1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mđrắk, tỉnh đắk lắk

103 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện Công Tác Thu Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Mđrắk, Tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Nguyễn Văn Chinh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Tuyết
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 166,63 KB

Nội dung

Để đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đang thực hiện đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật và được người dân tích cực hưởng ứng. Đất nước đã thu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trong thời gian qua, thể hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo phù hợp với điều kiện, thực tiễn của đất nước. Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần ổn định đời sống của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Góp phần vào sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy ngay từ khi đất nước giành được độc lập đến nay Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Với chính sách Bảo hiểm xã hội hiện nay, con người từ khi còn nằm trong bụng mẹ và cất tiếng khóc chào đời đã được thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (Chế độ thai sản khi sinh con). Khi trưởng thành có chế độ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất đảm bảo cho bản thân và gia đình họ khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống. Khi về già sức khoẻ bị giảm sút không còn khả năng lao động, bảo hiểm xã hội có chế độ hưu trí đảm bảo cuộc sống của người lao động cho đến khi chết. Chế độ tử tuất sẽ đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí mai táng cho họ. Với chế độ trợ cấp thường xuyên hoặc một lần cho người thân, gia đình họ sẽ có cuộc sống ổn định. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chế độ chính sách BHXH, thu BHXH bắt buộc là quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tạo điều kiện cho công tác chi trả các chế độ BHXH đúng quy định, đảm bảo cuộc sống cho người tham gia khi họ bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động. Ngoài ra, công tác thu được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần duy trì phát triển quỹ BHXH. Với mục tiêu kép là đảm bảo an sinh xã hội và không phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước, quỹ BHXH sẽ hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, chủ động nguồn chi trả cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu an sinh xã hội. Những năm qua, việc đổi mới toàn diện trong việc thực hiện chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn huyện Mđrắk nói riêng, đã được Đảng, chính quyền và đặc biệt là Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Đắk Lắk, đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Mđrăk, không ngừng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, số đơn vị và số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo luật định trên địa bàn huyện vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Mức tiền lương, tiền công tham gia còn thấp, tình trạng trốn đóng còn xẩy ra, tỷ lệ nợ đọng kéo dài và có chiều hướng gia tăng. Cá biệt còn có tình trạng lạm dụng quỹ BHXH, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động sử dụng vào mục đích khác của một số đơn vị sử dụng lao động. Việc làm này ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ cho những người được thụ hưởng từ chính sách BHXH của người tham gia như: chế độ hưu trí, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ...vv. Xuất phát từ những thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội, công tác thu Bảo hiểm xã hội và thu BHXH BB. Phân tích đánh, đánh giá thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lăk giai đoạn 2017 2019 từ đó thấy được kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

Trang 1

NGUYỄN VĂN CHINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM

XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

HUYỆN MĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐÀ NẴNG, 2020

Trang 2

NGUYỄN VĂN CHINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM

XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

HUYỆN MĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng

Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG THỊ TUYẾT

ĐÀ NẴNG, 2020

Trang 3

bắt buộc tại Bảo hiểm xã hôi huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk”, tác giả đã nhận

được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, cơ quan đơn vị.Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoasau đại học, cùng toàn thể các thầy cô giáo thuộc các bộ môn và phòng bancủa trường Đại Học Duy Tân đã trang bị cho tôi kiến thức chuyên ngành cầnthiết, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi đến cô Hoàng Thị Tuyết lời cảm ơn chân thành nhất, cô đãluôn hướng dẫn tận tình, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quýbáu để hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè trong lớp, tập thể cán bộ, viên chức cơquan BHXH huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan, đơn vị có liên quan

đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tìm hiểu, thu thập sốliệu để viết luận văn

Xin chân thành cảm ơn./

Học viên

Nguyễn Văn Chinh

Trang 4

thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyệnMđrắk, tỉnh Đắk Lắk” là trung thực, không trùng lắp với các đề tài khác &chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào Các thông tin được trích dẫn trongluận văn được ghi rõ nguồn gốc.

Học viên

Nguyễn Văn Chinh

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận văn 4

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ KIỂM SOÁT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 7

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 7

1.1.1 Khái niệm về BHXH 7

1.1.2 Đặc điểm của BHXH 9

1.1.3 Phân loại BHXH 10

1.1.4 Vai trò của Bảo hiểm xã hội BB 11

1.1.5.Quỹ Bảo hiểm xã hội 13

1.2 TỔNG QUAN VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 16

1.2.1 Thu BHXH BẮT BUỘC 16

1.2.2 Kiểm soát thu BHXH BB 19

1.2.3 Các chỉ tiêu thu BHXH BB 22

1.2.4 Các mô hình thu BHXH: 25

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC THU BHXH BB 26

1.3.1 Kiểm soát đối tượng thu BHXH BB 26

1.3.2 Kiểm soát nguồn thu, mức thu và tiền thu BHXH BB 28

1.3.3 Kiểm soát nợ đọng BHXH BB 30

Trang 6

1.4.1 Yếu tố khách quan 33

1.4.2 Yếu tố chủ quan 35

1.5 KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT THU BHXH BẮT BUỘC Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 36

1.5.1 Kinh nghiệm của BHXH huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk 36

1.5.2 Kinh nghiệm của BHXH thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 37

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho BHXH huyện Mđrắk 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MĐRẮK 40

2.1 KHÁI QUÁT VỀ BHXH HUYỆN MĐRẮK 40

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Mđrắk 40

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Mđrắk 41

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mđrắk 42

2.1.4 Kết quả hoạt động của BHXH huyện Mđrắk 44

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC CỦA BHXH HUYỆN MĐRẮK 45

2.2.1 Kiểm soát đối tượng thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Mđrắk 45

2.2.2 Kiểm soát nguồn thu, mức thu BHXH và tiền thu 48

2.2.3 Kiểm soát nợ tiền đóng BHXH 53

2.2.4 Kiểm soát quy trình thu tại BHXH huyện Mđrắk: 57

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MĐRẮK 59

2.3.1 Kết quả đã đạt được trong công tác thu tại BHXH huyện Mđrắk trong

Trang 7

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN

MĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK 66

3.1 QUAN ĐIỂM VỀ THU BHXH BB GIAI ĐOẠN 2020 -2025 66

3.1.1 Định hướng công tác thu BHXH BB tại BHXH huyện Mđắk giai đoạn 2020 -2025 66

3.1.2 Mục tiêu phát triển thu BHXH BB tại BHXH huyện Mđrắk giai đoạn 2020 -2025 67

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MĐRẮK 68

3.2.1 Giải pháp về kiểm soát đối tượng thu BHXH bắt buộc 68

3.2.2 Giải pháp về kiểm soát, nguồn thu, mức thu và tiền thu BHXH bắt buộc 70

3.2.3 Giải pháp về kiểm soát đơn vị nợ đọng 72

3.2.4 Giải pháp về kiểm soát thu BHXH bắt buộc 73

3.2.5 Giải pháp kiểm soát quy trình thu BHXH bắt buộc 74

3.2.6 Các giải pháp khác về thu BHXH bắt buộc 77

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC 82

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành liên quan 82

3.3.2 Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương: 84

3.3.3 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Đắk Lắk 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90

KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Chữ viết tắt Nội dung

Trang 9

Bảng 2.4 Mức tiền lương cơ sở & lương tối thiểu vùng qua các năm 50

Bảng 2.5 Mức thu BHXH từ năm 2017-2019 50

Bảng 2.6 Tỷ lệ đóng BHXH BB hiện hành 51

Bảng 2.7 Số thu BHXH BB từ năm 2017-2019 53

Bảng 2.8 Tình hình đơn vị SDLĐ nợ đọng và trốn đóng BHXH tại huyện Huyện Mđrắk giai đoạn 2017-2019 54

Bảng 2.9 Tình hình thu và nợ đọng BHXH giai đoạn 2017-2019 55

Bảng 2.10 Số tiền thu do nợ BHXH bắt buộc đã thu về quỹ 56

Bảng 2.11 Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH BB giai đoạn 2017-2019: .57

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý thu BHXH 21

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH huyện Mđrắk 42

Sơ đồ 3.1 Đơn vị SDLĐ với cơ quan BHXH đối chiếu số thu 76

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Để đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đang thực hiện đổimới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Các chủ trương, đường lối và chínhsách của Đảng, Nhà nước đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật vàđược người dân tích cực hưởng ứng Đất nước đã thu được những thành tựu

to lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong thời gian qua, thểhiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo phù hợp vớiđiều kiện, thực tiễn của đất nước

Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn củaĐảng, Nhà nước nhằm góp phần ổn định đời sống của người lao động thuộcmọi thành phần kinh tế Góp phần vào sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn

xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Vì vậy ngay

từ khi đất nước giành được độc lập đến nay Đảng, Nhà nước đã thường xuyênquan tâm đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người laođộng thuộc mọi thành phần kinh tế

Với chính sách Bảo hiểm xã hội hiện nay, con người từ khi còn nằmtrong bụng mẹ và cất tiếng khóc chào đời đã được thụ hưởng chế độ bảo hiểm

xã hội (Chế độ thai sản khi sinh con) Khi trưởng thành có chế độ ốm đau, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất đảm bảo cho bản thân và gia đình

họ khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống Khi về già sức khoẻ bị giảm sútkhông còn khả năng lao động, bảo hiểm xã hội có chế độ hưu trí đảm bảocuộc sống của người lao động cho đến khi chết Chế độ tử tuất sẽ đảm bảotoàn bộ hoặc một phần chi phí mai táng cho họ Với chế độ trợ cấp thườngxuyên hoặc một lần cho người thân, gia đình họ sẽ có cuộc sống ổn định

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chế độ chính sách BHXH,thu BHXH bắt buộc là quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển

Trang 11

của hệ thống BHXH Việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tạo điều kiện chocông tác chi trả các chế độ BHXH đúng quy định, đảm bảo cuộc sống chongười tham gia khi họ bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập do giảm hoặc mấtkhả năng lao động Ngoài ra, công tác thu được thực hiện có hiệu quả sẽ gópphần duy trì & phát triển quỹ BHXH Với mục tiêu kép là đảm bảo an sinh xãhội và không phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước, quỹ BHXH sẽ hạchtoán độc lập với ngân sách Nhà nước, chủ động nguồn chi trả cho các đốitượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận mà vì mục tiêu an sinh xã hội.

Những năm qua, việc đổi mới toàn diện trong việc thực hiện chế độ chínhsách về bảo hiểm xã hội trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn huyệnMđrắk nói riêng, đã được Đảng, chính quyền và đặc biệt là Bảo Hiểm Xã Hộitỉnh Đắk Lắk, đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định đời sống của nhân dântrên địa bàn huyện Mđrăk, không ngừng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

Tuy nhiên, số đơn vị và số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo luậtđịnh trên địa bàn huyện vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng Mứctiền lương, tiền công tham gia còn thấp, tình trạng trốn đóng còn xẩy ra, tỷ lệ

nợ đọng kéo dài và có chiều hướng gia tăng Cá biệt còn có tình trạng lạmdụng quỹ BHXH, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động sử dụngvào mục đích khác của một số đơn vị sử dụng lao động Việc làm này ảnhhưởng tới việc giải quyết chế độ cho những người được thụ hưởng từ chínhsách BHXH của người tham gia như: chế độ hưu trí, ốm đau, tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp vv

Xuất phát từ những thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện

công tác thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn Thạc sĩ.

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội, công tác thuBảo hiểm xã hội và thu BHXH BB

Phân tích đánh, đánh giá thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội bắtbuộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lăk giai đoạn 2017 - 2019

từ đó thấy được kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhâncủa hạn chế đó

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác thu bảohiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Mđrắk giai đoạn 2020 - 2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến công tác thu BHXHbắt buộc của cơ quan BHXH cấp huyện

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác thu

BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, Tỉnh Đắk Lắk

Phạm vi thời gian: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu công tác thu BHXH

bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk từ năm 2017 đến năm 2019

Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về

công tác thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đăk Lắkđối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động và kýhợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên trên địa bàn huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu từ các luận văn, sách, báo, tạp chí, website và các báocáo hàng năm của BHXH huyện Mđrắk các Bao gồm báo cáo công tác thuqua các năm 2017 - 2019, kế hoạch thu, phát triển đối tượng các năm 2017 -2019

Trang 13

4.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích, so sánh các số liệu, thống kê theo chiều dọc

và chiều ngang với các năm trước, với bình quân chung của các huyện đểđánh giá thực trạng của công tác thu BHXH BB tại địa phương Phân tích cácnhân tố, chỉ ra những ảnh hưởng của của nó đến công tác thu BHXH BB trênđịa bàn huyện

- Phương pháp so sánh, tổng hợp trên cơ sở báo cáo của BHXH huyệnMđrắk từ năm 2017 -2019 để thấy được xu hướng, chỉ ra tồn tại hạn chế và

đề xuất giải pháp

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương1 Cơ sở lý luận về thu BHXH và kiểm soát thu BHXH bắtbuộc

Chương 2 Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảohiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hộibắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrăk, tỉnh Đắk Lắk

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về công tác thuBHXH bắt buộc tại các địa phương trên cả nước, cùng với nhiều cách tiếp cậnkhác nhau

Đỗ Văn Sinh (2005) “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH Việt Nam”, luận

án Tiến sĩ Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nghiên cứu vấn đề quản

lý quỹ BHXH ở Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng quản lý quỹ BHXH

ở Việt Nam, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý quỹ BHXH Việt Nam Tuy nhiên luận án chưa đề cập đến việc xử lý hình

sự các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH bắt buộc của các tổ chức, cá nhân

Trang 14

TS Nguyễn Huy Ban (1996) “Chiến lược phát triển BHXH phục vụ

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020” đề tài nghiên cứu khoa học

cấp bộ, nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển BHXH,việc thực hiện BHXH ở một số nước trên thế giới và thực trạng chính sáchBHXH ở Việt Nam

Phạm Trường Giang (2010) “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt

Nam” Đại học Kinh tế quốc dân Luận án đã nghiên cứu được sự phối hợp

giữa các bộ trong hệ thống thu BHXH từ đó đã đề xuất được những giải phápthích hợp để nâng cao hiệu quả cơ chế thu BHXH ở Việt Nam

Nguyễn Thành Công (2007) “Đánh giá thực trạng công tác thu BHXH

BB tại BHXH tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ Luận văn đi sâu vào đánh

giá thực trạng thu tại BHXH tỉnh Bình Dương Đề tài này được nghiên cứutrước khi Luật BHXH có hiệu lực nên vẫn còn một số vấn đề khi luật BHXHđược thực hiện vẫn chưa đề cập tới

Mã Tuyết Trinh (2018) “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã

hội bắt buộc tại BHXH tỉnh Kiên Giang”, Luận văn thạc sĩ Luận văn đã đánh

giá được thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp,kiến nghị để hoàn thiện công tác thu ở BHXH tỉnh Kiên Giang

Trần Phước Hưng (2018) “Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại

BHXH huyện Gio Linh”, Luận văn thạc sỹ Luận văn đã hệ thống hóa những

vấn đề cơ bản và công tác thu BHXH; phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả,chỉ ra hạn chế, nguyên nhân và từ đó đề xuất giải pháp kiến nghị hoàn thiệncông tác thu BHXH tại BHXH huyện Gio Linh

Mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu đã đề cập đến hoạt động BHXH ở

các góc độ khác nhau trên phạm vi cả nước trước, nhưng Đề tài “Hoàn thiện

công tác thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả đi sâu vào nghiên cứu và phân tích một cách có hệ thống các

Trang 15

vấn đề có liên quan đến công tác thu BHXH bắt buộc, dựa trên các quy định

về quản lý thu BHXH bắt buộc, phân tích công tác thu, những nhân tố tácđộng đến công tác thu theo giác độ của nghành tài chính-Ngân hàng Hiện naychưa có đề tài nào đề cập đến các giải pháp hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm

xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ KIỂM SOÁT THU

BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1.1 Khái niệm về BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những là một trong những loạihình bảo hiểm ra đời rất sớm, ngày nay đã được phổ biến ở hầu hết các nướctrên thế giới Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm đặc biệt, mang tính nhânđạo, nhân văn sâu sắc

Theo tổ chức ILO (tổ chức lao động quốc tế) nước đầu tiên trên thế giớiban hành chế độ bảo hiểm ốm đau là Cộng Hòa Liên Bang Đức vào năm

1883, chế độ ốm đau đã đánh dấu sự ra đời của BHXH Tiếp theo nước Đứccác nước châu Âu khác như (Anh:1991, Ý:1919, Pháp:1918 …), sau đó là cácnước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (sau năm 1930) và cuối cùng là cácnước châu Phi, châu Á (sau chiến tranh thế giới lần thứ 2)

Khái niệm về bảo hiểm xã hội: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù

đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải các rủi ro làmgiảm hoặc mất thu nhập từ lao động hoặc phát sinh những chi phí cần được hỗtrợ như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi laođộng, chết,… dựa trên cơ sở hình thành quỹ tài chính dưới sự đóng góp củangười lao động, người sử dụng lao động và sự bảo hộ của Nhà nước nhằm ổnđịnh đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời gióp phần đảmbảo an sinh xã hội [3]

Xét về khía cạnh pháp luật: BHXH là một chế độ pháp lí quy định đối

tượng, điều kiện, mức độ đảm bảo vật chất và các dịch vụ cần thiết để bảo vệ

Trang 17

NLĐ và gia đình họ trong các trường hợp bảo hiểm đước Nhà nước xácđịnh[5].

Xét về khía cạnh an sinh xã hội: BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một

phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựatrên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia

BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo antoàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh

xã hội [9]

Xét về khía cạnh tài chính: BHXH được định nghĩa: là quá trình thành

lập và sử dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng những NLĐ, có sự bảo trợcủa Nhà nước, để san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trongnhững trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật [6]

Xét về mục đích xã hội của bảo hiểm: BHXH là hình thức bảo hiểm thu

nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế thiết yếu cho NLĐ vàmột số thành viên gia đình họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạnnghề nghiệp, tàn tật, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp trên cơ sở đóng quỹ củangười tham gia, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.Khái niệm này nhằm xác định tính xã hội, tính phi lợi nhuận của hình thứcBHXH, có thể coi là khái niệm BHXH theo nghĩa rộng [7]

Theo cách hiểu thông dụng ở nước ta, BHXH là sự bảo đảm bù đắp mộtphần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp và

sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ

và an toàn xã hội

Tất cả các khái niệm trên, tuy xuất phát ở những khía cạnh khác nhaunhưng đều xem xét BHXH, trước hết là một hình thức bảo hiểm nhưng mangtính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu

Trang 18

nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ trong các trường hợp ốm đau,thai sản, tai nạn lao đông & bệnh nghề nghiệp, suy giảm sức khỏe và nhất làkhi về già, nhằm mục đích đảm bảo an toàn, trật tự và ổn định xã hội.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước cũng được thể hiện cụ thể trongHiến Pháp 1959 “NLĐ có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnhtật, hoặc mất sức lao động Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xãhội, cứu tế để đảm bảo cho NLĐ được hưởng quyền đó” [3]

Trên thực tế Nhà nước không ngừng mở rộng các chế độ về BHXH.Tạo mọi điều kiện để người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức đượctham gia, tiếp cận đảm bảo để người lao động được thụ hưởng bằng LuậtBHXH được ban hành năm 2006 Với khái niệm về BHXH quy định: “Bảohiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngườilao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sởđóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” [9]

là lấy một phần thu nhập trong thời gian lao động bình thường để bảo đảmcho cuộc sống trong những ngày không lao động, không có thu nhập

Mục đích hoạt động của Bảo hiểm xã hội là không vì lợi nhuận mà vìquyền lợi của người lao động, của cả cộng đồng

Sự tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện pháttriển kinh tế, xã hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng

Trang 19

Việc vận dụng và thực hiện các chế độ BHXH do tổ chức quốc tế về lao độngquy định hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước, đểvừa ổn định đời sống của người lao động, vừa ổn định phát triển kinh tế xãhội của đất nước.

Việc sử dụng và phân phối quỹ Bảo hiểm xã hội được chia làm haiphần:

Phần thực hiện chế độ hưu trí: Mang tính chất bồi hoàn Mức bồi hoàn

phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH

Các chế độ còn lại: Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất

không bồi hoàn Nghĩa là khi người lao động trong quá trình lao động không

bị ốm đau, tai nạn thì không được bồi hoàn Khi bị ốm đau, tai nạn thì đượcbồi hoàn Mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn và theo quyđịnh trong luật BHXH hiện hành

1.1.3 Phân loại BHXH

Để đảm bảo sự công bằng cho mọi người lao động trong tất cả các lĩnhvực của xã hội đều có quyền tham gia BHXH (lao động trong các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp & lao động tự do, tự tạo việc làm trong các lĩnh vực nhưnông nghiệp, lâm nghiệp ) Bảo hiểm xã hội được chia thành 2 loại đó là: Bảohiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ

chức thực hiện, trong đó bắt buộc người lao động và người sử dụng lao độngphải tham gia

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao

động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phùhợp với thu nhập của bản thân để hưởng chế độ BHXH (áp dụng cho ngườilao động tự do, tự tạo việc làm, không có quan hệ thuê mướn lao động như:Nông dân, xe ôm, bán vé số, thợ xây ….)

Trang 20

1.1.4 Vai trò của Bảo hiểm xã hội BB.

1.1.4.1 Đối với người lao động

BHXH BB đảm bảo quyền lợi cho người lao động: BHXH được hình

thành và phát triển chủ yếu nhằm đảm bảo chính sách cho NLĐ và người thâncủa họ khi gặp phải những khó khăn, làm giảm hoặc mất một phần thu nhập

Do đó, BHXH có vai trò vô cùng quan trọng BHXH BB không những đảmbảo quyền lợi cho NLĐ mà còn thể hiện trách nhiệm của NLĐ đối với xã hội.Một mặt, BHXH BB tạo điều kiện cho NLĐ nhận được sự tương trợ của cộngđồng, xã hội khi ốm đau, thai sản … Mặt khác, cũng là cơ hội để mỗi ngườithực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên kháctrong cộng đồng, khắc phục hậu quả và khống chế rủi ro trong lao động ởmức độ cần thiết

Giúp cho việc chi dùng của cá nhân nâng cao hiệu quả: Khi tham gia

vào hệ thống BHXH, việc chi dùng cá nhân của NLĐ được nâng cao hiệu quả

do họ tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, đều đặn hàng tháng để chi dùng khigià cả, mất sức lao động … Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ về vật chất mà còn

là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn,giúp họ ổn định về tâm lý, ổn định cho bản thân và gia đình khi gặp rủi ro.Khi đã có một chỗ dựa vững chắc, NLĐ sẽ cảm giác yên tâm hơn trong cuộcsống, lao động, làm việc hết sức mình để nâng cao năng suất lao động

1.1.4.2 Đối với người sử dụng lao động

Giúp cho các đơn vị sử dụng lao động ổn định hoạt động:

BHXH BB ngoài việc mang lại các lợi ích thiết thực cho NLĐ, còngiúp cho các tổ chức SDLĐ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, thông quaviệc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý Vì nếu không cóBHXH, người SDLĐ sẽ trả tiền BHXH cùng tiền lương hàng tháng cho NLĐ.NLĐ sẽ tự quản lý và sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác nhau, đôi

Trang 21

khi không mang lại hiệu quả như mong muốn Đặc biệt, khi NLĐ không may

bị ốm đau, tai nạn lao động… Không có khoản tiền tiết kiệm, dự phòng để chidùng, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng, dẫn đến chất lượng lao động cũng bịảnh hưởng theo Vì vậy, qua việc phân phối chi phí cho NLĐ hợp lý, BHXHgóp phần làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, hoạt động liêntục và hiệu quả, tăng cường mối quan hệ bền chắc giữa các thành viên trongđơn vị

Nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động: BHXH BB tạo

điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ trong suốt cuộc đời NLĐcho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp, làm cho quan hệ lao độnggiữa chủ SDLĐ với NLĐ có tính nhân văn sâu sắc hơn

Ổn định nguồn chi trong mọi trường hợp: BHXH BB giúp đơn vị

SDLĐ ổn định nguồn chi ngay cả khi có rủi ro xảy ra Nhờ đó các khoản chiphí được chủ động hạch toán, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuấtkinh doanh, không bị phụ thuộc quá nhiều vào hoàn cảnh khách quan Tuynhiên, những lợi ích mà BHXH BB mang lại cho đơn vị SDLĐ không phải lànhững lợi ích trực tiếp nên nhiều doanh nghiệp, đơn vị SDLĐ chưa thực sựcoi trọng và có nhận thức đúng đắn về vai trò của BHXH BB

1.1.4.3.Đối với xã hội

Là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội: Bảo hiểm xã hội là một chính

trong bốn trụ cột chính của hệ thống ASXH của nước ta hiện nay Căn cứ vàomức độ bao phủ của chính sách BHXH, các nhà hoạch định chính sách xã hộithiết kế những mạng lưới an sinh khác nhau Do đó, phát triển BHXH chính

là cơ sở để phát triển các bộ phận khác nhau của hệ thống an sinh xã hội Đây

là một công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất choviệc giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Thông qua

Trang 22

hoạt động BHXH, những rủi ro trong đời sống NLĐ được dàn trải theo nhiềuchiều, tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất, với chi phí thấp nhất.

Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận: BHXH hoạt động theo nguyên

tắc "lấy số đông bù số ít" Tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đôngngười tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớnhơn so với số đóng góp của từng người, khi họ gặp phải những biến cố rủi rogây tổn thất Ngoài ra, hệ thống BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốnđầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế phát triển Do quỹBHXH có nguồn tiền nhàn rỗi được đem đi đầu tư đảm bảo an toàn và tăngtrưởng quỹ, mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể trong quan hệ BHXH

Do nhà nước tổ chức và quản lý: Hoạt động BHXH là một loại hoạt

động dịch vụ công, mang tính xã hội cao; lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêuhoạt động Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chế

độ, chính sách BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độBHXH Là quá trình tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối vớingười sử dụng lao động và người lao động; giải quyết các chế độ, chính sách

và chi BHXH cho người được hưởng; quản lý quỹ BHXH và thực hiện đầu tưbảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH

1.1.5.Quỹ Bảo hiểm xã hội

Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ pháttriển kinh tế - xã hội và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đấtnước Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủcác chế độ BHXH, nhu cầu được thỏa mãn về BHXH đối với người lao độngcàng được nâng cao Khi kinh tế - xã hội phát triển, người lao động và người

sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, từ đó họ càng có điều kiện tham gia

và đóng góp BHXH

Trang 23

1.1.5.1.Khái niệm qũy BHXH

Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngânsách Nhà nước Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượnghưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, cácngành[7]

Có thể hiểu quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên thamgia BHXH: Người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của nhà nướckhi quỹ bị thiếu hụt nhằm mục đích chi trả các chế độ BHXH và đảm bảohoạt động của hệ thống BHXH

Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập vớingân sách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù khi thiếu Quỹ này đượcquản lý theo cơ chế cân bằng thu, chi Do đó, quỹ BHXH không đơn thuần ởtrạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo theo chiều hướng tăng lên haythâm hụt Quỹ BHXH được hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giảiquyết những rủi ro của toàn bộ những người tham gia với tổng dự trữ thấpnhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia Đồng thời nó cũnggóp phần giảm chi từ ngân sách Nhà nước khi thiên tai, hạn hán, dịch bệnh …sẩy ra Quỹ BHXH đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tếđất nước bằng việc đầu tư vào các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn

Là nguồn vốn ổn định, khi cần thiết Chính phủ có thể điều tiết, sử dụng nhằmvào mục đích phát triển kinh tế xã hội

1.1.5.2.Đặc điểm qũy bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH phân phối vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không hoàn trả

Quỹ BHXH gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình của họ: Khi NLĐ gặp rủi ro, biến cố làm giảm hoặc mất

Trang 24

thu nhập từ lao động được quỹ BHXH bù đắp Hoạt động của quỹ khôngnhằm mục tiêu lợi nhuận.

Tính hoàn trả, không hoàn trả của quý BHXH: Người lao động đóng

góp vào quỹ, nhưng đồng thời cũng là người thụ hưởng từ quỹ đó là tính hoàntrả; đối với tính không hoàn trả là cùng tham gia đóng góp vào quỹ nhưng cóngười được hưởng trợ cấp nhiều lần, nhiều chế độ khác nhau và ngược lại, cábiệt có trường hợp không được hưởng

Quỹ BHXH là khâu tài chính trung gian: Cùng với ngân sách Nhà nước

và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia

Người sử dụng lao động đóng góp

Sự đóng góp này hể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối

với người lao động Bên cạnh đó, còn thể hiện chính lợi ích của bản thânngười SDLĐ vì khi đóng vào quỹ BHXH họ sẽ tránh được thiệt hại kinh tếkhi không may có rủi ro xẩy ra đối với người LĐ, lúc đó có quỹ BHXH chinhất là đối với các khoản chi lớn, vượt khả năng của người SDLĐ

Sự tham gia của Nhà nước

Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước bảo hộ và bù đắp kinh phí khi bịthâm hụt, nghĩa là khi quỹ không đủ chi trả các chế độ BHXH cho người thamgia thì ngân sách sẽ cấp để bổ xung cho khoản thiếu hụt đó Nguồn thu từ sự

hỗ trợ của ngân sách Nhà nước là rất cần thiết và quan trọng Nó là sự đảm

Trang 25

bảo trong mọi trường hợp người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH sẽ đượcthụ hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho các hoạt động

xã hội được diễn ra đều đặn, liên tục

Thu từ các nguồn khác

Sự đóng góp từ các tổ chức từ thiện khác ở trong nước, nước ngoài, lãi

do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu từ nộp phạt do các đơn vị chậmnộp …

1.1.5.4.Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được sử dụng vào các mục đích sau:

Chi trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội: Khoản chi này chiếm tỷ trọng

lớn nhất của quỹ BHXH nhằm đảm bảo ổn định, duy trì cuộc sống của NLĐ,đồng thời góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Khoảnchi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi luật định củatừng quốc gia khác nhau

Chi phí cho sự nghiệp quản lý bảo hiểm xã hội: Ngoài việc chi trợ cấp

BHXH cho người tham gia được thụ hưởng các chế độ, quỹ BHXH còn đượcchi cho các khoản chi phí quản lý như: Tiền lương cho cán bộ làm việc trong

hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoảnchi khác

Phần quỹ nhàn rỗi được sử dụng để đầu tư sinh lợi: Nhằm bảo toàn và

tăng trưởng nguồn qũy Quá trình đầu tư quỹ BHXH luôn đảm bảo nguyêntắc: an toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế,

xã hội

1.2 TỔNG QUAN VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.2.1 Thu BHXH BẮT BUỘC.

1.2.1.1 Khái niệm thu BHXH bắt buộc

Thu BHXH bắt buộc là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt

buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép

Trang 26

một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phươngthức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở đó hình thành quỹBHXH [9].

Thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý củachủ thể quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý để điều chỉnh các hoạtđộng thu BHXH Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật củaNhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quanchức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng vàđảm bảo thời gian theo quy định [6]

Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập củacác đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cảicủa xã hội dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hòa các mặt lợi ích kinh tế,góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội

1.2.1.2 Đặc điểm của công tác thu BHXH BB

Số đối tượng phải thu rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công tácquản lý thu BHXH BB rất khó khăn và phức tạp

Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại, do đó khối lượngcông việc rất lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho côngtác thu cũng phải tương ứng

Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai phạm, vi phạm đạo đức và lạmdụng quỹ tiền thu BHXH BB

Các đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn đến công tác thu BHXH BB của

cơ quan BHXH các cấp

1.2.1.3 Vai trò của công tác thu BHXH BB

Hình thành nguồn thu chủ yếu quan trọng nhất cho quỹ BHXH: Thu

đóng góp BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địaphương cùng với sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành chức năng trên cơ

Trang 27

sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồntài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH Đồng thờitránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người thamgia BHXH.

Là điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập thực hiện chính sách BHXH BB: Đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình

tạo lập quỹ BHXH Đồng thời đây cũng là một khâu bắt buộc đối với ngườitham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình Do vậy, công tác thu BHXH làmột công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéodài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người thamgia

Đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung: Đóng vai trò như một công

cụ thanh kiểm tra số lượng người tham gia BHXH thường xuyên biến đổi ởtừng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi toànquốc Công tác thu BHXH đòi hỏi phải được tổ chức tập trung thống nhất có

sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tàichính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơquan đơn vị cũng như của từng người lao động Công tác thu BHXH là khâuđầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũng nhưbản chất của mình

1.2.1.4 Phương thức thu BHXH BB

Có 3 phương thức cơ bản để thu đóng góp BHXH BB:

Thu trực tiếp từ người lao động: Theo phương thức này, cán bộ chuyên

trách trực tiếp thu đóng góp tại cơ quan BHXH; hoặc xuống tận địa bàn đểthu trực tiếp từ người lao động; hoặc thu qua chuyển khoản từ tài khoản cánhân của người lao động sang tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH

Trang 28

Phương thức này phù hợp với BHXH tự nguyện hoặc được áp dụng ởcác nước sử dụng hệ thống tài khoản cá nhân Ở nước ta, một số đối tượngnhất định tham gia BHXH có thể đóng BHXH trực tiếp tại cơ quan BHXHnơi cư trú.

Thu gián tiếp qua hệ thống thuế: Đây là phương thức thu áp dụng trong

mô hình quản lý thu tập trung Phương thức này có ảnh hưởng nhất định đếnnhận thức của người đóng góp BHXH, coi việc đóng BHXH cũng như đóngthuế mà không nhận thấy các quyền lợi BHXH khi đóng góp

Thu gián tiếp qua đại lý: Phương thức thu này phổ biến ở hầu hết các

nước trên thế giới Đối với nhiều hệ thống BHXH, đại lý thu chính làNSDLĐ Lúc này, NSDLĐ có trách nhiệm thu BHXH từ NLĐ sau đó chuyểntoàn bộ đóng góp BHXH của cả NLĐ và NSDLĐ cho cơ quan BHXH có kèmtheo bản báo cáo thu và danh sách lao động đóng BHXH Đây là phương thứcphổ biến nhất và thường áp dụng đối với trường hợp đối tượng tham gia là laođộng hưởng lương và NSDLĐ của họ

Đại lý của cơ quan BHXH còn có thể là bưu điện, ngân hàng, các hộiđoàn thể liên quan đến từng nhóm lao động (Hội nông dân, Hội thợ thủcông ), hợp tác xã, UBND Thu BHXH qua các đại lý này được áp dụngkhi NLĐ tham gia BHXH không có chủ SDLĐ

1.2.2 Kiểm soát thu BHXH BB

1.2.2.1 Nguyên tắc kiểm soát thu BHXH BB

Nguyên tắc 1 Đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời:

Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và sốtiền phải đóng BHXH của NLĐ, NSDLĐ Thu kịp thời, là thu kịp về thời giankhi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đóthuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH Chế độ BHXH thường xuyên thayđổi để phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm

Trang 29

thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của NSDLĐ và NLĐ đảmbảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham giaBHXH.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tập trung, thống nhất, công bằng, công khai.

Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tậptrung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam Tính công bằngđược thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa cácthành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau

Nguyên tắc 3: Đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thực hiện kiểm soát chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tàichính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Thông qua cơ chếquản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thờinghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi, tức làhiệu quả sử dụng nguồn thu

1.2.2.2 Quy trình kiểm soát thu BHXH BB

Lập và giao dự toán thu: Kế hoạch thu BHXH BB được lập hàng năm

theo từng cấp quản lý dựa vào tình hình thực hiện năm trước, khả năng mởrộng đối tượng tham gia của cơ quan BHXH và dựa vào kết quả tổng hợp kếhoạch thu của các cơ quan BHXH cấp dưới gửi lên

- Cơ quan BHXH huyện lập kế hoạch thu gửi lên cơ quan BHXH tỉnhtrước 05/09 hàng năm

- Cơ quan BHXH tỉnh

* Trước 30/09 hàng năm gửi lên BHXH Việt Nam kế hoạch thu BHXHcủa tỉnh Kế hoạch thu được lập dựa vào tổng hợp từ kế hoạch thu của các cơquan BHXH huyện và tình hình thực tế năm trước cũng như khả năng mởrộng đối tượng tham gia của cơ quan BHXH tỉnh;

* Trước 20/01 hàng năm, thực hiện phân bổ dự toán thu cho BHXHhuyện dựa vào dự toán thu mà BHXH Việt Nam giao xuống;

Trang 30

- Cơ quan BHXH Việt Nam: Lập và giao dự toán thu cho cơ quanBHXH cấp dưới trước 10/01 hàng năm.

Sơ đồ 1.1 – Quy trình quản lý thu BHXH

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Mđrắk )

Giao kế hoạch thu

Thực hiện thu

Báo cáo kết quả thu

Thẩm định kết quả thu

Nhận danh sách + tờ khai

Kiểm tra, đối chiếu cấp sổ

Kiểm tra đối chiếu tiền thu

Xác nhận tiền thu vào sổ, tờ rời

Lập kế hoạch thu năm sau

Quytrìnhtácnghiệp

Trang 31

Báo cáo, kiểm tra kết quả thu: Hàng tháng, hàng quý và hàng năm, cơ

quan BHXH các cấp đồng thời phải thực hiện báo cáo tình hình thu nộp cho

cơ quan BHXH cấp cao hơn Ngược lại cơ quan BHXH cấp trên lại tổ chứckiểm tra thẩm định số thu BHXH cấp dưới Kết quả kiểm tra thẩm định sẽ là

cơ sở để cơ quan BHXH các cấp thực hiện quyết toán tài chính quý, năm và là

cơ sở để phát hiện các sai phạm từ cả người tham gia bảo hiểm và nhân viênbảo hiểm Kiểm tra thẩm định thu có thể theo 2 hình thức:

Kiểm tra nội bộ: Thực hiện dựa vào tài liệu báo cáo và các tài liệu gốc.

Kiểm tra này thực hiện định kỳ hàng quý và hàng năm sau khi có báo cáo thu

Kiểm tra bên ngoài: Dựa vào các thông tin thu thập được hoặc các dấu

hiệu nghi ngờ, cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất

Về thẩm định kết quả thu BHXH, cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện

thẩm định định kỳ 6 tháng/lần hoặc hàng năm đối với cơ quan BHXH tỉnh vàcác cơ quan BHXH cấp tương đương Cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiệnthẩm định định kỳ 3 tháng/lần đối với cơ quan BHXH cấp huyện và tươngđương

1.2.3 Các chỉ tiêu thu BHXH BB

Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch thu BHXH

Tình hình hoàn thành kế hoạch thu BHXH được đánh giá qua chỉ tiêu

“Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH” Chỉ tiêu này áp dụng cho tất cả các

đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện

Tỷ lệ HTKH Số tiền thu BHXH thực hiện

tiền thu = x 100% BHXH Số tiền thu BHXH theo kế hoạch

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tình hình kiểm soát thu BHXH càng tốt

và ngược lại

Các chỉ tiêu đánh giá tuân thủ đóng góp BHXH bắt buộc

Trang 32

Bao gồm 5 chỉ tiêu

Tỷ lệ đơn vị SDLĐ tham gia BHXH:

Tỷ lệ đơn vị Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH

SDLĐ tham = x 100% gia BHXH Số đơn vị SDLĐ bắt buộc tham gia BHXH

Tử số và mẫu số của chỉ tiêu được tính thống nhất vào thời điểm cuốinăm (31/12) Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số đơn vị sử dụnglao động thuộc diện đóng góp BHXH bắt buộc tuân thủ thực hiện đóngBHXH trong năm

Tỷ lệ số NLĐ tham gia BHXH:

Tỷ lệ NLĐ Số NLĐ tham gia BHXH

tham gia = x 100% BHXH Số NLĐ bắt buộc tham gia BHXH

Tử số và mẫu số của chỉ tiêu được tính thống nhất vào thời điểm cuốinăm (31/12) Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số lao động thuộcdiện đóng góp BHXH bắt buộc tuân thủ thực hiện quy định này trong năm

Chỉ tiêu(2) và (3)năm sau cao hơn năm trước thể hiện tính tuân thủ đóng

góp BHXH của đối tượng tham gia và công tác kiểm soát thu BHXH ngày càngtốt

Tỷ lệ đơn vị SDLĐ nợ đọng BHXH:

Tỷ lệ đơn vị SDLĐ Số đơn vị SDLĐ nợ BHXH trong kỳ

nợ đọng BHXH = x 100% trong kỳ Số đv SDLĐ BB tham gia BHXH trong kỳ

Kỳ tính toán có thể là tháng, quý, năm, và được tính vào thời điểm cuối

kỳ Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số đơn vị SDLĐ thuộc diệnđóng góp BHXH bắt buộc còn nợ đọng BHXH trong kỳ

Tỷ lệ đơn vị SDLĐ trốn đóng BHXH:

Trang 33

Tỷ lệ đơn vị SDLĐ Số đv SDLĐ trốn đóng BHXH trong kỳ

trốn đóng BHXH = x 100% trong kỳ Số đơn vị SDLĐ bắt buộc tham gia trong kỳ

Kỳ tính toán có thể là tháng, quý, năm, và được tính vào thời điểm cuối

kỳ Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm số đơn vị SDLĐ thuộc diệnđóng góp BHXH bắt buộc trốn đóng BHXH trong kỳ

Chỉ tiêu(4) và (5)năm sau nhỏ hơn năm trước thể hiện tính tuân thủ

đóng góp BHXHcủa đối tượng tham gia và công tác kiểm soát thu BHXH ngày càng tốt.

Tỷ lệ thu BHXH: Là tỷ số giữa tổng số tiền thu BHXH trong kỳ và

tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ

Tỷ lệ thu Tổng số tiền thu BHXH trong kỳ

BHXH = x 100%

trong kỳ Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ

Kỳ thu BHXH có thể là tháng, quý, năm Tử số và mẫu số của chỉ tiêuthống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ Chỉ tiêunày cho biết tỷ lệ thu BHXH bắt buộc trong kỳ đạt bao nhiêu phần trăm

Chỉ tiêu này năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính tuân thủ đónggóp BHXH của đối tượng tham gia và công tác kiểm soát thu BHXH ngàycàng tốt Chỉ tiêu (6) có thể được thay bằng chỉ tiêu (7) sau đây

Tỷ lệ nợ BHXH:

Tỷ lệ nợ Tổng số tiền nợ BHXH trong kỳ

BHXH = x 100%

trong kỳ Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ

Kỳ thu BHXH có thể là tháng, quý, năm Tử số và mẫu số của chỉ tiêuthống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ Số liệu về

tổng số tiền phải thu BHXH (mẫu số) có thể tính toán được là tích số của tổng

Trang 34

số lao động bắt buộc đóng BHXH, lương bình quân của người lao động trong

kỳ tính toán, và tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động Tuy nhiên,trên thực tế số liệu về tổng số lao động thuộc diện phải đóng BHXH không dễthu thập được Do đó, có thể tính mẫu số theo tổng của số (thực) thu BHXHtrong kỳ và số nợ BHXH trong kỳ

1.2.4 Các mô hình thu BHXH:

*Mô hình tập trung

Theo mô hình này, các khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nước gồmthuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng góp BHXH đượcgiao cho một cơ quan đảm nhận (thường là cơ quan thuế) cơ quan thuế có cáclợi thế về các chức năng thông tin, xác minh, giám sát và cưỡng chế Sau đó,

cơ quan thu này sẽ phân phối các khoản thu cho các cơ quan khác nhau haycác quỹ khác nhau Ưu điểm của mô hình này là tính hiệu quả về chi phí vàviệc quản lý thu đảm bảo tính hiệu lực cao Các nước theo mô hình quản lýthu tập trung gồm: Ai-rơ-len, Thụy Điển, Hung-ga-ry, Ý, Na-uy, Hàn Quốc,Ca-na-da, Ac-hen-ti-na, Úc, Niu Zi-lân

* Mô hình bán tập trung

Theo mô hình này, các khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nước vẫnđược thu tập trung lại cho một cơ quan nhưng phân tách ra theo ngành dọc.nghĩa là các khoản thu thuế do cơ quan thuế đảm nhận thu trên phạm vi cảnước Các khoản đóng góp BHXH do cơ quan quản lý BHXH (tổ chức sựnghiệp BHXH) chịu trách nhiệm thu tập trung trên phạm vi cả nước Có thểthấy các hệ thống thu bán tập trung này ở các nước như: Áo; Bỉ; Công hòaSéc; Ba Lan; các nước cộng hòa Liên bang Xô Viết cũ; Thái Lan; Mê-hi-cô

và một loạt nước châu Phi

Trang 35

* Mô hình phân cấp

Trong mô hình phân cấp, việc thu các khoản đóng góp BHXH nàythuộc trách nhiệm của từng cơ quan hay của từng quỹ, loại bỏ bộ phận “thanhtoán bù trừ” trung gian thường thấy ở mô hình tập trung Các nước áp dụng

mô hình này là Đức, Pháp, Nhật Bản, Ru-ma-ni, Chi-lê; Pê-ru; Nam Phi, ).Nhìn chung các nước này thường tổ chức triển khai chính sách BHXH theonhiều hệ thống BHXH thành phần Ví dụ ở Đức có 1.200 quỹ ốm đau theopháp định Đức cũng tổ chức hoạt động bảo hiểm hưu tuổi già cho NLĐ (cả tựnguyện và bắt buộc) theo nhiều hệ thống khác nhau cho các nhóm NLĐ trongphạm vi cả nước

Tại Việt Nam, quản lý thu BHXH đi theo mô hình bán tập trung Tổchức quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH là BHXH Việt Nam Đây là cơquan Nhà nước trực thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, được tổ chức quản lý theo hệ thống dọc, tậptrung, thống nhất từ Trung ương tới địa phương

Ở Trung ương là BHXH Việt Nam

Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh)

Ở huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện)

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC THU BHXH BB

1.3.1 Kiểm soát đối tượng thu BHXH BB

Nhiệm vụ cơ bản của kiểm soát thu BHXH là xác nhận chính xác số laođộng phải nộp BHXH Số tiền phải thu, số tiền đã nộp, số tiền lãi, số tiền nợ,

số tiền nộp thừa của người sử dụng lao động Nhân thân, thời gian nộp, mứctiền lương, tiền công nộp BHXH của NLĐ Xác nhận việc thực hiện chínhsách, chế độ BHXH của cơ quan BHXH đối với đơn vị SDLĐ và người tham

Trang 36

gia BHXH từng thời điểm và theo yêu cầu kiểm soát Tình hình chấp hànhcác nguyên tắc, quy định của Nhà nước về thu BHXH và một số nội dungkhác.

1.3.1.1.Đăng ký tham gia BHXH BB

NSDLĐ, cơ quan, doanh nghiệp kiểm soát các đối tượng tham gia cótrách nhiệm đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH thuộc địa bàn quản

lý nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH BB để thông báo với cơquan chức năng có thẩm quyền về BHXH Đây là khâu đầu tiên trong quátrình thu và kiểm soát thu quỹ BHXH BB, tùy vào mỗi nước mà có quy địnhkhác nhau trong việc nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao độngnhưng nhìn chung hồ sơ đăng ký tham gia BHXH thường bao gồm:

- Các quy định, công ước đăng ký tham gia BHXH

- Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH

- Hồ sơ hợp lệ về đơn vị và NLĐ trong danh sách

Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, sốtiền lương phải đóng hàng tháng

1.3.1.2 Kiểm soát đối tượng tham gia BHXH BB:

Bao gồm NLĐ và NSDLĐ, đối tượng tham gia cần chú ý đến nhữngcông việc cụ thể:

+ Kiểm soát số lượng đăng ký tham gia BHXH BB

+ Kiểm soát đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định

Kiểm soát đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có ý nghĩa quan trọng vìnguồn thu từ đối tượng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong Quỹ BHXH Để quản

lý đối tượng này cần quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXHbắt buộc theo các địa bàn hành chính, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộsản xuất KD trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và SDLĐ thuộcđối tượng bắt buộc tham gia BHXH

Trang 37

1.3.2 Kiểm soát nguồn thu, mức thu và tiền thu BHXH BB

1.3.2.1 Kiểm soát nguồn thu làm căn cứ tính tiền đóng BHXH: Việc kiểm

soát nguồn thu BHXH BB do của người tham gia theo quy định

Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp NN tại huyện

Mdrắk hiện nay chỉ còn 01 doanh nghiệp Số lao động ở khối này chiếm tỷtrọng không lớn, việc kiểm soát luôn được BHXH huyện kiểm tra, đối chiếu,đôn đốc thường xuyên

Nguồn thu từ các DN ngoài quốc doanh: Gồm các Công ty tư nhân và

Công ty cổ phần Hiện nay việc kiểm soát nguồn thu tư khối này luôn được cơquan BHXH huyện phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, phòng lao độngthương binh và xã hội huyện, phòng tài chính để thu BHXH BB theo quy địnhngay khi các đơn vị này đi vào hoạt động Vì vậy mà số DN, số LĐ, số tiềnđóng BHXH BB của các đơn vị ngoài quốc doanh ở huyện không ngừng tănglên

Nguồn thu từ các đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể: Gồm

các cơ quan huyện, trường trung học PT, phòng giáo dục đào tạo huyện,trường trung học, tiểu học…Đây là khối có số đơn vị và số lao động, số tiềnthu BHXH BB nhiều nhất và ổn định nhất Việc kiểm soát nguồn thu tại cácđơn vị này luôn được cơ quan BHXH huyện phối hợp với kho bạc nhà nước,phòng tài chính theo dõi sự biến động về quỹ lương, số lao động, số đơn vịtham gia BHXH BB của khối này đều tăng qua các năm

Nguồn thu từ các đơn vị ngoài công lập, HTX, phường, xã: Kiểm soát

nguồn thu BHXH BB từ khối này do đặc thu người LĐ làm việc tại đây thunhập thấp, không ổn định, chính sách có nhiều thay đổi nên nguồn thu từ cácđơn vị này luôn biến động theo BHXH huyện đã phối hợp với phòng laođông thương binh xã hội, phòng tài chính, kho bạc nhà nước huyện, UBND

các xã, thị trấn để kiểm soát chặt chẽ số LĐ, số đơn vị, số tiền đóng BHXH

Trang 38

Cơ quan BHXH kiểm soát, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập củatừng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ Hàng tháng thực hiện đối chiếutổng quỹ tiền lương của đơn vị SDLĐ để làm cơ sở tính số tiền BHXH đơn vịSDLĐ phải nộp hàng tháng.

Kiểm soát mức đóng, thời gian đóng, tuổi đời, tuổi nghề của ngườitham gia BHXH để có thể tiến hành chi trả sau này được chính xác, thuận lợi,công bằng Trong đó mức thu BHXH căn cứ vào lộ trình của Luật BHXH.Bởi vậy cần phải nắm bắt được tình hình quỹ lương của các đơn vị, doanhnghiệp từ đó có các biện pháp đảm bảo thu đúng, thu đủ, hạn chế tối đa tìnhtrạng gian lận, trốn đóng BHXH BB

1.3.2.2 Mức đóng BHXH bắt buộc: Pháp luật BHXH quy định cụ thể mức

đóng của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc NLĐ phải đóng theo một

tỷ lệ phần trăm nhất định so với lương được BHXH, NSDLĐ phải đóng theomột tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng quỹ lương được BHXH Về nguyêntắc, tỷ lệ đóng góp này được xác định theo cơ chế cân đối tài chính mà hệthống BHXH đã lựa chọn Tuy nhiên, tỷ lệ đóng BHXH cũng được xem xétphù hợp với khả năng đóng góp của các đối tượng tham gia trong từng giaiđoạn phát triển kinh tế Lương được BHXH làm cơ sở tính mức đóng BHXHcủa NLĐ thường được quy định cho từng nhóm NLĐ, phù hợp với đặc điểmcủa NLĐ, nhóm NLĐ là công nhân viên chức hưởng lương Nhà nước haynhóm NLĐ làm việc cho các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế Nhưvậy, tuy tỷ lệ đóng góp được quy định như nhau đối với NLĐ nhưng mứcđóng cụ thể sẽ khác nhau dựa vào quy định về mức lương làm cơ sở tính đóngBHXH của từng nhóm lao động Trong quản lý BHXH, việc tuân thủ đónggóp BHXH có thể được xác định trên cơ sở kiểm tra đối chiếu thực tế căn cứvào quy định về mức lương làm cơ sở tính đóng BHXH

Trang 39

1.3.3 Kiểm soát nợ đọng BHXH BB

Kiểm soát đơn vị nợ tiền đóng BHXH BB: Đối với đơn vị nợ BHXH,

cán bộ chuyên quản thu liên hệ và trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, đối chiếuthu nộp và lập biên bản đối chiếu thu nộp Sau đó tiếp tục gửi văn bản đônđốc đơn vị, 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần, sau 2 lần gửi văn bản màđơn vị không nộp thì chuyển toàn bộ hồ sơ, văn bản đôn đốc nợ đến bộ phậnkhai thác & thu nợ để tiếp tục xử lý; Đồng thời gửi cho Phòng Khai thác &thu nợ BHXH tỉnh 01 bộ, BHXH huyện phối hợp với phòng Khai thác & thu

nợ BHXH tỉnh thực hiện cho đến khi thu nợ xong

Đối với đơn vị nợ BHXH BB kéo dài, cơ quan BHXH thực hiện thôngbáo kết quả đóng BHXH Thực hiện đối chiếu lập biên bản làm việc về đóngBHXH BB theo quy định Sau thời gian 03 tháng kể từ ngày lập biên bản làmviệc về việc đóng BHXH cho người lao động và tiếp tục thực hiện các biệnpháp đôn đốc thu nợ Đơn vị vẫn không đóng BHXH thì bộ phận khai thác,thu nợ phối hợp với bộ phận kiểm tra lập danh sách đơn vị gửi BHXH tỉnh,

đề xuất thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành đột xuất, để thanh tra chuyênngành theo quy định Phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan thuế đềxuất thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra và xử phạt hành chínhtheo quy định Trường hợp phát hiện có dấu hiệu, phạm tội trốn đóng BHXHcho người lao động, thì phối hợp với các cơ quan chức năng chuyển hồ sơsang cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của Pháp luật

Các hình thức vi phạm tuân thủ đóng góp và Quy định xử phạt: Vi

phạm tuân thủ đóng góp BHXH chủ yếu từ phía đối tượng tham gia BHXHbằng nhiều hình thức cụ thể với mức độ tinh vi khác nhau, cụ thể:

Trốn đóng toàn bộ: Các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc

hoàn toàn không đăng ký tham gia BHXH hoặc có tham gia nhưng khôngđóng thuế

Trang 40

Trốn đóng một phần: Các đối tượng tham gia BHXH vẫn đăng ký

đóng BHXH theo quy định nhưng tìm mọi cách để chỉ đóng một phần so vớitoàn bộ số tiền phải đóng BHXH theo nghĩa vụ

Chậm đóng: bằng cách trì hoãn việc chuyển tiền đóng BHXH cho cơ

quan quản lý thu BHXH cũng được coi là một hình thức trốn đóng

Để đảm bảo tính tuân thủ cao nhất của các đối tượng phải tham giaBHXH, pháp luật BHXH có các quy định về xử phạt vi phạm đóng gópBHXH Quy định này chỉ rõ các hình thức vi phạm và các mức xử phạt theomức độ vi phạm của từng hình thức Mức xử phạt thấp nhất là nhắc nhở, cảnhcáo Một số nước còn đưa ra mức xử phạt cao nhất là truy tố trước pháp luật.Các mức phạt tiền được quy định theo các mức tiền đóng BHXH không đượctuân thủ Nhìn chung, mức tiền phạt vi phạm đóng góp phải được xác địnhtheo nguyên tắc cao hơn mức tiền lãi thu được từ số tiền đóng BHXH khôngtuân thủ theo quy định đóng góp

1.3.4 Kiểm soát quy trình thu BHXH BB

1.3.4.1 Cơ sở pháp lý của thu BHXH BB

Tuân thủ và cưỡng chế trong kiểm soát thu BHXH BB: Theo quan điểm

cơ bản về BHXH, những người tham gia BHXH có nghĩa vụ và trách nhiệmđóng góp một khoản tiền để tạo lập quỹ BHXH Đối với các hệ thống BHXHbắt buộc, nghĩa vụ và trách nhiệm này được cụ thể hoá trong các quy định luật

và dưới luật về phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, về mức đóng, vềthời hạn thanh toán, Các quy định này chính là căn cứ pháp lý để có thể xácđịnh được đối tượng tuân thủ, mức độ tuân thủ pháp luật về đóng góp BHXH

Hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ đối với việc tuân thủ đóng góp BHXH của cácnước còn bao gồm cả các quy định về xử phạt vi phạm trong các trường hợp

mà quy định đóng góp không được tuân theo

Quy định về đối tượng, thủ tục thu BHXH bắt buộc:

Ngày đăng: 04/03/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w