5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
5.2.8. Hàm ý 8: Hoàn thiện cơ chế chính sách của địa phương
Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của nhân tố cơ chế chính sách của địa phương cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát là rất cao (>3). Tất cả các biến quan sát trong nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, nhân tố cơ chế chính sách của địa phương còn tác đông gián tiếp đến NLCT của các DN KDDL qua biến trung gian Phát triển bền vững (trung gian bổ sung).
Du lịch được xem như là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Định trong những năm gần đây. Chính vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh áp dụng các cơ chế chính sách của địa phương về phát triển du lịch (chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch) (giá trị trung bình 3.77), kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch bền vững và việc phổ biến rộng rãi
CLUSTER DU LỊCH BÌNH ĐỊNH – PHÚ
YÊN – GIA LAI – KON TUM – ĐẮK
LẮK
Du lịch di sản Du lịch biển đảo, nghỉ
dưỡng
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG – CÁC HIỆP HỘI, TỔ CHỨC – CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU
Cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hình ảnh điểm đến
CÁC CLUSTER HỖ TRỢ Tài chính ngân hàng, Bảo hiểm ; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Vận tải, kho bãi logistics ; Giáo dục và
đào tạo
NHÀ CUNG CẤP Công ty du lịch, lữ
hành
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
Vận tải
đường sắt, đường thủy, đường bộ Du lịch Nôg nghiệp -
Sinh thái
các cơ chế, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của địa phương đến DN, người dân là hết sức cần thiết (giá trị trung bình 3.84), kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch (cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường), cơ chế quản lý du lịch (thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ) (giá trị trung bình 3.82). Bên cạnh đó, DN cần phát huy vai trò tham gia, đề xuất, kiến nghị các ý kiến của mình đối với chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ chế chính sách cho ngành du lịch.
Bảng 5.12: Thống kê mô tả nhân tố Cơ chế chính sách của địa phương Biến quan sát Mẫu Giá trị
thấp nhất Giá trị
cao nhất Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Chính sách phát triển du lịch
(chiến lược, tầm nhìn, quy hoạch) của tỉnh Bình Định khuyến khích DN Ông/Bà phát triển.
315 2 5 3.77 0.629
Kinh phí đầu tư phát triển cho du lịch (cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường) của tỉnh Bình Định tốt cho DN Ông/Bà.
315 2 5 3.82 0.629
Cơ chế quản lý du lịch (thuế, quản lý hành chính, giá cả dịch vụ) minh bạch, rõ ràng thuận lợi cho DN Ông/Bà.
315 2 5 3.82 0.579
Chính quyền tỉnh Bình Định hỗ trợ góp phần làm cho DN Ông/Bà phát triển tốt.
315 2 5 3.72 0.675
Chính quyền tỉnh Bình Định có kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch bền vững.
315 2 5 3.87 0.571
Các cơ chế, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bình Định được phổ biến rộng rãi và hiệu quả đến cho DN thực hiện.
315 2 5 3.84 0.570
Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 15 Cần cung cấp những hiểu biết, những quan điểm về phát triển du lịch bền vững cho các DN KDDL cũng như đối với cộng đồng dân cư, đặc biệt là thông tin, kiến thức bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Điều này có thể được thực hiện thông qua các khóa học và các hội thảo chuyên đề hay tổ chức các tour thực tế để hướng dẫn trực tiếp các cá nhân, tổ chức có liên quan có thể hiểu biết đầy đủ và điều chỉnh hành vi của mình nhằm hướng đến một ngành du lịch phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, chính quyền cần cải thiện việc hỗ trợ các DN lữ hành thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững (giá trị trung bình
3.87). Các DN cần xác định những định hướng, chiến lược phát triển du lịch bền vững làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của từng DN. Một số giải pháp cụ thể như sau:
- Hiện nay Cảng hàng không Phù Cát vẫn là sân bay quốc nội, chính vì vậy khó cạnh tranh lượng du khách quốc tế đến từ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) và Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa). Để tăng lượng khách du lịch quốc tế đến với Bình Định, cần đẩy mạnh thực hiện kết nối với các đơn vị lữ hành lớn trên thế giới, các hãng bay đưa khách du lịch nước ngoài đến tỉnh Bình Định thông qua các hình thức như: chuyến bay thẳng, bay charter, bay nối tuyến để tăng cường phát triển du lịch của tỉnh Bình Định.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến huyện;
nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch theo hướng phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý của các ngành và địa phương; kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy định phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động du lịch; phối hợp quản lý hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch; quản lý, khai thác tốt các giá trị tài nguyên du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực du lịch.
- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững: (1) Cần cung cấp những hiểu biết, những quan điểm về phát triển du lịch bền vững cho các DN KDDL cũng như đối với cộng đồng dân cư, đặc biệt là thông tin, kiến thức bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Điều này có thể được thực hiện thông qua các khóa học và các hội thảo chuyên đề hay tổ chức các tour thực tế để hướng dẫn trực tiếp các cá nhân, tổ chức có liên quan có thể hiểu biết đầy đủ và điều chỉnh hành vi của mình nhằm hướng đến một
ngành du lịch phát triển bền vững. (2) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường và quá trình tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch trên địa bàn. Cần có các chương trình cụ thể để cộng đồng dân cư có thể tham gia vào các hoạt động du lịch.
- Hỗ trợ các DN lữ hành thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững: (1) Xác định những định hướng, chiến lược phát triển du lịch bền vững làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của từng DN; (2) Thường xuyên thực hiện các khảo sát nghiên cứu về khách hàng để giúp các DN có thông tin đưa ra các quyết định hợp lý; (3) Cho phép các DN tính vào giá thành sản phẩm du lịch một tỷ lệ chi phí hợp lý để hình thành quỹ phát triển du lịch bền vững, được sử dụng cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường du lịch; (4) Thiết lập cầu nối tạo sự hợp tác cho các DN; (5) Phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch nhằm tạo môi trường trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý và góp phần tạo sự thống nhất, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị KDDL trên địa bàn; (6) Tổ chức các hội thảo, triển lãm về du lịch giúp các DN KDDL có thể thiết lập được cầu nối cho sự hợp tác trong tương lai.
- Ban hành các qui định đảm bảo các DN thực hiện các hoạt động hướng đến phát triển du lịch bền vững: (1) Cần đưa ra các chương trình, các biện pháp cụ thể để các DN KDDL có thể có những đóng góp tích cực hơn đối với ngành du lịch của tỉnh;
(2) Xây dựng quy chế bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch như là điều kiện bắt buộc trong các hoạt động du lịch. Quy chế này phải bao gồm trách nhiệm cụ thể đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch từ ngành du lịch đến các DN, du khách và cộng đồng dân cư.
- Tăng cường sự giám sát đối với các DN trong việc thực hiện các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các DN KDDL nhằm hạn chế những hoạt động trái với giấy phép đăng ký, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Triển khai, áp dụng có hiệu quả Quyết định số 1066/QĐ-BVHTTDL ngày 28/3/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.