EC cáo buộc rằng chính sách miễn thuế hải quan và thuếtiêu thụ đặc biệt đối với “các phương tiện quốc gia” và bộ phận của chúng, cùng với cácbiện pháp liên quan đã vi phạm các nghĩa vụ c
lOMoARcPSD|38544120 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾTBQỘUTẢƯTPHHAÁMPGIA LÀM BÀI TẬP NHÓM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm số: 03 Lớp: N01.TL2 Khoa: Luật Thương mại quốc tế Khóa: 46 Tổng số sinh viên của nhóm: - Có mặt: - Vắng mặt: Có lý do:… Không có lý do:… Môn học: Pháp luật Thương mại hàng hóa quốc tế Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau: Thông tin thành viên Công việc Đánh giá/ Đánh giá S Xếp loại của SV của GV T BÀI TẬP NA HBÓCM SV Điểm Điểm T Ký tên (số) (chữ) PhùnMg TÔhu N:46P24H21 ÁPTổnLg hUợpẬTX THƯƠNG MẠI Hiền bài, phụ 1 HÀNGtrácHh bìÓnhA QUỐC TẾ luận Nguyễn Ngọc 462417 Phân tích lập X 2 ĐỀ BÀI Hương Giang luận các bên TrưPơnhg âThnu tíc46h24v1à8 bìTnổnhg hluợpậnXTranh chấp DS054 Hằng bài, phụ 3 liên quan đến Đtiráềcuh b2ìn.h1 của Hiệp định TRIMs luận 4 Nguyễn 462419 PhNânHtÓícMh :lập03 Khánh Hiền luận LcáỚcPb:ênN01.TL2 Nguyễn Thu 462420 Tóm tắt vụ 5 tranh chấp 4624 Hiền Vương Bích 462422 Phân tích lập X Hòa luận cơ quan 6 Hà Nội, 2023 GQTC, làm powerpoint Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 7 Cao Minh 462423 Tóm tắt vụ X Hoàng tranh chấp 8 Trần Mạnh 462424 Tóm tắt vụ X Huy tranh chấp Kết quả điểm bài viết: ……… - Giáo viên chấm thứ nhất: ……… - Giáo viên chấm thứ hai: ……… Kết quả điểm thuyết trình: ……… - Giáo viên chấm thứ nhất: ……… - Giáo viên chấm thứ hai: ……… Điểm kết luận cuối cùng: ……… - Giáo viên đánh giá cuối cùng: ……… Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2023 Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên) Phùng Thu Hiền DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp DSU Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết EC tranh chấp dân sự (Dispute Settlement Understanding) NT Cộng đồng Châu Âu (European Communities) GATT Đối xử quốc gia (National Treatment) Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement SCM on Tariffs and Trade) Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures) Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 TRIMs Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIM (Agreement on Trade Related Investment Measures) WTO Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Tổ chức Thương mại thế giới Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 I TÓM TẮT VỤ TRANH CHẤP 1 1 Các bên tham gia tranh chấp, giải quyết tranh chấp và tóm tắt vấn đề tranh chấp trong vụ kiện 1 2 Sự kiện pháp lý của vụ tranh chấp 1 3 Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp .2 4 Luật áp dụng .2 II LẬP LUẬN PHÁP LÝ CỦA CÁC BÊN TRONG VỤ VIỆC 2 1 Lập luận của nguyên đơn – Cộng đồng Châu Âu EC 2 2 Lập luận của bị đơn - Indonesia 4 3 Lập luận phản bác của EC đối với lập luận của Indonesia .5 4 Phân tích của cơ quan giải quyết tranh chấp (Kết luận của ban Hội thẩm) 6 III ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN CỦA NHÓM VỀ Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 8 KẾT LUẬN 9 PHỤ LỤC 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 2 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, toàn cầu hoa và hội nhập kinh tế là xu thế chung tất yếu của thế giới Bằng chính sách mở cửa thị trường, một mặt các nước cần thu hút vốn kỹ thuật từ nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác vẫn phải tạo điều kiện dành những ưu tiên, ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển Chính vì lẽ đó, đã tạo ra sự không công bằng có thể sẽ vi phạm các cam kết quốc tế về Đối xử quốc gia – NT, cũng như các biện pháp hạn chế định lượng (như yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa; hạn ngạch về số lượng xuất khẩu và nhập khẩu đối với các nhà đầu tư nước ngoài…), và việc này được quy định rõ trong Điều 2.1 của TRIMs Đề hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm xin phân tích vụ kiện DS054 – Các biện pháp có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I TÓM TẮT VỤ TRANH CHẤP 1 Các bên tham gia tranh chấp, giải quyết tranh chấp và tóm tắt vấn đề tranh chấp trong vụ kiện Các bên tham gia tranh chấp gồm có: - Nguyên đơn: Cộng đồng Châu Âu – EC - Bị đơn: Indonesia - Bên thứ ba: Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) gồm có: Ban Hội thẩm (Panel) Tóm tắt vấn đề tranh chấp: Vụ việc liên quan đến Chương trình Quốc gia về ô tô của Indonesia có vi phạm hiệp định TRIMs của WTO không EC cáo buộc rằng chính sách miễn thuế hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với “các phương tiện quốc gia” và bộ phận của chúng, cùng với các biện pháp liên quan đã vi phạm các nghĩa vụ của Indonesia theo Điều I và III của GATT 1994, Điều 2 của Hiệp định TRIMs và Điều 3 của Hiệp định SCM1 2 Sự kiện pháp lý của vụ tranh chấp Vụ tranh chấp này liên quan đến một loạt các biện pháp mà Indonesia đã duy trì đối với các loại ô tô, các bộ phận và linh kiện kèm theo Cụ thể, chương trình 1993 quy định: (1) Giảm thuế nhập khẩu (giảm hoặc miễn) các bộ phận và linh kiện ô tô, tùy theo tỷ lệ hàm lượng nội địa của ô tô thành phẩm có sử dụng các bộ phận và linh kiện này; (2) Giảm thuế nhập khẩu với các bộ phận được sử dụng để sản xuất các linh kiện và bộ phận của ô tô, tùy theo hàm lượng nội địa của linh kiện và bộ phận hoàn chỉnh (Theo đó, tỷ lệ hàm lượng nội địa càng cao thì thuế nhập khẩu càng giảm); (3) Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô có hàm lượng nội địa nhất định 1 World Trade Organization website (1999), Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry, https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds54_e.htm? fbclid=IwAR1bmWyx84gFyuMkLKXNzdm5JJaew6dHUyt6pzAkafLaQxmszgWau_9Dvg; 1 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Chương trình 1996 đưa ra ưu đãi dành cho doanh nghiệp sản xuất “ô tô nội địa” Đối với ô tô sản xuất tại Indonesia, được hưởng: (1) miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô nội địa và (2) miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cho các phụ tùng và linh kiện nhằm sản xuất ra chúng Đổi lại, các doanh nghiệp sản xuất ô tô này phải thỏa mãn các yêu cầu về tỷ lệ hàm lượng nội địa ngày càng chặt chẽ trong thời gian 3 năm Đối với ô tô sản xuất tại nước ngoài bởi các công dân Indonesia (thỏa mãn các điều kiện liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa sẽ được coi như ô tô Indonesia sản xuất tại Indonesia) được (1) miễn thuế nhập khẩu và (2) miễn thuế tiêu thụ đặc biệt Cộng đồng châu Âu (EC) cho rằng việc miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nội địa và linh kiện sản xuất các ô tô này cũng như các biện pháp liên quan vi phạm: (1) nguyên tắc đối xử tối huệ quốc theo Điều I:1 GATT và nguyên tắc đối xử quốc gia theo Điều III:2 và III:4 của GATT 1994; (2) lệnh cấm được quy định tại Điều 2.1 của Hiệp định TRIMs về việc áp dụng bất kỳ biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại nào không phù hợp với Điều III của GATT 1994; và (iii) lệnh cấm trợ cấp thay thế nhập khẩu được quy định tại Điều 3 của Hiệp định SCM 3 Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp2 Thứ nhất, Hiệp định GATT và TRIMs có được áp dụng trong tranh chấp này hay không? Hiệp định SCM có phải luật áp dụng duy nhất trong tranh chấp này hay không? Thứ hai, liệu rằng các biện pháp bị tranh chấp của Indonesia có vi phạm Điều 2.1 của Hiệp định TRIMs và Điều III:4 GATT 1994 hay không? 4 Luật áp dụng Các hiệp định liên quan: Hiệp định TRIM – Điều 2.1; Hiệp định GATT – Điều III:4 II LẬP LUẬN PHÁP LÝ CỦA CÁC BÊN TRONG VỤ VIỆC 1 Lập luận của nguyên đơn – Cộng đồng Châu Âu EC EC khiếu nại rằng các biện pháp bị tranh chấp do Indonesia áp dụng không phù hợp với Điều III:4 GATT 1994 vì chúng ủng hộ việc các nhà sản xuất ô tô Indonesia sử dụng các bộ phận và linh kiện trong nước thay vì các bộ phận và linh kiện nhập khẩu tương tự3 Thứ nhất, EC cho rằng các biện pháp được đề cập là “luật hoặc quy định” theo Điều III:4 bởi chúng được nêu trong Chỉ thị của Tổng thống, Quy định của Chính phủ và Nghị định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công Thương Thứ hai, các biện pháp đang tranh chấp gây ảnh hưởng đến việc sử dụng các bộ phận và linh kiện ô tô trong nước vì chúng “làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh một cách bất lợi” giữa bộ phận, linh kiện trong nước và nhập khẩu bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế và thuế quan cho các nhà sản xuất ô tô Indonesia khi sử dụng các bộ phận, linh kiện trong nước thay vì các bộ phận, linh kiện nhập khẩu tương tự 2 Ngoài ra, DS54 còn tranh chấp về vấn đề pháp lý liên quan đến Điều 6 và Điều 5(c) Hiệp định SCM, tuy nhiên bài này chỉ phân tích những vấn đề liên quan đến Điều 2.1 Hiệp định TRIMs 3 Par 5.80-94 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 2 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Thứ ba, bản thân việc được sản xuất tại Indonesia không tự mang lại cho các bộ phận và linh kiện bất kỳ đặc điểm, tính chất, bản chất hoặc chất lượng cụ thể nào khiến chúng “không giống” các bộ phận và linh kiện được sản xuất tại EC Thứ tư, các biện pháp được đề cập tới có thể gây ra “sự đối xử kém thuận lợi hơn” đối với các bộ phận và linh kiện nhập khẩu vì việc sử dụng các bộ phận đó không giúp cho các nhà sản xuất ô tô Indonesia được hưởng các lợi ích về thuế và thuế quan giống như việc sử dụng các bộ phận tương tự trong nước Do đó, bất cứ khi nào bộ phận, linh kiện do EC sản xuất và bộ phận, linh kiện do Indonesia sản xuất đều có thể được cung cấp với cùng điều kiện, thì các nhà sản xuất ô tô Indonesia sẽ ưu tiên mua hoặc sản xuất các bộ phận và linh kiện do Indonesia sản xuất hơn là nhập khẩu những bộ phận tương tự do EC sản xuất Thứ năm, các yêu cầu về hàm lượng nội địa trái với Điều III:4 GATT 1994 EC đã viện dẫn Báo cáo của Ban Hội thẩm trong vụ kiện năm 1984 liên quan đến Đạo luật Đánh giá Đầu tư Nước ngoài của Canada (“FIRA”) và EC – Quy định về nhập khẩu các bộ phận và linh kiện (1990) để chứng minh khẳng định của mình Cuối cùng, EC cho rằng Hiệp định TRIMs thừa nhận các biện pháp này không phù hợp với Điều III:4 GATT vì chúng hoàn toàn nằm trong điểm 1(a) tại Danh mục Minh họa của Hiệp định TRIMs, do đó trái với Điều III:4 của GATT Tiếp theo, để ủng hộ khẳng định của mình, EC đưa ra những lập luận để chứng minh Indonesia đã vi phạm nghĩa vụ theo Điều 2.1 của Hiệp định TRIMs, vì các biện pháp bị tranh chấp là “các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại” (“TRIM”) không phù hợp với Điều III của GATT 19944 Thứ nhất, EC lập luận rằng các biện pháp bị phản đối là các “biện pháp đầu tư” vì chúng được thiết kế đặc biệt để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực ô tô với mục đích “sản xuất xe cơ giới hoàn chỉnh” tại Indonesia Hơn nữa, các biện pháp này “liên quan đến thương mại” vì chúng khuyến khích sử dụng các bộ phận và linh kiện trong nước thay vì nhập khẩu Mặc dù khái niệm TRIM (“Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại”) không được định nghĩa trong Hiệp định TRIMs Tuy nhiên, Điều 2.2 của Hiệp định có mô tả “các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại” không phù hợp với Điều III:4 GATT được quy định tại Danh mục Minh họa của Hiệp định này (trong trường hợp này các biện pháp bị phản đối nằm trong điểm 1(a) Phụ lục Hiệp định TRIMs) Vì vậy, các biện pháp này không phù hợp với Điều III:45 và do đó vi phạm Điều 2.1 Hiệp định TRIMs Thứ hai, EC lập luận rằng Điều 5.2 Hiệp định TRIMs đưa ra sự giảm nhẹ tạm thời nghĩa vụ nêu tại Điều 2 đối với TRIMs có hiệu lực ít nhất 180 ngày trước khi Hiệp định 4 Par 6.12-20 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 5 Điều III:2 GATT 1994: Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự 3 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 WTO có hiệu lực6 và đã được Thành viên liên quan thông báo hợp lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực7 Trong vụ tranh chấp này, Indonesia là nước đang phát triển nên sự bãi bỏ tạm thời này có thời hạn 5 năm Tuy nhiên, thông báo của Indonesia được đưa ra hơn 90 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực (ngày 23/5/1995) Vì vậy, nó không cấu thành một thông báo hợp lệ theo Điều 5.1 Cho nên, EC cho rằng Indonesia đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 2.1 Hiệp định TRIMs 2 Lập luận của bị đơn - Indonesia Để phản bác lại các khiếu nại rằng các biện pháp thuế quan đang được đề cập vi phạm Điều III:4 của GATT 1994, Indonesia đưa ra hai lập luận chính8 Thứ nhất, Indonesia lập luận rằng Hiệp định SCM là luật áp dụng duy nhất cho tranh chấp này vì đây là luật chuyên ngành được sử dụng để xem xét các chương trình trợ cấp 1993 và 1996 mà Indonesia được phép duy trì với tư cách là một quốc gia đang phát triển Các điều khoản của Hiệp định SCM chiếm ưu thế hơn các điều khoản của Hiệp định GATT vì nó quy định về trợ cấp cụ thể hơn Hiệp định GATT (theo nguyên tắc “Lex specialis” - “ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung”) Không giống như nhiều hiệp định khác của WTO, Hiệp định SCM đưa ra sự đối xử đặc biệt và khác biệt đáng kể dành cho các nước đang phát triển như Indonesia Vì vậy theo Hiệp định SCM, các chương trình trợ cấp 1993 và 1996 hoàn toàn phù hợp với nghĩa vụ của Indonesia – nước đang phát triển Thứ hai, Indonesia cho rằng trợ cấp thuế hải quan nhập khẩu của Indonesia không nằm trong phạm vi Điều III:4 GATT (hoặc bất kỳ khoản nào của Điều III GATT) vì phạm vi của Điều III chỉ giới hạn ở luật, quy định và yêu cầu nội bộ Tuy nhiên, theo định nghĩa tại Điều I:1 GATT, thuế quan được "áp dụng hoặc liên quan đến nhập khẩu" là các biện pháp biên giới chứ không phải là quy định nội bộ Vì vậy, các biện pháp bị phản đối không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III:4 GATT và chúng là các khoản trợ cấp mà Indonesia được phép duy trì Tiếp theo, để phản bác lại các khiếu nại liên quan đến Hiệp định TRIMs, Indonesia đã đưa ra ba lập luận chính Thứ nhất9, Indonesia cho rằng Danh sách Minh họa của Hiệp định TRIMs không thể thay đổi thực tế là Điều III không được áp dụng cho tranh chấp này Trong các cuộc đàm phán ở Vòng Uruguay, biên bản chính thức của cuộc họp ngày 10 và 11/7/1989 của nhóm đàm phán TRIMs đã ghi lại nội dung trao đổi như sau: “Đại diện của Hoa Kỳ nói rằng các danh sách chỉ nên mang tính minh họa Các nguyên tắc nên dựa trên các tiêu chí chung và sau đó danh sách minh họa có thể được liệt kê bằng các ví dụ cụ thể về TRIMs 6 Điều 5.4 Hiệp định TRIMs 7 Điều 5.1 Hiệp định TRIMs 8 Par 5.128-132 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 9 Par 6.33-34 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 4 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc cụ thể Bằng cách đó, bất kỳ biện pháp mới nào được đưa ra vẫn có thể bị kỷ luật bắt giữ ngay cả khi không được đề cập trên văn bản” Tuy nhiên, "tiêu chí chung" duy nhất còn tồn tại trong quá trình đàm phán và được phản ánh trong văn bản cuối cùng của Hiệp định TRIMs là không được áp dụng TRIM trái với các nghĩa vụ của Điều III hoặc XI GATT Tóm lại, vì trợ cấp thuế tiêu thụ đặc biệt không trái với Điều III nên nó không thể bị cấm bởi Hiệp định TRIMs Thứ hai10, trợ cấp thuế hải quan nhập khẩu phải được điều chỉnh bởi Hiệp định SCM và không nằm trong phạm vi Hiệp định TRIMs Không giống như Hiệp định SCM, Hiệp định TRIMs không có quy định chuyên môn về bất kỳ tranh chấp nào vì nó không đưa ra định nghĩa thế nào là “biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại” (TRIM) và nó không đưa ra các biện pháp xử lý đặc biệt đối với các biện pháp được coi là TRIM Điều 2.1 Hiệp định TRIMs nêu rõ “Không làm phương hại đến quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại GATT 1994, không một Thành viên nào được phép áp dụng bất kỳ TRIM nào không phù hợp với các quy định tại Điều III hoặc Điều XI của GATT 1994” Do đó, bản thân Hiệp định TRIMs là một Hiệp định chung phụ thuộc vào Hiệp định GATT Thứ ba11, Indonesia khẳng định rằng các biện pháp bị tranh chấp không phải là biện pháp đầu tư mà là trợ cấp cho nhà sản xuất ô tô sử dụng bộ phận và linh kiện trong nước vì những lý do sau: (1) Các khoản trợ cấp được cấp bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính; (2) Cơ quan quản lý nhà sản xuất ô tô thuộc về Bộ trưởng Bộ Công Thương; (3) Sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Huy động Quỹ đầu tư/Chủ tịch Ban Điều phối Đầu tư vốn hoàn toàn mang tính hành chính và chỉ được yêu cầu vì nhà sản xuất ô tô này là một công ty có vốn đầu tư trong nước; (4) Phần lớn các quy định cung cấp và thực hiện trợ cấp không một lần đề cập đến “đầu tư”; (5) Mặc dù trợ cấp đôi khi có thể ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định đầu tư của người nhận trợ cấp hoặc các bên khác, nhưng quyết định này không phải mục đích của trợ cấp mà là kết quả ngoài ý muốn của trợ cấp Thật vậy, tăng đầu tư là kết quả gián tiếp của nhiều khoản trợ cấp; (6) Hơn nữa, ngay cả khi Hiệp định TRIMs được áp dụng thì các khoản trợ cấp này cũng không vi phạm Điều III GATT 1994 3 Lập luận phản bác của EC đối với lập luận của Indonesia EC đã bác bỏ lập luận của Indonesia và cho rằng Điều III GATT và Hiệp định SCM không có xung đột, không loại trừ lẫn nhau Thứ nhất, Điều III:8(b) GATT xác nhận rằng Điều III áp dụng đối với trợ cấp vì mục đích của Điều III:8(b) là làm rõ rằng các quy định khác của Điều III không áp dụng đối với một số loại trợ cấp nhất định Những khoản trợ cấp không nằm trong Điều III:8(b) không trái với các quy định khác của Điều III Tuy nhiên, Điều III:8(b) có hàm ý rõ ràng rằng các biện pháp không trong quy định đó sẽ không được miễn trừ khỏi các quy định khác của Điều III chỉ vì chúng có thể được mô tả là “trợ cấp” 10 Par 6.56-57 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 11 Par 6.54 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 5 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Thứ hai, EC lập luận rằng Hiệp định SCM không phải là luật chuyên ngành vì Indonesia không cung cấp bất kì bằng chứng nào cho thấy nguyên tắc “lex specialis” có đủ tiêu chuẩn là “quy tắc tập quán trong việc giải thích công pháp quốc tế” theo nghĩa Điều 3.212 của DSU Hơn nữa, EC nhận thấy rằng nguyên tắc đó không được đề cập đến trong Công ước Vienna về Luật Điều ước quốc tế Mặt khác, Điều 32.1 Hiệp định SCM xác nhận rằng SCM không loại trừ việc áp dụng Điều III của GATT đối với trợ cấp Thứ ba, Điều 27.3 SCM chỉ giới hạn trong việc quy định một ngoại lệ tạm thời đối với quy định cấm nêu tại Điều 3.1(b) có lợi cho các Thành viên đang phát triển Nó không “cho phép rõ ràng” các Thành viên đang phát triển đi chệch khỏi bất kỳ nghĩa vụ nào khác, chẳng hạn như Điều 5, hoặc trong các hiệp định khác như Điều III:2 và III:4 của GATT Phản bác lại lập luận của Indonesia liên quan đến Hiệp định TRIMs13, EC cho rằng về cơ bản, Hiệp định TRIMs chỉ giới hạn trong việc trình bày lại và làm rõ các nghĩa vụ đặt ra Điều III của GATT Tuy nhiên, về mặt hình thức, Điều 2.1 TRIMs đặt ra một nghĩa vụ khác với nghĩa vụ nêu trong Điều III GATT Điều này được xác nhận bởi kết luận trước đó trong cùng Báo cáo của Ban Hội thẩm rằng các quy định của GATT và Hiệp định TRIMs đều “có thể áp dụng như nhau” đối với các thủ tục cấp phép nhập khẩu của EC Bên cạnh đó, ngay cả khi phát hiện có “xung đột” giữa Điều III của GATT và Hiệp định SCM, xung đột đó sẽ không ngăn cản việc vi phạm Điều 2 của Hiệp định TRIMs vì Chú giải tổng quát cho Phụ lục 1A chỉ áp dụng cho những xung đột giữa GATT và các Hiệp định Phụ lục 1A khác Nó không áp dụng cho các xung đột giữa Hiệp định TRIMs và Hiệp định SCM 4 Phân tích của cơ quan giải quyết tranh chấp (Kết luận của ban Hội thẩm) Thứ nhất14, về vấn đề luật áp dụng trong tranh chấp này Ban Hội thẩm cho rằng để tồn tại một xung đột giữa hai hiệp định hoặc hai điều khoản trong các hiệp định đó, những hiệp định này phải điều chỉnh các vấn đề có nội dung giống nhau Tuy nhiên, theo Ban Hội thẩm, các quy định của Điều III GATT và Hiệp định SCM tập trung vào các vấn đề khác nhau Điều III cấm sự phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nội địa và các sản phẩm nhập khẩu liên quan đến thuế nội địa hoặc các quy định trong nước khác (bao gồm cả các yêu cầu về hàm lượng nội địa) Ngược lại, Hiệp định SCM cấm các khoản trợ cấp có điều kiện dựa trên khả năng xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu về hàm lượng nội địa, đưa ra các biện pháp khắc phục đối với một số khoản trợ cấp nhất định khi chúng gây ảnh 12 Điều 3.2 DSU: Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương Các Thành viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế Các khuyến nghị và phán quyết của DSB không được làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan 13 Par 6.82-86 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 14 Par 14.30-33 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 6 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 hưởng bất lợi đến lợi ích của Thành viên khác và miễn trừ một số khoản trợ cấp khỏi khả năng có thể bị kiện theo Hiệp định SCM Tương tự như vậy, Hiệp định SCM và Hiệp định TRIMs cũng liên quan đến các loại nghĩa vụ và vấn đề khác nhau Hành vi bị cấm trong Hiệp định SCM là cung cấp lợi ích về mặt tài chính, còn hành vi bị cấm trong Hiệp định TRIMs là yêu cầu về hàm lượng nội địa Vì vậy, Ban Hội thẩm cho rằng những hiệp định trên không xung đột với nhau và đều được áp dụng cho các biện pháp trong tranh chấp này Thứ hai15, về khiếu nại liên quan đến yêu cầu về hàm lượng nội địa Ban Hội thẩm trước hết đã xem xét mối quan hệ giữa Hiệp định TRIMs và Điều III:4 GATT 1994 để có thể quyết định những khiếu nại nào cần xem xét trước Về điểm này, Ban Hội thẩm lưu ý rằng Hiệp định TRIMs là một hiệp định được phát triển một cách toàn diện trong hệ thống WTO và chứa đựng những điều khoản chuyển tiếp đặc biệt bao gồm những yêu cầu thông báo Vì vậy, Ban Hội thẩm kết luận rằng Hiệp định TRIMs “có sự tồn tại pháp lý đặc biệt” và áp dụng độc lập với Điều III Ngay cả khi một trong hai hiệp định này không được áp dụng thì hiệp định còn lại vẫn được áp dụng Ban Hội thẩm quyết định xem xét các cáo buộc theo Hiệp định TRIMs trước tiên vì Hiệp định TRIMs cụ thể hơn Điều III:4 GATT liên quan tới phạm vi các cáo buộc đang được xem xét Theo Điều 2.1 Hiệp định TRIMs, Ban Hội thẩm cho rằng điều khoản này yêu cầu phải có hai yếu tố để chỉ ra một vi phạm: (1) sự tồn tại của một biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (“TRIM”) và (2) biện pháp đó vi phạm Điều III hay Điều XI GATT (trong tranh chấp này các cáo buộc chỉ liên quan tới Điều III) Với yếu tố đầu tiên, Ban Hội thẩm lưu ý rằng TRIMs không chỉ giới hạn ở các biện pháp liên quan đến “đầu tư nước ngoài”, mà còn bao gồm cả “đầu tư nội địa” Trên cơ sở xem xét các biện pháp được Indonesia áp dụng trong các chương trình ô tô năm 1993 và 1996, có mục tiêu đầu tư, đặc điểm đầu tư và đề cập đến các chương trình đầu tư, Ban Hội thẩm thấy rằng các biện pháp này nhằm khuyến khích việc phát triển khả năng sản xuất trong nước đối với ô tô thành phẩm và các bộ phận, linh kiện ở Indonesia Và các biện pháp trên có tác động đáng kể tới đầu tư vào các lĩnh vực này, cho nên chúng là “các biện pháp đầu tư” Mặt khác, nếu các biện pháp là các yêu cầu về hàm lượng nội địa thì chúng tất yếu “liên quan tới thương mại” vì các yêu cầu này khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm nội địa hơn các sản phẩm nhập khẩu và điều này gây ảnh hưởng tới thương mại Với yếu tố thứ hai, liệu các biện pháp bị tranh chấp có mâu thuẫn với Điều III GATT hay không? Các biện pháp này quy định các ưu đãi về thuế đối với ô tô thành phẩm sử dụng một tỷ lệ phần trăm hàm lượng nội địa nhất định và các ưu đãi bổ sung về thuế hải quan đối với việc nhập khẩu các bộ phận, linh kiện để sử dụng trong ô tô thành 15 Par 14.63, 16.61-62, 14.73 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 7 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 phẩm có một tỷ lệ phần trăm hàm lượng nội địa nhất định Trái với lập luận của Indonesia, Ban Hội thẩm cho rằng việc giảm thuế hải quan là các quy định nội bộ, tức là các quy định về mua và sử dụng sản phẩm trong nước Việc tuân thủ các quy định này là cần thiết để có được một ưu đãi và ưu đãi ở đây chính là việc giảm thuế hải quan Ban Hội thẩm nhấn mạnh rằng các lợi ích về thuế và phí hải quan cấu thành “các ưu đãi” trong phạm vi điều chỉnh của đoạn 1 của Danh sách Minh họa TRIMs, chúng mâu thuẫn với Điều III GATT 1994, do đó vi phạm Điều 2.1 Hiệp định TRIMs Cuối cùng16, Ban Hội thẩm đề cập tới cáo buộc của EC rằng các biện pháp này không phù hợp với Điều III:4 GATT Ban Hội thẩm lưu ý rằng theo nguyên tắc rút gọn thủ tục, một Ban Hội thẩm chỉ phải giải quyết các cáo buộc cần thiết để hóa giải xung đột hoặc những phản quyết giúp cho bên thua kiện thực hiện các biện pháp phù hợp với Hiệp định WTO Theo quan điểm của Ban Hội thẩm, khía cạnh yêu cầu về hàm lượng nội địa của các biện pháp đang gây tranh cãi được giải quyết bởi các phán quyết theo Hiệp định TRIMs, và bất kỳ hành động nào được thực hiện để khắc phục bất kỳ sự không tuân thủ nào theo Hiệp định TRIMs cũng sẽ khắc phục sự không tuân thủ nào theo Điều III:4 Vì vậy, Ban Hội thẩm thấy không cần phải xem xét riêng rẽ các cáo buộc theo Điều III:4 III ĐÁNH GIÁ, BÌNH LUẬN CỦA NHÓM VỀ Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Thứ nhất, về luật áp dụng Ban Hội thẩm cho rằng Hiệp định SCM, Hiệp định TRIMs và Điều III GATT liên quan đến các loại nghĩa vụ và vấn đề khác nhau Vì vậy, những hiệp định trên không xung đột với nhau và đều được áp dụng để giải quyết trong tranh chấp này là hoàn toàn hợp lý Thứ hai, về định nghĩa “các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại” (“TRIM”) Ban Hội thẩm tuyên bố rằng họ không có ý định đưa ra một định nghĩa thống nhất Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng “việc chúng tôi mô tả các biện pháp là “biện pháp đầu tư” dựa trên việc xem xét các cách thức mà các biện pháp được đề cập trong trường hợp này liên quan đến đầu tư”, đồng thời nói thêm rằng “Có thể có các biện pháp khác được coi là đầu tư theo nghĩa của Hiệp định TRIMs vì chúng liên quan đến đầu tư theo một cách khác.” Trong vụ tranh chấp này, Ban Hội thẩm kết luận rằng các “biện pháp đầu tư” là các biện pháp phải có “tác động đáng kể đến đầu tư” trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô và các biện pháp đang được đề cập “liên quan đến thương mại” vì chúng có xu hướng bóp méo sản xuất trong nước, gây ra hậu quả không thể tránh khỏi đối với hàng nhập khẩu Cho nên, định nghĩa do Ban Hội thẩm đưa ra là định nghĩa mở, đưa ra rất ít hướng dẫn cho các Ban Hội thẩm để xác định các biện pháp đầu tư trong tương lai Ban Hội 16 Par 14.93 Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (1998) 8 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 thẩm xác định dựa trên tình tiết thực tế, tuy nhiên trong phương pháp của họ có rất ít tiêu chí được sử dụng để xác định hiệu quả Chẳng hạn như không có dấu hiệu nào cho thấy khi nào tình tiết thực tế đó sẽ được coi là vượt quá mức cho phép và có “tác động đáng kể” không thể chấp nhận được Thứ ba, đối xử quốc gia trong Điều III GATT và đối xử quốc gia đối với nhà đầu tư trong Điều 2.1 TRIMs không phải là nghĩa vụ bình đẳng hoặc đồng phạm vi rộng17 Ban Hội thẩm cho rằng khi Hiệp định TRIMs đề cập đến “các quy định của Điều III”, nghĩa là, về mặt khái niệm, chính là mười khoản của Điều III được đề cập đến trong Điều 2.1 của Hiệp định TRIMS chứ không phải việc áp dụng Điều III trong bối cảnh WTO như vậy” Bản chất khác biệt của nghĩa vụ pháp lý theo Hiệp định TRIMs có thể khó xác định do nó thường được áp dụng cùng với các nguyên tắc khác của WTO Ban Hội thẩm thừa nhận hai khía cạnh tiềm năng này, đó là đặc điểm đối xử quốc gia và đặc điểm đầu tư của các điều khoản Trong tranh chấp này, Ban Hội thẩm đã xác định nhiệm vụ của mình theo Hiệp định TRIMs là xác định tính nhất quán của WTO đối với các yêu cầu về hàm lượng nội địa có hiệu lực, thông qua thuế hải quan và ưu đãi về thuế đối với các chương trình ô tô của Indonesia, thay vì nhiệm vụ chung của Điều III:4 GATT về sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa ô tô nước nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước ở Indonesia Tóm lại, thực tế cho thấy, TRIMs thường được áp dụng tại các nước đang phát triển như Indonesia, những nước mà trong chiến lược phát triển kinh tế của họ, vấn đề thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài được quan tâm hàng đầu Khi gia nhập WTO, các nước phải cam kết loại bỏ TRIMs, điều này đồng nghĩa với việc các nước phải tìm hiểu các biện pháp vừa tuân thủ các quy định của WTO, nhưng đồng thời vẫn tạo cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp trong nước Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và phải thực hiện Hiệp định TRIMs, những giải pháp mang tính bảo hộ sản xuất trong nước sẽ không thể được áp dụng Việc hỗ trợ các doanh nghiệp cần tiến hành một cách gián tiếp Về thực chất, đây là việc tạo dựng một môi trường kinh doanh, mà ở đó các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được “hưởng lợi” hơn từ môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh Điều này sẽ thu hút được đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đầu tư trong nước KẾT LUẬN Có thể thấy rằng, vụ tranh chấp DS054 giữa EC và Indonesia liên quan tới các biện pháp có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô được coi là một trong những vụ kiện kinh điển của WTO Từ đây có thể thấy Indonesia đã vi phạm nghiêm trọng Điều III của GATT 1994 và điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước khác về mặt hàng ô tô khi nhập khẩu vào Indonesia Đây là một tiền lệ quan trọng trong việc giải quyết tranh 17 Chios Carmody (2003), TRIMS and the Concept of Investment Under the WTO Agreement, The University of Western Ontario https://ir.lib.uwo.ca/cgi/viewcontent.cgi?article=1165&context=lawpub 9 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 chấp liên quan tới việc áp dụng các biện pháp liên quan tới đầu tư và thương mại sao cho hợp lí, từ đó các nước, đặc biệt là Việt Nam có thể làm chủ, nắng vững cơ chế, chính sách các Hiệp định có liên quan nhằm tạo ra những thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế PHỤ LỤC Các quy định trực tiếp liên quan trong vụ kiện A Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994 Điều III:4 Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa Các quy định của khoản này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá Điều III:8 (a) Các quy định của Điều khoản này sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại (b) Các quy định của điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản khoản trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng phù hợp với các quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện thông qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa B Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại – TRIMs Điều 2: Đối xử quốc gia và những hạn chế về số lượng 1 Không làm phương hại đến quyền lợi và nghĩa vụ qui định tại GATT 1994, không một Thành viên nào được phép áp dụng TRIMs trái với các qui định tại Điều III hoặc Điều XI của GATT 1994 2 Một danh mục minh họa TRIMs không phù hợp với các nghĩa vụ về đối xử quốc gia qui định tại Khoản 4, Điều III của GATT 1994 và nghĩa vụ loại bỏ chung các biện pháp hạn chế về số lượng qui định tại khoản 1 Điều XI của GATT 1994 được nêu tại Phụ lục của Hiệp định này Điều 5.1, 5.2: Thông báo và các thỏa thuận về thời kì quá độ 1 Các Thành viên, trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, phải thông báo cho Hội đồng thương mại hàng hoá tất cả các TRIMs đang áp dụng không phù hợp với qui định của Hiệp định này Các TRIMs này, dù được áp dụng chung hay áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, phải được thông báo cùng với các đặc điểm chính của các biện pháp đó 2 Mỗi nước Thành viên phải loại bỏ các TRIMs đã thông báo theo khoản 1 trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với các Thành viên phát triển, trong 10 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 vòng năm năm đối với Thành viên đang phát triển và trong vòng bẩy năm đối với Thành viên kém phát triển 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994; 2 Hiệp định TRIMS về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại; 3 Hiệp định SCM về trợ cấp và các biện pháp đối kháng; 4 Thỏa thuận DSU về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp dân sự; 5 Th.S Trần Quang Thắng, Hiệp định TRIMs và sự thích nghi của Việt Nam trong WTO, Tạp chí Kinh tế và Phát triển http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/1867/1/NT_0008.pdf (Truy cập lần cuối: 01/10/2023); 6 Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 của UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế B Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 1 Western University (2003), TRIMS and the Concept of Investment Under the WTO Agreement https://ir.lib.uwo.ca/cgi/viewcontent.cgi?article=1165&context=lawpub (Truy cập lần cuối: 01/10/2023); 2 World Trade Law, Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile Industry – Panel Report (WT/DS54/R, WT/DS55/R, WT/DS59/R, WT/DS64/R) (1998) https://www.worldtradelaw.net/document.php?id=reports/wtopanelsfull/indonesia- autos(panel)(full).pdf&mode=download#page=0 (Truy cập lần cuối: 01/10/2023); 3 Chios Carmody (2003), TRIMS and the Concept of Investment Under the WTO Agreement, The University of Western Ontario https://ir.lib.uwo.ca/cgi/viewcontent.cgi?article=1165&context=lawpub (Truy cập lần cuối: 01/10/2023) Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)