1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh bình định

291 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định
Tác giả Nguyễn Trần Thi
Người hướng dẫn PGS. TS. Đỗ Ngọc Mỹ
Trường học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 291
Dung lượng 5,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (17)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (17)
      • 1.1.1. Về mặt thực tiễn (17)
      • 1.1.2. Về mặt lý luận (19)
      • 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu (20)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (21)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (21)
      • 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu (21)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (22)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (22)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (22)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (24)
      • 1.5.1. Về mặt học thuật (24)
      • 1.5.2. Về mặt thực tiễn (24)
    • 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI (24)
    • 1.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 (25)
  • CHƯƠNG 2 (25)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (27)
      • 2.1.1. Cạnh tranh (27)
      • 2.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (27)
      • 2.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch (29)
      • 2.1.4. Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (30)
    • 2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN (34)
      • 2.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước (34)
      • 2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước (46)
      • 2.2.3. Một số nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định (52)
      • 2.2.4. Nhận định về khoảng trống nghiên cứu (55)
    • 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (56)
      • 2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch (56)
      • 2.3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu (67)
    • 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 (69)
  • CHƯƠNG 3 (25)
    • 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (71)
    • 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (73)
    • 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (74)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu (74)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định tính hoàn thiện thang đo (76)
    • 3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ (83)
      • 3.4.1. Chương trình nghiên cứu định lượng sơ bộ (83)
      • 3.4.2. Thiết kế bảng hỏi sơ bộ (84)
      • 3.4.3. Phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ (84)
      • 3.4.4. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach's (85)
      • 3.4.5. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (91)
    • 3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC (96)
      • 3.5.1. Chương trình nghiên cứu chính thức (96)
      • 3.5.2. Phương pháp đánh giá thang đo chính thức (98)
    • 3.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (99)
    • 3.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 (103)
  • CHƯƠNG 4 (25)
    • 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH (104)
      • 4.1.1. Tài nguyên du lịch (104)
      • 4.1.2. Sản phẩm, thị trường du lịch (106)
      • 4.1.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (106)
    • 4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC (107)
    • 4.3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO CHÍNH THỨC (110)
      • 4.3.1. Phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha (0)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (0)
    • 4.4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)104 4.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (120)
      • 4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức (124)
      • 4.5.2. Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap (126)
      • 4.5.3. Phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình (127)
      • 4.5.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (128)
      • 4.5.5. Kiểm định sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các (132)
    • 4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC (138)
      • 4.6.1. Cạnh tranh về giá (138)
      • 4.6.2. Năng lực marketing (140)
      • 4.6.3. Năng lực tài chính (141)
      • 4.6.4. Năng lực tổ chức, quản lý (142)
      • 4.6.5. Thương hiệu (143)
      • 4.6.6. Phát triển du lịch bền vững (144)
      • 4.6.7. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch (145)
      • 4.6.8. Nguồn nhân lực (147)
      • 4.6.9. Môi trường điểm đến (149)
      • 4.6.10. Trách nhiệm xã hội (150)
      • 4.6.11. Cơ chế chính sách của địa phương (152)
    • 4.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 (154)
  • CHƯƠNG 5 (25)
    • 5.1. KẾT LUẬN (156)
    • 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC (158)
      • 5.2.1. Hàm ý 1: Phát triển du lịch bền vững (158)
      • 5.2.2. Hàm ý 2: Phát triển thương hiệu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (169)
      • 5.2.3. Hàm ý 3: Nâng cao năng lực marketing các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (170)
      • 5.2.4. Hàm ý 4: Phát triển và đa dạng hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch (171)
      • 5.2.5. Hàm ý 5: Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (174)
      • 5.2.6. Hàm ý 6: Nâng cao năng lực tài chính các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (176)
      • 5.2.7. Hàm ý 7: Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm du lịch (177)
      • 5.2.8. Hàm ý 8: Hoàn thiện cơ chế chính sách của địa phương (180)
    • 5.3. KIẾN NGHỊ (184)
      • 5.3.1 Đối với Chính phủ (184)
      • 5.3.2 Đối với tỉnh Bình Định (184)
    • 5.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (185)
    • 5.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 (186)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (189)
  • PHỤ LỤC (74)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NGUYỄN TRẦN THI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới một cách sâu và toàn diện, vai trò của các DN và NLCT của các DN là hết sức quan trọng Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 -

2025, du lịch tỉnh Bình Định phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Khách du lịch đến tỉnh và doanh thu du lịch hàng năm tăng khá Năm 2016 đạt 3,2 triệu lượt khách, doanh thu 1.497 tỷ đồng; năm 2019 đạt 4,8 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2018, doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng Tuy nhiên, năm 2020 lượng khách du lịch suy giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ đạt 2,22 triệu lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 2.370 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ Trong giai đoạn 2021 - 2025, du lịch được xác định là một trong năm trụ cột tăng trưởng, tiến hành đồng bộ từ quy hoạch địa điểm, quy hoạch sản phẩm đến đầu tư, quản lý hoạt động du lịch hướng đến phát triển bền vững Xây dựng Bình Định thành điểm du lịch

“3 tốt” và “3 không” Tích cực quảng bá du lịch trong nước và ngoài nước, lấy điểm nhấn là: “Quy Nhơn - thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Quy Nhơn - điểm đến du lịch”; có chính sách ưu đãi để thu hút những DN lữ hành quốc tế

Ngày 14/5/2021, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chương trình hành động số 06-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025 Theo đánh giá kết quả phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau: Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức cho phát triển du lịch; một số dự án đã cấp phép nhưng triển khai chậm; các loại hình vui chơi, giải trí phục vụ du khách còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa đa dạng Nhiều địa bàn du lịch tiềm năng, tài nguyên du lịch có giá trị, nhất là tài nguyên du lịch văn hóa chưa được phát huy Các

DN lữ hành tại tỉnh đa số có quy mô nhỏ, chưa thiết lập hệ thống văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên nhằm quảng bá du lịch Bình Định và tạo thành các đầu mối kết nối khách; công tác giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch có lúc, có nơi còn triển khai theo cách rập khuôn, chưa đồng bộ Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên địa bàn nhìn chung còn thiếu và yếu; vai trò của Hiệp hội Du lịch chưa được phát huy đúng mức và toàn diện Nghị quyết cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó vấn đề phát triển du lịch bền vững là vấn đề hết sức được quan tâm

Du lịch là một ngành được rất nhiều địa phương Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Định chỉ mới tập trung phát triển du lịch trong những năm gần đây sau các địa phương khác trong vùng như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa Chính vì vậy việc cạnh tranh phát triển du lịch và các DN KDDL giữa các địa phương trong vùng là hết sức khốc liệt Bên cạnh đó, Cảng hàng không Phù Cát hiện nay vẫn là sân bay quốc nội, chính vì vậy khó cạnh tranh lượng du khách quốc tế đến từ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định (2022), năm 2022, doanh thu dịch vụ Lưu trú tỉnh Bình Định ước đạt 1.594,4 tỷ đồng, tăng 402,3% (cùng kỳ giảm 32,1%); Doanh thu ăn uống ước 10.865,3 tỷ đồng, tăng 41,8% (cùng kỳ giảm 7%); Dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 203,9 tỷ đồng, tăng 829% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 52,1%); Doanh thu dịch vụ ước năm 2022 ước đạt 4.632,5 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 9,6%) Đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vững được các DN và Nhà nước hết sức quan tâm Theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội” Đó cũng là cơ sở để đảm bảo du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển Khái niệm về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam đã được đưa ra trong Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế

- xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”

Vậy các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định cần phải làm gì để nâng cao NLCT của mình trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Bình Định chỉ mới phát triển năng động trong những năm gần đây so với các địa phương trong vùng như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế

Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh về điểm đến du lịch, vai trò của DN du lịch ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu dựa vào du lịch (Gooroochurn và Sugiyarto, 2005) Theo Bordas (1994), DN du lịch phải cạnh tranh quyết liệt với nhau về thị trường, sản phẩm và công nghệ trong du lịch Để có NLCT, DN cần phải dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, sản phẩm - dịch vụ, con người và khả năng tổ chức Đối với các nghiên cứu về NLCT các DN và NLCT về du lịch của các tác giả trên thế giới (được tác giả trình bày chi tiết trong chương 2), các nghiên cứu của Ritchie và Crouch (1993); Tanja Mihalic (2000); Dwyer, Livaic và Mellor (2003); Craigwell (2007); Mechinda và cộng sự (2010); Serrato, Valenzuela và Rayas (2013); Mazurek (2014); Christopher Nyanga, Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019), đa phần các nghiên cứu này điều nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch Đối với các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, nghiên cứu của các tác giả Henry Tsai, Haiyan Song và Kevin K F Wong (2008); Lee và King (2009); Ivanovic, Mikinac và Perman (2011); Williams và Hare (2012); Review, Assistant, và Dubrovnik (2013); Theodore Metaxas, Athina Economou (2016); Daniel Adrian Gârdan và cộng sự

(2020) Đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả hoặc phân tích nhân tố khám phá để phân tích về NLCT điểm đến du lịch, hoặc là xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá NLCT Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL còn nhiều khoảng trống nghiên cứu Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vững được quan tâm, đây cũng là một nhân tố mới cần được xem xét và đánh giá các mối quan hệ tương quan trong việc nâng cao NLCT của DN KDDL Đối với các nghiên cứu về NLCT ngành du lịch, điểm đến du lịch, một số công trình nghiên cứu của các tác giả Đào Duy Huân (2015); Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng (2018); Lê Thị Ngọc Anh (2019) Đối với các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, các nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến (2013); Trần Bảo An và cộng sự (2014); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016); Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thanh Lâm (2019) Các nghiên cứu mang giá trị khoa học cao, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phân tích EFA, CFA và SEM là phù hợp với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN trong ngành du lịch Đối với các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định, các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến (2015); Đỗ Ngọc Mỹ và cộng sự (2017), đa số các nghiên cứu tập trung vào đánh giá sự hài lòng khách du lịch, nghiên cứu điểm đến và đặc trưng du lịch , chưa có một nghiên cứu nào về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ nhất, nhiều nghiên cứu đã xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với NLCT của các DN KDDL, hoặc giải pháp phát triển du lịch bền vững Tuy nhiên chưa tìm thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và NLCT của DN KDDL

Thứ hai, nhiều nghiên cứu chỉ xem xét mối quan hệ riêng lẻ giữa các nhân tố

(biến độc lập) ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL (biến phục thuộc) Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay, chưa tìm thấy nghiên cứu về tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các nhân tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bền vững (biến trung gian) đến NLCT của các

DN KDDL (biến phụ thuộc)

Thứ ba, chưa tìm thấy nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn và lý thuyết nêu trên, có thể thấy đây là khoảng trống nghiên cứu cần được làm rõ, đặc biệt trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đánh giá thực trạng và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN này là cần thiết Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Đo lường, kiểm định mức độ ảnh hưởng (trực tiếp, gián tiếp) của các nhân tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bền vững (biến trung gian) đến NLCT của các DN KDDL (biến phụ thuộc) trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

- NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định chịu ảnh hưởng bới những nhân tố nào?

- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố (tác động trực tiếp, tác động gián tiếp) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định như thế nào?

- Những hàm ý quản trị nào là cần thiết để nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL

Về đối tượng khảo sát của đề tài: Giám đốc, phó giám đốc hoặc những người được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình KD của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Phạm vi không gian: Các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ hai chương trình nghiên cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019 Chương trình khảo sát chính thức được thực hiện với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022

Số liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL như: Cơ sở lý thuyết về NLCT của DN KDDL, quan điểm về NLCT của DN, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL, các hàm ý quản trị nâng cao NLCT của các DN KDDL.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp với định lượng) và được chia thành 03 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Tiến hành xây dựng dàn bài thảo luận nhóm 07 chuyên gia, thảo luận nhóm để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát, kiểm chứng lại các cơ sở lý thuyết trong mô hình có phù hợp với đặc trưng DN KDDL tỉnh Bình Định hay không

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia lần 1, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát và xây dựng dàn bài thảo luận nhóm 30 chuyên gia lần 2 Nội dung thảo luận nhóm chuyên gia và thảo luận nhóm xoay quanh các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL tỉnh Bình Định dựa trên nền các thành phần thang đo góc rút ra từ nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Những hoạt động chủ yếu trọng bước này là: (1) điều tra sơ bộ, (2) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (3) phân tích nhân tố khám phá (EFA) và (4) thiết lập bảng câu hỏi cho chương trình điều tra chính thức Chương trình nghiên cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện Mục đích chính của giai đoạn này là điều tra sơ bộ các đối tượng khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại đi những thang đo không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá nhằm để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trên cơ sở đó, tác giả xác định lại mô hình nghiên cứu và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức

Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng kết hợp phương pháp định tính sau định lượng)

Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra Thông qua bảng câu hỏi đã được phát triển từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng

Nội dung chính được thực hiện trong bước nghiên cứu này là: (1) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA), (3) phân tích nhân tố khẳng định (CFA - confirmator factor analysis) và (4) mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling) Mục đích của phân tích nhân tố khẳng định CFA giúp làm sáng tỏ: (1) Tính đơn hướng; (2) Độ tin cậy của thang đo;

(3) Giá trị hội tụ; (4) Giá trị phân biệt Còn phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM) được sử dụng nhằm để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành các kiểm định biến trung gian và kiểm định sự khác biệt để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra Để giải thích rõ hơn và có những hiểu biết sâu hơn về kết quả nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành bước nghiên cứu định tính tiếp theo bằng việc tổ chức hội thảo khoa học gồm các chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định để diễn giải và minh chứng cho các luận điểm rút ra từ nghiên cứu định lượng.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Một là, đề tài xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các

DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Hai là, đề tài thực hiện cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực tiếp và gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Ba là, xác định và chứng minh vai trò trung gian của nhân tố Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc NLCT của các

DN KDDL Bên cạnh đó, bổ sung thang đo lường Phát triển du lịch bền vững đề các nghiên cứu trong tương lai có thể kế thừa Đây là đóng góp mới của đề tài

Bốn là, đề tài điều chỉnh thang đo NLCT DN và các thành phần của nó cho trường hợp các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, giúp bổ sung vào hệ thống thang đo lý thuyết

Một là, đề tài giúp các nhà quản lý, điều hành các DN KDDL, nhà hoạch định chính sách về phát triển và KDDL tỉnh Bình Định có được cái nhìn mới, tổng quan về ngành du lịch và NLCT của các DN KDDL tỉnh Bình Định Từ đó có những định hướng, chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định

Hai là, đề tài đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN

KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương này giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau đây: tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn; và kết cấu của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trong chương này, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Nội dung của chương này bao gồm cơ sở lý thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan và nhận định về khoảng trống của nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Trong chương này, tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất trong chương 2, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ Nội dung của chương bao gồm phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu chính thức của đề tài Nội dung của chương bao gồm kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định các thang đo nghiên cứu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, thảo luận và so sánh kết quả với các nghiên cứu cũng như trong thực tiễn

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trên cơ sở các nội dung của các chương đã nghiên cứu, trong chương này tác giả đã đưa ra kết luận và hàm ý quản trị Nội dung của chương bao gồm kết luận chung của đề tài, một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Bên cạnh đó, tác giả trình bày những đóng góp của đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn, những hạn chế cho những nghiên cứu tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nhiên cứu Về mặt thực tiễn, hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa Theo Cục thống kê tỉnh Bình Định (2022), năm 2022, doanh thu dịch vụ Lưu trú tỉnh Bình Định ước đạt 1.594,4 tỷ đồng, tăng 402,3% (cùng kỳ giảm 32,1%); Doanh thu ăn uống ước 10.865,3 tỷ đồng, tăng 41,8% (cùng kỳ giảm 7%); Dịch vụ Lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cạnh tranh (competere) có nguồn gốc latin, Neufeldt (1996) cho rằng cạnh tranh nghĩa là tham gia đua tranh với nhau, là nỗ lực hành động để thành công hơn, đạt kết quả tốt hơn người đang có hành động như mình Do đó, sự cạnh tranh (competition) là sự kiện, trong đó, cá nhân hay tổ chức cạnh tranh nhau để đạt thành quả mà không phải mọi người đều giành được (Wehmeier, 2000)

Theo Michael Porter (1996), cạnh tranh hiểu theo cấp độ DN là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các DN Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là DN phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh

Từ những quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung trong khoa học kinh tế:

Cạnh tranh là sự đua tranh giữa các chủ thể KD nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất KD của mình

2.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu cạnh tranh, NLCT được xem xét ở các góc độ khác nhau như NLCT quốc gia, NLCT DN, NLCT của sản phẩm và dịch vụ… Đối với DN, một số các khái niệm NLCT tiêu biểu sau:

- Michael Porter (1980), cho rằng năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT; NLCT là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của DN để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Ông cũng cho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào đó là phải xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề KD nào cũng có 5 yếu tố tác động: (1) Sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; (2) Mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; (3) Nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện; (4) Vai trò của các công ty bán lẻ; (5) Nhà cung cấp đầy quyền lực

- Buckley và cộng sự (1988) NLCT là khả năng của một công ty đối mặt và đánh bại đối thủ trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ một cách bền vững (dài hạn) và có lợi nhuận

- D’Cruz và Rugman (1992) NLCT là khả năng thiết kế, sản xuất và tiếp thị sản phẩm vượt trội hơn so với thủ cạnh tranh, xem xét đến chất lượng về giá và phi giá cả Còn theo Dunning (1993), NLCT là khả năng cung ứng sản phẩm của chính DN trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của DN đó Hay theo Fafchamps và cộng sự (1999), NLCT của DN là khả năng DN có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là

DN nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của

DN khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao

- Adam (1993), cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà

KD trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình NLCT là một khái niệm có thể được xem xét dưới các cấp độ NLCT cấp quốc gia, NLCT cấp ngành, NLCT cấp DN, hay thậm chí NLCT sản phẩm hàng hóa

- Ambastha và Momaya (2004), quyết định NLCT của DN bao gồm trình độ công nghệ, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực

- Nguyễn Bách Khoa (2004), NLCT của DN được hiểu là tích hợp các khả năng, nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của DN đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định

- NLCT bao hàm sự kết hợp tài sản và quá trình, trong đó, tài sản là thừa hưởng hoặc tạo mới và quá trình để chuyển tài sản thành lợi nhuận kinh tế từ bán hàng cho người tiêu dùng (DC, 2001, dẫn theo Ambastha và Momaya (2004))

- NLCT là năng lực tức thì và tương lai của doanh nhân, và là các cơ hội cho doanh nhân thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với một gói giá và chất lượng phi giá vượt trội hơn các đối thủ trong và ngoài nước (European Management Produce & Market (1991), dẫn theo Garelli (2005))

Tóm lại, NLCT của DN là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều nhân tố cần xem xét Trong đó việc xác định những nhân tố này và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của DN là hết sức cần thiết Thông qua những nhân tố này, DN có thể cải thiện và nâng cao NLCT của DN mình Theo quan điểm của tác giả, NLCT của

DN là khả năng khai thác tốt những nhân tố sản xuất để thu về hiệu quả kinh tế cao và bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm củng cố và nâng cao sức cạnh tranh của

DN so với các đối thủ

2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Theo Chương V của Luật Du lịch 2017 về KDDL, DN KDDL là các DN KD dịch vụ lữ hành, DN KD vận tải khách du lịch, DN KD lưu trú du lịch và các DN KD dịch vụ du lịch khác (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch)

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN

2.2.1 Một số nghiên cứu ngoài nước Đối với các nghiên cứu ngoài nước về NLCT du lịch, có thể xét đến một số nghiên cứu về NLCT của điểm đến du lịch Ritchie và Crouch (1993), nghiên cứu về

NLCT du lịch quốc tế đã đưa ra mô hình Calgary về NLCT trong du lịch Trong mô hình này, các tác giả đã đưa ra 5 nhóm nhân tố chính tác động đến NLCT điểm đến du lịch: (Nhóm 1) Sự hấp dẫn của điểm đến, bao gồm: Sự hấp dẫn của điểm đến (đặc điểm tự nhiên, khí hậu, đặc điểm văn hoá và xã hội, cơ sở hạ tầng chung, cơ sở hạ tầng dịch vụ cơ bản, thượng tầng kiến trúc du lịch, phương tiện tiếp cận và giao thông, thái độ đối với khách du lịch, giá cả, sự độc đáo về kinh tế xã hội, chẳng hạn như các trung tâm tôn giáo hoặc địa lý độc đáo) Rào cản điểm đến (an ninh và an toàn, chẳng hạn như sự bất ổn về chính trị, sức khoẻ và các mối quan ngại về y tế, chất lượng vệ sinh kém, luật và các quy định, chẳng hạn như yêu cầu thị thực và khoảng cách về văn hoá); (Nhóm 2) Quản lý điểm đến, bao gồm: Các nỗ lực về quản lý và các nỗ lực về tiếp thị; (Nhóm 3) Tổ chức điểm đến, bao gồm: Năng lực tổ chức quản lý và các chiến lược liên kết; (Nhóm 4) Thông tin điểm đến, bao gồm: Hệ thống thông tin quản lý nội bộ và Nghiên cứu sự thay đổi của thị trường; (Nhóm 5) Hiệu suất của điểm đến, bao gồm: Kinh nghiệm và Năng suất

Tanja Mihalic (2000) đã nghiên cứu về nhân tố NLCT du lịch dựa trên quản lý môi trường điểm đến Tác giả đã chọn lọc nhân tố quản lý như một công cụ để kết nối NLCT và quản lý môi trường điểm đến Theo mô hình quản lý điểm đến được chia thành hai phần: (1) quản lý và (2) nỗ lực tiếp thị Thứ nhất, NLCT về môi trường điểm đến có thể được tăng lên nhờ các quản lý thích hợp liên quan đến tác động môi trường (EI) và quản lý chất lượng môi trường (EQ) Thứ hai, tính cạnh tranh của điểm đến có thể được tăng cường thông qua các hoạt động tiếp thị môi trường nhất định Hơn nữa, quản lý môi trường được phân thành các nhóm: quản lý bằng các quy tắc ứng xử, bằng thực tiễn môi trường tự phát triển

Theo Dwyer, Livaic và Mellor (2003), nghiên cứu về NLCT của Úc như một điểm đến du lịch Từ các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, các tác giả đã đưa ra mô hình các nhân tố quyết định đến NLCT điểm đến gồm 06 nhân tố chính: (1) Nguồn lực cốt lõi bao gồm nguồn tài nguyên kế thừa (tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa) và tài nguyên nhân tạo (cơ sở hạ tầng du lịch); (2) Các nhân tố nguồn lực hỗ trợ; (3) Quản lý điểm đến (Tổ chức Quản lý điểm đến, Quản lý Tiếp thị điểm đến, Chính sách điểm đến, Kế hoạch và Phát triển, Phát triển nguồn nhân lực và Quản lý Môi trường); (4) Điều kiện cầu; (5) Điều kiện cụ thể; (6) Cạnh tranh về điểm đến (tác động liên kết ngược đến sự thịnh vượng của Quốc gia/ khu vực, kinh tế - xã hội)

Nghiên cứu “NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ” của tác giả Craigwell (2007) đã tiến hành khảo sát 45 hòn đảo nhỏ và đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT của tổ chức du lịch thế giới

Hình 2.1: NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT của các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại

Mỹ bị ảnh hưởng bởi 7 yếu tố: (1) Cạnh tranh về giá cả; (2) Nhân lực du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội Trong đó, yếu tố cạnh tranh về giá được xem là chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến NLCT trong nghiên cứu này Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ trong mối quan hệ nhân quả của các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các hòn đảo trên Nghiên cứu cũng chưa tập trung đi sâu vào những yếu tố đặc thù của từng hòn đảo như sản phẩm – dịch vụ, chất lượng dịch vụ là những yếu tố rất quan trọng tạo nên NLCT như các nghiên cứu trước đã đề cập

Mechinda và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT và hình ảnh điểm đến của Koh Chang (Đảo Chang), một hòn đảo du lịch nổi tiếng ở Thái Lan Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 400 khách du lịch và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích Kết quả phân tích đã đưa ra 12 nhân tố tác động đến NLCT đối với du lịch Koh Chang, bao gồm: Quản lý môi trường

Cạnh tranh về giá cả Nhân lực du lịch

Cơ sở hạ tầng Môi trường Công nghệ

Các khía cạnh xã hội

Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ điểm đến; Chất lượng dịch vụ; Di sản và văn hoá và sự hiếu khách của người dân địa phương; Cơ sở hạ tầng; Mua sắm và sinh hoạt vào ban đêm; Tài nguyên thiên nhiên; Các hoạt động; Giá cả cạnh tranh; Thực phẩm; Vệ sinh; An toàn; Vị trí Trong nghiên cứu này, nhân tố “Cơ sở hạ tầng” và nhân tố “Cơ sở hạ tầng du lịch” được gom lại với nhau thành nhân tố “Cơ sở hạ tầng”; nhân tố “Di sản văn hóa” và nhân tố “Sự hiếu khách của người dân địa phương” được gom lại thành nhân tố “Di sản và văn hoá và sự hiếu khách của người dân địa phương” sau bước xoay ma trận của phân tích EFA Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về sự hài lòng của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế Các nhân tố cạnh tranh ảnh hưởng đáng kể đến khách du lịch trong nước là: (1) vị trí điểm đến, (2) chất lượng dịch vụ và (3) tài nguyên thiên nhiên trong khi nhân tố cạnh tranh ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế là tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích nhân tố khám phá, chưa đi sâu kiểm định, phân tích nhân tố khẳng định

Serrato, Valenzuela và Rayas (2013) đã nghiên cứu về cải thiện NLCT du lịch, trường hợp điển hình Mexico Nghiên cứu đã đưa ra 112 biến được nhóm thành 10 nhân tố, bao gồm: (1) Di sản văn hóa; (2) Tài nguyên thiên nhiên; (3) Cơ sở hạ tầng khách sạn; (4) Cơ sở hạ tầng giao thông; (5) Dịch vụ hỗ trợ; (6) An ninh công cộng;

(7) Quảng bá du lịch; (8) Sự tham gia của Chính phủ; (9) Hiệu quả kinh tế và (10) Nguồn nhân lực Nghiên cứu đã đưa ra được Chỉ số NLCT du lịch cả nước và cho mỗi tiểu bang, cũng như các chỉ số bổ sung cho mỗi tiểu bang theo 10 nhân tố Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung vào tính giá trị trung bình của khảo sát và xây dựng bộ Chỉ số NLCT du lịch của bang của Mexico, chưa đánh giá được sự tương quan của các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NLCT du lịch của Mexico

Theo Mazurek (2014) đã nghiên cứu về mô hình và tính cạnh tranh du lịch trường hợp của Áo và Thụy Sĩ Nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp và phát triển các mô hình của Poon, mô hình WES, mô hình của Dwyer và Kim, mô hình Bordas và mô hình của Crouch-Ritchie Nghiên cứu đã cho thấy, đối với phát triển du lịch và nâng cao NLCT du lịch, cần chú trọng đến sựu hài lòng của khách hàng, hình thành mối quan hệ giữa sự trung thành của khách hàng và điểm đến Để hình thành được mối quan hệ này, cần có chiến lược và mô hình cạnh tranh du lịch dựa trên trách nhiệm xã hội, chất lượng bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh và danh tiếng điểm đến Hạn chế của nghiên cứu này là việc chỉ mới sử dụng các mô hình nghiên cứu trước, sử dụng dữ liệu thứ cấp và phân tích định tính và đưa ra kết luận Chính vì vậy, chưa thể kết luận mối tương quan giữa các nhân tố và chưa tìm ra được các nhân tố mới tiềm ẩn

Christopher Nyanga, Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019), nghiên cứu nâng cao NLCT trong ngành du lịch thông qua việc sử dụng trí tuệ KD: một đánh giá tài liệu, nghiên cứu nhằm chứng minh sự phù hợp của KD thông minh (BI) trong các DN nói chung và các công ty du lịch nói riêng BI đã được xem như là một sự đổi mới có thể thúc đẩy các DN đạt được năng suất và hiệu quả cao Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng BI cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của DN Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính nhằm đánh giá các tài liệu về việc sử dụng BI trong du lịch Nghiên cứu thông qua hai mô hình để phân tích Đầu tiên là mô hình phân tích NLCT của Downes (1997) sửa đổi khuôn khổ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter Mô hình thứ hai được sử dụng là cách tiếp cận dựa trên nguồn lực để phân tích môi trường KD Nghiên cứu đã cho thấy ngành du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi từ việc áp dụng BI Ngành du lịch là một trong những ngành đầu tiên áp dụng BI và tạo ra được hiệu quả cao bao gồm khả năng thu thập, lưu trữ, truy xuất, xử lý và phân tích dữ liệu của khách du lịch linh hoạt và thân thiện với người dùng Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính dựa trên phân tích, tổng hợp tài liệu, chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp để độ tin cậy cao hơn

Trong lĩnh vực NLCT của các DN KDDL, một số nghiên cứu điển hình về NLCT của các khách sạn, các địa điểm du lịch, các DN KD lữ hành cũng đã được một số các tác giả ngoài nước nghiên cứu

Henry Tsai, Haiyan Song và Kevin K F Wong (2008), nghiên cứu về cạnh tranh du lịch và khách sạn Các tác giả đã rà soát lại các nghiên cứu đã công bố về tính cạnh tranh của điểm đến du lịch và khách sạn, đưa ra những phản biện, và đề xuất những hướng đi tương lai trong nghiên cứu về du lịch và khách sạn Nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, đã đưa ra được các nhân tố quyết định của NLCT điểm đến du lịch, bao gồm 17 nhân tố: Công nghệ và đổi mới; Cơ sở hạ tầng; Vốn nhân lực; Giá; Môi trường; Mở cửa thương mại quốc tế; Phát triển xã hội; Nguồn nhân lực du lịch; Chính phủ; Lịch sử và văn hóa; Môi trường vi mô; Môi trường vĩ mô; Quản lý điểm đến; Nhân tố nguồn lực; Điều kiện cầu; Sự hài lòng của khách hàng; Các nhân tố về xã hội và tâm lý Các nhân tố quyết định chính đến NLCT của các khách sạn bao gồm 14 nhân tố: Điểm đến; Nguồn nhân lực, Trình độ đào tạo chuyên môn; Công nghệ; Chiến lược; Sản phẩm; Nguồn vốn; Sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ; Hình ảnh thương hiệu; Chiến lược liên kết; Chi phí hoạt động; Điều kiện thị trường; Điều kiện cầu; Tiếp thị; Chính sách về giá; Tính đặc trưng; Quy trình quản lý Nhóm tác giả cũng đưa ra 06 khung và mô hình ứng dụng để đánh giá NLCT khách sạn bao gồm: Phân tích dữ liệu tổng quát; Quan hệ cấu trúc tuyến tính (LISREL); Thang đo SERVQUAL đánh giá chất lượng dịch vụ; Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM); Mô hình kim cương của Poster; Khung đo lường hiệu suất khách sạn Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mang tính chất tổng quan, dừng lại ở mức tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch và khách sạn, chưa tiến hành nghiên cứu điển hình

Nghiên cứu của tác giả Lee và King (2009) đã áp dụng kỹ thuật Delphi để phân tích NLCT của các suối nước nóng tại Đài Loan Nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của suối nước nóng dựa trên kỹ thuật Delphi bao gồm: Nhóm 1, nguồn tài nguyên của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tài sản văn hóa, những điểm đặc biệt, nơi ở, ẩm thực, phương tiện đi lại, an toàn và an ninh) với 27 biến quan sát Nhóm 2, chiến lược của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (khả năng của suối nước nóng, kế hoạch và sự phát triển, quản trị marketing, phát triển nguồn nhân lực, quản trị chất lượng dịch vụ, quản lý môi trường, giá cả) với 33 biến quan sát Nhóm 3, môi trường của suối nước nóng, gồm 7 yếu tố (phát triển kinh tế, những thay đổi văn hóa – xã hội, sự tương tác trong ngành, điều kiện nhu cầu, thái độ và sự tham gia của cộng đồng) với 16 biến quan sát Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ khảo sát và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình theo thang đo Likert 5 mức độ Nghiên cứu chưa làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến NLCT của suối nước nóng tại Đài Loan

Nghiên cứu “Ứng dụng CMR (Customer Relationship Management) trong các

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Trong Từ điển Kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc, cạnh tranh về giá (price competition) được định nghĩa là hình thức cạnh tranh trong đó các nhà cung cấp tìm cách giành giật khách hàng bằng thủ đoạn bán hàng với giá thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh giá cả đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng khi nó góp phần hình thành giá cả phù hợp với chi phí cung ứng, vì điều này hàm ý thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và đẩy các nhà cung ứng kém hiệu quả, có chi phí cao ra khỏi thị trường Nếu đứng trên quan điểm của nhà sản xuất, thì cạnh tranh giá cả là điều nên tránh, vì nó làm giảm lợi nhuận và có thể dẫn tới chiến tranh giá cả Vì lý do này, các nhà sản xuất thường tìm mọi cách để tránh cạnh tranh về giá

Theo Dwyer, Forsyth và Rao (2000), cạnh tranh về giá cả trong du lịch phụ thuộc vào giá trị tương ứng của hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch Giá cả phải đi đôi với chất lượng của sản phẩm, dịch vụ Vì vậy, giá trị cung cấp của sản phẩm, dịch vụ là một trong những thách thức chính phải đối mặt với bất kỳ DN du lịch nào Làm thế nào để du khách phải cảm nhận được giá trị mà nó mang lại tương xứng với giá cả (Dwyer và Kim, 2003)

Giá cả là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ Theo Qu, Xu, và Tan (2002), giá phòng khách sạn ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu về phòng Còn Tsai, Kang, Yeh, và Suh (2005) cũng cho thấy nhu cầu phòng khách sạn liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Có nghĩa là, giá phòng khách sạn chiếm một tỷ trọng tương đối trong chỉ số giá cả tiêu dùng của hàng hóa, dịch vụ nói chung Còn Mattila và O'Neil (2003) đã thảo luận về vai trò của giá cả đối với sự hài lòng của khách hàng Họ cho rằng, một khách hàng có thể so sánh mức độ dịch vụ trong hai kỳ nghỉ khác nhau, nhưng mức độ hài lòng của họ là khác nhau tùy thuộc vào giá cả Hơn nữa, khách hàng luôn mong muốn nhận được một mức độ dịch vụ cao hơn khi họ phải trả thêm tiền cho dịch vụ đó (Parasuraman, Berry, và Zeithaml,

1991) Nếu một khách sạn không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách sạn đó có nguy cơ bị mất khách hàng của mình (Oh, 1999)

Cạnh tranh về giá có ảnh hưởng đến NLCT của DN được nghiên cứu bởi các tác giả Craigwell (2007); Mechinda và cộng sự (2010); Review, Assistant và Dubrovnik (2013); Nguyễn Thành Long (2016); Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng (2018); Lê Thị Ngọc Anh (2019)

H 1 : Khả năng cạnh tranh về giá ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Theo Kotler và cộng sự (2006), marketing là hoạt động nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của DN Vì vậy, năng lực marketing của DN được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh Hiện nay, hoạt động marketing đã chuyển hướng từ mô hình marketing hỗn hợp sang mô hình marketing mối quan hệ Điều này làm chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình trao đổi KD như: quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu; giữa DN và nhà cung cấp; giữa DN và kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực marketing của DN

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) thì năng lực marketing được xây dựng dựa trên bốn thành phần cơ bản, (1) Đáp ứng khách hàng; (2) Phản ứng với đối thủ cạnh tranh; (3) Thích ứng với môi trường vĩ mô; (4) Chất lượng mối quan hệ với đối tác Hai nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thành phần trên đều đạt tiêu chuẩn VRIN, tức đều là những yếu tố tạo thành năng lực động cho DN Các kết quả nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thích ứng với đối thủ cạnh tranh, đáp ứng với thị trường có quan hệ với kết quả KD của DN (Nguyen và Barrett, 2006; 2007; Nguyen, và cộng sự, 2007)

Hiện nay, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy định hướng KD có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực marketing của DN (Keh và cộng sự, 2007), DN có định hướng KD cao là DN luôn theo dõi thị trường để trở thành những nhà tiên phong trong phục vụ khách hàng, phản ứng với đối thủ cạnh tranh và nắm bắt được những thay đổi của môi trường (Jayachandran và cộng sự, 2004; Alvanez và Busenitz, 2001) Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động marketing đóng một vai trò quan trọng, nó giúp DN đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, phản ứng với đối thủ cạnh tranh, thích ứng với biến đổi của môi trường, cải thiện chất lượng mối quan hệ với khách hàng và đối tác

Năng lực marketing có ảnh hưởng đến NLCT của DN được nghiên cứu bởi các tác giả Tanja Mihalic (2000); Dwyer, Livaic và Mellor (2003); Serrato, Valenzuela và Rayas (2013); Đào Duy Huân (2015); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016); Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến (2013)

H 2 : Năng lực marketing có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

2.3.1.3 Năng lực tổ chức, quản lý

Theo Porter (1980), năng lực tổ chức, quản lý trong DN được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DN nói chung cũng như NLCT của DN nói riêng Trình độ tổ chức, quản lý DN được thể hiện ở các mặt sau: (1) Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện qua trình độ học vấn, kiến thức liên quan tới hoạt động KD của DN (từ pháp luật, thị trường, ngành hàng, đến kiến thức về xã hội, nhân văn); (2) Trình độ tổ chức, quản lý DN còn được thể hiện ở việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý và phân định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Việc hình thành bộ máy quản lý DN theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả cao có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bảo đảm ra quyết định nhanh chóng, chính xác mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của DN Nhờ đó, NLCT của DN được nâng cao; (3) Năng lực hoạch định (hoạch định chiến lược, kế hoạch, điều hành tác nghiệp) có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, ảnh hưởng lớn tới NLCT của DN Theo Michael Porter, năng lực quản lý còn thể hiện ở tốc độ thay thế nhân sự trước các biến đổi

Theo các tác giả Preble, Reichel và Hoffman (2000); Hwang và Chang (2003); Pine và Phillips (2005), khả năng tổ chức, liên kết đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh ngành du lịch và khách sạn Liên kết này thường được hình thành với các đối tác, nhà cung cấp, chính quyền, đối thủ cạnh tranh nhằm bổ sung các kỹ năng và nguồn lực mà mình còn yếu hoặc chưa có (Varadarajan và Cunningham,

1995) Các nguồn lực quan trọng có thể liên minh, liên kết bao gồm: vị trí, thương hiệu, khách hàng, cơ sở vật chất,… Lợi ích đối với các bên tham gia trong việc liên minh này thường là tiếp cận nhanh vào các thị trường, công nghệ và kiến thức mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

Khi ngành du lịch ngày càng trở thành toàn cầu hóa, để công tác quản lý tốt, đảm bảo sự phát triển bền vững cho DN du lịch tại các điểm du lịch, thì việc thành lập liên kết chiến lược giữa DN du lịch tại các điểm du lịch khác nhau là rất cần thiết (Heath, 2000) Vấn đề về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các DN và vai trò của họ trong hệ thống điểm đến du lịch đã được nghiên cứu bởi Shaw và Williams (1990) Đây cũng là tiêu chí để đánh giá khả năng quản lý và tính độc đáo trong ngành du lịch, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ Các liên minh thường khác nhau về động cơ, phạm vi, cấu trúc, mục tiêu và cách thức (Evans và cộng sự, 2003) Vì vậy, DN du lịch cần phải xác định rõ những yếu tố nào cần liên minh để có những liên minh phù hợp với mình

Năng lực tổ chức, quản lý có ảnh hưởng đến NLCT của DN được nghiên cứu bởi các tác giả Ritchie và Crouch (1993); Mechinda và cộng sự (2010); Williams và Hare (2012); Nguyễn Cao Trí (2011); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016); Lê Thị Ngọc Anh (2019)

H 3 : Năng lực tổ chức, quản lý ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các

DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Theo Kotler (1994) thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một thiết kế,… hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người bán với hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Còn Knapp (2000) cho rằng, thương hiệu là tổng hợp tất cả những ấn tượng nhận được từ khách hàng và người tiêu dùng bởi vị trí được phân biệt rõ trong tâm trí của họ dựa trên những lợi ích chức năng và cảm xúc cảm nhận được Như vậy, thương hiệu không chỉ là một từ ngữ mà nó còn là sự đam mê, sự cam kết và một lời hứa cần được thực hiện mỗi ngày Clifton và Simons (2003) cũng khẳng định, thương hiệu là một tập hợp những thuộc tính hữu hình và vô hình, được biểu tượng hóa bằng tên thương mại mà nếu như nó được quản lý đúng hướng nó sẽ tạo ra sức ảnh hưởng và giá trị

Trong nghiên cứu du lịch, hình ảnh của công ty du lịch, khu du lịch được xác định là một khái niệm của tất cả niềm tin, ý tưởng và ấn tượng (Crompton, 1979) Ngày càng có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng hình ảnh của công ty du lịch, khu du lịch bao gồm hai khía cạnh như nhận thức và tình cảm (Hosany và cộng sự, 2006) Các thành phần nhận thức có thể được hiểu là niềm tin và kiến thức về thuộc tính vật chất, trong khi thành phần tình cảm đề cập đến cảm xúc đối với các thuộc tính và môi trường (Baloglu và McCleary, 1999) Thương hiệu ngày càng được xem là tài sản cốt lõi, gọi là vốn chủ sở hữu thương hiệu cho ngành KDDL và khách sạn để có được những lợi thế cạnh tranh (Kim và Kim, 2005; Gundersen và công sự, 1996; Prasad và Dev, 2000)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp với định lượng) và được chia thành 03 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giải sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu thứ cấp để tổng hợp các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất Sau khi xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến hành xây dựng dàn bài thảo luận nhóm chuyên gia, thảo luận nhóm để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát (Phụ lục 1), kiểm chứng lại các cơ sở lý thuyết trong mô hình có phù hợp với đặc trưng DN

KDDL tỉnh Bình Định hay không Đối tượng thảo luận nhóm là 07 chuyên gia, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về DN và ngành du lịch tỉnh Bình Định (Phụ lục 2) Kết quả thảo luận chuyên gia lần 1 được tình bày tại Phụ lục 3

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia lần 1, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát và xây dựng dàn bài thảo luận nhóm chuyên gia lần 2 (Phụ lục 4) Đối tượng thảo luận nhóm là 30 chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục 5) Nội dung thảo luận nhóm chuyên gia xoay quanh các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL tỉnh Bình Định dựa trên nền các thành phần thang đo góc rút ra từ nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó (Phụ lục 6)

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Những hoạt động chủ yếu trọng bước này là: (1) điều tra sơ bộ, (2) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (3) phân tích nhân tố khám phá (EFA) và (4) thiết lập bảng câu hỏi cho chương trình điều tra chính thức (Phụ lục 10 và 11)

Mục đích chính của giai đoạn này là điều tra sơ bộ các đối tượng khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại đi những thang đo không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá nhằm để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trên cơ sở đó, tác giả xác định lại mô hình nghiên cứu và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức

Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng kết hợp phương pháp định tính sau định lượng)

Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra Thông qua bảng câu hỏi đã được phát triển từ kết quả nghiên cứu sơ bộ (Phụ lục 12), tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng công cụ bảng hỏi chính thức Nội dung chính được thực hiện trong bước nghiên cứu này là: (1) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA), (3) phân tích nhân tố khẳng định (CFA - confirmator factor analysis) và (4) mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling) Mục đích của phân tích nhân tố khẳng định CFA giúp làm sáng tỏ: (1) Tính đơn hướng; (2) Độ tin cậy của thang đo; (3) Giá trị hội tụ; (4) Giá trị phân biệt Còn phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM) được sử dụng nhằm để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành các kiểm định biến trung gian và kiểm định sự khác biệt để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra Để giải thích rõ hơn và có những hiểu biết sâu hơn về kết quả nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành bước nghiên cứu định tính tiếp theo bằng việc tổ chức hội thảo khoa học gồm các chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định để diễn giải và minh chứng cho các luận điểm rút ra từ nghiên cứu định lượng.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sơ đồ quy trình nghiên cứu cụ thể được trình bày theo hình dưới đây:

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Loại các biến có tương quan biến tổng thấp ( 1 thể hiện số lượng nhân tố trích Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA Nếu Factor loading > 0,3 là đạt mức tối thiểu, > 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn Ngoài ra, theo Hair (1998) nếu cỡ mẫu từ 350 trở lên thì có thể chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3, nhưng nếu cỡ khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55 Do đó, luận án này chỉ giữ lại biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố > 0,50 Tổng phương sai trích: Nếu tổng này đạt từ 50% trở lên là được và từ 60% trở lên là tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2011), chỉ số này sẽ thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường

Về cách thực hiện EFA, với kích thước mẫu nhỏ có thể thực hiện EFA cho từng khái niệm đa hướng và EFA cho tất cả các khái niệm đơn hướng Vì nếu xem xét tất cả các thang đo cùng lúc sẽ gặp khó khăn về kích thước mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Luận án xác định hệ số Cronbach's alpha và EFA bằng phần mềm SPSS

3.4.4 Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach's Alpha Đối với nghiên cứu định lượng sơ bộ, số phiếu phát ra là 219 phiếu, mỗi DN 01 phiếu Số phiếu thu về là 209 phiếu và số phiếu hợp lệ là 200 phiếu Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach's Alpha như sau:

❖ Kiểm định thang đo Cạnh tranh về giá

Thang đo Cạnh tranh về giá được đo lường bởi 4 biến quan sát GIA1 – GIA4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,817>0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,613 đến 0,655 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 10)

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 10

❖ Kiểm định thang đo Năng lực Marketing

Thang đo Năng lực Marketing được đo lường bởi 5 biến quan sát MAR1 – MAR5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,842 >0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,629 đến 0,669 đều

>0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 10)

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực Marketing

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 10

❖ Kiểm định thang đo Năng lực tài chính

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC

3.5.1 Chương trình nghiên cứu chính thức

Sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ và kiểm định độ tin cậy của thang đo, hoàn thiện mô hình nghiên cứu chính thức, bảng câu hỏi khảo sát chính thức

(Phụ lục 12), tác giả tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu nghiên cứu

Kích thước mẫu: Theo Kerlinger (1986), mẫu là bất kỳ phần nào trong một chủ thể nghiên cứu hoặc trong thế giới quan như là một đại diện của chủ thể nghiên cứu hay thế giới quan đó Khi phân tích dữ liệu theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cần có cỡ mẫu đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của ước lượng Tuy nhiên, việc xác định cỡ mẫu có nhiều quan điểm khác nhau

Theo Hair (1998), kích thước mẫu phải được xem xét trong sự tương quan với số lượng các thông số ước lượng và nếu sử dụng phương pháp ML (maximum likelhood), kích thước mẫu tối thiểu phải là 100, tốt hơn là 150 và tỉ lệ quan sát (Observations)/biến đo lường (Items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát

Theo Bolen (1989), cỡ mẫu tối thiếu phải có 5 quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 1:5) Theo Gerbing và Anderson (1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tiễn, cỡ mẫu thường là 150 hoặc lớn hơn là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn nhỏ Tabachnick và Fidell (2007) đã đưa ra công thức thường dùng để tính kích thức mẫu là n > = 50 + 8p (n: kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; p: số biến độc lập trong mô hình) Theo Green (1991), công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7

Trong luận án này, mô hình nghiên cứu chính thức có 11 nhân tố với 54 biến quan sát và thang đo NLCT với 05 biến quan sát Như vậy kích thức mẫu tối thiểu là

295 mẫu (theo Hair, 1998) Trong luận án này, tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 318 mẫu Đối tượng khảo sát: Trong chương trình điều tra chính thức, tác giả sử dụng danh sách DN điều tra dựa trên số liệu của Sở Du lịch tỉnh Bình Định năm 2021 về các đơn vị KD dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; các đơn vị

KD lữ hành; các khách sạn, cơ sở lưu trú có đăng ký thẩm định xếp hạng sao hoặc đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục 13) Lý do tác giả lựa chọn các đơn vị này bởi vì luận án đang nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, bởi vậy các DN đạt chuẩn có quy mô, cơ cấu cũng như tình hình hoạt động ổn định Số phiếu phát ra là

318 phiếu, mỗi DN 01 phiếu Đối tượng điều tra phải là giám đốc, phó giám đốc hoặc những người được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình KD của DN

Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng

Theo số liệu của Sở Du lịch Bình Định năm 2021, tỉnh Bình Định có 431 đơn vị hoạt động phục vu khách du lịch, trong đó có 378 khách sạn, cơ sở lưu trú, 28 công ty lữ hành nội địa được cấp phép; 11 công ty dịch vụ lưc hành quốc tế; 14 đơn vị KD dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Bảng 3.19: Phân bổ mẫu khảo sát

TT Loại hình kinh doanh Tổng thể mẫu

Mẫu khảo sát Tỷ lệ Ghi chú

1 Khách sạn, cơ sở lưu trú 378 265 70,1% 113 đơn vị còn lại chưa được thẩm định không tiến hành khảo sát

2 Công ty lữ hành nội địa 28 28 100%

3 Công ty lữ hành quốc tế 11 11 100%

Dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng Lựa chọn các đơn vị được Sở Du lịch tỉnh Bình Định thẩm định và cấp phép đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch Trong số 318 mẫu được lựa chọn, có 265 khách sạn, cơ sở lưu trú có đăng ký thẩm định xếp hạng sao hoặc đạt chuẩn đã được thẩm định (113 đơn vị còn lại chưa được thẩm định không tiến hành khảo sát); 28 công ty lữ hành nội địa được cấp phép; 11 công ty dịch vụ lưc hành quốc tế; 14 đơn vị KD dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (Chi tiết tại phụ lục 13)

Phương pháp khảo sát: Điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi Cuộc khảo sát được tiến hành với sự hỗ trợ của các điều tra viên thuộc Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định Trước khi tiến hành thực hiện khảo sát, các điều tra viên được tập huấn trước, giải đáp về mục đích, đối tượng, phương pháp tiếp cận cũng như giải thích ý nghĩa của các thang đo và biến quan sát

Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 12 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022

3.5.2 Phương pháp đánh giá thang đo chính thức

Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Khi các thang đo và các nhân tố được hình thành, phương pháp CFA được thực hiện trên phần mềm AMOS, để xem xét lại mức độ đạt yêu cầu của mô hình đo lường và thang đo đồng thời trong một mô hình Kết quả CFA sẽ khẳng định độ phù hợp của thang đo với dữ liệu thực tế Khi thực hiện phương pháp này cần đánh giá ở các chỉ tiêu:

- Tính đơn hướng (unidimensionality): mô hình đạt tính đơn hướng nếu kiểm định Chi-square có p-value > 0,05; Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df) < 3; chỉ số RMSEA < 0,08, đồng thời chỉ số thích hợp so sánh (CFI), chỉ số thích hợp tốt (GFI), chỉ số Tucker và Lewis (TLI) > 0,9 Tuy nhiên, một số quan điểm của các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng chỉ số GFI vẫn có thể chấp nhận khi < 0,9 (Hair, 2010) Khi các chỉ số này thỏa mãn thì có thể kết luận mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế, các tập biến quan sát đạt tính đơn hướng

- Giá trị hội tụ (convergent validity): Phương sai trung bình được trích Average

- Giá trị phân biệt (discriminant validity): Phương sai chia sẻ lớn nhất

Maximum Shared Variance (MSV) < Average Variance Extracted (AVE) Căn bậc hai phương sai trung bình được trích Square Root of AVE (SQRTAVE) > Tương quan giữa các cấu trúc Inter-Construct Correlations trong bảng Fornell and Larcker

- Độ tin cậy tổng hợp (composite reliability): Độ tin cậy tổng hợp Composite

- Phương sai trích (Variance extracted) phản ánh độ biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn Thang đo sẽ đạt giá trị nếu phương sai trích > 0.5

Phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM)

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu chính thức sau nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm

09 nhân tố: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Năng lực marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tổ chức, quản lý; (5) Thương hiệu; (6) Phát triển du lịch bền vững; (7) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (8) Nguồn nhân lực; (9) Môi trường điểm đến; (10) Trách nhiệm xã hội; (11) Cơ chế chính sách địa phương Trong đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò là biến trung gian

Mô hình có với 54 biến quan sát và 01 nhân tố NLCT chung của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định với 05 biến quan sát

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Khả năng cạnh tranh về giá ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các

DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H2: Năng lực marketing có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H3: Năng lực tài chính có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H4: Năng lực tổ chức, quản lý ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các

DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H5: Thương hiệu ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H6: Phát triển du lịch bền vững ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các

DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H7: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H8: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững

H9: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H10: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững

H11: Môi trường điểm đến ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H12: Môi trường điểm đến ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững

H13: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H14: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững

H15: Cơ chế chính sách của địa phương ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

H16: Cơ chế chính sách của địa phương ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững

Kết quả tổng hợp thang đo chính thức được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.20: Tổng hợp thang đo chính thức

Nhân tố Mã hóa Biến quan sát

GIA1 Giá cả mà DN Ông/Bà xây dựng tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp

GIA2 Giá các sản phẩm dịch vụ của DN Ông/Bà luôn cạnh tranh so với đối thủ

GIA3 Giá cả sản phẩm, dịch vụ của DN Ông/Bà luôn có mức chiết khấu theo đối tượng, số lượng khách du lịch

GIA4 Giá các sản phẩm dịch vụ của DN rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu đối tượng khách hàng

MAR1 Hoạt động marketing trong DN Ông/Bà luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng

MAR2 DN Ông/Bà luôn phản ứng tốt và có khả năng cạnh tranh với các

DN trong và ngoài tỉnh Bình Định

MAR3 DN Ông/Bà có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường

MAR4 Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của DN Ông/Bà luôn phát huy hiệu quả

MAR5 Chất lượng mối quan hệ của DN với khách hàng luôn đảm bảo

TC1 Nguồn vốn chủ sở hữu đảm bảo hoạt động của DN TC2 DN Ông/Bà có khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển tốt TC3 Khả năng thanh toán của DN hiện nay là tốt

TC4 Khả năng sinh lời của vốn KD của DN hiện nay là tốt

Năng lực tổ chức, quản lý

QLY1 DN Ông/Bà có bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả, linh hoạt tận dụng được các lợi thế của tỉnh Bình Định

QLY2 Việc bố trí sắp xếp và thay thế nhân sự tại DN Ông/Bà luôn đảm bảo tốt cho các hoạt động dịch vụ

QLY3 DN Ông/Bà có khả năng liên kết, hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài tỉnh Bình Định

QLY4 Việc hợp tác liên kết thường mang đến lợi ích cho DN Ông/Bà về khách hàng và bổ sung các nguồn lực còn thiếu

TH1 Thương hiệu của DN Ông/Bà được nhiều người biết đến

TH2 Thương hiệu của DN Ông/Bà được xây dựng và quản lý chuyên nghiệp

TH3 Thương hiệu của DN Ông/Bà đảm bảo niềm tin và cảm xúc với khách hàng

Các thành phần chính trong thương hiệu của DN Ông/Bà (tên; biểu trưng, biểu tượng; đặc tính; khẩu hiệu; nhạc hiệu) rất thu hút và dễ hiểu

TH5 Thương hiệu của DN luôn thể hiện sự thân thiện với môi trường, trách nhiệm với xã hội

Phát triển du lịch bền vững

BV1 DN có nhận thức cao về phát triển du lịch bền vững

BV2 DN luôn có những hành động (tuyên truyền, hướng dẫn) nhằm nâng cao nhận thức cho du khách về Du lịch bền vững

BV3 DN luôn tuân thủ và chấp hành tốt chính sách phát triển du lịch bền vững của địa phương

BV4 DN luôn ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch bền vững hơn du lịch đại chúng

BV5 Các sản phẩm, dịch vụ hiện nay của DN đều theo hướng phát triển du lịch bền vững

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

SP1 Sản phẩm, dịch vụ DN Ông/Bà cung cấp rất phong phú, đa dạng SP2 Sản phẩm, dịch vụ DN Ông/Bà cung cấp rất dễ tiếp cận

SP3 Các sản phẩm, dịch vụ của DN Ông/Bà cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy tín

SP4 Sản phẩm, dịch vụ DN Ông/Bà cung cấp mang nét đặc trưng riêng của du lịch tỉnh Bình Định

SP5 Các sản phẩm, dịch vụ DN cung cấp luôn thể hiện tính trách nhiệm với khách hàng

NL1 Nguồn nhân lực trong DN Ông/Bà đã qua đào tạo về kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ

Nguồn nhân lực trong DN Ông/Bà đảm bảo các kỹ năng cho hoạt động du lịch: nhiệt tình, vui vẻ, hòa đồng, tận tình phục vụ khách hàng,…

NL3 Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên trong DN Ông/Bà rất hiệu quả

NL4 Nguồn nhân lực trong DN Ông/Bà luôn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức và nghiệp vụ

NL5 Nguồn nhân lực mà DN đang quản lý luôn thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động và giao tiếp với khách hàng

MT1 Sự hiếu khách của người dân Bình Định thuận lợi cho DN Ông/Bà

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Bình Định (võ thuật, văn hóa miền biển, miền núi, dân ca bài chòi, thi ca, ẩm thực…) thuận lợi cho DN Ông/Bà

MT3 Cảnh quan thiên nhiên biển, đảo của Bình Định đẹp thuận lợi cho

Các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa của Bình Định (văn hóa triều đại Tây Sơn, Vương Quốc Chăm Pa…) thuận lợi cho DN Ông/Bà

MT5 Tình hình an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại điểm đến du lịch Bình Định tạo thuận lợi cho DN Ông/Bà phát triển

Cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông của Bình Định, có Cảng hàng không Phù Cát, kết nối đường bộ, đường sắt, đường biển… thuận lợi cho DN Ông/Bà

XH1 DN Ông/Bà đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động XH2 DN Ông/Bà đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng

XH3 DN Ông/Bà đảm bảo quyền lợi của khách hàng

XH4 DN Ông/Bà có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tốt

XH5 DN luôn có ý thức bảo vệ uy tín, thương hiệu của ngành du lịch tỉnh Bình Định và quốc gia

Cơ chế chính sách của địa phương

CS1 Chính sách phát triển du lịch (chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch) của tỉnh Bình Định khuyến khích DN Ông/Bà phát triển

CS2 Kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch (cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường) của tỉnh Bình Định tốt cho DN Ông/Bà

CS3 Cơ chế quản lý du lịch (thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ) minh bạch, rõ ràng thuận lợi cho DN Ông/Bà

CS4 Chính quyền tỉnh Bình Định hỗ trợ góp phần làm cho DN Ông/Bà phát triển tốt

CS5 Chính quyền tỉnh Bình Định có kế hoạch, chiến lược phát triển

Các cơ chế, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bình Định được phổ biến rộng rãi và hiệu quả đến cho

DN thực hiện Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN

KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

NLCT1 NLCT hiện nay của DN là tốt, làm gia tăng khả năng mở rộng và phát triển thị phần cho DN Ông/Bà

NLCT2 NLCT hiện nay của DN là tốt, làm gia tăng vị trí, hình ảnh trên thị trường cho DN Ông/Bà

NLCT3 NLCT hiện nay của DN là tốt, làm gia tăng hiệu quả về mặt tài chính cho DN Ông/Bà

NLCT4 NLCT hiện nay của DN là tốt, làm gia tăng sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai cho DN Ông/Bà

NLCT5 Nhìn chung, NLCT của DN Ông/Bà hiện này là khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo và phân tích EFA tại Phụ lục 10 và 11

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH

Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.071 km2, lãnh thổ trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam; có vị trí chiến lược quan trọng trong liên kết vùng và giao lưu quốc tế; là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất, thuận lợi nhất của vùng Tây Nguyên, kết nối mở rộng với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia

Bình Định có hệ thống giao thông cơ bản hoàn thiện, đồng bộ, kết nối thuận lợi giữa các vùng, với đầy đủ các phương thức vận tải (như đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển) Tỉnh Bình Định có 5 tuyến quốc lộ đi qua, trong đó có 2 tuyến cao tốc đang hình thành; Cảng biển quốc tế Quy Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát đều là một trong những đầu mối giao thông quan trọng, có năng lực vận tải lớn không chỉ của tỉnh mà của cả khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

Bình Định được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều tài nguyên quý giá, có rừng núi, đồng bằng, đường bờ biển trải dài tới 134km với nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, nơi đây từng là cố đô của Vương quốc Chămpa; là quê hương của các loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng như tuồng, bài chòi…, trong đó nghệ thuật bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; là nơi phôi thai và ra đời chữ Quốc ngữ - chữ viết Việt Nam đang sử dụng; đặc biệt, vùng đất Bình Định còn là nơi sản sinh, nuôi dưỡng rất nhiều anh hùng dân tộc, tài năng văn hóa lớn của đất nước Việt Nam…

Bình Định có tiềm năng phát triển mạnh loại hình du lịch biển tại các địa danh như: Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Quy Hòa, Bãi Dài, bán đảo Phương Mai, đầm Thị Nại,

Cù lao Xanh, Hải Giang, Nhơn Lý, Eo Gió, Phú Hậu, Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Mỹ Thành, Mũi Rồng - Tân Phụng, Hà Ra, Phú Thứ, Hoài Hương, Tam Quan Bắc Hầu hết các bãi biển đều tương đối bằng phẳng, cát trắng, nước biển trong xanh, ngập tràn ánh nắng và có cảnh quan đẹp Các bãi tắm đẹp phân bố nhiều nhất là ở khu vực Quy Nhơn và vùng phụ cận, rất thuận lợi cho việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng thành các cụm, tuyến du lịch biển tập trung, liên hoàn Bình Định còn có hơn 30 đảo, trong đó nhiều đảo có tiềm năng khai thác du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá

Bên cạnh hệ thống tài nguyên biển, đảo, Bình Định còn có hệ sinh thái núi ở phía Tây (hệ sinh thái Đông Trường Sơn), các mỏ nước khoáng, các hồ nước góp phần làm phong phú và đa dạng nguồn tài nguyên du lịch

Các khu vực tập trung tài nguyên du lịch gồm dải ven biển Quy Nhơn - Phương Mai, Hoài Nhơn và huyện Tây Sơn Đây là cơ sở hình thành các địa bàn trọng điểm, các khu vực tập trung đầu tư phát triển thành động lực du lịch của tỉnh

Bình Định có 143 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 34 di tích cấp quốc gia và 107 di tích cấp tỉnh; có 02 di tích quốc gia đặc biệt là Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt và Tháp Dương Long Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam (trong đó có Bình Định) được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngoài ra, Bình Định là cái nôi của phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, vùng đất kinh đô của nhiều triều đại có bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa… Tiêu biểu nhất là quần thể di tích lịch sử nhà Tây Sơn, thành Hoàng Đế, 08 cụm với 14 tháp Chàm uy nghi cổ kính và khá nguyên vẹn, trong đó tháp Dương Long được cho là cụm tháp gạch còn lại cao, đồ sộ và lớn nhất Đông Nam Á

Bình Định nổi tiếng với những bộ môn nghệ thuật độc đáo: nghệ thuật hát Bội (tuồng), bài chòi Bên cạnh đó, là miền đất võ, Bình Định vang danh với những làng võ, lò võ và những bài quyền, roi nổi tiếng đã đi vào lịch sử

Bình Định là nơi hội tụ và giao hòa văn hóa của nhiều dân tộc nên các hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú, đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần của các dân tộc như: lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đua thuyền, lễ hội chợ Gò…

Bình Định nổi tiếng với những món ăn đặc sản nổi tiếng như: Rượu Bàu Đá, nem Chợ huyện, bánh ít lá gai, bún chả cá Quy Nhơn, bánh hỏi lòng heo, bún Song Thằn

4.1.2 Sản phẩm, thị trường du lịch

Theo Sở Du lịch tỉnh Bình Định (2022), một số nhóm sản phẩm du lịch chính đã được Bình Định được chú trọng đầu tư phát triển bao gồm:

- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch nghỉ dưỡng biển kết hợp thể thao, vui chơi giải trí và lặn biển đã trở thành nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo, góp phần tạo nên thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định Nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp như quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng giải trí cao cấp FLC Nhơn Lý, khu du lịch nghỉ dưỡng Anatara, Casa Marina, Crown Retreat Quy Nhơn đã được đầu tư phát triển

- Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử với những sản phẩm du lịch chính gồm: tham quan tìm hiểu về lịch sử khởi nghĩa Tây Sơn tại Bảo tàng Quang Trung, Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, di tích Gò Lăng, Thành Hoàng Đế, tham quan tìm hiểu về các giá trị văn hóa Chăm tại quần thể tháp Dương Long, tháp Bánh Ít, tháp Bình Lâm,…trải nghiệm các lễ hội truyền thống…

MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Chương trình khảo sát chính thức được thực hiện từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022 Cuộc khảo sát được tiến hành với sự hỗ trợ của các điều tra viên thuộc Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định Đối tượng khảo sát là các DN điều tra dựa trên số liệu của Sở Du lịch tỉnh Bình Định năm 2020 về các đơn vị KD dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; các đơn vị

KD lữ hành; các khách sạn, cơ sở lưu trú có đăng ký thẩm định xếp hạng sao hoặc đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục 13) Lý do tác giả lựa chọn các đơn vị này bởi vì luận án đang nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL, bởi vậy các DN đạt chuẩn có quy mô, cơ cấu cũng như tình hình hoạt động ổn định Đối tượng điều tra phải là giám đốc, phó giám đốc hoặc những người được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình KD của DN

Số phiếu phát ra là 318 phiếu, mỗi DN 01 phiếu Số phiếu thu về và hợp lệ là

315 phiếu (đạt tỷ lệ 99,06%) Danh sách DN được khảo sát theo Phụ lục 13

❖ Về quy mô doanh nghiệp theo tổng số lao động

Quy mô DN theo tổng số lao động được khảo sát dựa trên số lao động tham gia Bảo hiểm Xã hội của DN Kết quả khảo sát được trình bày theo bảng sau:

Bảng 4.1: Quy mô doanh nghiệp theo tổng số lao động

Tổng số lao động (người) Tần suất Tỉ lệ (%) (%) hợp lệ (%) tích lũy

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 14 Đa số các DN được khảo sát có tổng số lao động từ 50 lao động trở xuống, chiếm tỷ lệ 78,1% DN có từ 51 đến 100 lao động chiếm tỷ lệ 14,0% DN có số lao động trên 100 chiếm tỷ lệ 7,9%

❖ Về quy mô doanh nghiệp theo tổng nguồn vốn

Quy mô DN theo tổng nguồn vốn được khảo sát theo bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm 2020 mà DN nộp cho cơ quan quản lý thuế Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 4.2: Quy mô doanh nghiệp theo tổng số nguồn vốn

Tổng nguồn vốn (đồng) Tần suất Tỉ lệ (%) (%) hợp lệ (%) tích lũy

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 14

Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2018 đã thay thế cho Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về việc trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa Theo đó trong từng lĩnh vực, việc xác định loại hình DN được căn cứ vào dựa trên số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và doanh thu hoặc nguồn vốn (trong đó ưu tiên doanh thu) Từ kết quả trên có thể thấy đa số các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định thuộc DN nhỏ và siêu nhỏ, tồng nguồn vốn từ 3 tỷ trở xuống chiếm tỷ lệ 64,1%, từ trên 3 tỷ đến 50 tỷ chiếm tỷ lệ 29,2% và trên 50 tỷ chiếm tỷ lệ 6,7%

❖ Về loại hình doanh nghiệp

Kết quả khảo sát các DN phân theo loại hình DN như sau:

Bảng 4.3: Loại hình doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn (đồng) Tần suất Tỉ lệ (%) (%) hợp lệ (%) tích lũy

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 14

Các DN tư nhân và Công ty TNHH chiếm đa số, số lượng DNTN chiếm 34,3%, Công ty TNHH chiếm 45,7% Công ty Cổ phần chiếm 7,6% và loại hình DN khác chiếm 12,4%

❖ Về loại hình kinh doanh du lịch chính

Loại hình KDDL chính được xác định là loại hình KD mang lại doanh thu cao nhất hoặc ngành sử dụng nhiều lao động nhất cho DN trong năm Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 4.4: Loại hình kinh doanh

Loại hình KD chính Tần suất Tỉ lệ (%) (%) hợp lệ (%) tích lũy

Dịch vụ lữ hành nội địa 28 8.9 8.9 92.1

Dịch vụ lữ hành quốc tế 11 3.5 3.5 95.6

Dịch vụ khác (ăn uống, mua sắm phục vụ khách du lịch đạt chuẩn)

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 14

Trong 315 DN được khảo sát, 83,2% DN KD dịch vụ lưu trú; 8,9% DN KD dịch vụ lữ hành nội địa; 3,5% DN KD dịch vụ lữ hành quốc tế và 4,4% DN KD dịch vụ khác như ăn uống, mua sắm phục vụ khách du lịch đạt chuẩn

❖ Thời gian làm việc trong ngành kinh doanh du lịch Đối tượng được khảo sát là chủ DN hoặc người trực tiếp quản lý điều hành DN, thời gian làm việc trong ngành KDDL được khảo sát kết quả như sau:

Bảng 4.5: Thời gian làm việc

Thời gian làm việc Tần suất Tỉ lệ (%) (%) hợp lệ (%) tích lũy

Từ 1 năm đến dưới 3 năm 99 31.4 31.4 51.7

Từ 3 năm đến dưới 5 năm 66 21.0 21.0 72.7

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 36 11.4 11.4 84.1

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 14

Tỷ lệ người được khảo sát có thời gian làm việc trong ngành KDDL dưới 1 năm là 20,3%; từ 1 năm đến dưới 3 năm là 31,4%; từ 3 năm đến dưới 5 năm là 21,0%; từ 5 năm đến dưới 10 năm là 11,4%; từ 10 năm trở lên là 15,9%.

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO CHÍNH THỨC

4.3.1 Phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha

❖ Kiểm định thang đo Cạnh tranh về giá

Thang đo Cạnh tranh về giá được đo lường bởi 4 biến quan sát GIA1 – GIA4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,820 >0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,629 đến 0,654 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá

Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Năng lực marketing

Thang đo năng lực marketing được đo lường bởi 5 biến quan sát MAR1 – MAR5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,847 >0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,617 đến 0,701 đều

>0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo năng lực marketing

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo năng lực tài chính

Thang đo Năng lực tài chính được đo lường bởi 4 biến quan sát TC1 – TC4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,837 >0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,641 đến 0,688 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tài chính

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Năng lực tổ chức, quản lý

Thang đo Năng lực tổ chức, quản lý được đo lường bởi 4 biến quan sát QLY1 – QLY4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,768 >0,60, tuy nhiên theo hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) ta thấy biến QLY4 là 0,256 0,60, biến QLY4 về hợp tác liên kết DN có nội dung tương đồng với QLY3, chính vì vậy biến này bị loại để thang đo đạt độ tin cậy Kết quả Cronbach’s Alpha lần 2 cho thang đo năng lực tổ chức, quản lý cho thấy, độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,768>0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,573 đến 0,645 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (sau khi loại biến QLY4) (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tổ chức, quản lý

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Thương hiệu

Thang đo thương hiệu được đo lường bởi 5 biến quan sát TH1 – TH5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,884 >0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,630 đến 0,794 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thương hiệu

Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Phát triển du lịch bền vững

Thang đo phát triển du lịch bền vững được đo lường bởi 5 biến quan sát BV1 – BV5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,894 >0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,651 đến 0,825 đều

>0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phát triển du lịch bền vững

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được đo lường bởi 5 biến quan sát SP1 – SP5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,726

>0,60, tuy nhiên theo hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) ta thấy biến SP5 là 0,194 0,60, biến SP5 về sản phẩm, dịch vụ thể hiện tính trách nhiệm với khách hàng, có nội dung tương đồng với các biến của nhân tố Phát triển du lịch bền vững và nhân tố Trách nhiệm xã hội, chính vì vậy biến này bị loại để thang đo đạt độ tin cậy Kết quả Cronbach’s Alpha lần 2 cho thang đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cho thấy, độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,799>0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,559 đến 0,642 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (sau khi loại biến SP5) (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Nguồn nhân lực

Thang đo Nguồn nhân lực được đo lường bởi 5 biến quan sát NL1 – NL5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,848 >0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,626 đến 0,680 đều >0,30

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

❖ Kiểm định thang đo Môi trường điểm đến

Thang đo môi trường điểm đến được đo lường bởi 6 biến quan sát MT1 – MT6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,884>0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,616 đến 0,745 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Môi trường điểm đến

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Trách nhiệm xã hội

Thang đo Trách nhiệm xã hội được đo lường bởi 5 biến quan sát XH1 – XH5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,831>0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,537 đến 0,707 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội

Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Cơ chế chính sách của địa phương

Thang đo Cơ chế chính sách của địa phương được đo lường bởi 6 biến quan sát CS1 – CS6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,904>0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,629 đến 0,799 đều

>0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách của địa phương

TT Biến Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

❖ Kiểm định thang đo Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thang đo NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định được đo lường bởi 5 biến quan sát NLCT1 – NLCT5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha = 0,897>0,60 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát biến thiên từ 0,701 đến 0,786 đều >0,30 Như vậy thang đo này đã đạt độ tin cậy cần thiết (Chi tiết phụ lục 16)

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Tỉ lệ trung bình nếu loại biến

Tỉ lệ phương sai nếu loại biến

Hệ số tương biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

Tóm lại, kết quả đánh giá các thang đo chính thức bằng Cronbach’s Alpha (Phụ lục 16) cho thấy, đối với thang đo Năng lực tổ chức, quản lý, biến QLY4 (Việc hợp tác liên kết thường mang đến lợi ích cho DN Ông/Bà về khách hàng và bổ sung nguồn lực còn thiếu) có hệ số tương quan biến tổng là 0,256 0.3)

Như vậy, sau khi phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha, biến QLY4, SP5 bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu, mô hình còn lại 11 nhân tố với 52 biến quan sát và thang đo NLCT với 05 biến quan sát

Bảng 4.18: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha

TT Thang đo Ký hiệu Số biến quan sát

Hệ số tương biến tổng

1 Cạnh tranh về giá GIA 4 0,820 0,629 – 0,654

3 Năng lực tài chính TC 4 0,837 0,641 – 0,688

4 Năng lực tổ chức, quản lý QLY 3 0,768 0,573 – 0,645

6 Phát triển du lịch bền vững BV 5 0,894 0,651 – 0,825

7 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ SP 4 0,779 0,559 – 0,642

9 Môi trường điểm đến MT 6 0,884 0,616 – 0,745

10 Trách nhiệm xã hội XH 5 0,831 0,537 – 0,707

11 Cơ chế chính sách của địa phương CS 6 0,904 0,629 – 0,799

KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo tại Phụ lục 16

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)104 4.5 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Phần này đánh giá lại các thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA Phương pháp CFA trong phân tích cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan, phân tích nhân tố khám khá EFA Lý do là, CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu và các khái niệm khác mà không bị chệnh do sai số đo lường Hơn nữa, chúng ta có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như trong phương pháp truyền thống MultiTrait-MultiMethod (Steenkamp & Van Trijp, 1991)

Kết quả CFA của mô hình đo lường sau cùng cho thấy mô hình là phù hợp với dữ liệu, Chi-square = 2199.872; bậc tự do df = 1418; giá trị P = 0.000; Chi-square/df 1.551; GFI = 0.811; TLI = 0.908; CFI = 0.915; RMSEA = 0.042

Hình 4.1: Kết quả CFA mô hình tới hạn

Nguồn: Kết quả phân tích CFA tại Phụ lục 18

Tất cả các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều đạt mức ý nghĩa (P-value 0.000) nên có ý nghĩa thống kê và đều lớn hơn 0,5 (chi thiết theo Phụ lục 18) Kết quả này cho thấy các thành phần trong mô hình đạt giá trị hội tụ và tính đơn nguyên

Về giá trị phân biệt, kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình tới hạn như sau:

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo

Tương quan Ước lượng r2 SE=SQRT((1- r2)/(n-2)) CR=(1-r)/SE P_value

MT < > NL 0.169 0.028561 0.055710313 14.91644823 0.00000 NLCT < > XH 0.181 0.032761 0.055589751 14.73293154 0.00000 NLCT < > SP 0.424 0.179776 0.051191054 11.25196612 0.00000 NLCT < > MAR 0.461 0.212521 0.050158821 10.74586656 0.00000 NLCT < > TC 0.494 0.244036 0.049144892 10.29608522 0.00000

NLCT < > QLY 0.515 0.265225 0.048451253 10.01006095 0.00000 NLCT < > GIA 0.482 0.232324 0.049524125 10.45954871 0.00000 NLCT < > NL 0.228 0.051984 0.055034581 14.02754387 0.00000

SP < > NL 0.049 0.002401 0.056455445 16.84514226 0.00000 MAR < > TC 0.301 0.090601 0.053902023 12.96797332 0.00000 MAR < > QLY 0.406 0.164836 0.05165516 11.49933513 0.00000 MAR < > GIA 0.318 0.101124 0.053589256 12.7264317 0.00000 MAR < > NL 0.17 0.0289 0.055700592 14.90109845 0.00000

TC < > NL 0.236 0.055696 0.05492673 13.90943895 0.00000 QLY < > GIA 0.476 0.226576 0.049709186 10.54131117 0.00000 QLY < > NL 0.094 0.008836 0.056273068 16.10006416 0.00000 GIA < > NL 0.201 0.040401 0.055369771 14.43025663 0.00000

Nguồn: Kết quả phân tích CFA tại Phụ lục 18

Tất cả các hệ số tương quan ước lượng với sai số chuẩn (SE) cho giá trị P-value nhỏ hơn 0,05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% Do đó, các khái niệm trong mô hình tới hạn đạt được giá trị phân biệt Đối với độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích được tính dựa cơ sở trọng số nhân tố ước lượng trong mô hình CFA (chi thiết theo Phụ lục 18), kết quả như sau:

Bảng 4.22: Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích

TT Thang đo Độ tin cậy tổng hợp

2 Cơ chế chính sách của địa phương 0.905 0.615

3 Phát triển du lịch bền vững 0.896 0.634

6 NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định 0.899 0.641

8 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 0.804 0.507

11 Năng lực tổ chức, quản lý 0.771 0.530

Nguồn: Từ bảng Độ tin cậy tổng hợp và Phương sai trích và Phụ lục 18

Kết quả cho thấy các thang đo đều có giá trị độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,7, độ tin cậy của thang đo được đảm bảo Tất cả giá trị phương sai trích đều lớn hơn 0,5, tính hội tụ được đảm bảo

4.5 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo đều đạt mức độ phù hợp với dữ liệu thị trường thông qua các chỉ tiêu: giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích Vì vậy các giả thuyết trong mô hình không có sự điều chỉnh

Phương pháp phân tích mô hình SEM qua phần mềm AMOS được sử dụng để kiểm định độ phù hợp mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, đồng thời phương pháp ước lượng ML được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình

4.5.1 Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức

Kết quả phân tích SEM mô hình lý thuyết (chi thiết theo Phụ lục 19) ta thấy

Chi-square = 2206.368; bậc tự do df = 1423; giá trị P = 0.000; Chi-square/df = 1.551; GFI = 0.811; TLI = 0.908; CFI = 0.915; RMSEA = 0.042; chứng tỏ mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực tế

Hình 4.2: Kết quả SEM mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa)

Nguồn: Kết quả phân tích SEM tại Phụ lục 19

Kết quả ước lượng của các tham số cụ thể như sau:

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình

Quan hệ Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Sai lệch chuẩn (S.E.) Giá trị tới hạn (C.R.) Mức ý nghĩa (P)

Quan hệ Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Sai lệch chuẩn (S.E.) Giá trị tới hạn (C.R.) Mức ý nghĩa (P)

***: p < 0,001 Nguồn: Kết quả phân tích SEM tại Phụ lục 19

Kết quả phần lớn các mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05) ngoại trừ các mối quan hệ NL -> NLCT; MT -> NLCT; XH -> NLCT không có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

4.5.2 Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap

Dựa trên nghiên cứu này, việc lấy mẫu lặp lại với kích thước N = 500 Cột Mean là hệ số hồi quy của ước lượng Bootstrap, cột Bias là chênh lệch giữa cột hệ số hồi quy Mean và giá trị hệ số hồi quy Estimate khi chạy không có Bootstrap Cột SE-Bias là Standard errors của cột Bias Giá trị tới hạn CR (Critical Ratios)= Bias/ Se_Bias

So sánh giá trị tuyệt đối của C.R với 1,96 (do 1,96 là giá trị của phân phối chuẩn ở mức 0,9750 , nghĩa là 2.5% một phía, 2 phía sẽ là 5%) để đưa ra được kết luận

Giả thuyết H0: Bias = 0, Ha: Bias < > 0 Nếu giá trị |CR| > 1,96, suy ra P-value < 5%, chấp nhận Ha, kết luận độ lệch khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% Còn nếu |CR| < 1,96, suy ra P-value > 5%, bác bỏ Ha, chấp nhận H0, kết luận độ lệch khác 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%, và như thế ta kết luận được mô hình ước lượng có thể tin cậy được

Kết quả phân tích cho thấy phần lớn giá trị |CR| đều nhỏ hơn 1,96 Một vài giá trị |CR| tuy có lớn hơn nhưng vẫn khá gần giá trị 1,96 Xét mô hình nghiên cứu với rất nhiều mối quan hệ khá phức tạp, không thể có mô hình nào hoàn hảo và thỏa mãn được tất cả các tiêu chí đưa ra, hơn nữa kỹ thuật bootstrap cũng là một kỹ thuật tính toán gần đúng, do đó tác giả chấp nhận các kết quả phân tích có được từ kỹ thuật bootstrap này Kết quả ước lượng của nghiên cứu này đáng tin cậy và có thể suy rộng cho tổng thể

Kết quả ước lượng như sau:

Bảng 4.24: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap

Quan hệ SE SE-SE Mean Bias SE-

BV < - CS 0.076 0.002 0.351 -0.004 0.003 -1.33333 NLCT < - GIA 0.067 0.002 0.137 -0.001 0.003 -0.33333 NLCT < - MAR 0.065 0.002 0.166 0.006 0.003 2 NLCT < - TC 0.08 0.003 0.146 0.002 0.004 0.5 NLCT < - QLY 0.076 0.002 0.149 -0.005 0.003 -1.66667 NLCT < - BV 0.089 0.003 0.169 -0.008 0.004 -2 NLCT < - TH 0.062 0.002 0.159 -0.001 0.003 -0.33333 NLCT < - SP 0.071 0.002 0.154 -0.002 0.003 -0.66667 NLCT < - NL 0.062 0.002 0.019 -0.004 0.003 -1.33333 NLCT < - MT 0.072 0.002 0.051 0.007 0.003 2.333333 NLCT < - XH 0.05 0.002 0.046 -0.005 0.002 -2.5 NLCT < - CS 0.066 0.002 0.125 0.004 0.003 1.333333

Trong đó: Mean: là giá trị ước lượng trung bình; SE là sai số chuẩn; SE (SE) là sai số của sai số chuẩn; Bias là độ lệch và SE (bias) là sai lệch chuẩn của độ chệch

Nguồn: Kết quả phân tích SEM tại Phụ lục 19

4.5.3 Phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình

Mô hình kiểm tra tác động trung gian của nhân tố Phát triển du lịch bền vững (BV) lên các mối quan hệ (chi thiết theo Phụ lục 20) cụ thể như sau:

Bảng 4.25: Kết quả phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình Các mối quan hệ Tổng Trực tiếp Gián tiếp Kết luận

BV có tác động trung gian: trung gian bổ sung complementary mediation

BV có tác động trung gian: trung gian toàn phần Indirect-only mediation

BV có tác động trung gian: trung gian toàn phần Indirect-only mediation

BV có tác động trung gian: trung gian toàn phần Indirect-only mediation

BV có tác động trung gian: trung gian bổ sung complementary mediation

Nguồn: Kết quả phân tích tác động trung gian Phụ lục 20

Qua phân tích kết quả kiểm định cho thấy nhân tố Phát triển du lịch bền vững (BV) có vai trò trung gian trong mối quan hệ của các nhân tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch (SP); Nguồn nhân lực (NL); Môi trường điểm đến (MT); Trách nhiệm xã hội (XH); Cơ chế chính sách của địa phương (CS) với nhân tố NLCT của các DN KDDL (NLCT) Trong đó:

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Sau khi nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả tiến hành lập dàn bài thảo luận chuyên gia sau nghiên cứu định lượng (nghiên cứu định tính) (Phụ lục 22), đối tượng tham gia là 12 chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh Bình Định có kinh nghiệm trong ngành du lịch (Phụ lục 23) Nội dung thảo luận là kết quả nghiên cứu của đề tài và so sánh, đối chiếu với các địa phương trong vùng, các công trình nghiên cứu trước (Phụ lục 24)

Theo kết quả nghiên cứu, cạnh tranh về giá là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Kết quả của nghiên cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu của Craigwell (2007); Mechinda và cộng sự (2010); Review, Assistant và Dubrovnik (2013); Nguyễn Thành Long (2016); Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng (2018); Lê Thị Ngọc Anh

(2019) Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ dương giữa cạnh tranh về giá và NLCT của các DN KDDL

Theo Báo cáo kết quả điều tra sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Bình Định năm 2018 của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, khách du lịch được khảo sát có sự hài lòng đối với giá cả dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch Điều này cho thấy giá cả dịch vụ du lịch tại các điểm đến trong tỉnh là hợp lý Trong đó được đánh giá cao nhất là giá cả dịch vụ ăn uống và giá cả dịch vụ lưu trú trên 84%

Hình 4.3: Cảm nhận hài lòng của du khách về giá cả dịch vụ du lịch

Nguồn: Kết quả khảo sát của BISEDS (2018)

Khách du lịch đi theo hình thức tự túc có tỷ lệ đánh giá hài lòng cao hơn so với khách du lịch sử dụng dịch vụ tour du lịch đối với giá cả các dịch vụ du lịch sử dụng; tuy nhiên mức chênh lệch này không nhiều và nhận được các phản hồi tích cực từ du khách đi du lịch theo cả hai hình thức này.

Hình 4.4: Tỷ lệ hài lòng của khách du lịch đối với giá cả dịch vụ du lịch tại các địa điểm du lịch phân theo hình thức du lịch

Nguồn: Kết quả khảo sát của BISEDS (2018) Đối với một số đánh giá chưa hài lòng xuất phát từ nguyên nhân do đi du lịch mùa cao điểm nên giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng; hoặc gặp phải nạn “chặt chém” khi mua hàng hóa, đồ ăn thức uống; tuy nhiên tình trạng này xảy ra rất ít Bên cạnh đó, một số du khách cho rằng giá cả rẻ do dịch vụ còn đơn điệu, các điểm đến phát triển dịch vụ để đáp ứng đa dạng nhu cầu với chi phí hợp lý sẽ hấp dẫn du khách quay trở lại hơn Về một số ý kiến cho biết lý do khách du lịch chưa có những đánh giá hài lòng về Chính sách phục vụ du lịch tại Bình Định: (1) Vì ở xa trung tâm nên thường xuyên di chuyển bằng taxi, giá và tính cước taxi còn cao Lái xe taxi di chuyển vòng, đi đường dài để tính phí; (2) Nhiều nơi không niêm yết giá món ăn; (3) Giá vé tham quan lại chưa được điều chỉnh hợp lý so với hạ tầng du lịch đầu tư xây dựng; (4) Giá đồ ăn, nước uống một số điểm du lịch khá đắt

Theo kết quả nghiên cứu, năng lực marketing là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Kết quả của nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu của Tanja Mihalic (2000); Dwyer, Livaic và Mellor (2003); Serrato, Valenzuela và Rayas (2013); Đào Duy Huân (2015); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016); Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến

(2013) Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ dương giữa năng lực marketing và NLCT của các DN KDDL

Trong những năm qua, năng lực marketing của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định còn chưa đạt hiệu quả cao, vẫn phụ thuộc nhiều vào các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh

Theo Sở Du lịch tỉnh Bình Định (2021), công tác quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2021 đạt một số kết quả sau:

- Đã tăng cường đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh du lịch Quy Nhơn - Bình Định thông qua các báo, tạp chí, báo mạng và lồng ghép giới thiệu trong các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh Thường xuyên cập nhật, bổ sung, đăng bài viết và bản tin du lịch trên Trang thông tin điện tử du lịch Bình Định (www.dulichbinhdinh.com.vn) Đồng thời, vận động các DN KDDL trên địa bàn tỉnh phối hợp quảng bá thông tin, tuyên truyền về các sản phẩm, chương trình giảm giá, kích cầu trên các báo, tạp chí, truyền hình trong và ngoài tỉnh

- Xây dựng các chương trình kích cầu du lịch năm 2021 nhằm khôi phục phát triển du lịch sau khi dịch Covid-19 như: Tổ chức Chương trình kích cầu du lịch Quy Nhơn - Bình Định hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; vận động các DN KDDL tham gia chương trình kích cầu theo hướng giảm giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ; Phối hợp tổ chức Lễ khai trương đường bay Quy

Nhơn - Cần Thơ và ngược lại tại Sân bay Phù Cát

- Phối hợp Hiệp hội Du lịch Việt Nam triển khai Chương trình khảo sát Du lịch Quy Nhơn - Bình Định Triển khai khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới, đặc trưng tại huyện An Lão, đảo Nhơn Châu Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tuyên truyền

Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, thông tin thuyết minh điểm đến du lịch Phối hợp với đoàn làm phim VTV Travel thực hiện chương trình “VTV Travel - Du lịch cùng VTV” tại Bình Định; triển khai in tái bản có bổ sung ấn phẩm Cẩm nang du lịch Quy Nhơn - Bình Định ngôn ngữ Việt - Anh phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước

Theo Đề án xác định đóng góp của du lịch vào kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định năm 2018 - 2019 đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 3621/QĐ-UBND ngày 01/9/2020 Kết quả điều tra cho thấy có 70,6% khách nội địa ngoài tỉnh lựa chọn nguồn thông tin từ internet, 55,8% do người khác giới thiệu, 23,7% khách được hỏi lựa chọn tìm hiểu thông tin từ các công ty du lịch giới thiệu quảng bá, 17,7% là tham khảo qua truyền hình, 14,8% là tham khảo qua sách báo, tạp chí, còn lại số lượng khách tìm hiểu qua các nguồn khác như văn phòng thông tin du lịch, nguồn thông tin khác là 2,3% Điều đó cho thấy kênh quảng bá du lịch thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân, tìm hiểu qua internet và các công ty du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng Đối với khách quốc tế, kết quả điều tra cho thấy có 74,6% khách lựa chọn nguồn thông tin từ internet, 44% do người khác giới thiệu, 7,4% là tham khảo qua sách báo, tạp chí, 3,7% khách được hỏi lựa chọn tìm hiểu thông tin từ các công ty du lịch giới thiệu quảng bá, 2,6% là tham khảo qua truyền hình, còn lại số lượng khách tìm hiểu qua các nguồn khác như văn phòng thông tin du lịch, nguồn thông tin khác là 6% Điều đó cho thấy kênh quảng bá du lịch thông qua internet, truyền hình, giới thiệu của bạn bè, người thân và các công ty du lịch đóng vai trò quan trọng trong quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế

Năng lực tài chính là thang đo mới được xây dựng và kiểm định (lĩnh vực du lịch) Kết quả kiểm định cho thấy, năng lực tài chính có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Năng lực tài chính của DN KDDL được đo lường bởi các yếu tố: (1) Nguồn vốn chủ sở hữu của DN; (2) Khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển; (3) Khả năng thanh toán của DN; và (4) Khả năng sinh lời của vốn KD Kết quả của nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến (2013) Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ dương giữa năng lực tài chính và NLCT của các DN KDDL

Theo Tổng cục Thống kê (2020), vốn sản xuất KD bình quân năm 2019 của các

DN dich vụ lưu trú và ăn uống như sau:

Bảng 4.32: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2019 của các doanh nghiệp dich vụ lưu trú và ăn uống

TT Địa phương Vốn (triệu đồng)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)

Vốn sản xuất KD bình quân năm 2019 của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định thấp hơn rất nhiều so với các địa phương khác trong vùng (chỉ bằng khoản 1/10 so với Đà nẵng) Có thể thấy, năng lực tài chính tỷ lệ thuận với thương hiệu của donah nghiệp Phần lớn các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay đều là

DN nhỏ và siêu nhỏ, chính vì vậy trong những năm qua tỉnh đã nỗ lực thu hút đầu tư, đặc biệt là những DN đầu ngành đầu tư vào ngành du lịch, từ đó kéo theo sự phát triển của cả một vùng và các DN khác sẽ đầu tư theo Bên cạnh đó, việc các DN KDDL tại địa phương không đẩy mạnh năng lực tài chính của mình sẽ ảnh hưởng đến NLCT của chính DN khi các nhà đầu tư lớn cùng ngành đầu tư vào Bình Định

4.6.4 Năng lực tổ chức, quản lý

KẾT LUẬN

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định; đo lường, kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Trên cơ sở đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Để thực hiện mục tiêu này, đề tài đã nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ gồm 09 nhân tố tác động đến NLCT của các DN KDDL Tác giả tiến hành thảo luận nhóm định tính lần 1 với 07 chuyên gia, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về

DN và ngành du lịch tỉnh Bình Định để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, kết quả mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm 09 nhân tố: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Năng lực marketing; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Thương hiệu; (5) Phát triển du lịch bền vững; (6) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (7) Nguồn nhân lực; (8) Môi trường điểm đến; (9) Trách nhiệm xã hội Trong đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò là biến trung gian

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia lần 1, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu, xây dựng dàn bài thảo luận nhóm chuyên gia lần 2 nhằm hoàn thiện thang đo và biến quan sát Đối tượng thảo luận nhóm là 30 chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Kết quả thảo luận nhóm định tính, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm 09 nhân tố: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Năng lực marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tổ chức, quản lý; (5) Thương hiệu; (6)

Phát triển du lịch bền vững; (7) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (8) Nguồn nhân lực; (9) Môi trường điểm đến; (10) Trách nhiệm xã hội; (11) Cơ chế chính sách địa phương Trong đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò là biến trung gian

Tác giả đã tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ, với số phiếu phát ra là 219 phiếu, mỗi DN 01 phiếu Số phiếu thu về là 209 phiếu và số phiếu hợp lệ là 200 phiếu Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc của các thang đo để tiến hành nghiên cứu chính thức Các biến quan sát trong nghiên cứu định lượng sơ bộ được đánh giá bằng 02 phương pháp: phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy mô hình còn lại 11 nhân tố với 54 biến quan sát và thang đo NLCT với 05 biến quan sát

Chương trình nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng Số phiếu phát ra là 318 phiếu, mỗi DN 01 phiếu Số phiếu thu về và hợp lệ là 315 phiếu (đạt tỷ lệ 99,06%) Tác giả tiến hành phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha, 02 biến quan sát bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu, mô hình còn lại 11 nhân tố với 52 biến quan sát và thang đo NLCT với 05 biến quan sát Kết quả EFA tiếp tục có 01 biến quan sát bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu

Kết quả CFA của mô hình đo lường sau cùng cho thấy mô hình là phù hợp với dữ liệu, các thành phần trong mô hình đạt giá trị hội tụ và tính đơn nguyên Tất cả các hệ số tương quan ước lượng với sai số chuẩn (SE) cho giá trị P-value nhỏ hơn 0,05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% Do đó, các khái niệm trong mô hình tới hạn đạt được giá trị phân biệt

Kết quả phân tích SEM mô hình lý thuyết, mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực tế Kết quả ước lượng (chưa chuẩn hóa) các trọng số của các thành phần trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,05) Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy:

Một là, đề tài xác định và đo lường được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Hai là, đề tài thực hiện cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực tiếp và gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy NLCT của các DN KDDL chịu tác động trực tiếp bởi 08 nhân tố tác động đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, các nhân tố được sắp xếp theo mức độ tác động từ cao xuống thấp như sau: (1) Phát triển du lịch bền vững; (2) Thương hiệu; (3) Năng lực marketing; (4) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; (5) Năng lực tổ chức, quản lý;

(6) Năng lực tài chính; (7) Cạnh tranh về giá; (8) Cơ chế chính sách của địa phương

Bên cạnh đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững có tác động trung gian trong mối quan hệ của các nhân tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch (trung gian bổ sung); Nguồn nhân lực (trung gian toàn phần); Môi trường điểm đến (trung gian bổ sung); Trách nhiệm xã hội (trung gian bổ sung); Cơ chế chính sách của địa phương (trung gian bổ sung) với nhân tố NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Có 05 nhân tố tác động đến Phát triển du lịch bền vững, các nhân tố được sắp xếp theo mức độ tác động từ cao xuống thấp như sau: (1) Môi trường điểm đến; (2) Cơ chế chính sách của địa phương; (3) Nguồn nhân lực; (4) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (5) Trách nhiệm xã hội

Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của các DN KDDL theo bảng sau:

Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh

STT Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Hệ số β

4 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 0.156

5 Năng lực tổ chức, quản lý 0.154

8 Cơ chế chính sách địa phương 0.121

Nguồn: Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa tại Phụ lục 19

Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của nhân tố phát triển du lịch bền vững cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát là rất cao cao (>3) Tất cả các biến quan sát trong nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bảng 5.2: Thống kê mô tả nhân tố Phát triển du lịch bền vững

Biến quan sát Mẫu Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

DN có nhận thức cao về phát triển du lịch bền vững 315 2 5 4.06 0.508

DN luôn có những hành động

(tuyên truyền, hướng dẫn) nhằm nâng cao nhận thức cho du khách về du lịch bền vững

DN luôn tuân thủ và chấp hành tốt chính sách phát triển du lịch bền vững của địa phương 315 2 5 3.94 0.555

DN luôn ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch bền vững hơn du lịch đại chúng

Các sản phẩm, dịch vụ hiện nay của DN đều theo hướng phát triển du lịch bền vững

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 15

Dựa vào giá trị trung bình của các biến quan sát, để phát triển du lịch bền vững, cần tiếp tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện nay của DN theo hướng phát triển (giá trị trung bình 4,17), bên cạnh đó, các DN phát huy ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch bền vững hơn du lịch đại chúng (giá trị trung bình 4,13), nâng cao nhận thức của các DN KDDL về phát triển du lịch bền vững (giá trị trung bình 4,06), khuyến khích các DN KDDL có những hành động tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn một cách độc lập (giá trị trung bình 3,96) hoặc lồng ghép vào các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao nhận thức cho du khác về phát triển du lịch bền vững, chẳng hạn như bố trí phân loại rác tại nguồn, các poster không hút thuốc trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch

Các DN cần chú trọng, cải thiện hơn nữa việc tuân thủ và chấp hành tốt chính sách du lịch bền vững (giá trị trung bình 3,94) của tỉnh cũng như Luật Du lịch (2017), trong đó có nội dung về phát triển du lịch bền vững Có chiến lược, kế hoạch rõ ràng trong việc hình thành các sản phẩm du lịch theo hướng bền vững

Bện cạnh đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững có tác động trung gian trong mối quan hệ của các nhân tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch (trung gian bổ sung); Nguồn nhân lực (trung gian toàn phần); Môi trường điểm đến (trung gian bổ sung); Trách nhiệm xã hội (trung gian bổ sung); Cơ chế chính sách của địa phương (trung gian bổ sung) với nhân tố NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Chính vì vậy, đối với các tác động trung gian toàn phần, việc nâng cao hệ số của các nhân tố phụ thuộc của nhân tố Phát triển bền vững sẽ gián tiếp nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Một số hàm ý quản trị như sau:

❖ Xây dựng và phát triển môi trường điểm đến

Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của nhân tố môi trường điểm đến cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát là rất cao cao (>3) Tất cả các biến quan sát trong nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch bền vững

Bảng 5.3: Thống kê mô tả nhân tố Môi trường điểm đến

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Sự hiếu khách của người dân Bình Định thuận lợi cho DN Ông/Bà 315 2 5 4.18 0.655

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Bình Định (võ thuật, văn hóa miền biển, miền núi, dân ca bài chòi, thi ca, ẩm thực…) thuận lợi cho

Cảnh quan thiên nhiên biển, đảo của Bình Định đẹp thuận lợi cho DN Ông/Bà 315 2 5 4.17 0.658 Các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa của Bình Định (văn hóa triều đại Tây

Sơn, Vương Quốc Chăm Pa…) thuận lợi cho DN Ông/Bà

Tình hình an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại điểm đến du lịch Bình Định tạo thuận lợi cho DN Ông/Bà phát triển

Cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông của

Bình Định, có Cảng hàng không Phù

Cát, kết nối đường bộ, đường sắt, đường biển… thuận lợi cho DN Ông/Bà

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 15

Người dân địa phương là một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến Bởi vậy, phát huy sự hiếu khách của người dân địa phương sẽ tạo ra một hình ảnh đặc biệt đối với du lịch (giá trị trung bình 4,18) Tận dụng và phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên biển, đảo để phát triển du lịch (giá trị trung bình 4,17)

Bình Định từ lâu được nhiều người gọi là miền "đất võ, trời văn" Nơi đây vốn nổi tiếng với truyền thống thượng võ đã trở thành bản sắc riêng, sản sinh nhiều anh hùng với tài thao lược, có võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Vùng đất này cũng là nơi nuôi dưỡng, phát triển tài năng của nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn (giá trị trung bình 4,08)

Bên cạnh đó, với lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời về võ thuật, văn hóa miền biển, miền núi, dân ca bài chòi, thi ca, ẩm thực, văn hóa triều đại Tây Sơn, Vương Quốc Chăm Pa…(giá trị trung bình 4,02), đã hình thành nên người Bình Định mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm và đặc biệt rất khảng khái, hào hiệp Đây chính là điểm nhấn để các DN KDDL tận dụng các lợi thế này để tiếp tục phát huy trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược quảng bá thương hiệu gắn liền yếu tố người dân trong các hoạt động dịch vụ du lịch của mình

Cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông (giá trị trung bình 4,07) cũng là vấn đề hết sức quan trọng để tạo nên sự thuận tiện, thoải mái cũng như là điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển du lịch với các địa phương khác Chính vì vậy, Bình Định cần tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, tập trung đầu tư tuyến đường ven biền của tỉnh: các đoạn tuyến Cát Tiến - Đê Gi, Đề Gi - Mỹ Thành, Mỹ Thành - cầu Lại Giang, Lại Giang - Tam Quan Bắc; đường ven đâm từ Cát Tiến đến Quốc lộ 19 mới và các tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1 đến đường ven biển; các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ; nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 19B đoạn Sân bay Phù Cát đến Bảo tàng Quang Trung

Tiếp tục nâng cấp, mở rộng đường vào các võ đường tiêu biểu, đường vào các điểm di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, các làng nghề truyền thống định hướng phát triển du lịch; Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, liên kết các cụm du lịch và tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch phía Bắc tỉnh Đề xuất nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế; cải tạo nâng cấp nhà ga Diêu Trì; đầu tư bến cảng, xây dựng các bến tàu du lịch nội địa và kết hợp đầu tư nâng cấp cảng biển và bổ sung các hạng mục cần thiết khác bảo đảm điều kiện để đón tàu du lịch quốc tế

Hoàn thiện hạ tầng du lịch tại thành phố Quy Nhơn; các tuyến du lịch trọng điểm: Quy Nhơn - Sông Cầu, Phương Mai - Núi Bà, Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn - Vĩnh Thạnh Bên cạnh đó, thu hút đầu tư các dự án du lịch và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Đầu tư xây dựng mới Bảo tàng tỉnh Bình Định hiện đại, sử dụng hệ thống thuyết minh tự động đa ngôn ngữ, kết hợp các dịch vụ phục vụ khách du lịch

Tập trung thu hút đầu tư các dự án du lịch quy mô lớn, hiện đại để nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp và các dịch vụ du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh

Khuyến khích đầu tư nâng cấp và hình thành hệ thống cửa hàng mua sắm quà lưu niệm, đặc sản, sản phẩm thủ công truyền thống; tiếp tục quy hoạch, kêu gọi đầu tư các trung tâm thương mại - mua sắm cao cấp; các trung tâm thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế Phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn; quy hoạch, mở rộng các bãi đậu đỗ xe công cộng; các điểm tắm tráng ở các bãi biển

KIẾN NGHỊ

- Theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn nơi có đông lượng khách du lịch như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc Chính vì vậy, kiến nghị cho phép tỉnh Bình Định chủ động xây dựng đề án và cho thí điểm hoạt động kinh tế ban đêm tại một số khu vực, nhằm phát triển kinh tế ban đêm của thành phố Quy Nhơn, nâng cao NLCT ngành du lịch tỉnh Bình Định

- Kiến nghị Trung ương có các chính sách hỗ trợ (miễn, giảm thuế, trợ cấp hoặc cho vay ưu đãi) cho các DN khởi nghiệp hoặc các DN đang KD dịch vụ ban đêm

- Đối với Luật Du lịch cần bổ sung điều khoản về cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ khách du lịch Cần có điều khoản bổ sung về thành lập các lực lượng chuyên trách trong việc hỗ trợ, bảo vệ khách du lịch Lực lượng này có nên là lực lượng Cảnh sát du lịch tại các trung tâm du lịch lớn như một số nước đã có hay là lực lượng Bảo vệ du lịch

- Đối với phát triển du lịch bền vững, kiến nghị Chính phủ cho phép các DN tính vào giá thành sản phẩm du lịch một tỷ lệ chi phí hợp lý để hình thành quỹ phát triển du lịch bền vững, được sử dụng cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường du lịch

5.3.2 Đối với tỉnh Bình Định

- Lập và ban hành quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế ban đêm cho thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận Quy hoạch này sẽ bao gồm các quy hoạch ngành hỗ trợ phát triển kinh tế ban đêm Quy hoạch này cũng phải đảm bảo tạo được sự khác biệt, tính hấp dẫn, bản sắc riêng của nền kinh tế ban đêm mang nét đặc trưng của Bình Định Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được lập trong bối cảnh tăng cường chất lượng hợp tác và liên kết vùng, với vùng phụ cận Việc phát triển kinh tế ban đêm là cơ sở để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tỉnh Bình Định, thu hút và nâng cao NLCT các DN KDDL trên địa bàn tỉnh

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển mạng lưới trung tâm mua sắm hiện đại, vui chơi giải trí tại các khu vực động lực phát triển du lịch

- Khuyến khích, hỗ trợ các DN KDDL đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

- Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, hỗ trợ thực hiện các giải pháp kích cầu sau dịch bệnh

- Tiếp tục mở các đường bay quốc tế trong thời gian tới tại Cảng hàng không Phù Cát khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các DN KDDL liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng Các tiêu chuẩn dịch vụ du lịch trong vùng cần được nâng cao để vùng được công nhận là nơi cung cấp dịch vụ du lịch tốt nhất của Việt Nam.

HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Bên cạnh những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu này vẫn còn một số tồn tại hạn chế như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đi sâu vào đánh giá NLCT của các DN KDDL, điều tra khảo sát các DN KDDL trên địa bàn tỉnh, tiếp cận ở góc độ điều tra khảo sát DN, chưa tiếp cận sâu về góc độ du khách trong và ngoài nước đến Bình Định Trong những nghiên cứu tiếp theo, có thể đánh giá NLCT của DN KDDL từ góc độ của người sử dụng dịch vụ đối với DN để có cái nhìn tổng quan hơn

Thứ hai, nghiên cứu chỉ mới xác định biến trung gian (Phát triển bền vững), mà chưa xây dựng biến điều tiết hay biến kiểm soát vào mô hình nghiên cứu Trong những nghiên cứu sau, có thể xây dựng các biến điều tiết hay biến kiểm soát như kinh nghiệm của người điều hành DN, quy mô vốn, quy mô lao động, loại hình DN, loại hình KD để phân tích cấu trúc đa nhóm

Thứ ba, do số lượng và quy mô các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định còn nhỏ, phần nào ảnh hưởng đến việc phân tích sự khác biệt cũng như kết quả phân tích định lượng của nghiên cứu Trong những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi lãnh thổ ở cấp vùng kinh tế để có được cái nhìn tổng quan hơn về NLCT các DN KDDL

Thứ tư, do điều kiện còn hạn chế về nhiều mặt, nghiên cứu kéo dài về mặt thời gian nên có những biến động trong tình hình thực tế mà tác giả chưa lường trước được như tình hình dịch Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraina ảnh hưởng đến các DN KDDL Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh cũng như chiến tranh không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho các DN KDDL mà còn cho tất cả các DN trong các lĩnh vực khác Trong những nghiên cứu tiếp theo, cần nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của các nhân tố bất thường, khả năng quản trị rủi ro đối với NLCT của các DN KDDL.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL không phải chủ đề mới trong quản trị Tuy nhiên, tính cấp thiết ở góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy vẫn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định; đo lường, kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định Trên cơ sở đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Các nội dung của nghiên cứu được thực hiện và tuân thủ quy trình nghiên cứu khoa học, sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp định lượng) Trong khuôn khổ của nghiên cứu, tác giả đã tiến hành 03 cuộc thảo luận nhóm với tổng cộng 49 chuyên gia, các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài tỉnh Bình Định; tiến hành 02 chương trình khảo sát với lần 1 là 200 DN KDDL, lần 2 là 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Với cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực tiếp và gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của nó đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó nhân tố phát triển du lịch bền vững là một nhân tố phát hiện mới, mang tính thực tiễn đang được quan tâm trong lĩnh vực KDDL trong thời gian qua Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố đối với NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định thông qua nhân tố trung gian Phát triển du lịch bền vững , giúp bổ sung vào hệ thống thang đo lý thuyết Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định

Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu đề ra, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, đặc biệt trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến quá trình cũng như kết quả của nghiên cứu Các nghiên cứu tiếp theo khắc phục những hạn chế, thiếu sót này sẽ giúp hoàn thiện hơn về góc độ lý luận và nâng cao khả năng áp dụng thực tiễn cho DN KDDL trong thời gian tới

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1 Nguyễn Trần Thi và cộng sự (2017) Liên kết phát triển du lịch của Bình Định với các địa phương Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 27

2 Nguyễn Trần Thi (2021) Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Tạp chí Công thương, số 27 (12/2021), tr 278-282 ISSN: 0866-7756

3 Nguyễn Trần Thi và Đỗ Ngọc Mỹ (2022) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Tạp chí Công thương, số 16 (6/2022), tr 133-138 ISSN: 0866-7756

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w