1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập biển

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Biển
Tác giả Trịnh Hoàng Vũ
Người hướng dẫn Nguyễn Duy Trinh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
Chuyên ngành Khoa Máy Tàu Thủy
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CÁC KÍCH THƯỚC CHÍNH VÀ SỨC CHỨA CỦA TÀU, CÁC (10)
    • 1.1. Giới thiệu kích thước chính và sức chứa của tàu (10)
    • 1.2. Bố trí chung của tàu (11)
    • 1.3. Các Quy định của công ước SOLAS 74/78 và các sửa đổi bổ sung liên (14)
    • 1.4. Hệ thống quản lý an toàn và các chính sách của công ty (18)
    • 1.5. Bảng phân công nhiệm vụ các trường hợp khẩn cấp trên tàu (25)
  • CHƯƠNG 2 CÁC TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH TRÊN TÀU (26)
    • 2.1. Phao tròn (0)
      • 2.1.1 Phao tròn có dây ném (35)
      • 2.1.2 Phao tròn có đèn tự sáng và tín hiệu khói (36)
      • 2.1.3 Phao tròn có đèn tự sáng (37)
    • 2.2 Phao áo cứu sinh (37)
    • 2.3 Bộ quần áo chống mất nhiệt (38)
    • 2.4 Xuồng cấp cứu (39)
    • 2.5 Xuồng cứu sinh (39)
    • 2.6 Bè cứu sinh (40)
    • 2.7 Súng bắn dây và đầu phóng dây (40)
    • 2.8 Thiết bị báo nạn (40)
    • 2.9 Thực hành nâng hạ xuồng cứu sinh (42)
  • CHƯƠNG 3 CÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHỮA CHÁY TRÊN TÀU (43)
    • 3.1. Các nguy cơ gây cháy trên tàu (43)
      • 3.1.1. Các mối nguy hiểm trong buồng máy (43)
      • 3.1.2. Các mối nguy hiểm ở nhà bếp (43)
      • 3.1.3. Các mối nguy hiểm ở khu vực buồng ở (43)
      • 3.1.4. Các mối nguy hiểm trong hầm hang (43)
      • 3.1.5. Các mối nguy hiểm do hút thuốc (44)
    • 3.2 Phân loại đám cháy (44)
    • 3.3 Hệ thống báo cháy (45)
      • 3.3.1 Máy tự động báo cháy cảm ứng nhiệt độ (46)
      • 3.3.2 Máy tự động báo cháy cảm ứng ánh sáng (47)
      • 3.3.3 Máy tự động báo cháy cảm ứng khói (47)
    • 3.4 Phòng cháy trên tàu (49)
    • 3.5 Đầu nối bờ theo tiêu chuẩn quốc tế (50)
    • 3.6 Hệ thống chữa cháy cố định (51)
      • 3.6.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước biển (51)
      • 3.6.2 Hệ thống chữa cháy bằng hơi nước (52)
      • 3.6.3 Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2 (52)
      • 3.6.4 Hệ thống chữa cháy bằng bọt hóa học (53)
    • 3.7 Các bình chữa cháy xách tay và di động (53)
      • 3.7.1 Bình bọt hóa học (54)
      • 3.7.2 Bình bọt chữa cháy hòa trộn không khí (56)
      • 3.7.3 Bình chữa cháy bằng khí CO2 (57)
      • 3.7.4 Bình bột hóa học (58)
      • 3.7.5 Bình CCl 4 (59)
    • 3.8 Các thiết bị an toàn cho người chữa cháy (59)
    • 3.10 Tổ chức phân công chữa cháy trên tàu (64)
  • CHƯƠNG 4 TRANG THIẾT BỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BUỒNG MÁY (66)
    • 4.1 Máy xử lý chất thải (66)
    • 4.2 Lò đốt rác (66)
    • 4.3 Máy xử lý nước la-canh (69)
    • 4.4 Thiết bị xử lý nước ballast (70)
      • 4.4.1 Sơ đồ cấu tạo (70)
      • 4.4.2 Nguyên lý làm việc (72)
      • 4.4.3. Quy trình vận hành thiết bị xử lý nước ballast (72)
    • 4.5 Các trang thiết bị buồng máy (73)
      • 4.5.1 Máy chính (73)
      • 4.5.2 Nồi hơi (74)
      • 4.5.3 Máy điều khiển bánh lái (75)
  • KẾT LUẬN (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)

Nội dung

CÁC KÍCH THƯỚC CHÍNH VÀ SỨC CHỨA CỦA TÀU, CÁCQUY ĐỊNH CỦA SOLAS VỚI TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH, PHÒNG CHỮACHÁY...31.1.. CÁC KÍCH THƯỚC CHÍNH VÀ SỨC CHỨACỦA TÀU, CÁC QUY ĐỊNH CỦA SOLAS VỚI T

CÁC KÍCH THƯỚC CHÍNH VÀ SỨC CHỨA CỦA TÀU, CÁC

Giới thiệu kích thước chính và sức chứa của tàu

MD SKY (IMO: 9573309) là Tàu chở hàng rời được đóng vào năm 2010 ( 13 năm trước ) và đang hoạt động dưới cờ của Việt Nam.

Hình 1 Hồ sơ chung của tàu

Khả năng chuyên chở của nó là 12843 tấn DWT và mớn nước hiện tại được báo cáo là 4,5 mét Chiều dài tổng thể (LOA) của tàu là 135,27 mét và chiều rộng của tàu là 20,24 mét.

Bố trí chung của tàu

+ Phía sau lái chủ yếu là các phòng sinh hoạt và giải trí của thuyền viên và các thiết bị tời neo.

+ Phía trước gồm có 4 cẩu dung để làm hang và 4 hầm hang, có 2 đầu cầu

Buồng máy được đặt ở phía đuôi tàu, gồm có 3 tầng Mỗi tầng được bố trí các thiết bị phục vụ khác nhau Buồng máy có 1 lối thoát hiểm khẩn cấp và 2 lối vào Phía sau buồng máy là buồng máy lái và các thiết bị

Các thiết bị chính trong buồng máy và trên boong: máy chính, máy đèn, máy lọc dầu FO, nồi hơi (boiler), thiết bị phân ly dầu nước (oily water separator),,

Hình 3 Bố trí chung của tàu

Sơ đồ bố trí chung của tàu có boong thông thoáng với máy móc ở phía sau Các hầm lớn có nắp thép được thiết kế để tạo điều kiện cho việc bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng Vì tàu chở hàng rời thực hiện nhiều hành trình trong điều kiện dằn nên công suất dằn lớn được cung cấp để chân vịt có thể chìm vừa đủ.

Có phần hầm hàng trung tâm chỉ được sử dụng để chở hàng Các két có vách ngăn bao quanh nó được sử dụng cho mục đích dằn trong các chuyến hành trình dằn hoặc trong trường hợp két yên, để nâng cao trọng tâm của tàu khi chở hàng có mật độ thấp Một số bể đáy đôi có thể được sử dụng để chứa dầu đốt và nước ngọt.

Hình 4 Hình dáng của tàu

Các Quy định của công ước SOLAS 74/78 và các sửa đổi bổ sung liên

- Các trang thiết bị cứu sinh trên tàu phải thỏa mãn các điều kiện trong chương III của SOLAS 74 và bộ luật quốc tế về các trang thiết bị cứu sinh

- Các quy định đối với trang thiết bị cứu sinh như sau:

+ Thiết bị cứu sinh cá nhân ( Phao tròn, phao cứu sinh,) phải tuân theo Điều 7, 32 - Chương III - SOLAS 74 và chương II của bộ luật LSA

+ Các tín hiệu nhìn thấy được( pháo dù, đuốc cầm tay,) được quy định tại chương III bộ luật LSA

+ Thiết bị vô tuyến điện cứu sinh ( VHF hai chiều, SART,) được quy định tại Phần

B, quy định 6, chương III, SOLAS 74

+ Bố trí vị trí tập trung được quy định tại Quy định 11, Chương III, SOLAS 74

+ Xuồng cứu sinh được quy định tại Phần III quy định 31, chương III, SOLAS 74 và Chương IV của bộ luật LSA

+ Xuồng cấp cứu được quy định tại Phần III , quy định 31, chương III, SOLAS 74 và Chương V của bộ luật LSA

+ Hệ thống chữa cháy bằng nước cố định

 Các yêu cầu của Solas trong chương II-2

- Quy định 10 về chữa cháy:

+ Các tàu phải trang bị bơm cứu hỏa, đường ống chữa cháy chính, các họng và rồng chữa cháy

+ Đường ống chữa cháy không được làm từ vật liệu dễ hư hỏng khi cháy. Các đường ống và họng chữa cháy phải bố trí sao cho lắp đặt vào dễ dàng. Các ống và họng chữa cháy bố trí chống đóng bang

+ Đường ống của đường ống chữa cháy đủ để cung cấp nước với lưu lượng

+ Bơm chữa cháy đôi với tàu hàng:

Có dung tích > 1000 GT trở lên ít nhất 2 cái

Có dung tích < 1000 GT trở xuống ít nhất 2 được dẫn động bằng cơ giới, một trong số đó dẫn độc lập

+ Trên các tàu hàng phải trang bị hệ thống tự động phun nước, phát hiện và báo động cháy

+ Số lượng và các họng chữa cháy :

Số lượng và vị trí các họng chữa cháy sao cho có ít nhất 2 tia nước xuất phát từ các họng khác nhau( một trong số đó có thể xuất phát từ một vòi rồng đơn) Áp suất tại các họng chữa cháy :

+ Các rồng chữa cháy không làm từ vật liệu dễ mục

+ Mỗi vòi rồng phải trang bị một đầu phun có khớp nối cần thiết

Quy định về rồng chữa cháy

20m trong các không gian khác và boong hở

25m trên boong hở các tàu có bề rộng > 30m

+ Tàu hàng có dung tích trên 1000GT phải trang bị 1 vòi rồng dài 30m cộng thêm một hộp dự trữ trong trường hợp tổng số vòi rồng ít hơn 5

+ Kích thước đầu phun : 12mm, 16mm, 19mm

Cách vận hành : khi kích hoạt bơm cứu hỏa đặt dưới buồng máy cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống chữa cháy bằng nước khắp tàu Hệ thống bao gồm : Bơm cứu hỏa, đường ống dẫn nước, rồng cứu hỏa kết hợp với sung, họng cứu hỏa.

Bơm cứu hỏa : 2 cái tốc độ bơm 250/100 m3

Số lượng : 3 cái ( 2 bơm cứu hỏa và 1 bơm cứu hỏa sự cố )

+ Hệ thống chữa cháy bằng CO2

 Các yêu cầu của solas trong chương II-2

- Quy định 10 về chữa cháy

+ Trang bị kín đối với hệ thống chữa cháy cố định bằng khí ( đóng tất cả các lỗ không cho khí lọt vào hoặc khí chữa cháy thoát ra ngoài )

+ Các không gian chứa hàng trên tàu có tổng dung tích 2000 trở lên phải có hệ thống chữa cháy cố định bằng CO2.

+ Bình CO2 xách tay ( Portable fire extinguisher )

 Các yêu cầu của solas trong chương II-2

- Quy định 10 về chữa cháy(3.2 bố trí các bình chữa cháy xách tay )

+ Các bình CO2 xách tay không được đặt trong buồng ở

+ Các bình chữa cháy được bố trí ở vị trí sẵn sàng sử dụng và dễ dàng nhìn thấy

+ Các bình chữa cháy xách tay dùng cho một không gian nào đó phải bố trí gần lối đi ra vào buồng.

+ Bình bọt xách tay ( Portable fire extinguisher foam )

 Các yêu cầu của solas trong chương II-2

- Quy định 10 về chữa cháy ( 3.2 bố trí các bình chữa cháy xách tay )

+ Các bình chữa cháy được bố trí ở vị trí sẵn sàng sử dụng và dễ dàng nhìn thấy

+ Các bình chữa cháy xách tay dùng cho một không gian nào đó phải bố trí gần lối đi ra vào buồng.

+ Bình bột xách tay ( Portable fire extinguisher dry power )

 Các yêu cầu của solas trong chương II-2

- Quy định 10 về chữa cháy (3.2 bố trí các bình chữa cháy xách tay )

+ Các bình chữa cháy được bố trí ở vị trí sẵn sàng sử dụng và dễ dàng nhìn thấy

+ Các bình chữa cháy xách tay dùng cho một không gian nào đó phải bố trí gần lối đi ra vào buồng.

+ Bộ quần áo và dụng cụ cho cứu hỏa (Fire locker)

 Yêu cầu của Solas về trag thiết bị cho cứu hỏa:

- Quy định 10-10 trang bị cho người chữa cháy:

+ Trên tàu ít nhất phải có 2 bộ

+ Trang bị 2 bình nạp dự trữ cho mỗi thiết bị thở

+ Thiết bị dùng tối thiểu trong vòng 30 phút

+ Thiết bị phải được cất giữ nơi dẽ dàng tiếp cận và luôn ở vị trí sẵn sàng Số lượng: 2 bộ(deck) bao gồm:mũ, quần áo bảo vệ, găng tay, rìa, giày, pin, dây bình BD).

+ Bích nối bờ quốc tế ( Internatioal shore connection):

 Yêu cầu của Solas chương II-2

- Quy định 10 về chữa cháy

- Tàu trên 500 GT phải trang bị ít nhất 1 bích nối bờ quốc tế

- Phải có phương tiện để sử dụng được bích nối ở 2 bên mạn tàu

Công dụng: nhận nước từ tàu khác để chữa cháy.

Hệ thống quản lý an toàn và các chính sách của công ty

*Hệ thống quản lý an toàn

Tổ chức HTQLATLĐ được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức dưới đây:

Hình 5 Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn

*Các chính sách của công ty Để đảm bảo sức khỏe thuyền viên, an toàn trên toàn tàu trong khi lao động cũng như nghỉ ngơi công ty đã có những chính sách: Chính sách kiểm soát việc hút thuốc lá, chính sách lao động, chính sách an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường, chính sách kiểm tra rượu bia và ma túy

CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VIỆC HÚT THUỐC LÁ

Công ty Cổ phần vận tải biến Minh Dương nhận thức một cách nghiêm túc rằng việc hút thuốc lá trên tàu có thể gây phương hại nghiêm trọng cho con người cũng như hàng hóa, tài sản của công ty Do vậy, chính sách của công ty về việc hút thuốc lá trên tàu được quy định như sau:

1 Nghiêm cấm việc hút thuốc lá trên tàu khi tàu ở trong cùng và khi tàu làm hàng ngoại trừ trong các khu vực trên tàu được Thuyền trưởng quy định cho phép hút thuốc Tuy nhiên, tùy theo quy định cụ thể của Chính quyền cảng hoặc của kho hàng, việc hút thuốc là có thể bị cấm hoàn toàn.

2 Khi tàu ở trên biển, việc hút thuốc chỉ được phép ở trong các khu vực do Thuyền trưởng quy định

3 Nghiêm cấm việc hút thuốc ở những khu vực nằm ngoài khu vực cho phép hút thuốc

4 Nghiêm cấm hoàn toàn việc hút thuốc khi đang nằm trên giường

5 Khi hút thuốc, các cửa ngăn lừa của các khu vực được phép hút thuốc phải được đóng kín hoàn toàn Tán thuốc và tập thuốc phải được dập tắt hoàn toàn trong các gạt tàn thuốc an toàn.

6 Hạn chế việc hút thuốc trên tàu đến mức có thể Ngăn chặn ngay lập tức và báo cáo với sự quan cấp trên, thuyền trưởng hoặc công ty khi phát hiện bất kỳ vi phạm đối với quy định về hút thuốc

7 Có ý thức kiểm soát, giám sát và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm các quy định trên đối với tất cả mọi người trên tàu, kể cả thuyền viên, khách thăm tàu, công nhân và thợ sửa chữa.

8 Thuyền trưởng quy định rõ rằng các khu vực được phép hút thuốc và có các biển báo về nơi được hút thuốc và nơi cấm hút thuốc

9 Bất kỳ thuyền viên hay nhân viên của công ty vi phạm các quy định về hút thuốc lá sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc và có thể bị buộc thôi việc.

Hình 6 Chính sách kiểm soát việc hút thuốc lá

CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIÊN MINH DƯƠNG thiết lập, thực hiện, duy trì và hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn áp dụng cho văn phòng và đội tàu của Công ty nhằm đảm bảo:

1 Lập các tác nghiệp an toàn trong khai thác tàu và tạo môi trường làm việc an toàn;

2 Đánh giá mọi rủi ro đã được xác định đối với tàu, con người và môi trường và thiết lập các biện pháp bảo vệ thích hợp

3 Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý cho các sỹ quan thuyền viên và các cán bộ nhân viên của Công ty, kể cả việc sẵn sàng ứng phó với các tỉnh huống khẩn cấp đối với an toàn và bảo vệ môi trường

4 Liên tục hoàn thiện các kỹ năng an toàn, sức khỏe của nhân viên trên bờ CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIÊN MINH DƯƠNG thực thi và liên tục cải tiến Hệ thống quản lý an toàn, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của bộ luật Quản lý An toàn, còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Công ước Lao động bằng hải và các yêu cầu quốc gia, quốc tế liên quan

Công ty để ra Chính sách về Lao động hàng hải như sau:

1 Thuyền viên trên các tàu của Công ty được đối xử công bằng, không bị cưỡng bức hoặc bắt buộc

2 Thuyền viên làm việc trên các tàu của Công ty được hưởng mọi quyền lợi, chế độ theo các quy định của quốc gia và quốc tế liên quan; hàng năm, thuyền viên được bố trí nghỉ phép có hưởng lương cơ bản.

3 Công ty thiết lập chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đảm bảo thuyền viên có được môi trường làm việc an toàn và tiền nghỉ trên tàu, được chăm sóc y tế cả trên bờ và trên tàu, được tiếp cận các dịch vụ tiện ích trên bởi

4 Thuyền viên có cơ hội được học tập để nâng cao trình độ và thăng tiếng và

5 Công ty cam kết trả lương đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng lao động và thoả ước tập thể đãi ký kết; giải quyết hoặc chuyển cấp giải quyết triệt để những khiếu nại hợp pháp và chính đăng của thuyền viên

Hình 7 Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường

CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT RƯỢU BIA & MA TÚY

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN MINH DƯƠNG nhận thức một cách đầy đủ và nghiêm túc rằng việc lạm dụng rượu bia và ma túy sẽ làm giảm năng lực thực hiện công việc của người lao động và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về vấn đề an toàn, năng xuất và hiệu quả của các cán bộ nhân viên, thuyền viên khác cũng như cho Công ty Vì vậy, Công ty tuyên bố các quy định như sau:

1 Đội tàu của Công ty là đội tàu “KHÔNG RƯỢU, BIA, MA TÚY”

2 Nghiêm cấm việc uống rượu bia và bất kì loại nước có cồn nào trên các tàu của Công ty Bất cứ sự vi phạm nào trong quy định này là cơ sở để xem xét buộc người vi phạm phải thôi việc

Bảng phân công nhiệm vụ các trường hợp khẩn cấp trên tàu

-Bảng phân công nhiệm vụ thuyền viên ( Muster List ) phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thuyền viên trên tàu phù hợp với chức danh Trên tàu MD SKY, nó được dán ở hành lang cabin trên boong đảm bảo cho thuyền viên tiếp cận

- Các tình huống khẩn cấp bao gồm: người rơi xuống nước, cứu thủng, ứng cứu tràn dầu, ứng phó sự cố máy lái hoặc máy chính, báo động cháy, bỏ tàu

- Mỗi thủy thủ/thuyền viên phải tham gia huấn luyện rời bỏ tàu và chống cháy mỗi tháng( ít nhất 1 tháng / 1 lần )

- Việc diễn tập phải được thực hiện trong 24h kể từ khi tàu rời cảng nếu hơn 25% số thuyền viên chưa được huấn luyện rời bỏ tàu và chống cháy lần nào vào tháng trước

- Khi con tàu hạ thủy lần đầu và thuyền bộ mới được phân công lên tàu, những buổi huấn luyện này phải được tổ chức trước khi tàu chạy

- Những thuyền viên có nhiệm vụ trong tình huống đi vào không gian kín và cứu nạn phải được thực tập những tình huống này trên tàu ít nhất 1 lần/ 2 tháng

Hình 9 Muster List tàu MD SKY

CÁC TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH TRÊN TÀU

Phao áo cứu sinh

- Tên thiết bị: Phao áo

Lưu ý: Các phao áo đều có đèn kèm theo.

Bộ quần áo chống mất nhiệt

- Tên thiết bị: Bộ quần áo chống mất nhiệt

Xuồng cấp cứu

-Tên thiết bị : Xuồng cấp cứu

Xuồng cứu sinh

-Tên thiết bị : Xuồng cứu sinh

Bè cứu sinh

-Tên thiết bị : Bè cứu sinh

- Số lượng : 2 sau lái 1 cái trên mũi

Súng bắn dây và đầu phóng dây

-Tên thiết bị : Súng bắn dây và đầu phóng dây

Thiết bị báo nạn

-Thiết bị phát đáp radar

-Phao định vị vị trí sự cố EPIRB

Hình 15 Phao đinh vị vị trí sự cố EPIRB

CÁC HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHỮA CHÁY TRÊN TÀU

Các nguy cơ gây cháy trên tàu

3.1.1 Các mối nguy hiểm trong buồng máy

- Sự có mặt các chất lỏng dễ cháy như dầu, nhớt…

- Bề mặt nóng: ống pô, nắp qui-lát…

- Sự rò rỉ dầu trên những vật cách nhiệt.

- Những công việc hàn, cắt.

- Tự phát cháy: dầu nhỏ lên bề mặt nóng…

- Các kim loại va đập với nhau.

3.1.2 Các mối nguy hiểm ở nhà bếp

- Sự có mặt của các chất lỏng dễ cháy ( mỡ, dầu ăn…)

- Bề mặt nóng: bếp điện, ống hút khói

- Đầu ổ cắm điện, dây điện…

3.1.3 Các mối nguy hiểm ở khu vực buồng ở

- Sự có mặt của các vật liệu rắn dễ cháy: giấy, quần áo, gỗ nệm, giường, tủ.

- Hút thuốc lá, diêm, quẹt.

- Tự bốc cháy trong kho tàng

3.1.4 Các mối nguy hiểm trong hầm hang

- Hàng hóa sinh nhiệT và tự bốc cháy.

- Các loại hang oxid hóa và các loại peoxid hữu cơ.

3.1.5 Các mối nguy hiểm do hút thuốc

- Thiếu cẩn trọng cảu người hút thuốc lá

- Nhiệt độ điếu thuốc lá khoảng 500 độ C

Phân loại đám cháy

Từ tính chất cháy của nhiều chất cháy khác nhau, chúng được phân thành nhiều loại cháy (hình 16);

1- Cháy loại "A" sinh ra từ chất rắn dễ cháy như gỗ, than cỏ, vải sợi và nói chung tương tự như than Những chất này có thể thành than hồng như có dưỡng khí từ bên trong Một vài chất cháy này được mô tả là "ngầm"

2- Cháy loại "B" sinh ra từ chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu hơi, dầu cặn và những dầu khác, hay chất rắn mà điểm bốc cháy cũng là điểm hóa lỏng như nhựa đường và paraphin Những chất này chỉ cháy trên mặt nơi có tiếp xúc với dưỡng khí trong không khí

3- Cháy loại "C" liên quan đến thiết bị điện cung cấp năng lượng chất dẫn điện hay dụng cụ

4- Cháy loại "D" là sự cháy ra hay phát xuất từ kim loại dễ cháy như magê, kali,bột aluminium, natri, cancium Phương cách để chữa cháy này cần được nghiên cứu kĩ lưỡng.

Hệ thống báo cháy

Việc chữa cháy chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi đám cháy mới bắt đầu xuất hiện Phát hiện ra đám cháy ở giai đoạn đầu để kịp thời có biện pháp dập tắt lửa ngăn chặn đám cháy lan rộng rất cần thiết Bởi vậy trên các tàu thủy người ta thường trang bị hệ thống tự động báo cháy.

Hình 17 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống tự động báo cháy bằng tín hiệu ánh sáng và âm thanh

1,2,3,K- Máy báo cháy đặt tại vị trí cần kiểm tra; C- Công tắc điện của rơ le; E- Nguồn điện; Đ- Đèn hiệu trên bàn điều khiển; C- Còi hiệu

Sơ đồ hệ thống báo cháy tự động biểu diễn trên hình 17, các máy tự động báo cháy được đặt trên cửa các buồng sinh hoạt công cộng, phòng ở của thuyền viên, hành lang, các khu vực buồng lái, buồng máy Ở trên tàu thường bố trí ba loại máy tự động báo cháy, máy tự động cảm ứng khói, máy tự động báo cháy cảm ứng ánh sáng Khi có sự thay đổi quá giới hạn quy định của môi trường nơi cần bảo vệ các máy tự động báo cháy sẽ hoạt động, tín hiệu báo động được truyền về trung tâm điều khiển và tín hiệu báo động cháy bằng âm thanh, ánh sáng sẽ được phát.

3.3.1 Máy tự động báo cháy cảm ứng nhiệt độ

Máy tự động báo cháy cảm ứng nhiệt độ làm việc khi nhiệt độ xung quanh lên cao quá giới hạn quy định nào đó Có nhiều loại máy cảm ứng nhiệt độ ATNM - 1. Cấu tạo của máy gồm một thanh lưỡng kim (1) hai điện cực (4) và nhiệt (5) đế cách điện (3) và hai vít giữa thanh lưỡng kim (2) Nhiệt độ xung quanh tăng lên làm thanh lưỡng kim giãn dài ra và uống cong về mặt kim loại giãn nở lơn, nối liền mạch điện Nhờ đó, máy thu tín hiệu nhận được ýin hiệu báo động, tín hiệu báo chữa cháy được phát.Hiệu chỉnh vít (4) người ta điều chỉnh được nhiệt độ báo động cần thiết cho từng khu vực, máy tự động báo cháy kiểu này có thể kiểm soát được diện tích 15-30m2

Hình 18 Máy báo cháy bằng nhiệt ATUM-1

1- Thanh lưỡng kim; 2- Chốt giữ; 3- Đế bằng sứ hay nhựa; 4- Ốc điều chỉnh nhiệt độ; 5- Đây dẫn

Máy sử dụng an toàn chính xác trong điều kiện độ ẩm không quá 85%.

3.3.2 Máy tự động báo cháy cảm ứng ánh sáng

Máy tự động báo cháy cảm ứng ánh sáng làm việc dựa trên nguyên tắc thay đổi thế điện động quang điện hay sự thay đổi môi trường Ion hóa khi có tác dụng của ánh sáng Hình 19 Vẽ sơ đồ nguyên lý của một máy tự động báo cháy cảm ứng ánh sáng Bình thường do tác dụng của ánh sáng và tế bào quang điện (1), giữa hai đầu của điện trở (3) có một thế điện động nhất định Khi có cháy cường độ sáng qua tế bào quang điện tăng lên, môi trường không khí trong tế bào quang điện bị ion hóa mạnh làm tăng thế điện động giữa hai đầu điện trở (3) Sự thay đổi thế điện động này được khuếch đại nhờ thiết bị khuếch đại (4) và thông qua dây dẫn đưa tín hiệu tới trung tâm điều khiển.

Hình 19 Sơ đồ nguyên tắc báo cháy tự động bằng ánh sáng

Tế bào quang điện; 2- Dây dẫn; 3- Điện trở; 4- Bộ phận khuyếch đại

Thiết bị này có độ nhạy cao, kiểm soát được diện rộng từ 50 - 100m2 Thường được dùng trong các hầm hàng kho tàng Không dùng cho buồng ở các buồng công cộng.

3.3.3 Máy tự động báo cháy cảm ứng khói

Máy tự động báo cháy bằng khói dựa trên nguyên tắc thay đổi quang điện trở hoặc làm thay đổi mật độ tia phóng xạ khi có khói của đám cháy đi qua, do đó làm thay đổi cường độ dòng điện kiểm tra đi qua mạch Máy thu tín hiệu cháy nhờ dòng điện kiểm tra thay đổi và truyền tín hiệu cháy tới trung tập điều khiển.

Hình 20 Sơ đồ nguyên tắc máy báo cháy bằng khói dựa trên nguyên tắc thay đổi cường độ ánh sáng

Khi chưa có cháy quang điện trở (3) có một điện trở xác định, khi có cháy điện trở giảm đi và do đó cường độ dòng điện tăng lên, qua thiết bị khuếch đại đưa tới rơ-le điện từ (5) rơ le hút mạnh đóng mạch tiếp điểm dây dẫn (6) và thiết bị thu tín hiệu làm việc.

Hình 20 Sơ đồ nguyên tắc máy báo cháy bằng khói dựa trên nguyên tắc thay đổi cường độ ánh sáng

1- Nguồn sáng; 2- Dòng ánh sáng; 3- Quang điện trở; 4- Bộ phận khuếch đại; 5-

Rơ le điện từ; 6- Dây dẫn

Hình 21 là sơ đồ hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt cho các chất lỏng Khi bể chứa chất lỏng (1) bị cháy, máy báo cháy (2) báo về máy thu tín hiệu (3) Máy thu tín hiệu cháy báo tín hiệu báo động về trung tâm điều khiển nếu không có tác động điều khiển, sau thời gian quy định điều khiển khởi động từ (6) làm việc và các van tự động (7) mở, máy bơm làm việc hút nước từ bể (8) phun qua máy trộn thuốc (9), chất tạo bọt từ két (5) được trộn với nước và đi ra đám cháy phun qua miệng phun

(4) hòa với không khí tạo thành bọt hòa không khí dập tắt đám cháy.

Hình 21 Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt cho chất lỏng

Phòng cháy trên tàu

Để phòng, chữa cháy trên tàu tốt, các tàu cần có một số yêu cầu sau đây:

- Tàu phải có đủ thiết bị báo cháy và chữa cháy có hiệu quả Phải định kỳ kiểm tra, sửa chữa và bổ sung kịp thời những hư hỏng Dụng cụ chữa cháy phải đặt đúng nơi qui định

- Tại những khu vực dễ xảy ra cháy nổ phải có nội quy, biển báo quy định công tác phòng cháy nổ.

- Trên tàu phải có phương án phòng chữa cháy nổ, thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức thường xuyên tập luyện công tác phòng chữa cháy nổ trên tàu

- Nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của thuyền viên phải để đúng nơi quy định của tàu, dầu cặn phải có thùng chứa, giẻ lau phải có thùng đựng riêng

- Nghiêm cấm thuyền viên, hành khách mang xăng dầu, vật liệu nổ xuống tàu. Trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quyết định

- Hút thuốc phải đúng nơi quy định, tàn thuốc, mẩu thuốc lá, que diêm phải dập tắt hẳn, bỏ vào nơi quy định.

- Cấm đốt đèn dầu, hương, nếu khi phòng không có người Ra khỏi nơi làm việc, nơi sinh hoạt phải tắt hết các nguồn phát sinh ra lửa cháy là lò sưởi, bếp điện, radio, catset

- Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng, dây dẫn điện đi qua hầm hàng, hầm chứa nhiên liệu, vật tư phải được bọc cách nhiệt, cách điện tốt;

- Tiến hành các công việc hàn hoặc công việc có thể gây cháy phải chấp hành tốt mọi nội quy phòng hỏa

- Kiểm tra để lúc nào nắp ống đo dầu cũng phải đóng

- Đảm bảo buồng máy sạch, dọn sạch giẻ lau dầu, dầu thừa

- Đảm bảo hàng hóa được xếp vào thông gió đúng nguyên tắc, hầm hàng được vệ sinh sạch sẽ, cấm hút thuốc trong khu vực hầm hàng, đảm bảo hàng hóa được chằng buộc cẩn thận, khi cần có thể sử dụng các bơm khí trơ áp suất cao vào trong hầm hàng

- Khi chở hàng dễ phát sinh hơi độc (hoặc hóa chất, lương thực, thực phẩm tươi sống, thảo mộc, lông vũ ) phải thực hiện tốt chế độ thông gió hầm hàng, phải có biện pháp kiểm tra nồng độ hơi độc, đảm bảo an toàn mới cho người xuống làm việc

- Tàu chở đông lạnh, tàu có đặt các trạm chữa cháy trung tâm, phải thường xuyên kiểm tra phòng ngừa khí độc rò rỉ gây nhiễm độc.

Đầu nối bờ theo tiêu chuẩn quốc tế

Bích nối bờ quốc tế (International Shore Connection)

Bích nối bờ quốc tế (ICS) là loại họng nối phổ biến được cung cấp cho tất cả các tàu theo yêu cầu của SOLAS Mục đích của ICS là để dự phòng cho việc nối với bờ hoặc các tàu khác trong trường hợp tàu hư hỏng toàn bộ bơm, hoặc bơm không đủ đáp ứng.

Phần lớn việc sử dụng bích nối bờ quốc tế là cho công việc chữa cháy, nó được giữ ở trên boong để sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào.

Theo SOLAS, tàu trên 500 GT phải trang bị ít nhất một bích nối bờ quốc tế, bích nối bờ quốc tế có kích cỡ tiêu chuẩn như nhau đối với tất cả quốc gia, tất cả các tàu.

Hệ thống chữa cháy cố định

Hiện nay nhiều hệ thống thực hiện chữa cháy trên tàu người có rất nhiều hệ thống khác nhau Nhưng tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu cụ thể của từng loại tàu mà người ta trang bị cho chúng những hệ thống sau:

- Hệ thống chữa cháy bằng nước biển

- Hệ thống chữa cháy bằng bọt hóa học

- Hệ thống chữa cháy bằng khí trơ

- Hệ thống chữa cháy bằng hơi nước.

3.6.1 Hệ thống chữa cháy bằng nước biển Đây là hệ thống sử dụng rộng rãi nhất trên các tàu biển có công suất từ 100 mã lực trở lên, ưu điểm của hệ thống là đơn giản dễ sử dụng, nước luôn có ở ngoài mạn tàu, dễ kiếm, kinh tế

Khả năng hấp thụ nhiệt và làm ngạt của nước lớn, chữa cháy hiệu quả, tuy nhiên không sử dụng được trong một số trường hợp sau:

- Không được sử dụng để chữa các đám cháy xăng dầu và sản phẩm dầu mỏ

- Không sử dụng để chữa cháy của những chất có khả năng tác dụng với nước tạo thành hóa chất cháy được, hoặc gây nổ (đất đèn, kim loại kiềm Na, Ka )

- Không dùng để chữa cháy các đám cháy điện, những nơi cháy mà có mạng điện chưa cắt bỏ

- Không sử dụng để dập tắt những đám cháy bằng chất lỏng

- Bơm nước: thương dùng là bơm ly tâm do động cơ điện lai

- Đường ống (kể cả ống rồng);

Bơm đặt trong buồng máy, ở vị trí thấp hơn mớn nước để không phải mồi bơm, ống hút nối với van thông biển hoặc hộp van thông biển của tàu;

Trên tàu thường có hai bơm cúu hỏa, trong đó có một bơm dự phòng, số lượng bơm cứu hỏa phụ thuộc vào kích thước, trọng tải và tính chất của tàu, được quy định bởi quy phạm của đăng kiểm, bơm dự phòng phải có khả năng đưa vào hoạt động được ngay nếu bơm thường trực bị hỏng, trường hợp không có bơm dự phòng có thể lấy bơm balat, bơm vệ sinh, la canh để thay thế, nhưng nhất thiết các bơm phải đủ cột áp, công suất ,không bơm nước lẫn với dầu.

Van chữa cháy ở trên tàu được bố trí sao cho một đám cháy bất kỳ ở khu vực nào cũng có thể sử dụng được 2 rồng chữa cháy để dập tắt., van chữa cháy được lắp ở trong buồng máy, hành lang, cabin, hầm hàng, mặt boong

Các bơm nước chữa cháy có thể được khởi động bằng tay hay tự động,

Nguyên lý dập tắt lửa của hệ thống này là làm lạnh bề mặy vật cháy bằng những hạt nước nhỏ được phun ra từ các đầu phun của hệ thống, hệ thống tự động động phun nước chữa cháy là hệ thống tự động làm việc khi nhiệt độ quy định thường tăng cao quá mức quy định, nhiệt độ quy định thường khỏang 60-70oC Đầu phun của hệ thống này thường có 3 loại: trục kim loại, bầu thủy tinh và loại khóa ngoài.

3.6.2 Hệ thống chữa cháy bằng hơi nước

Việc điều khiển hệ thống chữa cháy bằng hơi cần có hộp van điều khiển trung tâm, tại đây, hơi nước dẫn đến buồng bảo vệ bằng một ống dẫn riêng, hộp van điều khiển được lắp đặt van chặn (1) van an toàn (3) van giảm áp (4) và các van phân phối, van an toàn bảo vệ cho đường ống dẫn hơi không bị quá tải áp lực hơi, nếu áp lực từ mức quy định nó sẽ xả hơi ra ngoài không khí, van giảm áp nhằm mục đích giảm áp suất hơi cấp từ nồi hơi vào đến áp suất yếu cầu dẫn vào hộp van phân phối.

3.6.3 Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2 Đây là hệ thống sử dụng khí CO2 để đưa vào khu vực đám cháy làm giảm hoặc mất hẳn lượng oxy cần thiết cho đám cháy bị tiêu diệt, như vậy, nguyên lý dập tắt của hệ thống này là làm ngạt đám cháy

Hệ thống này được sử dụng rộng rãi để chữa cháy cho buồng máy, buồng Diezen, máy phát, kho phụ tùng, hầm chữa cháy chủ yếu cho tàu dầu Nó không phát huy khả năng để chữa cháy trong trường hợp nổ vỡ đường ống chuyển dầu trên mặt boong của tàu

Khí CO2 có thể dùng lẫn với các hợp chất Clorua Iôttua và Florua của cacbon hyđrô

Trong hệ thồng chữa cháy CO2 được dự trữ trong các bình có dung tích 40L.CO2 đã nạp vào bình sau khi đã làm sạch nước

Trạm CO2 thường được bố trí trên các boong thượng tầng, gần mũi tàu hay gần buồng của thủy thủ, được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn 40oC, ở nhiệt độ cao, CO2 sẽ bay hơi, bởi vậy cần có biện pháp đề phòng ngạt cho con người ở các trạm điều khiển của hệ thống Cần trang bị thêm đường ống an toàn đặc biệt có thiết bị báo động bằng âm thanh

Mỗi tổ hợp bình CO2 chỉ cho phép bố trí số bình không vượt quá 10 - 12 bình, đầu các bình có đường ống dẫn khí CO2 chung đến buồng bảo bệ, các van mở bình cũng được khống chế bằng một hệ thống đòn bẩy

3.6.4 Hệ thống chữa cháy bằng bọt hóa học

Hệ thống chữa cháy bằng bọt được sử dụng rỗng rãi trên tàu thủy, được dùng để dập tắt những đám cháy nhiên liệu, các đám cháy của sản phẩm dầu mỏ cũng như các đám cháy các chất lỏng khác, hệ thống chữa cháy bằng bọt hóa là hệ thống sử dụng bọt phủ lên bề mặt vật cháy, đồng thời ngăn không cho không khí tiếp xúc với chất cháy Mặt khác trong bọt chữa cháy có nước và CO2 càng làm tăng thêm tính năng chữa cháy của bọt chữa cháy

Các bình chữa cháy xách tay và di động

Các bình chữa cháy trên tàu có nhiều loại Chúng đựơc sơn đỏ và trên các bình có nhãn hiệu ghi chú loại bình và hướng dẫn sử dụng cụ thể Thường trên tàu thủy hiện nay có bình bọt hóa học, bình CO2, bình bột hóa học và có thể bình CCl4.

Cấu tạo tất cả các bình bọt hầu như giống nhau (hình 21) nó gồm 2 bình:

- Bình bên ngoài đựng dung dịch Natricacbonat, dung dịch của bình bên ngoài từ 8-10 lit Vỏ bình chịu áp lực 20 kG/cm3 Thường làm bằng kim loại chịu lực

- Bình bên trong: bằng thủy tinh hoặc chất pôlime đựng dung dịch alumin - sunfat hoặc sunfat-kênêlin Miệng bình có nắp, có thể có lò so giữ cho nắp chặt (hình vẽ 21)

Trên vỏ có vòi phun được bịt bằng màng giấy mỏng ngâm dầu hay chất dẻo. Khi bình không làm việc, bình được đặt thẳng đứng trên giá.

Hình 22 Bình bọt hóa học A-B a) Kiểu van ấn; b) Kiểu van nâng

1 Vòi phun; 1 Bình đựng dung dịch; 2 Van an toàn; 2 Tay gạt; 3 Núm ấn; 3. Chốt; 4 Tay cầm; 4 Thanh nối; 5 Ống đựng dung dịch ; 5 Vòi phun; 6 Vỏ; 6 Van;

Thao tác sử dụng: Khi có cháy, ta phải xách bình đến chỗ cháy :

- Nếu bình Nga (loại oII) hình 21b) Sau đó dốc ngược bình (dập chốt làm vỡ bình thủy tinh bên trong nếu có) cho hai dung dịch hóa chất trôn lẫn nhau sinh bọt và tạo áp suất Nếu bình có khóa trên đầu thì phải mở khóa

- Nếu bình của Nhật Bản hoặc Nauy thì ta ấn nút ở trên nắp, lật ngược bình cho hai dung dịch trộn lẫn nhau và sinh bọt (hình 21a)

Hướng vòi phun vào đám cháy Chú ý nếu dụng cụ đựng chất lỏng cháy có thành thì phun về phía trong thành đối diện với mặt người phun để bọt không bị áp suất của dòng phun đẩy chìm xuống dưới mặt chất lỏng

Hơi CO2 nhẹ hơn chiếm chỗ thể tích phía trên ép bọt phun ra ngoài Sau khi lật bình từ 0,5-1 giây bọt sẽ bắn ra thành tia bọt Tầm phun xa của bọt 7-8 m Thời gian phun 60-65 giây Bình bọt khi sử dụng phải phun hết, sau đó nạp lại để dùng lần sau Việc nạp lại sẽ được thực hiện ngay ở trên tàu

Mỗi bình chữa cháy hóa học trên chỉ chữa cháy trên một diện tích tối đa là 1m2 Cấm không được dùng bình bọt chữa cháy điện, đất đèn, kim lọai Nó chỉ phát huy khi dập tắt đám cháy nhiên liệu lỏng, có thể chữa cháy chất rắn được, nhưng hiệu quả không lớn

Bảo quản bình và kiểm tra

Bình bọt phải được bảo quản cẩn thận không thể bị rò rỉ hay bị va đập; mỗi tuần lau chùi một lần Qua một năm phải thử 10% tổng số bình; qua 2 năm thử 50%; 4 năm thử 100% Thử thủy lực vỏ bình áp lực bằng 25kG/cm2 chất tạo bọt thử

- Bình bọt sau khi sử dụng xong phải nạp lại chất tạo bọt mới ngay trên tàu.Rửa sạch vỏ bình và ống đựng

3.7.2 Bình bọt chữa cháy hòa trộn không khí

Bình bọt có dung tích 45 lít (có loại tới 140lit), có cấu tạo như (hình 22) Trong bình đựng 42,5 l chất tạo bọt để tạo thành một dung dịch có nồng độ 3,5 -6"%, trên thân có gắn 1 hay 2 bình không khí nén, đáy bình có bánh xe để di chuyển

Hình 23 Bọt chữa cháy loại to dung tích 45 lít

Khi sử dụng, chỉ cần mở núm xoay của bình khí nén, không khí với áp lực lớn sẽ nén lên bề mặt của dung dịch chất tạo bọt, dung dịch theo ống xi phông lên ống cao su, vào hòa trộn với không khí trong ống phun tạo thành bọt bay ra ngoài. Quá trình hòa trộn này còn tiếp tục khi bay trong không khí

Bình bọt này có khả năng tạo được 350 lít bọt, hoạt động trong 150 giây, tia bọt có thể phun xa được 30m

Bình bọt hòa không khí dùng để chữa cháy các chất lỏng dễ cháy và có thể chữa cháy các chất rắn nhưng hiệu quả chữa cháy không cao, diện tích cứu chữa tối đa là 0,5-1 m3 Khi có cháy chỉ cần mở van bình khí nén cho không khí trộn lẫn với dung dịch tạo thành bọt để chữa cháy

3.7.3 Bình chữa cháy bằng khí CO2 a Cấu tạo

Vỏ bình chữa cháy bằng khí CO2 làm bằng thép cứng dày, chịu được áp suất thử 250kG/cm2 và áp suất làm việc tối đa là 180 kG/cm2 Nếu quá áp suất này van an toàn sẽ tự động xả khí CO2 Bình chữa cháy bằng khí CO2 có ba bộ phận chính (như hình vẽ 23) gồm: thân bình, đầu bình và loa phun khí.

Hình 24 Bình chữa cháy CO2

- Trên đầu bình có van an toàn, đó là một miếng đồng mỏng Khi áp suất lớn hơn

180 kG/cm2 miếng đồng sẽ bị ép thủng, hơi CO2 thoát ra

- Trong bình có ống xi phông dẫn CO2 lỏng đi từ đáy bình đến van

- Loa phun khí làm bằng chất cách điện, để để phòng khi chữa cháy chạm loa vào thiết bị điện không bị điện giật,

Thao tác sử dụng: Khi có đám cháy phải xách bình chữa cháy CO2 đến chỗ cháy. Đặt bình thẳng đứng, một tay mở van xả ngược chiều kim đồng hồ Một tay cầm loa phun hướng vào gốc đám cháy cách tối thiểu 0,5m (có thể mở van hoặc ấn cò tùy theo bình khí) Do sức ép của hơi CO2 rất mạnh CO2 lỏng bị đẩy theo ống xi phông qua ống dẫn đến vòi phun Khí được phun vào đám cháy và làm ngạt đám cháy.

Khi muốn ngừng họat động xoay núm đóng van và có thể dùng cho lần sau hoặc tiếp tục nạp bổ sung

Bình chữa cháy bằng khí CO2 dùng để chữa cháy các thiết bị điện, những tài liệu quí, máy móc đắt tiền bị cháy Cấm không dùng bình CO2 để chữa cháy các kim loại, các chất nitơrat

Các bình CO2 phải đặt ở nơi râm mát, tránh để nơi có chất kiềm hoặc axit, chúng sẽ phá hủy van an toàn Kiểm tra trọng lượng bình 3tháng/lần bằng cách cân bình và so sánh với trọng lượng ghi trên vỏ bình Nếu trọng lượng giảm xuống dưới 60% thì phải tiến hành nạp bổ sung khí CO2 vào bình.

Cấu tạo gồm 3 phần chính: chai khí nén, vỏ bình và đầu phun

Chai khí nén: Được nén đầy khí CO2 có áp suất cao hóa lỏng có thể đặt: trong hoặc ngoài vỏ bình

Vỏ bình làm bằng thép trong có chứa bột hóa học NaHCO3, lượng bột tùy thuộc vào loại bình to nhỏ Đầu phun có cấu tạo đặc biệt nối với ống hút đặt trong vỏ bình giúp bột phun ra ngoài được trải đều nhờ áp lực của khí nén

- Khi có đám cháy mang bình tới gần Mở van dẫn khí nén vào bình (hoặc mở hãm,

Công dụng và bảo quản

Các thiết bị an toàn cho người chữa cháy

Trong khi chữa cháy nhiều khi phải đi qua đám cháy cứu tài sản hoặc tăng hiệu quả phương pháp chữa cháy thì người chữa cháy phải có quần áo, dây an toàn chống cháy và mặt nạ phòng hơi độc, phòng ngạt…

- Bộ đồ cứu hoả gồm 3 phần chính: Các trang thiết bị an toàn cá nhân Bộ đồ thở. Đai và dây an toàn.

Trang thiết bị an toàn cá nhân gồm:

+ Mũ cứng có rèm chặn bằng nhựa.

+ Bộ quần áo chống cháy được làm bằng vật liệu không bắt cháy, hoặc bằng vải bạt được ngâm những hoá chất đặc biệt hoặc bằng amiăng Quần áo chống cháy được chế tạo liền thân gồm có: áo, quần, găng tay, ủng, mũ

Trên tàu quy định có ít nhất 2 bộ quần áo chống cháy Quần áo này trọng lượng lớn, khi mặc khó cử động, cũng chỉ dùng trong 10 đến 15 phút.

Thiết bị thở: Thiết bị thở phải là thiết bị thở khí nén độc lập có thể tích không khí chứa trong bình ít nhất là 1.200l hoặc thiết bị thở độc lập khác có khả năng hoạt động trong ít nhất 30 phút Tất cả các bình khí cho thiết bị thở phải được hoán đổi cho nhau Thiết bị thở khí nén phải được trang bị báo động bằng âm thanh và hình ảnh hoặc thiết bị khác sẽ cảnh báo người dùng trước khi thể tích không khí trong bình giảm xuống không ít hơn 200l

- Mặt nạ: Được sử dụng để phòng chống lại khí độc, hơi nóng và các tác dụng khác có hại cho sức khoẻ Mặt nạ cũng là một dụng cụ để lọc bộ khí, đảm bảo lượng oxi khoảng 19,5% và khí độ hại không quá 2% Khi sử dụng thiết bị thở và mặt nạ, để an toàn phải thống nhất liên lạc giữa người sử dụng và người bên ngồi Lúc có tín hiệu nguy hiểm phải cầm dây an toàn kéo ra ngay.3.9 Thiết bị thở khẩn cấp EEBD

Thiết bị thở thoát hiểm khẩn cấp (EEBD) là thiết bị cứu sinh được sử dụng để thoát khỏi khu vực có điều kiện nguy hiểm như lửa, khói, khí độc, v.v Như tên đã đề cập, nó được sử dụng để thoát nhanh khỏi tình huống mà cá nhân có để nhanh chóng rời khỏi môi trường xung quanh ngay lập tức, tức là nó là một thiết bị khí nén khép kín để thoát khỏi môi trường bị ô nhiễm Khu vực sinh hoạt bắt buộc phải vận chuyển ít nhất hai EEBD trong khi việc vận chuyển phòng máy phụ thuộc vào cách bố trí cùng với số lượng nhân viên trong không gian, cả hai đều tuân thủ các sửa đổi của chương -3 của Bộ luật an toàn hệ thống chữa cháy (FSSC).

 Xi lanh : Đây là loại bình khí nén có dung tích khoảng 600 lít, thời gian thở ít nhất là 15 phút Xi lanh được sạc bằng máy nén khí thở và bộ chuyển đổi phù hợp sẽ được sử dụng để sạc hoặc có thể được cơ quan bên ngoài sạc tại cảng

 Mũ trùm đầu & tấm che mặt : Đây là bộ phận cung cấp oxy cho người mặc từ bình và che đầu, mặt khi sơ tán

 Cửa sổ trong suốt : Một cửa sổ trong suốt được cung cấp ở mặt trước và được tạo thành từ vật liệu chống cháy để nhìn rõ và thoát ra dễ dàng Còn được gọi là tấm che, tấm che này được sử dụng để đảm bảo khả năng hiển thị tối đa

 Chỉ báo áp suất : Chức năng này giúp biết áp suất còn lại và biết khi nào cần nạp lại không khí trong đó.

 EEBD phải tuân thủ quy tắc an toàn của hệ thống chữa cháy và EEBD dự phòng phải được giữ trên tàu cho mục đích huấn luyện trên tàu ngoài những người có mặt để sơ tán ở một không gian được chỉ định

 EEBD phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 Tất cả các tàu hàng phải mang theo ít nhất 2 EEBD trong khu vực lưu trú.

 Tất cả các tàu khách mang ít nhất hai EEBD ở các vùng thẳng đứng chính.

 Đối với các tàu chở trên 36 hành khách, cần bổ sung thêm hai EEBD ở mỗi vùng dọc chính.

 EEBD phải được đặt ở những khu vực dễ nhìn thấy trong buồng máy, chủ yếu là trong phòng điều khiển động cơ, xưởng và gần các lối thoát hiểm.

 Hướng dẫn ngắn gọn về vận hành và sử dụng được đưa ra bằng sơ đồ hoặc hình ảnh.

Bước 1 : Lấy EEBD ra khỏi vị trí cất giữ

Bước 2 : Lồng hai bàn tay vào lỗ làm kín cổ và kéo mũ chop xuống đầu Điều chỉnh mặt nạ và chỗ làm kín cổ để bảo kín khí

Bước 3 : Kiểm tra đảm bảo toàn bộ thiết bị làm việc tốt

Bước 4 : Chạy thoát khỏi khu vực nguy hiểm

Hình 25 Cách sử dụng EEBD

1 Kiểm tra kim chỉ báo nằm trong vùng màu xanh lá cây để đảm bảo không có rò rỉ xảy ra Việc này nên được thực hiện hàng tháng

2 Giữ vỏ thiết bị sạch sẽ Việc này cũng phải được thực hiện hàng tháng

3 Kiểm tra và ghi lại ngày hết hạn EEBD thường có giá trị trong khoảng 15 năm

4 Không mở EEBD ở khu vực được chỉ định Sử dụng phần đào tạo cho mục đích đào tạo

Tổ chức phân công chữa cháy trên tàu

Trên các tàu thuyền trưởng phải lập kế hoạch chữa cháy, danh sách tập trung người chữa cháy và thông báo ở nơi dễ thấy nhất trên tàu, tùy theo các mức độ của đám cháy mà có những phương án, kế hoạch khác nhau Trong kế hoạch chữa cháy, tập trung chữa cháy ở mỗi phương án phải nêu rõ nhiệm vụ và hành động của từng thuyền viên khi có cháy, kế hoạch tập trung chữa cháy trên tàu phải được lập sao cho khi có cháy, việc triển khai chữa cháy được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.

Trên mỗi tàu đều có một đội chữa cháy, đội trưởng có thể là bác sĩ (nếu trên tàu có bác sĩ), quản trị trưởng hoặc một thành viên có khả năng, trong trường hợp cần thiết thuyền trưởng có quyền chỉ định đội chữa cháy, đội trưởng đội chữa cháy có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ đội chữa cháy giám sát chặt chẽ khu vực đám cháy, phát những mệnh lệnh cần thiết và chỉ ra lối thoát khẩn cấp khi cần Đội trưởng có trách nhiệm kiểm tra các thành viên trong đội chữa cháy về mặt an toàn chữa cháy Các thành viên chữa cháy, trước khi đi vào khu vực đám cháy phải trang bị đầy đủ thiết bị an toàn: thiết bị thở, đèn lồng xách tay, rìu cứu hỏa, dây an toàn, quần áo chống cháy;

Trong quá trình chữa cháy đội trưởng phải thông báo khu vực cấm vào, khu vực vào phải có thiết bị an toàn (đặc biệt là những khu vực đám cháy đã tắt chỉ còn khói mù mịt) Các thành viên chữa cháy khi vào trong đám cháy, đám khói phải giữ liên lạc với người ở ngoài thông qua đây an toàn

Khi có báo động chữa cháy, đội chữa cháy tập trung nhanh và theo phương án được duyệt trong kế hoạch chữa cháy tuân theo mệnh lệnh của đội trưởng

Khi chữa cháy cần quan tâm cứu các nạn nhân trong đám cháy, trường hợp đám cháy lớn, có nguy cơ nổ tàu, để đảm bảo an toàn cho thuyền viên, có thể hạ xuồng cứu sinh và bơm nước đắm tàu tránh nổ.

TRANG THIẾT BỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BUỒNG MÁY

Máy xử lý chất thải

Hình 26 Các tùy chọn để xử lý và thải rác trên tàu

Lò đốt rác

Mục đích của lò đốt trên tàu là loại bỏ chất thải rắn và/hoặc bùn thải phát sinh trên tàu như một phương pháp tiếp cận thân thiện với môi trường, đồng thời tuân thủ các quy định mới nhất của IMO.

Quy định 16 của Phụ lục VI MARPOL yêu cầu tất cả các lò đốt trên tàu được lắp đặt trên tàu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2000 đều phải được Chính quyền quản lý phê duyệt dựa trên các yêu cầu có trong Nghị quyết MEPC 76(40) của IMO.

Quy trình vận hành lò đốt rác

B1 : Kiểm tra xung quanh, lò và toàn bộ hệ thống

B3 : Mở các van gió nén, van D.0, F.O

B4 : Ấn ALARM TEST thử báo động, chạy quạt gió COOLING FAN

B5 : Đưa công tắc về vị trí WO + AUXILIARY và ấn COMBUSTION đốt Nhìn vào cửa thăm và nhiệt độ lò xác định được đốt có thành công hay không ?

B6 : Khi nhiệt độ F0 từ 90 – 100 độ C ta chuyển công tắc về vị trí WO ONLY Nếu ngừng đốt F.O ta chuyển công tắc về vị trí WO + AUXILIARY đốt khoảng 15 phút sau đó mới kết thúc quá trình đốt

B7 : Nếu đốt dẻ bẩn ta cũng tiến hành từ B1 đến B4, chuyển công tắc về vị trí SOLID, WASTE quan sát vào cửa thăm thấy dễ cháy ổn định ta ấn COMBUSTION STOP Khi dẻ đã cháy hết, 20 phút sau mới tắt quạt gió kết thúc quá trình đốt.

Hình 27 Quy trình vận hành lò đốt rác

Máy xử lý nước la-canh

Hình 28 Máy phân ly dầu nước

+ Trước khi vận hành hỏi sỹ quan trực và ghi vào nhật kí dầu

+ Mở các van 3 ngã về vị trí quay về két Bilge holding

+ Mở các van dầu hồi về Bilge holding

+ Mở van nước ngọt để rửa (Fulshing)

+ Mở van hút từ két Bilge holding hoặc Bilge well

+ Bật công tắc hâm, nếu cần thiết

+ Khởi động O.W.S bằng cách chuyển công tắc về vị trí AUTO

+ Sau khi khởi động theo dõi hệ thống xử lý 15ppm có hoạt động tốt dưới 15ppm hay không Mở van Point sample để kiểm tra nước sạch ra

+ Nếu O.W.S hoạt động đạt yêu cầu thì chuyển van ba ngã về vị trí Overboard.

+ Dầu đi vào buồng tách trọng lực từ đầu vào của la canh và dầu nổi được phân tách bằng sự khác biệt về trọng lượng riêng.

+ Sau khi loại bỏ dầu nổi, la canh đi qua bộ phận kết hợp đầu tiên, nơi các hạt dầu được làm thô và các giọt dầu trở nên lớn hơn, làm tăng khả năng nổi của chúng và nổi lên bể chứa dầu phía trên.

+ Nước nhờn chứa các giọt nhỏ (chủ yếu là dầu nhũ hóa) không thể được giữ lại bởi bộ kết hợp thứ nhất sẽ đi qua bộ kết hợp thứ hai sau khi chất rắn được loại bỏ bởi bộ lọc SS.

+ Các giọt dầu được làm thô bởi bộ kết hợp thứ 2 được tách ra trong buồng tách nhũ tương và nước được thải ra dưới dạng nước đã xử lý.

Thiết bị xử lý nước ballast

Hệ thống xử lý nước ballast bao gồm: Các bơm ba lát, phin lọc, bộ xử lý vi sinh vật, hệ thống cảm biến và điều khiển Có nhiều công nghệ được áp dụng cho bộ xử lý vi sinh vật như dùng đèn tia cực tím, công nghệ điện phân, công nghệ plasma…

-Nổi bật về tính hiệu quả, an toàn trong khai thác, vận hành là việc sử dụng các điện cực để thực hiện quá trình điện phân nước biển nhằm tiêu diệt vi sinh vật có hại chứa trong nó.

Hình 29 Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước dằn

S/C-Sea Chest: Hộp thông biển Tank: Két chứa nước ba lát

Filter: Phin lọc EUT Unit: Điện phân sử dụng công nghệ siêu âm Ballast Pump: Bơm ba lát Monitoring Unit: Hệ hiển thị và điều khiển Auto Filter: Phin lọc tự động TRO: Tổng dư lượng chất Oxi hóa

TRO Pump: Bơm TRO Backflushing Pump: Bơm nước cặn phin lọc tự động Out Board: Thoát mạn Ballasting: Dằn (Bơm) nước vào két ballast Flow Meter: Đồng hồ lưu lượng De-ballasting: Hút nước từ két ba lát ra

Neutralization Unit: Bộ trung hòa By-pass: Đi tắt không qua bộ EUT

-Nước biển từ hộp thông biển được bơm ballast hút và đẩy qua phin lọc tự động sau đó đi qua bộ EUT Tại đây diễn ra qua trình điện phân và hình thành nên axit HClO để tiêu diệt các vi sinh vật có hại Sau đó nước qua đồng hồ lưu lượng và vào két ballast Bộ điều khiển sẽ căn cứ vào tín hiệu TRO mà điều khiển bộ EUT và bộ trung hòa.

-Khi hút nước từ két ballast ra ngoài thì bộ điều khiển đóng van điều khiển từ xa lại và nước sẽ đi theo đường bypass ra ngoài Bộ trung hòa làm nhiệm vụ trung hòa các hoạt chất dư có trong nước ballast trước khi thải ra ngoài.

-Nồng độ TRO khi bơm nước vào két ballast không vượt quá 9.0 mg/L và khi bơm nước ra khỏi két ballast không vượt quá 0.2 mg/L

-Phin lọc tự động sẽ căn cứ vào sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra để tự động xả cặn Các cặn bẩn được 1 bơm xả ra ngoài Trong một số trường hợp người ta bố trí đường xả cặn này nối với hệ thống xử lý nước thải (Sewage Treatment Plant) Phin lọc tự động cho phép các vi sinh vật có kích thước dưới 50mm đi qua

4.4.3 Quy trình vận hành thiết bị xử lý nước ballast

Chuẩn bị và đưa thiết bị vào hoạt động

- Bước 1: Mở các van nối thông với hộp thông biển

- Bước 2: Mở van hút/đẩy của bơm ba lát

- Bước 3: Mở van thoát mạn

- Bước 4: Cấp nguồn cho hệ thống

- Bước 5: Ấn ON và đặt chế độ MAN

- Bước 6: Chọn chế độ Ballasting trên bảng hiển thị/điều khiển

- Bước 7: Khởi động bơm ballast

- Bước 8: Quan sát giá trị TRO

- Bước 9: Khi giá trị TRO ổn định thì mở van vào két ba lát cần bơm vào và đóng van thoát mạn.

- Bước 10: Đặt chế độ AUTO

Hút nước từ két ballast ra

- Bước 1: Đóng van từ hộp thông biển

- Bước 2: Mở van thoát mạ

- Bước 3: Đóng van nước vào két ballast

- Bước 4: Chọn chế độ De-ballasting trên bảng hiển thị/điều khiển

- Bước 5: Khởi động bơm ballast

Theo dõi và điều chỉnh

- Điện áp tiêu thụ cho EUT

- Mức của két bổ xung hóa chất trung hòa

- Thời gian giữa 2 lần xả của phin lọc tự động

- Bước 1: Chuyển chế độ MAN

- Bước 3: Ấn OFF trên bảng hiển thị/điều khiển

- Bước 2: Đóng các van liên quan

- Bước 4: Ghi nhật ký quá trình hoạt động của hệ thống và điền các form SMS theo quy định của công ty

Các trang thiết bị buồng máy

Các trang thiết bị trong buồng máy trên tàu bao gồm rất nhiều thiết bị và hệ thống quan trọng để vận hành và điều khiển hệ thống động cơ và các hệ thống khác.

4.5.1 Máy chính là nguồn cung cấp sức mạnh chuyển động cho tàu và có trách nhiệm điều khiển tốc độ và hướng di chuyển của tàu

Hình 30 Quy trình vận hành máy chính

- Nồi hơi máy tàu thủy là thành phần quan trọng trong hệ thống cung cấp nhiệt cho động cơ máy tàu Nồi hơi được sử dụng để nấu nước thành hơi nước, sau đó hơi nước này sẽ được đẩy vào máy thủy để tạo ra sức mạnh đẩy của tàu thủy.

Hình 31 Quy trình vận hành nồi hơi

4.5.3 Máy điều khiển bánh lái

- Máy điều khiển bánh lái tàu thủy là hệ thống được sử dụng để điều khiển hướng di chuyển của tàu thủy.

- Hệ thống này bao gồm các thành phần như bánh lái (hoặc bánh lái tự động), hệ thống điều khiển điện tử, và các cơ chế truyền động.

Hình 32 Hướng dẫn sử dụng bánh lái

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w