LỜI CẢM ƠNTrong quá trình hoàn thành đề tài :‘’ Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ‘’.Em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến sâu sắc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
A.LỜI MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
1.1 Khái niệm “cạnh tranh”
1.1.1.Cạnh tranh là gì ?
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
1.1.3 Vai trò của canh tranh
1.1.4 Quy luật của cạnh tranh
1.2 Khái quát về độc quyền 1.1.1 Khái niệm “Độc quyền”
1.1.2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
1.1.3 Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường dang thieu m 1.3 Tại sao tồn tại hai yếu tố cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường ?
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay
2.1.1 Kết quả đạt được
2.1.2 Hạn chế
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ CHỐNG CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1 Một số biện pháp duy trì cạnh tranh trong nền kinh tế
3.1.1 Về phía nhà nước
3.1.2 Về phía doanh nghiệp
3.2 Một số giải pháp chống độc quyền cho nền kinh tế
C KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành đề tài :‘’ Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ‘’.Em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến sâu sắc đến giảng viên cô Nguyễn Thị Thanh Hiếu đã tận tâm, tận tình truyền đạt cho em những nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết, cùng những bài học hữu ích và quý báu giúp em hoàn thiện bài tập lớn này
Trong quá trình bản thân em nỗ lực nghiên cứu và hoàn thành bài tập lớn song kĩ năng của em còn hạn chế và gặp những khó khăn trong quá trình làm bài Vậy nên trong bài có những sai sót em rất mong nhận được đóng góp ý kiến và phản hồi từ phía cô để bài tập lớn của em được hoàn thiện và cá nhân em sẽ có thêm những bài học và kinh nghiệm để phát triển bản thân mình ạ.Em xin chân thành cảm ơn
Em xin chúc cô luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc và cuộc sống
Trang 4A.LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận qui luật của nền kinh tế thị trường là điều không thểtránh khỏi trong đó có quy luật cạnh tranh.Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh
tế thị trường Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế Nhưng bên cạnh những thành tựu to lớn đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những thách thức to lớn đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng ( là thành viên của nhiều ổ chức như ASEAN,
APEC,WTO,AFTA ) thì nước ta cần có một nền kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước đang phát triển với những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn , hướng tới trở thành quốc gia có thu nhập cao từ năm 2045
Ở Việt Nam mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã được Đảng ta đã chính thức lựa chọn và chỉ đạo tổ chức thực hiện từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 Và tới nay đã qua 37 năm thực hiện đổi mới đất nước có nền kinh tế tụt hậu kém phát triển trở thành một nước có tiềm năng và nhiều thành tích nổi bật Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao và cải thiện rất nhiều so với trước, nền kinh tế có nhiều triển vọng phát triển
Tuy nhiên ngoài những thành tựu đó thì chúng ta còn gặp không ít những khó khăn, như làtốc độ tăng trưởng những năm gần đây ngày một chậm dần, tỉ lệ tệ nạn xã hội tăng, tham nhũng trong kinh tế còn là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận Trong khi cạnh tranh làm nên
sự phát triển, độc quyền có thể gây ra những hệ quả tiêu cực Nếu một số doanh nghiệp hoặc tập đoàn đạt được độc quyền trong một ngành công nghiệp cụ thể, điều này có thể dẫn đến giá
cả không hợp lí, thiếu sự lựa chọn cho người tiêu dùng và gây ra sự chậm trễ trong sự đổi mới
và tiến bộ Để đảm bảo sự cân bằng và sự phát triển bền vững, cần có các biện pháp kiểm soát
và giám sát độc quyền , đồng thời khuyến khích sự tham gia của các doanh ngiệp vừa và nhỏ,
từ đó tạo ra một môi trường lành mạnh và có lợi cho tất cả các bên liên quan
Vì vậy em lựa chọn đề tài nghiên cứu : Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Để có thể đưa ra giải pháp nào cho Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời kìm hãm, kiểm soát sự độc quyền Đưa đất nước ngày một phát triển vững mạnh
Trang 5B.NỘI DUNG CHƯƠNG I.
1.1.Khái niệm “Cạnh tranh”.
1.1.1 Cạnh tranh là gì ?
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển cho rằng cạnh tranh là quá trình bao gồm hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra trong mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình Cạnh tranh trong hàm nghĩa kinh tế học là quá trình tranh đấu tiến hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiện mục đích kinh tế và mục tiêu đã định của bản thân Động lực nội tại của cạnh tranh là lợi ích kinh tế của tự thân chủ kinh tế, biểu hiện cụ thể trong quá trình cạnh tranh là giữ hoặc mở rộng mức chiếm hữu của thị trường, gia tăng mức tiêu thụ, nâng cao lợi nhuận Áp lực bên ngoài của cạnh tranh là đọ sức kịch liệt giữacác đối thủ cạnh tranh, kẻ thất bại sẽ bị đào thải
Theo C.Mác : “Cạnh tranh là ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ” Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư
bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra qui luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỉ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành hệ thống giá cả trên thị trường Qui luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá cả và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán giá trị hàng hóa dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận
Ở Việt Nam đề cập đến “Cạnh tranh là gì ? ” một số nhà khoa học cho rằng cạnh tranh làvấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa – dịch vụ (mua và bán) Mục đich trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố “đầu vào” trong chu trình sản xuất – kinh doanh và nâng cao giá đầu ra, sao cho giành được lợi nhuận tối ưu nhất với một mức chi phí bỏ ra là thấp nhất
Như vậy qua khái niệm đã được nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ : “Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế của các chủ thể khi tham gia thị trường”.
Trang 61.1.2 Phân loại cạnh tranh.
Có nhiều hình thức được dùng để phân loại cạnh tranh bao gồm : căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi của ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh
Xét theo chủ thể cạnh tranh có những cạnh tranh giữa người sản xuất với nhau, cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh giữa những người mua với nhau, cạnh tranh giữa người bán và người mua
Xét theo mục tiêu kinh tế của chủ thể thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành mà các nhà kinh tế học chia thành hai hình thức là “cạnh tranh dọc” và “cạnh tranh ngang ”
Cạnh tranh dọc : Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau Cạnh tranh dọc làm cho thay đổi giá bán và doanh nghiệp sẽ có “điểm dừng” Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một giá thị trường thống nhất và doanh nghiệp nào có chi phí bình quân cao sẽ bị phá sản, còn các doanh nghiệp mà có chi phí bình quân thấp sẽ thu
về lợi nhuận cao và tăng trưởng
Cạnh tranh ngang : Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất như nhau Do đặc điểm này nên sẽ không có doanh nghiệp nào bị loại khỏi thị trường song giá
cả thấp ở mức tối đa, chỉ có người mua hưởng lợi nhiều nhất còn lợi nhuận doanh nghiệp giảm dần Sau một thời gian nhất định sẽ xuất hiện khuynh hướng : hoặc tìm cách giảm chi phí bằng cách nâng cao năng lực quản lí, tổ chức và hiện đại hóa công nghệ , hoặc là liên minh với nhau bán hàng hóa giá cao, giảm lượt bán tiến tới độc quyền
Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh thì ta có cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh Trong nền kinh tế các chủ thể sẽ sử dụng mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình( healthy competition ) Có những biện pháp cạnh tranh hợp pháp lành mạnh Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương, không vươn lên bằng chính năng lực của mình được gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh ( Unfair competition )
Xét theo hình thái cạnh tranh thì có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition ) hay còn gọi là cạnh tranh thuần túy ( Pure competition ) là tình trạng cạnh tranh mà giá của một hình thái không đổi trong toàn bộ các nơicủa thị trường do có nhiều người bán và nhiều người mua, họ có đủ thông tin về các điều kiện của thị trường Trên thực tế là đời sống kinh tế, rất ít tồn tại hình thái cạnh tranh hoàn hảo này
Trang 7Cạnh tranh không hoàn hảo ( Imperfect competition ) là hình thái chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất và kinh doanh Ở đó các nhà bán hàng đủ mạnh để chi phối giá cả hàn hóa của mình trên thị trường hoặc từng khu vực cụ thể Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra hai loại : độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền Độc quyền nhóm là một ngành chỉ có số ít người sản xuất và họ đều nhận thức được giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành đó Cạnh tranh mang tính độc quyền là một ngành có nhiều người bán, sản xuất ra những sản phẩm dễ thay thế cho nhau, mỗi hãng chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình ở một mức nhất định.
Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa thì còn có cạnh tranh trước khi bán
và trong khi bán hàng và cạnh tranh cả sau khi bán hàng
Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn có thể xét theo một số tiêu chí khác nữa : điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng,văn hóa ở từng dân tộc, khu vực, quốc gia trên thế giới; cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnhtranh giữa cộng đồng, các vùng có phong tục tập quán sản xuất khác nhau
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất tiêu thụ hàng hóa, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực để phát triển kinh
tế Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua các chức năng sau :
Thứ nhất cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh : cạnh tranh trong nội bộ ngành
và cạnh tranh giữa các ngành với nhau Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ của một ngành là thực sự cạnh tranh nhằm nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường củatừng loại mặt hàng Đó là giá trị của hàng hóa được tính dựa vào điều kiện của sản xuất trung bình sẽ bị thiệt hại hay lỗ vốn Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng, sản phẩm khác nhau Mục đích của cạnh tranh này
là tìm được nơi đầu tư có lợi hơn Các doanh nghiệp tự do di chuyển trung bình của mình từ ngành này sang ngành khác Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hóa và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường Với giátrị hàng hóa cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc làm ăn không hiệu quả Từ đó sẽ có những trong thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư những ngành khác với
Trang 8lượng tư bản khác nhau.
Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu qu ả xã hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết
Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị
trường, khi cung một hàng nào đó lớn hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn không có hiệu quả và
bị phá sản Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có được lượng hàng hoá tung
ra thị trường Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội Điều này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo
và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước
Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệpsản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của mình Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người mới trong
xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ thắng và người thua Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả Kẻ yếu thì bị phá sản Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồnlực xã hội Do đó muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn
mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo
1.1.4 Quy luật của cạnh tranh
Trang 9Bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa nào đó có trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh Đây là một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa Khái niệm cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội.
Theo Mác :“ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng háo để thu được lợi nhuận siêu ngạch ”.
Nội dung của quy luật cạnh tranh là : Trong nền sản xuất hàng hóa, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên với những người sản xuất hàng hóa Qui luật cạnh tranh xuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hóa, qui luật cùng giá trị
1.2 Khái quát về độc quyền
1.2.1 Khái niệm độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh C.Mác đã dự báo rằng :” Tự do cạnh tranh
đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền “
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn có khả năng thâu tóm việc sản xuất
và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
Trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra các tổ chức độc quyền.Độc quyền có thể được coi là kết quả cực đoan của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do kinh tế khi không có bất kỳ hạn chế hoặc rào cản nào Nhờ thế, một công ty hoặc một nhóm các doanh nghiệp có thể tự do phát triển, trở nên đủ lớn để sở hữu tất cả hoặc gần như toàn bộ thị trường (hàng hóa, vật tư, hàng hóa, cơ sở hạ tầng và tài sản) cho một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Thuật ngữ độc quyền thường được sử dụng để mô tả một thực thể
có quyền kiểm soát toàn bộ hoặc gần như toàn bộ thị trường, thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường
1.2.2 Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền Các tổ chức xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau :
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học – kỹ
thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ cao Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi các doanh nhiệp phải có nguồn vốn lớn, tuy nhiên một số doanh nghiệp không thể đáp ứng được Vì vậy các doanh nghiệp phải đẩy nhanh
Trang 10quá trình tích tụ và tập trung san xuất, hình thành những doanh nghiệp có quy mô lớn Trong điều kiện phát triển của khoa học – kỹ thuật cùng với sự tác tộng của các quy luật kinh tế thị trường, như : quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất ngày càngmạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Hai là, do cạnh tranh, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô
tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành công nghiệp
Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một số sống
sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, các daonh nghiệp lớn còn tồn tại hình thành các doanh nghiệp độc quyền do đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất Tín dụng tư bảnchủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền Khi các daonh nghiệp độc quyền xuất hiện họ có thể ấn định giá cả độc quyền mua, độc quyền bán
để thu về lợi nhuận độc quyền cao
Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau
ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền
1.2.3 Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường
Độc quyền đối với nền kinh tế tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và khai thác các hoạt động qua học – công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Tuy nhiên, độc quyền cũng làm xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo hây nên thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và xã hội
- Những tác động tích cực:
+ Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học
kỹ thuật, thức đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao Do đó, các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học
Trang 11kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật Tuy nhiên, đây chỉ là khả năng, còn khả năng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc và nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh
tế của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường
+ Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổchức độc quyền
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chiphí sản xuất, do đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh + Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại
Với ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn vào trong tay mình, nhất là sức mạnh
về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn, do đó thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô
lớn, hiện đại VILênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độc quyền
và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”.
+ Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu, phát minh,sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ bị lung lay Do vậy, mặc dù có khả năng về nguồn lực tài chính tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không tích cực thực hiện các công việc đó Điều này chứng tỏ, độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo
đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội
+ Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo
Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhânviên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành