GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NHNN
Quá trình hình thành trung tâm thông tin tín dụng
Tên trung tâm: Trung tâm thông tin tín dụng
Tên tiếng anh: Credit Information Center Địa chỉ: 45 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Email: cicsbv@hn.vnn.vn
Website: http:// www.creditinfo.org.vn
Giám đốc : Phạm Công Uẩn
Phó giám đốc: Đào Quang Thông
Phó giám đốc: Ngô Văn Phương
Phó Giám đốc: Đỗ Hoàng Phong
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ- NHNN9 ngày 27/2/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng.
CIC được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/1999/QĐ-NHNN9 ngày 8/5/1999 và Quyết định số584/2002/QĐ-NHNN ngày 10/6/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm thông tin tín dụng
CIC có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTD, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Với những chức năng trên Trung tâm TTTD có những nhiệm vụ sau:
Thông tin khách hàng: Hồ sơ kinh tế khách hàng, tài chính doanh nghiệp, quan hệ tín dụng, thông tin kinh tế, tiền tệ, thông tin về doanh nghiệp ngoài nước.
Phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp
Cung cấp thông tin tín dụng: Thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lí của NHNN, thông tin phục vụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, thông tin dịch vụ đối với các TCTD và các tổ chức khác.
Đầu mối quan hệ thông tin tín dụng (TTTD): Xây dựng, quản lí kho dữ liệu TTTD quốc gia, trang Web CIC, xây dựng hành lang pháp lý hoạt động TTTD; đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ TTTD; tư vấn và hỗ trợ tìm kiếm thông tin, lựa chọn khách hàng.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin tín dụng: (Organization
1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
1.3.2 Các phòng, ban trực thuộc
1.3.2.1 Phòng Tổng hợp ( kí hiệu TTTD1)
Phó trưởng phòng : Lê Anh Tuấn
Phó trưởng phòng : Nguyễn Mạnh Cường
Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổng hợp:
1) Nghiên cứu, dự thảo và trình giám đốc các văn bản về chế độ, nghiệp cụ thông tin tín dụng, công tác hành chính, đối nội, đối ngoại của Trung tâm; xây dựng kế hoạch công tác của Trung tâm.
2) Tổng hợp và trả lời các câu hỏi liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Trung tâm đối với các đơn vị liên quan; Tổng hợp kết quả thực hiện và kế hoạch công tác của các phòng thuộc Trung tâm; xây dựng các báo cáo công tác tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất của Trung tâm.
Phòng xử lí thông tin
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của CIC
3) Xây dựng chương trình đào tạo, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn và tập huấn về nghiệp vụ thông tin tín dụng, phối hợp với các phòng có liên quan để tổ chức thực hiện.
4) Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc các dịch vụ thông tin, các sản phẩm thông tin tín dụng; phối hợp các phòng trong việc thực hiện các hợp đồng cung cấp và khai thác thông tin; tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm thông tin tín dụng.
5) Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc về hình thức, nội dung, số lượng bản ghi Thông tin tín dụng Biên tập và phát hành Bản tin Thông tin tín dụng Đưa các bài viết lên trang Web-CIC để giới thiệu về CIC.
6) Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, in ấn tài liệu, ấn phẩm, đặt mua và quản lí báo chí của Trung tâm; quản lý, cấp phát văn phòng phẩm, vật liệu, giấy tờ in.
7) Quản lí, theo dõi tài sản,công cụ lao động, vật liệu lưu trữ.
8) Phối hợp vói các phòng liên quan trong việc mua sắm tài sản, công cụ lao động, vật liệu, điện nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ của cơ quan.
9) Theo dõi hồ sơ cán bộ, thực hiện công tác tổ chức cán bộ nhân sự, đào tạo, chế độ tiền lương và theo dõi lao động của Trung tâm.
10) Thường trực công tác thi đua khen thưởng - kỉ luật của Trung tâm.
11) Thực hiện công tác lễ tân, công vụ, phục vụ các hoạt động của Trung tâm.
12) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
1.3.2.2 Phòng Xử lý thông tin (kí hiệu TTTD2)
Trưởng phòng: Nguyễn Hữu Đương
Phó trưởng phòng: Vũ Thanh Xuyên
Phó trưởng phòng: Bùi Thị Loan
1) Theo dõi, đôn đốc các TCTD thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các nội dung thông tin theo chỉ tiêu, mẫu biểu thông tin quy định tại Quy chế hoạt động thông tin tín dụng.
2) Thu nhận đầy đủ các báo cáo thông tin pháp lý, tài chính, dư nợ, tài sản thế chấp, bảo lãnh và các loại báo cáo khác theo quy định của các khách hang vay vốn tại các TCTD và các tổ chức khác tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng.
3) Khai thác các nguồn thông tin liên quan đến khách hàng có quan hệ tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn hợp pháp khác thông qua việc mua, bán, trao đổi thông tin để bổ sung, cập nhật vào kho dữ liệu của CIC.
4) Kiểm tra tính đúng đắn, chính xác của các báo cáo thông tin, dữ liệu trước khi cập nhật dữ liệu vào kho của CIC theo quy định.
5) Tiếp nhận và xử lí kịp thời các yêu cầu tra cứu thông tin của các TCTD và các đối tượng khác.
6) Tra cứu, biên tập đầy đủ, trung thực, kịp thời các bản báo cáo trả lời tin cho NHNN, các TCTD, các tổ chức khác và cá nhân theo quy định.
7) Tổ chức theo dõi, lưu trữ các dữ liệu đã được xử lí bao gồm: Các bản báo cáo cảu các TCTD, các thông tin mua và thu thập từ ngoài ngành, các bản báo cáo và trả lời tin đã cung cấp ra.
8) Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các TCTD và các đối tượng khác trong việc cung cấp và khai thác dữ liệu từ CIC.
9) Nghiên cứu, đề xuất cải tiến các hình thức và mẫu biểu thu nhập thông tin tín dụng, các sản phẩm thông tin đầu ra.
10) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
1.3.2.3 Phòng Phân tích (kí hiệu TTTD3)
Trưởng phòng: Trần Tuyết Nhung
Phó trưởng phòng: Nguyễn Hoàng Yến
1) Nghiên cứu, xây dựng phương pháp phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thu nhập thông tin phục vụ cho việc phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp; phân tích tài chính doanh nghiệp, ngành, vùng kinh tế.
2) Thực hiện việc phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, lập báo cáo cung cấp cho NHNN, cho các TCTD và các tổ chức, cá nhân khác khi có yêu cầu.
3) Định kì quý, năm tổng hợp kêt quả xếp loại tín dụng doanh nghiệp để phân tích, đánh giá theo ngành, vùng kinh tế; tổng công ty trên cơ sở đó đưa ra dự báo, cảnh báo rủi ro tín dụng.
4) Tham mưu cho Giám đốc về kí hợp đồng mua, bán, trao đổi thông tin liên quan đến phân tích tín dụng doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp.
Quy trình nghiệp vụ của CIC
Quy trình nghiệp vụ của CIC được mô tả theo sơ đồ sau:
Nguồn cung cấp thông tin
Hình 1.2 Sơ đồ Quy trình nghiệp vụ của CIC
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Thông tin được đưa vào lưu trữ
Bước 3: Xử lí thông tin
Bước 4: Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng theo quy định hoặc thoe mẫu yêu cầu của khách hang
Thu thập thông tin bao gồm: Nguồn thông tin thu thập, phương pháp,phạm vi, nội dung thu thập thông tin.
CIC thường xuyên cập nhập thông tin về khách hàng có quan hệ với các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm các NH thương mại, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức khác có hoạt động NH…. Nguồn dữ liệu đầu vào còn được bổ sung và cập nhật thông qua việc kết nối và trao đổi thông tin với các kho thông tin dữ liệu của của các bộ ngành như: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Uỷ ban chứng khoán, Cục đang ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp… Và khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài CIC thường xuyên mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi với các hãng thông tin quốc tế, mua lại thông tin từ các tổ chức lưu trữ, kinh doanh thông tin quốc tế.
1.4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin Để thu thập TTTD được chính xác, kịp thời CIC đã sử dụng một số phương pháp sau:
Nối mạng máy tính với các TCTD lớn, xây dựng các phần mềm client- sever thực hiện gửi nhận TTTD qua mạng internet theo chuẩn của CIC. Đối với những TCTD khác thu thập qua copy đĩa mềm, đĩa CD, các file… hoặc bằng các văn bản.
Bằng văn bản, fax, điện thoại hoặc điều tra trực tiếp đối với các nguồn thông tin khác.
Mua thông tin từ các tổ chức như Tổng Cục thuế, Tổng cục Thống kê,
Sở đầu tư….và các tổ chức kinh doanh thông tin trong và ngoài nước.
Ngoài ra CIC còn mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế.
Một số TCTD có điều kiện (TCTD quốc doanh, TCTD cổ phần) tổng hợp thông tin từ chi nhánh sau đó truyền file trược tiếp về Trung tâm. Các TCTD còn lại truyền file qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố sau đó chi nhánh NHNN truyền file về Trung tâm thông tin tín dụng.
1.4.1.4 Phạm vi thu thập tin Đối với những thông tin trong nước: Quy định chỉ thu thập thông tin về những khách hàng có quan hệ tín dụng với mức dự nợ trên 50 triệu VNĐ tại một TCTD. Đối với thông tin nước ngoài: Chỉ thu thập, mua thông tin về các công ty, về ngân hàng, các TCTD Các thông tin này chỉ ở mức khái quát với mức giá rẻ và trung bình còn những thông tin chi tiết với giá, chi phí cao không thực hiện thu thập thập, mua vì còn khá ít doanh nghiệp mua thông tin với gái hàng ngàn USD ở Việt Nam.
Các TTTD thu thập được, được lưu trữ tại kho dữ liệu Các thông tin về doanh nghiệp trong nước, khách hàng, TCTD được lưu giữ tương đối đảm bảo, đã thực hiện trên 3 vật mang tin (Tại máy chủ của TCTD, tại máy chủ của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN và tại Trung tâm tin học NHNN) ở 2 địa điểm khác nhau đó là NHNN và Cục công nghệ tin học NHNN.
Với dữ liệu đầu rất lớn lên đến hàng chục triệu bản nghi mỗi tháng CIC có cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống máy tính hiện đại đủ đáp ứng xử lí thông tin với tốc độ cao, đưa ra các báo cáo nhanh và chính xác nhất CIC xử lí các thông tin để đưa ra các thông tin tổng hợp về khách hàng dư nợ lớn, thông tin dự nợ từng ngân hàng, thông tin về đối tác trong và ngoài nước, phân tích, đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp theo các chỉ tiêu ….
Theo quy định hiện hành, đối tượng được sử dụng thông tin của CIC bao gồm: Các TCTD, các tổ chức, bộ, ban, ngành của chính phủ, Các doanh nhiệp và cá nhân được CIC cho phép CIC cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng dưới dạng các văn bản hoặc file số liệu, thường xuyên thoặc định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật (đối với NH) hoặc theo thoả thuận (đối với các tổ chức khác) Khi có nhu cầu, đối tượng sử dụng thông tin có văn bản đề nghị cấp thông tin Các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân có thể được cung cấp thông tin miễn phí hay phải chịu chi phí theo quy định của CIC.
Tình hình tin học hoá tại trung tâm thông tin tín dụng
1.5.1 Tình hình tin học hoá:
Với vai trò là kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, mỗi tháng CIC xử lí hàng chục triệu bản ghi Vì thế CIC có cơ sở vật chất và hệ thống máy tính hiện đại đáp ứng được nhu cầu thu thập, xử lý, phân tích và đưa ra các thông tin với tốc độ cao Tại trụ sở của CIC có hơn 80 máy tính cá nhân trang bị cho nhân viên đều được nối mạng Internet Ngoài ra CIC có 1 hệ thống các Server với mỗi Server giá trị hàng tỉ đồng
Hệ thông Server của CIC bao gồm:
Trụ sở CIC gồm 2 tầng: tầng 9 và tầng 10 được kết nối thông qua 1 cáp quang, 1 Switch trung tâm và 7 Swith ở các phòng ban Do hệ thống chứa số lượng thông tin rất lớn và quan trọng nên CIC có hệ thống File wall phần cứng rất an toàn tránh sự truy cập trái phép và sự phá hoại của các đối tượng bên ngoài.
1.5.2 Các phần mềm hiện tại của CIC và chức năng của chúng
1.5.2.1 Phần mềm Quản lí TTTD
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ:
- Chuyển đổi dữ liệu từ các file báo cáo của TCTD.
- Duyệt, kiểm soát dữ liệu cập nhập.
- Các báo cáo thông thống kê.
1.5.2.2 Phần mềm Quản lí người sử dụng và tính phí
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ:
- Quản lí người sử dụng.
- Quản lí sản phẩm (tin) cung cấp cho khách hàng – Đơn giá và tính phí.
- Phát sinh phí phải thu.
- Phát sinh thu (chí và điểu chỉnh) công nợ.
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ
- Xử lí bản hỏi tin.
- Trả lời bản hỏi tin.
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ:
- Xử lí bản hỏi tin.
- Trả lời bản hỏi tin.
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ:
- Nhập, sửa xoá dữ liệu thông tin doanh nghiệp
- Yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp
- Xử lí yêu cầu cung cấp thông tin
- Trả lời bản hỏi tin.
1.5.2.6 Web nghiệp vụ của CIC
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ:
- Báo cáo tín dụng (chi tiết, tổng hợp)
- Truyền nhận dữ liệu giữa CIC và tổ chức tín dụng.
- Tìm kiếm hồ sơ khách hang.
- Truyền nhận dữ liệu giữa CIC và TCTD.
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ:
- Nhận yêu cầu hỏi tin trong nước.
- Nhận yêu cầu hỏi tin nước ngoài.
- Trả lời yêu cầu hỏi tin trong nước.
- Trả lời yêu cầu hỏi tin nước ngoài.
- Hiển thị trạng thái xử lí yêu cầu thêu yêu cầu tra cứu trạng thái của khách hàng bên ngoài.
Phần mềm có các chức năng và nhiệm vụ:
- Xây dựng bản tin tín dụng
- Cung cấp bản tin tín dụng với các công cụ tìm kiếm
- Khảo sát khách hàng lấy bản tin.
Các sản phẩm của CIC và lợi ích của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của CIC
1.6.1 Các sản phẩm của CIC Đến với CIC các TCTD, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ nhận được các thông tin sau:
- Thông tin về hồ sơ pháp lí của khách hàng
- Thông tin tổng hợp về khách hàng có dư nợ lớn,
- Thông tin về diễn biến dư nợ
- Thông tin về quan hệ tín dụng
- Thông tin về tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng.
- Thông tin về phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
- Thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài.
- Thông tin cập nhật về thị trường ( diễn biến lãi xuất, giá cả, tỉ giá), thông tin cảnh báo và một số thông tin kinh tế chọn lọc khác.
- Tra cứu miễn phí thông tin về văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động TTTD và hoạt động ngân hàng.
- Báo cáo dư nợ theo tổng công ty
- Thông tin về bảo lãnh.
1.6.2 Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của CIC
TTTD giúp các TCTD nắm được thông tin về khách hàng vay vốn, lựa chọn được khách hàng tốt, loại bỏ trường hợp khách hàng không đủ điều kiện, hỗ trợ các TCTD trong việc ra quyết định tín dụng (cho vay, bảo lãnh…), góp phần giảm tỉ lệ nợ xấu, giúp công tác quản trị rủi ro tại các TCTD đạt hiệu quả TTTD còn giúp các TCTD giảm chi phí điều tra trông tin về khách hàng, mở rộng khối lượng tín dụng, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
TTTD giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực hoạt động của bản thân và của đối tác thương mại trong và ngoài nước, hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh, góp phần giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí điều tra khách hàng, tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh Thông tin về xếp loại tín dụng doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các TCTD và huy động vốn qua thị trường chứng khoán.
Tình hình hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
1.7.1.1 Về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động TTTD
- Để hội nhập với nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực, các TCTD tại Việt Nam không ngừng củng cố phát triển và tăng trưởng cả về quy mô nguồn vốn cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động và phát triển các sản phẩm dịch vụ CIC kịp thời hướng dẫn các TCTD cũng như các chi nhánh TCTD mới thành lập phải thực hiện nghiêm túc việc chấp hành báo cáo TTTD đầy đủ, chính xác, kịp thời theo Quy chế hoạt động TTTD.
- CIC đã trình Thống đốc ký ban hành Quyết định, công văn chỉ đạo các TCTD thực hiện báo cáo đầy đủ số liệu, chỉnh sửa hồ sơ khách hành nhằm nâng cao chất lượng thông tin đầu vào và đẩy mạnh khai thác sản phẩm TTTD.
- Cử hai đoàn đi công tác địa phương tại các tỉnh phía Bắc và Miền trung để chỉ đạo CN NHNN tỉnh, thành phố cũng như các CN TCTD trên địa bàn đẩy mạnh thu thập và khai thông tin từ CIC
1.7.1.2 Về thu thập, xử lý thông tin Đến 30/06/2007, CIC đã thu thập xử lý, quản lý được 7.734.031 hồ sơ khách hàng (HSKH), tăng 371% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 6.674.832 HSKH hiện đang quan hệ tín dụng, với tổng dư nợ là 514 tỷ VNĐ và 10.936 triệu USD, tăng so với cùng kỳ năm trước là 163.964 tỷ VND và 1.245 triệu USD.
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng thông tin đầu vào tại kho dữ liệu CIC, sáu tháng đầu năm 2007 ngoài việc cấp mã mới HSKH, CIC tập trung chỉnh sửa 53.941 hồ sơ cũ trong kho
Kết quả thu thập về hồ sơ khách hàng đã lưu tại kho dữ liệu CIC đến 30/06/2007 phân theo các loại hình TCTD như sau:
Hồ sơ khách hàng vay
2.492 65 6 Quỹ tín dụng nhân dân TW
- Thông tin lưu trữ theo HSKH tại CIC qua các năm: Đơn vị: tỷ VNĐ và triệu USD
Năm Số HSKH lưu trữ Tổng dư nợ
1.7.1.3 Về khai thác sử dụng thông tin
Về cung cấp thông tin cho các TCTD: 6 tháng đầu năm 2007, CIC đã cung cấp 96.534 bản trả lời tin tăng 137,34% so với cùng kỳ năm trước Sự tăng trưởng được thể hiện các khối ngân hàng: khối NH TMCP đô thị khai thác nhiều nhất 69.493 bản, tăng 139,96% so với cùng kỳ năm trước; khối NH
TM nhà nước 19.937 bản, tăng 93,21%; khối NH nước ngoài 4.003 bản, tăng 598,60%; khối NH liên doanh 1.060 bản, tăng 626,03% vv Qua số liệu trên cho thấy, các NH nước ngoài, NH Liên doanh, NH TMCP nông thôn đã và đang tích cực khai thác thông tin của CIC, thông tin từ CIC đã được các khối
NH chấp nhận và sử dụng nhiều hơn, tăng trưởng cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2006 Bên cạnh đó lượng cung cấp tin qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố 6 tháng đầu năm 2007 giảm nhẹ (giảm 22 bản và 7,48%) so với cùng kỳ năm ngoái, do các CN NHNN còn nhiều hạn chế về công nghệ thông tin do vậy các CN TCTD chuyển khai thác qua CN NHNN tỉnh, thành phố bằng khai thác trực tiếp từ CIC Định kỳ cung cấp thông tin khách hàng có dư nợ vay vượt 15% vốn tự có cho Ban Lãnh đạo NHNN và một số Vụ, Cục NHNN
CIC đã cung cấp 1.376 báo cáo phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp ( tăng 463% so với cùng kỳ năm trước).
Về dịch vụ thông tin nước ngoài: CIC đã cung cấp 47 bản báo cáo thông tin về các doanh nghiệp nước ngoài cho các đơn vị hỏi tin (tăng 32% so cùng kỳ năm trước) và cung cấp 1.103 bản báo cáo thông tin về các doanh nghiệp Việt nam cho D&B và các đơn vị khác (tăng 59% so với cùng kỳ năm trước). Cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế khác 589 bản báo cáo thông tin về doanh nghiệp Việt nam cho các đối tác trong nước (tăng 31% so với cùng kỳ năm trước)
Tổng kết một năm Bản tin Thông Tin tín dụng, Bản tin đã được Ban Lãnh đạo NHNN và các đơn vị trong ngành cũng như các TCTD đánh giá cao Bản tin luôn đổi mới nội dung và hình thức, sáu tháng đầu năm 2007 phát hành 24.172 cuốn, trong đó số bản tin có thu tiền là 20.571 cuốn, tăng 4.084 cuốn so với cùng kỳ năm trước Từ tháng 07/2007 Bản tin tăng kỳ phát hành từ 2 số/tháng lên 3 số /tháng.
Các TCTD, CN TCTD đã ký kết 131 hợp đồng khai thác TTTD, tăng 134% so cùng kỳ năm ngoái.
CIC đã thu cung cấp dịch vụ TTTD đạt 4.637 triệu đồng, tăng 138% so với cùng kỳ năm 2006.
1.7.1.4 Quản lý kho dữ liệu TTTD quốc gia
CIC đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống camera để kiểm soát an toàn, chặt chẽ kho dữ liệu thông tin quốc gia, đồng thời đang xây dựng hệ thống dự phòng nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin khi xảy ra sự cố
Quản lý khoa học hơn cơ sở dữ liệu và Data warehouse Giám sát và quản trị chặt chẽ hoạt động của mạng nội bộ đảm bảo tốc độ truy cập trong mạng cao và ổn định, cải tạo hệ thống mạng trong phòng máy chủ để nâng cao năng suất cũng đáp ứng yêu cầu xử lý công việc.
Trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có 1.389.902 lượt truy cập vào trang Web-CIC, trong đó số lượt yêu cầu hỏi tin là 438.129, số lượt nhận trả lời tin là 440.434 ( tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2006, riêng số lượt nhận trả lời tin tăng gấp hơn 3 lần) CIC cấp mới quyền truy cập khai thác TTTD điện tử cho 717 người, nâng tổng số người sử dụng trong toàn quốc lên 4.075 người
Số lượng thông tin đầu vào đã tăng lên rõ rệt Tuy nhiên chất lượng thông tin ở một số TCTD chưa tốt, chưa nghiêm túc trong việc báo cáo TTTD theo đúng quy định 03 ngày /lần như: NH TMCP Nam Việt, NH Nhà Đồng bằng sông cửu Long, Công ty Tài chính Cao su đây là những đơn vị CIC đã gửi công văn đôn đốc nhiều lần Thông tin về tài sản đảm báo cáo chưa đầy đủ, nhiều các TCTD có công văn đề nghị CIC cho phép lùi thời gian báo cáo đến Quý III/2007
Sản phẩm của CIC chưa đáp ứng yêu cầu các TCTD: Nhất là nhóm sản phẩm về dư nợ tín dụng, nợ xấu, nợ ngoại bảng, tài sản đảm bảo tiền vay, thông tin cảnh báo; sản phẩm về tín dụng tiêu dùng, tín dụng thẻ.Điều này một phần làm cho các TCTD chưa thật sự quan tâm đến việc khai thác thông tin từ CIC
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Đôn đốc 100% các TCTD báo cáo thông tin về CIC, tăng cường việc thu thập, xử lý, quản lý thông tin đầu vào, nâng cao chất lượng thông tin nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ cho công tác điều hành của Ban lãnh đạo NHNN, đồng thời phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của các TCTD
CIC phối hợp với các Vụ, Cục NHTW, các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, các TCTD nghiên cứu, chỉnh sửa và trình Thống đốc ký ban hành bổ sung, điều chỉnh Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN ngày 08/09/2004 ; Quyết định 1669/2005/QĐ-NHNN ngày 18/11/2005.
Báo cáo Thống đốc, Vụ Tổ chức cán bộ về sự cần thiết phải điều chỉnh lại mô hình, tổ chức của CIC cho phù hợp với giai đoan tới
Xây dựng phần mềm, kho dữ liệu theo hệ thống mã số TCTD mới theo Quyết định 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/06/2007 của Thống đốc NHNN
Phát triển thêm các nhóm sản phẩm về dư nợ tín dụng, sản phẩm tín dụng thẻ, tín dụng tiêu dùng, hỗ trợ chấm điểm tín dụng Nâng cao chất lượng cũng như cải tiến phương pháp khai thác sản phẩm TTTD và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để các TCTD thấy rõ lợi ích, chủ động khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng
Bàn biện pháp cùng NHNo VN chỉ đạo, hỗ trợ các chi nhánh khai thác thông tin, kiểm tra đối chiếu số liệu trong Hệ thống NHNo dễ dàng, nhanh chóng đảm bảo kịp thời số liệu quy định 1.8.7 Phối kết hợp với Thanh tra NHNN tiến hành kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo, khai thác TTTD định kỳ trong kế hoạch tháng, quý, năm Phối hợp với
Vụ Thi đua khen thưởng đưa công tác chấp hành báo cáo TTTD của các đơn vị vào khen thưởng hàng năm Các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố định kỳ hàng tháng, hàng Quý thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu các chi nhánh TCTD trên địa bàn để đôn đốc các TCTD báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu cho CIC
Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD tăng cường chỉ đạo các Chi nhánh TCTD thực hiện nghiêm túc Quyết định 1117 của Thống đốcNHNN về việc chấp hành báo cáo cũng như khai thác, sủ dụng các sản phẩm TTTD. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHẦN MỀM
Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất Bởi vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành và quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức Do đó quản trị nhân sự là một trong những vấn đề trọng tâm của tổ chức Việc quản lí nguồn nhân lực sao cho hiệu quả là một vấn đề khó khăn Hiện nay ở trung tâm thông tin tín dụng việc quản lí nhân sự vẫn được thực hiện thủ công bằng Word, Excel.Hơn nữa với việc quản lí số lượng công nhân viên gần 100 người và số lượng này sẽ tăng thêm trong thời gian tới trung tâm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và tính lương Việc này ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động đồng thời tạo sự bất tiện trong quản lí.
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm thông tin tín dụng em đã nghiên cứu và tìm hiểu về các nghiệp vụ quản lí hồ sơ nhân sự và tính lương cho công nhân viên Vì thế em xin chọn đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lí nhân sự và lương của Trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước” làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
Chức năng của phần mềm
Phần mềm có các chức năng sau:
Cập nhật hồ sơ nhân viên
Cập nhật các vấn đề xảy ra trong quá trình công tác: ví dụ như khi một cán bộ được tăng lương thì phải cập nhật hệ số lương mới, khi một cán bộ chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác thì phải cập nhật lại dữ liệu về cán bộ đó…
Quản lí các vấn đề liên quan đến từng cán bộ như:
- Quản lí hệ số lương và lương
- Quản lí quá trình công tác: số ngày nghỉ phép, số ngày đi công tác từ ngày nào đến ngày nào, khen thưởng, kỉ luật…
- Quản lí đào tạo: bằng cấp, quá trình học tập Ví dụ như cán bộ nào đang được cử đi học và được đào tạo về chuyên môn gì?
Báo cáo tình hình nhân sự: Đưa ra các thống kê để phân tích các hiện tượng cần điều chỉnh Ví dụ: Có nhiều cán bộ sắp đến tuổi về hưu dẫn đến cần chuẩn bị lực lượng kế tục
Tìm kiếm, tra cứu thông tin về nhân sự theo một tiêu chí nào đó để phục vụ cho việc quản lí Ví dụ như liệt kê các cán bộ có hệ số lương trên 3,4
Quản trị hệ thống: Chương trình được xây dựng trên cơ sở các đối tượng sử dụng được phân quyền truy nhập vào từng phần riêng biệt nên đòi hỏi phần quản trị phải hết sức chặt chẽ Người quản trị hệ thống có quyền cao nhất có quyền cấp (thu) quyền sử dụng chương trình cho những người khác…
Thông tin đầu vào và đầu ra của phần mềm
Hồ sơ của cán bộ công nhân viên.
Danh sách các phòng ban.
Các quyết định về lương, phân công công tác, thuyên chuyển công tác
Thông tin đầu ra cũng chính là các báo cáo của chương trình:
Báo cáo danh sách lương cán bộ, công chức.
Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả của cán bộ công nhân viên.
Báo cáo thống kê tổ chức bộ máy
Báo cáo tổng hợp ngạch, bậc và phụ cấp cán bộ công chức
Danh sách nhân viên, cán bộ quản lí, bộ máy tổ chức theo một chỉ tiêu nào đấy.
Các giao diện (form) dự kiến
Form cập nhật hồ sơ cán bộ
Form cập nhật hệ số lương
Lợi ích của đề tài
Sử dụng phần mềm quản lí nhân lực sẽ giúp công tác quản lý nhân sự của CIC gọn nhẹ, chỉ cần số ít nhân viên với hệ thống máy tính Tổ chức quản lý, lưu trữ trên hệ thống làm tăng tính an toàn, bảo mật cao hơn
Tin học hoá Tổ chức quản lý nhân sự mang lại nhiều lợi ích hơn so với quản lý thủ công Quản lý các thông tin về cán bộ công nhân viên là một bài toán quan trọng và có nhiều ứng dụng trong việc quản lý nguồn nhân lực, chính sách cán bộ nhằm đưa ra các quyết định nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng đội ngũ lao động đủ khả năng và trình độ đáp ứng các yêu cầu trong giai đoạn mới.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM 28 2.1 Phương pháp luận chung về xây dựng phần mềm
Khái niệm phần mềm
Phần mềm tin học đã trở thành thành phần chủ chốt của các hệ thống dựa trên máy tính Theo định nghĩa của nhà tin học người Mỹ Roger Presman thì phần mềm là một tập hợp bao gồm 3 yếu tố sau:
- Các chương trình máy tính
- Các cấu trúc dữ liệu phù hợp để chương trình có thể thực hiện các chức năng của mình
- Các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm
Sự tiến hoá của phần mềm
Tiến trình phát triển của phần mềm bao gồm các giai đoạn được biểu diễn trong hình vẽ sau:
- Đơn chiếc theo đơn đặt hàng
- Hiệu quả thương mại hoá
Các đặc trưng của phần mềm
Hàm chứa 1 khối lượng tri thức rất lớn được tạo ra chủ yếu dựa vào chất xám và trí tuệ của nhà sản xuất phần mềm.
Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng Phần mềm trải qua thời gian cần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của tổ chức Mỗi khi thay đổi cần có một yêu cầu mới cần mở rộng hoặc một khuyết điểm cần sủa chữa
Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ ít khi được lắp ráp từ các thành phần có sẵn và có khả năng nhân bản dễ dàng Phần mềm không có danh mục các thành phần cố định như phần cứng Phần mềm thường được đặt hàng theo một đơn vị hoàn chỉnh theo yêu cầu riêng của mỗi tổ chức chứ ít khi được lắp ráp theo một khuôn mẫu có sẵn Mặt khác yêu cầu đối với phần mềm phụ thuộc vào môi trường cụ thể mà nó phát triển và sử dụng Môi trường gồm: phần cứng, phần mềm, con người, tổ chức không thể định dạng từ trước và thường xuyên thay đổi khi những yếu tố trên thay đổi.
Ngôn ngữ thiết kế phần mềm
Sau giai đoạn thiết kế chuyển sang giai đoạn thi công phần mềm mà bản chất của nó là lựa chọn một ngôn ngữ để dịch từ bản vẽ thiết kế thành một chương trình làm việc Người ta chia bản vẽ thiết kế thành các thế hệ.
Thế hệ 1: Ngôn ngữ máy tính
Trong giai đoạn đầu khi máy tính mới ra đời, các chương trình được viết trên ngôn ngữ máy tính điện tử cụ thể có nghĩa là khi chương trình chạy trên máy tính nào thì ta phải học ngôn ngữ của máy tính đó để viết chương trình Chương trình được viết thuần túy dưới dạng các dãy số Máy tính có thể hiểu ngay và thực hiện ngay các chương trình này.
Thế hệ 2: Ngôn ngữ thuật toán
Từ ngôn ngữ máy người ta chuyển sang viết chương trình bằng ngôn ngữ thuật toán Đây là các ngôn ngữ được viết bằng tiếng anh nhưng bản thân máy tính không thể hiểu được các ngôn ngữ này nên người ta phải thiết kế các chương trình dịch, dịch từ ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy.
Các ngôn ngữ tiêu biểu trong thế hệ thứ 2 này là: Basic, FORTRAN Trong đó Basic với các phiên bản trong máy vi tính có BasicA, QBasic, QWBasic.
FORTRAN có FORTRANbase, FORTRAN77. Đặc điểm của ngôn ngữ thế hệ thứ 2 là các cấu trúc còn yếu thậm chí là phi cấu trúc.
Thế hệ 3: Ngôn ngữ cấp cao Đây là các ngôn ngữ lập trình hiện đại có cấu trúc đủ mạnh để vừa có khả năng giải quyết các bài toán kĩ thuật vừa có khả năng giải quyết các bài toán kinh tế.
Các đại biểu tiêu biểu của thế hệ thứ 3 là: ALGOL60, PASCAL, C++
Hiện nay, Mỹ và Nhật đang hợp tác và sử dụng ngôn ngữ PROLOG để xây dựng máy tính thế hệ thứ 5 ( máy tính tư duy).
Trong hàng chục ngôn ngữ lập trình đang sử dụng trên thế giới hiện nay khi muốn nói đến đặc tính ngắn gọn và tiêu biểu người ta thường liệt kê ra hàng chục ngôn ngữ tiêu biểu.
- FORTRAN: ngôn ngữ kỹ thuật
- PASCAL: ngôn ngữ dạy học và biêủ diễn giải thuật
- COBOL: ngôn ngữ thiết kế
- C++: ngôn ngữ can thiệp máy tính
Lịch sử phát triển của các ngôn ngữ lập trình là tính năng của các ngôn ngữ ngày càng nâng cao.
Phân loại phần mềm
Có 2 loại phần mềm là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Phần mềm hệ thống: o Hệ điều hành: là một tập hợp các chương trình có chức năng điều khiển, quản lí và giám sát sự hoạt động của các thiết bị phần cứng đồng thời tạo ra môi trường thích hợp cho các phần mềm ứng dụng hoạt động, khai thác tối ưu các tài nguyên của hệ thống. o Các chương trình tiện ích: là các phần mềm mở rộng, bổ sung thêm các chức năng cho hệ điều hành để giúp tạo ra sự thuận tiện cho người sử dụng cũng như nâng cao tính tối ưu của việc khai thác tài nguyên hệ thống. o Chương trình điều khiển thiết bị: là các phần mềm giúp cho hệ điều hành có thể nhận biết và điều khiển hoạt động của các thiết bị phần cứng. o Chương trình dịch: là chương trình có chức năng dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy để cho máy tính có thể hiểu và xử lí được đồng thời thực hiện dịch kết quả xử lí của máy tính sang ngôn ngữ bậc cao và chuyển đến người dùng.
Phần mềm ứng dụng: o Phần mềm năng suất: là phần mềm giúp nâng cao năng suất và hiệu quả là việc của người dùng như phần mềm Microsoft Office,… o Phần mềm kinh doanh: là phần mềm có chức năng quản lí các hoạt động, các giao dịch phát sinh của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ. o Phần mềm giáo dục tham khảo: là phần mềm cung cấp những kiến thức, thông tin cho người dùng về một lĩnh vực nào đó. o Phần mềm giải trí: là phần mềm giúp cho người dùng thư giãn, giải trí.
Vòng đời của phần mềm
Mỗi phần mềm từ khi ra đời, phát triển đều trải qua một chu kì trong công nghệ phần mềm được gọi là vòng đời của phần mềm Người ta nghiên cứu vòng đời của phần mềm để hiểu rõ từng giai đoạn và có biện pháp phát triển thích hợp để phát triển vào từng giai đoạn đó nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm Vòng đời phát triển của sản phẩm phần mềm được biểu diễn bằng một mô hình gọi là mô hình thác nước.
Công nghệ hệ thống: Phần mềm là một bộ phận của hệ thống quản lí nói chung Do đó, công việc nghiên cứu phần mềm từ đầu phải được thiết lập yêu cầu cho mọi phần tử hệ thống và được đặt trong mối lien kết chặt chẽ với các thành phần khác của hệ thống như phần cứng, nhân tố con người,
…Công nghệ hệ thống và phân tích bao gồm việc thu thập yêu cầu ở mức hệ thống với một lượng nhỏ thiết kế và phân tích mức đỉnh.
Phân tích yêu cầu phần mềm: Tiến trình thu thập yêu cầu được tập trung và làm mạnh đặc biệt vào phần mềm Để hiểu được bản chất của các phần mềm phải xây dựng kĩ sư phần mềm phải hiểu về lĩnh vực thông tin đối với phần mềm cũng như các chức năng cần có, hiệu năng và giao diện của phần mềm.
Thiết kế: Thiết kế phần mềm là một tiến trình nhiều bước tập trung vào bốn thuộc tính phân biệt của chương trình là:
- Các đặc trưng giao diện
Tiến trình thiết kế dịch các yêu cầu thành một biểu diễn của phần mềm có thể được khẳng định về chất lượng trước khi giai đoạn mã hoá bắt đầu Giống như các yêu cầu, việc thiết kế phải được lập tư liệu và trở thành bộ phận của cấu hình phần mềm.
Mã hoá: Thiết kế phải được dịch thành ngôn ngữ máy mà máy tính có thể đọc và hiểu được Bước mã hoá thực hiện công việc này
Kiểm thử: Mục đích chính của kiểm thử là phát hiện ra những lỗi khiếm khuyết của phần mềm Kiểm thử phần mềm là yếu tố quyết định cho việc đảm bảo chất lượng phần mềm Tính minh bạch ngày càng tăng của phần mềm như một phần tử hệ thống và những chi phí kèm theo liên quan đến những sai hỏng phần mềm là những lực lượng thúc đẩy cho việc kiểm thử toàn vẹn.
Kiểm thử được tiến hành sẽ tìm ra những lỗi trong phần mềm Kết quả của kiểm thử sẽ được so sánh với kết quả dự kiến Khi lỗi được phát hiện ra quá trình sửa lỗi bắt đầu. Để thực hiện mục tiêu kiểm thử người ta sử dụng 2 loại kiểm thử khác nhau là kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng.
Kiểm thử hộp đen (Black Box): tiến hành kiểm thử xem từng chức năng có vận hành hoàn toàn không Việc kiểm thử hộp đen chỉ được tiến hành tại giao diện phần mềm Kiểm thử hộp đen tập trung vào các chức năng của phần mềm Việc kiểm thử hộp đen dự định tìm lỗi trong các phạm vi sau:
- Lỗi chức năng không đúng hay bị bỏ sót
- Lỗi trong cấu trúc dữ liệu hay thâm nhập cơ sở dữ liệu ngoài
- Lỗi khởi đầu và kết thúc
Kiểm thử hộp đen chỉ xem xét 1 số khía cạnh của hệ thống mà ít để ý tới cấu trúc logic bên trong của phần mềm Do đó việc kiểm thử hộp đen dù có kĩ lưỡng đến đâu cũng có thể bỏ lỡ những lỗi và để khắc phục vấn đề này xuất kiện việc kiểm thử hộp trắng.
Kiểm thử hộp trắng (White Box): là một phương pháp thiết kế kiểm thử có dùng cấu trúc điều khiển của thiết kế thủ tục để suy ra các trường hợp kiểm thử Kiểm thử hệ thống tập trung vào cấu trúc điều khiển chương trình Các trường hợp kiểm thử được thực hiện đều đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh trong chương trình đều được thực hiện ít nhất 1 lần, tất cả các điều khiển logic đều được thử qua.
Bảo trì: Sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng chắc chắn nó sẽ có những thay đổi để tương thích với hệ thống Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng cần nâng cao chức năng của sản phẩm Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước của vòng đời phát triển phần mềm cho chương trình hiện tại chứ không phải chương trình mới.
Vai trò của thiết kế phần mềm
Trong sản xuất quy mô công nghiệp vấn đề thiết kế có vai trò đặc biệt quan trọng vì các lí do sau:
Thiết kế là nền tảng để phát triển 1 PM đảm bảo tính ổn định và bền vững.
Nhờ có thiết kế chúng ta có thể đảm bảo không có sự đổ vỡ 1 phần mềm khi có sự biến động xảy ra hoặc thay đổi trong phần mềm.
Đối với 1 phần mềm không có thiết kế đầy đủ chỉ cần thay đổi nhỏ trong cấu trúc dữ liệu hay chức năng chương trình cũng có thể dẫn đến sự phá hủy phần mềm hay hỏng hóc chức năng ban đầu của nó.
Người ta dùng hình ảnh sau đây để so sánh phần mềm có thiết kế cơ bản và phần mềm không có thiết kế:
Bảo trì Thiết kế Kiểm thử
Có thiết kế Không có thiết kế Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi xuất hiện khái niệm lập trình tự động tức là lập trình bằng máy tính thì vai trò của thiết kế lại trở nên đặc biệt quan trọng Hiệp hội công nghệ phần mềm thế giới hiện nay vừa công bố một tài liệu trong đó xác định nhu cầu của thế giới hiện nay và trong tương lai không phải người lập trình biết dung những câu lệnh để chế tác phần mềm mà trước hết là những người biết đọc bản vẽ thiết kế.
Quy trình thiết kế phần mềm ứng dụng
Trong sản xuất phần mềm công nghiệp để cho ra một sản phẩm người ta phân chia thành các công đoạn Mỗi công đoạn thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định do một chức danh nhất định đảm nhiệm.
2.1.8.1 Xây dựng và quản lí hợp đồng phần mềm
Mục đích của quy trình xây dựng và quản lí hợp đồng phần mềm là tiến hành đưa ra phác thảo hợp đồng phần mềm Tiến hành xây dựng các điều kiện cụ thể của hợp đồng kí kết văn bản hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, thanh toán và thanh lí với khách hàng.
Các dấu hiệu: quy trình này đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Ký kết hợp đồng phần mềm
- Thanh toán và thanh lí
Bắt đầu Đề xuất tham gia xây dựng PM
Báo cáo tổng hợp hợp đồng PM Thanh toán, thanh lí Theo dõi thực hiện hợp đồng PM
Xây dựng và kí kết hợp đồng PM
Mục đích của quy trình này bao gồm tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, tiến hành phân tích hệ thống một cách sơ bộ và các quy trình liên quan để lượng hoá nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.
Quy trình xác định yêu cầu của khách hàng đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
Lập kế hoạch xác định yêu cầu
Mô tả hoạt động hệ thống Phân tích yêu cầu người sử dụng
Mục đích: dựa trên cơ sở của hồ sơ phân tích nghiệp vụ và mô hình hoạt động của hệ thống, tiến hành thiết kế kiến trúc và thiết kế kĩ thuật để xây dựng bộ hồ sơ thiết kế phần mềm.
Các dấu hiệu: quy trình này được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Thiết kế kiến trúc phần mềm
+ Thiết kế dữ liệu + Thiết kế thủ tục + Thiết kế chương trình + Thiết kế giao diện
Lập kế hoạch thiết kế
Duyết Thiết kế kiến trúc
Mục đích: Trên cơ sở bản vẽ thiết kế kỹ sư phần mềm lựa chọn một ngôn ngữ lập trình nào đó để chuyển từ bản vẽ thiết kế thành một phần mềm được biểu diễn trên ngôn ngữ cụ thể Chính vì điều đó người ta coi quá trình lập trình là quá trình thi công.
Dấu hiệu: Quy trình lập trình được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Lập trình các thư viện chung
Lập kế hoạch lập trình
Test chương trình Tích hợp Thết kế các module Lập trình thư viện chung
Mục đích: Sau khi chúng ta đã có sản phẩm phần mềm người ta chuyển sang quy trình Test mà bản chất là thực hiện Test hệ thống Test theo tiêu chuẩn khách hàng, nhằm đảm bảo phần mềm có chất lượng cao.
Các dấu hiệu: Quy trình này được đặc trưng như:
- Thực hiện quá trình Test
- Ghi nhận kết quả test.
Quá trình test chương trình tức là kiểm tra từng dòng lệnh do lập trình viên thực hiện
Test nghiệm thu Test hệ thống Lập kịch bản Test
-Test phần mềm đòi hỏi những cán bộ có trình độ cao không chỉ về tin học mà còn có kiến thức tổng hợp mọi lĩnh vực vì bản chất là không phải kiểm tra lỗi từng dòng lệnh mà trước mỗi phần mềm thuộc lĩnh vực nào đó, cán bộ test phải am hiểu lĩnh vực này một cách sâu sắc để xây dựng một kịch bản, qua đó đặt phần mềm vào tình huống hóc búa nhất Do đó quá trình xây dựng kịch bản Test rất quan trọng không những là khoa học mà nó còn là nghệ thuật.
-Khi xây dựng kịch bản test người ta dành nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực phần mềm và nói chung người ta không khai thác điểm mạnh phần mềm đã quảng cáo mà người ta tìm ra những điểm yếu mà phần mềm mắc phải lỗi đó để đưa vào ứng dụng
Quy trình này có mục đích là cài đặt phần mềm cho khách hàng tại các điểm triển khai và hướng dẫn đào tạo sử dụng cho khách hàng.
Các dấu hiệu: Quy trình này được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau :
- Cài đặt các máy mạng
Duyệt Duyệt Lập giải pháp
Duyệt Lập kế hoạch triển khai
Vận hành Đào tạo sử dụng Báo cáo kết quả
Duyệt Cài đặt máy chủ
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM
Khảo sát sơ bộ
3.1.1 Tìm hiểu tình hình thực tế
Hiện nay thế giới đã và đang bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên công nghệ thông tin Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Vì vậy việc ứng dụng tin học hoá vào hoạt động quản lí giúp con người hoàn thành tốt hơn các công việc của mình đang trở thành xu thế chung của các công ty và các doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập ở Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước em thấy ở đây vẫn thực hiện quản lí nhân sự một cách thủ công Việc quản lí như vậy tốn nhiều thờigian và dễ xảy ra sai sót Việc tìm kiếm hay tra cứu tài liệu như thế làm chậm quá trình ra quyết định của ban giám đốc. Thêm vào đó việc tính toán lương qua nhiều công đoạn cũng rất dễ gây ra sai sót Chính vì vậy trung tâm có nhu cầu về một hệ thống quản lí nhân sự, chấm công và tính lương là rất lớn.
Quản lí được tình hình làm việc của mỗi nhân viên, lưu giữ tất cả các thông tin về tình hình khen thưởng, kỉ luật của mỗi nhân viên
- Khen thưởng: quản lí được các thông tin về số quyết định khen thưởng, ngày quyết định, lí do quyết định, mức khen thưởng.
- Kỉ luật: số quyết đnh, mức vi phạm, lí do kỉ luật, ngày kỉ luật, phòng ban hoặc tổ chức nào kỉ luật
Khi có nhân viên mới thì hệ thống phải cập nhật được đầy đủ các thông tin của nhân viên mới như mã nhân viên, họ tên, giới tính, quê quán, quá trình đào tạo, tình trạng hôn nhân…
Khi có nhân viên nghỉ hưu, chuyển công tác, tăng lương, bị thôi việc thì hệ thống phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung được các thông tin đó.
Hệ thống có chức năng lưu giữ thông tin về nhân viên hiện thời tạm nghỉ việc nhưng có thể sử dụng những thông tin này khi nhân viên đó đi làm trở lại Ví dụ như nghỉ ốm thời gian dài không hưởng lương, nghỉ sản…
Khi có yêu cầu của cấp trên thì phải xuất được các báo cáo như: sơ yếu lí lịch của nhân viên, hệ số lương của các nhân viên, số nhân viên đang đi công tác, số nhân viên sắp đến tuổi về hưu…
Cách tính lương và các khoản khác:
Ngày công để tính lương = số ngày làm việc trong tháng - thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết
Lương cơ bản = hệ số lương * lương tối thiểu ( 540.000)
Ngày nghỉ không hưởng lương gồm: nghỉ ốm, nghỉ không lương, nghỉ không có lí do.
Các khoản thu nhập khác ngoài lương:
- Khác (Công ty thăm hỏi, bảo hiểm xã hội, dưỡng sức…)
Giờ làm việc bình thường (giờ hành chính): 8h – 17h30
Ngoài thời gian trên nếu cán bộ công nhân viên làm việc thì tính làm thêm giờ.
Các công thức tính thêm giờ:
- Ngày thường: Lương 1 ngày/8h * số giờ làm thêm * 150%
- Ngày nghỉ cuối tuần: Lương 1 ngày/8h * Số giờ làm thêm * 200%
- Ngày lễ tết: Lương 1 ngày/8h * số giờ làm thêm * 300%
- Các khoản giảm trừ khác
Thiết kế
3.2.1.1 Thiết kế sơ đồ luồng thông tin
Qua quá trình thu thập thông tin ta có sơ đồ mô tả hệ thống, tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý và lưu trữ trong thế giới vật lí qua các sơ đồ. Các ký pháp của luồng thông tin:
Thủ công Giao tác người – máy Tin học hoá hoàn toàn
Kho lưu trữ dữ liệu Dòng thông tin Điều khiển
Sơ đồ luồng thông tin trong quản lý hồ sơ
Thời điểm Nhân viên Phòng tổng hợp Ban GĐ
Cập nhập HS Điều chỉnh HS
Bắt đầu vào công ty
Sơ đồ luồng thông tin trong quản lí chấm công
Thời điểm Phòng tổng hợp Phòng Tài vụ Ban GĐ
Bảng CC đã xử lí
Sơ đồ luồng thông tin trong quản lý lương
Thời điểm Phòng tổng hợp Phòng Tài vụ Ban GĐ
Bảng CC đã xử lí
Quản lí hồ sơ Điều chỉnh chấm công
In báo cáo Báo cáo Tính lương
Cập nhật bảng chấm công
Tìm kiếm hồ sơ Điều chỉnh hồ sơ
3.2.1.2 Thiết kế sơ đồ chức năng
3.2.1.3 Thiết kế sơ đồ luồng dữ liệu
Bảng chấm công,phiếu lương
Thông tin nhân sự Bảng chấm công
Khi có nhân viên mới được tuyển dụng vào trung tâm hay có sự thay đổi về nhân sự như thuyên chuyển từ phòng ban này sang phòng ban khác hay tăng lương… thì phòng tổng hợp sẽ xử lí và tổng hợp các thông tin này sau đó lưu thông tin của nhân viên đó vào kho hồ sơ của trung tâm thông qua phần mềm quản lí nhân sự.
Khi có một yêu cầu nhân sự từ ban giám đốc hay từ một phòng ban nào đó của trung tâm như cần danh sách nhân sự theo phòng ban, theo độ tuổi,theo chức danh… thì yêu cầu đó sẽ được gửi tới phòng tổng hợp và phòng này có nhiệm vụ thu thập thông tin và xử lí yêu cầu đó và gửi lại báo cáo lên phòng cần tìm tin.
Hàng tuần, các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công lên phòng tổng hợp Hệ thống quản lí chấm công sẽ xử lí các bảng chấm công này sau đó cập nhật những dữ liệu này vào kho dữ liệu bảng chấm công.
Hệ thống quản lí lương sau khi có đầy đủ các thông tin từ kho dữ liệu chấm công và kho dữ liệu hồ sơ sẽ tiến hành tính toán lương cho các nhân viên và in báo cáo gửi về phòng tài vụ để chi trả lương cho các cán bộ công nhân viên.
Kho dl bảng chấm công Kho hồ sơ
TT bảng chấm công bảng chấm công
Nhân viên Đáp ứng yêu cầu
3.2.1.4 Sơ đồ phân giã chức năng
Sơ đồ phân rã quản lí hồ sơ mức 1
Khi có nhân viên mới được tuyển dụng vào trung tâm thì nhân viên đó sẽ nộp hồ sơ vào phòng tổng hợp của trung tâm Phòng tổng hợp sẽ xử lí và tổng hợp thông tin sau đó lưu thông tin của nhân viên đó vào kho hồ sơ của trung tâm thông qua phần mềm quản lí nhân sự.
Trong quá trình công tác khi có sự thay đổi về nhân sự như: thuyên chuyển công tác từ phòng ban này sang phòng ban khác, tăng lương, thôi việc… thì phòng tổng hợp sẽ có trách nhiệm thu thập các thông tin về nhân sự và điều chỉnh cho đúng với yêu cầu
Khi ban giám đốc hay một phòng ban trong công ty có yêu cầu tìm kiếm nhân sự theo một tiêu chí nào đó như theo chức vụ, theo hệ số lương, theo độ tuổi… thì hệ thống sẽ nhanh chóng xử lí và đáp ứng yêu cầu này Sau đó in các báo cáo gửi lại cho phòng ban cần tìm tin.
Khi trong trung tâm có sự biến động về nhân sự như có người nghỉ hưu, có người mất do tai nạn, hoặc có người vì lí do gi đó phải thôi việc thì khi có quyết định xoá hồ sơ của cấp trên phòng tổng hợp sẽ tiến hành xoá các dữ liệu về các nhân viên này Sau khi tiến hành xoá hồ sơ của nhân viên đó thì phòng tổng hợp cũng đồng thời thực hiện việc huỷ hồ sơ của nhân viên đó trong kho hồ sơ nhân viên.
Ban giám đốc, Phòng tổng hợp
In báo cáo Nhân viên
Ban giám đốc, Phòng tổng hợp
Các quyết định nhân sự
Các quyết định nhân sự
Các quyết định nhân sự
Các quyết định nhân sự
Các yêu cầu tìm kiếm
Các yêu cầu tìm kiếm
Các quyết định nhân sự
Các quyết định nhân sự
TT nhân viên cần xoá
TT nhân viên cần xoá
Sơ đồ phân rã quản lí chấm công mức 1
Hàng tuần, các phòng ban gửi bảng chấm công đến phòng tổng hợp Phòng tổng hợp có nhiệm vụ cập nhật bảng chấm công Khi một cá nhân, hoặc một phòng ban có yêu cầu hoặc nhận thấy những sai sót trong bảng cập naaatj chấm công thì yêu cầu đó sẽ được phòng tổng hợp xử lí và điều chỉnh cho chính xác sau đó những dữ liệu này sẽ được cập nhật vào kho bảng chấm công.
Cuối tháng phòng tổng hợp sẽ tổng hợp các bảng chấm công để chuẩn bị tính toán lương cho các cán bộ công nhân viên.
Cập nhập bảng chấm công
2.2 Điều chỉnh bảng chấm công 2.3
In báo cáo Phòng tổng hợp
Kho dữ liệu chấm công
Báo cáo bảng chấm công
Thông tin đã điều chỉnh
Các yêu cầu điều chỉnh
Bảng chấm công đã xử lí
Sơ đồ phân rã quản lí lương mức 1
Trên cơ sở của bảng chấm công cùng với các tài liệu về số tiền thưởng, tiền phạt, trợ cấp, tạm ứng… phòng tổng hợp sẽ tiến hành tính toán và in báo cáo lương gửi sang phòng tài vụ để phòng tài vụ tiến hành trả lương cho các can bộ công nhân viên.
Kiểm tra và sửa chữa TT Phòng tổng hợp
TT đã được kiểm tra, xử lí
Kho dữ liệu chấm công
TT về thưởng, phạt, khấu trừ, tạm ứng làm thêm giờ
Các số liệu đã tính toán
Phòng tài vụ Nhân viên
Bảng kê, báo cáo lương cá nhân
Bảng kê, báo cáo về lương
Bảng kê, báo cáo lương tổng hợp
3.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu
3.2.2.1 Khái niệm cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (Database): là một tập hợp các tập tin có liên quan với nhau, được thiết kế nhằm làm giảm thiểu sự lặp lại dữ liệu.
3.2.2.2 Thiết kế các tệp cơ sở dữ liệu
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
MaNV text 10 Mã nhân viên
MaPB Text 10 Mã phòng ban
Hoten text 50 Họ và tên
Ngaysinh Date/time Ngày sinh
Gioitinh Yes/no giới tính
Honnhan Text 10 Hôn nhân hokhauthuongtru text 50 hộ khẩu thường trú choohientai Text 50 Chỗ ở hiện tại
Dangvien text 25 Đảng viên macv Text 10 Mã chức vụ mahd text 10 Mã hợp đồng
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
MaPB text 10 Mã phòng ban
TenPB text 25 Tên phòng ban
Thongtinkhac text 100 Thông tin khác
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
Macv Text 4 Mã chức vụ
Tencv Text 20 Tên chức vụ
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
Madt Text 4 Mã dân tộc
Tendt Text 30 Tên dân tộc
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
Mabacluong Text 4 Mã tôn giáo
Luongcoban Number double Lương cơ bản
Hesoluong Number decimal Hệ số lương
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
Mahd Text 4 Mã hợp đồng
Tenhd Text 30 Tên hợp đồng
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
Macc Autonumber Long integer Mã chấm công
Manv Text 4 Mã nhân viên
Songaylamviec Number Single Số ngày làm việc
Nghicophep Number Single Số ngày nghỉ có phép Nghikhongphep Number Single Số ngày nghỉ không phép
Lamthemgio Number Integer Làm thêm giờ
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
Macc Text 4 Mã chấm công
Manv Text 5 Mã nhân viên
Mapb Text 4 Mã phòng ban
Mabacluong Text 4 Mã bậc lương
TenNV Text 25 Tên nhân viên
MaBH Text 4 Mã bảo hiểm
Tienthuong Number Double Tiền thưởng
Tienphat Number Double Tiền phạt
Tamung Number Double Tạm ứng
Phucap Number Double Phụ Cấp
Khautru Number Double Các khoản khấu trừ
Luongtra Number Double Trả lương cho nhân viên
Tệp quá trình đào tạo
Tên trường Định kiểu Độ rộng Giải thích
MaNV Text 10 Mã nhân viên
Nganhhoc Text 50 Ngành học hinhthucdaotao Text 25 Hình thức đào tạo thoigiandaotao number 10 Thời gian đào tạo
Loaitotnghiep Text 25 Loại tốt nghiệp
3.2.2.3 Mối quan hệ giữa các tệp CSDL
Bắt đầu Đăng nhập thành công i=1 i=i+1 Đóng chương trình
Kết thúc Đúng Đúng Nhập tên và mật khẩu i>=3
Hiện giao diện làm việc Đúng Đúng
Kiểm tra dữ liệu Chọn đối tượng cập nhật
Lưu vào cơ sở dữ liệu
Tìm được Chọn đối tượng tìm kiếm
Hiện kết quả tìm kiếm
Không Không Chọn tiêu thức tìm kiếm
Có Có Thực hiện tìm kiếm
3.2.3.4 Thuật toán in báo cáo
Mở form in báo cáo
In báo cáo Chọn loại báo cáo
Có Có Hiện báo cáo
3.2.4 Thiết kế vật lí ngoài
3.2.5 Thiết kế cách thức giao tác với phần tin học hoá
3.2.6 Thiết kế giao diện nhập liệu và giao diện khai thác tìm tin
3.2.6.3 Giao diện đăng kí tài khoản
3.2.6.4 Giao diện cập nhật hồ sơ nhân viên
3.2.6.5 Giao diện cập nhật danh mục phòng ban
Giao diện cập nhật diễn biến đào tạo
3.2.6.7 Các mẫu báo cáo của chương trình
Cài đặt và đào tạo người sử dụng
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NHNN 2
1.1 Quá trình hình thành trung tâm thông tin tín dụng 2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm thông tin tín dụng 3
1.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin tín dụng: (Organization
1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 4
1.3.2 Các phòng, ban trực thuộc 4
1.3.2.1 Phòng Tổng hợp ( kí hiệu TTTD1) 4
1.3.2.2 Phòng Xử lý thông tin (kí hiệu TTTD2) 5
1.3.2.3 Phòng Phân tích (kí hiệu TTTD3) 6
1.3.2.4 Phòng Kỹ thuật (kí hiệu TTTD4) 7
1.3.2.5 Phòng Tài vụ (Kí hiêu TTTD5) 8
1.4 Quy trình nghiệp vụ của CIC 11
1.4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin 12
1.4.1.4 Phạm vi thu thập tin 13
1.5 Tình hình tin học hoá tại trung tâm thông tin tín dụng 14
1.5.1 Tình hình tin học hoá: 14
1.5.2 Các phần mềm hiện tại của CIC và chức năng của chúng 15
1.5.2.1 Phần mềm Quản lí TTTD 15
1.5.2.2 Phần mềm Quản lí người sử dụng và tính phí 15
1.5.2.6 Web nghiệp vụ của CIC 16
1.6 Các sản phẩm của CIC và lợi ích của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của CIC 17
1.6.1 Các sản phẩm của CIC 17
1.6.2 Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của CIC 17
1.7 Tình hình hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng 18
1.7.1.1 Về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động TTTD 18
1.7.1.2 Về thu thập, xử lý thông tin 19
1.7.1.3 Về khai thác sử dụng thông tin 20
1.7.1.4 Quản lý kho dữ liệu TTTD quốc gia 22
1.8 Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới 23
2.1 Lí do chọn đề tài 25
2.2 Đề tài thực tập tốt nghiệp 25
2.3 Chức năng của phần mềm 25
2.4 Thông tin đầu vào và đầu ra của phần mềm 26
2.5 Các giao diện (form) dự kiến 27
2.6 Lợi ích của đề tài 27
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM 28 2.1 Phương pháp luận chung về xây dựng phần mềm 28
2.1.2 Sự tiến hoá của phần mềm 28
2.1.3 Các đặc trưng của phần mềm 28
2.1.4 Ngôn ngữ thiết kế phần mềm 29
2.1.6 Vòng đời của phần mềm 31
2.1.7 Vai trò của thiết kế phần mềm 34
2.1.8 Quy trình thiết kế phần mềm ứng dụng 35
2.1.8.1 Xây dựng và quản lí hợp đồng phần mềm 35
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM 43
3.1.1 Tìm hiểu tình hình thực tế 43