1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân cách người phạm tội khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại, quá trình phát triển lấy ví dụ thực tế để minh họa

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân Cách Người Phạm Tội: Khái Niệm, Đặc Điểm, Cấu Trúc, Phân Loại, Quá Trình Phát Triển. Lấy Ví Dụ Thực Tế Để Minh Họa
Tác giả Vũ Trọng Khánh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Tội Phạm
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 376,9 KB

Nội dung

Nhân cách là phẩm chất bên trong, vô hình, biểu hiện qua cách ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội hoặc trước một sự kiện nhất định và có động lực phát sinh, phát triển qua quá

lOMoARcPSD|38545333 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM ĐỀ BÀI: “Nhân cách người phạm tội: khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại, quá trình phát triển Lấy ví dụ thực tế để minh họa” HỌ VÀ TÊN: VŨ TRỌNG KHÁNH MSSV: 431045 LỚP: N02 – TL1 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I/ NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH NGƯỜI PHẠM TỘI: 1 1/ Khái niệm chung về nhân cách, người phạm tội và nhân cách người phạm tội: 1 2/ Các kiểu nhân cách người phạm tội: 2 3/ Cấu trúc nhân cách người phạm tội: 3 4/ Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách người phạm tội: 3 4.1/ Yếu tố giáo dục: 3 4.2/ Yếu tố sinh học: 4 4.3/ Yếu tố hoạt động cá nhân: 4 4.4/ Yếu tố môi trường: 4 II/ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ NHÂN CÁCH NGƯỜI PHẠM TỘI: 5 1/ Tóm tắt vụ việc: 5 2/Phân tích cấu trúc nhân cách của Nguyễn Giang Anh: 5 3/Phân loại nhân cách phạm tội của Nguyễn Giang Anh: 7 4/ Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của Nguyễn Giang Anh: 8 4.1/ Yếu tố sinh học: 8 4.2/ Yếu tố môi trường: 8 4.3/ Yếu tố giáo dục: 9 4.4/ Yếu tố hoạt động cá nhân: 9 KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỞ ĐẦU Trong tâm lý học nói chung, nhân cách là vấn đề cơ bản, nền tảng và rộng lớn Nhân cách là phẩm chất bên trong, vô hình, biểu hiện qua cách ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội hoặc trước một sự kiện nhất định và có động lực phát sinh, phát triển qua quá trình tâm lý nội tại1 Ngành tâm lý học tội phạm nói riêng có cách thức tiếp cận, nghiên cứu chuyên sâu về nhân cách nhằm lý giải các hành vi của con người dẫn đến tình trạng phạm tội, tìm ra đặc điểm tâm lý khác biệt của người phạm tội, từ đó hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về nhân cách trong lĩnh vực tâm lý tội phạm, em xin chọn đề: “Nhân cách người phạm tội: khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại, quá trình phát triển Lấy ví dụ thực tế để minh họa” làm bài tiểu luận kết thúc học phần NỘI DUNG I/ NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH NGƯỜI PHẠM TỘI: 1/ Khái niệm chung về nhân cách, người phạm tội và nhân cách người phạm tội: Nhân cách là “tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy”2 – nói “thuộc tính” tâm lý là đề cập đến hiện tượng tâm lý tương đối ổn định có tính quy luật, có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau và “bản sắc” thể hiện cái chung trong những thuộc tính nhận được từ gia đình, xã hội, giai cấp đã trở thành cái riêng của từng người Người phạm tội hay còn gọi chủ thể của tội phạm là “người có năng lực TNHS bao gồm năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi phạm tội”3 Một hành vi phạm tội được hiểu là phải bộc lộ ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành động, gây nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự và có ý trí.4 1 Theo Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr 177 2 Theo Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr 179 3 Theo Chủ biên GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2019, tr 142 4 Theo Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình tâm lý học Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr 99 – tr 100 1 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Nhân cách người phạm tội là “tổ hợp các phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực đối với các lợi ích, các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, luôn lựa chọn ý đồ và thực hiện hành vi phạm tội” 2/ Các kiểu nhân cách người phạm tội: Đầu tiên, căn cứ vào mức độ của phẩm chất tâm lý tiêu cực, nhân cách người phạm tội sẽ được chia thành ba loại: Nhân cách tội phạm toàn thể: Đặc trưng bởi những thái độ tiêu cực với xã hội, cuộc sống gắn liền với mưu đồ, toan tính, hành vi có xu hướng trái pháp luật được hình thành sớm, không dao động trong hoạt động phạm tội, thường ở tội phạm chuyên nghiệp, tái phạm nhiều lần Nhân cách tội phạm cục bộ: Thể hiện qua sự phân đôi, đồng thời tồn tại cả phẩm chất hợp chuẩn và không hợp chuẩn, thường ở tội phạm hối lộ, buôn lậu, Nhân cách tội phạm tiểu cục bộ: Một vài phẩm chất tiêu cực tồn tại, dễ dàng thúc đẩy cá nhân thực hiện tội phạm trong những tình huống tác động mạnh đến cảm xúc Tiếp theo, nếu căn cứ theo khách thể bị xâm phạm và đặc điểm của hành vi, nhân cách tội phạm sẽ gồm: Nhân cách người phạm tội vụ lợi: Tính vụ lợi thể hiện rõ trong đời sống giao tiếp, ứng xử Hoạt động phạm tội với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, lệ thuộc tình huống, lấy xu hướng vụ lợi làm nhân tố nòng cốt Nhân cách người phạm tội bạo lực: Mang những phẩm chất điển hình như tính ích kỉ cao, không dung hoà khi lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng, tính quyết đoán, nhẫn tâm, tàn bạo, khả năng kiềm chế kém, thường giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực Nhân cách người phạm tội vụ lợi – bạo lực: Có sự pha trộn, kết hợp các đặc điểm nhân cách của hai loại trên Cuối cùng, dựa vào ý thức trong hoạt động tội phạm, nhân cách người phạm tội có thể chia thành hai loại: Nhân cách người phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm: Người phạm tội chuyên nghiệp cũng thường hay tái phạm tội Đây là những người có thái độ coi thường pháp luật, phương pháp thực hiện tội phạm thuần thục, quen thuộc 2 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Nhân cách người phạm tội vô ý: Người thực hiện tội phạm không có động cơ, mục đích rõ ràng Đây là những công dân phạm tội do không tự giác, thiếu tuân thủ pháp luật, khả năng kiềm chế kém 3/ Cấu trúc nhân cách người phạm tội: Nhân cách người phạm tội nói riêng cùng được cấu thành từ những yếu tố tổ hợp nên nhân cách nói chung, điểm khác biệt là sự phát triển lệch hướng, suy thoái được bộc lộ Thứ nhất, yếu tố xu hướng, bao hàm những nội dung về nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin Thông qua yếu tố này, sự phát sinh, chiều hướng phát triển của nhân cách được lý giải Ở tội phạm, từng nội dung cấu thành như nhu cầu cấp thấp sẽ chếm ưu thế, thế giới quan có sự méo mó, niềm tin lệch lạc Thứ hai, về tính cách, biểu hiện qua hệ thống hành vi quen thuộc Ở người phạm tội, thái độ đối với xã hội có thiên hướng tiêu cực, bỏ qua mọi chuẩn mực đạo đức, chà đạp lên dư luận xã hội, bị chi phối và điề chỉnh bởi các mục đích phản cộng đồng Lối sống buông thả, bất chấp Tiếp theo, yếu tố năng lực được bộc lộ qua hệ thống kĩ năng, kĩ xảo Năng lực của tội phạm nói chung sẽ phát triển theo hướng nhằm đạt hiệu quả trong thực hiện tội phạm Từ đó, những hành vi phạm tội dần chuẩn xác, mau lẹ, tinh vi Thứ tư, về yếu tố tình cảm, ý chí, có thể thấy rõ đời sống tình cảm của người phạm tội thường nghèo nàn Tình cảm đạo đức, thẩm mĩ và trí tuệ dần biến mất, không thực hiện được chức năng thúc đẩy hành vi, hoạt động tích cực Phẩm chất ý chí tiêu cực dần lấn át và chiếm ưu thế Thành tố cuối cùng trong nhân cách là khí chất Có mối liên hệ chặt chẽ với kiểu thần kinh của con người, gồm bốn kiểu đặc trưng: hăng hái, bình thản, nóng nảy và ưu tư Trong đó, khí chất nóng nảy và khí chất ưu tư có sự gắn liền với hành vi phạm tội cao hơn 4/ Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách người phạm tội: 4.1/ Yếu tố giáo dục: Giáo dục là “quá trình tác động có hệ thống và có mục đích đến tâm lý người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen cũng như phẩm chất tâm lý người gío 3 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 dục mong muốn”5 Yếu tố này giữ vai trò chủ đạo trong phát triển nhân cách nói chung theo chiều hướng xã hội mong muốn, mang lại những tiến bộ trong trường hợp các yếu tố khác đem đến khuyết điểm Trên thực tế, nếu giáo dục tại nhà trường thông qua các phương pháp sai, thái độ của người dạy không chuẩn mực có thể dẫn tới những hành vi lệch chuẩn Bên cạnh đó, trong gia đình, phụ huynh không có phương pháp dạy dỗ, quản lý con cái phù hợp; mối liên kết giữa những thành viên rời rạc, mâu thuẫn cũng gây nguy cơ khiến cho một cá nhân dễ dàng dấn thân vào con đường tội phạm.6 4.2/ Yếu tố sinh học: Yếu tố sinh học bao gồm đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lý của con người, tập trung ở bộ não, hệ thần kinh và giác quan Yếu tố này có những ảnh hưởng nhất định đối với sự hình thành nhân cách người phạm tội Theo C.Lombroso, nguyên nhân của tội phạm nằm bên trong con người và chính những “khiếm khuyết” về yếu tố sinh học có tính quyết định cao Ngoài ra, các yếu tố di truyền, biến đổi gen, sự phát triển bất thường của não bộ cũng đưa đến các tác động nhất định Tuy nhiên, thành tố sinh học không độc lập quyết định chiều hướng phát triển nhân cách người phạm tội mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác 4.3/ Yếu tố hoạt động cá nhân: Yếu tố này có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách7 Bởi chỉ khi cá nhân chủ động tiếp cận, trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển, hình thành nhân cách, những tác động có mục đích của xã hội mới có ý nghĩa Đối với tội phạm, trong suốt một thời gian dài thông qua hoạt động, bản chất xã hội tiêu cực ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách Những phẩm chất, tâm lý tiêu cực của cá nhân dần trở nên thiếu sót, lệch lạc 4.4/ Yếu tố môi trường: 5 Theo Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình tâm lý học Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr 62 6 Theo Trương Quang Vinh, Người chưa thành niên phạm tội – Đặc điểm tâm lý và chính sách hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 72, tr 121 7 Theo Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019, tr 225 4 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Qua quá trình tác động qua lại giũa cá nhân và môi trường sống, nhân cách người phạm tội dần hình thành Nếu như xã hội chỉ đem đến những giá trị như: tính ích kỉ, tham lam vật chất, dục vọng, thù hận, thì nhân cách cũng như phẩm chất tâm lý của cá nhân đó sẽ lệch chuẩn Những phẩm chất tích cực sẵn có bị thoái hoá, biến mất và nhường ưu thế cho tiêu cực II/ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ NHÂN CÁCH NGƯỜI PHẠM TỘI: 1/ Tóm tắt vụ việc: Khoảng 15 giờ, ngày 28/5/2014, bị cáo Nguyễn A đến nhà của ông Đặng Hoàng E ngụ cùng ấp B, xã V, huyện P, tỉnh Bạc Liêu để chơi bi da, khi đi ngang nhà bị hại , thì bị cáo nhìn thấy bị hại đi tắm vô từ hướng nhà sau, đi cặp bên hông nhà vô cửa nhà trước ngồi đếm tiền trên bộ ván nhà trước, khoảng 23 giờ cùng ngày, trên đường về, bị cáo đi đến nhà của bị hại, thấy bị hại đang nằm ngủ không mặc áo trên bộ ván trong nhà, bị cáo chui vào mùng bị hại và dùng tay mò vào vùng lưng quần của bị hại thì bị hại la lên, bị cáo lấy cái mền trong mùng đè lên mặt bị hại, bóp cổ bị hại cho đến khi bị hại không còn cử động, , sau đó dùng dao yếm để gần cột giữa nhà, cắt ngang cổ bị hại một cái rồi nhấn mạnh dao đè vào cổ bị hại Bị cáo dùng tay giật lấy chiếc bông tai bên phải của bị hại, xong tiếp tục mở lấy chiếc bông tai bên trái nhưng chiếc bông bị rơi lại , bị cáo tiếp tục móc túi quần bị hại lấy 4.000.000đ và tháo chiếc nhẫn vàng 24k, Sau đó, bị cáo dùng tay kéo quần của bị hại ra và tự cởi quần bị cáo để thực hiện hành vi giao cấu vời bị hại, sau đó, bị cáo lấy cây dao thái lan đâm vào âm đạo của bị hại, rồi bị cáo bỏ trốn và bị bắt giữ8 2/Phân tích cấu trúc nhân cách của Nguyễn Giang Anh: Đầu tiên, về yếu tố xu hướng Có thể nhận thấy rõ sự mất cân bằng giữa các loại nhu cầu và hứng thú trong Giang Anh Cụ thể nhu cầu, hứng thú về vật chất và tình dục đã phát triển vượt trội, chiếm vị trí chủ đạo Đồng thời, bản thân Giang Anh cũng không có khả năng tự giải quyết mâu thuẫn nội tại giữa nhu cầu cá nhân và đòi hỏi xã hội Từ đó, một chuỗi hành vi suy thoái, biến chất mang nặng tính sinh vật, bản năng 8 Theo Toà án nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Bản án sơ thẩm 32/2018/HS-ST, 09/11/2018, tr 2 – tr 3 5 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 đã được Giang Anh thực hiện đối với nạn nhân ngoài 70 tuổi nhằm thoả mãn nhu cầu thấp hèn của bản thân Thứ hai, về tính cách, có sự phát triển lệch hướng, suy thoái nhất định nhưng mờ nhạt nếu chỉ căn cứ vào “hệ thống hành vi quen thuộc” bởi nhân thân chưa từng có tiền án, tiền sự; từ nhỏ đã phải làm lụng kiếm sống; không ăn chơi, buông thả Tuy nhiên, khi thông qua quá trình thực hiện hoạt động phạm tội, yếu tố này trong nhân cách của Giang Anh mới bộc lộ rõ sự xấu xa, nhẫn tâm tàn bạo, biến thái, Nhanh chóng tước đoạt tính mạng của nạn nhân, loại bỏ nguy cơ bị phát giác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm hại sở hữu Bình tĩnh chuyển dời tiền bạc, trang sức có giá trị trên thi thể Phát sinh hứng thú giao cấu khi thấy thi thể nằm bất động Thứ ba, về tình cảm, ý chí, xuất phát từ tuổi thơ cha mẹ sớm ly dị nhau, Giang Anh ở chung với bố và bà nội Người cha không hề để ý hay quan tâm đến con cái, thường xuyên bê tha rượu chè Đời sống tinh thần của Giang Anh bộc lộ rõ sự thiếu thốn, không được tiếp nhận những tình cảm cao cấp có vai trò thúc đẩy hành vi, hoạt động xã hội tích cực Theo thời gian, các phẩm chất ý chí tiêu cực dần lấn át, tâm hồn chai sạn, trong con người bắt đầu hình thành lối sống ích kỉ, vô tâm Thứ tư, trong yếu tố năng lực Theo hai bản kết luận giám định pháp y tâm thần 294/PYTT-PVPN tháng 08/2014 và 148/KLBB-VPYTW tháng 03/2018 kết luận “Trước, tronng, sau khi gây án và hiện nay Giang Anh bị bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ có tật chứng về hành vi”9 Qua đó, bản thân Giang Anh không chỉ gặp khó khăn trong tiếp nhận những kiến thức thông thường mà hệ thống kĩ năng, kĩ xảo phạm tội cũng kém phát triển Rõ rệt nhất qua chuỗi hành vi phạm tội được thực hiện một cách chậm chạp, ứng biến, không thuần thục, đầy sơ hở Đồng thời, khi đối mặt với công an tỉnh Bạc Liêu, Giang Anh không có khả năng ngụy trang, đánh lạc hướng điều tra mà hợp tác toàn diện, không bộc phát biểu hiện tâm thần Cuối cùng, xét về khí chất Yếu tố này có sự liên quan chặt chẽ với kiểu thần kinh của con người Chính những hạn chế trong năng lực nhận thức mức độ nhẹ đã giúp Giang Anh không cần phải điều tiết hệ thần kinh cho phù hợp với tình huống đang 9 Theo Toà án nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Bản án sơ thẩm 32/2018/HS-ST, 09/11/2018, tr 3 6 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 diễn ra Từ đó, những hành vi khác xa với hành vi, bản tính thường ngày mới có thể được Giang Anh thực hiện dễ dàng, không do dự 3/Phân loại nhân cách phạm tội của Nguyễn Giang Anh: Nhân cách phạm tội của Giang Anh có thể được phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau gồm: Ý thức khi thực hiện hành vi phạm tội; khách thể bị xâm hại và đặc điểm của hành vi hoặc mức độ phẩm chất tâm lý tiêu cực Thứ nhất, nếu căn cứ vào ý thức của Nguyễn Giang Anh khi thực hiện hành vi phạm tội Có thể khẳng định Giang Anh có nhân cách người phạm tội vô ý – kém thích nghi xã hội Giang Anh không có động cơ, mục đích phạm tội từ trước Điều này thể hiện qua việc Giang Anh đến thẳng nhà ông Hoàng E, chỉ tới khi vô tình thấy nạn nhân đi tắm, rồi ngồi đếm tiền trên bộ ván mới nảy sinh ý định xấu Giang Anh chưa từng có tiền án, tiền sự, cũng không lên kế hoạch, dự liệu trước cách thức phạm tội Vụ án xảy ra là do khả năng kiềm chế, tự chủ trước cám dỗ quá yếu; tính tự giác, tuân thủ pháp luật bị thoái hoá Diễn biến phạm tội chỉ rõ sự lệ thuộc vào hoàn cảnh, suy nghĩ tiêu cực chỉ được hành động hoá khi gặp thời cơ nhất định – “ lúc gần nửa đêm, bị hại nằm ngủ một mình, không mặc áo, ” Hành vi “bóp cổ, cứa ngang cổ” nạn nhân cũng là sự ứng biến do chủ quan, cho rằng có thể “mò vào vùng lưng quần của bị hại” mà không bị phát giác Hung khí cũng được bỏ lại hiện trường vụ án Tóm lại, mặc dù hành vi có thủ đoạn tàn nhẫn, biến thái nhưng theo ý thức, Giang Anh có nhân cách phạm tội vô ý, kém thích nghi xã hội Thứ hai, căn cứ theo khách thể bị xâm hại và đặc điểm của hành vi thì Giang Anh có nhân cách người phạm tội vụ lợi, bạo lực Có thể thấy khách thể bị xâm hại ở đây gồm: danh dự, nhân phẩm; sức khoẻ, tính mạng và tài sản Chính xu hướng vụ lợi đã trở thành nòng cốt của hành vi cá nhân Giang Anh đã tự đưa ra đánh giá chủ quan, chóng vánh, bỏ qua mọi quy chuẩn đạo đức, xã hội, cho rằng giá trị vất chất đến từ nạn nhân cao hơn tất cả Đồng thời, xét đến đặc điểm hành vi phạm tội, cách thức phạm tội thể hiện sự tàn bạo, dã man Không chỉ quyết tâm hướng đến tước đoạt mạng sống mà còn dày vò, 7 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 làm nhục thể xác của nạn nhân theo cách thức biến thái Giang Anh đã cho thấy tính ích kỉ cao, không có thái độ dung hoà, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu Cuối cùng, nếu căn cứ theo mức độ phẩm chất tâm lý tiêu cực, có thể nhận định Giang Anh có nhân cách phạm tội cục bộ Giang Anh không phải là người luôn chống đối xã hội: nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu Nhưng đã có sự tác động qua lại giữa những phẩm chất tâm lý tiêu cực sẵn có với hoàn cảnh thuận lợi Cùng với “bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ có tật chứng về hành vi” đã thúc đẩy Giang Anh dễ dàng thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản, xâm hại thi thể một cách bình tĩnh, thản nhiên 4/ Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của Nguyễn Giang Anh: 4.1/ Yếu tố sinh học: Qua hai bản giám định pháp y tâm thần, Giang Anh mắc bệnh “chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ có tật chứng về hành vi” Theo đó, chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ hay còn gọi là thiểu năng tâm thần, với “các rối loạn không rõ rệt, việc phát triển ngôn ngữ, hành vi không gặp quá nhiều khó khăn nhưng cần sự giúp đỡ khi bị stress”10 phần nào đã khiến Giang Anh hiểu, tiếp nhận, suy xét hành vi nào là đúng chuẩn mực, hành vi nào là sai, bị hạn chế Đối với “tật chứng về hành vi” hay còn gọi là “rối loạn hành vi” khiến người mắc “gặp khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường được xã hội chấp nhận, cư xử hung hãn với người và đồ vật, khả năng kiểm soát kém, ”11 Chính vấn đề sức khoẻ này đã hình thành cho Giang Anh tâm lý vặn vẹo, mong muốn thực hiện hành vi cưỡng bức, cưỡng đoạt để thoả mãn như cầu vật chất, tình dục Từ đó tạo ra, củng cố nhân cách chống đối xã hội 4.2/ Yếu tố môi trường: Từ nhỏ Giang Anh đã chịu thiệt thòi, cha mẹ ly dị sớm; bố không quan tâm, chăm sóc mà bê tha rượu chè; bỏ học đi làm thuê tứ phương Những điều này dần làm hình 10 Theo Học viện quân Y, CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN, Nxb Quân đội nhân dân, https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/tam-than/cham-phat-trien-tam-than , 2007, ngày truy cập 26/03/2022 11 Theo VINMEC, Tìm hiểu chứng rối loạn hành vi, cảm xúc, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin- suc-khoe/tim-hieu-chung-roi-loan-hanh-vi-cam-xuc/ , ngày truy cập 26/03/2022 8 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 thành tính cách tiêu cực, bất ổn định trong Giang Anh Lý giải cho những hành vi tàn bạo, biến thái một phần do chứng tâm thần mức độ nhẹ, phần khác có thể bắt nguồn từ việc đi làm từ nhỏ, tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau trong xã hội, nhân cách tốt đẹp đã thoái hoá theo thời gian 4.3/ Yếu tố giáo dục: Gia đình là “yếu tố chủ đạo cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý nhân cách con người”12 Trong khi đó, Giang Anh đã không được lớn lên trong gia đình hạnh phúc, thiếu vắng sự bao bọc, quan tâm của cha mẹ, cũng không được nuôi dạy, quản lý đúng cách Tâm lý gánh chịu nhiều tổn thương nặng nề, vì miếng cơm, manh áo mà phải bỏ học, lao động từ sớm, dần dần theo thời gian là sự đau khổ, dồn nén, bất cần, cuối cùng là hành vi phạm pháp diễn ra 4.4/ Yếu tố hoạt động cá nhân: Không được biểu hiện một cách rõ rệt thông qua những tài liệu về nhân thân Giang Anh Việc phải lao động ở các địa phương khác nhau từ sớm thay vì đi học, tạo điều kiện cho việc tiếp xúc với nhiều loại người trong xã hội, có thể đã chứng kiến nhiều hành vi xấu xảy ra trong hoạt động thường ngày Ở với bố nhưng không được quan tâm, có chuyện gì cũng phải tự giải quyết, dần trở thành con người không biết chia sẻ, yêu thương con người Những tiêu cực này có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của Nguyễn Giang Anh, thúc đẩy thực hiện hành vi phạm tội KẾT LUẬN Trong quá trình sinh ra và lớn lên, bất kì ai cũng mang những phẩm chất tâm lý tích cực, tiêu cực Hành vi phạm tội chỉ xảy ra khi môi trường thuận lợi tương tác với những yếu tố chủ quan trong nhân cách con người Chính vì thế, nghiên cứu đặc điểm nhân cách người phạm tội có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm Việc thông qua hoạt động nhận thức, rèn luyện, giáo dục, để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người trong thời buổi hiện nay càng cần được chú trọng 12 Theo ThS Đặng Thanh Nga, Ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình không thuận lợi đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, đặc san về bình đẳng giới, 2005, tr 48 9 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chủ biên GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2019 2 Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019 3 Chủ biên PGS.TS Đặng Thanh Nga, Giáo trình tâm lý học Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019 4 Trương Quang Vinh, Người chưa thành niên phạm tội – Đặc điểm tâm lý và chính sách hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội 5 ThS Đặng Thanh Nga, Ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình không thuận lợi đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, đặc san về bình đẳng giới, 2005 6 Toà án nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Bản án sơ thẩm 32/2018/HS-ST, 09/11/2018, http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta233469t1cvn/chi-tiet-ban- an 7 Học viện quân Y, CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN, Nxb Quân đội nhân dân, https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/tam- than/cham-phat-trien-tam-than , 2007, ngày truy cập 26/03/2022 8 VINMEC, Tìm hiểu chứng rối loạn hành vi, cảm xúc, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-chung-roi- loan-hanh-vi-cam-xuc/ , ngày truy cập 26/03/2022 10 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w