1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “nguyên nhân và kết quả”để nhận thức và giải quyết tình trạng chỉ khoảng 65% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo
Tác giả Trần Thị Thu Trà, Bùi Thị Nga, Trần Lan Anh, Lê Ngọc Anh, Lê Ngọc Quỳnh, Tưởng Duy Hưng, Dương Ngọc Mai, Đặng Tất Thành, Dương Doãn Lâm, Trần Thị Thu Hường
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Bài tập nhóm
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 190,95 KB

Nội dung

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nhận thức và giải quyết vấn đề: “Tình trạng chỉ khoảng 65% sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội t

Trang 1

Chủ đề: “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp

phạm trù: “nguyên nhân và kết quả”để nhận thức và giải quyết tình trạng chỉ khoảng 65% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo”

Nhóm thực hiện: Nhóm 1 – Lớp 4501B

Thành viên: Trần Thị Thu Trà

Bùi Thị Nga Trần Lan Anh

Lê Ngọc Anh

Lê Ngọc Quỳnh Tưởng Duy Hưng Dương Ngọc Mai Đặng Tất Thành Dương Doãn Lâm Trần Thị Thu Hường

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

BỘ MÔN TRIẾT

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu

I NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ: “NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ”

1 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

1.1 Nguyên nhân

1.2 Kết quả

1.3 Tính chất của mối liên hệ nhân- quả

1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

2 Ý nghĩa của phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả

II Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nhận thức và giải quyết vấn đề: “Tình trạng chỉ khoảng 65% sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo”

1 Thực trạng sinh viên Đại học Luật Hà Nội sau khi ra trường tìm được việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo

2 Sự biểu hiện nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề chỉ khoảng 65% sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sau khi ra trường tìm kiếm được việc làm phù hợp với chuyển môn đào tạo

2.1 Nguyên nhân

2.2 Kết quả

2.3 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận

2.5 Giải pháp

III KẾT LUẬN

Trang 3

Lời mở đầu

Ngày nay, bước vào thời kì hội nhập, có rất nhiều cơ hội mở ra cho Việt Nam đặc biệt là cơ hội dành cho thị trường lao động Việt Nam Tuy nhiên, trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra các nhóm ngành có tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp cao thông qua cuộc khảo sát của, trong đó các ngành pháp luật chiếm tỉ lệ 17% Qua con số trên, ta thấy xã hội hiện nay chưa thực sự quan tâm tới các ngành nghề liên quan tới pháp luật Bên cạnh đó, sinh viên chưa thực sự chủ động, nắm bắt thời cơ mà chỉ trông chờ vào “kì tích” Hay họ vốn quen dựa dẫm, sự sắp đặt của

bố mẹ Gánh nặng thất nghiệp là gánh nặng lớn đối với sự phát truển của đất nước Nó ảnh hưởng không nhỏ tới an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng tới trật tự xã hội, gia tang tỉ lệ tội phạm

Đối diện với vấn đề làm trái ngành, nghề được đào tạo của sinh viên VN nói chung và sinh viên Luật nói riêng, nhóm chúng em xin đưa ra một vài giải pháp dựa trên nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù

nguyên nhân kết quả

Trang 4

I NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ: “NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ”

1 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

1.1 Nguyên nhân

Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào

đó

*Phân biệt giữa nguyên nhân và nguyên cớ

Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên, làm cho kết quả mau diễn ra hơn chứ không sinh ra kết quả

VD: Việc một phần tử S攃Āc-bi ám sát thái tử đến quốc Áo - Hung chỉ là nguyên

cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến

1.2 Kết quả

Kết quả là phạm trù triết học chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

VD: Nguyên nhân làm cho tờ giấy cháy là do sự tác động giữa tờ giấy và

ngọn lửa

VD: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng

trống kêu Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống

VD: Đèn sáng là nguyên nhân của dòng điện xuất hiện Sự xuất hiện của

dòng điện là do sự tác động lẫn nhau giữa các điện tích âm (-) và điện tích dương (+)

1.3 Tính chất của mối liên hệ nhân- quả

Ph攃Āp biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính tất yếu, tính phổ biến

- Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật,

không phụ thuộc vào ý thức của con người Dù con người biết hay không biết thì các sự vật vẫn tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên những biến đổi nhất định Con người chỉ phản ánh vào bộ não của mình những tác động và những biến đổi, tức là mối lên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ của hiện thực từ trong đầu óc của mình

- Tính phổ biến: Mọi sự vật trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên

nhân gây ra nhất định Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ

có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức chưa mà thôi Không nên đồng

Trang 5

nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực

- Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện giống

nhau sẽ gây ra kết quả như nhau Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện , hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoản cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu

1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả Quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ sản sinh chứ không phải là quan hệ nối tiếp về thời gian

VD: Ngày không phải nguyên nhân của đêm, đêm cũng không phải nguyên nhân của ngày Sấm và chớp không phải nguyên nhân của nhau

Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi nó còn phụ thuộc vào điều kiện

và hoàn cảnh khác nhau Một kết quả có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra Mặt khác một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau, và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ ảnh hưởng cùng chiều đến

sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn Ngược lại những nguyên nhân tác động theo những hướng khác nhau thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm trí triệt tiêu tác dụng của nhau Điều đó cản trở sự hình thành kết quả

Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình hình kết quả người ta chia thành: nguyên nhân chủ yếu - thứ yếu , bên trong - bên ngoài , khách quan - chủ quan

Trong sự vận động của thế giới vật chất không có nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cuối cùng Ph Ăngghen viết:”Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trong những trường hợp riêng biệt nhất định, nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau

và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau, cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại “

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân theo hai hướng:

 Hướng tích cực: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân

 Hướng tiêu cực: cản trở sự hoạt động của nguyên nhân

Trang 6

VD: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội thì nhiệt độ

của chậu sẽ tăng lên Sau đó nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc

độ tỏa nhiệt của thanh sắt

Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Điều này xảy ra khi ta xem x攃Āt

sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ khác nhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ 3 Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận Trong chuỗi đó không có khâu nào bắt đầu hay kết thúc

VD: Gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo, phụ thuộc vào nhiệt độ và

mức nước

VD: Sức khỏe của chúng ta tốt là do luyện tập thể dục thể tha , ăn uống điều

độ, chăm sóc y tế tốt ,

2 Ý nghĩa của phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả

Trong nhận thức

Phải tìm nguyên nhân chưa được phát hiện để hiểu đúng được sự vật , hiện tượng Tìm nguyên nhân trong thế giới hiện thực, trong bản thân của sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không phải trong sự tưởng tượng của con người hoặc ở thần linh, thượng đế Tìm được nguyên nhân xảy ra

trước đó Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của

một hiện tượng ta cần tìm trong những những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả , nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng này Vì một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trong tìm nguyên nhân của một hiện tượng ta cần hết sức tỉ mỉ , thận trọng , vạch ra những kết quả tác động của từng mặt , từng sự kiện , từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng Từ đó ta mới xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng Một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả , trong mối quan hệ khác là nguyên nhân , nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy , cần xem x攃Āt nó trong mối liên hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả

Trong hoạt động thực tiễn

Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yếu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động thực tiễn Khi hành động ta cần chú ý: Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cũng những điều kiện cần thiết.Vì

Trang 7

hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp Phát huy những kết quả đạt được để thúc đẩy nguyên nhân, tác động vào nguyên nhân

cơ bản, chủ yếu để thay đổi sự vật, hiện tượng theo chiều hướng tích cực Trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vọng của hiện tượng Để đẩy nhanh hay kìm hãm (hoặc loại trừ) sự phát triển của 1 hiện tượng xã hội nào đó cần làm cho nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc ngược chiều) với chiều vận động của mối liên hệ nhân - quả khách quan

II Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nhận thức và giải quyết vấn đề: “Tình trạng chỉ khoảng 65% sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo”

1 Thực trạng sinh viên Đại học Luật Hà Nội sau khi ra trường tìm được việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo

Đối với tân sinh viên cánh cổng đại học là một khung trời mới với những ước

mơ, hoài bão, tương lai xán lạn; nhưng việc cầm được tấm bằng và bước chân đầu tiên khi bước đi lập nghiệp lại đứa bạn tới những cô hỏi: Làm gì và ở đâu? Nghề nghiệp theo đúng chuyên môn mà sinh viên được đào tạo dường như đã “hết chỗ” trong khi có vô vàn những nghề tay trái chào đón, nhưng họ lại không có đủ kỹ năng và trình độ để đảm nhận công việc đó Điển hình như, trong những năm gần đây việc sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội ra trường có việc làm cũng ngày một tăng lên nhưng cũng không ổn định Theo khảo sát về vấn đề việc làm của K36 thì tỷ lệ sinh viên có việc làm là 63,65%; K37 tỷ lệ sinh viên có việc làm là 64,29%; K38 tỷ lệ sinh viên có việc làm tăng lên 84,46%; K39 tỷ lệ sinh viên có việc làm lại giảm xuống còn 75,36% Nhưng trong số tỷ lệ sinh viên có việc làm đó thì chỉ có khoảng 65% sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội ra trường tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo

2 Sự biểu hiện nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề chỉ khoảng 65% sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sau khi ra trường tìm kiếm được việc làm phù hợp với chuyển môn đào tạo

2.1 Nguyên nhân

Từ trạng trên một câu hỏi cần phải đặt ra: Điều gì đã tạo nên vòng xoáy luẩn quẩn: “chọn sai ngành – học – làm trái ngành” của sinh viên Đại học Luật Hà Nội

Trang 8

a Nguyên nhân chủ quan

 Bước sang giai đoạn trưởng thành, các bạn học sinh THPT chưa đủ kinh nghiệm để đưa ra quyết định Đối với việc chọn ngành, chọn việc tương lai cũng vậy, nhiều bạn trẻ bị áp đặt suy nghĩ chọn việc theo “cha truyền con nối”, hay bị kì vọng quá nhiều vào ngành nghề mà cha mẹ mong muốn

 Một số khác, các bạn phần lớn chưa có nhiều định hướng cho tương lai,

“nhắm mắt vơ bừa” theo bạn bè mà không có sự tìm hiểu tư vấn kỹ lưỡng Thậm chí một phần không nhỏ các bạn sinh viên vào trường Đại học Luật Hà Nội là do kết quả kì thi tuyển sinh đại học không đủ để theo đuổi các trường mà các bạn mong muốn, đành lựa chọn một “vị trí

an toàn” để dừng chân…  Thụ động trong quyết định ngành học

Vì vậy mà sau khi lên học tại trường, tiếp xúc với các chuyên ngành “khó nuốt” lại không thực sự có hứng thú với ngành học đó làm các bạn sinh viên chán nản, lười học lười áp dụng vào đời sống

 Một hạn chế nữa mà hầu hết sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng mắc phải chính là tiếng anh còn hạn chế Với xu hướng hội nhập hiện nay, bất kì ngành nghề nào cũng đều cần tới tiếng anh Nhưng với phần lớn sinh viên HLU, kỹ năng ngoại ngữ chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc, đây là một rào cản lớn trong vấn

đề tìm kiếm việc làm

 Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, tranh biện…là những kỹ năng cần thiết đối với các sinh viên Luật nhưng việc đào tạo kỹ năng này dường như chỉ dừng lại ở các buổi lý thuyết hay phạm vi trong trường mà thiếu tính thực hành áp dụng vào thực tế

b Nguyên nhân khách quan:

- Xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội cũng theo đó mà ngày

càng phức tạp, những yêu cầu chất lượng nguồn lao động của các ngành nghề nói chung và ngành luật nói riêng ngày càng nâng cao

- Mặt khác, chương trình đào tạo của nhà trường chưa thực sự linh hoạt,

chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thực tế của thị trường Không chỉ vậy mà công tác quản lý dự báo thị trường lao động, công tác hướng nghiệp của các cán bộ, sở, ban, ngành chưa được quan tâm đúng mức Lựa chọn làm trái nghề hay chờ đợi thời cơ? Đây là câu hỏi khiến nhiều cử nhân Đại học Luật Hà Nội đắn đo suy nghĩ Không muốn bỏ phí kiến thức ở trường học, không muốn bắt đầu lại với công việc khó khăn thử thách nên đành lựa chọn chờ đợi công việc thích hợp Nhưng hãy nhớ rằng, cơ hội không tự nhiên có, chính bản thân phải là người tạo ra cơ hội

2.2 Kết quả

Hiện nay, tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái nghề đã không còn là vấn đề xa lạ Tuy nhiên vẫn là một vấn đề mà cho đến giờ vẫn chưa tìm được phương án tối ưu giải quyết vấn đề này.Cụ thể, chỉ 65% sinh

Trang 9

viên Luật ra trường có nghề đúng với chuyên môn Đây là một con số đáng lo ngại vì hàng năm có khoảng 2000 sinh viên đăng kí theo học trường Đại học Luật Hà Nội Đối với trường nói chung, tình trạng có tới 35% sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc làm trái nghề phần nào đã ảnh hưởng đến danh tiếng của trường Bởi trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học

có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước Bên cạnh đó, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo, đầu ra của trường ở các khóa tiếp theo

Với mỗi bản thân, thời gian theo học tại trường là bốn năm trở nên hoang phí khi ra trường không tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo mà mình đã theo học Chúng ta đã cùng suy nghĩ một người học Luật nhưng lại làm việc công nhân, chạy Uber, Grab… thật lãng phí thời gian học, và kiến thức đào tạo trong 4 năm Không hiếm sinh viên sau khi nhận bằng tốt

nghiệp, một thời gian dài vẫn thất nghiệp Để “cứu lửa trước mắt”, nhiều bạn chấp nhận làm công nhân, việc làm tay chân, bán thời gian, shipper, phổ biến

là chạy xe ôm công nghệ cho các doanh nghiệp Uber/Grab… để trang trải cuộc sống, điều đó đã làm lãng phí kiến thức cùng kinh nghiệm mà bản thân tích lũy trong 4 năm học Nhiều bạn sinh viên bỏ phí nhiều năm để theo

ngành luật vì bố mẹ mong muốn và định hướng từ trước… kết quả là cũng bỏ phí nhiều năm học, cất bằng vào tủ và không sử dụng Khá nhiều bạn sinh viên ao ước thời gian quay trở lại, để chọn đúng ngành nghề mình đam mê đề hiện tại không phải hối hận, “bỏ phí” chất xám của mỗi bản thân chúng ta

2.3 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả

Mối liên hệ nhân – quả được thể hiện rất rõ trong tình trạng trên Tình trạng chỉ khoảng 65% sinh viên Đại học luật Hà Nội khi ra trường tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo phần lớn là do nguyên nhân chủ quan từ cá nhân các sinh viên gây nên , có thể là do thiếu trau dồi kĩ năng mềm, không có ngoại ngữ, không ham học hỏi,…Và ngoài ra còn có những nguyên nhân từ chương trình đào tạo của phía nhà trường, hay những yêu cầu thay đổi liên tục từ xã hội Kết quả dẫn đến là ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước, do dư thừa một khối lượng lớn lao động tri thức không được vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện: Ta có thể thấy từ những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan vừa nêu trên đã dẫn đến tình trạng Nguyên nhân của việc 35% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội là cái làm nảy ra, sinh ra kết quả 65% sinh viên trường Đại

Trang 10

khi nguyên nhân đã xuất hiện Khi sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội còn

là học sinh đăng ký chọn ngành học chưa có kinh nghiệm, chưa được định hướng cụ thể, rõ ràng luôn luôn có trước việc 35% sinh viên này sau khi ra trường làm trái ngành Còn 35% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội ra trường làm trái ngành bao giờ cũng xuất hiện sau những cản trở thuộc về xã hội, những nguyên nhân xuất hiện

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Kết quả của việc 35% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội ra trường làm trái ngành là do nguyên nhân của nó sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện thì kết quả có ảnh hưởng ngược trở lại dối với nguyên nhân

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: Việc 35% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội ra trường làm trái ngành hiện nay mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại Nếu như thiếu các kỹ năng mềm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì nó lại là kết quả của việc các sinh viên trường Đại học Luật

Hà Nội trong quá trình học tập chưa thực sự cố gắng rèn luyện, trau dồi các kĩ năng mềm, còn mải chơi, chạy theo những cuộc vui Hay kết quả chỉ 65% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội ra trường tìm được việc theo đúng chuyên ngành có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả khác Ví

dụ như khi con ra trường không làm việc theo đúng ngành mà cha mẹ định hướng khi vào Đại học Luật sẽ dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn trong gia

đình, thậm chí hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ Việc sinh viên trường Luật có tới 35% sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội ra trường làm trái ngành lại trở thành lý do khiến nhiều bạn học sinh e sợ, không dám theo học ngành luật Đối với chính 35% sinh viên ấy, làm trái ngành đôi khi lại là nguyên nhân khiến họ không kịp thích nghi với công việc hiện tại, khó cạnh tranh với các đồng nghiệp được đào tạo đúng chuyên ngành dễ chán nản, bỏ việc hoặc thay đổi công việc thường xuyên

Để khắc phục tình trạng trên thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cá nhân chủ quan sinh viên, nhà trường , gia đình và xã hội Chúng ta đều nhận thấy rằng tình trạng sinh viên làm không đúng chuyên môn hay làm trái ngành sau khi ra trường không phải do lỗi toàn bộ của bất cứ ban ngành nào

mà nó do nhiều yếu tố tác động đến, có cả chủ quan và khách quan Để tạo thêm công ăn việc làm cho sinh viên không còn cách nào khác là phải mở rộng các ngành nghề, các lĩnh vực của các ngành nghề nói chung và ngành luật nói riêng để tạo môi trường , cơ hội cho các sinh viên Muốn làm được điều này thì nhà nước phải thúc đẩy các thành phần kinh tế, các ngành nghề tham gia vào đầu tư, phát triển, mở rộng Nhà nước cần đưa ra những chính

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w