1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khuyến khích sinh viên liên hệnhững tố chất và phẩm chất đó với một số thẩm phán tiêu biểu trên thếgiới hoặc ở việt nam

22 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 544,92 KB

Nội dung

Thứ nhất, chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và nănglực chuyên môn, nghiệp vu của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp2,qua đó có thể thấy, chức danh cao quý đề cao

lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT ĐỀ BÀI SỐ 01 Phân tích khái niệm và khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh Thẩm phán Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức nào để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một Thẩm phán? (Khuyến khích sinh viên liên hệ những tố chất và phẩm chất đó với một số Thẩm phán tiêu biểu trên thế giới hoặc ở Việt Nam) Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh Thẩm phán không và tại sao? Nhóm: 01 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH LớMp:ỨC ĐỘ THAM GNIA07L ÀTLM4BÀI TẬP NHÓM Hà Nội - 2023 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm 1 Thời gian: Ngày 11/10/2023 2 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội 3 Hình thức làm việc nhóm: Trực tiếp II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm III Nội dung: - Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm - Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất - Phân công công việc IV Đánh giá: 1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra: Mức độ hoàn thành Công việc Chưa Chưa thống Đã hoàn triển khai nhất thành Lựa chọn đề tài X Lập dàn ý X Phân công X nhiệm vu 2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân Ngày: 11/10/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm số: 01 Lớp: N07 TL4 Khóa: 48 Tổng số thành viên của nhóm: 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Có mặt: 6 Có lý do: 0 Không lý do: 0 Vắng mặt: 0 STT MSV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký A B C tên 1 48382 Phạm Thảo Ngọc ✔ ✔ 7 ✔ ✔ 2 48382 Trần Thị Thảo Nguyên ✔ ✔ 8 3 48382 Nguyễn Minh Nhật 9 4 48383 Vũ Nguyễn Dung Nhi 0 5 48383 Nguyễn Hồng Nhật Quang 1 6 48383 Nguyễn Anh Quân 2 Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2023 NHÓM TRƯỞNG Nguyễn Hồng Nhật Quang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG .2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 1 KHÁI NIỆM VÀ KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA THẨM PHÁN .2 1.1 Khái niệm 2 1.2 Nội dung công việc 3 2 PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA THẨM PHÁN VÀ TỐ CHẤT CÁ NHÂN CẦN RÈN LUYỆN 3 2.1 Phẩm chất đạo đức của Thẩm phán 3 2.2 Tố chất cá nhân cần rèn luyện 6 3 SINH VIÊN CÓ THÍCH HÀNH NGHỀ THẨM PHÁN TRONG TƯƠNG LAI HAY KHÔNG & LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG NHÓM.9 3.1 Sinh viên có thích hành nghề Thẩm phán trong tương lai hay không 9 3.2 Liên hệ thực tế trong nhóm sinh viên 9 3.2.1 Nhóm học sinh, sinh viên không có mong muốn hành nghề Thẩm phán 9 3.2.2 Nhóm sinh viên có mong muốn hành nghề Thẩm phán 12 KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 PHỤ LỤC .16 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỞ ĐẦU Trong thời đại bây giờ, toàn thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang dần hội nhập, tạo ra sự thúc đẩy mới về mọi vấn đề như kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; do vậy công lý, sự công bằng luôn phải được đặt lên hàng đầu, là sự thiết yếu của mỗi đất nước, mỗi con người Để thực thi được pháp luật nhằm mang lại sự công bằng cho mọi người, những nghề nghiệp liên quan tới việc bảo vệ pháp luật, giải quyết những tranh chấp đã xuất hiện từ rất lâu và được phát triển cho đến tận ngày nay Vị trí và vai trò của nghề Thẩm phán trong xã hội hiện nay cũng đóng góp một phần quan trọng nhằm nâng tầm xã hội, phát triển đất nước toàn diện hơn Một số sinh viên ngày nay đang dần theo đuổi con đường để trở thành một Thẩm phán, muc đích của những con người này là bảo vệ pháp luật, mang lại sự công bằng, công lý cho tất cả mọi công dân Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, thách thức với nghề Thẩm phán và trong bài luận này sẽ giải thích, nêu những quan điểm, góc nhìn trực quan hơn về nghề Thẩm phán Nhóm biên soạn chúng em trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy cô, bạn đọc để có thể tiếp thu và khắc phuc nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 NỘI DUNG 1 KHÁI NIỆM VÀ KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA THẨM PHÁN 1.1 Khái niệm Thẩm phán là một chức danh cao quý, do Chủ tịch nước bổ nhiệm để xét xử, thực hiện quyền tư pháp, khi xét xử Thẩm phán được nhân danh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam1 Được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán là niềm tự hào, là muc tiêu mà hầu hết những công chức trong ngành Tòa án đều phấn đấu để đạt được Trước hết chúng ta phải hiểu được chức danh cao quý do Chủ tịch nước bổ nhiệm, quyền thực hành tư pháp và nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Thứ nhất, chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vu của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp2, qua đó có thể thấy, chức danh cao quý đề cao trình độ chuyên môn cao về pháp luật, sự thuần thuc, nhuần nhuyễn trong việc hành nghề; hơn thế nữa nó còn thể hiện sự giá trị to lớn về mặt tinh thần, sự tôn trọng, uy tín do Chủ tịch nước đặt niềm tin vào đó, thông qua việc bổ nhiệm Thứ hai, tư pháp là một lĩnh vực đóng vai trò trong việc thực thi các quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi, tự do của công dân, đảm bảo tính công bằng trong xử lý các vu việc pháp lý và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của xã hội3, chứng tỏ rằng, Thẩm phán có một quyền lực vô cùng to lớn trong việc xét xử hay trong những vu án tố tung, họ xem pháp luật là công cu duy nhất và bắt buộc trong quá trình xét xử này 1 Lâm Uyên (2018), “Áp lực đối với Thẩm phán”, Tạp chí Toà án nhân dân 2 Khoản 1, Điều 8, Luật Viên chức năm 2010 3 Nguyễn Hương, “Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?”, https://luatvietnam.vn/linh- vuc-khac/tu-phap-la-gi-883-93419-article.html, truy cập ngày 05/10/2023 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Thứ ba, nhân danh là việc thực hiện một hành động lấy danh nghĩa của một chức danh, một tổ chức hay một quốc gia4 Khi một cá nhân hành động nhân danh một chức danh nào đó, thì hành động đó mang danh nghĩa của chức danh mà người đó đại diện Như thế, có thể hiểu rằng nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa là lấy danh, thay mặt nước Việt Nam, đại diện nước Việt Nam để thực thi pháp luật 1.2 Nội dung công việc Thẩm phán xét xử các vu án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; căn cứ các tài liệu, chứng cứ và kết quả tranh tung tại phiên tòa, Hội đồng xét xử, Thẩm phán ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dung hoặc không áp dung hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vu về tài sản, quyền nhân thân của đương sự Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành5 2 PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA THẨM PHÁN VÀ TỐ CHẤT CÁ NHÂN CẦN RÈN LUYỆN 2.1 Phẩm chất đạo đức của Thẩm phán • Tính độc lập Theo Điều 3 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về tính độc lập: Trong quá trình giải quyết vu việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vu việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tung khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án Thêm vào đó, Thẩm phán không được can thiệp vào 4 Thư viện pháp luật: “Nhân danh là gì”, https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1E27E-hd-nhan-danh- la-gi.html, truy cập ngày 05/10/2023 5 Lâm Uyên (2018), “Áp lực đối với Thẩm phán”, Tạp chí Toà án nhân dân Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 hoạt động tố tung của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tung khác • Sự liêm chính Theo Điều 4 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về sự liêm chính như sau: Thẩm phán phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực Thẩm phán không được lợi dung địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật • Sự vô tư, khách quan Theo Điều 5 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về sự vô tư, khách quan: Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vu một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vu việc Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tung tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vu việc Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vu việc một cách vô tư, khách quan • Sự công bằng, bình đẳng Theo Điều 6 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về sự công bằng, bình đẳng: Thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng để những người tham gia tố tung thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vu của họ trong quá trình giải quyết vu việc tại Tòa án Trong quá trình giải quyết vu việc, Thẩm phán Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 không được và không cho phép các hành vi bất bình đẳng, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của cá nhân, pháp nhân • Sự đúng mực Theo Điều 7 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về sự đúng mực: Trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán phải hành xử đúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tung; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tung khác Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tung, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác • Sự tận tụy và không chậm trễ Theo Điều 8 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về sự tận tụy và không chậm trễ: Thẩm phán phải tận tuy với công việc và cống hiến hết mình trong việc thực hiện nhiệm vu tư pháp nhằm giải quyết nhanh nhất các vu việc được giao Khi giải quyết các vu việc, Thẩm phán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, không để các vu việc quá hạn luật định vì những nguyên nhân chủ quan • Năng lực và sự chuyên cần Theo Điều 9 Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về năng lực và sự chuyên cần: Thẩm phán phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vu, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán Thẩm phán phải luôn tự cập nhật thông tin để nắm bắt đầy đủ, kịp thời, sâu sắc về sự phát triển của pháp luật, các vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho việc áp dung pháp luật đúng đắn nhất, phù hợp với lẽ phải Và hơn thế, Thẩm phán phải chuyên tâm Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thực hiện các nhiệm vu được giao; tích cực làm việc với tinh thần “làm hết việc, không làm hết giờ” 2.2 Tố chất cá nhân cần rèn luyện Thứ nhất, sinh viên luật cần rèn luyện tinh thần thượng tôn pháp luật, sống và làm việc tuân thủ theo luật pháp cùng khả năng độc lập, tự chủ Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phẩm chất này lại càng mang tính cần thiết, mà như Mác đã nói: “Đối với Thẩm phán thì không có cấp trên nào khác ngoài luật pháp”6 Sinh viên cần rèn luyện khả năng làm việc tự chủ, tự quyết định dựa trên quá trình học hỏi, nghiên cứu của bản thân, chịu trách nhiệm hành vi của mình Trong những tình huống dù gặp khó khăn không được lung lay mà tiếp tuc tìm hướng giải quyết, không dao động, lùi bước: “Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào”7 Thứ hai, đó là sự liêm chính, trung thực: “Thẩm phán phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác.”8 Trong quá trình thu lý giải quyết một vu việc, ắt hẳn sẽ gặp vô vàn khó khăn, rủi ro, nguy hiểm, Thẩm phán cần giữ bản lĩnh vững vàng, ngay thẳng, cương trực tìm đến tận cùng của sự thật để tìm ra vi phạm, xử lý đúng người, đúng tội Có thế, sứ mệnh của người cầm cân nảy mực, bảo vệ công lý và pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội mới hoàn thành Ngay từ quá trình học tập bậc đại học, mỗi sinh viên cần rèn luyện tinh thần trung thực, thẳng thắn, không bàng quan, vô cảm trước cái sai mà sẵn sàng lên tiếng bảo vệ cho lẽ phải đến cùng; không gian lận trong học tập và thi cử, giữ bản lĩnh trước những cám dỗ từ những người xung quanh 6 Các Mác, toàn tập, tập I, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr.137 7 Khoản 1, Điều 3, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán, 2018 8 Khoản 1, 2, Điều 4, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán, 2018 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Thứ ba, sự vô tư, khách quan là những phẩm chất không thể thiếu của người Thẩm phán tương lai “Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ việc Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc”9 Người Thẩm phán ngay khi nhận thu lý một vu việc cần tìm hiểu và nắm rõ những tình tiết của vu án, quy định của pháp luật, không để bất cứ tổ chức hay cá nhân nào làm ảnh hưởng tới những quyết định của vu án mà cần tuyệt đối tôn trọng lẽ phải, đưa ra những quyết định khách quan nhất Vì vậy, trong quá trình rèn luyện, sinh viên luôn cần ý thức sâu sắc về giá trị của sự khách quan trong giải quyết một vu việc, một tình huống Cần phải đưa ra những lập luận chính đáng, không vì cảm tình, định kiến, ấn tượng hay lợi ích cá nhân nào làm ảnh hưởng tới lẽ phải Thứ tư, sinh viên ngành luật cần tôn trọng sự công bằng và bình đẳng Ngay ở Hiến pháp năm 2013 của nước ta cũng đã quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”10, “Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai…”11 Bởi vậy mà nguyên tắc “công bằng, bình đẳng trong xét xử” là một vấn đề quan trọng mà trong quá trình tố tung và xét xử người Thẩm phán đặc biệt cần đảm bảo và tôn trọng “Thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng để những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án.”12 Thẩm phán Frank Caprio13 - vị Thẩm phán người Mĩ xuất hiện trong chương trình thực tế Caught In Providence, ông được công chúng biết đến với những phiên toà xét xử vô 9 Khoản 1, 2, Điều 5, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán, 2018 10 Khoản 1, Điều 16, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013 11 Khoản 2, Điều 31, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013 12 Điều 5, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xủa của Thẩm phán, 2018 13 Xem phu luc 2, ảnh 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 cùng nhân văn, đem lại công bằng cho mọi người Trong học tập và sinh hoạt hàng ngày, sinh viên cần biết tôn trọng và những người xung quanh, không phân biệt về giới tính, dân tộc, trình độ, tôn giáo, địa vị xã hội, ; biết giúp đỡ và chia sẻ, xây dựng cộng đồng và xã hội gắn kết, ổn định, cùng phát triển Thứ năm là sự đúng mực, đúng pháp luật, tôn trọng những người xung quanh; tận tuy, không chậm trễ trong giải quyết các công việc Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo.”14 Nhờ những nền tảng đạo đức căn bản ấy, người Thẩm phán mới thực sự trở thành người bảo vệ công lý, được nhân dân tin tưởng Thế nên, để trở thành một Thẩm phán trong tương lai, các bạn học sinh, sinh viên cũng cần phải biết rèn luyện thái độ, tác phong chuẩn mực, thận trọng, lịch thiệp; ngôn từ trong sáng, dễ hiểu; đối thoại kiên nhẫn, không quy chup, xúc phạm người khác; làm việc nhiệt tình, tận tuy, trách nhiệm với công việc được giao Thứ sáu là năng lực, kiến thức chuyên môn và sự chuyên cần trong thực hiện hoạt động nghề nghiệp Như đã đề cập, trọng trách của người Thẩm phán là vô cùng cao cả Đặc biệt, trong bối cảnh mà tình hình tội phạm với quy mô, thủ đoạn và tính chất ngày càng tinh vi và phức tạp như hiện nay đòi hỏi người Thẩm phán nói riêng và người hành nghề luật nói chung cần phải giỏi về chuyên môn, vững vàng trong nghiệp vu; thường xuyên tìm hiểu, cập nhật những thay đổi của pháp luật, của xã hội; tích lũy kinh nghiệm của qua trình công tác để ngày càng bản lĩnh, tự tin và chuyên nghiệp hơn khi hành nghề Điều này đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài mà sinh viên cần phải bắt đầu thực hiện từ ngay bây giờ Trước hết, mỗi sinh viên cần phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự trau dồi kỹ năng, đạo đức; thường xuyên cập nhật tin tức xã hội, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa trong và ngoài nước; 14 Hồ Chí Minh, Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ nhất, 1948 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 trang bị những kiến thức căn bản của nhiều chuyên ngành khác có liên quan; phấn đấu nỗ lực hết mình để xứng đáng là một Thẩm phán liêm chính, vững vàng về chuyên môn trong tương lai 3 SINH VIÊN CÓ THÍCH HÀNH NGHỀ THẨM PHÁN TRONG TƯƠNG LAI HAY KHÔNG & LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG NHÓM 3.1 Sinh viên có thích hành nghề Thẩm phán trong tương lai hay không Để giải thích cho câu hỏi “Sinh viên có thích hành nghề Thẩm phán trong tương lai hay không”, nhóm đã thực hiện một bài khảo sát vào ngày 05/10/2023 Theo như số liệu của bài khảo sát, có khoảng 77,4% số học sinh, sinh viên không có mong muốn hành nghề Thẩm phán trong tương lai; còn lại là khoảng 22,6% số học sinh, sinh viên có mong muốn trở thành Thẩm phán trong tương lai15 Nhìn chung, từ kết quả trên, có thể thấy đa phần là học sinh, sinh viên không có ý định trở thành Thẩm phán trong tương lai Những lí do khiến cho các bạn học sinh, sinh viên không có mong muốn trở thành Thẩm phán trong tương lai chủ yếu đến từ những thách thức, khó khăn mà khi hành nghề sẽ gặp phải, ví du như: phải liên tuc cập nhật các khía cạnh của xã hội, yêu cầu trình độ chuyên môn cao; thời gian đào tạo nghề lâu; khối lượng công việc lớn; có thể bị đe doạ đến tính mạng16… 3.2 Liên hệ thực tế trong nhóm sinh viên Trong nhóm sinh viên đang thực hiện bài tập nhóm về nghề Thẩm phán, có 5 bạn không có mong muốn trở thành Thẩm phán và 2 bạn có mong muốn trở thành Thẩm phán trong tương lai 3.2.1 Nhóm học sinh, sinh viên không có mong muốn hành nghề Thẩm phán Theo ý kiến của bạn Nguyễn Anh Quân trong nhóm, bạn có chia sẻ suy nghĩ của bản thân về nghề: 15 Xem phu luc 1, ảnh 1 16 Xem phu luc 1, ảnh 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 a Những thử thách trong công việc Thứ đầu tiên khiến cho em e ngại và thấy đây không phải con đường đi hợp lí với bản thân mình đó là về quá trình để trở thành một Thẩm phán Để trở thành một Thẩm phán sơ cấp tức là chức Thẩm phán ở mức thấp nhất, dễ đạt nhất thì cũng không có nghĩa là dễ, Thẩm phán sơ cấp cũng có những yêu cầu cơ bản đến vô cùng khắt khe Đầu tiên đó là có bằng cử nhân luật, sau đó là phải tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Tòa án, người trúng tuyển kỳ thi công chức sẽ được cử đi học nghiệp vu Thư ký tòa án Tiếp đó là việc được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa án và tiếp tuc đi học lớp nghiệp vu xét xử, hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vu xét xử ít nhất trong 7 năm Sau đó, khi trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp thì phải chờ đến khi có được quyết định bổ nhiệm Thẩm phán của Chủ tịch nước và khi đó mới chính thức trở thành Thẩm phán sơ cấp với nhiệm kì đầu là 5 năm Vậy qua đây, thấy được rằng để trở thành một Thẩm phán sơ cấp ta sẽ mất trung bình 10 tới 12 năm Còn với Thẩm phán trung cấp là 15 tới 17 năm, Thẩm phán cao cấp là 20 tới 22 năm, Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là 25 tới 27 năm17 Như vậy việc trở thành một Thẩm phán sẽ là một quá trình dài và đầy thử thách, yêu cầu bản thân phải có nghị lực cao, tính duy trì tốt Nhưng với cá nhân quan điểm của em, đây là một quá trình với những yêu cầu quá khắt khe về thời gian cũng như là công sức khi bản thân em thấy những kết quả mang lại của nghề Thẩm phán không được xứng đáng với những thời gian công sức mà bản thân đã bỏ ra Thẩm phán làm công việc xét xử trong các vu án để mang lại sự công bằng cho mọi người thông qua luật pháp và là người đại diện cho pháp luật Đó là một trách nhiệm vô cùng lớn yêu cầu kỹ năng cao và khả năng xử lý công việc tốt Nhưng với một khối lượng công việc lớn như hiện nay thì chưa có cu thể số liệu được đưa ra về số vu mà Thẩm phán phải làm, nhưng đã từng có một vài thống kê cũ từ năm 2017-2018 chỉ ra rằng có những tỉnh thành lên 17 Nguyễn Thị Phương, “Điều kiện trở thành Thẩm phán là gì? Nhiệm kỳ Thẩm phán là bao lâu?”, https://s.net.vn/uCC0, truy cập ngày 05/10/2023 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 tới 10 vu 1 tháng, tức 2 ngày giải quyết 1 vu Đó là bao gồm cả việc nghiên cứu, tìm hiểu hồ sơ, và với thời gian giới hạn như vậy thì không khó mắc những sai lầm, ảnh hưởng tới chất lượng mà thậm chí là gây ra những sai phạm mà hậu quả để lại là vô cùng to lớn Thẩm phán xét xử sai có thể bị phê bình, tạm đình chỉ, đình chỉ công tác xét xử, không được tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ, tùy theo tính chất mức độ sai phạm Và với một thế giới hội nhập như ngày nay, đời sống kinh tế xã hội cũng đa dạng hơn, thì cũng nảy sinh ra những hình thức tội phạm với tính chất phức tạp hơn Nhưng với lịch trình công việc dày như vậy thì khó có cơ hội cho Thẩm phán được cập nhật kiến thức, cập nhật thông tin để hiểu hơn về các hình thức tội phạm mới dẫn tới việc giải quyết vu án dễ dẫn đến sai lầm Chưa kể hệ thống pháp luật Việt Nam luôn luôn có sự thay đổi, trở nên đồ sộ, nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung, nên đây cũng là một thử thách cho Thẩm phán khi phải vừa biết xử lí công việc, vừa tiếp thu kiến thức mới Đã có những sự việc đáng tiếc xảy ra khi bị cáo bị tuyên án mức tử hình, đã phải sống bao năm tháng trong tù nhưng khi điều tra lại vu án thì cho dù kể cả minh oan, được bồi thường thì cuộc sống người ta sẽ không bao giờ có thể quay về như cũ Có những trường hợp Thẩm phán đã phải bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nhưng cũng có trường hợp Thẩm phán không bị truy cứu trách nhiệm, nhưng bản án lương tâm chắc chắn đeo bám suốt đời18 b Những ảnh hưởng đến đời sống Ngoài những vấn đề trong công việc, việc hành nghề Thẩm phán cũng có thể ảnh hưởng đời đến đời sống cá nhân của Thẩm phán đó Cũng không khó để tìm thấy những bài báo, những sự việc Thẩm phán bị đe dọa, đặc biệt là với những vu án xét xử những tội phạm có tổ chức, Thẩm phán đó có thể bị đe dọa, bị trả thù bởi những người của bị cáo Và với số lượng công việc lớn như này thì thật khó cho một Thẩm phán có thể nhận ra được sự việc và hiểu 18 Lâm Uyên (2018), “Áp lực đối với Thẩm phán”, Tạp chí Tòa án nhân dân Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 hơn về đối tượng nghiên cứu Hơn nữa, hiện nay chỉ có án hình sự khi xét xử là có lực lượng công an bảo vệ phiên tòa gồm cảnh sát hỗ trợ tư pháp và cảnh sát dẫn giải bị cáo, chưa có bên bảo vệ Thẩm phán Vấn đề về mức lương, dù Thẩm phán là một nghề cao quý, chuyên môn cao, đòi hỏi những người chuyên sâu am hiểu pháp luật, nhưng hiện nay mức lương cơ bản của một Thẩm phán là vô cùng thấp so với chi phí chi tiêu trung bình một người, cũng như là cho một gia đình19 Với những Thẩm phán sơ cấp trung bình khoảng 3,5 triệu tới 7 triệu đồng, Thẩm phán trung cấp là từ 6,5 tới 10 triệu đồng, Thẩm phán cao cấp giao động từ 9 tới 12 triệu đồng nhưng theo thống kê chi phí sinh hoạt hàng tháng cho một người ở Việt Nam rơi vào khoảng 10,5 triệu đồng20 Đã có không ít những sự việc Thẩm phán có chuyên môn cao, nhiều năm trong nghề nộp đơn xin nghỉ việc, thể hiện ước nguyện muốn ra ngoài làm cho các công ty tư nhân làm dịch vu nhà đất, làm Luật sư để vừa dễ có thu nhập cao, vừa khỏi sợ bị kỷ luật Đây là một hiện trạng đáng tiếc khi mà một Thẩm phán đã bỏ bao nhiêu công sức thời gian để đạt được ước mơ xong cuối cùng bị vùi dập bởi cơm áo gạo tiền Vấn đề lương thấp cũng có thể gián tiếp gây ra những hậu quá khó lường, khi Thẩm phán đó bị hối lộ, tặng quà từ thì nghĩ về miếng ăn miếng mặc mà xảy ra nông nỗi nhận tiền hối lộ, bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà to tát hơn là gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hình ảnh của nghề cũng như của pháp luật nói chung 3.2.2 Nhóm sinh viên có mong muốn hành nghề Thẩm phán Theo ý kiến của bạn Nguyễn Hồng Nhật Quang trong nhóm, bạn có chia sẻ niềm yêu thích của bản thân đối với nghề Thẩm phán: Là một học sinh của trường Đại học Luật Hà Nội, bản thân em luôn muốn được hành nghề luật, đặc biệt là trở thành Thẩm phán vì điều này có thể 19 Nguyễn Hương, “Bảng lương Thẩm phán và Thư ký Tòa án 2023”, https://s.net.vn/mB7R, truy cập ngày 05/10/2023 20 “Chi phí sống tại Việt Nam đang ở mức nào so với thế giới?”, https://s.net.vn/vbUO, Báo Vietnamnet, truy cập ngày 05/10/2023 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 giúp em trở thành một người công bằng, chính trực, uyên bác thông qua việc tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm qua từng vu án khác nhau a Đại diện cho công lý và tinh thần trách nhiệm Thẩm phán là vị trí trung tâm trong hệ thống Tòa án, đảm nhận nhiệm vu xét xử các vu án và là người đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị cũng như tự nhiên của mỗi con người, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng21 Rõ ràng kể cả khi chưa đào thực sự sâu vào trong nghề Thẩm phán, chúng ta đã có một cái nhìn tương đối nặng nề về tính chất công việc và những nhiệm vu cần được hoàn thành với tư cách là một vị Thẩm phán Con người luôn muốn được thực hiện những công việc ít trách nhiệm mà vẫn được lương cao, song nghề Thẩm phán luôn phải đi đôi với trách nhiệm và vận mệnh của một đến một nhóm người, đây chắc chắn là một nhiệm vu vô cùng cao cả Tuy nhiên chính vì điều đó mà chúng ta nên lựa chọn công việc này vì từ đó, ta có thể luyện bản thân thành một người trách nhiệm, uy tín và đưa ra lựa chọn một cách hiệu quả, công bằng và hợp lý b Sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ xã hội Những vị Thẩm phán uy tín, tài giỏi, uyên thâm luôn là những người thực hiện xét xử những vu án theo những lối đi vô cùng thông minh và công bằng, khiến cho xã hội khi nhìn vào vu án hay những người tham gia cảm thấy nể phuc và ngưỡng mộ Sự liêm khiết của một vị Thẩm phán luôn được nể trọng bởi tất cả những người dân và từ đó chính vị Thẩm phán cũng nhận được những lợi ích khi sẽ luôn được tín nhiệm để tham gia các vu xét xử khác nhau hay thậm chí được “thưởng” thông qua nhiều hình thức khác nhau Đây cũng chính là một nguồn động lực vô cùng to lớn đồng thời cũng là thành quả xứng đáng cho những gì mà các vị Thẩm phán làm được Ví du như tại đất nước Mỹ, Ruth Bader Ginsburg22 – biểu tượng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, người từng theo học tại ngành luật ở Havard và tốt nghiệp thủ khoa ở trường 21 Hoàng Lê Khánh Linh, “Đặc điểm của nghề nghiệp Thẩm phán? Chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán?”, https://s.net.vn/3ho2, truy cập ngày 05/10/2023 22 Xem phu luc 2, ảnh 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 luật Columbia vào năm 1959 Trong những thời đại trước đây việc bất bình đẳng giới là một vấn nạn vô cùng nhức nhối và ảnh hưởng đến những người phu nữ, song vào năm 1993, Bill Clinton – tổng thống Mỹ bấy giờ đã bổ nhiệm bà vào làm Thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ và trở thành Thẩm phán thứ hai là phu nữ làm được điều này Bà đã đấu tranh cho nữ quyền và quyền của người lao động cũng như có niềm tin vững chắc rằng ai trong xã hội cũng có sự công bằng và bình đẳng Bằng sự tài giỏi và liêm khiết, bà đã nhận được giải thưởng Thurgood Marshall của Hiệp hội Luật sư Mỹ với những đóng góp to lớn của mình Ruth luôn là một người nhận được sự ngưỡng mộ và yêu mến từ không chỉ những người dân mà còn cả những người nắm giữ quyền lực ở xứ sở cờ hoa và là hình mẫu cho toàn bộ những ai theo dõi bà trên khắp thế giới KẾT LUẬN Nhìn vào những tính chất nội dung công việc, phẩm chất đạo đức, sứ mệnh cao cả của nghề Thẩm phán, có thể nói rằng, đây là một nghề hết sức quan trọng và có ảnh hướng lớn tới xã hội Thẩm phán là một chức danh vô cùng cao quý nhưng chứa đựng trong đó là biết bao sự khó khăn, vất vả, rủi ro và nguy hiểm Với những khó khăn, áp lực và sự nguy hiểm ấy, mong rằng trong tương lai, pháp luật nước ta sẽ có những cơ chế pháp lý đầy đủ và hiệu quả, bảo vệ cho Thẩm phán; Nhà nước sẽ có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho họ vì những gian truân, vất vả họ đã phải trải qua trên con đường thực thi công lý, mang lại sự công bằng cho toàn xã hội Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu tham khảo: 1 Hiếp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 số 62/2014/QH13 3 Luật Viên chức năm 2010 4 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán, 2018 5 Các Mác, toàn tập, tập I, NXB Chính trị quốc gia, 1995 6 Hồ Chí Minh (1948), Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ nhất 7 Nguyễn Hòa Bình (2018), “Trau dồi phẩm chất, đạo đức Thẩm phán và liêm chính tư pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân 8 Lâm Uyên (2018), “Áp lực đối với Thẩm phán”, Tạp chí Toà án nhân dân 9 Hà Duy Hiển, “Luận văn: Vai trò của Thẩm phán II Trang web tham khảo: 1 Phạm Minh Tuyên ,“ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THẨM PHÁN CƠ CHẾ VÀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN THẨM PHÁN”, https://s.net.vn/buoC, truy cập ngày 05/10/2023 2 Hoàng Lê Khánh Linh, “Đặc điểm của nghề nghiệp Thẩm phán? Chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán?”, https://s.net.vn/3ho2, truy cập ngày 05/10/2023 3 Nguyễn Thị Phương, “Điều kiện trở thành Thẩm phán là gì? Nhiệm kỳ Thẩm phán là bao lâu?”, https://s.net.vn/uCC0, truy cập ngày 05/10/2023 4 Nguyễn Hương, “Bảng lương Thẩm phán và Thư ký Tòa án 2023”, https://s.net.vn/mB7R, truy cập ngày 05/10/2023 5 Thanh Tâm, “Người phu nữ cả đời đấu tranh cho công lý Mỹ”, https://s.net.vn/kCLa, truy cập ngày 05/10/2023 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 6 “Chi phí sống tại Việt Nam đang ở mức nào so với thế giới?”, https://s.net.vn/vbUO, Báo Vietnamnet, truy cập ngày 05/10/2023 7 Nguyễn Hương, “Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?, https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/tu-phap-la-gi-883-93419- article.html, truy cập ngày 05/10/2023 8 Thư viện pháp luật: “Nhân danh là gì”, https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap- phap-luat/1E27E-hd-nhan-danh-la-gi.html, truy cập ngày 05/10/2023 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w