TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠITHƯƠNG === δδδδ=== TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẮC NIN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG
=== δδδδ===
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY.
Họ và tên: Trịnh Thu Uyên
Mã sinh viên: 2317420751 Lớp chuyên ngành: Anh 01 – KTPTQT – K62 Nhóm tín chỉ: TRI115.7
GV giảng dạy: TS Dương Đức Đại
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
0
Trang 2MỤC LỤC
KẾT LUẬN 12
Trang 3LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX
VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẮC
NINH HIỆN NAY.
Trịnh Thu Uyên, 2317420751 Tiểu luận Kinh tế chính trị Mác – Lênin
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, sức lao động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia Đặc biệt, hàng hoá sức lao động không chỉ là yếu tố chủ chốt của mô hình sản xuất và kinh tế, mà còn đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động Trên bản địa Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh nổi lên như một địa điểm thuận lợi cho sự vận dụng của hàng hoá sức lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội
Bắc Ninh, với vị trí địa lý chiến lược và cơ sở hạ tầng phát triển, đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp và nhà đầu tư Hàng hoá sức lao động ở đây không chỉ
là nguồn nhân lực đa dạng về số lượng mà còn được đánh giá cao về chất lượng Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp và địa phương nói riêng trong thị trường lao động quốc gia
Sự vận dụng của hàng hoá sức lao động ở Bắc Ninh không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất mà còn mở rộng ra các ngành dịch vụ và công nghiệp hiện đại Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị mới cùng với chính sách hỗ trợ đầu
tư đã tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thuận lợi cho người lao động Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đời sống lao động,
từ đó tăng cường sức hút của Bắc Ninh đối với nhân sự
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về hàng hoá sức lao động và cách thức vận dụng vào thị trường lao động ở tỉnh Bắc Ninh không chỉ giúp hiểu rõ hơn về động lực phát triển kinh tế của địa phương mà còn đưa ra những đề xuất và giải pháp để tối
2
Trang 4ưu hóa sử dụng nguồn nhân lực, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả khu vực và quốc gia
Trang 5Chương I: HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG
1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
1.1.Khái niệm sức lao động
Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
Nói cách khác, Sức lao động là khả năng lao động của con người, bao gồm toàn bộ thể lực (sức khỏe, thể hình, sức bền…), trí lực (tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, ), tâm lực (đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, ) của con người, có thể được sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất
1.2.Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá
Sức lao động không phải lúc nào cũng là hàng hóa Nó chỉ có thể biến thành hàng hoa khi thỏa hai điều kiện lịch sử sau
Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động của mình Trên thị trường, sức lao động chỉ xuất hiện dưới tư cách là hàng hóa khi và chỉ khi nó do người có sức lao động đưa ra bán Muốn bán thì người sở hữu sức lao động ấy phải có quyền sở hữu năng lực của mình Do đó, trong thời kì chế độ chiếm hữu nô lệ, sức lao động của người nô lệ không được xem là hàng hóa
do bản thân nô lệ thuộc quyền sở hữu của chủ nô Nô lệ không được phép và không
có quyền bán sức lao động của mình Để sức lao động trở thành hàng hóa thì việc thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến là tất yếu
Hai là, người lao động buộc phải bán sức lao động của mình Khi người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất dẫn đến không thể tự tiến hành lao động sản xuất Khi
đó, người lao động buộc phải bán sức lao động để có thể tồn tại Trong trường hợp người thợ thủ công tự do, tuy có thể tùy ý sử dụng sức lao động song người đó có
tư liệu sản xuất để làm ra những sản phẩm để nuôi sống bản thân, chưa buộc phải bán sức lao động để sống nên sức lao động của người này chưa thể xem là hàng hóa Người lao động ở vào các điều kiện trên sẽ đem bán sức lao động của mình để duy trì cuộc sống Khi kinh tế hàng hóa phát triển hơn thì ở điều kiện thứ hai này có những thay đổi nhất định Đó là không phải chỉ những người hoàn toàn không có tư
4
Trang 6liệu sản xuất hoặc của cải mới đem bán sức lao động của mình, mà cả những người
có tư liệu sản xuất hoặc có vốn, nhưng không đủ khả năng để sản xuất có hiệu quả cũng vẫn đi làm thuê
2 Thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Như các loại hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị
và giá trị sử dụng
2.1.Giá trị hàng hoá sức lao động
Như các giá trị hàng hóa khác, giá trị hàng hóa sức lao động cũng được quyết định bởi số lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động Tuy nhiên, sức lao động chỉ có thể tồn tại như năng lực con người sống Để
có thể tái sản xuất ra năng lực đó, người lao động phải tiêu dùng một số lượng các
tư liệu sinh hoạt nhất định Ngoài ra còn phải thỏa mãn những nhu cầu từ gia đình,
từ con cái của người lao động đó để sức lao động được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để có thể sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt ấy Nói cách khác là giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ được đo lường gián tiếp thông qua giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động
Ngoài ra, giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử Yếu tố tinh thần thể hiện qua việc người lao động không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn
có nhu cầu về tinh thần.Yếu tố lịch sử tác động đến nhu cầu qua các hoàn cảnh lịch
sử quốc gia, thời kì, trình độ văn minh, phong tục tập quán, vị trí địa lý và khí hậu,
…của nước đó
Trong một quốc gia tại một thời kì nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng xác định do những bộ phận sau hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt (vật chất và tinh thần) cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của người lao động
Hai là, phí tồn đào tạo người lao động
Trang 7Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình, cho con cái của người lao động
2.2.Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
Về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, chúng cũng giống như các hàng hóa khác Nó được thể hiện qua quá trình tiêu dùng sức lao động, nói cách khác là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất Tuy nhiên, những tính chất riêng biệt của hàng hóa sức lao động vẫn được thấy rõ qua hai biểu hiện sau:
Một là, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khác biệt với giá trị sử dụng của các hàng hóa khác ở chỗ: sau quá trình tiêu dùng, sử dụng thì giá trị và giá trị tiêu dùng của các hàng hóa thông thường đều giảm và biến mất dần theo thời gian Ngược lại, với hàng hóa sức lao động, quá trình tiêu dùng nó lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa mới, là quá trình tạo ra được giá trị mới lớn hơn nhiều so với ban đầu Phần lớn hơn này là giá trị thặng dư So với các hàng hóa khác thì đây cũng là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động
Hai là, chủ thể của hàng hóa sức lao động là con người dẫn đến vấn đề cung ứng sức lao động sẽ bị phụ thuộc vào các thành phần như tâm lý, kinh tế,… của người lao động Với hầu hết các thị trường khác, con người sẽ gây nên những tác động đến cầu nhưng tại thị trường lao động, con người sẽ ảnh hưởng quyết định đến cung
6
Trang 8Chương II: THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG Ở BẮC NINH HIỆN NAY
1 Khái niệm về thị trường lao động, cung lao động, cầu lao động.
1.1.Thị trường lao động
Có rất nhiều ý kiến về khái niệm thị trường lao động được phát triển và diễn đạt dưới nhiều khía cạnh khác nhau Nhìn chung đều có những nội dung cơ bản sau đây: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có người cần bán sức lao động, cung cấp dịch vụ lao động (người lao động); có người cần mua sức lao động (người
sử dụng lao động); có các yếu tố cung- cầu lao động, giá cả sức lao động (tiền công, tiền lương)…Trong đó có hai yếu tố cơ bản cấu thành thị trường lao động là cung lao động và cầu lao động”
Trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế, thị trường lao động được xem là một trong những loại thị trường cơ bản và có vị trí đặc biệt Nó cũng tuân theo những quy luật của thị trường (quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh) nhưng có sự khác biệt do tính chất của hàng hóa sức lao động
1.2.Cung lao động
Cung lao động được hiểu là số lượng lao động mà người lao động có khả năng và sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê theo các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
Lượng cung lao động được hiểu là số lượng lao động mà người lao động có khả năng và sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê ở một mức tiền công nào đó trong một khoảng thời gian nhất định
Trong điều kiện giả thiết các yếu tố khác tác động tới cung lao động không thay đổi (cố định các yếu tố khác), nếu người lao động theo một đơn vị lao động càng cao thì khả năng và tính sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê thêm lao động của họ càng cao
vì khả năng kiếm thêm thu nhập từ việc cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp
sẽ tăng lên
Ngược lại, nếu mức tiền công trả cho một đơn vị lao động càng thấp thì khả năng
và tính sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê thêm lao động của người lao động càng
Trang 9thấp Quy luật này đối với cung lao động cũng tương tự với quy luật cung hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường hàng hóa
1.3.Cầu lao động
Trên thị trường lao động, cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê
ở mỗi mức giá chấp nhận Quyết định thuê mướn lao động của các doanh nghiệp tạo ra và loại bỏ một số công việc trong nhiều thời điểm Các doanh nghiệp thuê lao động để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng cầu về chúng Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ là người trung gian và họ thuê lao động để sản xuất ra những hàng hóa đó Cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp là cầu dẫn xuất, dẫn xuất từ nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng cần hàng hóa gì
Trong phạm vi nền kinh tế, cầu lao động (hay cầu về sức lao động) là nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, là khả năng thu hút sức lao động của nền kinh tế Chúng ta đã biết sức lao động do con người tạo ra và cũng là một dịch vụ hay hàng hoá Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động Hiểu một cách đơn giản cầu lao động là số lao động đang có việc làm trong nền kinh tế
2 Vấn đề thị trường lao động ở Bắc Ninh hiện nay.
2.1.Thực trạng về nguồn nhân công ở Bắc Ninh.
Trong quá trình phát triển KT-XH, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng; cơ cấu lao động thay đổi theo hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Về số lượng: do có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh luôn ở mức cao hơn bình quân chung từ 2 đến 2,5 lần, thu nhập bình quân đầu người gấp trên 3 lần mức bình quân cả nước Toàn tỉnh hiện có trên 1,15 triệu người với gần 738 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,9% dân số, dấu hiệu này cho thấy dân số Bắc Ninh đang trong giai đoạn “dân số vàng” Nguồn lao động của tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 2,5%/năm và tăng dần qua các năm nguồn nhân lực có
8
Trang 10cơ cấu trẻ rất cao, số lao động trong độ tuổi từ 20 - 44 chiếm 66,5% trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi từ 20 24 chiếm trên 11,45%, nhóm tuổi từ 25
-29 chiếm 14,5%, nhóm từ 30 - 34 tuổi chiếm 13,05% Đây là lợi thế lớn cho tỉnh Bắc Ninh trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Về chất lượng: trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây không ngừng được nâng cao Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2002 và theo niên giám thống kê năm 2015 cho thấy, số lao động đã qua đào tạo tăng từ 22,9% năm 2002 lên 24,2% năm 2015(2) Trong tổng số lao động đang làm việc, chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 8,6%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 10,8%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 49,2%; các loại công việc khác chiếm 31,4%
Về cơ cấu nguồn nhân lực: chuyển dần từ nông nghiệp sang hiện đại hoá công nghiệp hoá, có nhiều chuyển biến tích cực Cụ thể, năm 2019 ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 16%, công nghiệp và xây dựng là 51,7%, dịch vụ là 32,3%; năm 2014 tỷ lệ tương ứng 29%; 47,6%; 23,4%
2.2 Một số hạn chế về nguồn nhân lực
Một là, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khá cao, lao động nhập cư chất lượng thấp vẫn
là chủ yếu Tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh năm 2015 là 2,29%, trong đó khu vực thành thị là 3,11% và khu vực nông thôn là 1,97% Mặc dù là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu cho tỉnh, nhưng lao động nhập cư chủ yếu xuất thân từ nông thôn nên chất lượng thấp (ở Việt Nam lao động thành thị đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%) Lao động từ nông thôn ra thành thị có mục đích chính không phải là học nghề, học việc mà là tìm kiếm việc làm Tuy nhiên, do trình độ không đáp ứng yêu cầu nên chỉ làm những công việc mang tính chất thời
vụ, buôn bán hoặc những việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, vì vậy công việc rất bấp bênh và dễ thất nghiệp
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp đòi hỏi của quá trình công nghiệp
hóa Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật là thước đo quan trọng của chất lượng nguồn lao động Tuy nhiên, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có tay nghề của Bắc Ninh còn thấp Tỉ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học chỉ có 3,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nước (8,4%) Tỉ lệ lao
Trang 11động chưa qua đào tạo vẫn lớn, chiếm 75,8% tổng số lao động Phân bố nguồn nhân lực chưa đồng bộ, còn mất cân đối, xảy ra tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu trong các ngành kinh tế, nhiều ngành lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định còn thiếu khá nhiều như lập trình, điện tử
Ba là, còn xảy ra tình trạng mất cân bằng cung cầu lao động Hiện nay, ở Bắc Ninh
tồn tại một nghịch lý là dù nguồn nhân lực dồi dào, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động do nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, chất lượng cao của các doanh nghiệp liên tục tăng Là địa phương đi đầu trong việc thu hút vốn đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, trong nhiều năm qua số lượng các doanh nghiệp đầu tư hoạt động ở Bắc Ninh tăng lên rất nhanh
Bốn là, chất lượng đào tạo nhân lực còn nhiều hạn chế Quá trình hội nhập quốc tế
luôn đặt ra những đòi hỏi khách quan đối với nguồn nhân lực về số lượng cũng như năng lực và phẩm chất cần thiết của người lao động Nếu như trước đây, người lao động chỉ cần có đức tính tốt, cần cù, trung thành và có tinh thần trách nhiệm, thì ngày nay, trong thời kỳ hội nhập người lao động ngoài trình độ chuyên môn lành nghề còn phải có tính sáng tạo, có khả năng phân tích, tinh thần đồng đội, có trình
độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin, am hiểu luật pháp…
2.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh
Một là, giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nhập cư. Phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên dạy nghề Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, nhất là trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tỉnh cần chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng lớn và thân thiện với môi trường Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các khu công nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hiện đại, ít thâm dụng lao động
Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp với tình hình
mới; bảo đảm chặt chẽ, hợp lý để công tác phát triển nhân lực chất lượng cao đạt hiệu quả bền vững, hạn chế sự đầu tư không hiệu quả Kiện toàn tổ chức của các
10