1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10

12 629 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Trường học Trường:...................
Chuyên ngành LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10 GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10 GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10 GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10 GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10 GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10 GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10 GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ BỘ SÁCH CÁNH DIỀU TỪ BÀI 8,9,10

Trang 1

Tổ:

Họ và tên giáo viên:

TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: 1 Tiết

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức

- Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học:

+ Khí hậu Việt Nam

+ Thổ nhưỡng Việt Nam

+ Sinh vật Việt Nam

Bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam

- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

- Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính

- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp

- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản

- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất

Bài 10 Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

2 Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay

Trang 2

theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm

và GV Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy

logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề

Năng lực địa lí:

Nhận thức khoa học địa lí:

+ Thông qua việc phân tích tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thủy văn Việt Nam;

+ Thông qua việc chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng; trình bày đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính;

+ Phân tích đặc điểm của đất fe-ra-lit và giá trị sử dụng đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp;

+ Phân tích đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản;

+ Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất;

+ Thông qua việc chứng minh sự đa dạng của sinh vật và tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

+ Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật Việt Nam

+ Nêu được một số giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam

Tìm hiểu địa lí:

+ Thông qua việc khai thác tài liệu văn bản, internet về những tác động và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam;

+ Thông qua việc sử dụng Bản đồ phân bố các nhóm đất chính ở Việt Nam để trình bày đặc điểm phân bố của ba nhóm đất ở nước ta

+ Phát hiện nội dung kiến thức về đa dạng sinh học và suy giảm đa dạng sinh học từ các bài báo, video GV cung cấp

+ Sơ đồ hóa kiến thức, triển lãm ảnh về sự đa dạng sinh học ở Việt Nam

+ Sử dụng bản đồ phân bố phân bố sinh vật Việt Nam, xã định được các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các thảm thực vật…

Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn:

Trang 3

+ Thông qua việc liên hệ với biến đổi khí hậu toàn cầu để lấy các ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam;

+ Thông qua việc lấy ví dụ thực tiễn nhằm hiểu rõ hơn về tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất;

+ Thông qua việc chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về các loài sinh vật quý hiếm

ở nước; đề xuất một số giải pháp để bảo vệ các loài sinh vật tại địa phương (nếu có) + Tìm kiếm và thu thập các thông tin về một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam hoặc một vườn quốc gia/khu dự trữ sinh quyển để viết báo cáo

3 Phẩm chất

Chăm chỉ: trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập chung của nhóm.

Trách nhiệm: có ý thức tuyên truyền với những người xung quanh trong việc bảo

vệ môi trường nhằm hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Kế hoạch bài dạy, bản đồ khí hậu Việt Nam, máy tính, máy chiếu

- Một số hình ảnh, video về tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu và thủy văn Việt Nam

- Bản đồ phân bố các nhóm đất chính ở Việt Nam

- Các tranh ảnh liên quan đến đặc điểm và vấn đề sử dụng tài nguyên đất ở nước ta

- Bản đồ phân bố sinh vật ở Việt Nam

- Tranh, ảnh về các hệ sinh thái, về một số loài động vật quý hiếm ở Việt Nam

- SGK, giấy A4, bút, vở ghi, Atlat Địa lí Việt Nam, phiếu học tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A - HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG/KẾT NỐI)

1 Mục tiêu: Khái quát nội dung ôn tập Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới

2 Nội dung: HS chơi trò chơi “Ai là triệu phú”

3 Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của học sinh

4 Cách thức tổ chức

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi “Ai là triệu phú”

+ Câu 1: Khí hậu Việt Nam mang tính chất

Trang 4

A Ôn đới gió mùa B Cận nhiệt gió mùa

C Nhiệt đới gió mùa D Ôn đới lục địa

+ Câu 2: Nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả nước đều trên bao nhiêu OC?

A 20OC B 25OC C 28OC D 30OC

+ Câu 3: Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam dao động ở mức

A Dưới 500mm/năm B 500 – 1000mm/năm

C 1000 – 1500mm/năm D 1500 – 2000mm/năm

+ Câu 4: Tính chất gió mùa mùa đông ở nước ta

A nóng, khô B nóng, ẩm C lạnh, khô D lạnh, ẩm

+ Câu 5: Tính chất gió mùa mùa hè ở nước ta

A nóng, khô B nóng, ẩm C lạnh, khô D lạnh, ẩm

+ Câu 6: Nước ta có bao nhiêu con sông có chiều dài trên 10km

+ Câu 7: Chế độ nước sông ở Việt Nam phụ thuộc vào

A băng tuyết tan B chế độ mưa

C nước ngầm D nước suối

+ Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là đúng về nguồn nước ngầm ở nước ta

A phân bố rộng khắp cả nước

B tập trung ở vùng Tây Nguyên

C không có tác dụng chữa bệnh

D không phục vụ cho sinh hoạt

+ Câu 9: Thời gian mùa lũ của hệ thống sông Hồng

A từ tháng 5 đến tháng 10 B từ tháng 6 đến tháng 10

C từ tháng 7 đến tháng 11 D từ tháng 8 đến tháng 12

+ Câu 10: Các hồ ở nước ta có vai trò nào sau đây

A Nuôi trồng thuỷ sản B Phát triển du lịch

C Cấp nước cho sản xuất D Cả 3 phương án trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân

Bước 3: - HS trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả

- Cá nhân báo cáo kết quả làm việc

Trang 5

- Các học sinh/nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh

B - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP:

1 Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS

2 Nội dung: Học sinh hoạt đông cá nhân/nhóm để ôn tập các kiến thức đã học

3 Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, kết quả thảo luận nhóm

4 Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Ôn tập nội dung tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm chuẩn bị bảng nhóm, bút và xoá bảng

- Gv đọc câu hỏi, HS các nhóm nhanh chóng viết đáp án Đúng hoặc Sai rồi giơ cao

bảng đáp án

- Thời gian mỗi câu hỏi là 10s

1 Nhiệt độ TB năm của nước ta giảm liên tục qua các năm do tác động của BĐKH

2 Tổng lượng mưa nước ta tăng liên tục trong thời kỳ 1958 - 2018

3 Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta

4 Biến đổi khí hậu không tác động đến thuỷ văn nước ta

5 Vào mùa lũ, ở nước ta thường xảy ra lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng

6 Vào mùa cạn, do lượng mưa lớn nên luôn đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất

7 Trồng và bảo vệ rừng là một trong những giải pháp giảm nhẹ BĐKH

8 Trong nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu mùa vụ để thích ứng với BĐKH

9 Trong công nghiệp cần sử dụng các năng lượng hoá thạch để thích ứng với BĐKH

10 Các nguồn năng lượng tái tạo để thích ứng với BĐKH: gió, mặt trời, nước

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tham gia trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và tổng kết

- Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất sẽ là nhóm chiến thắng

Trang 6

- Gv nhận xét ý thức và kết quả tham gia hoạt động của học sinh

Nhiệm vụ 2: Ôn tập nội dung thổ nhưỡng Việt Nam

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi LẬT MẢNH GHÉP

- Có 6 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi, lật mở các mảnh ghép để tìm được bức ảnh ẩn chứa thông điệp về bảo vệ đất

+ Mảnh ghép chữ A: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

C Mùn núi cao D Đất xám

+ Mảnh ghép chữ B: Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là

A Các vùng chuyên canh cây công nghiệp

B Các vùng chuyên canh cây lương thực

C Các ruộng hoa màu, rau củ

D Các cánh rừng đầu nguồn

+ Mảnh ghép chữ C: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là

A đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp

B đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi

C đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

D ít chịu tác động của con người

+ Mảnh ghép chữ D: Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là

A đất dễ bị ngập úng

B đất chua, nhiễm phèn

C đất dễ bị xói mòn, rửa trôi

D đất dễ bị xâm nhập mặn

+ Mảnh ghép chữ E: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?

A Đồng bằng sông Cửu Long

B Đồng bằng sông Hồng

C Duyên hải miền Trung

D Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh

Trang 7

+ Mảnh ghép chữ F: Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?

A Địa hình dốc

B Thời gian hình thành lâu

C Nằm trong khu vực nhiệt đới

D Đá mẹ dễ phong hóa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tham gia chơi trò chơi

Bước 3: Báo cáo kết quả

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức

Nhiệm vụ 3: Ôn tập nội dung sinh vật Việt Nam

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:

- Trò chơi Giải cứu rừng xanh: Rừng xanh “Ngôi nhà sinh sống của nhiều loài động vật đang xảy ra cháy rừng, em hãy cứu các loài động vật đang gặp nạn bằng cách trả lời đúng các câu hỏi sau nhé”

Câu 1 Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam được biểu hiện ở

A Thành phần loài B Gen di truyền

C Kiểu hệ sinh thái D Cả 3 phương án trên

Câu 2 Đâu là hệ sinh thái nhân tạo trong các hệ sinh thái dưới đây

A Rừng mưa nhiệt đới B Nuôi trồng thuỷ sản

C Rừng nhiệt đới gió mùa D Rừng ôn đới núi cao

Câu 3 Trong các hệ sinh thái dưới đây, đâu là hệ sinh thái nước mặn

C rừng nhiệt đới D rừng ôn đới

Câu 4 Thực trạng về tính đa dạng sinh học ở nước ta hện nay

A Ngày càng đa dạng B Ngày càng suy giảm

C Ngày càng mở rộng D Có ít loài quý hiếm cần bảo vệ

Câu 5 Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta

A Biến đổi khí hậu B Khai thác lâm sản

C ô nhiễm môi trường D Cả 3 phương án trên

Câu 6 Biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là

A Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên

Trang 8

B Săn bắt động vật hoang dã.

C Tăng cường khai thác rừng

D Khai thác tối đa nguồn lợi hải sản

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức

C – LUYỆN TẬP/THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1:

1 Mục tiêu: Khái quát kiến thức đã học

2 Nội dung: HS hoạt động nhóm vẽ sơ đồ tư duy khái quát các kiến thức đã học

3 Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của học sinh

4 Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 6 nhóm, dựa vào kiến thức đã học các nhóm hãy vẽ sơ đồ khái quát các kiến thức đã học

+ Nhóm 1,2: Khí hậu Việt Nam

+ Nhóm 3,4: Thổ nhưỡng Việt Nam

+ Nhóm 5,6: Sinh vật Việt Nam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và thống nhất kết quả học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm HS trả lời – nhận xét – bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả.

- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của các nhóm

- GV chuẩn kiến thức

Nhiệm vụ 2:

a Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng

thú cho HS

b Nội dung: HS tham gia trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

c Sản phẩm: Các ý kiến của HS.

d Tổ chức thực hiện.

Trang 9

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV phổ biến luật chơi và mời 2 HS (1 HS làm quản trò, 1 HS quan sát viên)

=> GV sẽ chiếu các hình ảnh, HS quan sát, liên tưởng và đưa ra đáp án

=> Thời gian: 10 giây/tranh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tham gia trò chơi và tìm ra các từ khóa

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV gọi 1 số HS chia sẻ về các từ khóa vừa tìm được

Bước 4: Đánh giá kết quả.

- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS

- GV chuẩn kiến thức

D – VẬN DỤNG/TÌM TÒI – MỞ RỘNG

1 Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

2 Nội dung: HS trả lời câu hỏi

3 Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

4 Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trang 10

- GV giao nhiệm vụ cho HS chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1 Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về đặc trưng khí hậu của địa phương em

+ Nhiệm vụ 2 Em hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn về thực trạng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông ở địa phương

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc ở nhà

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV cho HS trình bày vào tiết sau

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét bài làm, thái độ của các HS.

* Hướng dẫn về nhà: Học bài, ôn tập theo hệ thống nội dung kiến thức các bài đã

học từ bài 8,9,10 chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 2

IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:

Hình thức đánh

Công cụ đánh

- Thu hút được sự

tham gia tích cực

của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực

hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V HỒ SƠ DẠY HỌC (nếu có)

Sơ đồ tư duy Bài 8,9,10

Ngày đăng: 05/03/2024, 17:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w