1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tiếng việt nâng cao phần viết = tóm tắt gọn 4 bài đọc trong 4 đoạn và)

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tóm Tắt Gọn 4 Bài Đọc Trong 4 Đoạn Và Viết Bài Văn Ngắn Theo 4 Chủ Đề
Chuyên ngành Tiếng Việt Nâng Cao
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 36,99 KB

Nội dung

hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song: Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến h

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO

( PHẦN VIẾT )

Đề tài: TÓM TẮT GỌN 4 BÀI ĐỌC TRONG 4 ĐOẠN VÀ VIẾT BÀI VĂN NGĂN THEO 4 CHỦ ĐỀ

Trang 2

MỤC LỤC

BÀI ĐỌC 1: VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON

NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM 4

BÀI ĐỌC 2 LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG 5

BÀI ĐỌC 3 TOÀN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU 7

BÀI ĐỌC 4: DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 8

PHẦN VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGẮN THEO 4 CHỦ ĐỀ 9

CHỦ ĐỀ 1 : CẢM NHẬN CỦA ANH / CHỊ VỀ HÀ NỘI 9

CHỦ ĐỀ 2: DU LỊCH VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA QUỐC GIA LÀO 11

CHỦ ĐỀ 3 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÔNG MEKONG TRONG CUỘC SÔNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI DÂN LÀO 13

CHỦ ĐỀ 4 : QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP, TOÀN CẦU HÓA ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUỐC GIA LÀO NHƯ THẾ NÀO 15

Trang 3

BÀI ĐỌC 1: VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA HỘI NHẬP VĂN HÓA: LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM

Văn hóa là một khái niệm rộng, không chỉ bao gồm những hoạt động văn hóa nghệ thuật mà còn bao gồm những tri thức, hộ giá trị và phong cách sống của một cộng đồng dân cư hay một dân tộc

Trong suốt chiều dài của lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc tiếp biến văn hóa: chịu ảnh hưởng của văn hóa nước khác nhưng không tiếp thu một cách thụ động mà có sự sáng tạo, biến những tinh hoa văn hóa thế giới thành những đặc điểm riêng của nền văn hóa nước ta

hội nhập quốc tế về văn hóa bao gồm hai quá trình song song:

Thứ nhất, tham gia sâu rộng vào các cơ chế hợp tác đa phương và tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành quảng bá, giới thiệu cái hay, cái đẹp, cái đặc biệt của nền văn hóa dân tộc trong đó tập trung vào những thế mạnh, những sản phẩm văn hóa tiêu biểu của đất nước, hình tượng quốc gia, những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc; đồng thời phát huy các giá trị, tri thức và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, đóng góp vào sự phát triển của khu vực và thế giới, làm giàu thêm kho tàng văn hóa thế giới

Thứ hai, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả những tri thức về khoa học, những ý tưởng về văn hóa và giáo dục, những kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển, từ đó góp phần phát triển đất nước theo hướng bền vững, xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại và nhân văn

Ngày nay, Ngoại giao Văn hóa được xác định là một trong ba trụ cột của nền Ngoại giao toàn diện, gắn bó chặt chẽ, thống nhất và kết hợp nhịp nhàng với Ngoại giao Chính trị, Ngoại giao Kinh tế

Hội nhập quốc tế về văn hóa cần phải lấy con người làm trung tâm, do toàn dân thực hiện, phục vụ lợi ích của nhân dân và góp phần xây dựng con người có văn hóa

Trang 4

BÀI ĐỌC 2 LOÀI NGƯỜI TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết các nguy cơ chính đe doạ hành tinh chúng ta như biến đổi khí hậu, tốc độ tuyệt chủng của các loài và thách thức của việc cung cấp lương thực cho số dân cư đang ngày càng tăng chỉ là một số trong muôn vàn những vấn đề còn tồn tại, những điều đó đang khiến loài người phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới

Lời cảnh báo này được đưa ra trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu: Vì

sự phát triển (GEO -4)” của UNEP GEO-4 đánh giá tình trạng hiện nay của không khí, đất, nước, khí hậu và đa dạng sinh học toàn cầu, mô tả những thay đổi kể từ năm 1987 và nêu những vấn đề ưu tiên cần giải quyết

Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất và đưa ra hàng loạt các biện pháp quan trọng liên quan đến các vấn đề từ đa dạng sinh học và sa mạc hoá đến mua bán các chất thải độc hại và các cơ thể sống bị biến đổi

Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời cảnh báo rằng chúng ta đang sống vượt xa ngưỡng cho phép, cuộc sống của hàng tỷ người ở các nước đang phát triển đang bị đe dọa do những nước này đã không giải quyết được những vấn đề đơn giản mà nhiều quốc gia khác đã hoàn thành tốt

GEO-4 cũng nhắc lại tuyên bố mà Uỷ ban Brundtland đã đưa ra rằng thế giới không đối mặt với những cuộc khủng hoảng riêng rẽ mà tất cả “khủng hoảng môi trường”, “khủng hoảng phát triển”, “khủng hoảng năng lượng” đều là một Cuộc khủng hoảng này không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra

Trang 5

“Không còn chần chừ và cũng không còn thời gian, với tri thức và hiểu biết nắm trong tay về những thách thức trước mắt, chúng ta cần hành động ngay

để bảo vệ sự sống của chúng ta và của thế hệ tương lai”, “Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải

là ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai”

Trang 6

BÀI ĐỌC 3 TOÀN CẦU HÓA LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU

Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX Cho đến nay, vẫn còn đang có những ý kiến khác nhau về nguồn gốc và bản chất của quá trình toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng người Trong khi một số nước đang phát triển tiếp nhận toàn cầu hoá một cách hồ hởi thì ở nhiều nước phát triển, phong trào chống toàn cầu hoá lại diễn ra một cách rộng khắp và thu hút hàng vạn người tham gia

Vậy tính tất yếu của toàn cầu hoá được biểu hiện như thế nào?

Về mặt xã hội, những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc

Về mặt chính trị, người ta thường nhắc tới những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia, điều đó được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị

Thông qua quá trình toàn cầu hoá, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân

sự, mà còn muốn hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hoá phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hoá này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hoá

và văn minh phương Tây

Trên thực tế, những gì mà toàn cầu hóa mang lại cho con người trong những thập kỷ qua đã làm cho không ít các quốc gia băn khoăn, lo lắng, không

ai có thể phủ nhận được rằng, toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo

ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ

Trang 7

BÀI ĐỌC 4:

DI DÂN TỪ NÔNG THÔN VÀO ĐÔ THỊ - HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH

THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Đô thị hóa là một quá trình tất yếu, việc ngăn chặn các luồng di dân từ nông thôn vào thành thị là không thực tế và không thể, điều quan trọng là chính quyền các đô thị phải bắt kịp được sự phát triển của các thành phố, tạo điều kiện

để sự phát triển được thực hiện trong tầm kiểm soát

Việc tăng dân số thành thị và sự tập trung dân số thành thị, dẫn đến những siêu thành phố sẽ xuất hiện Sự tập trung này gây tắc nghẽn giao thông ô nhiễm môi trường, tăng gánh nặng cho dịch vụ công, tình hình tội phạm và người nghèo thành thị ngày càng gia tăng

Nhiều nghiên cứu về di cư của nước ta trong thời gian gần đây cho thấy, các chính sách nhằm hạn chế di cư dường như là không có kết quả trong hoàn cảnh phát triển của Việt Nam;

Trong những năm qua, nhà ở của những người nhập cư vào đô thị và khu công nghiệp luôn ở trong tình trạng thả nổi, không có đơn vị chỉ đạo, quản lý và điều đó dẫn đến tình trạng các cá thể ở những nơi có nhu cầu tự xây dựng nhà cho thuê

Quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạch hợp lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái, hậu quả không mong muốn đó đã tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với chính quyền các thành phố lớn, các đô thị

Một trong những biện pháp hạn chế được luồng di cư vào đô thị là chiến lược xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách nông thôn, đô thị, “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo” cũng đề cập đến việc khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề

Trang 8

PHẦN VIẾT VIẾT BÀI VĂN NGẮN THEO 4 CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ 1 : CẢM NHẬN CỦA ANH / CHỊ VỀ HÀ NỘI

Hà Nội hay gọi là Thăng Long là thủ đô của đất nước Cộng hòa Xã hôi chủ nghĩa Việt Nam có lịch sử tồn tại hơn 1000 năm trước đây Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng bao gồm 12 quận, 17 huyện

Thành phố Hà Nội là thành phố rất phát triển và hện đại nằm ở miền Bắc của Việt Nam có dân số khoảng 9 triệu người với diện tích 3.359 km2 Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít Lần đầu tiên, khi

em đặt chân ở thủ đô Hà Nội em cảm rất phức tạp với các con đường, các xe máy, xe ô tô và dân số vì Hà Nội là thành phố lớn đứng thứ hai về diện tích sau thành phố Hồ Chí Minh Và đây là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương ,

là trung tâm các cơ quan quan trọng của Việt Nam , là trung tâm kinh tế , chính trị , giáo dục , văn hóa y tế , công nghiệp và giao thông Nên Hà Nội là thành phố rất phát triển có nhiều văn hóa truyền thông và di tích lịch sử đã tồn tại từ lâu đời như hồ Gươm , hồ Tây , văn Miếu Quốc từ Giám , lăng chủ tịch hồ chí minh Ngoài đó Hà Nội có nổi tiếng về món ăn đặc sản vừa ngon vừa rẻ như : phở Hà Nội, bún Chả , bún Thang, Cả cá Lã Vọng Các món ăn là những hương vị khác nhau, đưa đến cho người thưởng thức sự bất ngờ này đến bất ngờ khác Ẩm thực là yếu tố níu chân bất kì ai khi đến với Hà Nội Tính cách của người dân Hà Nội dễ quen người ta rất hiền lành và thân thiết cuộc sống ở đây khá là phức tạp ban ngày người dân đều đi làm đi học đến ban đêm sẽ thấy các thành niên đi chơi và khách du lịch tập trung ở các phổ cổ rất đông người từng bừng và nhộn nhịp Đặc biệt với người lào Hà Nôi có mối quan hệ tốt đẹp với Lào nên hàng năm có khoảng 700 sinh viên sang đây để học tập ở các trường đại học Hà Nội Ở đây sinh viên Lào được học cùng với sinh viên Việt nam chúng

em sang học ở đây may là có các thầy cô và các bạn sinh viên Việt Nam giúp đỡ

Trang 9

về việc học tập mới được học tốt, vì vậy giữa sinh viên Lào và Việt Nam là yêu thương

Khi được sống và học tập ở Việt Nam nói chung, ở Hà Nội nói riêng em cảm thấy rất tự hào và ấn tượng, vì các thầy cô, anh em sinh viên và người dân ở đây luôn luôn quan tâm và giúp đỡ đến chúng em chỉ không phải là việc học tập

mà là kể cả việc sinh sống của cả người Lào Đặc biệt, em cảm thấy rất ấn tượng

về cách sinh sống của người Hà Nội, mặc dù Hà Nội là thành phố lớn và có đân

cư đông đúc nhưng người dân ở đây có cuộc sống rất đơn giản

Trang 10

CHỦ ĐỀ 2:

DU LỊCH VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA QUỐC GIA LÀO

Với nền văn hóa đặc sắc, thiên nhiên tươi đẹp và những người dân hiếu khách, Lào là một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách quốc tế đến du lịch Chính phủ Lào đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm phát huy cao nhất tiềm năng du lịch

Lào coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn Những năm gần đây, du lịch Lào gặt hái nhiều thành tựu, mang lại nguồn thu đáng kể cho đất nước, thúc đẩy các ngành nghề liên quan, thúc đẩy xây dựng hạ tầng, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết, năm 2019, nước này đã đón 4,58 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 9% so năm trước đó Năm 2019, nhân dân Lào tự hào khi Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới Đây là di sản thế giới thứ ba của Lào Đến năm 2020 du khách đã giảm đi 2% so với năm ngoái do tình hình dịch bệnh Covid 19 đã xảy ra, dù thế nào theo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho rằng bên cạnh các di sản thế giới, tiềm năng du lịch của nước Lào rất lớn với tổng số 1.318 điểm du lịch tự nhiên, 596 điểm du lịch văn hóa, 294 di tích lịch sử Để phát huy những tiềm năng du lịch sẵn có, trong nhiều năm qua, những chương trình giới thiệu đất nước, con người Lào được tiến hành liên tục, gây ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế về bản sắc văn hóa dân tộc, danh lam thắng cảnh, các công trình, kiến trúc lịch sử Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn Theo đó, Lào đã tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước tươi đẹp, thanh bình, đồng thời tập trung phát triển ngành trên cơ sở tăng cường chất lượng nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch Ngoài ra, Lào cũng xây dựng trang thông tin du lịch với nhiều ngôn ngữ để thu hút nhiều du khách các nước đến thăm ngòai ra Lào cũng đang tiếp tục củng cố cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch, cũng như cải thiện chất lượng, giá cả dịch vụ nhằm thu hút thêm du khách Với

Trang 11

tầm nhìn dài hạn, những hoạt động kinh doanh, dịch vụ liên quan du lịch được Lào cũng đã khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và thân thiện môi trường Những nỗ lực của các doanh nghiệp làm du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường cũng được ghi nhận và khuyến khích Theo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, Chính phủ Lào sẽ không đầu tư ồ ạt để xây dựng mới hoàn toàn các khu du lịch trọng điểm mà chỉ cải tạo, nâng cấp hạ tầng dịch vụ các điểm du lịch trên cơ sở sẵn có Những điểm du lịch mới cũng sẽ được xem xét cụ thể khả năng thực tế của địa phương trước khi

đi đến quyết định đầu tư

Lào không chỉ hấp dẫn du khách quốc tế bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống, nhiều ngôi chùa trang nghiêm, công trình kiến trúc cổ kính và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn bởi những người dân hiền hòa và hiếu khách Với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ và nhân dân Lào, ngành du lịch Lào sẽ tiếp tục phát triển và gặt hái nhiều trái ngọt trong thời gian tới

Trang 12

CHỦ ĐỀ 3 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÔNG MEKONG TRONG CUỘC SÔNG VÀ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI DÂN LÀO

Sông Mekong, một trong những con sông dài nhất và giàu tài nguyên nhất thế giới, bắt nguồn từ suối Lạp Tái Cống Mã, núi Quốc Trung Mộc Sách thuộc tỉnh Thanh Hải chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi đến Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam Sông Mekong có chiều dài khoảng 4.350 km

Lào là một nước có sông Mekong chảy qua từ Bắc đến Nam, sông Mekong là huyết mạch của người dân Lào ,dòng sông mang lại nhiều lợi ích đối vối sự phát triển kinh tế, xã hội , văn hóa của đất nước Lào và đóng vai trò là huyết mạch của người dân Lào đặc biệt là người dân có đời sống ở hai bền sông

và nhiều quốc gia khác mà có sông Mekong chảy qua Người dân Lào thường dùng dòng sông là con đường giao thông và giao hàng hóa, là con đường liên lạc

và giao lưu văn hóa giũa nhân dân hai bên Ngoài đây, sông Mekong cũng là nơi sinh sống của người dân có cuộc sống ven sông chẳng hạn là bắt cá tự nhiên và bắt că thương mại Ngoài đó sông Mekong còn cũng là một con sông rất thích hợp để xây dựng đập.Vì thế , hiện nay, Lào đã làm nhiểu thủy điện để dùng trong nội và xuất khẩu nước ngoài chẳng hạn : Thailan, Việt Nam, Trung Quốc v.v mà được diễn trong hàng năm đất nước của chúng ta có thể tạo nguồn thu số lượng lớn từ xuất khẩu cho nước ngoài Mặc dù, sự tạo thủy điện trên sông Mekong có nhiều lợi ích rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào nhưng ngược lại nó đã tạo ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống của con người mà ở cuối nguồn nước có thể gặp rắc rối vì không có đủ nước vì càng nhiều đập được xây dựng thì càng có nhiều thay đổi

Sông Mêkông đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế, đời sống vật chất của các quốc gia mà có dòng sông chảy qua nói chung, nói riêng của sự phát triển nền kinh tế - xã hội và cuộc sống người dân Lào, vì thế sẽ làm như thế nào để bảo vệ giữ gìn nguồn nước sông Mekong và biết dùng nước cho đúng cách để giảm ảnh

Ngày đăng: 07/03/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w