1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những thuận lợi và khó khăn của việc xuấtkhẩu nông sản việt nam sang trung quốc năm 2023

39 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Việc Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang Trung Quốc Năm 2023
Tác giả Trần Ngọc Cát Tường
Người hướng dẫn Nguyễn Xuân Đạo
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Học Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 5,67 MB

Nội dung

Những nỗ lực này nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản của ViệtNam, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, xuất khẩu nông

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Tài chính ngân hàng

• •

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC NĂM 2023

GVHD: Nguyễn Xuân Đạo SVTH: Trần Ngọc Cát Tường MSSV: 030138220468 Lớp: D01

TPHCM, 7 tháng 10 năm 2023

Trang 2

Mở đầu

Trung Quốc được biết tới là đất nước đông dân với thị trường lớn, gần gũi với ViệtNam, có nhu cầu tiêu thụ nông sản cao và đa dạng Việt Nam lại có nhiều sản phẩm nôngsản có chất lượng và uy tín như rau quả, sắn, cao su, thủy sản, gạo, sầu riêng, khoai langtím, yến sào… Các sản phẩm này đều có thể cạnh tranh về giá và hương vị so với cácnước trong khu vực Chính vì thế, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc từ lâu đã là mộttrong những hoạt động kinh tế quan trọng của Việt Nam Việc xuất khẩu nông sản Việtsang Trung Quốc đã đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta khi thị trường Trung Quốcnhập khẩu hơn 50% tổng khối lượng nông sản Việt Việt Nam cũng được hưởng lợi từ cáchiệp định thương mại tự do và các nghị định thư kiểm dịch giữa hai nước, giúp giảm thuếquan và tăng cơ hội xuất khẩu chính ngạch Xuất khẩu nông sản là một phần quan trọngtrong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp một lượng lớn thu nhập và tạo việc làm cho ngườidân nông thôn, trở thành một phần không thể thiếu trong nền nông nghiệp Tuy nhiên,việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc lại không hề dễ dàng Bên cạnhnhững lợi ích mang lại, nó đòi hỏi phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Từviệc cạnh tranh với các đối thủ, yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm, nguyên tắcphải đảm bảo khi nhập khẩu của Trung Quốc… cho đến tác động của đại dịch và nhữngkhó khăn trong khâu vận chuyển tất cả đều đóng góp vào sự phức tạp của quá trình xuấtkhẩu này Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể về những khó khăn

và thuận lợi của việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc Từ việc nhận địnhđược những thuận lợi và khó khăn, ta có thể nắm bắt những cơ hội để phát triển hay cảithiện những mặt còn yếu kém, chỉ vậy mới có thể thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệpViệt Nam, tăng cường thu nhập cho người nông dân và góp phần vào sự phát triển củanền kinh tế cả hai quốc gia

I THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC NĂM 2023

1

Trang 3

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2023,kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 15,8 tỷ USD, tăng60,1% so với cùng kỳ năm 2022 Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 nămqua Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2023

có sự thay đổi đáng kể, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng nông sản tươisống, dễ hư hỏng Cụ thể, giá trị xuất khẩu sầu riêng, thanh long, chuối sang Trung Quốclần lượt tăng 997,4%, 30,7% và 15,8% so với cùng kỳ năm 2022

Việc Trung Quốc bãi bỏ chính sách zero COVID-19 vào tháng 1 năm 2023 đã tạo

ra nhiều thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này Các biệnpháp phong tỏa và kiểm soát biên giới của Trung Quốc đã được nới lỏng, giúp cho việcthông quan hàng hóa trở nên thuận lợi hơn Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển vàlogistics, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại khá tốt,được thể hiện qua việc ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.Các hiệp định này giúp giảm thiểu rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho việc xuất nhậpkhẩu hàng hóa giữa hai nước

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặt mục tiêuthúc đẩy mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều sản phẩm nông sản của Việt Namsang Trung Quốc Tính đến nay, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Tổng cụcHải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư kiểm dịch thực vật đối với 6 mặt hàngnông sản: chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo và gạo Cục Bảo vệ thực vậtđang đàm phán với phía Trung Quốc để ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch đối với

10 mặt hàng nông sản truyền thống, bao gồm dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải,chôm chôm, ớt, chanh leo Bên cạnh đó, hai bên đang đàm phán kỹ thuật để xuất khẩukhoai lang, dược liệu, bưởi, một số loại quả thuộc nhóm cây có múi, dừa Cục Bảo vệthực vật cũng đã nộp hồ sơ đối với quả na và thảo quả để Tổng cục Hải quan Trung Quốc

2

Trang 4

xem xét Những nỗ lực này nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản của ViệtNam, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn vàthách thức, như: Sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc do tình hình kinh

tế và xung đột thương mại với Mỹ; chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc siếtchặt các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy cách, truy xuất nguồn gốc; năng lực thông quan tạicác cửa khẩu biên giới chưa khôi phục hoàn toàn; thiếu thông tin thị trường và công nghệhiện đại

Nền kinh tế Việt Nam được xếp vào loại nhỏ nhưng có độ mở đáng kinh ngạc.Điều này có nghĩa là nước này phụ thuộc nhiều vào cả xuất nhập khẩu, với Trung Quốc

và Mỹ là hai đối tác thương mại nước ngoài lớn nhất của nước này Khi nảy sinh mâuthuẫn giữa hai đối tác này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu củaViệt Nam Do hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hạn chế, dư thừa có thể tràn vào thịtrường Việt Nam, từ đó gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước Ngượclại, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc trở nên khó khăn hơn do TrungQuốc tập trung tiêu thụ hàng nội địa Ngoài ra, còn có lo ngại về việc Trung Quốc lắp rápsản phẩm và dán nhãn “Made in Vietnam” để trốn thuế Mỹ Việt Nam cần phải kiểm soátchặt chẽ vấn đề này; nếu không, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tựnhư các biện pháp áp đặt đối với Trung Quốc

II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC NĂM 2023

Trang 5

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn thứ hai của ViệtNam, với kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 15,8 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạchxuất khẩu nông sản Có thể thấy Trung Quốc là một thị trường tiềm năng cho các doanhnghiệp Việt Nói về giai đoạn trước 2019, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu lớnnhất của nông lâm thuỷ sản Việt Nam Tuy nhiên với tình hình hiện tại, khi ngành nôngnghiệp Việt Nam có sự chuyển hướng mạnh mẽ qua các thị trường chất lượng cao như

Mỹ, EU để xuất khẩu và Trung Quốc ngày càng siết chặt các quy định đối với nông sảnnhập khẩu… điều này đã gây khó khăn cho Việt Nam trong việc đáp ứng những yêu cầucủa thị trường tỉ dân này

1.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) giảm thuế còn 0% với gần 8.000 dòng sản phẩm

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) là một hiệpđịnh thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc Hiệp định này

có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 và đã mang lại nhiều lợi ích cho các bên thamgia, trong đó có Việt Nam Trong giai đoạn 2002-2015, ASEAN và Trung Quốc đã ký kếtmột loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm:

- Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện (11/2002)

- Hiệp định Thương mại Hàng hóa (7/2005)

- Hiệp định Thương mại Dịch vụ (7/2007)

- Hiệp định Đầu tư (2/2010)

Nghị định thư sửa đổi một số nội dung của các Hiệp định trước đã được kýkết vào tháng 11/2015 và có hiệu lực từ tháng 5/2016 Ngoài ra, Việt Nam và TrungQuốc đã ký một Biên bản ghi nhớ về việc thực thi các Hiệp định, có hiệu lực từ tháng7/2015 và có hiệu lực từ tháng 1/2016 Trong các hiệp định, Trung Quốc đã cam kết xóa

bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN, trong đó

có Việt Nam, vào năm 2011 Số dòng thuế nhạy cảm còn lại sẽ được cắt giảm về 5% đến

4

Trang 6

50% vào cuối lộ trình là năm 2018 Đến năm 2015, Trung Quốc đã cắt giảm thuế quanđối với 7845 dòng thuế, chiếm tỷ lệ 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổngkim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dànhcho ASEAN giai đoạn 2015-2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm Tuy nhiên,vẫn còn một số mặt hàng Trung Quốc duy trì thuế suất, bao gồm ngũ cốc và các sản phẩm

từ ngũ cốc; cà phê, chè…Việc Trung Quốc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu

từ ASEAN đã giúp tăng cơ hội xuất khẩu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam

1.3 Vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi

Nằm liền kề với Trung Quốc: Việt Nam có chung đường biên giới vớiTrung Quốc dài hơn 1.400 km, trong đó có 4 tỉnh giáp biên là Lào Cai, Hà Giang, LaiChâu, Điện Biên Từ đó, Việt Nam có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển, thời gian giaohàng và tận dụng các cửa khẩu biên giới để thúc đẩy xuất khẩu Đây là điều kiện thuậnlợi để hàng hóa nông sản của Việt Nam được vận chuyển trực tiếp sang Trung Quốc bằngđường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không

Về khí hậu, Việt Nam mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõrệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài

từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, phù hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loạicây ăn quả, rau củ, lúa gạo, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển Đây làđiều kiện thuận lợi để Việt Nam sản xuất các loại nông sản chất lượng cao, đáp ứng nhucầu của thị trường Trung Quốc

1.4 Chính sách mở cửa của Trung Quốc hậu Covid-19

Năm 2023, Trung Quốc đã cắt giảm thuế quan đối với 7845 dòng thuế,chiếm tỷ lệ 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từViệt Nam Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn2015-2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm Bên cạnh việc dỡ bỏ thuế quan,

5

Trang 7

100% (10)

135

Đề trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế

100% (8)

6

IBM Group 8L10 ANALYZE AND…

Kinh tế

quốc tế 100% (1)

1

Trang 8

Trung Quốc cũng tăng cường kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối vớinông sản nhập khẩu, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Trung Quốc Nhưng vớichất lượng ngày càng cao và giá cả cạnh tranh, trái cây Việt Nam được người tiêu dùngTrung Quốc ưa chuộng Giống như rau quả, mặt hàng gạo cũng đang có sự tăng trưởngmạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc Một phần nguyên nhân là sản lượng gạo của TrungQuốc dự kiến sẽ giảm trong năm 2023, trong khi nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, đặc biệtđối với các loại gạo chủ lực như: gạo nếp, gạo trắng, gạo thơm và một số loại gạo khác.Một số ít là các giống gạo Nhật Bản, gạo lứt, gạo vi lượng… Ngoài ra, trong quý 2/2023,Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuấtkhẩu chiếm 75,23% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lượng xuất khẩuchiếm 73%, trong đó số lượng chiếm cả nước chiếm 93% tổng lượng xuất khẩu, đạt288.900 tấn, trị giá 382,77 triệu USD, tăng 12,8% về lượng nhưng giảm 8% về giá trị sovới quý 2 năm 2022

Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, Trung Quốc cũng triển khai nhiềuchương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, baogồm:

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại tạiTrung Quốc: Trung Quốc đã mời các doanh nghiệp Việt Nam tham giacác hội chợ, triển lãm thương mại tại Trung Quốc để tìm kiếm đối tác và

mở rộng thị trường

- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thương mại tại TrungQuốc: Trung Quốc đã cung cấp thông tin về các đối tác thương mại tiềmnăng tại Trung Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh: TrungQuốc đã tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo để giúp các doanh nghiệpViệt Nam nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh

6

Case study IP thanh toán quốc tế

-Kinh tếquốc tế 100% (1)

2

Trang 9

Dưới đây là một số chương trình hỗ trợ cụ thể của Trung Quốc dành chodoanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc:

- Chương trình xúc tiến thương mại hỗn hợp Việt Nam - TrungQuốc: Chương trình này được tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy thươngmại và đầu tư giữa hai nước Trong khuôn khổ chương trình, các doanhnghiệp Việt Nam sẽ được tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại tạiTrung Quốc và gặp gỡ các đối tác tiềm năng

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sangTrung Quốc: Chương trình này được triển khai bởi Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công Thương Việt Nam và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản vàthủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chươngtrình cung cấp các hỗ trợ về thông tin thị trường, đào tạo kỹ năng và kếtnối thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sảnsang Trung Quốc

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãmthương mại tại Trung Quốc: Chương trình này được triển khai bởi các

7

Trang 10

cơ quan xúc tiến thương mại của Trung Quốc Chương trình hỗ trợdoanh nghiệp Việt Nam về chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thươngmại tại Trung Quốc.

Những lợi thế trên đã giúp nông sản Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thịtrường Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn khác cần phải khắc phục

2) Khó khăn

Bên cạnh những lợi thế mà Việt Nam nắm bắt được, cũng cần lưu ý rằng việc xuấtkhẩu sang Trung Quốc không chỉ mang lại cơ hội mà còn đầy rẫm thách thức

II.1 Logistics nước ta còn nhiều hạn chế

Logistics nông nghiệp là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước nhưbảo quản, đóng gói, lưu kho, thông quan và luân chuyển sản phẩm Mục tiêu chính củaquá trình này là chuyển sản phẩm nông nghiệp từ nông dân đến người tiêu dùng một cáchhiệu quả và kịp thời nhất có thể Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics ViệtNam (VLA), có tới 95% doanh nghiệp logistics đang hoạt động trong nước là doanhnghiệp trong nước Tuy số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ,khả năng tiếp cận vốn, nhân lực và kinh nghiệm quốc tế còn hạn chế Hơn nữa, các công

ty dịch vụ logistics thiếu sự kết nối giữa các khâu trong chuỗi cung ứng và giữa mình vớicác doanh nghiệp xuất nhập khẩu Ngành logistics trong nước đang gặp những hạn chếđáng kể cả về mua và bán Ngoài ra, dịch vụ logistics cho nông sản trong nước còn nhiềubất cập Hệ thống kho bãi còn manh mún, cơ sở chế biến nông sản còn thiếu, chuỗi kholạnh chưa phổ biến, đặc biệt là đối với các hoạt động có quy mô nhỏ Mặc dù cả nước có

48 kho lạnh cung cấp dịch vụ bảo quản nông sản, thủy sản với sức chứa khoảng 700.000pallet và hàng nghìn kho lạnh khác với tổng sức chứa 2 triệu tấn sản phẩm nhưng các cơ

sở này chủ yếu phục vụ một số thị trường nhất định, chủ yếu là xuất khẩu Mặc dù cóhàng chục nghìn xe, container lạnh vận chuyển nông, thủy sản nhưng số lượng kho lạnh

8

Trang 11

vẫn chưa đáp ứng yêu cầu bảo quản nông, thủy sản xuất khẩu, bảo quản tươi sống và chếbiến.

Ngoài ra, hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu chưa đáp ứng đủ cho việc lưu trữhàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là kho lạnh Thiếu các thiết bị cần thiết để nâng, hạ,xếp, dỡ và vận chuyển hàng hóa Hiện nay, quá trình bốc dỡ nông sản chủ yếu được thựchiện thủ công, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm cũng như thươngmại quốc tế Cụ thể, trong thời điểm dịch Covid-19 phát sinh nhiều vấn đề, chi phí vậnchuyển, lưu kho, bãi bãi, thuê container rỗng để vận chuyển hàng hóa đều tăng lên đáng

kể, kéo theo chi phí logistics tăng đáng kể Thời gian gần đây, các ngành xuất khẩu đồ

gỗ, sản phẩm gỗ, gạo, hải sản, trái cây… gặp rất nhiều khó khăn khi không tìm đượccontainer để thuê, mặc dù giá thuê các loại container này đã tăng đáng kể so với trướcđây Việc thiếu cơ sở lưu trữ tại các khu vực sản xuất, kiểm soát biên giới và tắc nghẽngiao thông đã cùng nhau làm tăng chi phí hậu cần vốn đã cao ở Việt Nam

Trong năm 2021, trong bối cảnh COVID-19 vẫn đang hoành hành khắp thếgiới Là một trong những nước áp dụng chính sách “zero-COVID”, cho nên Trung Quốc

đã thường xuyên siết chặt các biện pháp kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới với ViệtNam nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Điều này đã gây ra nhiều khó khăn chohoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường tỉ dân, đặc biệt là các sảnphẩm nông nghiệp Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc vào đầu năm

2020, nước này đã đình chỉ hoạt động thông quan tại các cửa khẩu phụ, lối mở, chỉ chophép hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính ngạch Tuynhiên, ngay cả với các cửa khẩu này, Trung Quốc cũng đã tăng cường các hoạt độngphòng chống dịch, làm cho thời gian thông quan chậm hơn bình thường, khiến hàng hóacủa Việt Nam bị kẹt lại tại các cửa khẩu biên giới nhiều lần Tình trạng này càng trầmtrọng hơn vào những tháng cuối năm 2021 do đây là giai đoạn thu hoạch của nhiều loạinông sản của Việt Nam như thanh long, xoài, mít…và nhu cầu tiêu thụ cao dịp Tết củangười dân Trung Quốc Bên cạnh đó, do Trung Quốc áp dụng một số chính sách siết chặt

9

Trang 12

nhập khẩu từ ngày 01/01/2022, và thông báo sẽ tạm ngừng nhập khẩu hàng đông lạnhtrước và sau Tết Nguyên đán 2022, nên các doanh nghiệp Việt Nam đã vội vàng gửi hànghóa lên các cửa khẩu để kịp xuất khẩu trước thời hạn này Trong khi đó, Trung Quốc lạingừng thông quan tại một số cửa khẩu như Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh, Chi Ma(Lạng Sơn)… Ở một số cửa khẩu khác, Trung Quốc cũng đã thực hiện các biện phápkiểm soát hàng hóa nhập khẩu chặt chẽ hơn, bao gồm: kiểm tra, khử trùng hàng hóa,phương tiện vận chuyển từ Việt Nam… Điều này đã kéo dài thời gian thông quan, gây ratình trạng ùn ứ hàng hóa nghiêm trọng tại biên giới hai nước Có những cửa khẩu chỉ xử

lý được 20-25% lưu lượng thông quan hàng hóa so với bình thường Việc Trung Quốctạm dừng hoặc siết chặt các biện pháp nhập khẩu không những khiến hàng ngàn xe nôngsản bị “kẹt” tại các cửa khẩu, không thể giao hàng đúng hạn và bảo đảm chất lượng hànghóa (do hầu hết là những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, dễ bị hỏng), mà còn làmgiảm giá của nhiều loại nông sản, trái cây tươi trên thị trường trong nước, gây thiệt hạilớn cho người nông dân và các doanh nghiệp của Việt Nam Dù Trung Quốc đã bỏ chínhsách zero COVID-19 và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nông sản của ViệtNam sang thị trường này, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, tháchthức, bao gồm

- Rào cản kỹ thuật: Trung Quốc có hệ thống quy định chất lượng, an toànthực phẩm và vệ sinh dịch tễ khắt khe đối với các sản phẩm nông sảnnhập khẩu Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăntrong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc

- Thủ tục thông quan: Thủ tục thông quan hàng hóa qua biên giới giữaViệt Nam và Trung Quốc vẫn còn phức tạp và tốn thời gian Điều nàykhiến chi phí vận chuyển và logistics tăng cao, ảnh hưởng đến giá thànhsản phẩm

- Thị trường Trung Quốc đang dần bão hòa: Nhu cầu tiêu thụ nông sảncủa Trung Quốc đang có xu hướng chững lại, đặc biệt là đối với các mặt

10

Trang 13

hàng nông sản truyền thống Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Namcần tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu nông sản.

II.2 Trung quốc vươn lên thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam

Tính đến tháng 10 năm 2023, tình hình xuất khẩu nông sản của Trung Quốcvẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 9tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc đạt 170,6 tỷ USD,tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2022

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc bao gồm:

- Rau quả: Trung Quốc là nước xuất khẩu rau quả lớn thứ 6 thế giới.Trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả của TrungQuốc đạt 62,3 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2022

- Gạo: Trung Quốc là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới Trong 9tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Trung Quốc đạt 17,7

tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2022

Trung Quốc xuất khẩu nông sản sang nhiều thị trường trên thế giới nhưNhật Bản, Hoa Kỳ,Việt Nam… trong đó Việt Nam là thị trường lớn nhất Trong 9 thángđầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc sang Việt Nam đạt 17,6 tỷUSD, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc Việc TrungQuốc trở thành một thị trường xuất khẩu lớn có thể kể đến những nguyên do như: sựphục hồi kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nông sản trên thế giới, trong đó cónhu cầu nhập khẩu nông sản của Trung Quốc Thứ hai, giá nông sản thế giới tăng cao do

sự phục hồi kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nông sản trên thế giới, các yếu

tố thời tiết bất lợi như hạn hán, lũ lụt, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nhiềunước, dẫn đến nguồn cung nông sản khan hiếm Cuối cùng là chiến tranh Nga-Ukraine đãgián đoạn chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, dẫn đến giá nông sản tăng cao Những

11

Trang 14

nguyên nhân trên đã mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp Trung Quốc bán với giácao hơn, thu được lợi nhuận lớn và tăng khả năng cạnh tranh với nông sản các nước trênthế giới Ngoài những thuận lợi trên Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chínhsách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.

II.3 Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, công nghệ hiện đại manh mún

Tuy có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng nông sảnnhưng vẫn còn một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu để xuất khẩu Một trong số đó là sầuriêng - một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang TrungQuốc Tuy nhiên, sầu riêng của Việt Nam vẫn còn bị đánh giá là chưa đạt được yêu cầu

về độ thơm ngon và độ chín Nguyên nhân là do công nghệ sản xuất và chế biến sầu riêngcủa Việt Nam vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo quản và vận chuyển.Thứ hai quy trình kiểm soát chất lượng sầu riêng của Việt Nam vẫn còn chưa chặt chẽ.Cũng như sầu riêng, ca cao của Việt Nam vẫn còn bị đánh giá là chưa đạt được yêu cầu

về chất lượng, hương vị, Nguyên do cũng là những hạn chế về công nghệ sản xuất vàkiểm soát chất lượng như trên

Có thể thấy Trung Quốc là thị trường có yêu cầu cao và phức tạp về chấtlượng nông sản, với nhu cầu tiêu thụ đa dạng, bao gồm cả tiêu chuẩn về an toàn thựcphẩm Doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sảnphẩm, đặc biệt là các mặt hàng nông sản tươi sống và trong cả việc tìm hiểu thông tin vềthị trường Trung Quốc, bao gồm nhu cầu, thị hiếu, quy định, tiêu chuẩn,

2.4 Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc thay đổi theo hướng yêu cầu ngày càng cao

Chính phủ Trung Quốc ngày càng thực thi các quy định liên quan đến nhậpkhẩu hàng hóa và thúc đẩy thương mại chất lượng; đồng thời, cải tiến công tác quản lýtiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra kiểm dịch, an toàn vệ sinh cũng như công tác đăng kýhàng nhập khẩu và kiểm tra vùng trồng, thị trường đối với hàng sản xuất nói chung và

12

Trang 15

hàng nhập khẩu nói riêng Trong khi đó, nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam chưa kịpthay đổi, thích ứng với quy định mới của Trung Quốc, chất lượng chưa đồng đều, khâubảo quản sau thu hoạch còn thiếu, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu của Trung Quốc

về điều kiện xuất khẩu, an toàn vệ sinh thực phẩm Khi xuất khẩu trái cây tươi sang thịtrường Trung Quốc, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêmngặt liên quan đến kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc Bất kỳ

lô hàng nào có nguồn gốc từ các vùng trồng trọt hoặc cơ sở đóng gói chưa đăng ký màkhông có mã nhận dạng phù hợp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chấpnhận sẽ không được Tổng cục Hải quan cho phép nhập cảnh vào Trung Quốc Nếu mộtvật thể kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm được phát hiện trong một lô hàng, nó sẽ bị từchối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc phải xử lý kiểm dịch thực vật GACC sau đó sẽ thông báocho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tùy theo tình hình, có thể thực hiện cácbiện pháp tạm thời như đình chỉ nhập khẩu từ vùng trồng trọt (hoặc doanh nghiệp) có liênquan hoặc thậm chí đình chỉ toàn bộ việc nhập khẩu mặt hàng cụ thể đó từ Việt Nam Bất

cứ lô hàng nào từ Việt Nam có chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc các chất độc hại khácvượt quá tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của Trung Quốc sẽ bị loại bỏ hoặc từ chối Tổngcục Hải quan Trung Quốc (GACC) cũng sẽ thông báo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn và cũng có thể áp dụng các biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ khu vựctrồng trọt hoặc doanh nghiệp cụ thể đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí đình chỉ mọi hoạtđộng nhập khẩu Mặt hàng cụ thể này đến từ Việt Nam và các hành động được thực hiện

sẽ tùy thuộc vào tình hình hiện tại

Các quy định cập nhật của Trung Quốc nhằm đảm bảo an toàn cho thựcphẩm nhập khẩu sẽ được triển khai vào ngày 1 tháng 1 năm 2022 Những chính sách mớinày sẽ tác động đến các nhà xuất khẩu thực phẩm Việt Nam sang Trung Quốc, vì họ sẽphải đăng ký với Hải quan Trung Quốc, tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm và trảiqua các đánh giá để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Những yêu cầu

bổ sung này chắc chắn sẽ tạo ra trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sangthị trường Trung Quốc

13

Trang 16

Trong phần này, chúng ta đã xem xét những khó khăn mà ngành xuất khẩu nôngsản Việt Nam đối mặt trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc Dù rằng có tiềm năng lớn,xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức cần được vượt qua Và

để biết làm thế nào để giải quyết được những khó khăn trên, hãy cùng tìm hiểu đếnnhững giải pháp sau

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN TẠI CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC

Để đối mặt với những khó khăn gây cản trở việc xuất khẩu nông sản, Việt Namcần phải áp dụng những giải pháp dưới đây

1 Phát triển logistics trong nông nghiệp - giải pháp nâng cao giá trị nông sản

Để đảm bảo dòng chảy thông suốt và gia tăng giá trị của chuỗi cung ứngnông nghiệp, tính đồng bộ trong phát triển hệ thống logistics là điều cần thiết Điều nàykhông chỉ đòi hỏi các chính sách quốc gia mà còn cần tăng cường đầu tư từ doanh nghiệp

và hỗ trợ nông dân trong việc tạo ra một hệ sinh thái từ sản xuất đến thương mại, baogồm các nền tảng hậu cần và nông nghiệp trong tương lai Các cảng nước sâu và cảng lớnphải tiếp tục cải thiện và duy trì cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống giao thông để tiếp nhậncác tàu lớn hơn và đảm bảo hoạt động hiệu quả để phương tiện giao thông thông suốt.Bằng cách đó, thời gian vận chuyển và chi phí cho các sản phẩm nông nghiệp có thể giảmđược Để đảm bảo chất lượng nông sản tươi sống và nâng cao giá trị, cần quy hoạch vàthu hút đầu tư các trung tâm hậu cần nông sản, kho lạnh phục vụ phân loại, bảo quản, sơchế Để tăng cường cơ sở hạ tầng logistics cho nông sản, nên tăng cường đầu tư, đặc biệt

là ở các vùng tập trung sản xuất nông nghiệp Cần ưu tiên phát triển các chuỗi lạnh nhưcontainer lạnh, xe đông lạnh, kho lạnh Ngoài ra, việc thành lập các nhà máy chế biến,vùng nguyên liệu quy mô lớn là cần thiết để phục vụ nhu cầu xuất khẩu

14

Trang 17

Để giảm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh và đạt được nền nôngnghiệp bền vững, điều quan trọng là phải có các chính sách và mô hình được quy hoạchtốt để thiết lập chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn diện Chuỗi cung ứng này phải trải dài

từ khâu trồng và thu hoạch đến mua hàng, vận chuyển, làm sạch, lưu kho, thông quan vàxuất khẩu

Việc hình dung lại các chợ đầu mối và trung tâm hậu cần nông nghiệp đòihỏi phải tập trung vào nguồn cung ứng và thị trường đầu tư cũng như đảm bảo chấtlượng, vệ sinh, an toàn của nông sản Để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, việcxây dựng các trung tâm kiểm định, trung tâm chiếu xạ tại các vùng nông nghiệp chiếnlược là cấp thiết

Cải thiện kết nối đường thủy và đường cao tốc, tận dụng tốt đường sắt, pháttriển hậu cần hàng không, nâng cao sức mạnh tổng thể của hậu cần

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản, đặc biệt là hàngxuất khẩu của Việt Nam Củng cố hơn nữa đội ngũ các công ty dịch vụ logistics Khi độingũ doanh nghiệp logistics trong nước mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sẽ thúc đẩyhiệu quả nhiều hoạt động kinh tế nông nghiệp

Ngoài ra, thị trường nội địa hiện nay ngày càng phát triển và các cửa hàngtiện lợi cũng tăng lên nhanh chóng kéo theo nhu cầu vận chuyển các sản phẩm cần bảoquản lạnh như sữa, rau, thịt, cá, hoa… Điều cần thiết là phải kết hợp chuỗi cung ứng lạnhvào quy trình sản xuất Bằng cách đó, người ta có thể quản lý và điều chỉnh hiệu quảnhiệt độ cần thiết để có chất lượng sản phẩm tối ưu Chuỗi cung ứng lạnh còn có thể kéodài thời gian bảo quản thực phẩm và duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình vậnchuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến nhà phân phối và bán lẻ Cuối cùng, điều này hỗtrợ việc phát triển và đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng hàng đầu cho tiêudùng trong nước

15

Trang 18

Trong hoàn cảnh hiện nay, các chuyên gia đề xuất ngành hàng hóa nên thựchiện các hành động nhằm thiết lập cầu nối liên lạc giữa các nhà cung cấp vận tải biểnchính trong nước và quốc tế nhằm ổn định giá cước vận chuyển hàng hóa Các cơ quan,ban, ngành chủ quản phải nhanh chóng hỗ trợ, hướng dẫn nông dân và các doanh nghiệpchuyên xuất khẩu nông sản Sự hỗ trợ này sẽ hỗ trợ việc khám phá các kênh tiếp thị mới

và đa dạng, đảm bảo rằng việc lưu thông nông sản sẽ không làm gián đoạn chuỗi cungứng

Việc khai trương đoàn tàu chở container lạnh ngày 14/07/2023 tại ga liênvận quốc tế Sóng Thần (tỉnh Bình Dương) đi Trung Quốc đã mở ra cơ hội mới cho doanhnghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam Ông Bùi Chí Tân, doanh nghiệp xuất khẩu sầuriêng sang Trung Quốc, cho biết thời gian vận chuyển hàng hóa từ ga Sóng Thần đến các

ga trong nội địa Trung Quốc mất khoảng 7-10 ngày, nhanh hơn nhiều so với vận chuyểnbằng đường biển, đường bộ Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển vànâng cao tính cạnh tranh

2 Khôi phục hoạt động thông quan tại các cửa khẩu đang tạm dừng, tăng cường năng suất, thời gian hoạt động của các cơ quan, đơn vị tại cửa khẩu

Để khôi phục thông quan hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu, các cơ quanchức năng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp như tăng cường phối hợp giữa các cơ quanchức năng hai bên Các cơ quan chức năng đã thường xuyên trao đổi, hội đàm để thốngnhất các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa Cụ thể,hai bên đã thống nhất:

- Sớm khôi phục phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống như thờiđiểm trước khi phát sinh dịch Covid-19 Cụ thể, Lạng Sơn là tỉnh cónhiều cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, trong đó cửa khẩu Tân Thanh

và Hữu Nghị là hai cửa khẩu chính Trong năm 2023, hoạt động thôngquan hàng hóa qua các cửa khẩu Lạng Sơn đã có những chuyển biến tích

16

Trang 19

cực, đặc biệt là sau khi Trung Quốc khôi phục lại hoạt động xuất, nhậpcảnh và phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống Trên địa bàn tỉnhLạng Sơn hiện có 5/12 cửa khẩu hoạt động thông quan hàng hóa Hiệusuất thông quan đã cơ bản khôi phục như thời điểm trước khi phát sinhdịch Covid-19, lượng phương tiện chở hàng hóa xuất, nhập khẩu thôngquan trung bình đạt hơn 1.000 lượt xe/ngày, cao điểm lên tới hơn 1.100lượt xe/ngày.

- Tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện để đảm bảo thông quan hànghóa nhanh chóng, thông suốt Nhằm nâng cao năng lực thông quan hànghóa xuất nhập khẩu, Cục Chức năng cảng quốc tế Hữu Nghị thống nhất

bố trí công chức, viên chức, người lao động làm việc cả ngày vào buổitrưa trong các tuần bắt đầu từ ngày 6/4/2023 để giải quyết hành chính.thủ tục và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu Hiệnnay, hiệu suất thông quan bình quân là 650 xe/ngày, trong đó xuất khẩukhoảng 250 xe/ngày và nhập khẩu khoảng 400 xe/ngày.Thống nhất cácquy định về kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanhnghiệp

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Các cơ quan chức năng đãđẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông quan,như: xây dựng hệ thống thông tin quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu; tíchhợp hệ thống thông tin của các cơ quan chức năng để giảm thiểu thủ tụchành chính, sử dụng các thiết bị quét mã vạch, mã QR để kiểm tra hànghóa

Qua thực tiễn, có thể thấy những giải pháp được áp dụng với tỉnh Lạng Sơn

đã làm hoạt động thông quan hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu đã có những chuyểnbiến tích cực Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang TrungQuốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn đã đạt hơn 21,6 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm2022

17

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w