Học gắn với sáng tạo và thực hành nghề luật:Kiến thức về Luật mà sinh viên được trang bị khi học Đại học một phần sẽ đến từ phía giảng viên cung cấp, phần còn lại sẽ là do sinh viên tự t
Trang 1BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ: I NĂM HỌC: 2021-2022
Học phần: Nghề luật và phương pháp học luật
Hình thức thi: Tự luận nộp bài sau
Ngày thi: 09/12/2021
Đề thi: Câu 1 (3 điểm): Hãy phân tích các đặc trưng của học đại học ngành luật?
Câu 2 (3 điểm): Trình bày những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng
cần có của sinh viên luật?
Câu 3 (4 điểm): Phương pháp học nào bạn cho là phù hợp nhất
để hình thành và phát triển các kỹ năng cần có của sinh viên
luật và tại sao? Hãy phân tích phương pháp học đó?
Giảng viên: Phạm Minh Trang
Sinh viên: Chu Hà Phương
Mã sinh viên: 62DLU06118
Mã lớp: N02
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021
Trang 2Câu 1 ( 3 điểm ):
Đặc trưng học Đại học ngành luật:
1 Học về các khoa học chính trị - pháp lý :
Đặc trưng của đầu tiên cần nhắc đến khi học Đại học ngành luật đó là học về chính trị - pháp lý
Về chính trị, đối với sinh viên luật, đây là một phần quan trọng để có thể
áp dụng vào tương lai nghề nghiệp Sinh viên luật ngoài những môn chính trị cơ bản như Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh…, còn có các môn chính trị khác như Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Lịch sử văm minh nhân loại,Lý luận Nhà nước và Pháp luật Những học phần này có vai trò xây dựng kiến thức cơ bản nhất, tổng quát nhất cho sinh viên về Nhà nước và Pháp luật
Về pháp lý, khi học ngành luật, tùy thuộc vào chuyên ngành luật mà sinh viên sẽ được học về các Bộ luật khác nhau Đối với sinh viên ngành Luật tại Đại học Văn hóa Hà Nội, sinh viên sẽ được học các học phần như : Luật dân sự , Luật hình sự, Luật hàng hải quốc tế và những học phần chuyên ngành Luật khác
2 Học để hành nghề luật , để có ý thức về công lý, lẽ phải, sự tôn trọng các quy tắc
chuẩn mực
Thứ nhất , học để hành nghề luât Đây là những kiến thức mà thực tế sinh viên luật sau khi học tại Đại học sẽ áp dụng vào công việc sau này Ví dụ như sau này nghề nghiệp mà sinh viên mong muốn là luật sư hoặc thẩm phán hay bất cứ một ngành nghề nào của Luật, sinh viên bắt buộc phải có những kiến thức về Luật nói chung và kiến thức về nghề nghiệp sau này nói riêng Khi học Đại học ngành Luật, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về ngành Luật và các bộ luật thực định nói riêng
Thứ hai, sau khi học Luật và hiểu về các bộ luật, nắm rõ kiến thức về Pháp luật, sinh viên sẽ có ý thức tôn trọng công lý , lẽ phải dựa trên những kiến
Trang 32
thức được trang bị khi học ngành Luật, Đây là một điều cơ bản và cũng là một quy tắc đạo đức đối với bất cứ nghề luật nào
3 Học gắn với sáng tạo và thực hành nghề luật:
Kiến thức về Luật mà sinh viên được trang bị khi học Đại học một phần
sẽ đến từ phía giảng viên cung cấp, phần còn lại sẽ là do sinh viên tự tìm hiểu những kiến thức luật liên quan đến chuyên ngành của mình Sinh viên cũng có thể dựa trên những kiến thức đã được giảng viên cung cấp kết hợp với tư duy, logic của bản thân để có thể áp dụng vào xử lý các bài tập khó khi còn đi học và
áp dụng vào thực tiễn sau khi đi làm
4 Học gắn với tìm hiểu thực tiễn xây dựng, thực hiện chính sách,pháp luật
Kiến thức mà sinh viên luật được trang bị phần lớn sẽ là các kiến thức của các bộ luật thực định nên sinh viên có thể gắn những kiến thức mà mình được trang bị vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.Sinh viên luật cũng nên cập nhật thông tin về chính trị, xã hội qua các kênh thông tin như thời sự, báo, internet thường nhật
Bên cạnh đó, sinh viên có thể dựa trên những kiến thức mà mình được trang bị kết hợp với nghiên cứu , tìm hiểu chuyên sâu để đóng góp vào việc xây dựng các chính sách,các điều luật hoặc có thể nhận xét tính đúng sai và triệt để của các điều luật, chính sách của Nhà nước và Pháp luật
Câu 2 (3 điểm):
1 Những kiến thức mà sinh viên Luật cần trang bị:
Đầu tiên,sinh viên luật cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về các bộ luật, các điều luật Hầu hết những kiến thức này sinh viên sẽ được giảng viên trang bị cho trong quá trình học Đại học ngành luật nhưng bên cạnh đó sinh viên cũng cần tự mình tìm hiểu thêm dựa trên tài liệu, kiến thức
mà giảng viên đưa ra
Trang 4Thứ hai, tự trang bị cho bản thân các kiến thức chuyên sâu, cao cấp dựa trên những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học.Việc này đòi hỏi sinh viên phải có tư duy, lập luận logic và kiến thức nền tảng vững chắc Việc trang
bị , nghiên cứu những kiến thức chyên sâu có thể dựa trên sự hướng dẫn, định hướng của giảng viên
Thứ ba, sinh viên cần hiểu rõ về nghề luật mà sau này sinh viên sẽ thực hành và áp dụng vào cuộc sống để trở thành nghề nghiệp sau này.Hiện nay, đa
số người quan niệm rằng học luật sau này chỉ có thể làm luật sư, nhưng thực tế
có rất nhiều ngành nghề luật mà sinh viên có thể thực hiện như thẩm phán, công chứng viên , thừa phát lại, trợ giúp viên pháp lý, Dựa trên nghề nghiệp mà sinh viên định hướng cho tương lai sau này mà bản thân sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về nghề nghiệp sau này
2 Những kỹ năng mà sinh viên Luật cần có:
2.1 Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin,xử lý tình huống
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn với đa dạng các kênh thông tin như Internet, thư viện, sách báo, nên việc chọn lọc và xử lý thông tin là rất quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên luật nói riêng Việc tiếp nhận những thông tin quan trọng và chính thống, đúng đắn sẽ giúp sinh viên hiểu đúng về một vấn đề, một vụ án để có thể đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất và công bằng nhất
Kỹ năng xử lý tình huống là một trong những kỹ năng gần như bắt buộc
mà sinh viên luật cần có bởi trong quá trình làm việc sau này cũng như trong quá trình học tập hiện tại, sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra, có thể là những tình huống đã biết và cũng có thể là những tình huống xảy ra bất ngờ nên mỗi sinh viên cần trang bị cho mình kỹ năng ứng xử và xử lý tình huống thật tốt
2.2 Kỹ năng giao tiếp
Trang 54
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ ngành nghề nào không chỉ riêng ngành Luật.Việc giao tiếp tốt trong thời gian học tập tại trường lớp sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và tạo cảm hứng cho giờ học cũng như tạo ra sự kết nối, tương tác giữa giảng viên và sinh viên Đối với tương lai nghề nghiêp, việc có kỹ năng giao tiếp sẽ giúp sinh viên tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn việc làm cũng như tạo thiện cảm đối với người phỏng vấn Hiện nay, các công ty thường đề cao vấn đề kỹ năng hơn là bằng cấp nên nếu có kỹ năng giao tiếp tốt thì sẽ có lợi thế rất lớn.Hơn nữa đặc điểm của các ngành nghề Luật đó là việc giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người nên việc có kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng
2.3 Kỹ năng tranh biện và tư duy phản biện
Kỹ năng tranh biện đối với sinh viên luật là rất quan trọng bởi trong 1 những ngành nghề luật thì luật sư là một nghề cần tranh biện và phản biện nên việc trang bị kỹ năng tranh biện là cần thiết Để có kỹ năng tranh biện tốt , sinh viên cần hiểu biết sâu rộng về từng vấn đề mà mình gặp phải và tư duy một cách logic để có thể đưa ra kết luật đúng đắn nhất cũng như thuyết phục người nghe nhất
Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý, nhận biết được mối liên hệ giữa các ý tưởng với nhau từ đó nhận xét tính đúng sai của vấn đề Trong việc giải quyết các vụ án, sẽ có rất nhiều tình tiết không rõ ràng và nếu
xử lý sai, tư duy sai, hậu quả là rất lớn nên việc tư duy rõ ràng là rất quan trọng
để có thể xử lý một vụ việc trong thực tế một cách hợp tình hợp lý
2.4 Một số kỹ năng khác
Ngoài những kỹ năng kể trên, sinh viên Luật nên trang bị thêm cho mình một số kỹ năng khác như : kỹ năng tra cứ, kỹ năng nắm bắt tâm lý, trình độ tiếng Anh chuyên ngành Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, sinh viên luật
1 Kỹ năng tranh biện là một hệ thống lập luận hoặc một cuộc đua ý tưởng giữa những người tham dự về
một vấn đề, hoặc chính sách bất kỳ Người tham dự sẽ chia thành 2 bên đối lập: ủng hộ và phản đối vấn đề
Trang 6tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội còn được trang bị các kỹ năng như: kỹ năng chung về tư vấn pháp luật; kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự, hình sự, hành chính;kỹ năng quản lý và khai thác văn bản phápluật;kỹ năng đàm phán , soạn thảo và thực hiện hợp đồng; kỹ năng thuyết trình;…
Như vậy, sinh viên luật cần có những kiến thức nền tảng chắc chắn, kiến thức chuyên sâu về từng ngành nghề và các kỹ năng quan trọng cho công việc sau này cũng như trong quá trình học tập
Câu 3 (4 điểm):
a) Những phương pháp học phổ biến trong học bậc Đại học ngành Luật:
1 Phương pháp tình huống và phương pháp dựa trên vấn đề
2 Phương pháp đọc và nghiên cứu bản án
3 Phương pháp đóng vai
4 Phương pháp hợp tác
5 Phương pháp thảo luận
6 Phương pháp hỏi đáp Socrative
7 Phương pháp thực hành ngành Luật
8 Phương pháp Blended learning
9 Phương pháp so sánh luật
b) Phương pháp học phù hợp nhất để hình thành và phát triển các kỹ năng cần
có của sinh viên luật và giải thích:
Là một sinh viên luật, dựa trên nhìn nhận và ý kiến cá nhân, em cho rằng phương pháp đóng vai ( diễn án và phiên tòa thực định) là phương pháp phù hợp nhất để hình thành và phát triển các kỹ năng của sinh viên luật Bởi vì dựa trên các kỹ năng mà sinh viên luật cần có như kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng tranh biện , kỹ năng kiềm chế cảm xúc…thì phương pháp đóng vai có thể
Trang 76
hình thành và phát triển các kỹ năng đó.Hơn nữa, để có thể đóng vai, kiến thức của sinh viên phải chắc chắn và các kỹ năng cần phải thành thạo mới có thể đóng vai thẩm phán, luật sư hoặc kiểm sát viên trong phiên tòa giả định đó để đưa ra ý kiến cũng như tranh biện với các bạn học khác
c) Phân tích phương pháp đóng vai ( diễn án và phiên tòa giả định)
1 Hình thức diễn án
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính xác diễn án là gì nhưng có thể hiểu đơn giản diễn án là một hình thưc của phương pháp đóng vai, sinh viên sẽ đóng vai các chức danh của một vụ án như bị cáo, bị hại, luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán,… và diễn lại vụ án đó từ các tình tiết được xây dựng trên các vụ án giả định và sẽ mở một phiên tòa giả định và việc diễn án sẽ được thực hiện dựa trên một kịch bản có sẵn được các sinh viên xây dựng
Việc lựa chọn nội dung pháp luật để xây dựng phiên tòa giả định được thực hiện linh hoạt, phù hợp với chương trình đào tạo của sinh viên năm hai, năm ba Những vụ án được chọn để mô phỏng cho diễn án thường là những vụ
án điểm, có tính thời sự và gắn liền với yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm đang diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội
Với vai trò là một “môn học” đặc biệt dành cho sinh viên luật,đối với diễn án thì kịch bản được xem là khâu rất quan trọng nhất, phải bảo đảm sao cho diễn biến của phiên tòa tập sự khi diễn ra phản ánh tương đối đầy đủ các tình tiết của vụ án trên thực tế, nhưng cần lược bỏ bớt một số chi tiết, thủ tục của phiên tòa thật để tránh rườm rà, nhàm chán cho khán giả Do đó nội dung kịch bản luôn được chuẩn bị kỹ, chi tiết và logic Nội dung phần đối đáp giữa các nhân vật trong các vai thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, bị cáo,
bị hại… sẽ được các bạn sinh viên viết lại sao cho trong phần lớn các lời thoại đều có chứa nội dung pháp luật cần đưa ra hoặc chứa những thông điệp có ý nghĩa giáo dục nhận thức về pháp luật sâu sắc
Trang 8Tùy theo tình huống của từng câu chuyện, kịch bản có thể lồng ghép một
số quy định pháp luật liên quan vào lời thoại của các nhân vật như: vấn đề trách nhiệm liên đới giữa các bị cáo về bồi thường thiệt hại; trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ đối với người chưa thành niên trong một số trường hợp được pháp luật quy định; trách nhiệm của gia đình và xã hội… đòi hỏi của diễn
án đó là sinh viên cần có những kiến thức cơ bản nhất về luật thực định cũng như có kỹ năng phân tích tình huống, lập luận và đưa ra ý kiến trước đám đông
và xây dựng các kịch bản hợp lý đối với mỗi vụ việc để truyền truyền tải thông điệp pháp lý đến những người tham gia
Ưu điểm của diễn án đó là đưa sinh viên tiếp cận với các kỹ năng cần có đối với nghề nghiệp trong tương lai mà chủ yếu là nghề luật sư và thẩm phán qua đó sinh viên dần dần hình thành cho mình các kỹ năng cơ bản để thực hành nghề luật.Tuy nhiên , hình thức này chưa đòi hỏi cao về kiến thức cũng như kỹ năng đối với sinh viên Việc tranh tụng vẫn dựa trên kịch bản, với lời thoại được xây dựng sẵn nên chưa khai thác được hoàn toàn sự sáng tạo cũng như tính chủ động của sinh viên
2 Hình thức phiên tòa giả định
Khác với diễn án, trong phiên tòa giả định2, sinh viên sẽ đóng vai luật sư, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát trong một vụ việc, vụ án giả định.Tại phiên tòa giả định, sinh viên sẽ phải nghiên cứu,xây dựng các lập luận, viết bài biện hộ
và trình bày các lập luận đó trong phiên tòa giả định Điểm khác giữa diễn án
và phiên tòa giả định đó là nội dung tranh luận của các bên trong phiên tòa gỉa định không hề được giàn dựng, sắp xếp trước và các bên tham gia phải chủ
2 A moot court competition simulates a court hearing (usually an appeal against
a final decision), in which participants analyse a problem, research the relevant law, prepare written submissions, and present oral argument Moot problems are typically set in areas of law that are unsettled or that have been subject to recent developments They usually involve two grounds of appeal, argued by each side
Trang 98
động xây dựng lập luận và bảo vệ các lập luận của mình về vấn đề được nêu ra tại vụ việc giả định như các luật sư tranh tụng trong thực tế
Phiên tòa giả định thường được đưa ra với nội dung là giải quyết những
vụ việc trong lĩnh vực pháp lý mà sinh viên chưa thông thạo hoặc những vụ việc phức tạp hơn nhiều những gì họ đã được học trên lớp.Đây là cơ hội giúp sinh viên đào sâu các kiến thức luật thực định và thực hành các kỹ năng cơ bản cần có của một sinh viên luật Đòi hỏi của một phiên tòa giả định đó là sinh viên phải là người giải quyết vấn đề,các sinh viên không chỉ đơn thuần đưa ra các phân tích, kết luận dựa trên quy định pháp luật mà phải đưa ra một giải pháp phù hợp Tiếp theo sinh viên cần phải vận dụng kiến thức và kỹ năng phân tích lập luận để tìm ra vấn đề pháp lý mấu chốt
Có thể thấy phiên tòa giả định có phần đòi hỏi cao hơn về nội dung kiến thức cũng như kỹ năng của sinh viên so với diễn án.Ưu điểm của phiên tòa giả định đó là sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng cơ bản của mình và tìm hiểu
về những lĩnh vực pháp lý chưa thông thạo.Tuy nhiên, để có thể tham gia vào hoạt động phiên tòa giả định, sinh viên phải có các kỹ năng cơ bản nhất để tránh bị mất phương hướng trong các bước chuẩn bị lập luận và tranh luận Cho dù là hình thức diễn án hay phiên tòa giả định thì hiệu quả mà phương pháp đóng vai mang lại là rất lớn.Phương pháp đóng vai để lại nhiều dấu ấn và những thông tin bổ ích cho cả sinh viên tham gia trưc tiếp vào giải quyết các vụ việc và các sinh viên tham dự; việc giải quyết các tình huống phát sinh tại phiên tòa đã gián tiếp giúp sinh viên hệ thống lại nội dung đã học và phát triển kỹ năng vốn có của mình
Hiện nay, tuỳ thuộc vào cấp bậc đào tạo và kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng của sinh viên mà mỗi trường sẽ áp dụng các hình thức khác nhau của phương pháp đóng vai Tiêu biểu như tại Học viện Tư pháp và Đại học Luật Hà Nội,sinh viên năm 2 hoặc năm 3 có thể tham gia vào một phiên tòa giả
Trang 10định; tại Học viên Thanh thiếu niên, sinh viên sẽ được thử sức mình với hình thức diễn án
Danh mục tài liệu tham khảo
I Tài liệu tiếng Việt
1 Trần Việt Dũng Nguyễn Chí Hằng Hải(2014), “Áp dụng mô hình phiên , tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên luật”,Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam,02(81),74 80, nguồn:
-https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=23b 1f2e8-ac01-43cb-964f-5278ddf062a4 , truy cập ngày 10/12/2021
2 Hồng Hạnh, Diễm Hạnh, “Hiệu quả từ những phiên tòa diễn án”,Kiểm
soát online, nguồn : https://kiemsat.vn/hieu-qua-tu-nhung-phien-toa-dien-an-54196.html truy cập ngày 10/12/2021
3 Nguyễn Phương Thanh, “Kỹ năng tranh biện là gì và những kỹ năng
tranh biện cần có”, nguồn :https://zim.vn/ky-nang-tranh-bien- -gi-la va - cac-ky-nang-tranh-bien-can-co#k%E1%BB%B9-n%C4%83ng-tranh-bi%E1%BB%87n-l%C3%A0-g%C3%AC?-what- -debating?-0is , truy cập ngày 10/12/2021
4 Chương trình đào tạo chuyên ngành Luật trường Đại học Văn hóa Hà
Nội,Cổng thông tin sinh viên HUC , nguồn:
http://portal.huc.edu.vn/index.aspx?page=ctdttc , truy cập ngày
10/12/2021
5 “Phiên tòa giả định môn học đặc biệt của sinh viên ngành Luật -
VYA”,Cổng thông tin tuyển sinh Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam nguồn : https://tuyensinhvya.edu.vn/phien-toa-gia-dinh-mon-hoc-dac-biet-cua-sinh-vien-nganh-luat-vya , truy cập ngày 10/12/2021