1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích một vụ việc thực tiễn về trách nhiệmcủa tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật

28 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích một vụ việc thực tiễn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật
Tác giả Trịnh Khánh Linh, Nguyễn Thị Anh Thơ, Đỗ Thị Hải Anh, Đào Văn Hùng, Nguyễễn Ngọc Minh Trang, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đỗ Thị Duyên, Nguyễn Nhật Hiệp, Trịnh Phúc Thiện Tâm, Triệu Thị Huyền Trinh, Quán Văn Tuấn
Người hướng dẫn PTS. Đào Văn Hùng, Giáo viên chấm thứ hai
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 680,93 KB

Nội dung

Khái quát chung về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịchvụ đối với người tiêu dùng Trang 9 hiện không đúng, không đủ các trách nhiệm đối với người tiêu dùng thì phả

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: PHÁP LUẬT BẢO VỆ

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Đề bài số 5: Phân tích một vụ việc thực tiễn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật.

Nhóm : 02

1

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢTHAM

GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Nội dung bài tập nhóm: Đề bài 05

Môn học: Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việcthực hiện bài tập nhóm 02 với kết quả như sau:

Trang 3

ĐIỂM (số)

ĐIỂM (Chữ)

GV KÝ TÊN

Trang 4

Hà N i, ngày ộ 5 tháng 9 năm 2023

Kếết qu đi m bài viếết: ả ể NHÓM TRƯỞNG

Giáo viễn chấấm th nhấấtứ : …………

Đào Văn HùngGiáo viên chấm thứ hai: …………

Trang 5

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Triệu Thị Huyền Trinh – 452321

Nguyễn Thị Ngọc Hân – 452317

3 Gi i quyễất v vi c theo ả ụ ệ pháp lu tậ

hi n hànhệ

Đào Văn Hùng - 452315Nguyễn Thị Anh Thơ - 452313

Đỗ Thị Hải Anh – 452314Trịnh Phúc Thiện Tâm - 452320

4 Vướng măấc và kiễấn ngh hoàn thi nị ệ

pháp lu tậ

Đỗ Thị Duyên - 452318Nguyễn Ngọc Minh Trang - 452316Quán Văn Tuấn - 452322

Lu t ậBVQLNTD

tiêu dùng

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ -1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ -1

I Cơ sở lý luận

1 Khái quát chung về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ đối với người tiêu dùng 1

2 Khái quát chung về trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật của tổ chức cá

Trang 7

2.2 Nội dung trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của công ty Honda Việt Nam

2.3 Chế tài xử lí đối với hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết

tật của công ty Honda Việt Nam

III Những vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của

tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hóa có khuyết

tật

1 Một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình xử lý vụ việc thu hồi sản phẩmkhuyết tật của Honda Việt Nam năm 2015

2 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về BVQLNTD

3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về BVQLNTD

trong thực tiễn

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng luôn là mối quan tâm hàngđầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nhờ thành tựu vềkhoa học công nghệ, người tiêu dùng đã có cơ hội tiếp cận nhiều sản phẩm đa dạng

về chủng loại, mẫu mã với chất lượng tốt hơn Mặt khác quan hệ tiêu dùng diễnbiến theo chiều hướng đa dạng và phức tạp đặt ra vấn đề lớn đối với việc hoànthiện thể chế, thiết chế bảo vệ người tiêu dùng Ví dụ hiện tượng tổ chức, cá nhânkinh doanh hàng hóa có khuyết tật gây bức xúc lớn cho xã hội

Nhóm 2 sẽ phân tích vụ việc Công ty Honda Việt Nam thu hồi dòng xe HondaSH125i và SH150i vào năm 2015 để làm rõ về trách nhiệm của tổ chức, cá nhânkinh doanh trong việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật Trong bài làm, nhóm sẽ đưa

ra cơ sở lý luận từ đó đi sâu phân tích, giải quyết vụ việc của Honda và cuối cùngnêu lên những vướng mắc,kiến nghị để hoàn thiện pháp luật

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận

1 Khái quát chung về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ đối với người tiêu dùng

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêudùng không chỉ được đề cập trong Luật BVQLNTD mà còn được đề cập ở nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật khác nhau Có thể hiểu rằng, trách nhiệm của tổ chức,

cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân kinhdoanh phải có bổn phận tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với người tiêudùng Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực

Trang 9

hiện không đúng, không đủ các trách nhiệm đối với người tiêu dùng thì phải chịuđựng những hậu quả pháp lí bất lợi theo quy định pháp luật.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng có cácđặc điểm sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối

với người tiêu dùng là loại trách nhiệm được pháp luật quy định, thể hiện thái độcủa nhà nước trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanhđối với người tiêu dùng

Thứ hai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát sinh trong mối

quan hệ với người tiêu dùng Trách nhiệm này chỉ xuất hiện khi họ giao dịch vớikhách hàng với tư cách là “người tiêu dùng”

Thứ ba, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có

xu hướng bất lợi đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh và tùy thuộc vào hành vi viphạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mà họ phải chịu các chế tài khác nhau

Thứ tư, Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu

dùng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Ngoài cácquy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng còn được quy địnhtrong các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật an toàn thực phẩm, Luậtcạnh tranh, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hànghoá ,…

\2

Trang 10

2 Khái quát chung về trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật của tổ chức cá nhân kinh doanh

2.1 Khái niệm về hàng hóa khuyết tật

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật BVQLNTD 2010 quy định hàng hóa khuyết tật làhàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hạicho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đóđược sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưaphát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêudùng, bao gồm:

- Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;

- Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vậnchuyển, lưu giữ;

- Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không

có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng

Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩuhàng hóa phải kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấphàng hóa có khuyết tật trên thị trường; đồng thời thực hiện việc công bố hàng hóa

có khuyết tật trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng những cách thứckhác nhằm nhanh chóng đưa thông tin đến với người tiêu dùng Để phòng ngừa vàkhắc phục những sự cố không an toàn do hàng hóa khuyết tật có thể gây ra chongười tiêu dùng, pháp luật quy định các biện pháp được áp dụng là thu hồi và bồithường thiệt hại

Trang 11

2.2 Trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật

Theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đảm bảo hànghóa của mình khi lưu thông trên thị trưởng phải đảm bảo an toàn cho người tiêudùng Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kể cả cố ý lẫn vô ý, hàng hoá vẫn phátsinh những khuyết tật gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đối với tài sản, sứckhoẻ và thậm chí là tính mạng của nhiều người tiêu dùng Trong trường hợp này tổchức, cá nhân kinh doanh buộc phải áp dụng những biện pháp cần thiết trong đó cóviệc thu hồi hàng hóa đã lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn, hạn chế hoặc

khắc phục những thiệt hại đã xảy ra Có thể hiểu, “Thu hồi hàng hóa, sản phẩm

khuyết tật là việc sử dụng các biện pháp đưa hàng hoá, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn ra khỏi thị trường để sửa chữa, thay thế hoặc hoàn lại tiền".

Luật BVQLNTD không định nghĩa thể nào là trách nhiệm thu hồi hàng hóa

có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng dựa vào khái niệm hàng hóa

có khuyết tật (khoản 3 Điều 3) và những trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân

kinh doanh khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật (Điều 22) có thể hiểu “Trách

nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc thu hồi đối với hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng do mình sản xuất, cung ứng”

Trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, cơ sở phát sinh trách nhiệm là việc hàng hóa có khuyết tật, không đảm bảo an toàn cho nhiều người tiêu dùng Khuyết tật của hàng hoá phát sinh có

thể do lỗi của nhà sản xuất trong quá trình sản xuất hoặc phát sinh nằm ngoài mongmuốn của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc do tính chất lí hoá của các yếu tố cấu

\4

Trang 12

thành hàng hoá cũng như do quá trình báo quản vận chuyển Tuy nhiên, mặc dùnguyên nhân của việc phát sinh khuyết tật là từ đầu thì trách nhiệm thu hồi vẫnthuộc về tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng

và cho cộng đồng

Thứ hai, trách nhiệm thu hồi hàng hóa chỉ áp dụng đối với hàng hoá hữu hình Cũng giống như trách nhiệm bảo hành, việc thu hồi hàng hóa không thể thực

hiện được đối với hàng hoá vô hình hoặc dịch vụ

Thứ ba, trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật không cần cứ vào hậu quả mà hàng hoá đỏ gây ra cho người tiêu dùng Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có

khuyết tật không phải chỉ đặt ra khi hàng hoá đó đã gây thiệt hại về tài sản, sứckhỏe, tính mạng của người tiêu dùng mà đặt ra ngay khi phát hiện khuyết tật có khảnăng gây ra những thiệt hại đó

Thứ tư, trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của nhà sản xuất mà còn có thể là trách nhiệm của nhà nhập khẩu Tổ chức kinh

doanh nhập khẩu hàng hóa cũng có trách nhiệm thu hồi trong trường hợp hàng hóanhập khẩu phát sinh khuyết tật

II Phân tích vụ việc thực tiễn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật

1 Giới thiệu vụ việc

Nhóm 2 lựa chọn vụ việc thực tiễn xảy ra giữa:

- Thương nhân: Công ty Honda Việt Nam

Trang 13

- Người tiêu dùng: Những người mua, sử dụng xe Honda SH125i và SH150i củacông ty Honda Việt Nam cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình,

tổ chức

Nội dung vụ việc cụ thể được tóm tắt lại như sau: Tháng 9/2015, Công ty HondaViệt Nam tung ra thị trường sản phẩm mới Honda JF422 SH125i và KF143SH150i Chỉ sau 02 tháng, người tiêu dùng phát hiện bộ điều khiển thông minhcảnh báo chống trộm của ổ khóa xe SH tự động tắt trong thời gian ngắn hơn rấtnhiều so với khoảng thời gian mà nhà sản xuất công bố với người tiêu dùng

Cụ thể xe SH125i và SH150i được Honda thiết kế tính năng hệ thống khóa thôngminh chống trộm Sau khi kích hoạt, trong vòng 10 ngày nếu có tác động thì xe sẽ

tự phát âm thanh Tuy nhiên, do phần mềm hệ thống khóa của các xe bị lỗi nên hệthống chống trộm chỉ có tác dụng trong vòng 10 phút Điều này không chỉ ảnhhưởng đến việc sử dụng mà còn đe dọa đến sự an toàn về sức khỏe, tính mạng, tàisản của người tiêu dùng, đặc biệt là sự an toàn về tài sản

Tuy nhiên Honda Việt Nam đã tiến hành thu hồi “âm thầm” bằng cách tạo chiếndịch dịch vụ mời khách hàng mang xe đến HEAD để thay thế phụ tùng cho xe củakhách hàng Honda Việt Nam cho rằng vấn đề này không gây ra bất k礃nào tới an toàn của xe và người điều khiển, cũng như không vi phạm các quy định,quy chuẩn kỹ thuâ ̣t quốc gia Vì để đảm bảo tính năng hoạt động tốt nhất cho xe,Honda Việt Nam quyết định thay thế miễn phí cho khách hàng Theo Honda ViệtNam, đây là chi tiết thêm vào sản phẩm nhằm làm hài lòng người sử dụng, chứkhông phải mang yếu tố là kỹ thuật bắt buộc phải có trong một chiếc xe và chắc

\6

Trang 14

chắn không có ảnh hưởng gì đến an toàn cho người sử dụng Do đó, công ty khôngcông bố lệnh triệu hồi với mẫu xe này.

Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm không chấp nhận cách lý giải và cách giải quyết số xe

bị lỗi trên của Honda Việt Nam, và nhấn mạnh rằng Honda Việt Nam phải triệu hồi

xe bị lỗi chứ không phải cái gọi là "chiến dịch dịch vụ" Theo đó, lỗi xảy ra liênquan đến hệ thống báo động chống trộm của xe và có thể gây nguy hiểm đến tài sảncủa người sử dụng xe (mất tài sản) trong một số điều kiện sử dụng nhất định và viphạm quy định của Bộ Giao thông Vận tải về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật

và bảo vệ môi trường trong trong sản xuất lắp ráp mô tô, xe gắn máy Cơ quan nàyyêu cầu nhà sản xuất phải triệu hồi kiểu loại xe HONDA JF422 SH125i, KF143SH150i để khắc phục lỗi xảy ra liên quan đến hệ thống báo động chống trộm thay

vì áp dụng phương pháp "nội bộ" như nói trên

Với sự yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền là Bộ Công thương và Bộ Giaothông vận tải, Công ty Honda Việt Nam đã phải tiến hành chiến dịch triệu hồi trên12.000 sản phẩm để khắc phục lỗi liên quan đến tính năng chống trộm của hệ thốngchìa khóa thông minh Tuy nhiên vì trước đó, trong chiến dịch dịch vụ dành riêngcho SH, Honda Việt Nam đã hoàn thành thay thế phụ tùng bị lỗi cho 6.350 xe, nhưvậy Honda chỉ còn phân nửa sẽ cần triệu hồi

2 Phân tích vụ việc

2.1.Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của công ty Honda Việt Nam.

Để phân tích, giải quyết trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của Honda Việt Nam, trước tiên cần làm rõ những vấn đề sau:

Trang 15

- Có hay không sự tồn tại của hàng hóa có khuyết tật đối với 2 dòng xe SH thuộc các chủng loại Honda JF442 SH125i và KF143 SH150i

- Tại sao trách nhiệm thu hồi hàng hóa được đặt ra đối với Honda Việt Nam? Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 3, Luật BVQLNTD 2010 quy định: Hàng hóa khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:

- Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;

- Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển hàng hóa logistic, lưu giữ;

-Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không

có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng

Vào đầu tháng 9/2015 khi hai dòng xe tay ga cao cấp của Honda, bao gồm SH125i

và SH150i được ra mắt tại Việt Nam, Honda đã tự tin khi cho rằng hai dòng sản phẩm này có thiết kế đầy ấn tượng, nhiều tính năng vượt trội và đặc biệt là có tính bảo mật cao

Một trong những điểm nổi bật của dòng xe SH mới mà Honda chú trọng quảng bá

đó chính là tính năng Honda Smart Key Tính năng khóa thông minh này sẽ hoạt động thay thế những phương pháp khóa xe thông thường và được coi là một nỗi khiếp sợ dành cho những tên tội phạm trộm cắp Nếu được kích hoạt và xe bị tác động, hệ thống Smart Key sẽ tự động phát ra tiếng động nhằm báo cho chủ xe trongsuốt 10 ngày

\8

Trang 16

Tuy nhiên không lâu sau đó, nhiều người dùng đã phàn nàn rằng hệ thống khóa thông minh không hoạt động theo đúng cam kết của nhà sản xuất Thay vì hoạt động trong suốt 10 ngày, Smart Key chỉ phát ra âm thanh trong vòng 10 phút Sau khi tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng, Honda đã nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi là do lỗi phần mềm cài đặt trên bộ điều khiển thông minh (SCU) không đúng theo thiết kế hệ thống báo động chống trộm trên xe, không duy trì khả năng cảnh báo trong vòng 10 ngày mà chỉ duy trì khả năng cảnh báo trong khoảng

10 phút kể từ khi kích hoạt hệ thống cảnh báo Việc hệ thống chống trộm tự hủy (lệnh) trong vòng 10 phút kích hoạt là hoạt động không đúng chức năng thiết kế và công bố của Honda Việt Nam, vì vậy lỗi này gây nguy cơ mất xe cho chủ phương tiện, có khả năng gây hại đến tài sản của họ Trong vụ việc này, có thể khẳng định hai dòng xe Honda JF442 SH125i và KF143 SH150i là hàng hóa khuyết tật do đây

là hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật Ban đầu, hãng khẳng định bộ phận khóa thông minh là một tính năng thêm và là do lỗi phần mềm từ nhà cung cấp linh phụ kiện, chứ không phải lỗi của Honda Tuy nhiên cơ

sở phát sinh trách nhiệm thu hồi là việc hàng hoá có khuyết tật, không đảm bảo an toàn cho nhiều người tiêu dùng Khuyết tật của hàng hoá phát sinh có thể do lỗi củanhà sản xuất trong quá trình sản xuất do không tuân thủ quy trình sản xuất hoặc thực hiện các thao tác sai hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh, vi phạm quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật Cũng có nhiều trường hợp, khuyết tật của hàng hoá phát sinh nằm ngoài mong muốn của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc do tính chất

lí hoá của các yếu tố cấu thành hàng hoá cũng như do quá trình bảo quản vận

chuyển Tuy nhiên, mặc dù nguyên nhân của việc phát sinh khuyết tật là từ đâu thì

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w