1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mtv thiết bị an ninh và an toàn giao thông hoàng phi long

73 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long
Tác giả Hoàng Thị Thùy
Người hướng dẫn TS. Đặng Thế Hưng
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Sổ kế toán sử dụng trong bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trình bày trong báo cáo tài chính...18 1.3.. Trên cơ sở vận dụng lý luận và căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị với sự gi

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

 HOÀNG THỊ THÙY CQ57/21.13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hoàng Thị Thùy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I MỤC LỤC II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IV DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VI

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu chính của luận văn 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1

1.1 Khái quát chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1

1.1.1 Khái niệm về bán hàng, xác định kết quả kinh doanh 1

1.1.2 Các phương thức bán hàng, phương thức thanh toán 2

1.1.3 Yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 3

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 3

1.2 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 4

1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 4

1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 7

1.2.3 Kế toán chi phí bán hàng 9

1.2.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 11

1.2.5 Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính 12

1.2.6 Kế toán Thu nhập khác và chi phí khác 15

1.2.7 Kế toán chi phí thuế TNDN 17

Trang 4

1.2.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 18

1.2.9 Sổ kế toán sử dụng trong bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trình bày trong báo cáo tài chính 18

1.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ AN NINH VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG HOÀNG PHI LONG 23

2.1 Tổng quan về công ty 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 23

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại công ty 23

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24

2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán của công ty 25

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long 28

2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 28

2.2.2 Kế toán Giá vốn hàng bán 34

2.2.3 Kế toán chi phí bán hàng 36

2.2.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 38

2.2.5 Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính 42

2.2.6 Kế toán Thu nhập khác và chi phí khác 46

2.2.7 Kế toán chi phí thuế TNDN 47

2.2.8.Kế toán xác định kết quả kinh doanh 48

2.3 Đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long 51

2.3.1 Ưu điểm 51

2.3.2 Nhược điểm 52

Trang 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ AN NINH VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG HOÀNG PHI LONG 54

3.1 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long 54

3.1.1 Yêu cầu hoàn thiện 54

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 55

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng 5

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 7

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo PP KKTX 8

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo PP KKĐK 9

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán chi phí bán hàng 10

Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí QLDN 12

Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán doanh thu tài chính 13

Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán chi phí tài chính 15

Sơ đồ 1.9: Trình tự kế toán thu nhập khác 16

Sơ đồ 1.10: Trình tự kế toán chi phí khác 17

Sơ đồ 1.11: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN 17

Sơ đồ 1.12: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh 18

Sơ đồ 1.12: Quy trình xử lý thông tin kế toán 21

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty 24

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty 26

Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ doanh thu bán hàng 28

Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ giá vốn hàng bán 34

Hình 2.1: Màn hình giao diện phần mềm kế toán 27

Hình 2.2: Màn hình nhập liệu HĐ GTGT số 56 trên phần mềm 31

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, hàng hóa nhiều ngành dư thừa, công nghệ kĩ thuật

và chất lượng hàng hóa ngày càng cao, các doanh nghiệp cần năng động sáng tạo,vạch chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhu cầu kháchhàng, nâng cao sức cạnh tranh Trong các khâu, bán hàng là một khâu quan trọng,xác định kết quả kinh doanh giúp nhà quản trị thường xuyên cập nhật thông tin, xâydựng chiến lược kinh doanh Tổ chức hợp lý quá trình bán hàng và xác định kết quảgiúp đơn vị quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn, đảm bảo các chu kỳ bán hàngdiễn ra đều đặn, tránh ứ đọng vốn, mang lại hiệu quả và nâng cao đời sống laođộng Trên cơ sở vận dụng lý luận và căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị với sự giúp

đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn TS.Đặng Thế Hưng và các cán bộ kế toán emxin đi vào nghiên cứu đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại

Công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long”

- Phân tích, đánh giá và đề xuất một số ý kiến hoàn thiện kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An ToànGiao Thông Hoàng Phi Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận và thực trạng kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh tại công ty (cách thức luân chuyển chứng từ, phươngthức bán hàng, phương pháp kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh…)

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 9

+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh tại Công ty trên giác độ kế toán tài chính Nghiên cứu lý luận trên

cơ sở chuẩn mực kế toán về HTK, doanh thu và thu nhập khác, thuế TNDN… Theochế độ kế toán ban hành theo TT 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộtrưởng Bộ Tài Chính

+ Về không gian: Nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh tại Công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông HoàngPhi Long

+ Về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát tài liệu thực tế tại Công

ty trong quý IV năm 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo

trình do các giảng viên biên soạn để giảng dạy; các sách ở thư viện và trung tâm họcliệu để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng trong suốt quá trình thực tập, giúp tôi giải

đáp những thắc mắc của mình và hiểu rõ hơn về công tác kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty, qua đó cũng giúp tôi tích lũy được những kinhnghiệm thực tế cho bản thân

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Được áp dụng để thu thập số liệu thô của

công ty, sau đó toàn bộ số liệu thô được xử lý và chọn để đưa vào đề tài một cáchchính xác, khoa học, đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất

- Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích, so

sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác sản xuấtkinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho công ty nói chung

và cho công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng

5 Kết cấu chính của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn của em gồm 3 chương:

Trang 10

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao Thông Hoàng Phi Long

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.1.1 Khái niệm về bán hàng, xác định kết quả kinh doanh

Khái niệm bán hàng:

Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền

Xét góc độ về kinh tế: Bán hàng là quá trình hàng hóa của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền)

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

Có sự trao đổi thỏa thuận giữa người mua và người bán, người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa: người bán mất quyền sở hữu, người mua có quyền sở hữu về hàng hóa đã mua bán Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hóa và nhận lại của khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng Số doanh thu này là cơ sở

để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình

Khái niệm xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định,được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra

và thu nhập từ kinh doanh đã thu về trong kỳ Nếu thu nhập lớn hơn chi phí nghĩa làkết quả bán hàng có lãi, nếu thu nhập nhỏ hơn chi phí nghĩa là kết quả bán hàng bị

lỗ Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến hành vào cuối kỳ (cuối

Trang 12

tháng,cuối quý,cuối năm) tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanhnghiệp.

1.1.2 Các phương thức bán hàng, phương thức thanh toán

Bán buôn là quá trình bán hàng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thươngmại để tiếp tục kinh doanh hoặc bán cho các công trình xây dựng Do đó đối tượngcủa bán buôn rất đa dạng và phong phú có thể là đơn vị xây lắp hoặc đơn vị kinhdoanh thương mại trong nước,các công ty thương mại tư nhân

Bán lẻ là quá trình hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán lẻ làgiai đoạn cuối cùng quá trình vận động của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêudùng Đối tượng của bán lẻ là các cá nhân trong muốn có một giá trị sử dụng khôngphân biệt chủng tộc và quốc tịch

Phương thức bán hàng gửi đại lý, gửi các cơ sở kinh doanh khác: Là phương

thức gửi hàng nhờ các đại lý tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, sau khi đại lý hoặc các

cơ sở kinh doanh khác tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp thìdoanh nghiệp sẽ được ghi nhận doanh thu cho lô sản phẩm hàng hóa, và đồng thờitính hoa hồng cho đại lý, các cơ sở kinh doanh khác

Phương thức thanh toán:

Thanh toán ngay bằng tiền:

Thanh toán bằng tiền mặt: Sau khi giao hàng, nhân viên kinh doanh có thểtrực tiếp thay mặt công ty để thu tiền theo hợp đồng đã ký

Thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng : Khách hàng thanh toán quachuyển khoản ngân hàng, thông báo cho công ty khi đã thực hiện xong giao dịch

Phương thức thanh toán chậm trả: Doanh nghiệp đã chuyển giao hàng

Trang 13

nhưng bên mua chưa thanh toán tiền cho người bán Việc thanh toán chậm trả có thểthực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thoả thuận giữa 2 bên công ty về thờigian thanh toán Kế toán công ty theo dõi chi tiết công nợ khách hàng để đảm bảoquá trình thanh toán.

1.1.3 Yêu cầu của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Quản lý nghiệp vụ bán hàng, xác định kết quả kinh doanh cần bám sát cácyêu cầu sau:

- Quản lý sự vận động của từng mặt hàng trong quá trình xuất – nhập – tồnkho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị Xác định đúng thời điểm hànghóa được coi là đã tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng

- Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanhtoán, từng khách hàng và từng loại sản phẩm tiêu thụ Thường xuyên báo cáo tình hìnhbán hàng và thanh toán, nhằm giám sát chặt chẽ hàng hóa bán ra về cả số lượng, chủngloại Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng

- Tổ chức luân chuyển hệ thống chứng từ khoa học, hợp lý, tránh sự trùng lặphoặc bỏ sót, không quá phức tạp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu và hiệu quả Hìnhthức sổ sách kế toán sử dụng cũng cần phù hợp, tối ưu nhất với đặc điểm ngànhnghề kinh doanh

- Tính toán, xác định đúng đắn chi phí, doanh thu, kết quả của từng loại hoạtđộng và thực hiện nghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo chế độ quy định

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Để phát huy vai trò quan trọng của công tác kế toán trong quản lý hoạt độngsản xuất kinh doanh, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

- Tính toán, phản ánh đúng đắn, kịp thời, chi tiết số lượng, chất lượng, trị giávốn của hàng hóa mua vào, hàng hóa bán ra và hàng tồn kho Tính toán đúng đắnchi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…phục vụ cho việc xác định kết quảkinh doanh

Trang 14

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợinhuận, kiểm tra tình hình quản lý tiền thu về bán hàng, tình hình chấp hành kỷ luậtthanh toán và việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước.

- Tính toán, phản ánh đúng đắn, kịp thời, chi tiết doanh thu bán hàng, cung cấpdịch vụ, thường xuyên đôn đốc, bảo đảm thu hồi đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh

bị chiếm dụng vốn bất hợp lý

- Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, lập quyết toán đầy đủ kịp thời,đánh giá và phản ánh đúng tình hình kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ vớiNhà nước

1.2 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ

kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, nhưng không bao gồm các khoản gópvốn của các chủ sở hữu vốn

Theo chuẩn mực số 14 doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cácđiều kiện sau:

(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;

(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Trang 15

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (Mẫu 01GTKT3/001), Hợp đồng kinh tế, Đơn

đặt hàng …

Tài khoản sử dụng:

TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chi tiết như sau:

TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa

TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm

TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5117: Doanh thu bán bất động sản đầu tư

TK 5118: Doanh thu khác

Trình tự kế toán:

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng

Trang 16

1.2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua bán hàng

Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế (hàng kém chất lượng, sai quy cách, chủng loại, …)

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không đúng theo quy định trong hợp đồng kinh tế

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn điều chỉnh giảm giá, phiếu nhập kho…

Tài khoản sử dụng: TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu

Trang 17

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số hàng hóa đã bán được (gồm cả chiphí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệpthương mại)

Trị giá hàng hóa nhập vào trong kỳ được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc

Để xác định giá thực tế xuất kho của số hàng hóa đã bán ra trong kỳ ta áp dụng cácphương pháp tính giá xuất kho, theo quy định hiện hành có các phương pháp sau: Phương pháp tính giá thực tế bình quân:

Trang 18

Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ:

Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này hàng hóa được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước.Vì vậy, lượng hàng hóa xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó

Phương pháp đích danh: Hàng hóa được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh) Vì vậy, khi xuất hàng hóa ở lô nào thì tính giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó

Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê hàng hóa… Tài khoản sử dụng: TK 632: Giá vốn hàng bán

Trình tự kế toán:

Trang 19

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo PP KKTX

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo PP KKĐK

1.2.3 Kế toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá trình bánsản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Nguyên tắc hạch toán: Các khoản chi phí bán hàng phải được mở theo dõi chi tiết

theo từng nội dung chi phí như: chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồdùng, chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí bảo hành, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụcông tác bán hàng, chi phí khác bằng tiền…Tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầuquản lý của từng doanh nghiệp mà chi phí bán hàng có thể được mở thêm một sốnội dung chi phí Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quảkinh doanh

Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT, Bảng lương,

Bảng phân bổ CCDC, Bảng phân bổ khấu hao…

Tài khoản kế toán sử dụng:

TK 641 - chi phí bán hàng

Chi tiết như sau:

Trang 20

Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên

Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì

Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng

Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ

Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành

Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác

Trình tự kế toán:

Trang 21

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán chi phí bán hàng

1.2.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sảnxuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp

Nguyên tắc hạch toán: Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phải được mở theo

dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ

Trang 22

dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ muangoài phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí khác bằng tiền…Tùy theo đặcđiểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà chi phí quản lý doanhnghiệp có thể được mở thêm một số nội dung chi phí Cuối kỳ, kế toán kết chuyểnchi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh

Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, Hóa đơn GTGT, Bảng lương, Bảng phân bổ CCDC,

Bảng phân bổ khấu hao…

Tài khoản sử dụng: TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi tiết như sau

Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý

Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng

Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ

Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí

Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng

Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác

Trình tự hạch toán:

Trang 23

Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí QLDN

1.2.5 Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính

1.2.5.1 Kế toán doanh thu tài chính

Trang 24

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài chính mang lại như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Nguyên tắc hạch toán: Phản ánh vào doanh thu hoạt động tài chính là những khoản

thu được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt khoản đó thực tế đã thu đượcbằng tiền hay chưa.Các khoản thu hộ bên thứ ba không được coi là doanh thu củadoanh nghiệp.Các khoản thu từ hoạt động đầu tư công cụ tài chính (chứng khoán)gồm khoản chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc của chứng khoán và khoản lãiđược chia do nắm giữ chứng khoán được ghi nhận vào doanh thu tài chính Doanhthu tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế Doanh thu hoạtđộng tài chính có thể đã bao gồm cả thuế GTGT nếu doanh nghiệp nộp thuế theophương pháp trực tiếp hoặc không có thuế GTGT nếu doanh nghiệp nộp thuế theophương pháp khấu trừ

Chứng từ sử dụng: Phiếu thu tiền mặt, Giấy báo có…

Tài khoản sử dụng:TK 515 – Doanh thu tài chính

Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán doanh thu tài chính

Trang 25

1.2.5.2 Kế toán chí phí tài chính

Khái niệm: Chi phí hoạt động tài chính là những khoản chi phí liên quan đến các

hoạt động về vốn, về đầu tư tài chính nhằm mục đích sử dụng hợp lý tăng thêm thunhập nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp

Chi phí tài chính bao gồm: Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến cáchoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liêndoanh, chi phí giao dịch bán chứng khoán

Nguyên tắc hạch toán: Các khoản chênh lệch phát sinh do bán các công cụ tài

chính với giá bán nhỏ hơn giá gốc được hạch toán vào chi phí tài chính Chi phí lãivay phải chi trả khi vay vốn để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đượctính phù hợp với số vốn vay và lãi suất vay vốn, được tính vào chi phí tài chính mỗikỳ

Chứng từ sử dụng: Phiếu tính lãi, Giấy báo nợ, Phiếu chi

Tài khoản sử dụng: TK 635 – Chi phí tài chính

Trình tự hạch toán:

Trang 26

Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán chi phí tài chính

1.2.6 Kế toán Thu nhập khác và chi phí khác

1.2.6.1 Kế toán thu nhập khác

Thu nhập khác là những khoản thu nhập của doanh nghiệp ngoài các khoản doanh thu bán hàng thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu của hoạt động tài chính

Nguyên tắc hạch toán: Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi

phạm hợp đồng kế toán phải xem xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán với

từng trường hợp cụ thể Khi bán, thanh lý TSCĐ thu nhập khác được ghi nhận theo giá bán TSCĐ Khi mang TSCĐ, vật tư, hàng hóa đi góp vốn thu nhập khác được

ghi nhận là số chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá gốc của TSCĐ, vật tư, hànghóa mang đi góp vốn…

Trang 27

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, Hợp đồng kinh tế, Phiếu

thu, giấy báo có…

Tài khoản sử dụng: TK 711 - Thu nhập khác

Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 1.9: Trình tự kế toán thu nhập khác

1.2.6.2 Kế toán chí phí khác

Khái niệm: Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng

biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp mang lại, cũng có thể là khoản chi phí bỏ sót từ những năm trước khi lên báo cáo tài chính

Chi phí khác bao gồm: Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ, tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm,

bỏ sót, các khoản chi phí khác còn lại

Chứng từ sử dụng: Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên lai nộp phạt, Giấy báo nợ,

Phiếu chi…

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 811: Chi phí khác

Trang 28

Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 1.10: Trình tự kế toán chi phí khác

1.2.7 Kế toán chi phí thuế TNDN

Khái niệm: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp hiện hành

Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế TNDN tạm tính, tờ khai quyết toán thuế TNDN,

Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Tài khoản sử dụng: TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trình tự kế toán:

Sơ đồ 1.11: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN

Trang 29

1.2.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản sử dụng: TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh:

Sơ đồ 1.12: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.2.9 Sổ kế toán sử dụng trong bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trình bày trong báo cáo tài chính

1.2.9.1 Sổ kế toán sử dụng

Theo chế độ kế toán hiện hành của TT200, có các hình thức tổ chức sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký sổ cái, hình thức Nhật ký chung, hình thức Chứng từ ghi sổ, hìnhthức nhật ký chứng từ

Hình thức kế toán Nhật ký chung:

Sổ Nhật ký chung

Sổ Cái các tài khoản: TK 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 511, TK 515, TK 333,

TK 111, TK 112, TK 131, TK 821, TK 911

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết hàng hóa, sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết giá vốn hàng bán, sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng, sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt

Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, Nhật ký bán hàng, sổ kho, thẻ kho

Trang 30

Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái bao gồm các loại sổ sau:

- Nhật ký - sổ cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”

Hình thức này bao gồm các loại sổ kế toán sau:

Sổ cái các tài khoản

Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

1.2.9.2 Trình bày thông tin về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên BCTC

Trên Bảng cân đối kế toán:

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”

- Chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Mã số 01)

- Chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” (Mã số 02)

- Chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Mã số 10)

- Chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” (Mã số 11)

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Mã số 20)

- Chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tài chính” (Mã số 21)

- Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động tài chính” (Mã số 22)

- Chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” (Mã số 23)

- Chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” (Mã số 24)

- Chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (Mã số 25)

Trang 31

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” (Mã số 30)

- Chỉ tiêu “Thu nhập khác” (Mã số 31)

- Chỉ tiêu “Chi phí khác” (Mã số 32)

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận khác” (Mã số 40)

- Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” (Mã số 50)

- Chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (Mã số 51)

- Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” (Mã số 60)

1.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán

Tổ chức khai báo ban đầu:

Để đưa chương trình kế toán trên phần mềm vào sử dụng, chúng ta cần thực hiệnkhai báo danh mục ban đầu Danh mục là tập hợp dữ liệu dùng để quản lý một cách

có tổ chức, khoa học, tránh nhầm lẫn giữa các đối tượng thông qua việc mã hóa cácđối tượng cụ thể cần quản lý Mỗi danh mục sẽ bao gồm nhiều danh điểm, mỗi danhđiểm là một đối tượng cụ thể cần quản lý Riêng đối với kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh sẽ liên quan đến các danh mục như: Danh mục tài khoản,danh mục hàng hóa, danh mục nhà cung cấp, danh mục khách hàng, danh mụcTSCĐ, danh mục nhân viên…

Mã hóa các đối tượng:

Mã hóa là cách thức thể hiện sự phân loại, sắp xếp theo tiêu chuẩn đã lựa chọn vàđược ký hiệu riêng cho từng đối tượng mã hóa Có thể hiểu, mã hóa là việc sử dụngmột hoặc một nhóm ký tự (số, chữ) đại diện cho đối tượng cần mã hóa Việc mã hóatrong kế toán có thể sử dụng mã trình tự (sử dụng các chữ số theo trình tự liên tục),

mã khối, mã nhóm (mã phân thành các nhóm ký tự với ý nghĩa mô tả khách nhau),

mã phân cấp, mã gợi nhớ (mang tính gợi nhớ)… Mã hóa cho phép nhận diện, tìmkiếm nhanh chóng, tăng tốc độ xử lý dữ liệu, giảm thời gian nhập liệu, tiết kiệm bộnhớ và tăng hiệu quả trong việc quản lý, tương tác với các đối tượng

Tổ chức nhập dữ liệu và quy trình xử lý dữ liệu:

Các tài liệu gốc sau khi được phân loại, tập hợp sẽ được nhập vào chương trình trênmàn hình bảng nhập liệu, kế toán sẽ lựa chọn và thiết lập phương pháp tính giá vốn

Trang 32

xuất kho, tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao… Cuối kỳ, kế toán thực hiện các búttoán kết chuyển và phân bổ thông qua các lệnh đã lập trình sẵn trong chương trình,

để chương trình tự động xử lý dữ liệu liên quan được nhập vào hệ thống, từ đó xuất

ra các thông tin đầu ra gồm các sổ kế toán, các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính…Khi muốn sửa hay xóa dữ liệu, kế toán thực hiện sửa và xóa trực tiếp trên màn hìnhbảng nhập liệu, chương trình sẽ tự động cập nhật những thay đổi và phản ánh lêncác sổ, các báo cáo liên quan Ở bất cứ thời điểm nào, nếu muốn in dữ liệu, kế toánđều có thể thực hiện in bằng cách vào mục sổ sách, báo cáo cần in và thực hiện lệnhin

Quy trình xử lý thông tin như sau:

Sơ đồ 1.12: Quy trình xử lý thông tin kế toán

Chứng

từ gốc

Nhập dữ liệu vào hệ thống

Hệ thống tự động xử lý theo thiết lập ban đầu

Sổ kế toán, báo cáo kế toán…

Trang 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán theo thông tư200/2014/TT- BTC, tại chương 1 đã trình bày được các nội dung sau:

+ Khái niệm bán hàng, xác định kết quả kinh doanh, yêu cầu, nhiệm vụ, vai tròcủa kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

+ Phương thức bán hàng, phương thức thanh toán

+ Kế toán doanh thu, chi phí, đặc điểm, phân loại, điều kiện thời điểm ghinhận doanh thu, chi phí, đồng thời nêu ra được chứng từ sử dụng, tài khoản vàphương pháp hạch toán

+ Các sổ kế toán và chỉ tiêu trình bày trên BCTC của phần hành kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh đã tạo nền tảng cơ sở lý luận vững chắc để cóthể đối chiếu, phản ánh thực trạng công tác kế toán kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh và An Toàn Giao ThôngHoàng Phi Long

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ AN NINH VÀ AN TOÀN

GIAO THÔNG HOÀNG PHI LONG 2.1 Tổng quan về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Giới thiệu chung về công ty:

Tên công ty: Công Ty TNHH MTV Thiết Bị An Ninh Và An Toàn Giao ThôngHoàng Phi Long

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại công ty

Các sản phẩm của công ty hầu hết là những trang thiết bị đèn còi phát tín hiệu ưutiên, thiết bị bảo hộ, hệ thống giám sát, đo lường….các sản phẩm chuyên dụng choCSGT, Bộ GTVT…Các sản phẩm của công ty chủ yếu không quá nghiêm ngặt về

Trang 35

bảo quản, thời gian sử dụng dài, các thiết bị điện tử chủ yếu sử dụng bằng pin…Hiện nay, công ty đang cung cấp một số sản phẩm như:

- Áo phản quang

- Ống thổi nồng độ cồn

- Mũ bảo hiểm cảnh sát giao thông

- Bộ đàm Motorola

- Thiết bị đo lưu tốc đọ dòng chảy

- Các loại biển báo…

- Camerra Mini gắn ngực áo KS21

- Côt đỡ đèn loa…

Đặc điểm về tổ chức kinh doanh tại công ty: Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức buôn bán các loại kít thử, buôn bán thiết

bị an ninh, an toàn giao thông…

Phạm vi hoạt động: Cung cấp hàng hóa cho mọi đối tượng có nhu cầu

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty có tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinhdoanh của công ty Phòng lãnh đạo của công ty là những người có năng lực, trình độtrong quản lý điều hành

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty Chức năng nhiệm vụ:

Ban Giám đốc: Là ban điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách

nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định quản lý điều hành hoạt

Trang 36

động của toàn công ty Giám đốc Công ty có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan.

Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, lập

bảng báo giá trình bày lên cho giám đốc để đưa giá đánh giá thích hợp nhất chotừng gói cước Duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng tiềm năng Tìmkiếm thêm các khách hàng trong và ngoài nước

Phòng tài chính – kế toán: Xây dựng hệ thống tổ chức kế toán thống kê toàn đơn

vị ngày một hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu kinh doanh và chế độ tài chính kế toánhiện hành Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh theo đúng chế độ kế toán

quy định Phát hiện và phản ánh kịp thời những vi phạm tài sản, vi phạm chế độ thu

chi tài chính Cung cấp kịp thời, chính xác số liệu tài chính cho giám đốc để lập kếhoạch đúng đắn cho sản xuất kinh doanh

Phòng hành chính: Làm công tác xây dựng và áp dụng các chế độ, quy định về

quản lý và sử dụng lao động trong công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọithay đổi trong công tác quản lý nhân sự Đồng thời phòng hành chính còn làmnhiệm vụ đảm bảo chế độ khen thưởng và đãi ngộ một cách đúng đắn cho toàn bộnhân viên trong công ty

2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán của công ty

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ

chức quản lý cũng như đặc điểm của kế toán phù hợp với điều kiện và trình độ quản

lý Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung.Theo mô hình này toàn

bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của công ty

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w