1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Báo Chí Phẩm Chất Cần Thiết Của Nhà Báo Viết Về Lĩnh Vực Kinh Tế.pdf

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 172,88 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 4 I Khái niệm và các quan điểm về phạm trù “phẩm chất”, “phẩm chất nhà báo” 4 1.1 Khái niệm “phẩm chất” 4 1.2 Quan niệm về “phẩm chất nhà báo” .4 II Những phẩm chất cần thiết của một nhà báo .4 2.1 Phẩm chất về đạo đức .5 2.2 Phẩm chất trí tuệ 8 2.3 Sự trung thực và lòng dũng cảm 11 2.4 Lòng yêu nghề và bầu nhiệt huyết 13 2.5 Sáng tạo, năng động và nhạy bén- hài hòa các mối quan hệ.14 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 1 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta đã vươn lên mạnh mẽ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngày càng trưởng thành về mọi mặt và đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Kế thừa truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng nước ta, những người làm báo Việt Nam luôn luôn xứng đáng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, góp phần cổ vũ toàn dân, toàn quân ta nêu cao ý thức tự lực tự cường, giành lại và giữ vững nền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Phẩm chất đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm của nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nói riêng Bên cạnh những nhà báo từng trải trong cuộc đời chiến đấu và già dặn trong nghề nghiệp vẫn tiếp tục phát huy, đội ngũ những nhà báo trẻ ngày càng đông đảo, được đào tạo có nền nếp, có kiến thức rộng, có một số đã trưởng thành, khẳng định vị trí của mình trong làng báo Nói chung, báo chí nước ta đã giữ vững định hướng chính trị, từng bước nâng cao chất lượng; những người làm báo Việt Nam Tuy nhiên, trong hơn mười năm qua, vấn để xuống cấp của phẩm chất đạo đức báo chí trong cơ chế thị trường đã là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo do Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Nhưng dường như số lượng những vụ việc, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có xu hướng tăng lên Với khả năng hiểu biết của bản thân cũng như thời gian có hạn chế, em xin được phép được đưa ra những quan điểm về “phẩm chất cần thiết của Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 2 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế” Mong muốn sự chỉ bảo, đóng góp của thầy giáo và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện tốt hơn Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 3 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí PHẦN NỘI DUNG I Khái niệm và các quan điểm về phạm trù “phẩm chất”, “phẩm chất nhà báo” 1.1 Khái niệm “phẩm chất” Phẩm chất là những biểu hiện bản chất đạo đức của con người đã được rèn luyện trong cuộc sống, tạo thành nếp sống, nếp nghĩ, nếp hành động vì công đồng, được cộng đồng đánh giá 1.2 Quan niệm về “phẩm chất nhà báo” Phẩm chất nhà báo là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, nó tạo thành thói quen, nếp sống, nếp suy nghĩ, nếp hành đồng trong cộng đồng, được mọi người trong nghề báo và cả cộng đồng đánh giá, thừa nhận Các phẩm chất giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của người làm báo, nó được hình thành trong quá trình sống, làm việc của họ Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm với cuộc sống đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp Chúng ta cần phân biệt : Nhờ những phẩm chất tốt đẹp này sẽ giúp cho họ trở thành một nhà báo giỏi cả về chuyên môn lẫn đạo đức, đây chỉ mới là điều kiện cần II Những phẩm chất cần thiết của một nhà báo Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động chính trị - xã hội Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người Báo chí kinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều trong đời sống thông tin Báo chí đã thâm nhập vào mọi góc cạnh của cuộc sống, không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh mà còn đi sâu, phân tích, đánh giá và định hướng dư luận xã hội Đặc biệt, báo chí kinh tế với vai trò thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế của toàn dân, của các doanh nghiệp và là người bạn tin cậy của các Doanh nhân, báo chí kinh tế đang ngày càng khẳng định vị thế của Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 4 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí mình trong đời sống xã hội.Thế nhưng, đội ngũ làm báo kinh tế giỏi lại vẫn còn nhiều hạn chế trong làng báo nước nhà Những nhà báo có được những phẩm chất “bút sắc, lòng trong, mắt sáng” trong làm báo kinh tế đang trở nên ít đi, và dường như khan hiếm Để đáp ứng yêu cầu đó, mỗi người làm báo cần ý thức đầy đủ nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội trong hoạt động nghề nghiệp của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ Trong bài phát biểu tại Hội thảo toàn quốc “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo” ngày 27-11-1998, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: “Người làm báo có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; biểu dương những tấm gương tiêu biểu, những điển hình tốt, đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, “những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội Muốn đảm đương được trọng trách đó, trước hết nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tư duy sắc bén, có vốn sống và phương pháp khoa học, đó là những phẩm chất hàng đầu của nhà báo chân chính…Là nhà báo chân chính, phải lựa chọn, xử lý thông tin nhanh chóng, trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của công chúng, đúng định hướng kinh tế của nhà nước, tác động tích cực, có hiệu quả đến tiến bộ xã hội Nếu không có được những phẩm chất cần thiết này thì việc một nhà báo viết về kinh tế thực sự không dễ dàng chút nào Một số phẩm chất cần có của nhà báo trên lĩnh vực kinh tế theo quan điểm của bản thân tôi: 2.1 Phẩm chất về đạo đức Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, khi đã được thể chế hóa, được các đồng nghiệp và dư luận xã hội Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 5 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí thừa nhận sẽ trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của những người làm báo Dù là nhà báo trong viết về kinh tế hay bất kì lĩnh vực nào khác, một khi đã theo đuổi nghiệp cầm bút, nhất thiết tâm phải sáng Đây là phẩm chất quan trọng nhất và là tiêu chí hàng đầu đối với Nhà báo, bởi nó phản ánh cái đức của người làm báo Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy, nhà báo có tâm sáng, thì sản phẩm báo chí của họ mới thực sự có giá trị đối với đời sống xã hội, đậm chất nhân văn; hơn thế, lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mới được đảm bảo và đặt trên lợi ích cá nhân Có tâm sáng với hàm nghĩa đạo đức, bài viết của họ mới trung thực, chính xác, giàu tính chiến đấu, “trắng ra trắng, đen ra đen”, không có chuyện “vàng thau lẫn lộn” Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với người làm công tác thông tin đại chúng Bởi, nó không những bảo tồn “thương hiệu” nhà báo, mà còn nâng cao uy tín, vị thế tờ báo và góp phần thúc đẩy nền báo chí nước nhà phát triển lành mạnh, bền vững Ngược lại, đối với nhà báo mà tâm không sáng, vụ lợi, thì nguy hại vô chừng cho xã hội Tất nhiên, trong bối cảnh chịu sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường hiện nay thì việc nhà báo giữ được tâm sáng, không bị chao đảo trước cám dỗ của lợi ích vật chất là điều không hề đơn giản Khi cầm bút, để giữ được tâm sáng, họ phải có dũng khí để đấu tranh thắng lợi với nhiều “kẻ thù” và với chính mình Thực tiễn đã có không ít trường hợp như vậy Đối lập với những hình ảnh cao đẹp đó, tiếc rằng chúng ta cũng từng biết những trường hợp (tuy không nhiều) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bị thu hồi thẻ Nhà báo vì những lý do khác nhau, trong đó có lý do viết thiếu khách quan, thiếu trung thực, nhằm vụ lợi hoặc với dụng ý xấu làm tổn hại tới doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia Chúng ta đều biết rằng, kinh tế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận Với kinh tế thị trường, báo chí sẽ theo quy luật cung Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 6 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí cầu, cung cấp những sản phẩm theo nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Các tờ báo, kênh truyền hình, trang báo điện tử…cạnh tranh nhau bằng những hit, rating, tira Bên cạnh những tác động theo hướng tích cực, buộc các nhà báo phải năng động, cố gắng nâng cao chất lượng tác phẩm hơn, thì kinh tế thị trường cũng gây ra những sức ép lớn để tăng doanh thu cho cơ quan báo chí Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm cho một số người làm báo quan tâm đến lơị ích cá nhân, lợi ích kinh tế và coi nhẹ lợi ích xã hội một ví dụ điển hình như một số doanh nghiệp kinh doanh trên sàn chứng khoán, đã mượn báo trí với mục đích điều khiển và khống chế giá cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến tâm lý, làm hoang mang cho các nhà đầu tư, làm mất lòng tin của người dân vào báo trí Trái với nghề sư phạm thường khuôn trong một môi trường mẫu mực, người viết báo về lĩnh vực kinh tế phải đối diện với vô vàn cám dỗ và cả những hiểm nguy Dễ bị đồng tiền làm mờ mắt, bị các doanh nghiệp lợi dụng, mua chuộc viết bài lăng xê thái quá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của người dân và xã hội Người làm báo về kinh tế phải làm sao giữ được ngòi bút trung thực, thẳng thắng, bình tĩnh để đưa đến công chúng những thông tin đúng đắn? Điều đó không dễ chút nào Và đôi khi, dù hoàn toàn vô tình, họ cũng có khả năng phạm phải sai lầm lớn, gây hậu quả nghiêm trọng Dường như với những đọc giả, những nhà kinh doanh khó có khả năng tự bảo vệ mình, họ phải trông chờ vào đạo đức nghề nghiệp, sự trung thực, khách quan, vào lương tâm của các nhà báo Họ mong muốn những người làm nghề thận trọng và cân nhắc kỹ càng trước mỗi câu chữ, mỗi bài báo nó có thể là lời khuyên hữu ích, sự động viên hay là một kết luận điều tra, một bản án đối với họ Theo kết quả của cuộc điều tra dư luận xã hội gần đây về “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay” tiến hành với 500 nhà báo và 600 người dân nêu lên những con số đáng suy nghĩ: Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 7 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí - 24% số nhà báo được hỏi cho rằng nhà báo nên tham gia viết bài có nội dung hoặc lồng ghép quảng bá cho thương hiệu hoặc sản phẩm(trừ trường hợp nhà báo tác nghiệp trong lĩnh vực này) - 49% nhà báo được hỏi cho rằng nên nhận phong bì - 29% nhà báo được hỏi cho rằng sẽ công bố chi tiết dù không được sự đồng ý từ nhiều phía - 3,8% nhà báo được hỏi vẫn cho đăng thông tin chi tiết thu hút công chúng dù điều đó không có lợi cho nhân vật hay doanh nghiệp Có thể nói rằng, cơ chế thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà báo nói chung và nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế nói riêng Có 86,7% số người được hỏi là công chúng xếp đây là nguyên nhân quan trọng số một Trích dẫn lời của một nhà báo lão thành nước ta: Nhà báo phải có “đôi mắt sáng, lòng trong và cây bút sắc” Tố chất này đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài và nghiêm túc Điều này, quả thật luôn đúng đối với những người cầm bút 2.2 Phẩm chất trí tuệ Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng Biển học vốn mênh mông, vậy thì bao nhiêu kiến thức và kiến thức nào sẽ là cần thiết cho nhà báo? Câu trả lời nằm trong một câu hỏi: Học có bao giờ là đủ? Tri thức là nền tảng vững chắc nhất trong mỗi bài viết Với nhà báo, không có thông tin cũng giống như không có nguyên liệu, nhưng thiếu hiểu biết sẽ giống như thiếu đi phương pháp 90% sức hút của bài viết nằm ở cách thức diễn đạt và những kiến thức bổ trợ đi kèm Thông tin– bản thân của nó chỉ chứa đựng 10% sự hấp dẫn Là một nhà báo viết về mảng kinh tế, bên cạnh kiến thức chung của một nhà báo phải có, thì cần phải có thêm những kiến thức về kinh tế, những lĩnh vực kinh tế chuyên sâu mà người làm báo đang đảm nhiệm như Tài chính, cổ phiếu, bất động sản, vàng…Vì vậy, người viết báo phải liên tục trau dồi, tích Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 8 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí luỹ kiến thức để theo kịp sự thay đổi của kinh tế thị trường khi có được vốn kiến thức sâu rộng, người phóng viên sẽ viết được những bài báo sâu sắc, có sự phân tích sắc sảo, nhìn nhận và đánh giá đúng đắn bản chất của vấn đề kinh tế vốn đã rất phức tạp hiện nay Do đó, một vốn kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực kinh tế là việc hiển nhiên cần thiết đối với một phóng viên kinh tế Những kiến thức kinh tế này sẽ bổ trợ giúp rất nhiều cho công việc của họ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo tác phẩm Ví dụ như một nhà báo nắm kiến thức kinh tế vững vàng trong tay có thể có cái nhìn sáng suốt, thấu đáo trước sự vận động thay đổi của các quy luật kinh tế Họ nhạy cảm với một vấn đề kinh tế, có thế đoán trước phần nào những suy nghĩ trong định hướng chiến lược kinh doanh của chủ doanh nghiệp, trước sự thay đổi điều chỉnh nền kinh tế của đảng và nhà nước có tác động tích cực hoặc hạn chế đến thị trường để kịp thời có những bài viết mới, hấp dẫn và có giá trị Điều này khiến các bài viết của họ không chỉ dừng trong một phạm vi (một màu) mà có thêm sự đan xen, kết hợp giữa các yếu tố chính trị và xã hội Nhà báo là người của công chúng, làm ra tác phẩm cho đại chúng, phải có kiến thức văn hoá - xã hội đủ sâu rộng, anh ta mới có điều kiện tạo ra những tác phẩm báo chí đáp ứng tốt nhu cầu của các nhóm công chúng khác nhau Đối tượng của báo kinh tế không chỉ phục vụ những người muốn tìm kiếm thông tin về kinh tế, những chủ doanh nghiệp, mà còn là các chuyên gia, các nhà phân tích kinh tế, am hiểu chuyên sâu về kinh tế Do đó người viết báo kinh tế cần phải thực sự có kiến thức vững vàng, có khả năng phân tích vấn đề tốt, để đưa ra những bài viết có tính thuyết phục cao, nếu không thì chả khác nào “múa rìu qua mắt thợ”… Bài viết của họ có thể phân tích sâu sắc một yếu tố kinh tế, thị trường, một cách làm kinh tế hiệu quả, một vài động thái tích cực của thị trường hoặc có khi chỉ là những bài viết về cá nhân, doanh nghiệp làm kinh tế giỏi, thành công trong kinh doanh… với những phân tích thấu đáo và những điều mới mẻ thì có Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 9 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí thể đánh trúng tâm lý của đọc giả, của chuyên gia, tạo cho họ một cảm hứng thích thú với bài viết, tạo cảm tình, ấn tượng của họ với bài bào, tờ báo Ngược lại, những bài viết sơ xài, phân tích hời hợt, chỉ nói đến bề nổi của vấn đề - cái mà ai cũng nhìn thấy chỉ nhằm tính chất thông báo thường ít giá trị với công chúng, ít được các nhà kinh tế, chuyên gia kinh tế đồng tình ủng hộ Còn đối với số đông người dân lao động, sản xuất bình thường, thì họ thường không có đủ kiến thức để thẩm định thông tin nên đa phần nhất nhất tin theo những gì báo chí đưa, đi theo hướng các nhà báo kinh tế đã vạch ra Báo trí là cầu nối thông tin của người dân, có ảnh hưởng to lớn đến lợi ích và quyền lợi của người dân Hơn ai hêt, người viết báo cần có những kiến thức kinh tế trong mảnh mình theo dõi hay trong chuyên mục mà mình theo đuổi Có kiến thức, nhà báo mới có khả năng kiểm định mức độ chính xác, tin cậy của thông tin, định hướng tốt nhất cho độc giả, cho nền kinh tế, thị trường trong bài viết của mình…Mang lại cho độc giả những thông tin hữu ích, đáng tin cậy hiện nay có rất nhiều bài viết không có căn cứ, thiếu chính xác được đặt tít to đùng trên trang nhất báo in, tin nổi bật trên báo mạng… đã gây hoang mang cho dư luận trong một khoảng thời gian, cho đến khi được xác nhận lại thì đăng cải chính kèm theo lời xin lỗi Đi kèm với kiến thức người viết báo về lĩnh vực kinh tế cần có, còn cần nắm vững các kỹ năng sử dụng ngôn từ để bảo đảm tính hiệu quả cao của hoạt động truyền thông, vì đó là phương tiện chuyển tải thông tin đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường hợp thậm chí là duy nhất, của nhà báo.Ngôn ngữ báo chí kinh tế không nên quá giảng giải mà cần sự sắc lẻm, chính xác tuyệt đối Với sự biến đổi không ngừng của kinh tế thị trường hiện, vốn kiến thức của nhà báo dù có sâu rộng đến mấy, cũng phải luôn nằm trong trạng thái “động”, luôn cần được cập nhật Trong thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức, mọi cái mới nhất đều có thể nhanh chóng trở thành cái cũ Mặt khác, trình độ của công chúng không ngừng được nâng cao, đòi hỏi nhà báo phải liên Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 10 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí tục trau dồi, tích luỹ kiến thức để trở thành người đồng hành, người đối thoại xứng đáng đối với độc giả, với chuyên gia 2.3 Sự trung thực và lòng dũng cảm Ngoài phẩm chất về đạo đức và trí tuệ, người viết báo về kinh tế còn cần phải có cả sự dũng cảm, dám đương đầu vạch ra cái xấu, đấu tranh với cái xấu nhằm mong muốn một xã hội công bằng và không có tệ nạn tham nhũng Người viết báo trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là việc đưa tin tức thời sự, kinh tế nóng hổi, mang lại cho người đọc những thông tin về thị trường tài chính, cổ phiếu, đất đai Mà còn phải biết sử dụng báo chí còn là công cụ chiến đấu, đấu tranh chống lại các thế lực đen tối, chống bất công, chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền Báo chí không chỉ là công cụ truyền tin, nó còn là công cụ tuyên truyền đường lối chính sách kinh tế, chiến lượt phát triển kinh tế của Đảng, của Nhà nước Vì tính chất đặc thù quan trọng như vậy cho nên, người làm báo về kinh tế phải hiểu được đúng sai, phải biết được tính chất mức độ của sự việc để viết bài đưa tin cho phù hợp “Phải hết sức dũng cảm, ủng hộ những cách thức làm ăn kinh doanh mới, có hiệu quả Phê phán những cái bảo thủ, trì trệ, ủng hộ những đổi mới trong các chính sách kinh tế của đảng và nhà nước, mang lại lợi ích cho người dân và các doanh nghiệp Người phóng viên kinh tế cần dám phê phán những cái xấu xa, những đe dọa từ phía các doanh nghiệp sợ bị các phóng viên phơi bày việc làm bất chính của họ, muốn làm được thì phải hết sức dũng cảm, dám chịu trách nhiệm Tính chiến đấu là như thế, chiến đấu cho cái tốt nảy nở, cho sự nghiệp chính nghĩa, cho sự công bằng bình đẳng, mang lại lợi ích cho người dân, cho doanh nghiệp Trung thực, khách quan và có tính chiến đấu là những đòi hỏi của người làm Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 11 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí báo trong lĩnh kinh tế Việt Nam cần có” Người làm báo về kinh tế phải “dũng cảm” đương đầu với cái xấu, cái ác Sử dụng ngòi bút của mình là vũ khí chiến đấu sắc bén, Nhưng cũng không phải là có vũ khí, có dũng khí thì nhằm đâu mà đánh cũng được “Dũng cảm”, không ngại khó, không ngại hiểm nguy khi hành nghề báo, không vì sự đe dọa, không vì tiền mà viết sai sự thật Đây là phẩm chất tốt đẹp và cần thiết đổi với tất cả các nhà báo khi viết về lĩnh vực kinh tế Nhưng “dũng cảm” thôi thì chưa đủ, người làm báo kinh tế còn cần nhớ một điều rất quan trọng đó là “trung thực” Rất nhiều người thừa dũng cảm viết về những vấn đề nhạy cảm như: tham nhũng, cửa quyền… nhưng lại thiếu “trung thực”khi đưa tin về những vấn đề đó Có thể do sợ hay cả nể trước một thế lực xã hội nào đó Báo chí với ngòi bút được ví như là vũ khí luôn có tính hai mặt Rất nhiều bài báo đưa tin thiếu “trung thực”đã gây ảnh hưởng tới số phận của người dân, số phận của doanh nghiệp, đôi khi là cả một tập toàn Chỉ vì những thông tin sai lệch, không chính xác mà có thể đẩy người dân, nhà kinh doanh đi đến ngõ cụt Có thể thấy rõ trong mảng chứng khoán, cổ phiếu, trong bất động sản và vàng: chỉ 1 thông tin thất hiệp sai sự thật, đưa sai đường lối chủ chương của nhà nước, thì hoàn toàn đẩy người kinh doanh và các doanh nghiệp tới bờ vực phá sản Tới khi, người viết báo nhận ra sai lầm và cải chính thì những số phận kia đã an bài Trên nhiều lĩnh vực của báo trí, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, có nhiều nhà báo rất “dũng cảm” nhưng không phải nhà báo nào cũng đủ “dũng cảm” để đấu tranh với chính bản thân mình, đấu tranh trước sự cám dỗ của cuộc sống Vì để có một tin nóng trên mặt báo, để có thành tích, nhiều nhà báo đã đưa tin thiếu chính xác, thiếu trung thực Cũng có nhiều người dựa vào tự do ngôn luận để bao biện cho việc đưa Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 12 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí tin thiếu “trung thực”của mình 2.4 Lòng yêu nghề và bầu nhiệt huyết Có một nhà báo đã chia sẻ rất chân thành như sau “Nếu ai đó trong các bạn nghĩ rằng nghề báo là nghề nhàn nhã thì hãy từ bỏ ngay từ bây giờ trước khi quá muộn Bởi vì với suy nghĩ đó, sau này khi bước chân vào nghề này, các bạn sẽ thấy rất ức chế Tôi phải khẳng định rằng nghề báo là nghề vất vả, rất vất vả…” với người viết báo trong lĩnh vực kinh tế thì phẩm chất yêu nghề, say nghề là phẩm chất không thể thiếu được là điều kiện thiết yếu để bước vào nghề chính lòng yêu nghề là cơ sở nền tảng cho những bài báo có giá trị cao cùng với lòng đam mê, và bầu nhiệt huyết hết mình mới có thể biến mồ hội, nươc mắt người làm báo thành những bài viết hữu ích, làm mãn nguyện độc giả Nhà báo viết về kinh tế phải có lòng yêu nghề mới có động lực thật sự để nâng cao chuyên môn, tìm hiểu trau dồi những kiến thức kinh tế mình còn thiếu Có người có năng lực, chuyên môn cao nhưng không có sự hiểu biết về lĩnh vực kinh tế thì không thể đưa ra những phân tích, bình luận chính xác được Có yêu nghề, yêu lĩnh vực mà mình đang viết, thì người viết báo kinh tế mới luôn có khát vọng tìm kiếm thông tin và kiến thức luôn bám sát sự kiện, theo dõi sự kiện, các yếu tố thị trường, thông tin từ thị trường toàn cầu, để bài viết không bị cũ, lạc hậu đặc biệt là không sai Trích lời chia sẻ chân thành của nhà báo Trọng Quang: “Tôi chăm chỉ như con ong, chỉ có chăm chỉ mới nâng mình lên được” – nhà báo đã miệt mài vất vả 7 tháng trời để ôn luyện Tiếng Anh (để rồi cuối cùng giành được cơ hội đi Nhật 2 tháng) Sự sự cần cù, ham học hỏi nhà báo Phạm Tuấn - phó TBT VietNamNet (người làm việc chăm chỉ “như một con trâu” (lời NB Trọng Quang), đến khâm phục tấm gương nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - người đã làm hết mình khi tác nghiệp… tất cả đều thể hiện lòng yêu nghê sâu sắc của các nhà báo, chỉ có yêu nghề mới cho họ có động lực đến như vậy Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 13 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí Chất lượng của bài báo kinh tế phụ thuộc nhiều vào lòng yêu nghề của các nhà báo Hiện nay chất lượng của các bài viết về kinh tế không được như mong muốn một phần rất lớn do lòng yêu nghề của một bộ phận không nhỏ các phóng viên, nhà báo đã không được duy trì, khuyến khích Nguyên nhân thì có nhiều nhưng phải nói ngay đó là hậu quả của tình hình chung trong xã hội, do sự thay đổi không ngừng của cơ chế thị trường hiện nay Khi đồng lương chính thức không đủ sống, các nhà báo, phóng viên sẽ phải tìm thu nhập bằng các cách khác để đảm bảo được cuộc sống hàng ngày của họ Mặt khác, người viết báo về kinh tế, phải tiếp cận với muôn vàn sự cám dỗ, họ dễ bị lay đông, bị đồng tiền che mắt, dễ mắc phải những sai lầm Chỉ có lòng yêu nghề mới giúp họ có được sức mạnh, ý trí quyết tâm vượt qua cám dỗ, mang lại cho độc giả những bài viết, phân tích thật hay, đầy sự mới mẻ 2.5 Sáng tạo, năng động và nhạy bén- hài hòa các mối quan hệ Người viết báo về kinh tế thì không thể thiếu được sự sáng tạo trong mỗi bài viết của mình Sự sáng tạo mang lại những sự phân tích mới mẻ, tạo ra sự thú vị, thu hút độc giả Muốn vậy người viết báo phải khống ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và đặc biệt phải năng động hơn Chỉ có chịu khó đi, lao vào cuộc sống thì mới có những bài viết mới, hay và hấp dẫn Một bài báo hay trước tiên phải có đề tài hay Chính việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều sẽ giúp nhà báo kinh tế phát hiện đề tài nhanh nhất, độc đáo nhất, nóng hổi nhất Thật không ngoa khi nói rằng đã làm báo thì không còn dây thần kinh xấu hổ để mà thẹn thùng, ái ngại nữa Không tự ti và cũng không được quá tự tin Người viết báo còn cần học cách cư xử khiêm tốn và hài hòa các mối quan hệ Việc xây dựng các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế là vô cùng quan trọng, nếu như không quen thân sẽ rất khó khi tiếp cận họ và để phỏng vấn họ về những vấn đề mà mình mong muốn Sự hài hòa các mối quan hệ phải dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng, muốn vậy thì phóng viên phải chứng tỏ được năng lực trình độ của mình trong Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 14 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí quá trình phỏng vấn Chúng ta không thể đến gặp các chuyên gia, các nhà phân tích kinh tế như: Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, TS Trần Đình Thiên, TS Lê Đăng Doanh, TS Cao Sỹ Kiêm, , với một “cái đầu rỗng không về kinh tế” Nếu như vậy, thông tin chỉ mang tính một chiều, không tạo ra sự tranh luận, không có cái mới mẻ, hứng thú cho bài viết sau này Do đó, để trở thành một phóng viên kinh tế giỏi, người phóng viên phải tự trau dồi cọ xát, thể hiện mình bằng tác phẩm được đánh giá cao Chính những tác phẩm này là cơ sở nền tảng cho họ có thể tự tin khi gặp các chuyên gia Khi đó, đây không còn là một cuộc phỏng vấn bình thường, mà nó là một cuộc trao đồi đầy thú vị giữa những con người có niềm đam mê chung về kinh tế Nhờ những mối quan hệ này, họ có được những thông tin về các chính sách, quyết sách, chủ trương của nhà nước có thể sắp ban hành do các quan chức, cố vấn kinh tế của nhà nước bật mí cho Điều này tạo ra sự khác biệt đối với các bài báo cùng loại khác, mang lại sự thành công cho người phóng viên Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 15 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 Tiểu luận báo chí KẾT LUẬN Báo kinh tế thực sự cần thiết trong công cuộc khuếch trương kinh tế hiện nay Nó có vai trò quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp, của người dân Ngược lại, sự phát triển của các doanh nghiệp, của khoa học công nghệ và những yêu cầu mới trong nền kinh tế toàn cầu đã khiến cho tờ báo chuyển mình và phát triển theo Có thể xem, mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, doanh nghiệp và báo chí là mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển vì mục tiêu chung của đất nước Mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế không chỉ đem lại những hiệu ứng tích cực mà bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những mặt tiêu cực khác Đó là tồn tại các bài báo có những nhìn nhận, đánh giá, bình luận thiếu thực tế, khách quan, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tuyên truyền, gây khó khăn và tổn thất về mặt uy tín, kinh tế cho các doanh nghiệp Tất cả những điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách phẩm chất của người làm báo kinh tế Người viết báo trong lĩnh vực kinh tế cần có cái tâm sáng, sự hiểu biết sâu rộng đặc biệt là lòng yêu nghề, mới có thể đem tới cho đọc giả những bài viết với sự phân tích sắc bén, đầy màu sắc mới mẻ Do thời gian có hạn, cũng như sự hiểu biết của bạn thân còn rất hạn chế Bài viết ở trên chưa phải đầy đủ tất cả, nhưng nó cũng phần nào nêu rõ được phẩm chất cốt yếu cần có của một nhà báo khi viết về lĩnh vực kinh tế Em hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người, đặc biệt những người làm nghê báo, những học viên còn đang ngồi trên nghế nhà trường như em, thấy được niềm đam mê từ đó tích cực rèn luyện phấn đấu phát huy tài năng của một nhà báo chân chính theo đúng nghĩa Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của thầy co và các bạn để bài tiểu luận của em có thể tốt hơn Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 16 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com) lOMoARcPSD|38590726 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu luận báo chí 1.Thanh Bình: truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2008 2.Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm: Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội,2009 3 Phan Xuân Sơn (Cb): các chuyên đề bài giảng chính trị học, Nxb, Chính trị Hành chính, Hà Nội, 2010 4 Nguyễn Thị Trường Giang: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, Nxb chính trị - Hành chính, Hà Nội Học Viên: Trịnh Thị Thúy Hà 17 Lớp báo chí K29 Downloaded by BINH NGUYEN (tailieuso.15@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w