Các tình huống đánh đổi mục tiêu trong quản lý dự ánđánh đổi mục tiêu dự án: Việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian
Trang 1BỘ GI䄃ĀO D唃⌀C V䄃 TRƯỜNG Đ䄃⌀I H伃⌀C KINH T쨃Ā QU퐃ĀC DÂN
-🙞🙞🙞🙞🙞 -B䄃 H伃⌀C PHẦN QUẢN LÍ DỰ 䄃ĀN
B䄃
Tìm 8 dự án minh hoạ các tình huống đánh đổi mục tiêu và phân tích
chi tiết quá trình đánh đổi mục tiêu của 1 dự án
Thành viên nhóm:
Nguyễn Huyền My: 11214049 Trần Nhật Minh: 11213952 Nguyễn Hoàng Hà: 11211900 Bùi Mai Phương: 11218210 Nguyễn Nhật Khánh: 11212854
Hà Nội, 9/2022
Trang 2MỤC LỤC
Các tình huống đánh đổi mục tiêu trong quản lí dự án 1
I NỘI DUNG 1
1 Dự án A1: Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng thay đổi 2
2 Dự án A2: Thời gian thay đổi, chi phí cố định, chất lượng thay đổi 3
3 Dự án A3: Thời gian thay đổi, chi phí thay đổi, chất lượng cố định .4
4 Dự án B1: Thời gian cố định, chi phí cố định, chất lượng thay đổi 7
5 Dự án B2: Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng cố định .9
6 Dự án B3:Thời gian thay đổi, chi phí cố định, chất lượng cố định 11
7 Dự án C1: Thời gian, chi phí, chất lượng cố định 12
8 Dự án C2: Thời gian, chi phí, chất lượng thay đổi 12
II phân tích quá trình đánh đổi mục tiêu dự án: Bảo tàng Hà Nội 13
1 thông tin chung của dự án 13
2 quy trình đánh đổi mục tiêu của dự án 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3 Các tình huống đánh đổi mục tiêu trong quản lý dự án
đánh đổi mục tiêu dự án: Việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án
các tình huống đánh đổi mục tiêu:
Tình huống A và B là những tình huống đánh đổi thường gặp trong thực tế, trong đó trong tình huống A, tại một thời điểm chỉ có một trong ba mục tiêu cố định, còn trường hợp B có 2 mục tiêu có định, các mục tiêu khác đều thay đổi Còn tình huống C là tình huống tuyệt đổi, cả 3 mục tiêu đều cố định nên không thể đánh đổi hoặc cả 3 cùng thay đổi nên không cần phải đánh đổi
Cùng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động quản lý dự
án, mục tiêu của quản lý dự án cũng thay đổi theo chiều hướng gia tăng về lượng và thay đổi về chất Từ ba mục tiêu ban đầu (thời gian, chi phí, mức dộ hoàn thiện công việc) hay tam giác mục tiêu với sự tham gia của các chủ thể gồm nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn đã được phát triển thành tứ giác, ngũ giác mục tiêu với sự tham gia quản lý của Nhà nước
I nội dung
1 dự án A1: Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng thay đổi.
Tên dự án: Dự án Nhà ở sinh viên tại Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp
Địa điểm: Quận Hoàng Mai _ Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2009 đến tháng 2/2015
Trang 4Tổng vốn thực hiện: 1.500 tỷ đồng
Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 đến tháng 2/2015 với các hạng mục nhà A1, A5, A6 có quy mô 108.307 m² sàn xây dựng, đáp ứng cho 10.800 học sinh, sinh viên
Trong đó, các nhà A1, A5, A6 đã hoàn thiện đưa vào sử dụng (Nhà A1: 4.032 sinh viên, Nhà A5: 4.032 sinh viên, Nhà A6: 2.736 sinh viên)
Các nhà A2, A3 hiện đã xây xong phần thô đang tạm dừng triển khai do đã hết nguồn vốn; nhà A4 không triển khai do chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng Theo đề xuất của UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã có Báo cáo số 144/BC-CP ngày 19/4/2019 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc chuyển đổi 03 hạng mục nêu trên (A2, A3, A4) tại Dự án
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến về việc chuyển đổi 03 hạng mục nói trên tại văn bản số 2970/TTKQH-KT ngày 17/7/2019 của Tổng Thư ký Quốc hội
Dự án nhà ở học sinh sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp “Việc chuyển đổi mục đích sử dụng 03 hạng mục công trình thuộc dự án này thực chất là điều chỉnh dự án đầu tư Luật Đầu tư công (khoản 2 Điều 46) quy định cấp có thẩm quyền quyết định dự án sẽ thực hiện việc điều chỉnh dự án
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7019/VPCP-CN ngày 08/8/2019 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: UBND TP Hà Nội tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 2970/TTKQH-KT để điều chỉnh Dự án và chuyển đổi mục đích sử dụng 03 hạng mục công trình (A2, A3, A4) thuộc dự án theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu
tư, xây dựng và nhà ở” - Văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ
Theo Bộ Xây dựng, trước đó báo chí có phản ánh về dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp sau nhiều năm xây dựng bỏ hoang gây lãng phí
Trang 5Cụ thể, dự án gồm 6 khối nhà được được triển khai từ năm 2009 đến nay mới có 02 khối được đưa vào sử dụng, 4 khối khác đang bị bỏ hoang
Đa số các tòa nhà mới xây xong phần thô, hiện các tòa nhà bị xuống cấp nghiêm trọng; chưa có ý thức sửa sai tại công trình làm chưa chuẩn, gây lãng phí kéo dài…
2 Dự án A2: Thời gian thay đổi, chi phí cố định, chất lượng thay đổi
Tên dự án: Dự án Xây dựng nhà tình nghĩa tại thành phố Cần Thơ
Chủ đầu tư: UBND Tp Cần Thơ
Nhà thầu: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng Bình Lâm
Địa điểm: Huyện Thớt Lai, Quận Ô Môn, Quận Thốt Lốt thành phố Cần Thơ
Thời gian thực hiện: Khởi công 7/2013
Tổng vốn đầu tư: 20 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội tài trợ để xây dựng 350 căn nhà tình nghĩa (NTN) tại 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ Trong đó, công ty Bình Lâm được giao thầu xây dựng 103 căn NTN trên địa bàn H Thớt Lai (40 căn), Q.Ô Môn (50 căn) và Q.Thốt Lốt (13 căn)
Ngày 22/10 sau khi báo Thanh Niên đăng tải những thông tin về những sai phạm trong việc xây dựng NTN, Ban Dân vận thành ủy Cần Thơ đã thành lập đoàn kiểm tra tại 3 khu vực trên đã phát hiện nhiều sai phạm trong tiến độ thi công và chất lượng công trình
Về tiến độ, sau hơn 3 tháng thi công dự án vẫn “ì ạch” khiến nhiều người dân phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất” Tại H.Thớt Lai, công ty được giao 40 căn thì mới hoàn thành 4 căn, 5 căn hoàn thành 80%, 2 căn hoàn thành 50%, còn lại 22 căn chưa tiến hành xây dựng Có 3 hộ gia đình tại xã Trường Thắng đã tháo dỡ nhà cửa hơn 1 tháng qua nhưng vẫn không thấy công ty Bình Lân tiến hành xây dựng Người dân buộc phải che lều ở tạm.Tại Q.Thốt Nốt, Công ty Bình Lâm được giao xây dựng 13 căn NTN nhưng đến nay vẫn chưa tiến hành xây dựng được căn nào, mặc dù các ngành chức năng địa phương đã bàn giao mặt bằng từ tháng 7/2013
Do tổng vốn đầu tư đã được cố định, công ty Bình Lâm đã thực hiện nhiều hành vi sai phạm nhằm giảm chi phí, trục lợi Trong số 50 căn tại Q.Ô Môn có 10 căn công
ty không tiến hành xây dựng mà thỏa thuận với người dân trao số tiền cho họ số tiền 38 triệu đồng (bao gồm gồm bộ cửa, gạch ống, một số vật liệu xây dựng khác
và tiền mặt) Ngoài ra công ty nợ tiền xây dựng các nhà thầu phụ và tiền mua vật
tư khiến rất nhiều người dân, nhà thầu, công nhân bức xúc, kéo đến trụ sở công ty Bình Lâm biểu tình vào ngày 24/10
Trang 6Để giảm thiểu chi phí xây dựng, công ty Bình Lâm còn sử dụng vật liệu kém chất lượng Như trường hợp gia đinh ông Lê Văn Em tại H Thớt Lai, nhà đã xây xong nhưng do gạch, bê tông chất lượng kém nên phải đập bỏ để xây dựng lại Thấy nhà ông Em phá nhà, công ty hứa với ông và cơ quan chức năng sẽ xây mới lại nhà nhưng vẫn không thực hiện
Từ những sai phạm trên, Sở LĐ-TB-XH đề nghị SHB cắt hợp đồng xây dựng đối với Công ty Bình Lâm tại Q.Thốt Nốt; cắt hợp đồng xây dựng các căn nhà chưa xây dựng tại H.Thới Lai Riêng các căn nhà đã được xây dựng dang dở, yêu cầu Công ty Bình Lâm khẩn trương tiến hành sửa chữa, xây dựng và phải đảm bảo chất lượng vật liệu xây dựng theo bản vẽ thiết kế
3 Dự án A3: Thời gian thay đổi, chi phí thay đổi, chất lượng cố định
Tên dự án: Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội – MRB
Thời gian ban đầu kế hoạch: Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ 2009-2022 Thời gian thực tế hoàn thành (theo điều chỉnh): Dự kiến thời gian thực hiện dự án
từ 2009-2027
Chi phí dự kiến: Khoảng 32.910 tỷ đồng
Chi phí thực tế: Khoảng 34.826 tỷ đồng (tăng thêm hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng ngân sách thành phố tăng gần 3.900 tỷ đồng, vốn vay ODA giảm gần 2.000 tỷ đồng)
Thông tin chi tiết:
Là tuyến đường sắt đô thị thứ 2 của Hà Nội, Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm (đoạn Kim Mã
-Ga Hà Nội, với 4 ga ngầm), có tổng mức đầu tư 1,176 tỉ EURO, từ nguồn vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Ngân hàng Đầu tư Châu u, chính phủ Pháp, Ngân hàng Phát triển Châu Á và vốn đối ứng trong nước Được khởi công từ năm 2008 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022
Trang 7Hà Nội xin điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội là 34.826 tỉ đồng Ảnh: Phạm Đông
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được phân chia thành 9 gói thầu xây lắp thiết bị chính, tạo ra nhiều giao diện giữa các gói thầu, làm phát sinh điều chỉnh thiết kế và vướng mắc, khó khăn trong quá trình lập, phê duyệt thiết kế điều chỉnh
và dự toán phát sinh gây chậm trễ tiến độ
Chính vì vậy, mới đây, UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2009-2022 thành 2009-2027 (chưa bao gồm thời gian bảo hành 24 tháng), trong đó, đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào năm
2023 và đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào năm 2027 (gồm cả đoạn ngầm)
Thứ hai, UBND TP Hà Nội xin điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 34.826
tỉ đồng (tăng thêm 1.916 tỉ đồng, trong đó ngân sách thành phố tăng 3.895,93 tỉ đồng và giảm vốn vay ODA 1.979,93 tỉ đồng)
Theo đại diện MRB, nguyên nhân chính là do việc chậm trễ GPMB vì có những gói thầu chậm bàn giao mặt bằng đến 5 - 6 năm so với kế hoạch Đặc biệt, có 50 toà nhà (không trong diện thu hồi đất) bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến hầm, song quy trình thực hiện bồi thường rất khó khăn bởi chưa có tiền lệ và chưa được hướng dẫn theo các quy định pháp luật của Việt Nam, nếu TP.Hà Nội chấp
Trang 8nhận đền bù thì cũng rất khó vì đền theo đơn giá nào (vì không thể tính được đơn giá, định mức để bồi thường)
Năng lực triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư và sự phối hợp giữa tư vấn, chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan còn nhiều hạn chế, yếu kém
Trong khi đó, năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư còn hạn chế, chưa am hiểu hết
và đầy đủ về công nghệ, chưa có thực tiễn quản lý, điều hành dự án có quy mô lớn,
có tính kinh tế - kỹ thuật cao, phức tạp
Đơn vị tư vấn chưa cung cấp đầy đủ, hiệu quả cho chủ đầu tư các giải pháp giải quyết các vướng mắc, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề khác biệt giữa Hợp đồng FIDIC và quy định pháp luật Việt Nam hiện hành để quản lý bảo đảm bảo tiến độ
dự án
Đặc biệt, từ ngày 1.8.2021 đến 13.9.2021, tư vấn đã tạm ngừng huy động dịch vụ (lần thứ 3 từ khi triển khai Dự án đến nay), gây sức ép chủ đầu tư trong việc thương thảo, gia hạn hợp đồng
Tính đến tháng 4.2023, gói thầu CP05 thực hiện mới đạt 78,1% (chủ yếu phần xây lắp), chậm 6 tháng so với tiến độ được điều chỉnh và không bảo đảm các mốc tiến
độ quan trọng so với kế hoạch
4 Dự án B1: Thời gian cố định, chi phí cố định, chất lượng thay đổi
Tên dự án: Dự án Cocobay Đà Nẵng
Chủ đầu tư: Công ty CP Phát triển Xây dựng Thành Đô (Empire Group)
Thời gian thực hiện: khởi công dự án vào tháng 6/2016 Năm 2017 sau khi hoàn thiện một phần, trong đó có các hạng mục căn hộ khách sạn (condotel) cùng nhiều hạng mục phục vụ giải trí, nghỉ dưỡng, dự án này đưa vào khai thác
Tổng mức đầu tư: 11.000 tỷ đồng
Thông tin chi tiết:
Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay (Cocobay Đà Nẵng) được khởi công vào tháng 6/2016 tại khu vực ven biển đường Trường Sa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) với tổng diện tích khoảng 31ha và tổng vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng
Trang 9“Siêu dự án” đình đám Tổ hợp du lịch giải trí Cocobay Đà Nẵng từng được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế, du lịch của Đà Nẵng giờ hoang tàn
Năm 2017 sau khi hoàn thiện một phần, trong đó có các hạng mục căn hộ khách sạn (condotel) cùng nhiều hạng mục phục vụ giải trí, nghỉ dưỡng, dự án này đưa vào khai thác Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau thì chủ đầu tư "siêu dự án này" là Tập đoàn Empire tuyên bố vỡ trận ở phân khúc condotel Cụ thể, cuối năm 2019, Tập đoàn Empire có thông báo gửi khách hàng về việc chấm dứt chi trả lợi nhuận như cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án từ ngày 1/1/2020
Dự án được giới thiệu là tổ hợp du lịch và giải trí với nhiều hạng mục như sân khấu biểu diễn trong nhà, sân khấu biểu diễn ngoài trời, quảng trường du lịch, tuyến phố đi bộ cùng hệ thống lưu trú condotel và khách sạn Boutique
Trang 10Một cánh cổng chính nằm trên tuyến đường Trường Sa được chủ đầu tư dùng tôn đóng kín, phía trong trở thành nơi tập kết các loại vật liệu xây dựng, đồ dùng, sắt thép hư hỏng vứt ngổn ngang
Đến nay, Cocobay Đà Nẵng đã hoàn thiện nhiều hạng mục: Căn hộ khách sạn (condotel) và các khu phục vụ giải trí, nghỉ dưỡng khác Tuy nhiên, dự án đang rơi vào tình trạng "đắp chiếu"
Qua ghi nhận, dễ dàng bắt gặp khung cảnh nhếch nhác, hoang tàn của dự án Bên ngoài dự án được rào tôn bao quanh, ngoài ra, nhiều công trình xây dựng dở dang rồi bỏ đó, cỏ mọc um tùm, Vật liệu xây dựng bỏ lại ngổn ngang sau khi nhà thầu rút đi Khu vực phía tây dự án ngừng hoạt động hoàn toàn Các khu condotel đóng cửa, xuống cấp trầm trọng
5 Dự án B2: Thời gian cố định, chi phí thay đổi, chất lượng cố định
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Chủ đầu tư: Bộ Xây dựng
Địa điểm và diện tích sử dụng: diện tích sàn 60ha tại xã Mễ Trì huyện Từ Liêm và phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội
Thời gian thực hiện: Khởi công ngày 15/11/2004, hoàn thành ngày 15/10/2006 Tổng vốn đầu tư: trên 4300 tỉ đồng
Trang 11Công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia khởi công vào tháng 11/2004
và được hoàn thành chỉ sau 22 tháng thi công Nhằm hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam vào 18-19/12/2006, Chính phủ đã chỉ định 9 công ty xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cùng thực hiện công trình này, đứng đầu là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội Các đơn vị thi công đã phải huy động 5000 cán bộ công nhân làm việc suốt ngày đêm, sự dụng 14000 tấn cốt thép, 12500 tấn thép, 34000m2 đá ốp lát, 50000m2 kính mặt đứng và kính lợp mái
Theo Quyết định số 1133/2004/QĐ-TTG tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 4281,2 tỷ VNĐ Sau khi hoàn thành, tổng vốn đầu tư đã vượt lên trên 4300 tỷ VNĐ Tuy số tiền vượt lên không quá lớn nhưng đến năm 2012
dự án vẫn còn nợ nhà thầu khoảng 34.9 tỷ đồng tiền xây dựng
Trung tâm Hội nghị Quốc gia là một trong những trung tâm hội nghị lớn nhất Đông Nam Á, là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng trên công nghệ hiện đại và tiên tiến hiện nay Tuy sau 4 năm đi vào hoạt động, công trình gặp phải sự cố vỡ kính lên tới 240m2 Nhưng đến nay NCC vẫn được coi là công trình trọng điểm quốc gia, có kiến trúc đẹp, hài hòa, kết cấu hạ tầng đồng bộ, vừa hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc, là biểu tượng về kiến trúc của Việt Nam trong thế kỉ mới
Hội trường bên trong Trung tâm
Trang 12Kiến trúc “Lượn sóng biển Đông”
6 dự án B3: Thời gian thay đổi, chi phí cố định, chất lượng cố định.
Tên dự án: dự án xây dựng cầu Cần Thơ
Chủ đầu tư:Bộ giao thông vận tải Việt Nam
Được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004