5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
5.2.1. Hàm ý 1: Phát triển du lịch bền vững
Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của nhân tố phát triển du lịch bền vững cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát là rất cao cao (>3). Tất cả các biến quan sát trong nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Bảng 5.2: Thống kê mô tả nhân tố Phát triển du lịch bền vững Biến quan sát Mẫu Giá trị
thấp nhất Giá trị
cao nhất Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn DN có nhận thức cao về phát triển
du lịch bền vững. 315 2 5 4.06 0.508
DN luôn có những hành động (tuyên truyền, hướng dẫn) nhằm nâng cao nhận thức cho du khách về du lịch bền vững.
315 2 5 3.96 0.552
DN luôn tuân thủ và chấp hành tốt chính sách phát triển du lịch bền
vững của địa phương. 315 2 5 3.94 0.555
DN luôn ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch bền vững hơn du lịch đại chúng
315 3 5 4.13 0.552
Các sản phẩm, dịch vụ hiện nay của DN đều theo hướng phát triển du lịch bền vững
315 2 5 4.17 0.545
Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 15 Dựa vào giá trị trung bình của các biến quan sát, để phát triển du lịch bền vững, cần tiếp tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện nay của DN theo hướng phát triển (giá trị trung bình 4,17), bên cạnh đó, các DN phát huy ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch bền vững hơn du lịch đại chúng (giá trị trung bình 4,13), nâng cao nhận thức của các DN KDDL về phát triển du lịch bền vững (giá trị trung bình 4,06), khuyến khích các DN KDDL có những hành động tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn một cách độc lập (giá trị trung bình 3,96) hoặc lồng ghép vào các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao nhận thức cho du khác về phát triển du lịch bền vững, chẳng hạn như bố trí phân loại rác tại nguồn, các poster không hút thuốc trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ....
Các DN cần chú trọng, cải thiện hơn nữa việc tuân thủ và chấp hành tốt chính sách du lịch bền vững (giá trị trung bình 3,94) của tỉnh cũng như Luật Du lịch (2017), trong đó có nội dung về phát triển du lịch bền vững. Có chiến lược, kế hoạch rõ ràng trong việc hình thành các sản phẩm du lịch theo hướng bền vững.
Bện cạnh đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững có tác động trung gian trong mối quan hệ của các nhân tố Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch (trung gian bổ sung); Nguồn nhân lực (trung gian toàn phần); Môi trường điểm đến (trung gian bổ sung); Trách nhiệm xã hội (trung gian bổ sung); Cơ chế chính sách của địa phương (trung gian bổ sung) với nhân tố NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Chính vì vậy, đối với các tác động trung gian toàn phần, việc nâng cao hệ số của
các nhân tố phụ thuộc của nhân tố Phát triển bền vững sẽ gián tiếp nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Một số hàm ý quản trị như sau:
❖ Xây dựng và phát triển môi trường điểm đến
Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của nhân tố môi trường điểm đến cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát là rất cao cao (>3). Tất cả các biến quan sát trong nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch bền vững.
Bảng 5.3: Thống kê mô tả nhân tố Môi trường điểm đến
Biến quan sát Mẫ
u
Giá trị thấp nhất
Giá trị cao nhất
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Sự hiếu khách của người dân Bình
Định thuận lợi cho DN Ông/Bà. 315 2 5 4.18 0.655
Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Bình Định (võ thuật, văn hóa miền biển, miền núi, dân ca bài chòi, thi ca, ẩm thực…) thuận lợi cho DN Ông/Bà.
315 2 5 4.08 0.651
Cảnh quan thiên nhiên biển, đảo của Bình
Định đẹp thuận lợi cho DN Ông/Bà. 315 2 5 4.17 0.658 Các di tích văn hóa - lịch sử mang
đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa của Bình Định (văn hóa triều đại Tây Sơn, Vương Quốc Chăm Pa…) thuận lợi cho DN Ông/Bà.
315 2 5 4.02 0.618
Tình hình an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại điểm đến du lịch Bình Định tạo thuận lợi cho DN Ông/Bà phát triển.
315 1 5 4.02 0.600
Cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông của Bình Định, có Cảng hàng không Phù Cát, kết nối đường bộ, đường sắt, đường biển… thuận lợi cho DN Ông/Bà.
315 2 5 4.07 0.652
Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 15 Người dân địa phương là một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến. Bởi vậy, phát huy sự hiếu khách của người dân địa phương sẽ tạo ra một hình ảnh đặc biệt đối với du lịch (giá trị trung bình 4,18). Tận dụng và phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên biển, đảo để phát triển du lịch (giá trị trung bình 4,17).
Bình Định từ lâu được nhiều người gọi là miền "đất võ, trời văn". Nơi đây vốn nổi tiếng với truyền thống thượng võ đã trở thành bản sắc riêng, sản sinh nhiều anh hùng với tài thao lược, có võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vùng đất này
cũng là nơi nuôi dưỡng, phát triển tài năng của nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn... (giá trị trung bình 4,08).
Bên cạnh đó, với lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời về võ thuật, văn hóa miền biển, miền núi, dân ca bài chòi, thi ca, ẩm thực, văn hóa triều đại Tây Sơn, Vương Quốc Chăm Pa…(giá trị trung bình 4,02), đã hình thành nên người Bình Định mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm và đặc biệt rất khảng khái, hào hiệp. Đây chính là điểm nhấn để các DN KDDL tận dụng các lợi thế này để tiếp tục phát huy trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược quảng bá thương hiệu gắn liền yếu tố người dân trong các hoạt động dịch vụ du lịch của mình.
Cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông (giá trị trung bình 4,07) cũng là vấn đề hết sức quan trọng để tạo nên sự thuận tiện, thoải mái cũng như là điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển du lịch với các địa phương khác. Chính vì vậy, Bình Định cần tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, tập trung đầu tư tuyến đường ven biền của tỉnh: các đoạn tuyến Cát Tiến - Đê Gi, Đề Gi - Mỹ Thành, Mỹ Thành - cầu Lại Giang, Lại Giang - Tam Quan Bắc; đường ven đâm từ Cát Tiến đến Quốc lộ 19 mới và các tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1 đến đường ven biển; các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ; nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 19B đoạn Sân bay Phù Cát đến Bảo tàng Quang Trung.
Tiếp tục nâng cấp, mở rộng đường vào các võ đường tiêu biểu, đường vào các điểm di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, các làng nghề truyền thống định hướng phát triển du lịch; Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, liên kết các cụm du lịch và tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch phía Bắc tỉnh.
Đề xuất nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế; cải tạo nâng cấp nhà ga Diêu Trì; đầu tư bến cảng, xây dựng các bến tàu du lịch nội địa và kết hợp đầu tư nâng cấp cảng biển và bổ sung các hạng mục cần thiết khác bảo đảm điều kiện để đón tàu du lịch quốc tế.
Hoàn thiện hạ tầng du lịch tại thành phố Quy Nhơn; các tuyến du lịch trọng điểm: Quy Nhơn - Sông Cầu, Phương Mai - Núi Bà, Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn - Vĩnh Thạnh. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư các dự án du lịch và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đầu tư xây dựng mới Bảo tàng tỉnh Bình Định hiện đại, sử dụng hệ thống thuyết minh tự động đa ngôn ngữ, kết hợp các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Tập trung thu hút đầu tư các dự án du lịch quy mô lớn, hiện đại để nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp và
các dịch vụ du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
Khuyến khích đầu tư nâng cấp và hình thành hệ thống cửa hàng mua sắm quà lưu niệm, đặc sản, sản phẩm thủ công truyền thống; tiếp tục quy hoạch, kêu gọi đầu tư các trung tâm thương mại - mua sắm cao cấp; các trung tâm thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn; quy hoạch, mở rộng các bãi đậu đỗ xe công cộng; các điểm tắm tráng ở các bãi biển...
Bình Định chỉ mới tập trung phát triển du lịch trong những năm gần đây sau các địa phương khác trong vùng như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa... Chính vì vậy tình hình an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại điểm đến du lịch Bình Định hiện nay là tốt (giá trị trung bình 4,02).
Trong thời gian tới, chính quyền và các DN KDDL cần tiếp tục phát huy, có những biện pháp tích cực nhằm giữ vững tình hình an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, mục tiêu đưa Bình Định trở thành điểm đến du lịch "3 tốt" (an ninh tốt, môi trường tốt, quan hệ cộng đồng tốt) và "3 không" (không chặt chém, không giành giật khách, không người ăn xin) hướng tới thương hiệu du lịch Bình Định: An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn và trong tương lai, lấy điểm nhấn là "Quy Nhơn - thành phố du lịch sạch ASEAN".
❖ Phát triển Nguồn nhân lực du lịch
Qua bảng thống kê mô tả về mức độ đồng ý của nhân tố nguồn nhân lực cho thấy điểm số trung bình của các biến quan sát là cao (>3). Tất cả các biến quan sát trong nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Định.
Bảng 5.4: Thống kê mô tả nhân tố Nguồn nhân lực Biến quan sát Mẫu Giá trị
thấp nhất Giá trị
cao nhất Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Nguồn nhân lực trong DN Ông/Bà đã qua đào
tạo về kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ. 315 2 5 3.81 0.600 Nguồn nhân lực trong DN Ông/Bà đảm
bảo các kỹ năng cho hoạt động du lịch:
nhiệt tình, vui vẻ, hòa đồng, tận tình phục vụ khách hàng,…
315 2 5 3.88 0.574
Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên
trong DN Ông/Bà rất hiệu quả. 315 1 5 3.68 0.624
Nguồn nhân lực trong DN Ông/Bà luôn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức và nghiệp vụ.
315 1 5 3.76 0.634
Nguồn nhân lực mà DN đang quản lý luôn thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động và giao tiếp với khách hàng.
315 2 5 3.70 0.638
Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 15
Tiếp tục phát huy các kỹ năng của người lao động trong hoạt động du lịch (giá trị trung bình 3,88), các DN cần tập trung đào tạo, tập huấn cho người lao động về kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ, các kỹ năng trong hoạt động du lịch. Phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của Hiệp hội du lịch và DN du lịch trong hoạt động đào tạo:
Khuyến khích DN tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình, giáo trình đào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên; tiếp nhận sinh viên đến thực tập và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm việc. Căn cứ nhu cầu nhân lực du lịch qua từng thời kỳ, khung chương trình đào tạo du lịch có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sự cân bằng “Cung - Cầu” giữa nguồn nhân lực được đào tạo với nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN du lịch.
Các đơn vị KDDL chú trọng đào tạo về ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp; nghiệp vụ phục vụ khách du lịch quốc tế cho lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch. Các DN KDDL cần chủ động tham gia các hoạt động nâng cao kỹ năng KDDL cho cộng đồng dân cư: Tổ chức khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng…); Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị; Chủ động đặt hàng với cơ sở đào tạo về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đơn vị.
Bên cạnh đó, các DN KDDL cần cải thiện và có chiến lược sử dụng và quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả (giá trị trung bình 3,68).
Một số giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định như sau:
Đối với chính quyền địa phương
a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các đơn vị KDDL và cộng đồng dân cư về phát triển du lịch
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, du lịch từ tỉnh đến cơ sở về các chủ trương, chính sách phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch của Trung ương và địa phương. Triển khai các hoạt động truyền thông về ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh để hình thành thói quen, hành vi, thái độ, cách ứng xử văn minh lịch sự cho người dân địa phương, các tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch và KDDL tại các khu, điểm du lịch. Biên soạn, phát hành các tài liệu, ấn phẩm thông tin, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch và các sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch. Xây dựng chương trình quảng bá, giới thiệu các ngành học du lịch nhằm khuyến học và định hướng nghề nghiệp du lịch trong hệ thống cơ sở đào tạo phổ thông.
- Phối hợp lồng ghép, đưa các nội dung về du lịch bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, ứng xử văn minh du lịch vào các chương trình đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề du lịch đến các đối tượng tham gia tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, DN và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
b) Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch theo hướng chuyên nghiệp
- Tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, viên chức đơn vị sự nghiệp, cán bộ chính quyền địa phương liên quan đến du lịch và cán bộ quản lý DN du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế. Ưu tiên bồi dưỡng cán bộ chính quyền và công chức quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện/thị/thành phố, cán bộ quản lý DN. Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý KDDL toàn tỉnh. Nghiên cứu kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng của hoạt động du lịch.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp lý cho từng năm;
phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý du lịch. Hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành trong việc trao đổi kinh nghiệm và đào tạo, phát triển nhân lực du lịch. Khai thác tối đa các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ở trong và ngoài nước theo những chương trình, đề án của Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch để cử cán bộ đi đào tạo.
c) Xác định nhu cầu nhân lực phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức các hoạt động điều tra, khảo sát thực tế về lực lượng lao động phục vụ du lịch trên cơ sở phối hợp với các địa phương, các DN du lịch, nhà đầu tư về du lịch để xác định cụ thể về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cần thiết phục vụ tại các khu, điểm du lịch và các cơ sở KDDL để xây dựng kế hoạch và thông báo các đơn vị liên quan triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về du lịch, dịch vụ cho đội ngũ lao động và người dân tham gia các hoạt động KDDL – dịch vụ.
d) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch Chú trọng xây dựng chính sách khuyến khích, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực ngành. Một số nội dung chính bao gồm:
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, chuyển đổi nghề sang hoạt động du lịch.