Chính vì vậy Việt Nam theo đuổi mô hình Ngân hàng TW trực thuộc CP là phù hợp vớithể chế của Việt Nam, thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước VN thể hiện được vai trò cũng nhưlà hiệu quả trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ HAI ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Môn học: Luật Ngân hàng
Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Thuý
Lớp: TM44B.1 Nhóm:
Danh sách thành viên ST
Trang 2MỤC LỤC
I CÂU HỎI TỰ LUẬN 3
1 Tại sao Việt Nam lại lựa chọn mô hình NHTW trực thuộc Chính Phủ? 3
2 Tại sao Luật NHNNVN năm 2010 lại khẳng định/thừa nhận NHNNVN là một pháp nhân? 4
3 Có quan điểm cho rằng: “Việc quy định thành lập Chi nhánh NHNNVN ở mỗi tỉnh, thành
phố như hiện nay là không cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả” Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay không? Giải thích? 5
4 Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay? Có quan
điểm cho rằng: “Chúng ta cần nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNNVN trong
bộ máy nhà nước ta hiện nay để NHNNVN có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của mình” Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về quan điểm này? 6
5 Có nên bỏ quy định về lãi suất cơ bản không? Giải thích vì sao? 8
6 Tại sao nói rằng “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm” Chứng minh? 9
7 So sánh tái cấp vốn và cho vay trong trường hợp đặc biệt (Điều 146d Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017) 9
8 Phân biệt công cụ nghiệp vụ thị trường mở với hình thức chiết khấu GTCG trong công cụ TCV 11
3 NHNNVN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ 13
4 Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng 13
5 Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN 14
6 Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNNVN theo hình thức tái cấp vốn 14
7 NHNNVN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi hàng năm của NHNNVN 14
8 Ngân hàng NNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ 15
9 NHNNVN cho ngân sách nhà nước vay khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt do bội chi 15
Trang 310 TCTD đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc như nhau 15
11 Mọi TCTD đều được phép kinh doanh ngoại tệ 16
12 Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của NHNNVN nhằm giúp TCTD lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, chi trả 16
13 Khi cần thiết, NHNNVN được quyền quyết định cơ chế điều hành lãi suất trong quan hệ ngân hàng giữa TCTD và khách hàng 16
III BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 17
a) Ra quyết định cho phép thành lập 3 ngân hàng thương mại cổ phần Á Âu, Đông Nam và Tây Bắc 17b) Cho các doanh nghiệp nhà nước vay với số tiền là 20.000 tỷ đồng và nhận đảm bảo bằng các tài sản có giá trị là 25.000 tỷ đồng 17c) Tái cấp vốn cho Vinashin: 1.500 tỷ để trả nợ 18d) Ra quyết định thanh tra 4 ngân hàng vì có dấu hiệu huy động vốn vượt quá mức lãi suất qui định 18e) Ra quyết định xử phạt 2 công ty cho thuê tài chính Hoàng Hà và Nhất Thắng vì đã vi phạm các quy định về hoạt động bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay theo quy định củapháp luật 18f) Quyết định ấn định mức lãi suất trần trong hoạt động cho vay là 19%/năm 18g) Góp vốn cùng BIDV thành lập Ngân hàng thương mại Tân Tiến 19h) Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động 1.000 tỷ đồng từ dân chúng nhằm mua lại giấy
tờ có giá trên nghiệp vụ thị trường mở 19i) Yêu cầu các TCTD và các công ty lớn trên cả nước mua tín phiếu bắt buộc của NHNN nhằm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thông qua nghiệp vụ thị trường mở 19j) Phần chênh lệch từ hoạt động có thu và các khoản chi được NHNN trích chia thưởng cuối năm cho cán bộ NHNN 19
Trang 4CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
I CÂU HỎI TỰ LUẬN
1 Tại sao Việt Nam lại lựa chọn mô hình NHTW trực thuộc Chính Phủ?
Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thiết lập theo mô hình cơ quancủa Chính phủ, là cơ quan ngang bộ Việt Nam lựa chọn mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
ra đời từ quan niệm: chính sách tiền tệ, ngân hàng là một bộ phận của chính sách cai trị cũngnhư tài chính – tiền tệ là một phương tiện của chính quyền Việt Nam lựa chọn mô hình NHTWtrực thuộc Chính phủ bởi các lý do sau:
Thứ nhất, thông qua công cụ tài chính một cách vĩ mô, Chính phủ có thể thống nhất, phối
hợp đồng bộ các nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụcủa mình để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội
Thứ hai, thể chế chính trị của Việt Nam là tập trung quyền lực, thống nhất quản lý từ trên
xuống Chính vì vậy Việt Nam theo đuổi mô hình Ngân hàng TW trực thuộc CP là phù hợp vớithể chế của Việt Nam, thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước VN thể hiện được vai trò cũng như
là hiệu quả trong chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ giữachính sách tiền tệ quốc gia và chính sách kinh tế - xã hội
Thứ ba, khoản 1 Điều 2 Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân.”, mục đích hoạt động của Chính phủ và Quốc hội là phục vụ cho số đông nên
việc lựa chọn mô hình quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối thuộcChính phủ là phù hợp, đảm bảo sự giám sát thường xuyên của mình, đồng thời kịp thời canthiệp để đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích, giải quyết các mâu thuẫn nội tại nếu xảy ra
2 Tại sao Luật NHNNVN năm 2010 lại khẳng định/thừa nhận NHNNVN là một pháp nhân?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 điều kiện để tổ chức được công nhận làpháp nhân:
“1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Trang 5d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Luật NHNN VN năm 2010 lại khẳng định thừa nhận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là
một pháp nhân bởi:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập theo pháp luật Trên cơ sở chủ
trương chính sách mới về tài chính – kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng02/1951) đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SLthành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hànhgiấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng
để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành vàhoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, các văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước và các đơn vị trực thuộc
Thứ ba, có tài sản độc lập, vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước Theo quy định tại
Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg: Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 tỷđồng, được hình thành từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp, vốn đầu tư xây dựng cơbản và mua sắm tài sản cố định, khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố địnhbình quân hàng năm Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn có các nguồn vốn khác Ngânhàng Nhà nước được quản lý, sử dụng nguồn vốn để trang trải chi phí hoạt động và tuân thủquy định của pháp luật về chế độ tài chính của NHNN
Thứ tư, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật NHNN VN là ngân
hàng trực thuộc Chính phủ nên mức độ độc lập giữa NHTW với CP sẽ yếu hơn so với NHTWtrực thuộc quốc hội Tuy nhiên, mô hình này phù hợp với thể chế của VN Vì vậy, các nhà làmluật ý thức được tính độc lập của ngân hàng NN có vẻ yếu khi theo mô hình NHTW trực thuộc
CP nên các nhà làm luật đã không ngừng bổ sung những quy định để gia tăng tính độc lập củaNHTW với CP và một trong những biện pháp đó là trao tư cách pháp nhân một cách mạnh mẽ
và rõ rệt cho NHNN VN dù là cơ quan ngang bộ trực thuộc CP
3 Có quan điểm cho rằng: “Việc quy định thành lập Chi nhánh NHNNVN ở mỗi tỉnh, thành phố như hiện nay là không cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả” Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay không? Giải thích?
Nhóm không đồng ý với quan điểm trên
Trang 6Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn
vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 QĐ
số 1692/QĐ-NHNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Chi nhánh có chức
năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thống đốc) thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.”
Theo đó, chi nhánh NHNN ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện củaNHNNVN ở địa phương, hoạt động theo ủy quyền Thống đốc NHNNVN Chi nhánhNHNNVN sẽ thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương về tiền tệ, hoạt độngngân hàng, ngoại hối; là một đơn vụ không thể thiếu của NHNNVN, giúp cho NHNNVN ởtrung ương có thể dễ dàng nắm bắt được những hoạt động cũng như công tác quản lý Nhà nước
về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối ở địa phương mà NHNNVN ở trung ương không thểthực hiện được một cách hiệu quả
Thứ hai, Chi nhánh NHNNVN được đặt tại các tỉnh thành của Việt Nam, thực hiện nhiệm
vụ và quyền hạn trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật, là đơn
vị phụ thuộc NHNN dưới sự quản lý của Thống đốc NHNN, và hoạt động với tư cách phápnhân ủy quyền của NHNN Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh NHNNVN được quy định tạiĐiều 3 Quyết định số 1692/QĐ-NHNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, theo
đó Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ kiểm tra, thanh trahoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công, cấp thu hồi giấy phép thành lập và hoạtđộng ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận, chia tách, hợp nhất, sápnhập các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán;cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, các dịch vụ ngân hàng khác cho tổ chức tín dụng vàKho bạc Nhà nước, và thực hiện các ủy quyền khác theo quy định của pháp luật
Thứ ba, Chi nhánh NHNNVN được đặt ở mỗi tỉnh, thành phố, là cầu nối thuận tiện,
nhanh chóng để kịp thời giải quyết những nhu cầu về tiền tệ cho các tổ chức, cá nhân, gópphần đảm bảo bộ máy quản lý hành chính được thực hiện một cách có hiệu quả
Do đó, việc quy định thành lập Chi nhánh NHNNVN ở mỗi tỉnh, thành phố như hiện nay
là cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính hoạt động có hiệu quả
4 Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay? Có quan
điểm cho rằng: “Chúng ta cần nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNNVN
Trang 7trong bộ máy nhà nước ta hiện nay để NHNNVN có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của mình” Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về quan điểm này?
CSPL: Điều 2 Luật Ngân hàng NNVN 2010: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây
gọi là ngân hàng nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”
Vị trí pháp lý 1: Ngân hàng NNVN là cơ quan công quyền
Ngân hàng NNVN là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Vị trí pháp lý 2: Ngân hàng NNVN là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
- Ngân hàng NNVN là ngân hàng duy nhất phát tiền
- Ngân hàng NNVN là ngân hàng của các ngân hàng: Thứ nhất, NHNNVN nhận mở tài khoản cho các tổ chức tín dụng – ngân hàng cấp 2 và nhận giữ tiền cho các TCTD Thứ hai, NHNNVN cho vay đối với các TCTD (tái cấp vốn và cho vay đặc biệt) Thứ ba, NHNNVN
cung ứng dịch vụ thanh toán cho các TCTD
- Ngân hàng NNVN là ngân hàng cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ (khoản 24, 25Điều 24 LNHNNVN): vừa là mối quan hệ phụ thuộc giữa cấp trên cấp dưới, vừa là mối quan
hệ bình đẳng ngang hàng Ngân hàng là tổ chức cung ứng dịch vụ còn Chính phủ là kháchhàng
Nhận xét về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay.
Với tư cách là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Ngân hàng Nhà nước là là một cơ quanquản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nướcthuộc hệ thống cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước chứkhông chỉ đơn thuần là một ngân hàng Với tư cách là Ngân hàng Trung ương, NHNNVN giữvai trò điều tiết, chi phối hệ thống ngân hàng thông qua các nghiệp vụ ngân hàng trung ương:nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ ngoại hối, nghiệp vụ thanh toán qua hệthống ngân hàng, … Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềtiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời, đây còn là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng củacác tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Hoạt động của Ngânhàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng
Trang 8và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hộichủ nghĩa
Có quan điểm cho rằng: “Chúng ta cần nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNNVN trong bộ máy nhà nước ta hiện nay để NHNNVN có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của mình”, nhóm đồng tình với quan điểm trên Bởi lẽ:
NHNNVN là ngân hàng trung ương (NHTW) của nước CHXHCNVN NHTW đóng vaitrò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Một nền kinh tế chỉ có thể phát triểnlành mạnh khi có một NHTW thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ Trong nền kinh
tế thị trường, để NHTW điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, tính độc lập củaNHTW là yếu tố then chốt Ở nước ta, từ khi thành lập cho đến nay, NHNN là cơ quan củaChính phủ, chịu sự can thiệp hành chính của Chính phủ Do vậy, thẩm quyền của NHNN trongxây dựng và điều hành chính sách tiền tệ còn hạn chế, mức độ độc lập của NHNN còn tươngđối thấp Tính độc lập này trong thời gian qua đã phần nào được cải thiện, song vẫn chưa cao,khiến việc điều hành nhiều khi còn lúng túng, hiệu quả chưa được như mong đợi Uy tín củamột NHTW vì thế vẫn chưa cao Vì vậy, để tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN, việcnâng cao tính độc lập của NHNN là hết sức cần thiết Tuy nhiên, tính độc lập của NHTWkhông thể một sớm một chiều có thể có được Cần tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và trình độphát triển kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta mà tăng cường tính độc lập của NHTW saocho phù hợp
5 Có nên bỏ quy định về lãi suất cơ bản không? Giải thích vì sao?
Ý kiến của nhóm là nên bỏ quy định về lãi suất cơ bản
Theo Điều 12 Luật NHNNVN 2010, lãi suất cơ bản (LSCB) do Ngân hàng Nhà nướccông bố để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi, làm cơ sở cho các tổ chức tíndụng ấn định lãi suất kinh doanh Thực tế cho thấy mức LSCB hiện nay đang áp dụng là mứclãi suất được NHNN công bố trong Quyết định 2868/2010/QĐ-NHNN với mức LSCB bằngđồng Việt Nam là 9,0%/năm, qua nhiều năm NHNN vẫn không có sự điều chỉnh mức lãi suất
cơ bản này trong khi lãi suất thực tế trên thị trường đã có diễn biến khác đi theo từng thời kì,điều này cho thấy công cụ này còn mờ nhạt, NHNN có khiếm khuyết khi sử dụng công cụ này
Về “chống cho vay nặng lãi”, đối với tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” trong Bộluật Hình sự 2015, căn cứ để xác định “lãi nặng” được xác định dựa vào mức lãi suất được quyđịnh cố định trong Bộ luật Dân sự 2015, chứ không phải là mức lãi suất cơ bản Nhà nước công
bố, vậy lãi suất cơ bản không phải là “thước đo” để xử lý tội cho vay nặng lãi trong giao dịchdân sự Quy định về mức lãi suất trần khi kinh doanh dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Trang 9Nhà nước công bố, các tổ chức tín dụng bị ràng buộc vào mức lãi suất cơ bản không theo kịpnhững biến đổi của thị trường, lãi suất kinh doanh của các TCTD luôn chịu sự tác động củahoạt động cạnh tranh trên thị trường tín dụng ngân hàng và sự cạnh tranh này đủ lớn để không
có TCTD nào tự ấn định mức lãi suất cho vay quá cao so với mặt bằng chung lãi suất ngânhàng, do vậy, việc ấn định mức lãi suất kinh doanh dựa trên lãi suất cơ bản Nhà nước công bốcũng là không cần thiết Theo nhóm, nên thay đổi lãi suất cơ bản bằng một loại lãi suất chỉ đăt
ra để ổn định thị trường tiền tệ khi có biến động, đối với các trường hợp khác như trong giaodịch dân sự thì sẽ áp dụng lãi suất cố định như BLDS hiện hành và hoạt động của các tổ chứctín dụng sẽ dựa trên lãi suất thỏa thuận, khống chế bằng sự cạnh tranh kinh doanh
Trên cơ sở bồi thường thiệt hại, khi 1 bên chậm trả với bên bị thiệt hại thì phải trả lãi suấtchậm trả và lãi suất chậm trả dựa trên mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định Cho nên ngoàiquan hệ tín dụng, Lãi suất cơ bản còn ảnh hướng đến nhiều mối quan hệ khác như trong quan
hệ pháp luật dân sự
6 Tại sao nói rằng “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm” Chứng minh?
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng (tiếp vốn) của Ngân hàng nhà nước, nhằm cungứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng Sở dĩ nói Tái câp vốn là mộthình thức cấp tín dụng có bảo đảm bởi vì các lý do dưới đây:
- Thứ nhất, về thời hạn tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng doNgân hàng Nhà nước xem xét, quyết định và phải dưới 12 tháng Thời gian gia hạn mỗi lầnkhông vượt quá thời hạn vay tái cấp vốn và tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốnkhông quá 12 tháng Việc quy định khoảng thời gian trong 12 tháng để Ngân hàng nhà nướcđảm bảo rằng trong khoảng thời gian đó tổ chức tín dụng phải có khả năng chi trả để NHNN cóthể thu hồi lại vốn đã cấp cho các tổ chức tín dụng
- Thứ hai, về điều kiện chung để tổ chức tín dụng được tái cấp vốn là tổ chức tín dụng
đó cũng phải đảm bảo không được nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt tại thời điểm xin táicấp vốn và đối với từng hình thức cho tái cấp vốn thì tổ chức tín dụng còn phải đáp ứng điềukiện quy định riêng
- Thứ ba, về các hình thức tái cấp vốn thì đều có điểm chung đều là có điểm chung phải
có biện pháp tài sản bảo đảm
- Thứ tư, theo quy định khoản 4 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010 như sau: Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
Trang 10thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Tái cấpvốn được coi một hình thức cấp tín dụng bởi đối với các hình thức tái cấp vốn đều tuân thủtheo nguyên tắc có hoàn trả trực tiếp như đối với hình thức cho vay có đảm bảo bằng cầm cốcác giấy tờ có giá hay hình thức cho chiết khấu giấy tờ có giá, thì tới thời hạn đảm bảoNHNN đều có thể thu hồi cả vốn và lãi từ tổ chức tín dụng.
TÁI CẤP VỐN CHO VAY trong TH đặc biệt
CSPL Điều 11 Luật Ngân hàng
nhà nước Việt Nam 2010
Điều 146d Luật CTCTD 2010 sd 2017Thông tư 01/2018/TT-NHNN
Khái niệm
Tái cấp vốn là hình thứccấp tín dụng của Ngânhàng Nhà nước nhằm cungứng vốn ngắn hạn vàphương tiện thanh toán cho
tổ chức tín dụng
Cho vay đặc biệt hay còn gọi là cho vay phụchồi khả năng thanh toán (cho vay cứu cánh) làhình thức cho vay khi tổ chức tín dụng rơi vàocác trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24Luật CTCTD 2010 (Mất khả năng thanh toán)
Đối tượng Các tổ chức tín dụng đang
hoạt động bình thường
- Các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mấtkhả năng hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả
và các TCTD rơi vào trường hợp kiểm soát đặcbiệt
Chủ thể Ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước, ngân hàng hợp tác xã,
bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tổ chức tín dụng
Trang 11khác (khoản 4 điều 3 Thông tư NHNN)
01/2018/TT-Mục đích
Nhằm cung ứng vốn ngắnhạn và phương tiện thanhtoán cho tổ chức tín dụng
Mục đích cuối cùng lànhằm cung ứng vốn chonền kinh tế và thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia
Nhằm phục hồi khả năng thanh toán của các tổchức tín dụng để tránh trường hợp các tổ chứctín dụng này đi đến phá sản, từ đó gây ảnhhưởng và làm mất uy tín cũng như hoạt độngbình thường của hệ thống ngân hàng Hoạtđộng này không nhằm mục tiêu lợi nhuận mànghiêng về mục đích thực hiện chức năng quản
+ Trường hợp tổ chức tíndụng cần tiền để cấp tíndụng;
+ Tổ chức tín dụng thiếuphương tiện thanh toán
Khi tổ chức tín dụng rơi vào trường hợp:
+ Mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của
Cho vay không cần bảo đảm (Dựa vào khảnăng có thể phục hồi của Tổ chúc tín dụng màquyết định cho vay)
Thủ tục
Đơn giản (vì là hình thứccấp tín dụng của ngân hàngnhà nước, điều phối tiềntệ)
Phức tạp, vì tổ chức tín dụng phải bị rơi vàotrường hợp bị kiểm soát đặc biệt, có quyết địnhkiểm soát đặc biệt, quyết định cho vay đặc biệt(Mục 1 Chương VIII Luật các tổ chức tín dụng
2010, sửa đổi bổ sung 2017)