1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân vàđánh giá thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân củaviệt nam trong đại dịch covid 19

12 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân và đánh giá thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19
Tác giả Quàng Tuấn Điệp
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Công pháp quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 410,12 KB

Nội dung

Hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19...6 Trang 3 MỞ ĐẦUBảo hộ công dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi quốc gia đối với công dân củamình, điều này được pháp

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

MÔN: Công pháp quốc tế

ĐỀ TÀI:

Phân tích các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân và đánh giá thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của

Việt Nam trong đại dịch Covid 19

Hà Nội 2021

HỌ VÀ TÊN Quàng Tuấn Điệp MSSV 440426

LỚP N02.TL3

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân 1

1 Khái niệm bảo hộ công dân 1

2 Cơ sở pháp lý của vấn đề bảo hộ công dân 2

3 Thẩm quyền bảo hộ công dân 3

4 Các biện pháp bảo hộ công dân 4

II Hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19 6

1 Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19 6

2 Đánh giá hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19 7

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

MỞ ĐẦU

Bảo hộ công dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi quốc gia đối với công dân của mình, điều này được pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia ghi nhận Trong suốt quãng thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam

ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam Chính vì vậy công tác bảo hộ công dân luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam tại nước ngoài an tâm làm việc và có những đóng góp cho quê hương Công dân Việt Nam ở nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về văn hoá, phong tục, ngôn ngữ, pháp luật thêm vào đó, những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 còn làm phát sinh và gia tăng những bất ổn về chính trị - xã hội, khủng hoảng y tế, nạn phân biệt chủng tộc điều này càng đặt nặng hơn nữa vai trò bảo hộ của các cơ quan có thẩm quyền Trên cơ sở đó, em xin lựa chọn đề tài

“Phân tích các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân và đánh giá thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19” cho nội dung của bài tiểu luận kết thúc học phần môn Công pháp quốc tế

NỘI DUNG

I Các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân

1 Khái niệm bảo hộ công dân

Theo nghĩa hẹp, bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở ngoài Theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân bao gồm tất cả các hoạt động giúp đỡ mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, bất kể có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này hay không

Bảo hộ công dân có thể bao gồm các hoạt động có tính công vụ như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính, hợp pháp hoá lãnh sự hoặc các hoạt động có tính giúp đỡ như trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến các thông tin cần thiết cho

Trang 4

công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ có dự định tới vì nguyện vọng cá nhân cho đến các hoạt động có tính phức tạp hơn như thăm hỏi lãnh sự công dân bị bắt, bị giam hoặc tiến hành các hoạt động bảo vệ và đảm bảo cho công dân nước mình được hưởng những quyền và lợi ích tối thiểu theo quy định của nước sở tại hoặc luật quốc tế

2 Cơ sở pháp lý của vấn đề bảo hộ công dân.

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các quy định về bảo hộ công dân được quy định khá

rõ trong Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan

hệ lãnh sự Trong số các chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia tại nước ngoài quy định tại Điều 3 Công ước viên năm 1961, chức năng “Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế” được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều luật này Tương tự như vậy, một số chức năng lãnh sự được quy định tại Điều 5, Công ước viên năm 1963 bao gồm: Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử đi; Bảo vệ quyền lợi của người vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử

đi, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này trong phạm vi pháp luật và quy định của Nước tiếp nhận; Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử đi trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ” Luật Quốc tịch Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam

ở nước ngoài Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó”

3 Điều kiện bảo hộ công dân

Trang 5

Một quốc gia chỉ có thể tiến hành các hoạt động bảo hộ đối với công dân của mình ở nước ngoài khi đáp ứng hai điều kiện sau:

- Đối tượng được bảo hộ phải là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ Quốc gia chỉ tiến hành hoạt động bảo hộ đối với những công dân mang quốc tịch của quốc gia đó Điều kiện này xuất phát từ mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước về quốc tịch, Quốc tịch thể hiện sự quy thuộc của một cá nhân về một nhà nước, sự quy thuộc này xác lập cho cá nhân được hưởng quyền lợi mà nhà nước và pháp luật đảm bảo cho họ, đồng thời cũng là cơ sở xác định trách nhiệm của nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của người đó Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khi một quốc gia có thể tiến hành hoạt động bảo

hộ đối với các cá nhân không mang quốc tịch của quốc gia đó trên cơ sở các thoả thuận, điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia

- Công dân cần được bảo hộ là người có các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại ở nước ngoài (đối với trường hợp bảo hộ theo nghĩa hẹp) hoặc công dân ở vào hoàn cảnh, điều kiện khó khăn cần được hỗ trợ, giúp đỡ như gặp thiên tai dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh (đối với trường hợp bảo hộ theo nghĩa rộng

4 Thẩm quyền bảo hộ công dân

Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ công dân, có thể chia các cơ quan này ra làm 2 loại: cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài

a, Hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước

Thẩm quyền bảo hộ công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước được pháp luật của chính quốc gia đó quy định Trên thực tế hầu hết các quốc gia thường trao nhiệm vụ này cho Bộ ngoại giao Bộ ngoại giao là cơ quan giám sát các hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện của nước mình ở nước ngoài đồng thời là cơ quan trực tiếp thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định pháp luật mới về bảo hộ ngoại giao, đảm bảo việc bảo hộ ngoại giao luôn được thực

Trang 6

hiện hiệu quả.

Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm về các hoạt động bảo hộ công dân ở trong nước cũng như ngoài nước Trong trường hợp vấn đề bảo hộ ngoại giao cần giải quyết có liên quan tới các bộ, các ngành khác trong chính phủ thì bộ ngoại giao có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các bộ, ngành có liên quan để giải quyết và báo cáo lại quốc hội

Bên cạnh đó, các quốc gia hoàn toàn có thể có những quy định về cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân khác bên cạnh Bộ ngoại giao

b, Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài

Về cơ bản, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện Việc bảo

hộ công dân do các cơ quan đại diện thực hiện được ghi nhận trong các Công ước Viên

1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự

Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ công dân

Đối với các cơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài của Việt Nam, Bộ Ngoại giao, trực tiếp là Cục Lãnh sự và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, có nhiệm vụ thực hiện chức năng bảo hộ quyền lợi công dân Việt Nam ở nước ngoài Cục Lãnh sự thực hiện các chức năng liên quan đến bảo hộ công dân, như: Quản lý nhà nước về hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài; bảo hộ lãnh sự đối với công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam xuất cảnh và cư trú ở nước ngoài Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài Theo đó, Ủy ban có nhiệm vụ tổng hợp, đánh giá tình hình cộng đồng người

Trang 7

Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài

ổn định cuộc sống, hòa nhập xã hội sở tại, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; tổ chức, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong mối liên hệ với trong nước

5 Các biện pháp bảo hộ công dân

Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, các nước có thể thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ đa dạng khác nhau, từ các biện pháp đơn giản có tính hành chính như cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh cho tối các biện pháp bảo hộ phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan, như đưa vụ việc ra toà án quốc tế hoặc sử dụng các biện pháp có tính chất răn đe để bảo hộ công dân

Việc bảo hộ ngoại giao được tiến hành ở mức độ nào và áp dụng các biện pháp bảo

hộ gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyền lợi nào bị vi phạm, mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại, khả năng ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, bối cảnh quốc tế Nước thực hiện các hoạt động bảo hộ, tùy theo mức độ của vấn đề và quyền, lợi ích của mình có thể

áp dụng tuần tự hoặc đồng thời hoặc lựa chọn các biện pháp bảo hộ cần thiết theo sự đánh giá của mình Chẳng hạn như đối với các trường hợp ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển

và được tàu thuyền nước ngoài cứu giúp, Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiến hành thăm hỏi, động viên cũng như thu xếp để có biện pháp đưa những ngư dân này về nước an toàn Trong một vụ việc khác có mức độ nghiêm trọng lớn hơn nhiều là trường hợp một công dân Việt Nam bị coi là nghi phạm trong vụ sát hại một công dân Triều Tiên tại Malaysia,

Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Chính phủ, Liên đoàn Luật sư của Việt Nam cùng nhiều

cơ quan có liên quan khác thực hiện mọi biện pháp bảo hộ công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân này

Biện pháp ngoại giao thường được coi là biện pháp đầu tiên để thực hiện bảo hộ công dân Cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể thông qua trung gian hoà giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp Bên cạnh biện pháp ngoại giao, các quốc gia còn sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt về ngoại

Trang 8

giao đối với nước vi phạm như thực hiện chiến dịch bao vây, cán vân, rút cơ quan đại diện ngoại giao và toàn bộ cán bộ của cơ quan về nước hoặc có thể đưa ra toà án quốc tế yêu cầu giải quyết

Có nhiều biện pháp để cơ quan có thẩm quyền của các nước áp dụng trong việc bảo

hộ công dân của mình nhưng về cơ bản thì các biện pháp này đều phải tuân theo quy định của của luật quốc tế Giới hạn quan trọng nhất trong việc sử dụng biện pháp bảo hộ là không được sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại giao Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những quốc gia sử dụng đến quân đội khi họ cho rằng các biện pháp hoà bình khác không

có hiệu quả trong việc bảo hộ công dân nước mình Các quốc gia theo quan điểm này đã biện hộ cho cách bảo hộ bằng vũ lực, coi việc sử dụng vũ lực trong bảo hộ công dân như

là biện pháp cuối cùng nên đã gây nhiều mâu thuẫn và xung đột đáng tiếc trong quan hệ giữa các nước hữu quan, làm mất uy tín của quốc gia thực hiện bảo hộ ngoại giao bằng vũ lực Đầu năm 2020, Mỹ gây phẫn nộ khi tiến hành không kích tấn công một chỉ huy quân đội cấp cao của Iran với lý do nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai và bảo vệ mạng sống của công dân Mỹ tại Trung Đông

II Hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19

1 Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19

Ngay sau khi Covid 19 bắt đầu diễn biến phức tạp tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức chủ động triển khai công tác bảo hộ công dân tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã đề nghị chuẩn bị các kế hoạch di chuyển công dân Việt Nam ra khỏi Vũ Hán Trên tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” các cán bộ Đại sứ quán đã làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc để giải quyết các thủ tục liên quan và xây dựng kế hoạch đưa công dân Việt Nam hồi hương phù hợp với quy chuẩn quốc tế và quy định của Việt Nam và Trung Quốc Ngày 10/2, một chuyến bay của Vietnam Airlines đã đưa 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán về nước an toàn

Trang 9

Trong giai đoạn tiếp theo, đại dịch Covid-19 lan ra toàn cầu, nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài có nguyện vọng về nước nhưng đã lâm vào tình thế mắc kẹt khi các hãng hàng không ngừng vận chuyển, nhiều quốc gia đóng cửa biên giới Bộ Ngoại giao đã nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khẩn trương vào cuộc, thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân hoạt động 24/7, kịp thời thăm hỏi người dân ở sân bay, hỗ trợ nhu yếu phẩm, triển khai các thủ tục vận tải với chính quyền sở tại Mặt khác, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao cũng phối hợp với các

cơ quan chức năng như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tổ chức các chuyến bay chở hàng kết hợp đưa người nước ngoài mắc kẹt tại Việt Nam về nước họ và đón công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Tiếp đó, Chính phủ chủ trương xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyến bay đến một số nước đón các công dân có nhu cầu cấp thiết trở

về nước, đặc biệt quan tâm tới những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em dưới 18 tuổi, học sinh, sinh viên bị đóng cửa ký túc xá không có nơi ăn ở, người trên 60 tuổi; người có bệnh lý nền, người đi công tác ngắn hạn, hết hạn hợp đồng lao động, mất việc Cho tới nay, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không trong nước cũng như một số hãng hàng không ở nước ngoài tổ chức hơn

800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

về nước an toàn

Bên cạnh đó, đối với các công dân Việt Nam và kiều bào còn đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên trao đổi, thúc đẩy, hợp tác chặt chẽ với phía nước ngoài, các cơ quan chức năng của sở tại nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, chăm sóc y tế, học tập, làm việc… tốt nhất cho công dân Cụ thể là, đề nghị phía nước ngoài tiếp tục gia hạn lưu trú đối với các trường hợp công dân hết hạn lưu trú, sớm bố trí lại việc làm cho người lao động mất việc, từng bước duy trì bình thường dần trở lại việc học tập cho các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài và tiến hành các biện pháp bảo hộ tốt nhất đối với công dân ta một cách kịp thời, hiệu quả

2 Đánh giá hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19

Trang 10

Trước hết, những hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch

là một trong những điểm sáng nổi bật trong hoạt động phòng chống Covid 19 Tại thời điểm Covid 19 bùng phát mạnh tại Vũ Hán, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi đưa máy bay vào tận tâm dịch để đưa công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại đây về nước an toàn Trong giai đoạn tiếp theo, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dân cũng như động thái từ các quốc gia, các chuyến bay đưa công dân Việt Nam vẫn được tiến hành đều đặn

Hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong đại dịch Covid 19 được tiến hành không chỉ bởi các Cơ quan ngoại giao mà là sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng cùng các hãng hàng không Tất cả

đã cùng nỗ lực, hoạt động tích cực trong phạm vi quyền hạn và khả năng để đảm bảo cho

sự an toàn của công dân Việt Nam gặp khó khăn trong đại dịch

Do những hạn chế về về nguồn lực cũng như sự khắt khe trong các chính sách hạn chế của nhiều quốc gia nên Việt Nam đã không thể đưa toàn bộ công dân bị mắc kẹt về nước theo đúng nguyện vọng Tuy nhiên, hoạt động bảo hộ đối với nhóm công dân này vẫn được chú trọng và đảm bảo Đối với những công dân bị kẹt lại nước ngoài do những hạn chế của nước sở tại, cơ quan ngoại giao thường xuyên trao đổi, thúc đẩy, hợp tác chặt chẽ với phía nước ngoài, các cơ quan chức năng của sở tại nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, chăm sóc y tế, học tập, làm việc… tốt nhất cho những công dân này

KẾT LUẬN

Bảo hộ công dân là một nhiệm vụ luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng và quán triệt thực hiện Hoạt động bảo hộ công dân Việt Nam dựa trên các căn cứ pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về vấn đề này Trong những năm qua, các cơ quan

có thẩm quyền ở nước ngoài đã tích cực trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua nhiều hoạt động như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính, giúp

đỡ về tài chính, hỗ trợ về mặt pháp lý, y tế Những biện pháp này đạt được nhiều kết quả quan trọng, giúp củng cố lòng tin của công dân Việt Nam vào các thiết chế, chính sách của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w