Nhu cầu chức danh Thẩm phán trong tương lai...124.1 Thực trạng ngành luật...124.2 Quyền lợi của Thẩm phán...134.3 Khó khăn của Thẩm phán...14KẾT LUẬN...16TÀI LIỆU THAM KHẢO...17LỜI MỞ ĐẦ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT
ĐỀ BÀI : Phân tích khái niệm và khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh thẩm phán Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức nào để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một thẩm phán? Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh thẩm phán không và tại sao?
Nguyễn Lan Anh Nguyễn Ngọc Anh Trần Thị Thư Anh Hoàng Gia Bảo Trần Tuấn Bình Đức Thị Quỳnh Chi Phạm Minh Chung Đắk Lắk-2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Môn học: Nghề luật và phương pháp học luật
Chủ đề: Phân tích khái niệm và khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh thẩm phán Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân
và phẩm chất đạo đức nào để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một thẩm phán? Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề với chức danh thẩm phán không và tại sao?
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
Đánh giá của SV
SV ký tên
Đánh giá của GV
1 473702 Doãn Trần Thảo Anh
2 473703 Nguyễn Lan Anh
3 473704 Nguyễn Ngọc Anh
4 473706 Trần Thị Thư Anh
5 473707 Hoàng Gia Bảo
6 473709 Trần Tuấn Bình
7 473710 Đức Thị Quỳnh Chi
8 473711 Phạm Minh Chung
Đắk Lắk, ngày… tháng….năm 2023
Trưởng nhóm
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 5
1, Khái quát chung về chức dang Thẩm phán 5
Trang 32, Nội dung công việc chủ yếu của Thẩm phán 6
3, Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tố chất cá nhân đối với sinh viên để trở thành Thẩm phán 7
3.1 Phẩm chất đạo đức 8
3.2 Tấm gương tiêu biểu thẩm phán ở Việt Nam 10
3.3 Tấm gương tiêu biểu thẩm phán trên thế giới 11
4 Nhu cầu chức danh Thẩm phán trong tương lai 12
4.1 Thực trạng ngành luật 12
4.2 Quyền lợi của Thẩm phán 13
4.3 Khó khăn của Thẩm phán 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
LỜI MỞ ĐẦU
Với trình độ phát triển của đất nước về kinh tế xã hội, xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng được mở rộng dẫn đến tình trạng tội phạm phạm tội không ngừng gia tăng, những tranh chấp trước đây chưa từng có đã xuất
Trang 4hiện đặt ra vấn đề ý thức pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý, hình thành lối sống, làm việc theo pháp luật là yêu cầu quan trọng hàng đầu với người dân, những người thực thi pháp luật nói chung và Thẩm phán nói riêng Thẩm phán là một chức danh tư pháp cũng là một nghề nghiệp đặc biệt – nghề xét xử Nếu như giáo viên là người nắm giữ sứ mệnh dạy dỗ các thế hệ tương lai của đất nước, bác sĩ là người nắm giữ sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho mọi người thì Thẩm phán sẽ là người nắm giữ sứ mệnh pháp lý, thượng tôn pháp luật, là người “cầm cân nảy mực” với chức năng bảo vệ pháp chế, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp của mọi người, là một mắt xích không thể thiếu trong ngành tư pháp ở Việt Nam Và đối với sinh viên luật thì mong muốn trở thành Thẩm phán bảo vệ công bằng, công lý cho mọi người đặt ra những thách thức lớn buộc sinh viên luật cần phải có các tố chất cũng như phẩm chất đạo đức,
chính trị vững vàng Do vậy, nhóm 1 đã lựa chọn đề bài “Phân tích khái
niệm và khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh thẩm phán Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức nào để chuẩn bị thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một thẩm phán? Trong tương lai nhóm sinh viên có thích hành nghề
với chức danh thẩm phán không và tại sao?” để tìm hiểu sâu hơn bên trong
về nghề Thẩm phán cũng như là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trên con đường tương lại sau khi tốt nghiệp
NỘI DUNG
1, Khái quát chung về chức danh Thẩm phán
Thẩm phán là người mang trên mình sứ mệnh cao cả, nhận được sự coi trọng của cộng đồng và của xã hội Ở Nhật Bản, theo quy định tại Điểm 13
Khoản 2 Điều 2 Luật Công chức Nhật Bản thì “Thẩm phán được xác định
Trang 5là công chức đặc biệt” Tại Việt Nam, theo Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội Thẩm Tòa án nhân dân Việt Nam năm 2002 sửa đổi, bổ
sung năm 2011: “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án” Thêm vào đó căn cứ tại Khoản 1 Điều
65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 số 62/2014/QH13 “Thẩm phán là
người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử” Như vậy ở mỗi quốc gia đều
có những quy định khác nhau về thẩm phán nhưng tóm lại Thẩm phán là một chức danh chuyên nghiệp trong hệ thống Tòa án, là công chức nhà nước và là người thực hiện nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Tòa án
Thẩm phán là nhân vật trung tâm trong hệ thống Tòa án, đảm nhận nhiệm
vụ xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ hiến định Khác với công chức khác trong bộ máy nhà nước, nghề Thẩm phán có những đặc điểm riêng biệt:
+ Thứ nhất, Thẩm phán luôn luôn tiếp xúc trực tiếp với con người; kết quả công việc của Thẩm phán ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị cũng như tự nhiên của mỗi con người, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được hiến định cũng chính
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thẩm phán
+ Thứ hai, Thẩm phán là người áp dụng pháp luật Trên cơ sở xác định sự kiện pháp lý, sự thật khách quan của vụ án, Thẩm phán áp dụng quy định của pháp luật để phán quyết về vi phạm pháp luật, tranh chấp pháp lý và phán quyết đó làm phát sinh hậu quả đối với con người, đối với xã hội Mọi hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán đều được thực hiện đúng với trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định; chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật + Thứ ba, là người được giao thực hiện quyền lực nhà nước, phán quyết liên quan đến sinh mệnh chính trị, tự nhiên của xã hội, cộng đồng… cho nên hoạt động của Thẩm phán luôn chịu sự kiểm soát của pháp luật; sự giám sát của cơ quan lập pháp, hành pháp; sự giám sát của dư luận xã hội
và của nhân dân theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, các nghạch Thẩm phán bao gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp Và hiện nay,
Trang 6tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể gồm các điều kiện sau đây:
1 Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2 Có trình độ cử nhân luật trở lên
3 Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử
4 Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật
5 Có sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao
2, Nội dung công việc chủ yếu của Thẩm phán
Đối với bất kỳ công việc nào cũng đều có một trật tự hay quy trình nhất định và Thẩm phán – công việc đại diện pháp luật, nhà nước về thi hành pháp luật lại càng gần thực hiện công việc theo quy định một cách nghiêm khắc và khắt khe hơn
Căn cứ Điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân số
14/2011/UBTVQH12 “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định
của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án” Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử
những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn1
Công việc chủ yếu của chức danh Thẩm phán bao gồm:
+ Tiếp nhận và xử lý các thông tin về các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết, căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra quyết định tiếp tục điều tra hay dừng lại các vụ việc, sau đó lập hồ sơ về các vụ án dựa trên các thông tin đã nhận
+ Thu thập các thông tin, nhân chứng, chứng cứ có liên quan đến các
vụ án, vụ việc cần phải giải quyết, yêu cầu để được hỗ trợ từ phía các bên đương sự có liên quan đến vụ án
+ Hướng dẫn và giải quyết các vấn đề pháp lý đói với các bên đương sự
để họ được hưởng quyền lợi và được hỗ trợ về mặt luật pháp từ chính tòa án
+ Kết hợp các cơ quan để hỗ trợ trong công tác điều tra và thu thập chứng cứ trong quá trình xét xử vụ án để làm rõ vấn đề dựa trên thông tin, bằng chứng, chứng cứ có tính xác thực nhất
1 Điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2013
Khoản 2, Điều 2 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014
Trang 7+ Thực hiện công việc làm chủ tọa trong các vụ án được đưa ra xét xử,
ra quyết định xét xử cuối cùng casc vụ án phải giải quyết dựa trên toàn
bộ các thông tin, chứng cứ thu thập được
+ Giải quyết và xử lý đối với các hành vi và đối tượng cản trở trong quá trình điều tra cũng như các hoạt động về tố tụng dân sự
Bên cạnh những về công việc mà Thẩm phán phải làm thì cũng có quy định về những việc Thẩm phán không được làm2:
1 Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm
2 Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật
3 Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án
4 Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền
5 Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong
vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định Footnote cuối
3, Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tố chất cá nhân đối với sinh viên
để trở thành Thẩm phán
Do công việc của Thẩm phán mang tính chất đặc thù cùng với đó phải tiếp xúc với tệ nạn xã hội diễn biến càng ngày phức tạp cho nên hoạt động xét xử của thẩm phán đòi hỏi trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ ngày càng cao Cùng với đó người làm thẩm phán khi thực hiện hoạt động
xử lí, xét xử phải phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán bởi tiêu chuẩn đạo đức của Thẩm phán không chỉ đơn thuần là những quy định yêu cầu nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ mà còn quy định
có tính chất động lực, làm cơ sở định hướng phấn đấu, rèn luyện trong thực thi công vụ Cuối cùng hoạt động làm việc của Thẩm phán cần phải phù hợp với sứ mệnh cao cả của chức danh này, đó là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
3.1 Phẩm chất đạo đức
- Công bằng bình đẳng, trung thực khách quan
2 Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Trang 8Theo Từ điển Tiếng Việt thì “công bằng” là theo đúng lẽ phải, không thiên vị; “bình đẳng” là ngang hàng nhau về mặt nào đó trong xã hội Trong bộ
Quy tắc ứng xử đối với Thẩm phán Israel quy định: “Thẩm phán phải đối
xử bình đẳng với các bên đương sự, bất kể giàu nghèo, không được lịch thiệp với một bên và khiếm nhã với người khác và phải có một thái độ cởi
mở, không thành kiến hay thiên vị” Hay bộ Quy tắc ứng xử dành cho cán
bộ tư pháp Singapore cũng quy định: “Không thiên vị là nguyên tắc cơ bản
để cán bộ tư pháp thực thi công lý trong vụ việc cụ thể” Tòa án là cơ quan
thực thi quyền tư pháp, là nơi đưa ra những phán quyết ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Bên cạnh Tòa án thì Thẩm phán sẽ là người nhân danh nhà nước, nhân danh pháp luật mang đến
sự khách quan, công bằng trong những vụ việc xét xử, là người làm việc trên luật pháp, dựa trên chứng cứ, sự thật vì thế, công bằng phải là yếu tố căn bản tạo nên đạo đức của Thẩm phán Sinh viên với mong muốn trở thành Thẩm phán cần rèn luyện cho mình sự công bằng, nói không với những bất công, sai trái và biết áp dụng điều đó vào thực tiễn cuộc sống Trung thực là một khía cạnh của nhân cách đạo đức con người được hiểu với nghĩa là sự ngay thẳng, thật thà, luôn nói lên sự thật Trung thực chính
là tôn trọng lẽ phải, không dối trá từ lời nói cho đến hành vi hay có thể hiểu đơn giản người trung thực là người sẵn sàng dũng cảm nói lên sự thật và sẵn sàng nhận lỗi khi phạm sai lầm Tính khách quan có nghĩa là dựa trên một sự thật đã được chứng minh trước đó là đúng, độc lập và không xuất phát từ ý thức của chủ thể Một đánh giá khách quan là đánh giá dựa trên
sự thật, nó có thể quan sát, định lượng và chứng minh được “Thẩm phán
phải và cần tỏ ra vô tư, khách quan trong khi thực hiện hoạt động tại Tòa
án Anh ta phải hoàn thành nhiệm vụ với sự đúng mực và phẩm cách đối với công việc và đối với mọi người liên quan” 3 Sự trung thực, khách quan
là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán không làm cho cán cân công lý bị sai lệch; giúp giữ vững niềm tin của công chúng vào hệ thống Tòa án, vào công lý thông qua quá trình giải quyết vụ án và những phán quyết được tuyên Sinh viên luật
để trở thành Thẩm phán thì bên cạnh việc rèn luyện cho mình sự công bằng thì cũng không thể nào thiếu được việc rèn luyện tính trung thực khách quan: dũng cảm, mưu trí, ngay thẳng không lung lay, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm, những loại tội phạm Đó là điều kiện tiên quyết
3 Điều 5 Quy chế toàn cầu của Thẩm phán (Hiến chương của thẩm phán) tại Hội nghị 17/11/2018 tại Đài Bắc
Trang 9hàng đầu vì có được sự trung thực khách quan thì mới có được sự công bằng bình đẳng trong suốt quá trình giải quyết vụ việc
- Tính độc lập
Độc lập theo nghĩa hiểu thông thường là sự không phụ thuộc, tự mình tồn tại hoạt động Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Đây là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 19924, Hiến pháp 2013 và điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Sự độc lập về tư pháp là điều kiện cơ bản và là sự đảm bảo của việc xét xử vô tư, khách quan, bình đẳng, đúng với pháp luật Thẩm phán không được xét xử tùy tiện mà phải đúng trong khuôn khổ pháp luật, phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải
quyết vụ án, chứ không được áp đặt ý chí chủ quan của mình “Một thẩm
phán phải thực hiện chức năng tư pháp của mình một cách độc lập trên cơ
sở đánh giá về tình tiết sự việc và dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về luật pháp, không bị ảnh hưởng, không bị thuyết phục, không bị áp lực, không bị
đe dọa hoặc can thiệp từ bên ngoài, dù trực tiếp hay gián tiếp ở bất cứ đâu
vững quy định pháp luật và có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng để từ chối
“sự can thiệp tinh vi” đến từ mọi phía tác động vào quá trình làm việc của mình Kỹ năng độc lập của sinh viên được biểu hiện qua quá trình học tập trên giảng đường, năng lực suy xét độc lập, kỷ luật trong hoạt động hay chỉ đơn giản là qua cách hành xử Việc rèn luyện được tính độc lập giúp mỗi cá nhân không phải phụ thuộc hay nhờ vả bất kỳ ai, tránh được những thứ chi phối bên ngoài tác động, tránh những va chạm không cần thiết để hiệu quả, năng suất công việc tốt hơn
- Năng lực, tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy, cẩn trọng
Năng lực cùng tinh thần trách nhiệm, sự cẩn trọng là tiền đề để Thẩm phán có thể thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình đúng pháp luật và đảm bảo công bằng, tạo môi trường pháp lý để mọi thành phần tham gia phiên tòa thực hiện các hoạt động tố tụng đúng trình tự pháp luật Là người “cầm cân nảy mực”, là người ra những quyết định cuối cùng nên nghề Thẩm phán không chấp nhận "thỏa hiệp" với sai sót trong quá trình tố tụng và nghề nghiệp Năng lực chuyên môn vững vàng cùng với tinh thần trách nhiệm cao sẽ là một yếu tố giúp Thẩm phán tránh được nhũng sai sót không đáng
có của mình trong các buổi xét xử ở Tòa Đi kèm với năng lực phải có cả
4 Sửa đổi bổ sung năm 2001
5 Bộ Quy tắc Đạo đức tư pháp, dự thảo Bangalore năm 2001, được thông qua bởi Nhóm Tư pháp về Tăng cường liêm chính tư pháp; được sửa đổi tại Hội nghị bàn tròn của các Chánh án tổ chức tại cung điện Hòa bình, Hague, 25-26 tháng 11 năm 2002.
Trang 10sự cẩn trọng tránh những trường hợp phán quyết sai dẫn đến án oan, xử không đúng người đúng tội.Và Thẩm phán sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình Xuất phát từ công việc được giao là xét xử các vụ án, nên Thẩm phán có rất nhiều cơ hội để thể hiện tài năng, làm những điều tốt cho cuộc sống và để lại những tiếng tốt cho cuộc đời Những tuy nhiên, nghề nghiệp của Thẩm phán rất khác biệt
so với các nghề khác, đó là những phán quyết của Thẩm phán có tác động rất lớn đến tính mạng, tài sản, danh dự và uy tín của con người nên sinh viên ngay khi vẫn đang ngồi trên giảng đường đại học, là lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội phải rèn cho mình vừa “hồng” vừa “chuyên”
“Hồng” là người sống có lý tưởng cách mạng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sáng; không ngại khó khăn, gian khổ, phấn đấu và sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH; là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” , “chuyên” là người có trí tuệ, năng lực chuyên môn; trình độ chính trị, văn hóa Tức là sinh viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, không ngững học hỏi trao dồi, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, cẩn thận tỉ mỉ trong việc làm và hành động của mình
Ngoài những phẩm chất, quy tắc đạo đức được nêu ở trên thì kiến thức
chuyên môn, các kỹ năng mềm chỉ có thể được phát huy khi những sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ, tính cần mẫn và tận tụy trong công việc,…
Và đó cũng chính là nền tảng để sinh viên có thể phát huy tối đa và để khẳng định bản thân trong lĩnh vực trở thành Thẩm phán
3.2 Tấm gương tiêu biểu thẩm phán ở Việt Nam
“Thẩm phán tiêu biểu” Vũ Thị Thu Hà, Chánh tòa Tòa Kinh tế TAND
TP Hải Phòng: Là một Thẩm phán có nhiều năm kinh nghiệm trong xét xử các loại án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại Chất lượng xét xử đảm bảo đúng quy định của pháp luật, duy nhất có 01 vụ bị hủy chiếm tỉ lệ 0,19%, không có vụ nào bị sửa do nguyên nhân chủ quan của Thẩm phán Chị luôn có lập trường chính trị vững vàng, luôn “học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nói đi đôi với làm, chỉ đạo đi đôi với thực hiện, rèn luyện đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, giữ gìn phong cách người cán bộ Tư pháp - Người Thẩm phán yêu nghề, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tận tụy trách nhiệm với công việc
“Thẩm phán mẫu mực” Huỳnh Thị Bạch Tuyết, Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang có thành tích xuất sắc trong các mặt