. Môi trường bên ngoài tổ chức (11)
      • 1.2. Hoạt động quản trị của doanh nghiệp (14)
        • 1.2.1. Hoạch định chiến lược (15)
        • 1.2.2. Tổ chức (15)
        • 1.2.3. Lãnh đạo (16)
        • 1.2.4. Kiểm soát (17)
    • II. Giới thiệu công ty NutiFood (18)
      • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển (18)
      • 2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh (19)
      • 2.3. Các sản phẩm và hoạt động kinh doanh chính (19)
      • 2.4. NutiFood trên thị trường quốc tế (22)
    • III. Phân tích môi trường kinh doanh (23)
      • 3.1. Môi trường bên trong tổ chức (23)
      • 3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức (25)
        • 3.2.1. Môi trường vĩ mô (25)
        • 3.2.2 Môi trường vi mô (môi trường ngành) (29)
    • IV. Phân tích hoạt động quản trị của NutiFood (34)
      • 4.1. Hoạch định (34)
        • 4.1.1. Phân tích chiến lược kinh doanh của NutiFood (34)
        • 4.1.2. Đánh giá chiến lược của công ty (SWOT) (36)
      • 4.2. Tổ chức (46)
        • 4.2.1. Phân tích cơ cấu tổ chức hiện tại của NutiFood (46)
        • 4.2.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức hiện tại của Nutifood (48)
      • 4.3. Lãnh đạo (49)
        • 4.3.1. Phân tích chức năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo NutiFood (49)
        • 4.3.2. Đánh giá (51)
      • 4.4. Phân tích mức độ kiểm soát của NutiFood (52)
        • 4.4.1. Nội dung kiểm soát chung (52)
        • 4.4.2. Đánh giá (54)
    • V. Đề xuất giải pháp/bài học (54)
  • C. KẾT LUẬN (55)

Nội dung

=> Hàng hoá khó tiêu thụ, có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản.Công việc và thu nhập:+ Tình trạng công ăn việc làm và chính sách tiền lương của chính phủ có thể ảnh hưởngđến việc mở rộng ha

NỘI DUNG

Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Môi trường bên trong tổ chức

Nguồn tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động quản trị Tất cả các hoạt động và quyết định quản trị đều phải có nguồn tài chính để thực hiện Nguồn tài chính đầy đủ, dồi dào sẽ tạo thuận lợi cho việc ra quyết định và triển khai các hoạt động của tổ chức, và ngược lại sẽ gặp khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp, nếu thiếu không có nguồn lực tài chính mạnh sẽ khó triển khai hiệu quả hoạt động kinh doanh, thậm chí thua lỗ, phá sản Nguồn tài chính có đầy đủ, dồi dào hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tạo và duy trì nguồn cung cấp vốn, vào khả năng sử dụng hiệu quả đồng vốn.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ:

Các quyết định quản trị và triển khai các hoạt động của nhà quản trị phải dựa trên cơ sở cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện có, phải đảm bảo nhận thức đầy đủ và khai thác tiềm năng của cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ hiện có và có thể huy động Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ yếu kém, lạc hậu sẽ khó khăn cho việc triển khai các hoạt động kinh doanh và quản trị. Để thuận lợi cho các hoạt động quản trị, nhà quản trị cần có chiến lược và triển khai chiến lược phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh phát triển của tổ chức.

Trong các nguồn lực của tổ chức thi quan trọng nhất là nguồn nhân lực và thực chất quản trị là quản trị con người Nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của con người trong tổ chức, biết tạo điều kiện, môi trường và động lực để khai thác triệt để và phát triển các tiềm năng, thế mạnh đó Khác với các nguồn lực khác, để thu hút và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, nhà quản trị coi trọng việc xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, tạo những nét đặc trưng, thế mạnh cho tổ chức trong hoạt động và quản trị Lý luận và thực tiễn đã khẳng định nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành bại của một tổ chức Do đó, để quản trị tổ chức thành công, nhà quản trị phải biết cách tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức.

Văn hóa tổ chức được xem là nền tảng của hệ thống tổ chức thứ hai Văn hóa tổ chức quy định triết lý, các giá trị và chuẩn mực ứng xử mà mọi thành viên trong tổ chức phải tuân thủ. Văn hóa tổ chức được xây dựng tốt, tạo được những nét đặc trưng, phát huy được các giá trị cốt lõi sẽ tạo nên sự cố kết vững chắc, tạo nên sức cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Sâu hơn nữa, trong quá trình hoạt động nhà quản trị doanh nghiệp phải nhận diện các điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp thông qua các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, chính sách của doanh nghiệp, đảm bảo khai thác và sử dụng hữu hiệu Mặt khác, nhà quản trị phải thường xuyên hoàn thiện, tạo dựng, duy trì và phát triển các yếu tố thuộc năng lực cốt lõi khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của nó và khắc phục những điểm yếu.

1.1.2 Môi trường bên ngoài tổ chức. a Môi trường vĩ mô.

- Yếu tố kinh tế vĩ mô:

Tổng sản phẩm quốc nội: là chỉ số giá trị đo được bằng tiền của tất cả hàng hoá cuối cùng sản xuất ra trong một quốc gia hoặc một lãnh thổ trong một thời gian nhất định.

+ Sự tăng giảm GDP ảnh hưởng đến tổng cầu từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường.

+ Từ nhu cầu tăng giảm của thị trường, nhà quản trị sẽ điều chỉnh hoạt động quản trị cho phù hợp.

+ Khi thuế tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, doanh nghiệp buộc phải tăng giá cả sản phẩm, dịch vụ Vì giá cả tăng nên cầu hàng hóa giảm gây khó khăn cho doanh nghiệp

+ Khi thuế giảm, chi phí sản xuất giảm, doanh nghiệp có thể giảm giá cả sản phẩm khiến cầu hàng hóa tăng từ đó tạo thuận lợi và hiệu quả cho công việc kinh doanh.

+ Đối với mỗi hoàn cảnh, mỗi lĩnh vực,thuế suất áp dụng khác nhau đòi hỏi nhà quản trị phải linh hoạt, nắm bắt thông tin và đưa ra những kế hoạch sản phẩm, thị trường đúng đắn. Lãi suất và tỷ giá hối đoái:

+ Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại quốc tế thông qua xuất nhập khẩu và đầu tư, qua chi phí nguyên liệu nhập khẩu, thiết bị,…

+ Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

+ Làm chi phí đầu vào, giá cả tăng → làm giảm sức cạnh tranh.

+ Làm thu nhập của người dân thấp → giảm sức mua.

=> Hàng hoá khó tiêu thụ, có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản.

Công việc và thu nhập:

+ Tình trạng công ăn việc làm và chính sách tiền lương của chính phủ có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng hay hạn chế việc sử dụng lao động và chi phí giá cả hàng hoá.

+ Tình trạng của thị trường lao động buộc nhà quản trị phải lựa chọn thuê lao động, mở rộng hay hạn chế sử dụng lao động, quyết định áp dụng công nghệ với lao động lành nghề.

+ Chính sách tiền lương tối thiểu có thể gây áp lực hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.

+ Ổn định chính trị là điều kiện khách quan cần thiết cho phát triển đất nước.

+ Các chính sách, luật pháp của nhà nước đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Mở rộng, hội nhập kinh tế thế giới có tác động định hướng chung đối với nền kinh tế và doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi vừa gây rủi ro.

+ Các chính sách và luật có thể thay đổi để phù hợp với môi trường thực tiễn, và trong tình hình đất nước, nền kinh tế đang hội nhập với thị trường quốc tế yêu cầu nhà quản trị phải nắm bắt được thông tin kịp thời để từ đó đưa ra được hoạch định đúng đắn, phù hợp, kịp thời để nắm bắt được thuận lợi và hạn chế những tác động xấu.

- Yếu tố văn hoá, xã hội:

+ Văn hoá, xã hội, phong tục, chuẩn mực đạo đức chi phối đến hành vi khách hàng, hành động của người lao động, đến nhà cung ứng và đối thủ.

+ Xu hướng toàn cầu hoá dẫn đến sự đa dạng về văn hoá, lối sống yêu cầu nhà quản trị phải đưa ra chiến lược và tổ chức hoạt động phù hợp.

- Yếu tố công nghệ, kỹ thuật:

Giới thiệu công ty NutiFood

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

NutiFood là công ty sản xuất sữa và thực phẩm chức năng được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam Công ty được thành lập bởi bà Trần Thị Lệ, một nhà khoa học dinh dưỡng và chuyên gia về sữa mẹ Từ lúc bắt đầu NutiFood có ba nhóm sản phẩm chính bao gồm: nhóm bột dinh dưỡng ăn dặm, nhóm sữa bột dinh dưỡng và nhóm thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng Mang trong mình trọng trách lớn là đem lại nguồn dinh dưỡng cao cho người tiêu dung, NutiFood đã không ngừng lắng nghe ý kiến của khách hàng và cải thiện sản phẩm của mình, NutiFood đã được người tiêu dùng Việt bình chọn vào Top 5 Chất lượng cao hàng hóa Việt nam từ năm 2001.

Trong quá trình phát triển, NutiFood đã đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại và nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng Công ty cũng đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới

Hiện nay, NutiFood đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa và thực phẩm chức năng tại Việt Nam, với nhiều sản phẩm được yêu thích và tin dùng bởi người tiêu dùng.

Năm 1989: Tiêu biểu với sản phẩm Enalaz – thực phẩm nuôi ăn qua ống thông dạ dày đầu tiên tại Việt Nam, hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc với giá thành chỉ bằng 1/10 sản phẩm đầu vào sản phẩm ngoại tuyến.

Năm 2000: Thành lập Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (tên cũ).

Năm 2002-2005: Tham gia các hoạt động thiện nguyện như “Vì phụ nữ nghèo và bệnh tật”, “Đồng hành chống nguy hiểm tiểu đường”, “Vì tương lai Việt”,…

Năm 2008: NutiFood trở thành Công ty Cổ phần đại chúng và IPO thành công trên thị trường chứng khoán.

Năm 2012: Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm đổi tên thành công ty 2CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm.

Năm 2013: Ký hợp đồng hỗ trợ tài dinh dưỡng toàn diện cho Học Viện Hoàng Anh GiaLai- Arsenal – JMG, tài trợ dinh dưỡng cho đội bóng bóng U19 Việt Nam thi đấu quốc tế

29/06/2015: Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson: GrowPLUS+ của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng.

27/10/2022: NutiFood được tạp chí hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh – Forbes Việt Nam bình chọn trong top 25 Thương hiệu F&B dẫn đầu năm 2022 Đây là giải thưởng được tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức thường niên nhằm vinh danh 25 doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực F&B với giá trị thương hiệu mạnh và có độ nhận biết cao đối với người tiêu dùng.

Các chứng nhận và danh hiệu nổi bật:

- Top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt do các cơ quan ban ngành, đoàn thể TW & Hội Doanh nghiệp trẻ VN kết hợp với công ty Kiểm toán Quốc tế tổ chức bình chọn, xét tuyển.

- Top Hàng VN Chất Lượng Cao ngành hàng thực phẩm liên tục từ 2001 đến 2013 do báo Sài gòn Tiếp thị & Hội DN hàng VN Chất Lượng Cao tổ chức từ bình chọn của người tiêu dùng toàn quốc.

- Top 5 các thương hiệu sữa có thị phần lớn nhất VN từ điều tra thị trường do Công ty ACNielsen thực hiện.

- Top 500 thương hiệu lớn nhất VN do Phòng thương mại & Công nghiệp VN kết hợp với cơ quan nghiên cứu thị trường tổ chức đánh giá và xét chọn.

“ Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”- khẩu hiệu hào hùng của NutiFood, là kim chỉ nam cho các hoạt động phát triển mô hình sữa Việt Nam Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood đang không ngừng hoàn thiện và phát triển Hiện nay, NutiFood đã và đang có mặt trên tất cả 64 tỉnh thành của Việt Nam.

2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh.

- Tầm nhìn: “Trở thành công ty hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, phát triển bền vững dựa trên những lợi ích của người tiêu dùng”.

- Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên sâu cho mọi lứa tuổi, bệnh lý của khách hàng, góp phần hoàn thiện về trí tuệ và thể chất của người tiêu dùng.

- Triết lí kinh doanh: Am hiểu bức xúc về dinh dưỡng của cộng đồng là nền tảng cho việc nghiên cứu và phát triển Tiên phong cung cấp các giải pháp về khoa học dinh dưỡng sức khỏe ấy phát triển bền vững, trách nhiệm với cộng đồng và hài lòng khách hàng là trọng tâm.

2.3 Các sản phẩm và hoạt động kinh doanh chính. a Các sản phẩm chính.

Sữa NutiGrow: Đây là sản phẩm sữa dành cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi, được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ Sản phẩm có nhiều loại với các hương vị khác nhau như socola, vani, dâu tây, trà xanh, hạt sen

Sữa NutiFood Mom: Đây là sản phẩm sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé Sản phẩm có nhiều loại với các hương vị khác nhau như socola, vani, dâu tây, trà xanh, hạt sen

Phân tích môi trường kinh doanh

3.1 Môi trường bên trong tổ chức. a Nguồn tài chính.

Tính toán tài chính của các công ty thuộc NutiFood: tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của NutiFood Bình Dương đạt 6.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 1.904 tỷ đồng Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của NutiFood Việt Nam đạt 1.289 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 806 tỉ đồng Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của NutiFood Cao Nguyên đạt 821 tỷ đồng vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên mức 683 tỷ đồng Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Asahi-NutiFood đạt 217 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 154 tỷ đồng Tính đến hết quý 3/2020, tổng tài sản của CPA đạt 162 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 107 tỷ đồng.

=> Điểm mạnh: Nguồn lực tài chính dồi dào, tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp. b Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ.

Nhà máy sữa NutiFood Bình Dương được thiết kế và xây dựng trên mặt bằng có diện tích12.000 m2, với tổng công suất 50.000 tấn sữa bột/năm Áp dụng GMP Food (Hệ thống Thực hành tốt sản xuất thực phẩm) theo tiêu chuẩn của WHO/FAO Nhà máy sữa NutiFood Hà Nam với quy mô 10 ha, tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng, có công suất chế biến 200 triệu lít và 31.000 tấn sữa bột mỗi năm áp dụng GMP Food (Hệ thống Thực hành tốt sản xuất thực phẩm) theo tiêu chuẩn của WHO/FAO NutiFood Sweden AB bao bọc xung quanh với khoảng 2.500 nông trại đạt tiêu chuẩn organic, có giá trị đầu tư gần 20 triệu USD (giai đoạn

1), với tổng công suất 15.000 tấn mỗi năm (bao gồm 5.000 tấn sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh và 10.000 tấn bột) Trang trại Bò sữa NutiMilk tích rộng trên 1.000 héc-ta, là ngôi nhà xanh của hơn 7.000 bò sữa và bê con Máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Đức,

Hà Lan, 1 Cơ sở tại 283 Đ.Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

=>Điểm mạnh: Cơ sở vật chất nhà máy được đầu tư quy mô lớn hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

=> Điểm yếu: Quy mô trang trại bò trong nước chưa đủ lớn để đáp ứng sản xuất.

- Công nghệ và kỹ thuật:

Hệ thống dây chuyền thiết bị hiện tính tự động gần như tuyệt đối theo công nghệ Đức,Thụy Điển Thiết lập một hệ thống báo cáo, phân tích và đánh giá dựa trên các thông tin cập nhật từ phần mềm ERP và phần mềm quản lý kỹ thuật, bảo trì CMMS Các nguồn nước, khí, nhiệt độ môi trường, chất thải…đều được kiểm soát chặt chẽ và lưu lại hồ sơ để quản lý, quy trình sản xuất khép kín từ chọn lọc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận chuyển đến nhà phân phối sản phẩm, với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, HACCP, ISO 22.000 và dưới sự giám sát chất lượng của ABS-QE Mỹ.

=> Điểm mạnh: Công nghệ kỹ thuật hiện đại được vận hành, kiểm soát đảm bảo được chất lượng của sữa. c Nguồn nhân lực.

Có chương trình đào tạo cho công nhân viên khi mới vào làm việc và chương trình định kỳ cho tất cả phòng ban nhằm duy trì nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao trách nhiệm cá nhân cùng hiệu suất làm việc Xây dựng đội ngũ nhân sự cấp cao trẻ, nhiệt huyết trưởng thành từ các công ty đa quốc gia Nhân sự của NutiFood được đào tạo chuyên môn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và uy tín trong ngành y tế và lĩnh vực nghiên cứu thực phẩm dinh dưỡng, chăm sóc, tham vấn sức khỏe cho cộng đồng.Với hơn 50 chuyên gia đầu ngành toàn thế giới cùng nghiên cứu các tinh hoa công nghệ thành tựu khoa học tiên tiến, hơn 20 năm kinh nghiệm của NutiFood trong việc thấu hiểu thể trạng đặc thù của người Việt để mang đến những giải pháp dinh dưỡng dành riêng cho người Việt, 5 Hiệp hội Y khoa tham gia nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện để nâng chuẩn công tác dinh dưỡng tại Việt Nam.

=>Điểm mạnh: Nguồn nhân công đông đảo được đào tạo bài bản, đội ngũ nghiên cứu có chuyên môn cao. e Văn hóa tổ chức.

Nutifood xây dựng "môi trường làm việc tốt nhất châu Á" bằng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững vàng, có bản sắc và được đúc kết, chắt lọc suốt hơn 20 năm phát triển.

Với triết lý kinh doanh đặt ra ngay từ những ngày đầu tiên thành lập "Mỗi sản phẩm làm ra nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bức thiết của cộng đồng", các nhân viên NutiFood đều cảm nhận được giá trị những đóng góp của mình để phục vụ tốt nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng Tinh thần này giúp nhân viên tự hào với công việc đang làm và gắn bó hơn với công ty, đồng thời là "kim chỉ nam" giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn trong công việc.

Văn hóa "cho đi" được lan tỏa rộng rãi từ ban lãnh đạo công ty đến đội ngũ nhân viên, tạo nên nền tảng vững chắc giúp NutiFood quản trị nhân sự hiệu quả, gắn kết mọi người cùng hướng đến mục tiêu chung. Đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô và chi phí hoạt động, NutiFood không những không cắt giảm nhân sự mà còn duy trì chế độ khen thưởng vào dịp cuối năm cho cán bộ nhân viên dù công ty gặp rất nhiều khó khăn do Covid-19 Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, ban lãnh đạo NutiFood đã nhận được sự đồng thuận cao từ các cấp lãnh đạo trong việc không nhận tăng lương theo định kỳ, nhường toàn bộ ngân sách này cho việc điều chỉnh lương nhân viên nhằm động viên, khuyến khích và nuôi dưỡng nhiệt huyết của thế hệ kế cận đồng thời chia sẻ những khó khăn do Covid-19.

3.2 Môi trường bên ngoài tổ chức.

3.2.1 Môi trường vĩ mô. a Yếu tố kinh tế.

+ Thị trường sữa ở Việt Nam đang là một thị trường có tiềm năng lớn bởi quy mô dân số lớn, tỷ lệ GDP Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao.

+ Do ảnh hưởng của dịch bệnh và tình hình khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp phải chịu những gánh nặng về chi phí và giá cả khiến lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sữa suy giảm Tuy nhiên sang quý 3 năm 2023, thị trường sữa đang có những chuyển biến mới, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển:

+ Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc giảm, khiến chi phí sản xuất giảm theo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sữa ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm

2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp NutiFood vực dậy sau khi chịu áp lực chi phí nguyên liệu tăng.

+ Theo dự báo của VIRAC (Vietnam Industry Research And Consultancy), quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm

2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028) Đây là dấu hiệu tốt để Nutifood thực hiện các chiến lược mới nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và đạt hiệu quả kinh doanh.

+ Năm 2023, giá sữa nguyên liệu dự báo sẽ quay về vùng giá của năm 2021, tạo điều kiện kích cầu cho thị trường sữa Đây là cơ hội để Nutifood nắm bắt được thị trường và khách hàng.

+ Áp lực giá nguyên liệu đầu vào khiến nhiều doanh nghiệp sữa trong và ngoài nước bị suy giảm sản lượng Giá sữa nguyên liệu trên thế giới lại đang tăng 60% khiến các doanh nghiệp trong nước lao đao, phải thực hiện tăng giá và tìm cách cân đối chi phí Theo báo cáo tổng hợp, trong 6 tháng đầu năm, giá nguyên liệu sữa tại châu Âu đã 2 lần lập đỉnh mới lên mức 5.100 euro/tấn và tại khu vực Nam Mỹ là 4.300 USD/tấn So với cùng kỳ 2022, năm nay Việt Nam đã đẩy mạnh hơn nhập khẩu sữa nguyên liệu từ Mỹ.

Phân tích hoạt động quản trị của NutiFood

4.1.1 Phân tích chiến lược kinh doanh của NutiFood. a Chiến lược kinh doanh áp dụng chiến lược chi phí thấp.

Trên thị trường sữa Việt Nam, NutiFood có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ như Nestlé , Vinamilk, TH TrueMilk, Để đưa ra một chính sách giá tốt nhất, NutiFood luôn nghiên cứu về chi phí giá, giá thành, giá bán, chất lượng sản phẩm của đối thủ bởi người tiêu dùng thường so sánh giá của những sản sản phẩm cùng loại để quyết định mua sản phẩm; ngoài ra công ty còn phân tích và dự đoán thái độ phản ứng của đối thủ trước chính sách giá của mình, chủ động có những giải pháp đối phó, đưa ra chính sách giá cả hợp lý

Các dòng sữa của NutiFood có mức giá bình dân; giá bán của các sản phẩm NutiFood thông thường thấp hơn 5-7% giá bản của các sản phẩm tương tự của Vinamilk hay TH True Milk. b Chiến lược kinh doanh tập trung vào chất lượng sản phẩm.

NutiFood phát triển dựa trên mục tiêu là chất lượng sản phẩm và hướng tới cộng đồng, điều này thể hiện ở slogan: “ Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia.

NutiFood đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại các khu CN Mỹ Phước, Bình Dương, với hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại … đảm bảo vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm Các nguồn nước, khí nhiệt độ môi trường, chất thải, đều được kiểm soát chặt chẽ, quy trình sản xuất khép kín từ chọn lọc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận chuyển đến nhà phân phối…

Chính vì vậy mà NutiFood vẫn vững vàng và khẳng định được vị thế trong cuộc khủng hoảng về chất lượng sữa như “ sữa nhiễm melamine”, sữa nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum”… c Chiến lược tập trung vào sự khác biệt.

Thứ nhất, khác biệt về giá( đã nêu trên) và trọng lượng sản phẩm Để có thể tiếp cận sâu hơn với khách hàng có thu nhập thấp, các sản phẩm của NutiFood có thêm loại 20g với giá rẻ. Thứ hai, tạo sự đặc thù cho thương hiệu: Nếu như Vinamilk định vị “ chất lượng quốc tế” để nhắc nhở người tiêu dùng Việt thấy Vinamilk là công ty duy nhất xuất khẩu sữa sang hơn

10 nước trên thế giới thì NutiFood định vị là “ Vì tương lai Việt” để khẳng định sản phẩm sữa thuần Việt nhất.

Thứ ba, sự khác biệt trong truyền thông với slogan “ Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia” Hiệu ứng “ chuyên gia” cũng đã làm gia tăng niềm tin của người tiêu dùng đến sản phẩm Chương trình truyền thông của NutiFood luôn mang tính đạo đức hướng đến cộng động, đến tương lai trẻ em Việt Nam. d Chiến lược kinh doanh của NutiFood đề cao đào tạo nhân sự.

Nhân viên ở mọi cấp độ đều được đào tạo đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết theo yêu cầu của từng công việc, Các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng cũng như các buổi đào tạo thực tế được NutiFood tổ chức thường xuyên. e Chiến lược kinh doanh nâng cao tiếp thị và bán hàng.

Sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thống: báo chí, tạp chí và đài phát thanh để quảng bá sản phẩm Tập trung vào kênh phân phối truyền thống như phân phối sản phẩm đến các cửa hàng, siêu thị.

- Quảng cáo trên truyền hình: NutiFood sử dụng các chương trình phố biến như chương trình giải trí, tin tức, thể thao để đưa sản phẩm của họ đến với khách hàng Các chương trình quảng cáo trên các đài VTV, HTV và các đài địa phương Trong chương trình quảng bá trên truyền hình, mẫu quảng cáo NutiFood đã tạo ra nhiều cảm xúc sâu lắng do đề cập dịu dàng về tình mẫu tử trong câu chuyện kể về vị bác sĩ dinh dưỡng, bằng hình ảnh chiếc máy xay sinh tố giúp cứu sống hàng ngàn bệnh nhi trong giai đoạn đất nước khó khăn NutiFood đã thuyết phục người tiêu dùng đồng cảm với một công ty “được xây dựng bằng tình thương vô tận cho các em nhỏ” với thông điệp hết sức nhân văn tới người tiêu dùng Việt Nam: “Trước khi là một chuyên gia, chúng tôi nhìn cuộc sống bằng trái tim của những người làm cha, làm mẹ”.

- Quảng cáo trên tạp chí và báo: Đăng lên các tạp chí và báo phổ biến thể thu hút sự chú ý.

- Quảng cáo ngoài trời: NutiFood đặt bảng quảng cáo ở những vị trí đắc địa, nhiều người qua lại như đường phố, bến xe, sân bay và các khu trung tâm mua sắm.

Thực hiện các chương trình bán hàng về nông thôn có đội ngũ tư vấn về dinh dưỡng. Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm về các vùng quê, đưa sản phẩm đến với người dân Việt Nam.

Tham gia quảng bá tại các gian hàng, hội chợ: Hàng Việt Nam chất lượng cao, ;Tổ chức các Hội thảo khoa học, giới thiệu sản phẩm mới: NutiFood đã đưa ra thị trường các sản phẩm dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn trong đó ngũ cốc dinh dưỡng và sữa bột pha sẵn đã được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt thông qua các chương trình hội thảo khoa học và giới thiệu sản phẩm mới góp phần nâng cao giá trị và uy tín cho thương hiệu NutiFood. Quan hệ cộng đồng (PR): Xuất phát từ triết lý kinh doanh “Mỗi sản phẩm làm ra nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển thể chất của người Việt Nam”, các hoạt động Marketing, từ thiện cộng đồng của công ty luôn được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt tình NutiFood đã tổ chức các sự kiện khuyến mãi và các hoạt động tiếp thị để tăng cường quan hệ khách hàng và giới thiệu sản phẩm của họ như: Cuộc đi bộ từ thiện đầu tiên ở Việt Nam “ Vì phụ nữ nghèo và bệnh tật” tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí Minh với hơn 4000 người tham dự năm 2002 Theo sau là các phong trào: “Đồng hành chống hiểm họa tiểu đường”, góp Quỹ từ thiện “Hỗ trợ dinh dưỡng bệnh nhân nghèo” huy động thành công hơn 20.000 người tham gia năm 2003 ; “Đêm giao thừa” năm 2004; “ Vì tương lai Việt” huy động hơn 3,1 tỷ đồng góp vào Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam; “Ngày uống sữa Thế giới”; “Ngày hội trẻ thơ”, và nhiều hoạt động khác.

NutiFood quảng cáo đã chạm được vào trái tim người tiêu dùng và đồng cảm với họ trong những vấn đề bức thiết của cuộc sống, xã hội lúc này Chiến lược truyền thông và tài trợ đúng kênh đã giúp cho thương hiệu sữa này gây dựng được hình ảnh rất đẹp trong mắt người tiêu dùng.

4.1.2 Đánh giá chiến lược của công ty (SWOT). a Strengths (Điểm mạnh).

- Khởi đầu từ sự tận tâm, lớn mạnh cùng hoài bão.

Nghiên cứu khoa học dinh dưỡng luôn được biết đến như là thế mạnh cạnh tranh của NutiFood xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Từ sự ra đời Viện nghiên cứu Dinh dưỡng Hồ Chí Minh đến nỗ lực thành lập Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood tại Thụy Điển (NARIS), nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới chính là minh chứng cho sự quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của NutiFood trong việc xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, định hướng phát triển sản phẩm giúp hoàn thiện thể trạng, nâng tầm vóc người Việt Nam.

- Đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất hiện đại.

Thấu hiểu tầm quan trọng của công nghệ sản xuất hiện đại trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn cho sức khỏe và giữ lại hàm lượng dinh dưỡng tối đa, Nutifood luôn dành những khoản đầu tư lớn cho các dây chuyền thiết bị tại nhà máy Cụ thể, tại 6 nhà máy ở ViệtNam và 1 nhà máy ở Thụy Điển, hệ thống máy móc đều được nhập khẩu từ các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao như: Nhật Bản, Đức, Thụy Điển Nhờ đó, sản phẩm đầu ra đều đạt được các chứng nhận quan trọng quốc tế về tiêu chí chất lượng như ISO 9001, FDA, HACCP, Để có được những sản phẩm đạt chất lượng cao, NutiFood luôn mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại từ Đức, Thuỷ Điện, Nhật Bản, tất cả vì lợi ích của người tiêu dùng.

Đề xuất giải pháp/bài học

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng đã dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu, cơ cấu và thị hiếu, hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu, cùng với đó cũng thay đổi những nét văn hoá trong tiêu dùng, mua sắm Do đó trong xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức các hoạt động doanh nghiệp cần phải tính đến đầy đủ các yếu tố trên, phải coi sân chơi doanh nghiệp là “toàn cầu”, phải tính toán, dự báo đầy đủ,chính xác, kịp thời những cơ hội và thách thức từ sân chơi này Hội nhập cũng dẫn đến nhà quản trị có thể phải làm việc trong môi trường đa văn hoá của những người lao động đến từ vùng miền, quốc gia khác nhau Các nhà quản trị cần phải có những điều chỉnh thích hợp trong quản trị nhân lực, trong xây dựng văn hoá và bầu không khí làm việc, tinh thần doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh Ngoài ra, các nhà quản trị của doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng đương đầu với sự tác động của môi trường luôn thay đổi, đó là những thay đổi về chính trị, luật pháp, kinh tế, xã hội, văn hoá, các điều kiện tự nhiên, tiến bộ khoa học - công nghệ, sức ép của toàn cầu, hội nhập, cạnh tranh ngày càng tăng cùng với những hình thức phương pháp và thủ thuật mới, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu, thị hiếu, hành vi mua của khách hàng…Những thay đổi này có thể dẫn đến những cơ hội và rủi ro không lường trước, do đó nhà quản trị của tổ chức phải nghiên cứu môi trường, nhận diện, đánh giá cơ hội và rủi ro để tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp thích ứng với môi trường Đối với những rủi ro nêu trên, NutiFood cần có những giải pháp như sau:

- Lắng nghe khách hàng, đặt mình vào khách hàng, thăm dò ý kiến của khách hàng; Đẩy mạnh mở rộng các sàn thương mại, mở rộng sự chọn lựa cho khách hàng; Chăm sóc và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng;

- Cần có nhà lãnh đạo nhạy bén, tầm nhìn xa, nghiên cứu sâu về thị trường để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh;

- Chú trọng các khâu sản xuất, cung ứng, vận chuyển, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ;

- Trau dồi kỹ năng nhà quản trị, trình độ nhân lực, ; Giữ vững và tiếp tục duy trì sự phát triển văn hoá doanh nghiệp; Doanh nghiệp hợp tác sáng tạo với các doanh nghiệp khác để cho ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá;

- Đẩy mạnh truyền thông sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Tik Tok, Facebook,

- Chú trọng thêm vào đầu tư nguồn nguyên liệu tự chủ ( trang trại, máy móc trang thiết bị,sản xuất, bảo quản sản phẩm, ) để không bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Ngày đăng: 10/03/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w