1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Uản Lý Hoạt Động Thương Mại Trên Các Trang Mạng Xã Hội.pdf

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Thương Mại Trên Các Trang Mạng Xã Hội
Tác giả Phan Phương Linh, Hoàng Đức Anh, Bùi Ngọc Linh, Nông Lưu, Bảo Trân, Thái Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, Lục Ý Nhi, Nguyễn Thanh Hiền, Trần Văn Đức Anh, Bùi Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Diễm Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 295,55 KB

Nội dung

Nhóm thứ nhấtnhất là các thông tin đăng tải bình thường của người dùng - Tiêu chuẩn cộng đồng1: Trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn vì các quy định về kiểm duyệt nội dung này

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1

Nhóm 06 Lớp: N06.TL1

Hà Nội - 2023

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Đề bài: Quản lý hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA

LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: …/11/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 06 Lớp: N06.TL1 Khoa: Luật

Tổng số sinh viên của nhóm: 11

+ Có mặt:

+ Vắng mặt: Có lý do: ……… Không có lý do: ……

Đề bài: Quản lý hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội.

1 Tìm thông tin về thực trạng của vấn đề;

2 Lựa chọn nội dung cần quy định trong văn bản;

3 Sắp xếp và nhóm những vấn đề xung quanh chủ đề theo trật tự logic;

4 Xác định chủ thể và loại văn bản quy phạm pháp luật phù hợp;

5 Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để giải quyết vấn đề

2

Trang 3

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM

BÀI TẬP NHÓM

Họ và tên MSSV

Đánh giá của

SV SV ký

tên

Đánh giá của GV

số

Điểm chữ

GV ký tên

1 Phan Phương Linh 471158

2 Hoàng Đức Anh 471159

3 Bùi Ngọc Linh 471160

4 Nông Lưu Bảo Trân 471161

5 Thái Thị Thanh Hà 471162

6 Nguyễn Thị

Diễm Quỳnh 471163

7 Lục Ý Nhi 471164

8 Nguyễn Thanh Hiền 471165

9 Trần Văn Đức Anh 471166

10 Bùi Nguyễn

Tiến Dũng 471167

11 Vũ Diễm Quỳnh 471168

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

A Thông tin sinh viên: tại Biên bản xác định mức độ tham gia và kết quả tham

gia làm bài tập nhóm

B Phân công làm báo cáo

3

Trang 4

Họ và tên MSSV Công việc

được giao

Đánh giá Đúng hạn

Chất lượng

1 Phan Phương Linh 471158 Câu 2, câu 4, câu 5

2 Hoàng Đức Anh 471159 Câu 2, câu 4, câu 5

3 Bùi Ngọc Linh 471160

Mở đầu, câu 2, lý do chọn thực trạng, câu 5, kết luận

4 Nông Lưu

Bảo Trân 471161 Câu 2, câu 4, câu 5

5 Thái Thị

Thanh Hà 471162

Câu 1, câu 2, câu 5, thuyết trình

6 Nguyễn Thị

Diễm Quỳnh 471163

Câu 2, câu 3 , câu 5, powerpoint

7 Lục Ý Nhi 471164

Câu 2, câu 3, câu 5, tổng hợp nội dung, word

8 Nguyễn

Thanh Hiền 471165

Câu 1, câu 2, câu 5, thuyết trình

9 Trần Văn

Đức Anh 471166

Câu 2, lý do chọn thực trạng, câu 3, câu 5

10 Bùi Nguyễn

Tiến Dũng 471167

Câu 1, câu 2, lý do chọn thực trạng, câu 5

11 Vũ Diễm Quỳnh 471168 Câu 1, câu 2, câu 3,

câu 5

1 Kếết qu đi m bài viếết:ả ể

- Giáo viến chấếm th nhấết: ứ

……

- Giáo viến chấếm th hai: ứ

……

2 Kếết qu đi m thuyếết ả ể

4

Hà Nội, ngày … tháng 11 năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

- Giáo viến cho thuyếết trình:

3 Đi m kếết lu n cuốếi cùng:ể ậ - Giáo viến đánh giá đi m ể cuốếi cùng: ……

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7

MỞ ĐẦU 8

NỘI DUNG 8

1 Tìm thông tin về thực trạng của vấn đề 8

2 Lựa chọn nội dung cần quy định trong văn bản 10

3 Sắp xếp và nhóm những vấn đề xung quanh chủ đề theo trật tự logic 10

4 Xác định chủ thể và loại văn bản quy phạm pháp luật phù hợp 11

5

Trang 6

5 Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để giải quyết vấn

KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

6

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hi uệ Nguyên nghĩa

4 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

5 UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội

7

Trang 8

MỞ ĐẦU

HĐTM tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn bùng nổ với tăng trưởng hàng năm ở mức rất cao Hoạt động giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ thông qua

phương tiện là MXH hiện cũng đang thu hút số lượng rất lớn các cá nhân, doanh nghiệp Tuy nhiên, việc quản lý còn đang gặp nhiều khó khăn do các quy định còn chung và nhiều vấn đề chưa được đề cập Hơn nữa, do thực tiễn HĐTM trên internet phát triển quá nhanh nên nhiều quy định đã trở nên lạc hậu, khiến cho việc quản lý còn nhiều khó khăn Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp những thông tin thực tiễn về các cơ chế quản lý phù hợp cho các hoạt động này

NỘI DUNG

1 Tìm thông tin về thực trạng của vấn đề

1.1. Nghĩa vụ kiểm soát thông tin đăng tải

Các nội dung thương mại đăng tải trên MXH có thể được phân thành 2 nhóm Nhóm thứ nhấtnhất là các thông tin đăng tải bình thường của người dùng - Tiêu chuẩn cộng đồng1: Trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn vì các quy định về

kiểm duyệt nội dung này không được cụ thể hóa, doanh nghiệp buộc phải tự phán đoán

để tuân thủ, cụ thể: Thứ nhất, dù các doanh nghiệp đều hiểu rằng cần loại bỏ thông tin

về các hàng hóa, dịch vụ bị cấm, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu hết

phạm vi bị cấm là gì Thứ hai, quy định về cấm thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản

phẩm, hàng hóa tại Luật An ninh mạng khiến nhiều mạng xã hội gặp khó khăn khi áp dụng Các mạng xã hội không rõ ràng để phân biệt đâu là thông tin bịa đặt, thông tin sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa

Nhóm thứ hai là các thông tin sử dụng chức năng chuyên biệt hỗ trợ thương mại trên các trang MXH - Tiêu chuẩn thương mại: Nghị định số 52/2013/NĐ-CP yêu cầu các sàn giao dịch thương mại phải xây dựng quy chế hoạt động của sàn Điều 38 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về nội dung của Quy chế hoạt động thì không có nội dung nào trực tiếp nói về các thông tin bị loại bỏ trên sàn thương mại điện tử Tuy nhiên, quy chế này phải có các nội dung về “Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch” Đây có thể coi là

cơ sở của việc xây dựng tiêu chuẩn thương mại của mỗi sàn giao dịch thương mại và các MXH có chức năng hỗ trợ thương mại

1.2. Kiểm tra, giám sát nội dung thương mại trên mạng xã hội

1 Hiện nay, các MXH thường không có khả năng phân loại thông tin nào mang tính thương mại với các thông tin phi thương mại khi người dùng vẫn có thể tận dụng các chức năng đăng tải thông tin bình thường để đăng tải những thông tin mang tính thương mại nên sẽ áp dụng cơ chế quản lý chung theo các quy định về kiểm soát thông tin của mạng xã hội - hay còn gọi là các tiêu chuẩn cộng đồng;

8

Trang 9

Hiện nay, Nghị định 72/2013/NĐ-CP yêu cầu các trang MXH phải “Thiết lập

cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm (bộ lọc)” Tuy nhiên, Nghị định không có quy định chi tiết hơn2 Trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số

khó khăn đối với các MXH trong việc xây dựng và vận hành các công cụ tự động này:

Thứ nhất, tình trạng người dùng cố gắng biến tấu các chữ viết hoặc sử dụng ký

hiệu để vượt qua công cụ chặn từ khóa khiến các MXH rất vất vả trong việc bổ sung thêm các từ khóa bị cấm

Thứ hai, việc phát triển các công cụ phân tích hình ảnh, âm thanh, video tương

đối vất vả đối với nhiều MXH quy mô nhỏ

Nhiều đối tượng lợi dụng để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn

gốc: HĐTM đang phát triển mạnh mẽ, khiến nhiều đối tượng lợi dụng để kinh doanh

hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng công khai trên các trang MXH gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến môi trường kinh doanh chung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng

1.3. Thông tin khai báo và xác thực người dùng thương mại

Theo quy định tại Điều 1.10 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung của Nghị định 72/2013/NĐ-CP)3, việc xác thực thông tin người dùng phải được thực

hiện qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc hộp thư điện tử Trong khi đó, quy định

về xác thực người dùng của sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP4, các HĐTM phải có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại được thực hiện

chính xác, đầy đủ Việc yêu cầu các MXH phải ghi nhận số chứng minh nhân dân hoặc

giấy tờ tương đương của người dùng dường như không thực sự hiệu quả Hiện nay, khá nhiều MXH phổ biến tại Việt Nam không có yêu cầu này khi mở tài khoản

1.4. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước

Trong nhiều trường hợp các CQNN Việt Nam gửi yêu cầu đến cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MXH Hai nhóm yêu cầu thường thấy nhất là (1) yêu cầu gỡ

bỏ nội dung vi phạm và (2) yêu cầu cung cấp thông tin người dùng thuộc diện dữ liệu được bảo vệ Trao đổi với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thì đa số các doanh

2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP không có quy định nghĩa vụ phải có bộ lọc đối với sàn giao dịch thương mại điện

tử Trên thực tế có rất nhiều các nền tảng MXH, sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn chủ động thực hiện công việc này nhằm tự bảo vệ các người dùng khác và để tránh bị xử lý từ phía CQNN;

3 “Các mạng xã hội trong nước phải thu thập các thông tin của người dùng, gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có).”;

4 “Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc và địa chỉ thường trú của cá nhân; số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác.”;

9

Trang 10

nghiệp đều thể hiện tinh thần sẵn sàng hợp tác với các CQNN Tuy nhiên, do các quy định pháp luật chưa rõ ràng nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuân thủ5

2 Lựa chọn nội dung cần quy định trong văn bản

Các nền tảng MXH của Việt Nam đã trở thành kênh quan trọng để các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình, điều quan trọng là phải thiết lập các khung pháp lý để xác minh và giám sát nội dung HĐTM Hàng giả, hàng nhái không

rõ nguồn gốc ngày càng được buôn bán trên MXH, gây ra mối đe dọa không nhỏ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinh tế Bằng cách xây dựng luật về kiểm tra và giám sát nội dung HĐTM trên MXH, thực thi nghĩa vụ kiểm soát thông tin đăng tải và trấn áp hoạt động buôn bán hàng giả, các chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính liêm chính, minh bạch trong bối cảnh kỹ thuật số

HĐTM trên các trang MXH hiện nay đem đến không ít mặt trái, ngoài các tiện lợi mà nó đem lại Như chúng ta đã biết, nguy cơ lớn nhất khi giao dịch trên MXH là

sự ẩn danh, nếu sự cố xảy ra, nếu không xác định được danh tính người dùng, bên cung cấp dịch vụ sẽ rất khó có biện pháp bảo vệ quyền lợi người dùng Việc khai báo

và xác thực tài khoản, trong trường hợp rủi ro phát sinh, bên cung cấp dịch vụ sẽ truy cứu và sẽ được đảm bảo giao dịch đúng chính chủ, đồng thời bên cung cấp dịch vụ cũng sẽ bảo vệ quyền lợi người dùng tốt hơn và hạn chế được các hành vi tội phạm

Việc thực hiện yêu cầu của CQNN đối với HĐTM trên MXH ngày nay là vô cùng cần thiết do sự tác động ngày càng tăng của quảng cáo kỹ thuật số và thương mại điện tử đối với người tiêu dùng Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, đặc biệt là việc tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, tăng tính thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

3 Sắp xếp và nhóm những vấn đề xung quanh chủ đề theo trật tự logic

Nội dung bao gồm 07 Chương, 70 Điều, quy định về “Quản lý HĐTM trên các trang MXH”:

Chương I: gồm 14 Điều, từ Điều 01 đến Điều 14 quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; khái niệm HĐTM trên các trang MXH; các nguyên tắc HĐTM; các hình thức tổ chức HĐTM; điều kiện tổ chức; thủ tục đăng ký; thẩm quyền cấp đăng ký; công khai thông tin đăng ký; các hành vi bị cấm; biện pháp

xử lý; nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về HĐTM trên các trang MXH

- HĐTM trên MXH là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của các hoạt động mua và bán hàng trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội bằng phương tiện có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác

5 Hiện nay, có rất nhiều văn bản pháp luật yêu cầu các MXH phải cung cấp thông tin cho CQNN hoặc gỡ bỏ thông tin đã đăng tải khi có yêu cầu Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 52/2013/NĐ-CP đều có các quy định mang tính nguyên tắc về vấn

đề này Tuy nhiên, đi vào chi tiết thì hiện không có quy định cụ thể và có sự chồng chéo giữa các quy định.

10

Trang 11

- Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về một số điều và biện pháp thi hành HĐTM trên các trang MXH bao gồm: kiểm soát thông tin đăng tải; kiểm tra, giám sát nội dung; bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện yêu cầu của CQNN trong HĐTM trên các trang MXH

- Đối tượng áp dụng: Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến HĐTM trên MXH tại Việt Nam

Chương II: gồm 20 Điều, từ Điều 15 đến Điều 34 quy định về kiểm soát thông tin đăng tải HĐTM trên các trang MXH: Thông tin hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ khuyến mại

và thương nhân, tổ chức, cá nhân nước ngoài HĐTM trên trang MXH tại Việt Nam Chương III: gồm 05 Điều, từ Điều 35 đến Điều 39 quy định về kiểm tra, giám sát nội dung HĐTM trên các trang MXH

Chương IV: gồm 12 Điều, từ Điều 40 đến Điều 51 quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong HĐTM trên các trang MXH

Chương V: gồm 09 Điều, từ Điều 52 đến Điều 60 quy định về giải quyết tranh chấp, thanh tra và kiểm tra, xử lý vi phạm HĐTM trên các trang MXH

Chương VI: gồm 07 Điều, từ Điều 61 đến Điều 67 quy định về thực hiện yêu cầu của CQNN

Chương VII: gồm 03 Điều, từ Điều 68 đến Điều 70 quy định về điều khoản thi hành: Hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành

4 Xác định chủ thể và loại văn bản quy phạm pháp luật phù hợp

Chủ thể ban hành là Chính phủ Chủ thể để giải quyết công việc “Quản lý HĐTM

trên các trang MXH” là Chính phủ vì: Chính phủ là một CQNN, là một bộ phận có

thẩm quyền ban hành VBQPPL

Loại văn bản phù hợp để thực hiện việc triển khai công tác quản lý HĐTM trên các trang MXH thì cần sử dụng loại văn bản là Nghị định Chính phủ Nghị định là VBQPPL do Chính phủ ban hành để chi tiết hóa hoặc hướng dẫn thi hành các văn bản luật cao hơn như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước Nghị định có giá trị pháp lý thấp hơn luật và phải tuân thủ các văn bản luật cao hơn Mà chủ thể ban hành ở trên là Chính phủ, nên loại văn bản ở đây là Nghị định Chính phủ là phù hợp đối với việc quản lý HĐTM trên các trang MXH Vì việc quản lý này trực thuộc trung ương và có liên quan đến 2 bộ: Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và truyền thông nên theo khoản 2, Điều 19 Luật ban hành VBQPPL loại văn bản ban hành là Nghị định chính phủ và chủ thể ban hành là Chính Phủ

5 Xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để giải quyết vấn đề

11

Trang 12

CHÍNH PHỦ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/20…/NĐ-CP Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…

NGHỊ ĐỊNH

Về quản lý hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội

——————

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 20 tháng 06 năm 2023;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Điều 3: Giải thích từ ngữ

Điều 4: Hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội

Điều 5: Các nguyên tắc hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội

Điều 6: Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội

Điều 7: Điều kiện tổ chức hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội

Điều 8: Thủ tục đăng ký thiết lập hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội Điều 9: Thẩm quyền cấp đăng ký

Điều 10: Công khai thông tin đăng ký

Điều 11: Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội Điều 12: Biện pháp xử lý vi phạm hoạt động thương mại trên các trang mạng xã hội Điều 13: Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên các trang mạng xã

hội

Điều 14: Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên các trang mạng

xã hội

Chương II: KIỂM SOÁT THÔNG TIN ĐĂNG TẢI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG

MẠI TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI Mục 1: Thông tin hàng hóa, dịch vụ trên các trang mạng xã hội hoạt động thương mại

Điều 15: Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu các trang mạng xã hội

12

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w