1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tácquản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

107 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Tác giả Nguyễn Đức Thành
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Đức Toàn
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 583 KB

Nội dung

Chính sách thuế là một công cụ tài khoá phục vụ quản lý vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Thuế GTGT là một loại thuế điều tiết rộng rãi hầu hết mọi đối tượng trong dân chúng, những người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Trong hệ thống thuế ở Việt Nam, thuế GTGT là một sắc thuế rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa của NSNN (năm 2017 thuế GTGT chiếm tỷ trọng 27,7% tổng thu NSNN ). Do đó, thuế GTGT có vai trò rất lớn đối với cân đối ngân sách quốc gia. Trong những năm gần đây, công tác quản lý thuế từng bước được hiện đại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế. Việc ban hành và áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đã nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Cải cách thuế đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập. Hệ thống thuế đã phát huy vai trò đảm bảo nguồn thu cho NSNN thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được thành lập năm 1990, có nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn. Với hơn 300 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, thuế GTGT của các doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho NSNN ở địa phương và quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ thu của Chi cục Thuế huyện Bố Trạch. Công tác quản lýhoàn thuế GTGT trong những năm qua của chi cục đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, một số khâu trong công tác này vẫn còn những điểm hạn chế. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn vận dụng kiến thức đã học được vào việc giải quyết công việc trong thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận về quản lý thuế, phân tích thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế GTGT; công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp; Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối vớicác doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 2018; Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lýhoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lýhoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch. 3.2. Phạm vi nghiên cứu:Tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 3.3. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2016 2018; Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2018; 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia. Luận văn cũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình liên quan đã được công bố.   5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hoàn thuế GTGT là một chính sách rất có ý nghĩa đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh và cả đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, hoàn thuế GTGT chỉ thực sự có ý nghĩa khi việc hoàn thuế được tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật và đúng đối tượng.Về phía các cơ quan thuế cũng còn gặp không ít vấn đề khó khăn do đòi hỏi mới của cải cách hành chính thuế gắn liền với cam kết hội nhập, cải thiện môi trường kinh doanh, nên cơ chế chính sách, quy trình quản lý kiểm tra thuế, hoàn thuế có sự thay đổi, đòi hỏi thích nghi nhanh, rút ngắn thời gian giải quyết. Đặc biệt hơn là trong điều kiện việc quản lý thuế được thực hiện theo cơ chế tự kê khai, tự tính, tự nộp, việc hoàn thuế của cơ quan thuế cho các doanh nghiệp được thực hiện dựa trên sự kê khai, tính toán của bản thân các doanh nghiệp là chính. Vì vậy, công tác hoàn thuế GTGT được rất nhiều các tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu gần đây như: (1) Nguyễn Thị Hoa (2014), Giải pháp tăng cường công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 17. Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, làm rõ các khái niệm cơ bản, đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT, nội dung và phương pháp hoàn thuế GTGT, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoàn thuế GTGT, chủ trương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN

Đà Nẵng, năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lê Đức Toàn

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thành

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Duy Tân, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tác giả nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy, động viên và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

Thầy giáo hướng dẫn PGS TS Lê Đức Toàn, quý thầy giáo, cô giáo – Đại học Duy Tân,

Lãnh đạo chi Cục thuế huyện Bố Trạch, các đổi thuế và các cơ quan, ban, ngành; cán bộ, công chức tại UBND huyện Bố Trạch; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tại cơ quan.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Thành

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

6 Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀQUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 7

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ 7

1.1.1 Khái niệm về thuế 7

1.1.2 Đặc điểm của thuế 9

1.1.3 Chức năng của thuế trong nền kinh tế thị trường 10

1.1.4 Phân loại thuế 11

1.1.5 Luật quản lý thuế 15

1.2 TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT 16

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thuế GTGT 16

1.2.2 Phạm vi áp dụng thuế GTGT 17

1.2.3 Căn cứ tính thuế GTGT 18

1.2.4 Phương pháp tính, kê khai và nộp thuế GTGT 21

1.3 TỔNG QUAN VỀ HOÀN THUẾ GTGT 23

1.3.1 Khái niệm hoàn thuế GTGT 23

1.3.2 Các trường hợp hoàn thuế GTGT 23

1.3.3 Nguyên tắc trong hoàn thuế GTGT 24

1.3.4 Thủ tục hoàn thuế GTGT 25

1.4 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 26

Trang 7

1.4.1 Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT 26

1.4.2 Thẩm định hồ sơ hoàn thuế GTGT 28

1.4.3 Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT 29

1.4.4 Áp dụng biện pháp nghiệp vụ đối với một số trường hợp rủi ro cao về thuế GTGT 30

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT 33

1.5.1 Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách, pháp luật về thuế và thuế GTGT 33

1.5.2 Các yếu tố thuộc về tổ chức bộ máy 35

1.5.3 Sự hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của người nộp thuế và các yếu tố khác 39 1.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG 41

1.6.1 Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế GTGT tại Thanh Hóa 41

1.6.2 Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế GTGT tại Hà Nội 42

1.6.3 Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế GTGT tại Hồ Chí Minh 43

1.6.3 Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế GTGT tại Đồng Nai 44

Kết luận chương 1 44

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾGTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH, 45

TỈNH QUẢNG BÌNH 45

2.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN BỐ TRẠCH VÀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH 45

2.1.1 Giới thiệu về huyện Bố Trạch 45

2.1.2 Giới thiệu về Chi cục Thuế huyện Bố Trạch 46

Trang 8

2.2 KẾT QUẢ HOÀN THUẾ GTGT TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH GIAI

ĐOẠN 2016 - 2018 50

2.2.1.Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch 50

2.2.2 Kết quả hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch 51

2.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾGTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH 53

2.3.1 Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT 53

2.3.2 Thẩm định hồ sơ hoàn thuế GTGT 54

2.3.3 Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT 56

2.3.4 Áp dụng biện pháp nghiệp vụ đối với một số trường hợp rủi ro cao về thuế 57

2.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH 58

2.4.1 Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách, pháp luật về thuế và thuế GTGT 58

2.4.2 Các yếu tố thuộc về tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Bố Trạch 62 2.4.3 Sự hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của người nộp thuế và các yếu tố khác 66 2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH 67

2.5.1 Những kết quả đạt và nguyên nhân 67

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69

Kết luận chương 2 72

Trang 9

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 73

3.1 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 73

3.1.1 Định hướng trong quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch 73

3.1.2 Dự báo tình hình, xu thế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại huyện Bố Trạch 74

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BỐ TRẠCH 75

3.2.1 Đảm bảo công tác giải quyết hoàn thuế theo đúng qui trình nghiệp vụ 75 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý hóa đơn chứng từ 76

3.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra hồ sơ hoàn thuế và kiểm tra sau khi giải quyết hoàn thuế 79

3.2.4 Tăng cường xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong hoàn thuế 83

3.2.5 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan các khâu của quá trình hoàn thuế GTGT 83

3.2.6 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thuế nói chung và cán bộ kiểm tra thuế, hoàn thuế 85

3.2.7 Tăng cường tuyên truyền, tập huấn các chính sách thuế mới, đặc biệt là thuế GTGT và hoàn thuế GTGT 86

3.2.8 Tăng cường phối hợp liên ngành, giữa chi cục thuế với các cơ quan chức năng trên địa bàn 87

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 88

3.3.1 Đối với cơ quan thuế cấp trên 88

3.3.2 Đối với Cục thuế và chính quyền địa phương 91

Trang 10

Kết luận chương 3 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

2 Bảng 2.2: Số thu ngân sách theo từng sắc thuế tại Chi

cục Thuế huyện Bố Trạch giai đoạn 2016 – 2018 39

3 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp tại huyện Bố Trạch

4 Bảng 2.4: Kết quả hoàn thuế GTGT giai đoạn 2016 – 2018 tại Chi cục thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng

Bình

41

5 Bảng 2.5: Số thuế GTGT đề nghị hoàn giai đoạn 2016

6 Bảng 2.4: Kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ

1 Sơ đồ 2 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục

2

Hình 2.2: Tổ chức bộ máy hoàn thuế GTGT tại

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chính sách thuế là một công cụ tài khoá phục vụ quản lý vĩ mô trong nền kinh

tế thị trường Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế gián thu chiếm tỷtrọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), đặc biệt là thuế giá trị giatăng (GTGT) Thuế GTGT là một loại thuế điều tiết rộng rãi hầu hết mọi đối tượngtrong dân chúng, những người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ Trong hệ thống thuế ởViệt Nam, thuế GTGT là một sắc thuế rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổngthu nội địa của NSNN (năm 2017 thuế GTGT chiếm tỷ trọng 27,7% tổng thuNSNN1) Do đó, thuế GTGT có vai trò rất lớn đối với cân đối ngân sách quốc gia Trong những năm gần đây, công tác quản lý thuế từng bước được hiện đại hóatoàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quanthuế Việc ban hành và áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật đã nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế Cảicách thuế đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các cơ sởsản xuất - kinh doanh tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranhtrong hội nhập Hệ thống thuế đã phát huy vai trò đảm bảo nguồn thu cho NSNNthực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được thành lập năm 1990, cónhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn Với hơn 300 doanh nghiệp đang hoạt động sảnxuất kinh doanh, thuế GTGT của các doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trongviệc đóng góp nguồn thu cho NSNN ở địa phương và quyết định việc hoàn thànhnhiệm vụ thu của Chi cục Thuế huyện Bố Trạch Công tác quản lýhoàn thuế GTGTtrong những năm qua của chi cục đã đạt được nhiều kết quả Tuy nhiên, một sốkhâu trong công tác này vẫn còn những điểm hạn chế Xuất phát từ thực trạng đó,

tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại

Chi cục Thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ với mong

muốn vận dụng kiến thức đã học được vào việc giải quyết công việc trong thực tiễn

1 Viện Chiến lược và chính sách tài chính (2018), “Thành tựu cải cách thuế ở Việt Nam”

Trang 13

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lýhoàn thuế GTGTđối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Bố Trạch trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản lýhoàn thuế GTGT đối với các doanh

nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch

3.2 Phạm vi nghiên cứu:Tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.3 Phạm vi thời gian:

- Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2016 - 2018;

- Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2018;

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụngphương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phươngpháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia Luận văncũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình liênquan đã được công bố

Trang 14

5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hoàn thuế GTGT là một chính sách rất có ý nghĩa đối với mỗi đơn vị sản xuấtkinh doanh và cả đối với nền kinh tế Tuy nhiên, hoàn thuế GTGT chỉ thực sự có ýnghĩa khi việc hoàn thuế được tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật và đúngđối tượng.Về phía các cơ quan thuế cũng còn gặp không ít vấn đề khó khăn do đòihỏi mới của cải cách hành chính thuế gắn liền với cam kết hội nhập, cải thiện môitrường kinh doanh, nên cơ chế chính sách, quy trình quản lý kiểm tra thuế, hoànthuế có sự thay đổi, đòi hỏi thích nghi nhanh, rút ngắn thời gian giải quyết Đặc biệthơn là trong điều kiện việc quản lý thuế được thực hiện theo cơ chế tự kê khai, tựtính, tự nộp, việc hoàn thuế của cơ quan thuế cho các doanh nghiệp được thực hiệndựa trên sự kê khai, tính toán của bản thân các doanh nghiệp là chính Vì vậy, côngtác hoàn thuế GTGT được rất nhiều các tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu.Một số nghiên cứu gần đây như:

(1) Nguyễn Thị Hoa (2014), Giải pháp tăng cường công tác hoàn thuế giá trịgia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹkinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam [17]

Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác hoàn thuếGTGT đối với các doanh nghiệp, làm rõ các khái niệm cơ bản, đối tượng và cáctrường hợp được hoàn thuế GTGT, nội dung và phương pháp hoàn thuế GTGT, cácyếu tố ảnh hưởng đến công tác hoàn thuế GTGT, chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước liên quan về hoàn thuế GTGT, bài học thực tiễn trong nước và quốc tế,những công trình nghiên cứu có liên quan hoàn thuế GTGT Từ đó vận dụng vàophân tích thực tiễn công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàntỉnh Bắc Giang theo 5 khâu công việc quản lý: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, phân loại

hồ sơ hoàn thuế, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thẩm định pháp chế và quyết định hoànthuế Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, khó khăn trở ngại, cơ hội, thách thức vàtác động của công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, đềsuất một số giải pháp tăng cường quản lý công tác hoàn thuế đó trong giai đoạn tớitại tỉnh Bắc Giang

Trang 15

Đề tài trên có nhiều điểm trùng hợp và có thể kế thừa trong nghiên cứu của tácgiả.Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì công tác quản lý hoàn thuếcũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau

(2) Phan Thị Dung (2014), Thực trạng và một số đề xuất hoàn thuế giá trị giatăng đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa, Hội thảo về thuế5/2014, Đại học Nha Trang [13]

Đề tài này nêu lên các ưu, nhược điểm của thuế GTGT trong đó chỉ rõ khithực thi dễ bị các doanh nghiệp gian lận, nhất là ở khâu hoàn thuế Doanh nghiệpxuất khẩu thủy sản được hưởng thuế suất GTGT 0% ở đầu ra, còn đối với thuếGTGT đầu vào dùng cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu sẽ được hoàn thuế Dovậy, quản lý hoàn thuế GTGT là yêu cầu cần được quan tâm Đề tài đã phân tíchtình hình hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàntỉnh Khánh Hòa, chỉ rõ một số bất cập như: số hồ sơ hoàn thuế dưới 300 triệu đồngcho 1 kỳ hoàn thuế rất nhiều, nên ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp đã nhận tiền hoàn thuế bị thu hồi lại do hoànkhông đúng quy định, còn chênh lệch lớn giữa số thuế đề nghị hoàn và số thựchoàn Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý hoàn thuế:Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được phép hoàn thuế GTGT khi phát sinh sốthuế đầu vào được hoàn ngay; Số thuế đầu vào phát sinh của kỳ nào hoàn ngay kỳ

đó không phân bổ cho hàng tồn kho; Bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác; Xây dựngphần mềm kiểm tra hóa đơn chéo hóa đơn giữa người bán và người mua

Các phân tích, đánh giá và đề xuất phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn hiện nayđối với công tác quản lý hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu có hoànthuế GTGT đầu vào phục vụ sản xuất chế biên để xuất khẩu.Tuy nhiên, bài viếtchưa đề cập sâu về công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp này.(3) Đỗ Thị Hòa Nhã (2011), Một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng gianlận thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuếthành phố Thanh Hóa,Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học TháiNguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 84(08), tr.133-138 [22]

Trang 16

Bài viết chỉ rõ một số hình thức gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệpngoài quốc doanh trên địa bàn TP Thanh Hóa như: thông qua sử dụng hóa đơn (bánhàng không xuất hóa đơn hoặc hóa đơn không ghi đủ số lượng, giá trị); thông quakhấu trừ khống thuế; thông qua kế sách “tạm ngừng” hoạt động (nhưng thực tếdoanh nghiệp cẫn hoạt động bình thường); liên kết giữa các doanh nghiệp trongcùng một tập đoàn bằng cách “ mua cao, bán thấp” chịu lỗ để được hoàn thuế Trên

cơ sở đó để suất một số biện pháp đối với Chi cục thuế TP nhằm ngặn chặn cáchành vi gian lận thuế, trốn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtrên địa bàn

(4) Lê Bích Hằng (2016), Kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp trênđịa bàn Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại họcThương Mại [14]

Luận văn đã hệ thống hóa, kế thừa các vấn đề lý luận về thuế GTGT, hoànthuế và kiểm tra hoàn thuế GTGT.Bên cạnh đó, thông qua quá trình phân tích, đánhgiá thực trạng công tác hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế GTGT, luận văn đã chỉ rõnhững kết quả chủ yếu đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân những hạnchế của công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp cần phải khắc phục tạiChi cục thuế quận Thanh Xuân - TP Hà Nội Luận văn cũng đã đề xuất một số giảipháp hoàn thiện công tác quản lý và kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với các doanhnghiệp trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế quận Thanh Xuân - TP

Hà Nội, trong đó, có một số giải pháp trực diện giải quyết những hạn chế và nguyênnhân của hạn chế như: Làm tốt một só nội dung công tác kiểm tra hồ sơ xin hoàn;kiểm tra sau hoàn; tăng cường chế tài xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra hoànthuế GTGT; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế; hỗ trợ côngtác tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế đối với NNT

Như vậy, các công trình nghiên cứu đã hệ thống được cơ sở lý luận về côngtác quản lý trong hoàn thuế GTGT cũng như phân tích được thực trạng công táchoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp hiện nay tại các địa phương khácnhau.Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác quản lý hoàn thuế

Trang 17

GTGT tại huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình.Do đó, đề tài nghiên cứu của tác giả

sẽ vận dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài trên để nghiên cứu cho trường hợpcủa huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình

6 Cấu trúc luận văn

Luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoàn thuế GTGT

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT đối với các doanhnghiệp tại chi cục thuế huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT đốivới các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀQUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ

1.1.1 Khái niệm về thuế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một

sự cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước

Việc huy động tập trung nguồn của cải xã hội vào trong tay Nhà nước có thểthực hiện bằng nhiều cách khác nhau: đóng góp bắt buộc, vận động dân đóng góp tựnguyện hoặc vay, trong đó, biện pháp huy động, tập trung của cải có tính bắt buộcđối với mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế [25]

Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quanniệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời một khác Trong chế độ phongkiến và giai đoạn đầu của Nhà nước tư sản thuế đóng vai trò huy động nguồn lực tàichính tối thiểu để nuôi sống bộ máy Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quốcphòng, an ninh Sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 – 1933, vai trò củaNhà nước đã có sự thay đổi: Nhà nước cần can thiệp vào hoạt động kinh tế bằngcách lập ra các chương trình đầu tư lớn và thực hiện tái phân phối tổng sản phẩm xãhội thông qua công cụ ngân sách Nhà nước Lúc này, thuế được Nhà nước sử dụngnhư là một công cụ để điều chỉnh nền kinh tế Cùng với việc mở rộng các chức năngcủa Nhà nước và sự phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ, các hình thức thuế ngàycàng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện hơn và thuế

đã trở thành một công cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để tác động đến đờisống kinh tế xã hội của đất nước[25] Bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước,Mác viết “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để khobạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhànước” [14] Ang-ghen cũng đã viết: “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải cóđóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế má” [01]

Tóm lại, điểm qua quá trình phát triển của xã hội cho thấy: thuế và Nhà nước làhai phạm trù lịch sử gắn bó hữu cơ với nhau: Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế;

Trang 19

ngược lại, thuế bảo đảm cơ sở vật chất cho sự hoạt động và phát triển của Nhà nước

Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quátrình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện Theo các nhà kinh điển, “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại”

và “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm củađất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thunhập của người chịu thuế”[25]

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đã đưa ramột khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế Theo tác giả, “Thuế làmột khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do cáccông dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắpnhững chi tiêu của Nhà nước” Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đãđược bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằngtiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp choNhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhànước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước”[25]

Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau:Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước [25]

Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: thuế là khoảnđóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nướctheo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại [25]

Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: thuế là biện pháp đặcbiệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực

từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội củaNhà nước [25]

Trang 20

1.1.2 Đặc điểm của thuế

a Thuế là khoản trích nộp bằng tiền

Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều nàytrái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây Sự pháttriển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củathuế, đổi lại, nghĩa vụ của người nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phầnthúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường [25]

b Thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực

Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc,được thực hiện thông qua con đường quyền lực Nhà nước (qua hệ thống pháp luậtthuế) Do đó, người nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình

ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận Nhữngngười nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạmhoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm trònnghĩa vụ nộp thuế Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mangtính chất tự nguyện [25]

c Thuế là khoản thu có tính chất xác định

Thuế là khoản thu xác định của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấpchính quyền địa phương Trái ngược với vay, thuế không được hoàn trả trực tiếp [25]

d Thuế thực hiện các chức năng quản lý xã hội, chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước

Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếpnhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năngquản lý xã hội, chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước

Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, thuế không

có đối khoản cụ thể Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế khôngđược quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đápứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước

Trang 21

Khái niệm “chi tiêu của Nhà nước” ngày nay không thể hiểu theo nghĩa hẹp

là chỉ bao gồm các chi phí liên quan đến chức năng duy trì bộ máy của Nhà nước đểthực hiện các chức năng của Nhà nước, mà còn gồm các chi phí cho việc thực hiệncác chức năng kinh tế - xã hội Chính vì thế, khi xem xét khái niệm thuế cũng phảihiểu thuế trên hai góc độ: thuế vừa là công cụ huy động nguồn thu để đáp ứng nhucầu chi tiêu của Nhà nước và thuế vừa là công cụ giúp Nhà nước thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội hay công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế [25]

1.1.3 Chức năng của thuế trong nền kinh tế thị trường

Lịch sử phát triển của thuế đã chứng minh rằng, thuế phải thực hiện được 3chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm nguồn thu cho NSNN nhằm đáp ứngnhu cầu chi tiêu của Nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằmđảm bảo công bằng xã hội và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế [25]

a Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Mức độ động viên các nguồn thu từ thuế vào ngân sách phần lớn, gắn liềnvới tổng số chi tiêu của của Nhà nước vì các khoản thu này là nguồn bù đắp chủ yếucho các khoản chi ngân sách Nhưng các khoản thu này cũng không phải là nguồn

bù đắp duy nhất mà bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách còn được bù đắp bằng nguồnvay hoặc phát hành tiền tệ Mức độ động viên thu ngân sách với tỷ lệ giữa thâm hụtngân sách trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi nước cho thấy mức độ huyđộng của Nhà nước để bù đắp cho các khoản chi này (tất nhiên kể cả khoản lãi phảitrả khi hoàn trả nợ)

b Phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng xã hội

Về nguyên tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách công bằng;thuế phải có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân phối lần đầu để đảmbảo sự công bằng và bình đẳng Tuy nhiên, sự công bằng chỉ mang tính chất tươngđối và tuỳ thuộc vào quan niệm cho rằng sự phân phối phải công bằng hay khôngtrong việc phân chia quyền sở hữu diễn ra trên thị trường Chính vì vậy, đánh thuếluỹ tiến, đối với một số người, có thể được coi như đồng nghĩa với sự công bằng,với một số người khác, lại bị coi là tuỳ tiện

Trang 22

d Điều tiết vĩ mô nền kinh tế hay khắc phục những bất cân bằng của nền kinh tế thị trường

Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích,hạn chế hoặc ổn định kinh tế Thuế có thể được sử dụng để khắc phục những bấtcân bằng của thị trường, ví dụ, dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vi mô để quốc tếhoá những tác động nội tại của nền kinh tế Thuế cũng có thể góp phần thực hiệncác cân bằng tổng thể trong khuôn khổ chính sách ngân sách dựa trên cơ sở cácphân tích kinh tế vĩ mô

Cách tiếp cận kinh tế vi mô phù hợp với cách nhìn tự do về sự can thiệp củaNhà nước mà với chức năng trợ cấp ngân sách, Nhà nước có thể xoá bỏ được nhữngvật cản nảy sinh trong kinh tế thị trường Cách tiếp cận này đôi khi cũng là trungtâm của các cuộc tranh luận

Cách tiếp cận kinh tế vĩ mô thuộc quan niệm của Keynes về chính sách kinh

tế, thuế là một biến số mà Nhà nước sử dụng nhằm ổn định tình huống (chính sáchtác động trên nhu cầu tổng thể) hoặc cơ cấu (chính sách thuế nhằm tạo thuận lợi cho

sự tăng trưởng kinh tế)

Tóm lại, để phát huy được vai trò của thuế trong nền kinh tế, phải sử dụngthuế đúng với chức năng của nó Tuy nhiên, vai trò của thuế đối với nền kinh tế ởmỗi quốc gia không giống nhau mà tuỳ thuộc vào “nghệ thuật sử dụng” công cụthuế của mỗi quốc gia đó Vấn đề có tính nguyên tắc là thuế phải luôn luôn phù hợpvới mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và là công cụ đắc lực cho việcthực hiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trongtừng thời kỳ nhất định Đó cũng là lý do mà các quốc gia phải thường xuyên rà soátmức độ phù hợp của hệ thống thuế với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cuảmình, thực hiện các cải cách thuế kịp thời nếu thấy cần thiết

1.1.4 Phân loại thuế

Lợi ích của việc phân loại thuế là tạo ra một cách tiếp cận tổng hợp đối với

cơ cấu thuế Căn cứ theo đặc điểm, công dụng, chức năng và vai trò của từng loạithuế đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội và tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu củaquản lý mà người ta có thể đưa ra các cách phân loại thuế khác nhau, từ đó nhằm sử

Trang 23

dụng phát huy vai trò tích cực của từng công cụ thuế trong quản lý, điều tiết vĩ mônền kinh tế Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu [25]

a Phân loại theo tính chất hành chính

Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, theo đó,dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng: thuế đượcphân thành hai loại: thuế Nhà nước (quốc gia) và thuế địa phương

Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung - dân chủ:Trung ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách; các cấp chính quyền địaphương không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng Tất cả cácnguồn thu thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho cácđịa phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quyđịnh của Luật ngân sách Nhà nước

b Phân loại theo tính chất Kinh tế

Theo cách này, thuế có thể được phân loại dựa theo 3 tiêu thức chủ yếu: theocác yếu tố kinh tế bị đánh thuế; theo tác nhân kinh tế chịu thuế hoặc theo lĩnh vựckinh tế bị đánh thuế

a)Nếu dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế, thuế được chia thành thuế đánh

vào thu nhập, thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập) và thuế đánh vào tài sản(thu nhập được tích luỹ)

b) Nếu dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế, có các loại: thuế đánh

vào doanh nghiệp, thuế đánh vào hộ gia đình và thuế đánh vào sản phẩm

c) Nếu dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị

đánh thuế, thí dụ: thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vàobất động sản

c Phân loại theo tính chất kỹ thuật

Cách phân loại này được dựa vào các tiêu thức kỹ thuật trong việc đánh thuế,mang tính cổ điển, được sử dụng nhiều nhất và thường là trung tâm của các cuộctranh luận Theo cách này, thuế được phân thành các nhóm chủ yếu sau:

a)Thuế trực thu và thuế gián thu

Trang 24

Thuế trực thu do người chịu thuế trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước Thuế trực

thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, ví dụ như thuếmôn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân Do thuế trực thu trựctiếp điều tiết vào thu nhập, tài sản của tổ chức và cá nhân, có xem xét đến hoàncảnh, điều kiện và khả năng đóng góp của người nộp thuế nên nó rất có tác dụngtrong việc điều hoà thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và tàisản giữa các tầng lớp dân cư Đây cũng là ưu điểm nổi bật của thuế trực thu so vớithuế gián thu Tuy nhiên, thuế trực thu lại có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phíangười nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suấtcao Hơn nữa, việc theo dõi, tính toán và thu thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thunhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán Vì vậy, nếu không có biện phápquản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trongviệc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho ngân sách Nhà nước

Thuế gián thu do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ

nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùngchịu Ví dụ như: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt, Khác với thuế trực thu, người nộp thuế chính là người phải chịu thuế, vớithuế gián thu, người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất Do điều tiết mộtcách gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chếgiá nên với thuế gián thu, người chịu thuế (người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ) ít cócảm giác bị Nhà nước đánh thuế Vì vậy, loại thuế này cũng ít gây ra những phảnứng từ phía người chịu thuế mỗi khi Chính phủ có chủ trương tăng thuế Ưu điểmnổi bật của thuế gián thu là nó có khả năng đáp ứng nguồn thu kịp thời, ổn định chongân sách Nhà nước Tuy nhiên, thuế gián thu cũng có những hạn chế nhất định, đólà: do thuế gián thu được tính trên giá cả hàng hoá, dịch vụ, không tính tới điềukiện, hoàn cảnh của đối tượng chịu thuế, vì vậy, không đảm bảo được sự công bằng

xã hội, thậm chí còn mang tính luỹ thoái Có nghĩa là, bất kể người tiêu dùng làngười giàu hay người nghèo, thu nhập cao hay thấp, nếu cùng tiêu dùng một lượnghàng hoá, dịch vụ như nhau thì cùng phải chịu một mức điều tiết thuế như nhau Số

Trang 25

thuế này nếu so với thu nhập của người giàu và người nghèo thì rõ ràng chúngmang tính luỹ thoái, người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ giữa thuế gián thu so vớitổng thu nhập càng thấp

Ngày nay, sự phân biệt giữa hai loại thuế này đôi khi chỉ mang tính chấttương đối vì ngày càng khó phân biệt ranh giới giữa hai loại thuế, tuy nhiên, vẫncần thiết phải phân biệt hai loại thuế này vì trong thực tế, nhiều quốc gia vẫn còn hệthống tổ chức hành chính dựa trên sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu

b)Thuế tỷ lệ và Thuế luỹ tiến

Theo cách phân loại này, thuế tỷ lệ là loại thuế áp dụng một thuế suất nhưnhau đối với mọi đối tượng chịu thuế, còn thuế luỹ tiến là loại thuế áp dụng các thuếsuất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịuthuế Thông thường, đối với các sắc thuế tiêu dùng thường áp dụng thuế suất tỷ lệ;đối với các sắc thuế thu nhập, thuế tài sản có thể áp dụng thuế suất luỹ tiến

c) Thuế theo mức riêng biệt hoặc Thuế theo giá trị

Theo cách này, được xếp vào loại thuế có mức riêng biệt (cũng có thể đượcdịch là thuế đặc biệt, quen được gọi là thuế tuyệt đối) nếu trong đó, mức thuế suấtđược xác định bằng mức tiền riêng biệt trên một đơn vị vật chất của đối tượng bịđánh thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích ), độc lập với giá trị tiền tệ củachúng Loại thuế này có lợi thế là rất đơn giản, không cần phải xác định giá trị củađối tượng bị đánh thuế nhưng lại có bất lợi là không thích ứng trong trường hợp tiền

tệ bị mất giá Ở một số nước, loại thuế này thường được áp dụng dưới hình thứcthuế rượu, thuế thuốc lá, thuế bia

Ngược lại, thuế tính theo giá trị là loại thuế được tính toán bằng cách ápdụng một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên căn cứ tính thuế Ưu điểm của loại thuếnày là tính toán đơn giản, tiện lợi và được áp dụng chủ yếu đối với các loại thuế tiêudùng như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt Riêng thuế theo mức riêng biệt

ở nước ta ít sử dụng

Ngoài các cách phân loại trên đây, trong thực tế ở một số nước còn có nhữngcách phân loại khác, ví dụ như: thuế phân tích và thuế tổng hợp; thuế phân bổ và

Trang 26

thuế định suất

1.1.5 Luật quản lý thuế

a Đối tượng áp dụng

 Người nộp thuế:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhànước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy địnhcủa pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thayngười nộp thuế

 Cơ quan quản lý thuế:

- Cơ quan thuế gồm Tổng cục Thuế, Cục thuế, Chi Cục thuế;

- Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan

 Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan

 Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thựchiện pháp luật về thuế

b Nội dung quản lý thuế

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

- Quản lý thông tin về người nộp thuế

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

c Nguyên tắc quản lý thuế

- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước.Nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân.Cơ quan, tổchức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế

- Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy

Trang 27

định khác của pháp luật có liên quan

- Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế

1.2 TỔNG QUAN VỀ THUẾGTGT

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thuế GTGT

Tại Việt Nam, theo Điều 2, Luật Thuế GTGT năm 2008 thuế GTGT đượchiểu: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá,dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” [3]

Đa số các bước trên thế giới áp dụng Luật thuế GTGT đều đưa ra khái niệmvới nội hàm như trên

Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại gián thu đánh trên khâu thuế tiêu dùng,

vì vậy trước tiên nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của thuế tiêu dùng, cụ thể:

- Thuế GTGT là thuế đánh vào bộ phận thu nhập sử dụng để tiêu dùng, nghĩa

là thuế được đánh vào thời điểm thu nhập được bỏ ra để chi tiêu mà không quan tâmđến nguồn gốc và thời điểm tạo ra thu nhập Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loạithuế tiêu dùng, là loại thuế bổ sung cho thuế thu nhập bởi vì khi đánh thuế thu nhập,một số phần thu nhập có thể chưa bị đánh thuế Tuy nhiên, thu nhập chỉ phải chịuloại thuế này khi chúng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng

- Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu Người nộp thuế là người bán hàng hóahoặc cung cấp dịch vụ, còn người chịu thuế lại là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

đó Nói cách khác, nhà nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng thôngqua người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Thuế tiêu dùng nói chung và thuế GTGTnói riêng gây hiệu ứng chuyển thuế trực tiếp vào giá cả hàng hóa bởi người bán(người sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) là người nộp thuế, sau đó thuếđược đưa vào trong giá cả hàng hóa bán ra để rồi thu lại từ người tiêu dùng cuốicùng Chính các doanh nghiệp là người nộp thuế, nhưng mục tiêu của loại thuế này

là đánh vào những người tiêu dùng

- Thuế GTGT mang tính lũy thoái so với thu nhập Tính chất này xuất phát từquy luật giảm dần của thiên hướng tiêu dùng: khi thu nhập tăng lên thì tiêu dùng

Trang 28

cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của tiêu dùng sẽ chậm hơn tốc độ tăng của thunhập Khi đó, tỷ suất thuế GTGT thực tế so với thu nhập có xu hướng giảm đi khithu nhập tăng lên Người có thu nhập càng cao thì sẽ có tỷ suất thuế GTGT trêntổng thu nhập càng nhỏ

Ngoài những đặc điểm chung của thuế tiêu dùng như đã phân tích trên, thuếGTGT còn có một số đặc điểm riêng biệt:

- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp ThuếGTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển của quá trình sản xuất kinh doanhnhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn Tổng số thuế thu đượccủa tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùngcuối cùng

- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Thuế GTGT không phải là yếu tốchi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hànghóa, dịch vụ Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh củangười nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩmđược luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT thu được quacác giai đoạn không thay đổi

- Thuế GTGT thường được đánh theo nguyên tắc “điểm đến” Nghĩa là đánhthuế căn cứ vào nơi thực hiện hành vi tiêu dùng Theo nguyên lý này, thuế GTGTđánh vào tất cả các hành hóa và dịch vụ ở nơi người tiêu dùng cư trú, không phânbiệt hàng hóa đó được sản xuất trong nước hay được sản xuất ở nước ngoài

Thuế GTGT là cho tới nay vẫn là một trong những khoản thuế chiếm tỷ trọng lớncủa NSNN

Trang 29

Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu cũng phải chịu thuế GTGT.Doanh nghiệp cónghĩa vụ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu cho cơ quan hải quan cùng với thuế nhậpkhẩu Dịch vụ nhập khẩu chịu thuế GTGT theo cơ chế thuế NTNN

Thuế GTGT phải nộp được xác định bằng thuế GTGT đầu ra trừ đi thuếGTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh từ việc mua hàng hóa và dịch vụ Để khấutrừ thuế GTGT đầu vào, người nộp thuế phải có đầy đủ hóa đơn thuế GTGT hợp lệ

do bên bán cung cấp Để khấu trừ thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu, người nộpthuế phải có chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước và đối với thuế GTGT củathuế NTNN thì phải có chứng từ nộp thuế GTGT thay cho NTNN

Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12 ra đời đánh dấu sự phát triểnmới về chính sách thuế giá trị gia tăng của nước ta và điều chỉnh bao quát, đầy đủlĩnh vực thuế giá trị gia tăng nhất là trong mặt quản lý thuế Theo đó, đối tượngkhông thuộc diện chịu thuế GTGT đã có một bước thay đổi đáng kể, số lượng đốitượng không chịu thuế GTGT tại Luật này đã giảm ba nhóm hàng hóa, dịch vụ sovới trước đây (từ 28 nhóm còn 25 nhóm), cụ thể chuyển 05 nhóm hàng hóa dịch vụ

từ không chịu thuế GTGT sang nhóm chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT0%, 5% và 10% đồng thời bổ sung thêm 02 nhóm hàng hóa vào đối tượng khôngchịu thuế GTGT

1.2.3 Căn cứ tính thuế GTGT

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất

a Giá tính thuế

Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau :

-Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bánchưa có thuế giá trị gia tăng Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt làgiá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhậpkhẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu đượcxác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho

Trang 30

là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tạithời điểm phát sinh các hoạt động này;

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trịgia tăng;

Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiềnthuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trảtrước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loạitrong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phảitrả cho nước ngoài;

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theogiá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồmkhoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục côngtrình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng Trườnghợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giátính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu vàmáy móc, thiết bị;

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa cóthuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộpngân sách nhà nước;

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởnghoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trịgia tăng;

- Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanhtoán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:

Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem )

Giá chưa có thuế GTGT =

Trang 31

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định trên đây bao gồm cả khoảnphụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng

Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộpthuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàngdo Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế

- Mức thuế suất 5%:

Mức thuế suất này thường áp dụng cho các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế

có liên quan với việc cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, bao gồm:nước sạch; dụng cụ giảng dạy; sách; thực phẩm chưa qua chế biến; thuốc chữa bệnh

và trang thiết bị y tế; thực phẩm chăn nuôi; một số sản phẩm và dịch vụ nôngnghiệp; dịch vụ khoa học và công nghệ; mủ cao su sơ chế, đường và các phụ phẩm;một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và nhà ở xã hội

Trang 32

1.2.4 Phương pháp tính, kê khai và nộp thuế GTGT

Có hai phương pháp tính, kê khai và nộp thuế GTGT là phương pháp khấu trừ

và phương pháp trực tiếp

a Phương pháp khấu trừ

Phương pháp này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ

kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật bao gồm: Cơ sở kinh doanhđang hoạt động có doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT hàngnăm từ 1 tỷ đồng trở lên; Một số trường hợp tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụchịu thuế (chưa bao gồm thuế) nhân với thuế suất thuế GTGT Đối với hàng hóanhập khẩu, giá tính thuế là giá chịu thuế nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu (nếucó), cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) phí bảo vệ môi trường (nếucó) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp (trừ bất động sản), giá tính thuế

là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoảnlãi trả góp, trả chậm

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước, thuế GTGT đầu vào được khấu trừđược xác định dựa trên hóa đơn thuế GTGT mua hàng hóa, dịch vụ Đối với hànghóa nhập khẩu, vì không có hóa đơn GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừđược xác định dựa trên chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu Hóa đơn thuếGTGT có thể được kê khai và khấu trừ vào bất kì thời điểm nào trước khi cơ quanthuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ

sở người nộp thuế Thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa, dịch vụ có trị giá từ 20 triệuđồng trở lên chỉ được khấu trừ khi có chứng từ thanh toán qua ngân hàng ThuếGTGT đầu vào nộp thay cho các NTNN (theo chế độ thuế NTNN) cũng được khấutrừ khi tính thuế

Trang 33

Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không chịu thuế GTGT thìkhông được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.Ngược lại, doanh nghiệp cung cấp hànghóa và dịch vụ hưởng thuế suất thuế GTGT 0% hoặc thuộc trường hợp không phải

kê khai, tính nộp thuế GTGT vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào Trong trườnghợp một doanh nghiệp vừa có doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịuthuế GTGT, thì doanh nghiệp đó chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của phầnhàng hóa hoặc dịch vụ mua vào được sử dụng trong hoạt động chịu thuế GTGT

b Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Phương pháp này áp dụng đối với:

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT hàng nămthấp hơn 1 tỷ đồng;

- Cá nhân và hộ kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư hoặc các tổchức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật;

- Cơ sở kinh doanh vàng, bạc và đá quý

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra xThuế suất thuế GTGT

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm từ hoạt động kinhdoanh vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương của hoạtđộng kinh doanh vàng, bạc, đá quý trong cùng kỳ đó

Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương hoặc giá trị gia tăngdương không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm thì được kết chuyển để trừ vào giá trị giatăng của kỳ sau trong năm nhưng không được kết chuyển tiếp sang năm sau

Phương pháp kê khai thuế GTGT đã lựa chọn phải được duy trì trong 2 nămliên tục

Trang 34

1.3 TỔNG QUAN VỀHOÀN THUẾ GTGT

1.3.1 Khái niệm hoàn thuế GTGT

Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại số thuế GTGT mà người nộp thuế đãnộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT làviệc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch

vụ về sử dụng số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinhdoanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trongtrường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế

1.3.2 Các trườnghợphoàn thuế GTGT

(1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuếnếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặctrong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười haitháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh

số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầuvào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị giatăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và

có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.(2) Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có

số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thìđược hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý

(3) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuếđược hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trịgia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết (4) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếuhoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuếđối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh

Trang 35

(5) Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụngnguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ khônghoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:

- Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợnước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trảcho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhânđạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chươngtrình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn

số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó

(6) Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định củapháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sửdụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặctrên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng

(7) Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăngtheo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

1.3.3 Nguyên tắc trong hoàn thuế GTGT

Nguyên tắc quản lý trong quản lý hoàn thuế GTGT như sau:

- Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định tại LuậtThuế giá trị gia tăng tự xác định số tiền thuế giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ,hoàn thuế, khai đề nghị hoàn thuế, lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quanthuế quản lý trực tiếp

- Việc giải quyết hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật,theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày13/06/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong việc giải quyết hoàn thuế giá trị giatăng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật quàn lý thuế số 21/2012/QH13; Khoản 2

Trang 36

Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuếtiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm2019và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Cơ quan thuế ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật vềgiao dịch điện tử trong việc tiếp nhận, giải quyết, quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng

và thực hiện kết nổi, trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan trong việc giảiquyết hoàn thuế cho người nộp thuế

1.3.4 Thủ tục hoàn thuế GTGT

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế gồm:

- Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu 01/ĐNHT

- Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (với mỗi trường hợp được hoànthuế GTGT là khác nhau)

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

- Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại

cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế

- Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơquan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT

Thời hạn giải quyết hoàn thuế:

Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuếđược chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau

+ Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặcchưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuếtrong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

+ Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuếtrong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Trường hợp 2: Diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

Trang 37

Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyếtđịnh hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoànthuế

- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước

1.4 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.4.1 Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT

Phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 12 Thông tư99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng do Bộ trưởng BộTài chính ban hành, theo đó:

1 Cơ quan thuế thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quyđịnh tại Khoản 1, Khoản 18 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13; Khoản 3Điều 1 Luật số 106/2016/QH13, cụ thể như sau:

a) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau là hồ sơ thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

- Hoàn thuế theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánhthuế hai lần của các hãng vận tải nước ngoài

- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu

Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lầnđầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế

kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu

- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thờiĐiểm bị cơ quan quản lý thuế xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế

Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02(hai) năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời Điểm bị xử lý vềhành vi trốn thuế, gian lận về thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của ngườinộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng sốtiền thuế được hoàn quy định tại Khoản 33 Điều 1 Luật quản lý thuế số

Trang 38

21/2012/QH13, hoặc hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 Luậtquản lý thuế và Khoản 34 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 thì những lần

đề nghị hoàn thuế tiếp theo, hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diệnkiểm tra trước khi hoàn thuế Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuếtiếp theo, người nộp thuế có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế, hành vitrốnthuế, gian lận về thuế quy định tại Khoản 33, Khoản 34 Điều 1 Luật quản lý thuế số21/2012/QH13,Điều 108 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì hồ sơ đề nghị hoànthuế vẫn thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo đúng thời hạn 02 (hai) năm,

kể từ thời Điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế

- Người nộp thuế sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu đề nghị hoàn thuếtrong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời Điểm bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý đốivới hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thươngmại

Cơ quan thuế căn cứ thông tin về Quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhànước có liên quan về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới,gian lận thương mại trên cơ sở dữ liệu quản lý hoàn thuế tại thời Điểm đánh giá đểcăn cứ phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau ThờiĐiểm 02 (hai) năm được tính kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có Quyết định

xử phạt về một trong các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biêngiới, gian lận thương mại tại thời Điểm đánh giá

- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổihình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhànước;

- Người nộp thuế thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lýthuế là các trường hợp người nộp thuế được đánh giá xếp hạng rủi ro cao, rủi ro rấtcao, người nộp thuế có thời gian hoạt động dưới 12 tháng hướng dẫn tại Thông tư204/2015/TT-BTC

Trang 39

- Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế nhưng người nộpthuế không giải trình, bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan thuếhoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng.b) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau là các hồ sơ không thuộcĐiểm a Khoản này

2 Trường hợp kết quả phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuếsau, cơ quan thuế gửi Thông báo về việc chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện kiểm tratrước, hoàn thuế sau (mẫu số 01/HT-TBban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) cho người nộp thuế trong thời hạn 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày tiếpnhận đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 58 Thông

tư 156/2013/TT-BTC Trường hợp người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử,thông báođược gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cụcThuế

1.4.2 Thẩm định hồ sơ hoàn thuế GTGT

Cơ quan thuế căn cứ kết quả xác định số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn,

số tiền thuế giá trị gia tăng không được hoàn, số tiền thuế nợ phải bù trừ, số tiềnthuế giá trị gia tăng còn được hoàn trả cho người nộp thuế, thực hiện lập đề xuấthoàn thuế và dự thảo Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừthu ngân sách nhà nước), Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có)

Cơ quan thuế phải tổ chức kiểm tra, cập nhật trên Hệ thống ứng dụng quản lýthuế đối với: hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, hồ sơ hoàn thuế, Biên bản kiểm trahoàn thuế (nếu có), Quyết định về việc xử lý thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấphành pháp luật thuế (nếu có), Phiếu đề xuất hoàn thuế, dự thảo Quyết định hoànthuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước), Thông báo

về việc không được hoàn thuế (nếu có)

Sau đó, cơ quan thuế sẽ thực hiện Thẩm định hồ sơ hoàn thuế

- Cơ quan thuế tổ chức thẩm định hồ sơ hoàn thuế đối với: Phiếu đề xuất hoànthuế, dự thảo Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thungân sách nhà nước), Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có) trước khi

Trang 40

ban hành Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngânsách nhà nước).

Thời hạn hoàn thành việc thẩm định hoàn thuế là: 01 (một) ngày làm việc đốivới hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau; 03 (ba) ngày làm việc đối với hồ

sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ

đề nghị thẩm định

- Cục Thuế thực hiện thẩm định về thủ tục hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế, đốitượng và trường hợp được hoàn thuế, thẩm quyền ban hành quyết định hoàn thuế vànội dung khác có liên quan

+ Trường hợp qua thẩm định phát hiện vấn đề chưa rõ, chưa đầy đủ, cơ quanthuế phải tổ chức trao đổi, làm rõ giữa các bộ phận liên quan đến giải quyết hồ sơhoàn thuế để thống nhất các nội dung liên quan đến thẩm định hoàn thuế trong thờihạn thẩm định hồ sơ hoàn thuế; hoặc từ chối thẩm định hồ sơ hoàn thuế đối với hồ

sơ chưa đầy đủ, chưa cập nhật vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế theo quy địnhtại Điều 15 Thông tư này

+ Trường hợp kết quả thẩm định xác định thủ tục hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế,đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, thẩm quyền ban hành quyết định hoànthuế phù hợp với quy định, cơ quan thuế thực hiện cập nhật kết quả thẩm định hoànthuế giá trị gia tăng vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế

1.4.3 Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT

Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế (theo yêu cầu của cơ quan cấp trên) đối với

hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau:

Cơ quan thuế lựa chọn người nộp thuế kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đốivới hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau căn cứ theo xếp hạng mức độ rủi

ro của người nộp thuế, đồng thời phải đảm bảo quy định pháp luật hiện hành, cụthể:

- Đối với người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều

41 Nghị định 83/2013/NĐ-CP: Kiểm tra, thanh tra sau hoàn trong thời hạn 01 (một)

Ngày đăng: 04/03/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w