PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ BĐKH đã và đang tàn phá Trái Đất. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về BĐKH và môi trường. (.4) Trong những năm gần đây, Thái Nguyên là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH. Các hiện tượng như lũ quét, sạt lở, rét hại, mưa đá… gia tăng về tần suất, khiến công tác phòng chống thiên tai gặp khó khăn, tăng nguy cơ thiệt hại về người và tài sản. (.5) Qua nghiên cứu về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, ... tôi thấy rằng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có nhiều bài có khả năng tích hợp để giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh. Vì thế, tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”. (.6) 1.Về thực trạng: Có những thuận lợi và khó khăn từ phía nhà trường, từ GV và HS, tôi đã trình bày trong báo cáo của mình. (.7) Vào tháng 9, đầu năm học 20202021, tôi tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh lớp 3C về vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu. Kết quả thu được như sau: Số học sinh nhận thức tốt về BĐKH, ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm tỉ lệ tương đối thấp (42,5%). Số học sinh nhận thức chưa tốt về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu còn chiếm tỉ lệ cao (57,5%), trong đó số học sinh chưa có kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm tỉ lệ cao nhất (20%). 2. Nguyên nhân: Một số GV còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH. GV chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu các kiến thức có liên quan đến bài học, chưa thực sự chú trọng đến dạy lồng ghép giáo dục BĐKH, dẫn tới tiết học còn sơ sài, nội dung tích hợp BĐKH còn mờ nhạt. Với lứa tuổi HS lớp 3, nhận thức về BĐKH của các em còn hạn chế. Vẫn còn phụ huynh chưa trang bị cho con kiến thức, kĩ năng cần thiết về BĐKH và ứng phó với BĐKH. (.8) Vì vậy để đảm bảo nhu cầu thực tế so với thực trạng khảo sát, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây: (nêu 4 giải pháp như trong sile) Tôi xin phép trình bày cụ thể từng giải pháp như sau: (.9)
Trang 1Kính thưa Ban giám khảo!
Tôi tên là Phùng Thị Hoa Phượng - GV trường TH Trưng Vương, TP Thái Nguyên Hôm nay tôi sẽ thuyết trình trước BGK biện pháp “Tích hợp giáo dục BĐKH và ứng phó với BĐKH vào chủ đề Xã hội trong môn TN&XH lớp 3” Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới BGK lời chúc sức khỏe và lời chào
trân trọng nhất Chúc hội thi thành công tốt đẹp! (Chuyển sang sile 2)
Kính thưa BGK!
Báo cáo biện pháp của tôi gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Đặt vấn đề; phần thứ hai: Nội dung của biện pháp; phần thứ ba: Kết quả Sau đây tôi xin trình bày
cụ thể từng phần như sau: (Chuyển sang sile 3)
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
BĐKH đã và đang tàn phá Trái Đất Việt Nam là quốc gia đang phát
triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về BĐKH và môi trường (Chuyển sang sile 4)
Trong những năm gần đây, Thái Nguyên là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH Các hiện tượng như lũ quét, sạt lở, rét hại, mưa đá… gia tăng về tần suất, khiến công tác phòng chống thiên tai gặp khó khăn,
tăng nguy cơ thiệt hại về người và tài sản (Chuyển sang sile 5)
Qua nghiên cứu về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, tôi thấy rằng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có nhiều bài có khả năng tích hợp để giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh Vì thế, tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp:
“Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề
Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” (Chuyển sang sile 6)
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Về thực trạng: Có những thuận lợi và khó khăn từ phía nhà trường, từ
GV và HS, tôi đã trình bày trong báo cáo của mình (Chuyển sang sile 7)
Vào tháng 9, đầu năm học 2020-2021, tôi tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh lớp 3C về vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu Kết quả thu được như sau:
Số học sinh nhận thức tốt về BĐKH, ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm
tỉ lệ tương đối thấp (42,5%) Số học sinh nhận thức chưa tốt về biến đổi khí hậu
và ứng phó với biến đổi khí hậu còn chiếm tỉ lệ cao (57,5%), trong đó số học sinhchưa có kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm tỉ lệ cao nhất (20%)
2 Nguyên nhân:
- Một số GV còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, địa chỉ, nội dung
Trang 2và mức độ tích hợp GD BĐKH GV chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu các kiến thức có liên quan đến bài học, chưa thực sự chú trọng đến dạy lồng ghép giáo dục BĐKH, dẫn tới tiết học còn sơ sài, nội dung tích hợp BĐKH còn
mờ nhạt
- Với lứa tuổi HS lớp 3, nhận thức về BĐKH của các em còn hạn chế
- Vẫn còn phụ huynh chưa trang bị cho con kiến thức, kĩ năng cần thiết về
BĐKH và ứng phó với BĐKH (Chuyển sang sile 8)
Vì vậy để đảm bảo nhu cầu thực tế so với thực trạng khảo sát, tôi xin đưa
ra một số giải pháp sau đây: (nêu 4 giải pháp như trong sile)
Tôi xin phép trình bày cụ thể từng giải pháp như sau: (Chuyển sang sile 9)
Giải pháp thứ nhất: Giáo viên nắm được mục tiêu; xác định địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Bước 1: GV nắm được mục tiêu tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu Tôi đã
nêu rõ trong báo cáo biện pháp của mình
Bước 2: Xác định địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BĐKH.
Tôi rà soát tất cả các bài học trong chủ đề Xã hội: gồm có 21 bài, trong đó có 9 bài có thể tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu Địa chỉ, nội dung và mức độ tích
hợp giáo dục BĐKH tôi đã trình bày cụ thể trong bản báo cáo (Chuyển sang sile 10)
Giải pháp thứ hai: Tiến hành hiệu quả một số hoạt động dạy học giáo dục biến đổi khí hậu vào chủ đề Xã hội trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Để đem lại hiệu quả, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng HS Ở đây, tôi xin trình bày một số bài tiêu biểu sau:
Bài 24, 25: “Một số hoạt động ở trường”.
Đây là bài có mức độ tích hợp liên hệ Mục tiêu: Giúp HS có ý thức tích cực tham gia các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình để
có một môi trường học tập lành mạnh bằng những việc làm cụ thể Các bước tiến hành như trên Tôi giáo dục HS:
+ Sử dụng điện tiết kiệm
+ Sử dụng nước tiết kiệm
+ Tham gia thu gom, phân loại rác.
+ Trồng cây xanh, bảo vệ chăm sóc cây xanh.
+ Tham gia các hoạt động công ích như: “Em làm kế hoạch nhỏ”,
“Quyên góp ủng hộ các bạn bị thiên tai, lũ lụt”, “Ngày hội môi trường” …
(Chuyển sang sile 11)
Trang 3* Sau bài học này, tôi thấy học sinh lớp tôi có ý thức hơn hẳn trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp và an toàn Các em biết rót nước vừa đủ uống; biết tắt điện, tắt quạt khi ra chơi, khi di chuyển sang các phòng học chức năng; biết đóng cửa khi bật điều hòa và chỉ để ở mức 26 độ C; biết quét dọn vệ sinh trường lớp; không vứt rác bừa bãi; biết chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp …
(Chuyển sang sile 12)
Bài 31: “Hoạt động công nghiệp, thương mại”.
Đây là bài có mức độ tích hợp bộ phận Mục tiêu: Giúp HS biết được các hoạt động công nghiệp và thương mại; qua đó giáo dục các em về BĐKH và ứng phó với BĐKH có liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp
Các bước tiến hành như trên Tôi giáo dục HS: (Chuyển sang sile 13)
+ Nguyên nhân biến đổi khí hậu: Khi hoạt động công nghiệp, con người
đã đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch (than đá, củi, rơm, rạ, ) tạo ra khí CO2 Hoạt động khai thác mỏ than (than, dầu và khí tự nhiên) tạo ra nguồn khí mêtan (CH4) rất lớn (tạo ra khí nhà kính).
+ Cách ứng phó với BĐKH: Cần hạn chế khai thác và sử dụng: Than, dầu đốt, khí thiên nhiên, bởi đây chính là những nhiên liệu gây nên hiệu ứng nhà kính Thay vào đó, con người đang dần tìm ra những nguồn nhiên liệu thay thế
chúng (Chuyển sang sile 14)
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động thương mại
Các bước tiến hành như trên Tôi giáo dục HS:
+ Giảm thiểu mức độ tiêu thụ hết sức có thể
+ Hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm:
+ Chọn các thiết bị ít tiêu hao năng lượng để tiết kiệm điện.
+ Chọn mua sản phẩm địa phương:
*Qua bài học này, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đã biết hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm Các em không còn đựng đồ ăn sáng bằng túi nilon để mang đến lớp nữa mà thay vào đó là các em sử dụng túi giấy dễ phân hủy, thân thiện với môi trường Điều làm tôi vui hơn là đa số các em còn cố gắng dậy sớm hơn để ăn sáng ở nhà mà không mua và mang đồ ăn
sáng đến lớp (Chuyển sang sile 15)
Bài 36: “Vệ sinh môi trường”.
Đây là bài có mức độ tích hợp toàn phần Tôi tiến hành như sau:
Hoạt động 1: Tác hại của rác thải
*Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác đối với sức khỏe
con người Biết giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi ra môi trường
Trang 4Tôi giáo dục HS: Giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường, thu gom phân loại rác, không để rác phân hủy ảnh hưởng đến môi trường (tạo ra khí nhà
kính) (Chuyển sang sile 16)
Hoạt động 2: Cách xử lí rác thải
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết thu gom và xử lí rác thải đúng cách để bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Các bước tiến hành như trên Kết thúc bài học này tôi giao nhiệm vụ: Mỗi
học sinh xây dựng ý tưởng “Tái chế rác cho cuộc sống thêm xanh”
Tôi không ngờ các em lại hào hứng tham gia như vậy Các em đã thể hiện
sự tỉ mỉ, khéo léo của mình qua từng chi tiết và có những sản phẩm rất ngộ nghĩnh và đáng yêu từ chai nhựa, giấy, lon bia, lá cây… Xin mời BGK xem
video clip sau đây: (Chuyển sang sile 17)
(Chuyển sang sile 18)
Giải pháp thứ ba: Phối hợp với Liên đội và phụ huynh trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh
Để đạt được hiệu quả cao nhất, song song với việc dạy lồng ghép BĐKH vào bài học, tôi còn phối hợp với Liên đội và phụ huynh học sinh
Về phía Liên đội:
Bản thân tôi đã phối hợp với Liên đội, xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học Các em thực hiện theo kế hoạch và tôi không cần nhắc nhở nhiều
Xin mời BGK xem một số hoạt động mà HS lớp tôi đã thực hiện:
(Chuyển sang sile 19, 20, 21)
(Chuyển sang sile 22)
Về phía phụ huynh:
Thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc trao đổi qua điện thoại, tôi tuyên truyền với phụ huynh những nội dung mà các con được học trên lớp để phụ huynh nắm được, từ đó giúp các con vận dụng và thực hành
Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, tôi vận dụng các phương tiện Internet như zalo, facebook để nắm bắt thông tin ngược từ cha mẹ học sinh nhằm giáo dục các em thực hiện tốt việc ứng phó với BĐKH khi ở lớp cũng như khi ở nhà Môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh giúp chúng ta có sức khỏe tốt để phòng chống bệnh tật Tôi đã lựa chọn những tấm ảnh đẹp mà phụ huynh gửi, sau đó gửi lên zalo nhóm lớp để nêu gương Các em học tập lẫn nhau, tạo thành một phong trào sôi nổi và tích cực của lớp
(Chuyển sang sile 23)
Giải pháp thứ tư: Đưa ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thành một tiêu chí để đánh giá, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
Cùng với việc lồng ghép kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu, ứng phó với
biến đổi khí hậu trong các bài giảng, tôi luôn khuyến khích học sinh tự giám sát
Trang 5việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành
vi, hoạt động thân thiện với môi trường
Tôi đã đưa ra những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quang trường lớp và cả ở đường phố, nơi cư trú, đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá Nhằm góp phần đem lại hiệu quả thiết thực, để cuộc vận
động “Vì một Việt Nam xanh hơn” không còn là văn bản hướng dẫn, mà kết quả
nhìn thấy là đường phố, thôn xóm ngày một sạch hơn, khu phố trở nên tươm tất
và văn minh hơn, ứng xử giữa con người với nhau trở nên thân thiện hơn
(Chuyển sang sile 24)
PHẦN III: KẾT QUẢ
Từ việc kết hợp các biện pháp trên đây trong công tác giảng dạy của mình, tôi đã thu được những kết quả tương đối khả quan như sau:
- Đến thời điểm tháng 3/2021: Tỉ lệ học sinh nhận thức tốt về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu chiếm 87,5% (tăng 45% so với tháng 9/2020) Tất
cả học sinh lớp tôi đều đã hiểu thế nào là biến đổi khí hậu, biết được một số tác hại của biến đổi khí hậu Đặc biệt số học sinh chưa có một số kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu đã giảm 15% so với tháng 9/2020 Qua đó cho thấy việc dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu đã mang lại hiệu quả cao, tác động mạnh vào ý thức của các em, giúp các em có những hành động tích cực để ứng
phó với biến đổi khí hậu (Chuyển sang sile 25)
Đến nay, đa số học sinh lớp tôi đã có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu: Các
em biết quét dọn vệ sinh lớp học và sân trường; biết tiết kiệm điện, nước; biết thu gom rác thải, phân loại rác, tái chế rác; trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh, … đặc biệt còn làm tốt công tác tuyên truyền viên bảo vệ môi trường để mọi người cùng
tham gia (Chuyển sang sile 26)
Với nội dung trên rất mong được sự góp ý của BGK Cảm ơn BGK đã lắng nghe Tôi xin trân trọng cảm ơn!