1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bịcan – lý luận và thực tiễn

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can – lý luận và thực tiễn
Tác giả Nguyễn Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Tư Pháp
Thể loại Bài Thi Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 407,35 KB

Nội dung

Thực tiễn tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can phạm tội mua bán người...7KẾT LUẬN...10 Trang 3 MỞ ĐẦUTrong tâm lí học tư pháp, khi nghiên cứu tâm lí con người nói

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN:

TÂM LÍ HỌC TƯ PHÁP

ĐỀ BÀI:

Phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị

can – lý luận và thực tiễn

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

I Khái quát về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 2

1 Khái niệm tác động tâm lý 2

2 Khái niệm hỏi cung bị can 3

3 Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 3

II Phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can 4

1 Phương pháp truyền đạt thông tin 4

2 Phương pháp thuyết phục 4

3 Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển 5

4 Phương pháp mệnh lệnh 6

5 Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy 6

6 Phương pháp ám thị gián tiếp 7

III Thực tiễn tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can phạm tội mua bán người 7

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong tâm lí học tư pháp, khi nghiên cứu tâm lí con người nói chung và tâm

lí những người tiến hành, tham gia tố tụng nói riêng phải tiếp cận với từng con người cụ thể với toàn diện các mặt từ xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực Trong mỗi giai đoạn cụ thể của hoạt động tư pháp sẽ có những yêu cầu làm thay đổi, chấm dứt hoặt phát sinh đặc điểm tâm lý nào đó của những người tiến hành, tham gia tố tụng và khi đó cần phải dùng đến các phương pháp tác động tâm lý Tùy hoạt động, tùy giai đoạn tố tụng, tùy từng đối tượng mà sử dụng những

phương pháp tâm lý có hiệu quả Đặc biệt trong hoạt động hỏi cung bị can, việc sử dụng phù hợp các phương pháp tâm lý sẽ góp phần rất lớn cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án Nên em làm bài tiểu luận này để nghiên cứu về

“Phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can – lý

luận và thực tiễn”

NỘI DUNG

I Khái quát về tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

1 Khái niệm tác động tâm lý

Tác động tâm lí là tác động vào tinh thần của người bị tác động, kết quả làm chuyển biến đời sống tâm lí của họ, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của người bị tác động, dẫn đến làm biến đổi phẩm chất tâm lí con người

Tác động tâm lý không phải là việc tạo ra áp lực hay sức ép với tâm lý đối với người bị tác động, cũng không phải là hình thức tác động vật lí Tác động tâm

lí chỉ giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp Trong hoạt động bảo vệ pháp luật, tác động tâm lí được sử dụng nhiều trong giai đoạn điều tra, điển hình là hoạt động hỏi cung bị can

Trang 4

2 Khái niệm hỏi cung bị can

Trong giáo trình tâm lý học tư pháp do tác giá Đặng Thanh Nga chủ biên có

viết: “ Hoạt động hỏi cung bị can là một dạng hoạt động điều tra sử dụng các

phương pháp tác động tâm lí đến tư duy tình cảm, ý chí của bị can trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa điều tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa ra góp phần giải quyết vụ án hình sự ”

Dưới góc độ tâm lí học, hỏi cung bị can được hiểu là quá trình nhận thức gián tiếp của cơ quan điều tra, điều tra viên về vụ án thông qua tài liệu, thông tin

mà bị can cung cấp Nói cách khác, hoạt động hỏi cung là một dạng hoạt động phức tạp gồm hai quá trình độc lập tương đối Quá trình khai thác thông tin và quá trình nhận thức đánh giá thông tin của điều tra viên

3 Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

Tác động tâm lí trong hoạt động hỏi cung bị can là một quá trình mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phương pháp chiến thuật tác động tới bị can nhằm đạt được mục đích đã đề ra Do đó, nó không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ, có sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật

Như vậy tác động tâm lí trong hoạt động hỏi cung bị can là hệ thống các tác động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối với bị can nhằm làm chuyển biến và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lí nào đó ở bị can, giúp bị can khai báo trung thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội

Trang 5

II Phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can

1 Phương pháp truyền đạt thông tin

Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp điều tra viên sử dụng những thông tin có liên quan đến các vấn đề người tham gia tố tụng, phạm nhân đang quan tâm để tác động đến họ, làm thay đổi nhận thức, làm xuất hiện những cảm xúc nhất định và dẫn đến những thay đổi trong thái độ và hành vi của người tham gia tố tụng, phạm nhân đáp ứng yêu cầu của hoạt động tư pháp

Những thông tin mà điều tra viên sử dụng để tác động tâm lí có thể là những dấu vết, vật chứng thu được ở hiện trường, các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc sự tố giác của quần chúng nhân dân Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Thay đổi hướng tư duy của bị can khi họ cung cấp những thông tin không đúng,

- Nhằm tăng sự hiểu biết, kiến thức của bị can

- Giúp bị can khơi phục lại trí nhớ về những sự kiện, tình tiết bị can quên hoặc nhầm lẫn,

- Làm thay đổi cảm xúc, tình cảm, trạng thái tâm lí của bị can Trong trường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin tường dùng kèm phương pháp thuyết phục

2 Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là phương pháp chủ thể hoạt động tư pháp sử dụng

lý lẽ để lập luận, phân tích, giải thích nhằm giúp người tham gia tố tụng, phạm nhân nhận rõ đúng, sai, phải, trái, thiệt, hơn về các vấn đề liên quan tới họ, qua đó làm cho người tham gia tố tụng, phạm nhân thay đổi thái độ, nhận thức, quan điểm, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tư pháp

Trang 6

Nội dung của phương pháp thuyết phục là đưa ra những sự kiện, những tình huống cụ thể, phân tích, giải thích giúp đối tượng thấy rõ đúng, sai, lợi, hại, tốt, xấu nhằm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường của họ, hoặc xây dựng quan điểm mới Phương pháp thuyết phục được thực hiện bằng nhiều hình thức:

- Thuyết phục lôgic: Hình thức này là thông qua sự phân tích, lập luận chặt chẽ để tác động vào nhận thức của đối tượng, từ đó dẫn đến sự thay đổi về thái độ, lập trường của họ

- Thuyết phục tình cảm: Hình thức này chủ yếu tác động vào lĩnh vực tình cảm, gợi lên những xúc cảm, tình cảm tích cực có lợi cho việc thay đổi thái độ, lập trường của đối tượng

- Thuyết phục thông qua cổ động, tuyên truyền: Hình thức này tác động vào nhận thức của nhiều người nhằm giúp họ có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về một vấn đề nào đó Chẳng hạn, thông qua cổ động, tuyên truyền pháp luật mà thuyết phục người dân về sự cần thiết phải sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Trong hoạt động tố tụng, phương pháp thuyết phục được sử dụng rất phổ biến Đối tượng thuyết phục ở đây không chỉ là người tham gia tố tụng, mà trong những trường hợp cụ thể còn là những người tiến hành tố tụng Chẳng hạn, trong quá trình tranh luận tại phiên toà, mục đích cuối cùng của các bên tham gia tranh luận là thuyết phục Hội đồng xét xử về tính đúng đắn, hợp tình hợp lý của cách nhìn nhận, đánh giá vụ án và của những đề xuất mà họ đưa ra

3 Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển

Phương pháp giao tiếp có điều khiển là phương pháp chủ thể hoạt động tư pháp thiết lập, điều khiển và sử dụng các quan hệ giao tiếp của người tham gia tố tụng, phạm nhân để hướng và tăng cường sự tác động lên tâm lý của họ, nhằm đạt được mục đích mong muốn, đáp ứng yêu cầu cụ thể của hoạt động tư pháp

Trang 7

Phương pháp giao tiếp có điều khiển được sử dụng thường xuyên, rộng rãi trong các giai đoạn tố tụng, nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án và giáo dục cảm hóa bị can, bị cáo, phạm nhân, người làm chứng… Chẳng hạn, trong hoạt động hỏi cung, điều tra viên thiết lập tiếp xúc tâm lý với bị can, điều này tạo điều kiện cho việc xác lập mối quan hệ tâm lý thuận chiều giữa điều tra viên và bị can trong suốt quá trình hỏi cung Trong hoạt động đối chất, điều tra viên hoặc thẩm phán thiết lập giao tiếp giữa người đối chất và người bị đối chất để giải quyết những mâu thuẫn trong các thông tin do họ đưa ra, nhằm làm thay đổi thái độ khai báo của họ

4 Phương pháp mệnh lệnh

Mệnh lệnh là phương pháp cưỡng chế tâm lý, đòi hỏi đối tượng tác động phải thực hiện, hoặc chấm dứt ngay một hành động nào đó, không phụ thuộc vào ý muốn của họ Chẳng hạn, khi khám xét một địa điểm nào đó, điều tra viên sử dụng phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc đối tượng có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định, phục vụ cho việc khám xét Trong trường hợp này, đối tượng phải có nghĩa vụ chấp hành ý chí của điều tra viên

5 Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy

Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp chủ thể hoạt động tư pháp đưa ra các câu hỏi liên quan đến các tình tiết xảy ra của vụ án hoặc liên quan đến lời khai không đúng sự thật của người tham gia tố tụng, phạm nhân

để kích thích, định hướng và phát triển hoặc thay đổi quá trình tư duy ở người tham gia tố tụng, phạm nhân, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tư pháp

Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy có thể thực hiện bằng ba hình thức:

- Đặt câu hỏi về những vấn đề liên quan trực tiếp tới hoạt động phạm tội của đối tượng

Trang 8

- Đặt ra các câu hỏi chi tiết, cụ thể xung quanh sự kiện, xung quanh vấn đề

mà họ khai báo không đúng sự thật buộc họ phải liên tục giải quyết các nhiệm vụ của tư duy

- Đặt câu hỏi khác với quá trình tư duy diễn ra ở đối tượng để họ phải tư duy theo hướng khác với sự chuẩn bị từ trước

6 Phương pháp ám thị gián tiếp

䄃Ām thị gián tiếp là phương pháp chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đó không có quan hệ trực tiếp đến vụ án, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống riêng tư của người bị tác động, nhằm làm cho họ tự hiểu rằng những vấn đề đó mà chủ thể tác động đã biết thì chắc chắn những vấn đề khác về vụ án, về hành vi của mình chắc chắn các cơ quan tiến hành tố tụng cũng

đã biết hoặc sẽ biết Từ đó, người bị tác động phải suy nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ của mình

Những thông tin chủ thể hoạt động tư pháp có thể sử dụng để thực hiện ám thị gián tiếp là những thông tin về lịch sử cuộc đời, những thuận lợi, khó khăn, thành công, thất bại, những sự kiện, dấu ấn khó quên trong đời, các quan hệ gia đình, bạn bè, các bí mật đời tư… của người bị tác động Mục đích việc tác động bằng phương pháp ám thị gián tiếp làm xuất hiện động cơ nhận thức mới ở người

bị tác động, ám thị người bị tác động tin rằng cơ quan tư pháp đã biết hoặc có đủ khả năng để biết tất cả những gì mà mình che giấu hay bịa đặt

III Thực tiễn tác động tâm lý đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can phạm tội mua bán người

Tâm lý của người phạm tội mua bán người thường có những đặc điểm tâm

lý như sau:

Về nhận thức:Phần lớn những người phạm tội mua bán người là những người đã từng có tiền án tiền sự về hành vi này nên họ có kinh nghiệm và thường

Trang 9

tạo thành đường dây khép kín để thực hiện hành vi, hoặc những người nước ngoài cấu kết với môi giới tại nước sở tại để hình thành đường dây mua bán xuyên quốc gia.Họ đều hiểu hành vi họ đang làm là trái pháp luật nhưng vì những khoản lợi nhuận lớn thu được nên họ vẫn thực hiện hành vi mua bán người dưới mọi hình thức khác nhau Họ dường như ít ý thức và không phải chịu sự ám ảnh về hậu quả hành vi phạm tội gây ra, bởi hậu quả ngay tức khắc để lại từ những vụ mua bán người không thấy rõ ngay như những vụ án khác

Về trạng thái tâm lý: Người phạm tội thường có trạng thái tâm lý căng

thẳng, luôn lo lắng, bồn chồn khi bị phát hiện, bị bắt và chịu hậu quả pháp lý nhất định Đặt biệt khi vụ án có những đồng phạm khác, vì khi một trong những đồng phạm bị bắt họ sẽ tố giác, khai ra hành vi phạm tội Ngoài ra, trong một số trường hợp, bị can tỏ ra lì lợm, nhất là trường hợp nạn nhân có thể trở thành đồng phạm hoặc chính nạn nhân đó trở thành người thực hiện hành vi phạm tội

Mặt khác, người phạm tội thường cảm thấy yên tâm vì trong hầu hết những

vụ án mua bán người thường có ít hoặc không có nhân chứng Phần lớn nạn nhân

là phụ nữ và trẻ em, đặc biệt những vụ án muabán người nhằm mục đích tình dục thì nạn nhân cũng như gia đình nạn nhân ít hoặc không dám tố giác hành vi phạm tội Hơn nữa, nếu trẻ em là nạn nhân thì người phạm tội lại càng yên tâm hơn vì trẻ nhỏ hạn chế về nhận thức, ngôn ngữ, khả năng phòng vệ, việc khai thác thông tin cũng trở nên khó khăn Bên cạnh đó, vụ án mua bán người thường không để lại hiện trường, hoặc nếu có thì thường ko ổn định nên khó kiểm soát Thời gian diễn

ra vậy, ít hoặc thậm chí không có vật chứng vì những người phạm tội sử dụng công nghệ thông tin, hoặc giao tiếp thỏa thuận trực tiếp, do đó họ khó bị phát hiện cho đến khi bị tố giác Ngoài ra, nạn nhân khi bị đưa ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn

về ngôn ngữ, đi lại, mối quan hệ, người phạm tội yên tâm rằng nạn nhân khó thoát khỏi nên không sợ bị tố giác

Trang 10

Về hành vi xử sự:Để thực hiện được hành vi lừa gạt các đối tượng những bị can phạm tội mua bán người thường thể hiện thái độ cởi mở, tích cực quan tâm đến mọi người một cách giả tạo để tạo sự tin tưởng Khi thực hiện hành vi phạm tội chúng luôn có đồng phạm,được tiến hành một cách có tổ chức, ổ, nhóm, đường dây mua bán người được thực hiện giữa những người thân thiết, thậm chí ruột thịt,

do đó tạo sự khép kín, ít sơ hở

Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý đặc trưng của bị can phạm tội mua bán người, trong quá trình hỏi cung bị can phạm tội mua bán người, Điều tra viên cần

áp dụng một số những biện tác động tâm lý như:phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp thuyết phục, phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, phương pháp giao tiếp có điều khiển và phương, pháp ám thị gián tiếp.Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm của vụ án mua bán người thì hai phương pháp tác động tâm lý nên sử dụng thường xuyên nhất là phương pháp truyền đạt thông tin và phương pháp thuyếtphục Bởi bản chất của truyền đạt thông tin là sử dụng những chứng cứ, thông tin mà cơ quan điều tra đã thu thập được để phá vỡ sự yên tâm của các bị can, từ đó bị can tha đổi thái độ khai báo

Bên cạnh đó Điều tra viên còn sử dụng phương pháp tác động này bằng cách cung cấp thông tin về những chính sách khoan hồng của nhà nước Việt Nam dành cho những người có thái độ khai báo thành khẩn, hợp tác trong quá trình điều tra,

để từ đó giúp bị can điều chỉnh thái độ khai báo cho phù hợp và đạt được hiệu quả trong hỏi cung bị can.Khi thuyết phục, Điều tra viên nên thuyết phục vào mặt tình cảm của các bị can, đặc biệt đối với những bị can cùng giới tính nữ thực hiện hành

vi mua bán với phụ nữ và trẻ em gái với mục đích tình dục, nhằm khơi gợi sự đồng cảm ở bị can để bị can ăn năn hối cải, từ đó khai nhận hành vi phạm tội của mình cũng như khai ra đồng bọn Điều tra viên cũng có thể thuyết phục bằng cách xoáy sâu vào mối quan hệ tình cảm có ý nghĩa quan trọng đối với bị can như con cái, bố

mẹ, vợ chồng

Trang 11

Ngoài hai phương pháp tác động tâm lý trên, Điều tra viên còn có thể sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy bằng cách đặt các câu hỏi phù hợp nhằm khai thác thôngtin về quá trình phạm tội từ bị can hoặc đồng phạm.để sử dụng phương pháp này, Điều tra viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tìm hiểu những điểm yếu không liên quan đến hành vi mua bán người hiện tại nhưng lại là

bí mật đời tư của cá nhân, hoặc bản thân Điều tra viên phải là người có nhiều kinh nghiệm trong hỏi cung bị can thì mới có thể điều khiển giao tiếp khi hỏi cung bị can.Các phương pháp giao tiếp có điều khiển hay phương pháp ám thị gián tiếp cũng có thể được sử dụng khi hỏi cung bị can phạm tội mua bán người

KẾT LUẬN

Có thể thấy việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý trong khi tiến hành các hoạt độngđiều tra như hỏi cung bị can, lấy lời khai nạn nhân… trong những vụ án rất quan trọng Điều tra viên tùy vào những trường hợp cụ thể có thể

sử dụng những phương pháp tác động tâm lý khác nhau để tác động đến tâm lý của các đối tượng nhằm giúp họ có sự thay đổi về nhận thức, từ đó điều chỉnh hành vi khai báo cho phù hợp Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý trong khi tiến hành điều tra vụ án cần tuân thủ các nguyên tắc tác động tâm lý và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới đem lại hiệu quả cao Cùng với đó, để quá trình tác động tâm lý có hiệu quả, cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp và cần kết hợp với một số thủ thuật được sử dụng trong quá trình điều tra

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w