5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
5.2.7. Hàm ý 7: Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm du lịch
Bảng 5.11: Thống kê mô tả nhân tố Cạnh tranh về giá Biến quan sát Mẫu Giá trị
thấp nhất
Giá trị cao nhất
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Giá cả mà DN Ông/Bà xây dựng
tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
315 2 5 3.43 0.636
Giá các sản phẩm dịch vụ của DN Ông/Bà luôn cạnh tranh so với đối thủ.
315 1 5 3.45 0.629
Giá cả sản phẩm, dịch vụ của DN Ông/Bà luôn có mức chiết khấu theo đối tượng, số lượng khách du lịch
315 2 5 3.52 0.594
Giá các sản phẩm dịch vụ của DN rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu đối tượng khách hàng.
315 2 5 3.44 0.648
Nguồn: Kết quả thống kê mô tả tại Phụ lục 15 Du lịch là một ngành được rất nhiều địa phương xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, bên cạnh đó, Bình Định chỉ mới tập trung phát triển du lịch trong những năm gần đây sau các địa phương khác trong vùng như Đà Nẵng, Khánh Hòa... Chính vì vậy, giá cả các sản phẩm du lịch khó có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng nếu không có sự nỗ lực của các DN KDDL và sự hỗ trợ từ chính quyền tỉnh. Việc tiếp tục phát triển liên kết các DN KDDL, các địa phương trong vùng là giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm và cạnh trạnh về giá cả dịch vụ du lịch, xây dựng mức chiết khấu theo đối tượng, số lượng khách du lịch (giá trị trung bình 3,52).
Cần xây dựng lại giá của các sản phẩm du lịch tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp (giá trị trung bình 3,43), phù hợp với nhiều loại đối tượng
khác hàng. Bên cạnh đó, cần hình thành các liên kết trong cụm liên kết ngành du lịch.
Đối với việc liên kết, các DN cần áp dụng theo liên kết ngang và liên kết dọc của Cluster du lịch như sau:
Hình 5.1: Liên kết ngang và dọc của cụm liên kết ngành du lịch
Nguồn: Pricewaterhouse Coopers, 2001 Theo mô hình liên kết ngang và liên kết dọc của cụm liên kết ngành du lịch, các DN KD lữ hành, lưu trú và dịch vụ du lịch khác trong vùng cần liên kết trong việc kết nối các tour, tuyến, khu du lịch trong toàn vùng. Liên kết hợp tác giữa các DN KD lữ hành, lưu trú, giải trí, mua sắm, tổ chức sự kiện… nhằm kết nối các nguồn khách, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho du lịch vùng. Liên kết các DN trong việc đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, có những tác động lan tỏa nhất định đối với phát triển du lịch vùng.
Đối với chính quyền địa phương, liên kết với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế và Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Bình Thuận hình thành:
- Cụm liên kết ngành du lịch Bình Định - Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế với Bình Định là điểm cực Nam của Cluster với 4 sản phẩm du lịch đặc trưng chính: Du lịch MICE, Du lịch di sản, Du lịch tâm linh, Du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng.
- Cụm liên kết ngành du lịch Bình Định - Phú Yên - Gia Lai - Kon Tum - Đăk Lăk với 3 sản phẩm du lịch đặc trưng chính: Du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch di sản, du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng.
- Phát triển mới tuyến du lịch gắn với sự ra đời và hình thành chữ quốc ngữ giữa Bình Định và Quảng Nam. Con đường di sản văn hóa Chăm nối dài từ Bình
Thuận đến Quảng Nam trong tương lai.
- Phát triển mới tuyến du lịch gắn với con đường di sản văn hóa Chăm nối dài từ Bình Thuận đến Quảng Nam.
Mô hình phát triển 2 cụm liên kết ngành du lịch như sau:
❖ Mô hình cụm liên kết ngành du lịch Bình Định – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam
Hình 5.2: Mô hình cụm liên kết ngành du lịch Bình Định - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Cụm liên kết ngành du lịch Bình Định - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam được đề xuất với Bình Định là điểm cực Nam của cụm liên kết ngành với 4 sản phẩm du lịch đặc trưng chính: du lịch MICE; du lịch di sản; du lịch tâm linh; du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng. Cụm liên kết ngành đề xuất có thể phát triển dựa trên những lợi thế sẵn có của mình về cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa truyền thống của các địa phương.
❖ Cụm liên kết ngành du lịch Bình Định – Phú Yên – Gia Lai – Kon Tum – Đắk Lắk Cụm liên kết ngành du lịch Bình Định - Phú yên - Gia Lai - Kon Tum - Đắk Lắk được đề xuất với 3 sản phẩm du lịch đặc trưng chính: du lịch nông nghiệp sinh thái; du lịch di sản; du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng. Cụm liên kết ngành đề xuất có thể phát triển dựa trên những lợi thế sẵn có của mình về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa truyền thống của các địa phương. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các
CLUSTER DU LỊCH BÌNH ĐỊNH – HUẾ - ĐÀ NẴNG – QUẢNG
NAM Du lịch MICE
Du lịch di sản Du lịch tâm linh Du lịch biển đảo, nghỉ
dưỡng
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG – CÁC HIỆP HỘI, TỔ CHỨC – CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU
Cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hình ảnh điểm đến
CÁC CLUSTER HỖ Tài chính ngân hàng, Bảo TRỢ
hiểm ; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Vận tải, kho bãi logistics ; Giáo dục và
đào tạo
NHÀ CUNG CẤP Công ty du lịch, lữ
hành
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
Vận tải
đường sắt, đường thủy, đường bộ
cụm liên kết ngành hỗ trợ như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch và các ngành nông lâm thủy sản phát triển mạnh. Mặc dù vậy, NLCT của cụm liên kết ngành vẫn còn yếu, điểm yếu này chủ yếu từ cơ sở vật chất hạ tầng du lịch và các DN KDDL. Chính vì vậy các địa phương trong cụm liên kết ngành đề xuất cần có những giải pháp nâng cao NLCT du lịch trong tương lai để phát huy hiệu quả của cụm liên kết ngành đề xuất.
Hình 5.3: Mô hình Cluster du lịch Bình Định - Phú Yên - Gia Lai - Kon Tum - Đắk Lắk