1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 860,38 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETINGĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ 1Đề tài:PHÂN TÍCH VÀ LẤY MỘT VÍ DỤ MINH HỌA VỀ MỘT HÃNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ CHỈ R

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ 1

Đề tài:

PHÂN TÍCH VÀ LẤY MỘT VÍ DỤ MINH HỌA VỀ MỘT HÃNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ CHỈ RÕ CÁCH THỨC MÀ HÃNG NÀY LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ LỢI

NHUẬN TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN.

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Anh Tuấn Nhóm: 6

Lớp học phần: 2284MIEC0111

Hà Nam, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1.Tính cấp thiết của đề tài 2

2.Câu hỏi nghiên cứu đề tài .2

3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .3

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HÃNG CTHH TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm thị trường CTHH 5

1.2 Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH trong ngắn hạn 6

1.3 Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH trong dài hạn 12

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HÃNG CTHH LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁ TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN………18

2.1 Giới thiệu tình huống nghiên cứu .18

2.2 Kết quả phân tích dữ liệu 22

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 32

2.4 Ý nghqa của vấn đề nghiên cứu 33

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 34

3.1 Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết .34

3.2 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu .35

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi trở lại trong 6 tháng đầu năm 2022 là một trong những yếu tố tác động tích cực đến sản xuất cũng như kinh doanh trong nước Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn quan trọng này đang tiến tới hội nhâp với rất nhiều cơ hội phát triển đang chờ đợi phía trước Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức Theo Tổng cục Thống kê nhận định, bên cạnh kết quả nổi bật về cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xuất khẩu, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài, trong những tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn: Tốc độ tăng trưởng quý I có dấu hiệu chững lại, giá nông sản, thực phẩm giảm mạnh tác động tiêu cực tới nền kinh tế và thách thức tới mục tiêu tăng trưởng năm 2022 của cả nước.

Nếu coi nền kinh tế là một thể thống nhất thì mỗi doanh nghiệp sẽ là một tế bào Để cơ thế khỏe mạnh thì mỗi tế bào cần phải phát triển mạnh mẽ, hay chính những doanh nghiệp phải có những năng lực nhất định, đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế tiến về phía trước Nền kinh tế cũng không thể tăng trưởng bền vững nếu từng doanh nghiệp gặp hạn chế trong khả năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng Do vậy, cạnh tranh đã và đang là một vấn đề bức thiết cần được chú trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp Có thể nói, quy luật cạnh tranh chính là giải pháp để giải quyết cho các câu hỏi đang làm không ít các doanh nghiệp lớn - nhỏ phải "ngập ngừng": Làm sao để thu được lợi nhuận tối đa? Làm thế nào để đứng vững trên thị trường? Và làm thế

2

Trang 4

nào để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ?

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu môn Kinh tế học vi mô I, để hiểu rõ hơn về lý thuyết hành vi của doanh nghiệp trong thị trường hiện nay, chúng em đã chọn để thảo luận và làm báo cáo về đề tài: Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn.

2 Câu hỏi nghiên cứu đề tài

2.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?

2.2 Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo? 2.3 Thực trạng mặt hàng trà hiện nay?

2.4 Cách thức hãng lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn?

2.5 Rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu chung:

Tìm hiểu cách thức hãng CTHH lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn cũng như đưa ra phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết vấn đề

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích, tìm hiểu một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

- Đánh giá, phân tích thực trạng hãng CTHH khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn

- Đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp giúp hãng tối ưu hoá lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn

3

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng CTHH kinh doanh mặt hàng trà

4.2 Phạm vi:

- Không gian: Công Ty Cổ Phần TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, các cửa hàng, đại lí kinh doanh mặt hàng trà

4

Trang 6

- Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả của hàng hóa hay dịch vụ

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và người bán và không một người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường

- Hãng cạnh tranh hoàn hảo là hãng bán trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Sản xuất trong ngắn hạn là quá trình tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hay nguồn lực trong đó có ít nhất một yếu tố cố định

1.1.2 Đặc điểm:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

+ Số lượng người mua và người bán là vô số + Sản phẩm của các hãng là tương đồng nhau

+ Không có rào cản đối với những hãng gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường + Thông tin trên thị trường là hoàn hảo

- Hãng cạnh tranh hoàn hảo:

+ Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, là hãng “chấp nhận giá”

5

Trang 7

+ Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường cầu nằm ngang, song song với trục tung tại mức giá thị trường

+ Đường cầu (D) của hãng trùng với đường doanh thu bình quân (AR) và đường doanh thu cận biên (MR)

1.2 Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn 1.2.1 Lợi nhuận

a Khái niệm

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu do bán được hàng hóa hoặc dịch vụ với tổng chi phí sản xuất để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ đó b Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

- Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận đối với mọi doanh nghiệp: MR = MC - Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo: P = MR

⇨ Điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo là:

Trang 8

c Kết luận

- Khi P = MC: Hãng cạnh tranh hoàn hảo mới tối đa hóa lợi nhuận - Khi P > MC: Muốn tăng lợi nhuận hãng phải tăng sản lượng - Khi P < MC: Muốn tăng lợi nhuận hãng phải giảm sản lượng 1.2.2 Khả năng sinh lợi của hãng cạnh tranh

Trường hợp 1: P > ATC 0min

Hình 1.1 Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường P > 0 ATCmin

Trang 9

Khi giá thị trường P0> ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên thị trường

Vậy, hãng kinh doanh có lãi, tức là hãng có lợi nhuận kinh tế dương Trường hợp 2: P0 = ATC min

Hình 1.2 Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường P =0

Trang 10

Điểm E là điểm hòa vốn với mức giá thị trường P0 = ATCmin Suy ra: PH/ vốn= ATCmin khi ATC = MC

Vậy, hãng hòa vốn khi mức giá thị trường P0= ATCmin Trường hợp 3: AVC < P < ATC min 0 min

Khi giá thị trường AVCmin < P < 0ATCmin ta xác định được mức sản lượng trên

Vậy, khi giá thị trường AVCmin < P < 0ATCmin thì hãng bị lỗ Khi bị lỗ hãng có nên tiếp tục sản xuất không? So sánh phần thua lỗ và chi phí cố định:

Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q¿: TVC = AVC.Q¿

= N Q¿ Q = SOMN Q

⇒ Chi phí cố định: TFC = TC – TVC = SABNM

⇒ Hãng nên tiếp tục sản xuất

Doanh thu 𝑆𝑂𝑃0𝐸𝑄∗ bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định nên hãng chỉ thua lỗ một phần, cần tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa thua lỗ

Hình 1.3 Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi AVCmin < P < 0ATCmin

Trang 11

Trường hợp 4: P ATC 0min

- Giả sử giá thị trường P0 = ATCmin Doanh thu của hãng cạnh tranh hoàn hảo

Do đó, chi phí cố định: TFC = TC – TVC = SABE P= phần thua lỗ nếu hãng tiếp tục sản xuất Suy ra hãng lỗ toàn bộ chi phí cố định.

Hình 1.4 Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi P0 ≤ AVCmin - Khi giá thị trường giảm xuống P0< AVCmin thì hãng không chỉ lỗ toàn bộ chi phí cố định mà còn mất một phần chi phí biến đổi, hãng bị lỗ SABMN + SNME P0 Vậy, hãng cạnh tranh không sản xuất nếu giá thấp hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu

10

Trang 12

- Từ các trường hợp ta có thể nói ngắn gọn: - P > ATCmin: hãng kinh doanh có lãi - P = ATCmin: Điểm hòa vốn.

- AVCmin < P < ATCmin: hãng thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất - P ≤ AVCmin: Điểm đóng cửa.

1.2.3 Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn

Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo cho biết hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm ở mỗi mức giá Xét một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định mức sản lượng cung ứng cho thị trường như thế nào? Vì hãng cạnh tranh là người chấp nhận giá nên MR = P Tại bất kỳ mức giá nào cho trước, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo cũng được xác định bởi giao điểm của đường giá cả và đường chi phí cận biên.

Hình 1.5 Đường cung của hãng CTHH (đường MC) trong ngắn hạn 1.2.4 Đường cung của ngành trong ngắn hạn.

Chúng ta có thể thấy thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm rất nhiều hãng Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả hãng tham gia thị trường

Trang 13

Do đó, đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cung của tất cả các hãng tham gia thị trường.

Hình 1.6 Đường cung của ngành CTHH trong ngắn hạn 1.3 Lựa chọn sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn 1.3.1 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn

Trong dài hạn, hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào của mình, do đó không có chi phí cố định trong dài hạn Tổng chi phí biến đổi giờ đây cũng chính là tổng chi phí của hãng Để lựa chọn mức sản lượng tối ưu để sản xuất, các hãng sẽ phải so sánh giữa tổng doanh thu có được từ việc bán toàn bộ sản phẩm sản xuất ra và tổng chi phí để sản xuất ra mức sản lượng đó tương tự như điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn.

Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = MR = LMC

Trong dài hạn, hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ điều chỉnh quy mô sao cho: SMC = LMC = P

- Nếu P > LACmin thì hãng có lợi nhuận kinh tế dương - Nếu P = LACmin thì hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0.

12

Trang 14

- Nếu P <LACmin thì hãng có lợi nhuận kinh tế âm, sẽ có động cơ rời bỏ ngành Hình 1.7 Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong dài hạn

1.3.2 Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành

Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành là trạng thái mà các hãng không chỉ tối đa được lợi nhuận của mình mà ở đó còn không có sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường của các hãng (lợi nhuận kinh tế của hãng phải bằng 0).

Giả sử ban đầu thị trường cân bằng tại E0 với mức giá thị trường là P0, xác định được đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là D1 Ở mức giá P0, hãng cạnh tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận kinh tế cao Điều này sẽ kích thích các hãng mới gia nhập ngành này Khi đó cung thị trường tăng làm cho giá giảm

Khi giá giảm các hãng sẽ điều chỉnh quy mô của mình để có thể đạt được lợi nhuận tối đa (Sản lượng bán giảm đi, theo luật cung do đường cung của hãng là LMC từ điểm đóng cửa đi lên) Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp tục điều chỉnh sản lượng của mình đến khi hãng tối đa hóa lợi nhuận với toàn bộ lợi nhuận kinh tế bằng 0.

13

Trang 15

Quá trình gia nhập của hãng sẽ dừng ở đường cung S’ và trạng thái cân bằng mới được thiết lập tại mức giá P1 Vì tại mức giá P1 đã đạt được 2 điều kiện của trạng thái cân bằng dài hạn là:

- Hãng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = LMC - Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P = LACmin

Như vậy, trong trạng thái cân bằng dài hạn của ngành lợi nhuận kinh tế của hãng trong dài hạn và ngắn hạn đều bằng 0 và chúng ta hoàn toàn chứng minh được tại trạng thái cân bằng dài hạn P = LMC = LACmin = MC = ATCmin Đây chính là điều kiện quan trọng để xem xét ngành có đạt cân bằng dài hạn hay không.

Hình 1.8 Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành 1.3.3 Đường cung của ngành trong dài hạn

Trong dài hạn, cung của ngành không được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang đường cung của các hãng trong ngành Hình dáng đường cung dài hạn của ngành phụ thuộc vào ngành có chi phí không đổi hay chi phí tăng, hay chi phí giảm.

14

Trang 16

a Ngành có chi phí không đổi

Khi có các hãng mới gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành không làm thay đổi giá của yếu tố đầu vào, điều đó làm cho chi phí dài hạn không đổi Đối với ngành có chi phí không đổi: đường cung của ngành là một đường nằm ngang ở mức giá bằng chi phí bình quân dài hạn tối thiểu.

Hình 1.9 Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí không đổi b Ngành có chi phí tăng

Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm tăng giá của các yếu tố đầu vào từ đó làm chi phí dài hạn tăng lên Đối với ngành có chi phí tăng, đường cung của ngành là một đường có độ dốc dương.

15

Trang 17

Hình 1.10 Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí tăng c Ngành có chi phí giảm

Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm cho ngành có thể khai thác được lợi thế theo quy mô của hãng cung ứng đầu vào hoặc ứng dụng công nghệ mới, dẫn đến giảm giá của các yếu tố đầu vào làm chi phí dài hạn giảm xuống Đối với ngành có chi phí giảm, đường cung của ngành là một đường có độ dốc âm.

16

Trang 18

Hình 1.11 Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí giảm

17

Trang 19

Chương 2:

PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HÃNG CTHH LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁ TRONG NGẮN HẠN -

Dựa trên những phân tích về hãng CTHH ở trên ta xem xét cụ thể hành vi kinh tế của Công Ty Cổ Phần TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam khi giá cả trên thị trường thay đổi, cụ thể là cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận như thế nào?

-2.1 Giới thiệu tình huống nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu Công TY TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam

18

Trang 20

- Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình Trong đó thương hiệu Trà Lipton là một trong những nhãn hiệu trà nổi tiếng thế giới và đã có mặt trên 150 quốc gia

- Hoạt động của công ty trong những năm qua

Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh Thông qua mạng lưới với khoản hơn 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người và cung cấp hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối của chúng tôi.

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường trong suốt hơn 22 năm qua, Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại thị trường Việt Nam Tháng 4/2010, Unilever Việt Nam vinh dự được chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất vì thành tích xuất xắc trong kinh doanh và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

19

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w