Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất một hoặc một số loại
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA CỦA KARL MARX VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hữu Khải
Mã sinh viên: 2311410081 Lớp: Kinh tế quốc tế - Anh 01 Khóa: 62
Nhóm học tín chỉ: 1 Giáo viên hướng dẫn: Dương Đức Đại
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1 Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa 3
1.1 Sản xuất hàng hóa 3
1.2 Hàng hóa 3
1.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 4
1.4 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 6
2 Nâng cao năng lực cạnh tranh vào thị trường cà phê ở Việt Nam 7
2.2 Sự phát triển của ngành cà phê ở Việt Nam 7
2.3 Thực trạng và khó khăn của ngành cà phê ở Việt Nam hiện nay 9
2.4 Các giải pháp cho những khó khăn trong ngành sản xuất cà phê 11
2.5 Các phương pháp cho khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền thị trường cà phê 12
PHẦN KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Hàng hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Bất kỳ một hình thái
xã hội nào cũng cần có sự sản xuất và lưu thông hàng hóa và háng hóa được ra đời khi
xã hội loài người phát triển đến một hình thái nhất định Bắt đầu sự trao đổi và sản
xuất hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc và bắt đầu trao đổi hàng hóa để duy trì sự
sống cũng như đảm bảo sự sinh tồn Con người không thể có khả năng tự sản xuất tất
cả các hàng hóa mà có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cần đến sự trao đổi
hàng hóa Vậy hàng hóa có nguồn gốc từ nhu cầu của con người như ăn, mặc, đi lại,
và hàng hóa được xem là thứ không thể thiếu trong cuộc sống Vì sự cấp thiết của
hàng hóa đối với đời sống con người, Karl Max đã có những lý luận về hàng hóa rất
chi tiết
Vì vậy, em đã chọn đề tài lý luận về hàng hóa của Karl Max là đề tài của tiểu luận lần
này cũng như việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường cà phê ở Việt Nam
hiện nay
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
1 Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
1.1 Sản xuất hàng hóa
1.1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa
Theo Karl Max, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán
1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không ra đời và phát triển song song với sự phát triển của xã hội loài người Nền kinh tế hàng hóa chỉ có thể hình thành và phát triển khi đáp ứng được các điều kiện:
- Có sự phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều sản phẩm khác nhau Để có thể đáp ứng cũng như thỏa mãn nhu cầu của bản thân, những người sản xuất phải trao đổi hàng hóa với nhau
- Có sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho sự độc lập xuất hiện giữa những người sản xuất với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn sử dụng hàng hóa của người kia phải thông qua sự trao đổi hàng hóa Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển
1.2 Hàng hóa
1.2.1 Khái niệm và các thuộc tính của hàng hóa
1.2.1.1 Khái niệm của hàng hóa
Trang 5- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của con người thông qua trao đổi, sản xuất và mua bán
- Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra mua bán, trao đổi trên thị
trường
1.2.1.2 Thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng: Là công dụng của sản phẩm, có thể đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Vì giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của con người nên các nhà sản xuất hàng hóa phải
đề cao chất lượng sản xuất để có thể thỏa mãn mong muốn khắt khe của người sử dụng
- Giá trị của hàng hóa: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Khi nào còn sự sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa
Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận
Hàng hóa phải được bán đi
- Hai thuộc tính của hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
1.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng)
Trang 6- Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động
cụ thể khác nhau
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội
- Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung
Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa
Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xã hội vì nó là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa Họ
Trang 7làm việc cho nhau, thông qua trao đổi hàng hóa Việc trao đổi hàng hóa không thể căn
cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất - lao động trừu tượng Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau
- Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu của xã hội (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội hoặc vượt quá nhu cầu của
xã hội ) Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một số hàng hóa không bán được, tức không thực hiện được giá trị
- Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng không bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
1.4 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 1.4.1 Lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Trang 8- Năng suất lao động: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động Nó được
đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại
- Cường độ lao động: Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao
động trong một đơn cị thời gian Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động,
do đó nó là yếu tố của sức sản xuất có giới hạn nhất định
- Độ phức tạp của lao động: Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định
đến lượng giá trị của hàng hóa Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
2 Nâng cao năng lực cạnh tranh vào thị trường cà phê ở Việt Nam
2.2 Sự phát triển của ngành cà phê ở Việt Nam
2.2.1 Sự phát triển chung của ngành cà phê
Cây cà phê được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857 Từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương được thành lập ở Việt Nam, cây cà phê đã có những trở mình mạnh
Trang 9mẽ Trong thời gian gần đây, với nhu cầu tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước tăng cao, cà phê trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất chỉ sau lúa gạo ở Việt Nam Ngành sản xuất cà phê ở nước ta đã vươn lên mạnh mẽ ở vị trí thứ
2 của bản đồ cà phê thế giới
2.2.2 Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
- Người tiêu dùng ở Việt Nam đang có xu hướng chấp nhận và tìm kiếm sự đa dạng
hóa trong sản phẩm cà phê Cà phê hạt nguyên chất, cà phê rang xay, cà phê hòa tan,
và cà phê đóng gói sẵn đều có nhu cầu riêng của mình
- Nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam ngày càng chú trọng đến chất lượng của cà phê,
đặc biệt là những người yêu thích cà phê đặc biệt và cà phê cao cấp
- Thương hiệu cà phê địa phương đang trở nên ngày càng phổ biến và thu hút người
tiêu dùng bằng cách mang lại sự hiểu biết về nguồn gốc, chất lượng và đặc điểm độc đáo của cà phê địa phương
- Nhu cầu cho cả trải nghiệm cà phê thực sự và lòng tin vào thương hiệu đang tăng
lên Người tiêu dùng muốn biết về câu chuyện và nguồn gốc của cà phê mà họ tiêu thụ
- Theo khảo sát gần đây, nhu cầu tiêu thụ cà phê bình quân ở Việt Nam lên đến
2kg/người/năm và đang có xu hướng tăng
Có thể nói, nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Việt Nam đang tăng dần và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của cà phê Vì thế, ngành sản xuất cà phê được phát triển và được tập trung nhiều bởi chính phủ và các nhà đầu tư
2.2.3 Doanh thu của ngành cà phê ở Việt Nam
- Xuất khẩu cà phê Việt Nam 7 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 2,7 tỉ USD, tăng trưởng
kỷ lục 4,06 tỉ USD của năm 2022, mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ qua
Trang 10- Hiện tại, giá cà phê trong nước và quốc tế đang tăng cao Nguồn cung cà phê trên thế giới đang bị thu hẹp đang mở rộng khả năng tăng trưởng về xuất khẩu cà phê Việt Nam trên toàn cầu Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2023 – 2033
- Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê năm 2022 đạt 1,84 triệu tấn, tăng gần 21% so với 10 năm trước Năng suất sản xuất cà phê năm 2022 đạt mức cao nhất với 28,2 tạ/ha Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng mạnh mẽ, từ hơn 3 tỉ USD vào năm 2012 lên mức 4,06 tỉ USD vào năm 2022, tăng hơn 35% sau 10 năm và dự kiến tiếp tục tăng trong năm 2023
- Lượng tiêu thụ cà phê nội địa Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh, từ 0,5kg/người vào năm 2012 đã tăng gấp 4 lần lên trên 2kg/người vào năm 2022, chiếm hơn 13% tổng sản lượng cà phê cả nước Giá cà phê nội địa tăng từ khoảng 38.000 đồng/kg năm
2012 lên mức 43.500 đồng/kg năm 2022 Sau nhiều đợt tăng giá từ đầu năm 2023, giá
cà phê trong nước hiện đạt mức 65.000 - 66.000 đồng/kg, tăng 49% so với năm 2022
- Quy mô hàng quán cà phê tại Việt Nam cũng đang mở rộng mạnh mẽ Theo thống
kê năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng và quán cà phê, với tốc độ hàng trăm quán cà phê được khai trương mới mỗi ngày
2.3 Thực trạng và khó khăn của ngành cà phê ở Việt Nam hiện nay
Mặc dù ngành cà phê của nước ta có những sự phát triển về diện tích và sản lượng, tuy nhiên lợi thế trên thị trường thế giới phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài có thương hiệu Đây là sự thua thiệt lớn về giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam Nguyên nhân chính là do xuất khẩu cà phê của nước ta vẫn chủ yếu ở dạng thô, nên chưa có thương hiệu Phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam lại trở thành nguyên liệu của nhiều nước, dùng để chế biến sâu và tái xuất lại tiêu thụ ở nước ta
Trang 11dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn Các máy móc, thiết bị sơ chế của người dân còn lạc hậu, cộng với cà phê không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ chín, còn lẫn nhiều tạp chất
Bên cạnh đó, cà phê Việt hiện đang phải đối mặt với không ít những thách thức, bao gồm cả khách quan và chủ quan:
- Về yếu tố khách quan: Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với trình trạng thời tiết cực đoan đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế, nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta mất 50% diện tích sản xuất cà phê hiện tại vào năm 2050 Hơn nữa, trong những năm tới, sản xuất cà phê Việt chủ yếu dựa vào 3 nhóm: 50% tổng số thuộc nhóm cây từ 10
-15 tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất; 30% cây là từ -15 - 20 tuồi và khoảng 20% trên
20 tuổi - nhóm không thể đảm bảo năng suất
- Về yếu tố chủ quan.: Diện tích cây cà phê mới trồng đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng hầu hết lại nằm ở những khu vực không phù hợp - đất nông, dốc cao, thiếu nước tưới, Do đó, mặc dù diện tích trồng được cải thiện nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh tế, do năng suất thấp và chi phí sản xuất cao Các biện pháp canh tác, thâm canh được áp dụng trong quá khứ đã sử dụng quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu, ) để đạt được năng suất tối đa Dẫn đến cây cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả năng sản xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm đất - nhiều bệnh và sâu bệnh hình thành, đặc biệt là nấm và tuyến trùng rễ Những hình thức sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán và độc lập của các hộ nông dân đã dẫn đến tình trạng sản xuất chất lượng thấp và không ổn định
Những khó khăn khi xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo trong nền sản xuất cà phê: