Tính cấp thiết khi chọn đề tài Hiện nay, việc ra đề thi tự luận bằng tay gặp rất nhiều khó khăn do việc phảibảo đảm các câu hỏi không được trùng lắp, cấu trúc các đề trong một lần ra thi
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ LỰA CHỌN ĐỀ THI THUỘC NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỰ LUẬN CHO CÔNG
TÁC KHẢO THÍ
Mã số: T2017-06-64
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : ThS ĐỖ PHÚ HUY
ĐÀ NẴNG, …/2018
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG 2017
XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ LỰA CHỌN ĐỀ THI THUỘC NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỰ LUẬN CHO CÔNG
TÁC KHẢO THÍ
Mã số: T2017-06-64
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
Trang 3DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ: trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐHĐN
Trang 4MỤC LỤC iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
Hướng dẫn biên soạn đề thi, đề kiểm tra 4
1 Mục đích của đánh giá: 4
2 Đề thi, đề kiểm tra có chất lượng: 4
3 Quy trình biên soạn đề, ngân hàng câu hỏi thi 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 26
1 Phân tích hiện trạng 26
2 Phân tích bài toán 27
3 Ý tưởng xây dựng chương trình 27
4 Phân tích các chức năng 30
i Quản lý tài khoản 30
ii Quản lý học phần 30
iii Quản lý câu hỏi 30
iv Quản lý ra đề thi và kiểm tra 31
5 Sơ đồ Usecase 31
i Danh sách các Actor và hành động của từng Actor 31
ii Sơ đồ Usecase của hệ thống 33
iii Mô tả UseCase 33
6 Sơ đồ hệ thống tuần tự 36
i Sơ đồ quản lý thành viên 36
ii Sơ đồ quản lý đề thi 37
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 38
Trang 5Kết quả thực hiện chương trình 38
1 Màn hình đăng nhập 38
2 Màn hình chọn học phần 39
3 Màn hình ra đề thi 39
4 Màn hình tùy chọn số câu hỏi trong đề và theo chương 40
5 Lưới hiển thị đề kiểm tra đã được thực hiện 40
6 Màn hình thực hiện việc in đề thi vừa được tạo 41
7 File word đề thi và đáp án được sinh ra 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 6Hình 1: Minh họa việc xây dựng ngân hàng câu hỏi theo học phần 28
Hình 2: Xây dựng đề thi dựa trên ngân hàng câu hỏi 29
Hình 3: Sơ đồ Usecase hệ thống 33
Hình 4: Sơ đồ tuần tự quản lý người dùng 36
Hình 5: Sơ đồ tuần tự quản lý đề thi 37
Hình 6: Giao diện đăng nhập hệ thống 38
Hình 7: Giao diện chọn học phần để ra đề thi 39
Hình 8: Màn hình tạo đề thi 39
Hình 9: Cửa sổ tùy chọn cấu hình đề thi 40
Hình 10: Lưới hiển thị thông tin đề được tạo 40
Hình 11: Chọn yêu cầu in ra file nội dung đề thi 41
Hình 12: File đề thi được sinh ra sau khi tạo đề 41
Trang 8TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng phần mềm hỗ trợ lựa chọn đề thi thuộc ngân hàng câu hỏi tựluận cho công tác khảo thí
- Mã số: T2017-06-64
- Chủ nhiệm: Đỗ Phú Huy
- Thành viên tham gia:
ThS Nguyễn Văn Phát
- Cơ quan chủ trì: ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
2 Mục tiêu: xây dựng ứng dụng hỗ trợ việc lựa chọn và xây dựng được đề thi tự
luận phục vụ cho công tác khảo thí của trường
3 Tính mới và sáng tạo: Xây dựng chương trình hỗ trợ việc chọn câu hỏi để tạo
thành đề thi không trùng lặp và có cấu trúc, độ khó tương đương nhau khi được tạocùng đợt thi
4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Dựa trên các bộ đề thi tự luận đã có, chương trình
hỗ trợ việc quản lý câu hỏi và đáp án tương ứng Nhờ vào dữ liệu câu hỏi và đáp ánnày, chương trình hỗ trợ việc xây dựng nhiều đề thi tự luận cùng lúc
5 Tên sản phẩm: Chương trình hỗ trợ xây dựng đề thi tự luận
Trang 96 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho các môn tự luận tại trường
7 Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính
- Trang chọn học phần để ra đề thi
- Trang xây dựng đề thi
Trang 11MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tăng cơ hội thúc đẩy nhiều thayđổi trong tin học hóa nghiệp vụ quản lý, giúp con người giải quyết được rất nhiềubài toán khó, giảm thiểu việc lãng phí thời gian và việc tiêu hao nguồn lực conngười
Đánh giá kết quả học tập của người học là một hoạt động rất quan trọngtrong quá trình đào tạo Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thôngtin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của người học nhằm tạo cơ sởcho những điều chỉnh sư phạm của giảng viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáodục và cho bản thân người học, để người học đạt kết quả tốt hơn trong học tập
Việc xây dựng đề thi tự luận một cách thủ công khiến cho việc ra đề thi dễtrở nên cảm tính và không chính xác Vì vậy, đã có nhiều chương trình hỗ trợ chothầy cô trong việc ra đề để bao quát được phần lớn các kiến thức và kỹ năng cơ bảncủa học phần Tuy nhiên, để hỗ trợ việc quản lý câu hỏi, đáp án và đề thi cũng nhưkiểm soát được tính hợp lý của việc ra đề thì vẫn chưa có chương trình nào đáp ứngnhững yêu cầu cấp thiết này
2 Tính cấp thiết khi chọn đề tài
Hiện nay, việc ra đề thi tự luận bằng tay gặp rất nhiều khó khăn do việc phảibảo đảm các câu hỏi không được trùng lắp, cấu trúc các đề trong một lần ra thi phảitương tự nhau về độ khó dễ của câu hỏi Bên cạnh đó, việc bảo đảm đáp án giốngnhau cho việc chấm chung (đối với môn thi cần nhiều người chấm) cũng đặt ra vấn
đề khó khăn lớn cho người làm đề
Vì vậy, việc tạo ra một ứng dụng hỗ trợ việc ra đề thi tự luận là một yêu cầucấp thiết hiện nay
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Xây dựng phần mềm hỗ trợ lựa chọn đề thi thuộc ngân hàng câu hỏi tự luận cho công tác khảo thí” sẽ phần nào giải quyết được
Trang 12những vấn đề đã và đang được đặt ra và là một trong những đề tài mang tính cấpthiết đối với việc ra đề thi hiện nay.
3 Mục tiêu đề tài
Xây dựng phần mềm hỗ trợ việc
o Quản lý ngân hàng câu hỏi tự luận
Kiểm soát việc trùng lặp câu hỏi
Dễ dàng truy cập, tìm kiếm câu hỏi và đáp án tương ứng
o Ra đề thi tự luận thỏa mãn các yêu cầu của người dùng
Không trùng lặp câu hỏi
Đưa ra đáp án tương ứng cho từng đề thi
- Đưa ra phổ điểm tương ứng cho từng câu hỏi
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Bộ câu hỏi tự luận, bộ đáp án tương ứng cho từng câu hỏi
- Phạm vi nghiên cứu là kỳ thi tự luận tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Đà Nẵng
5 Đặc tả phần mềm
Tìm hiểu cách tổ chức và xây dựng bộ câu hỏi và đáp án cho đề thi tự luậncho môn học cụ thể
Xây dựng thuật toán quản lý và xây dựng đề thi tự luận một cách tự động
6 Nội dung và kết cấu báo cáo
Báo cáo gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận Phần nội dung gồm 3chương:
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
o Chương này trình bày tổng quan về việc sử dụng các phần mềm hỗ trợxây dựng ứng dụng, các công cụ thường xuyên sử dụng để xây dựng
Trang 13MỞ ĐẦU
nền tảng cho bài toán Mô tả một số công nghệ mới hỗ trợ phát triểnứng dụng, vì sao phải sử dụng một số công nghệ này
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
o Chương này trình bày một hướng tiếp cận trong việc phân tích hệthống Trình bày những hướng chức năng cơ bản cho người dùng, cácchức năng này sử dụng như giải pháp trong việc quản lý chương trình.Ngoài ra, chương này trình bày các sơ đồ lớp, sơ đồ tuần tự, sơ đồchức năng, sơ đồ cơ sở dữ liệu
- CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
o Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích bài toán liên quan, đặc biệt là cácchức năng hệ thống Từ các phân tích hệ thống và dữ liệu có được,chương trình xây dựng thử nghiệm để kiểm chứng trước khi đưa vàothực tế sử dụng
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾTHướng dẫn biên soạn đề thi, đề kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập của người học là một hoạt động rất quan trọngtrong quá trình đào tạo Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thôngtin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của người học nhằm tạo cơ sởcho những điều chỉnh sư phạm của giảng viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáodục và cho bản thân người học, để người học đạt kết quả tốt hơn trong học tập
1 Mục đích của đánh giá: là để có những quyết định đúng đắn về quá trình
dạy học Theo Gronbach, đánh giá là quá trình thu thập những thông tin để đi đến 3loại quyết định cụ thể sau đây:
- Quyết định để cải tiến hoàn thiện nội dung đào tạo: Quyết định xem tài liệu,phương pháp, phương tiện nào là thích hợp và có cần thay đổi gì không?
- Quyết định có liên quan đến cá nhân: Xác định nhu cầu của người học, đánhgiá SV với mục đích tuyển chọn hay phân loại, làm cho SV hiểu được khả năng của
họ so với yêu cầu chung
- Quyết định về mặt quản lý hành chính: Đánh giá hệ thống nhà trường, giảngviên và các tổ chức thực hiện
Nhìn chung chúng ta mới chỉ chú trọng đến loại quyết định thứ hai, chưa biếttận dụng kết quả của quá trình đánh giá để thực hiện hai loại quyết định còn lại Do
đó, mục tiêu đánh giá cũng bị hạn chế trong phạm vi của loại quyết định này, khôngthúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy học, không thúc đẩy sự vươn lên của giảng viên
Đánh giá kết quả học tập của người học cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ,phương pháp và hình thức khác nhau Đề kiểm tra nói chung và đề thi kết thúc họcphần nói riêng là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kếtquả học tập của người học Vậy những tiêu chí nào xác định một đề thi tốt?
2 Đề thi, đề kiểm tra có chất lượng: Để thiết kế được một đề thi, đề kiểm
tra có chất lượng cán bộ ra đề thi cần lưu ý các yêu cầu sau:
- Người ra đề thi phải nắm chắc mục đích yêu cầu của môn học, hoặc nội dunggiảng dạy cần được đánh giá, qua đó xây dựng mục tiêu cần đánh giá của đề thi Nếu
Trang 15CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ THUYẾT
người ra đề làm tốt được khâu này thì bất kỳ một giảng viên nào cũng có thể ra đượcmột đề thi tốt Một số người cho rằng một thầy giáo tự dạy, tự ôn, tự ra đề thi thì sẽkhông thể nào nhà trường có được một đánh giá chính xác về kết quả học tập của sinhviên Điều này rất đúng nếu như giáo viên ấy trong quá trình giảng dạy đã không đạtđược mục đích yêu cầu của môn học và khi xây dựng đề thi thì chỉ gói gọn vào trọngtâm ôn thi Ngược lại nếu đề thi người giảng viên ấy thiết kế có thể đánh giá được cácyêu cầu về nội dung của môn học đó thì không có vấn đề gì phải lo ngại cả Như vậy,
để bất kỳ một giảng viên nào trong tổ bộ môn (không nhất thiết phải giảng dạy) cóthể ra được một đề thi đảm bảo thì bộ môn phải xác định chính xác, đầy đủ chuẩn(hay tiêu chí để đánh giá) kiến thức, kỹ năng và thái độ của học phần, môn học đó.Khi đó, chuẩn hay tiêu chí đánh giá này là cơ sở để giảng viên ra đề thi hay các câuhỏi thi tương đương nhau
- Đề thi, đề kiểm tra phải đảm bảo độ tin cậy cao thể hiện qua tính chính xác,
rõ ràng, mạch lạc, nhất quán của đề Tránh đặt ra các câu hỏi mà thí sinh có thể hiểusai ý, hiểu bằng nhiều cách hoặc nội dung câu hỏi không mang tính giáo dục
- Nội dung đề thi phải thể hiện được giá trị của đề thi Nói cách khác đề thiphải đạt được điều cần đánh giá qua bài thi đó Ví dụ trong một đề thi đánh giá khảnăng nghe hiểu tiếng Anh của sinh viên mà lại yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn kểlại những gì mình nghe được Đề thi này sẽ không thể nào đánh giá được đúng khảnăng nghe hiểu của sinh viên nếu như thí sinh không có khả năng viết tiếng Anh tốt
Vì vậy chưa chắc một sinh viên đạt điểm thấp trong bài thi đó là sinh viên có khảnăng nghe tiếng Anh kém
- Tránh xây dựng nội dung đề thi mà sinh viên có thể đoán được câu trả lờichứ không cần có kiến thức của môn học
- Lượng thời gian quy định cho việc làm bài thi rất quan trọng Sẽ không thểnào đánh giá đúng kết quả được của sinh viên nếu lượng thời gian làm bài quá thừahoặc quá thiếu
- Không nên xây dựng đề thi mang tính chất đố mẹo thí sinh Trong một bàithi, bài kiểm tra chất lượng, ta sẽ rất khó đánh giá đúng kết quả học tập của sinh viênnếu nội dung bài thi mang tính chất “gài bẫy” hoặc “chơi chữ” đối với sinh viên
Trang 16- Để kích thích việc tự nghiên cứu và tư duy sáng tạo trong sinh viên, khi ra đềthi giáo viên nên lưu ý đặt những câu hỏi hoặc những tình huống đòi hỏi thí sinh phảiđộng não khi làm bài Nên tránh xây dựng các đề thi mà sinh viên chỉ cần học thuộclòng các nội dung ghi chép trong sách vở là có thể làm bài tốt được.
- Hình thức và nội dung đề thi nên được nghiên cứu cải tiến hàng năm Sẽ rấtkhó đánh giá chính xác được kết quả học tập của sinh viên nếu như đề thi của mộtmôn học nào đó năm nay cũng giống hệt như các năm về trước
3 Quy trình biên soạn đề, ngân hàng câu hỏi thi
Để biên soạn đề kiểm tra, đề thi và ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phầncần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1 Xác định mục đích của đề kiểm tra, chuẩn kiến thức, kỹ năng
- Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người họcsau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nênngười biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểmtra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của ngườihọc để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp
- Việc định chuẩn kiến thức là một việc làm rất quan trọng, đảm bảo cho việcđào tạo đảm bảo được đúng mục tiêu dự kiến đề ra Việc định chuẩn kiến thức giúpcho nhà quản lý kiểm tra được quá trình dạy và học theo đúng mục tiêu dự kiến Bộmôn, xác định chuẩn chi tiết cho từng nội dung của học phần làm cơ sở để giảngviên xây dựng câu hỏi thi, bảng trọng số đề thi
Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra, thi
Đề kiểm tra, thi (viết) có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câuhỏi dạng trắc nghiệm khách quan
Ngoài ra có thể dùng nhiều hình thức khác như bài tập lớn, vấn đáp, phỏngvấn, đánh giá hồ sơ
Trang 17CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp
lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra, thi, phù hợp với đối tượng
và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả họctập của người học chính xác hơn
Nếu đề kiểm tra, thi kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khácnhau hoặc cho người học làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập vớiviệc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bàirồi mới cho người học làm phần tự luận
Bước 3 Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năngchính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của người học theo các cấp độ:nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp
Trang 18KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) Cấp độ
Cấp độ cao
Chủ đề 1 Chuẩn KT,
KN cầnkiểm tra
%
Trang 19Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu điểm= %
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu
Trang 20Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm
điểm= %
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu Số điểm
Số câu điểm= %
*) Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra, thi
B1 Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra, thi;
B2 Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3 Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,
chương );
B4 Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra, thi;
B5 Tính số điểm cho mỗi chủ đề(nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %;
B6 Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7 Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8 Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
Trang 21CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ THUYẾT
B9 Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết
Cần lưu ý:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trongchương trình môn học Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phốichương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác
+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) nên có những chuẩn đại diện đượcchọn để đánh giá
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứngvới thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung,chương ) đó Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duycao (vận dụng) nhiều hơn
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung,
chương ):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗichủ đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phânphối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗichuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu,vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, nănglực của người học
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏitương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tựluận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp
Bước 4 Biên soạn câu hỏi theo ma trận, ngân hàng đề thi
- Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi,
số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm
Trang 22tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng
tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi
thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a Các yêu cầu, nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
a1 Yêu cầu
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra, thi về mặt trình bày và
số điểm tương ứng;
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người học;
- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những người học không nắmvững kiến thức;
- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệchcủa người học;
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏikhác trong bài kiểm tra;
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
- Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không
có phương án nào đúng”.
a2 Nguyên tắc viết câu dẫn
- Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên đưa vào các phương ánlựa chọn
- Sắp xếp câu dẫn hợp lý để tránh các ngôn ngữ/cách diễn đạt mới lạ, khônghợp lý nhưng cũng cố gắng để đưa được nhiều hơn ý của chủ đề vào câu dẫn và đưa
ra những phương án lựa chọn ngắn gọn hơn
Trang 23CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ THUYẾT
- Tránh các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “không” Nếu
sử dụng những từ ngữ này, bạn phải làm nổi bật chúng bằng cách in nghiêng, inđậm hoặc gạch chân Đánh dấu các từ ngữ quan trọng như “không”, “chỉ có”,
“ngoại trừ” nếu sử dụng chúng trong câu hỏi
a3 Nguyên tắc viết phương án lựa chọn
- Câu hỏi khách quan đa lựa chọn có từ 3-5 phương án, thông thường nên cóbốn phương án lựa chọn trong đó có một phương án đúng/đúng nhất Các phương
án sai/ nhiễu là một phương án gần đúng và những lỗi thường gặp ở học sinh Tuynhiên ba phương án lựa chọn có chất lượng cho một câu hỏi có thể tốt hơn bốnphương án nếu trong đó có một phương án nhiễu kém chất lượng (học sinh dễ nhậnra)
- Các phương án lựa chọn nên có độ dài tương xứng Một phương án dài hơnhoặc ngắn hơn một cách thái quá có thể thu hút sự chú ý của học sinh vì chúng nổibật và có thể dễ dàng nhận thấy
- Các phương án lựa chọn phải phù hợp với câu dẫn về mặt ngữ pháp
- Tránh đưa ra các phương án lựa chọn chồng chéo, có sự trùng lặp, nối tiếpvới nhau
Ví dụ:
Câu hỏi có chất lượng kém:
1 Ở khoảng nhiệt độ nào, nước sẽ là chất lỏng?
a) giữa 0 và 50 b) giữa 50 và 100c) giữa -50 và 0 d) giữa 100 và 150
(Lưu ý: cả phương án a và c đều có 0; cả phương án b và d đều có 100; cả
phương án a và b đều có 50)
Câu hỏi viết lại có chất lượng tốt hơn:
2 Ở khoảng nhiệt độ nào nước sẽ là chất lỏng?
a) giữa 1 và 50
Trang 24b) giữa 51 và 99 c) giữa -50 và 0d) giữa 100 và 150
- Tránh đưa ra phương án “tất cả các phương án trên đều đúng”
a4 Nguyên tắc viết phương án lựa chọn
- Đảm bảo rằng các đáp án đúng được viết dựa vào chủ đề/đoạn văn và /hoặc
sự phù hợp/nhất trí về nội dung kiểm tra (những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõiđược giảng dạy trên lớp học cần đánh giá)
- Tránh các câu hỏi “gợi ý” hoặc “kết nối”, đáp án của câu này được tìm thấyhoặc phụ thuộc vào câu khác Vấn đề này thường gặp khi tập hợp các câu hỏi để tạothành một bài test hoàn chỉnh hoặc khi bạn viết câu hỏi cho một vài lớp học
a5 Nguyên tắc viết phương án lựa chọn (phương án nhiễu)
- Phương án nhiễu được đưa ra nhằm “thu hút” những học sinh không hoàntoàn nắm vững nội dung/kiến thức Đây không phải là “thủ đoạn” hay “đánh lừa”hoặc “không công bằng” Nó xuất phát từ “tiền đề’ rằng mục tiêu của kiểm tra đánhgiá là tìm ra những học sinh đã hiểu bài và những học sinh không hiểu bài Học sinh
đã học và nắm vững kiến thức sẽ chọn được đáp án đúng và ngược lại những họcsinh không học, không hiểu bài sẽ không chọn được đáp án đúng
- Tất cả các phương án nhiễu phải có tính hợp lý Đó thường là những hiểulầm những sai sót học sinh thường mắc Sử dụng kiến thức, hiểu biết của giáo viên
về các lỗi thông thường mà học sinh hay mắc phải để viết phương án nhiễu là cáchlàm khôn ngoan nhất Thông thường, nếu giáo viên biết rằng, học sinh thường bỏqua một bước hoặc nhầm lẫn trong quá trình tính toán nào đó, hãy đưa ra mộtphương án nhiễu là kết quả của thiếu sót/ nhầm lẫn đó Cũng có rất nhiều nghiêncứu đã đưa ra những dẫn chứng về nhận thức sai thông thường trong các khái niệmkhoa học Bạn có thể đưa những nhận thức sai này vào các phương án nhiễu
Ví dụ:
Ví dụ 1: Khi mục đích của việc kiểm tra nắm khái niệm tích của hai số ta có
thể xây dựng câu hỏi và các phương án nhiễu như sau:
Trang 251 An, Bình, Long, Nam, Toàn, Huệ
2 An, Bình, Toàn, Huệ, Long, Nam
3 Long, Nam, An, Bình, Toàn, Huệ
4 Long, Nam, Toàn, Huệ, An, Bình
5 Toàn, Huệ, An, Bình, Long, Nam
6 Toàn, Huệ, Long, Nam, An, Bình
Như vậy, 3 giả thiết đã cho vẫn thỏa mãn và thí sinh không nhận thấy mâuthuẫn để loại trừ Căn cứ điều kiện Toàn thấp hơn Bình ta loại đi phương án 6 vàLong thấp hơn Huệ ta loại đi phương án 3 (các phương án dễ nhận thấy nhất) Nhưvậy, còn 4 phương án lựa chọn:
A An, Bình, Long, Nam, Toàn, Huệ
Trang 26B An, Bình, Toàn, Huệ, Long, Nam
C Long, Nam, Toàn, Huệ, An, Bình
D Toàn, Huệ, An, Bình, Long, Nam
b Các yêu cầu, phân loại và nguyên tắc viết câu hỏi tự luận
b1 Các yêu cầu
- Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra, thi về mặt trình bày và
số điểm tương ứng;
- Câu hỏi yêu cầu người học phải vận dụng kiến thức vào các tình huốngmới;
- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thựchiện yêu cầu đó;
- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của người học;
- Yêu cầu người học phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầucủa cán bộ ra đề đến người học;
- Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các
tiêu chí cần đạt
- Nếu câu hỏi yêu cầu người học nêu quan điểm và chứng minh cho quanđiểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của người học sẽ được đánh giá dựa trênnhững lập luận logic mà người học đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểmcủa mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó
*) Việc biên soạn ngân hàng câu hỏi thi: Dựa vào bảng trọng số, số câu hỏi
cho mỗi nội dung, bộ môn tổ chức xây dựng câu hỏi thi gấp tối thiểu 5 lần số câuhỏi cho mỗi chủ đề, nội dung Các câu hỏi này phải tương đương về cấp độ, thờigian làm bài và số điểm
Trang 27CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ THUYẾT
b2 Phân loại câu hỏi tự luận
- Tự luận ngắn hay viết trả lời có giới hạn- Câu hỏi đóng (cần phân biệt với
các câu hỏi trả lời ngắn của trắc nghiệm khách quan) thường dùng để đánh giá mứcnhận thức thấp (kiến thức và hiểu đơn giản)
Ví dụ: Câu hỏi tự luận trả lời có giới hạn
+ Tại sao các cơn lốc hay xảy ra vào mùa hè hơn mùa đông?
+ Tại sao cà chua có lợi cho sức khỏe hơn là khoai tây rán?
+ Việc nâng lãi suất cơ bản lên sẽ tác động đến lạm phát như thế nào?
-Tự luận trả lời dài hay viết trả lời mở rộng- câu hỏi mở thường dùng để
đánh giá mức nhận thức cao (hiểu sâu và lập luận)
Ví dụ: Câu hỏi tự luận trả lời mở rộng
+ Giải thích việc nông dân sử dụng phân bón trong trồng trọt có thể làm ônhiễm hồ và suối
+ Nêu các sự kiện chính dẫn đến trận quyết chiến Điện Biên Phủ
+ Nêu rõ vai trò tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đến đời sống xãhội
b3 Một số nguyên tắc viết câu hỏi tự luận
- Câu hỏi phải ngắn gọn, vừa đủ để vấn đề được nêu rõ ràng
+ Nêu chủ đề nhằm mục đích kiểm tra năng lực trả lời chứ không phải là khảnăng đoán được những gì mà người ra đề dự định hỏi gì
+ Từ vựng được sử dụng và những khái niệm được thể hiện trong chủ đềkhông được quá khó đối với người sinh viên bình thường để có thể hiểu được nhanhchóng mà làm bài
+ Một chủ đề khó chỉ phân biệt được giữa những sinh viên rất giỏi với số cònlại Bên cạnh đó việc đọc hiểu khó khăn sẽ biến bài thi thành thi khả năng đọc
-Bản thân câu hỏi cần phải cung cấp một nguyên lí tổ chức để viết tự luận:
Ví dụ:
- Hãy so sánh và đối chiếu