1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại softdreams

146 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Và Thương Mại Softdreams
Tác giả Nông Phương Hoa
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Ngọc Hân
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 16,53 MB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG... Điều này giúp cho các doanh nghiệp thấy đượcquy mô, cách th

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em, các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty Cổ phầnđầu tư công nghệ và thương mại Softdreams

Tác giả luận vănNông Phương Hoa

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I MỤC LỤC II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VI DANH MỤC SƠ ĐỒ VII DANH MỤC BẢNG BIỂU VIII DANH MỤC HÌNH IX

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KINH DOANH 5

1.1.1 Khái niệm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 5

1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 6

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 9

1.2.1 Các hình thức bán hàng và phương thức thanh toán 9

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 12

1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 20

1.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 25

1.2.5 Kế toán chi phí tài chính, doanh thu hoạt động tài chính 30

Trang 4

1.2.7 Kế toán chi phí thuế tndn 381.2.8 Kế toán xác định kế quả kinh doanh 401.3 HỆ THỐNG SỔ VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁNBÁN HÀNG CÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 421.3.1 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh 421.3.2 Hệ thống báo cáo tài chính 431.3.3 Trình bày nội dung kế toán bán hàng và xác định kết qảu kinh doanh lênBCTC 45KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 51CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁCĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY 522.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀTHƯƠNG MẠI SOFTDREAMS 522.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần công nghệ và thương mạiSoftdreams 522.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư công nghệvà thương mại softdreams 532.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty 542.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 572.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINHDOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠISOFTDREAMS 642.2.1 Đặc điểm phương thức bán hàng và phương thức thanh toán của công ty 64

Trang 5

2.2.2 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty cổ phần đầu

tư công nghệ và thương mại softdreams 68

2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams 81

2.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 86

2.2.5 Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính 99

2.2.6 Kế toán chi phí khác và doanh thu khác 103

2.2.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 111

2.2.8 Kế toán xác định kết quả Kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams 112

2.2.9 Thực trạng trình bày thông tin trên Báo cáo Tài chính 115

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI SOFTDREAMS 119

2.3.1 Ưu điểm: 119

2.3.2 Hạn chế 121

2.3.3 Nguyên nhân 122

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 123

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI SOFTDREAMS 124

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI SOFTDREAMS 124

3.2 YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 125 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG

VÀ XÁC ĐỊNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG

Trang 6

3.4 CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 130

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 132

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM THẢO 133

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 135

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 136

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 8

trả chậm, trả góp 18

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 20

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên 25

Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ .25 Sơ đồ 1.7: Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến Chi phí bán hàng 28

Sơ đồ 1.8: Trình tự một số nghiệp vụ kế toán Chi phí quản lý doanh nghiệp 30

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 32

Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán doanh thu tài chính 34

Sơ đồ 1.11: Sơ đồ hạch toán Thu nhập khác 36

Sơ đồ 1.12: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 38

Sơ đồ 1.14: Trình tự Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 40

Sơ đồ 1.15: Trình tự một số nghiệp vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh 42

Sơ đồ 1.16: Các bước ghi sổ theo hình thức kế toán máy 48

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 54

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty 58

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂUY

Biểu số 1: Danh sách tài khoản ngân hàng của công ty 68

Biểu số 2: Đơn giá bán sản phẩm 69

Biểu số 3: Sổ chi tiết TK 51131 77

Biểu số 4: Sổ Cái tài khoản 511 78

Biểu số 5: Sổ Nhật ký chung TK 511 79

Biểu số 6: Sổ chi tiết tài khoản 6421 91

Biểu số 7: Bảng tính và thanh toán lương cho bộ phận quản lý tháng 12 năm 202297 Biểu số 8: Sổ chi tiết TK 6422 98

Biểu số 9: Sổ Cái TK 642 99

Biểu số 10: Sổ cái TK 515 103

Biểu số 11: Sổ cái TK 811 106

Biểu số 12: Sổ cái TK 711 110

Biểu số 13: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 112

Biểu số 14: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 115

Trang 10

DANH MỤC HÌN

Hình 1 Màn hình đăng nhập phần mềm kế toán EasyBook 60

Hình 2 Màn hình hệ thống tài khoản của Công ty 61

Hình 3 Màn hình danh mục khách hàng của công ty 63

Hình 4 Bảng mã, tên của các gói dịch vụ phần mềm hóa đơn điện tử 64

Hình 5: Hình ảnh hóa đơn GTGT số 45458 ngày 05/12/2022 71

Hình 6: Phiếu thu theo hóa đơn số 45458 ngày 01/12/2022 72

Hình 7: Giấy báo có 73

Hình 8: Màn hình hạch toán TK 51131 75

Hình 9: Màn hình in sổ 76

Hình 10: Màn hình kết chuyển 77

Hình 11: Màn hình thông tin khách hàng 80

Hình 12: Trích hợp đồng được miễn phí phí khởi tạo 81

Hình 13: Màn hình phần hành 84

Hình 14: Màn hình nhập liệu TK 632 84

Hình 15: Màn hình kết chuyển 85

Hình 16: Màn hình phần hành 88

Hình 17: Màn hình nhập liệu TK 6421 88

Hình 18: Chi phí hoa hồng đại lý 90

Hình 19: Màn hình phần hành 93

Hình 20: Màn hình nhập liệu TK 6422 94

Hình 21: Màn hình kết chuyển 94

Hình 22: Hình ảnh hóa đơn chi phí quản lý doanh nghiệp 96

Hình 23: Màn hình hạch toán doanh thu tài chính 101

Hình 24: Màn hình in sổ TK 515 102

Hình 25: Màn hình kết chuyển 102

Hình 26: Giao diện hạch toán chi phí khác 105

Hình 27: Màn hình kết chuyển 105

Hình 28: Giao diện hạch toán thu nhập khác 108

Trang 11

Hình 29: Màn hình kết chuyển 109

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế Việt Nam trong những nămgần đây đang không ngừng từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Đặc biệt kinh tế nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đangphải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổncao; lạm phát đã tăng đến mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phảithắt chặt chính sách tiền tệ Tuy vậy, nền kinh tế nước ta trong năm qua đã có sựphục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đốilớn được đảm bảo Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực chophục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân vàcộng đồng doanh nghiệp Một số ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trướckhi có dịch Covid-19 Đứng trước tình hình đó thì bất cứ doanh nghiệp lớn, nhỏ nàocũng mong muốn không ngừng phát triển và có một chỗ đứng vững chắc trên thịtrường Để làm được điều đó thì việc tổ chức và quản lý hạch toán phục vụ cho nhucầu nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá tình hình kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh là yêu cầu tất yếu Điều này giúp cho các doanh nghiệp thấy đượcquy mô, cách thức kinh doanh cũng như khả năng phát triển hay suy thoasicuardoanh nghiệp, để từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn vàkịp thời trong tương lai

Đứng trước tình hình đó, Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mạiSoftdreams hiểu rằng ngoài việc nâng cao kết quả kinh doanh của công ty mình thìviệc tổ chức và quản lý hạch toan kế toán cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng gópphần giúp công ty tổ chức và quản lý hoạt động hiệu quả và giúp cho các nhà quản trịđưa ra được các quyết định đúng đắn và kịp thời Đặc biệt, thông tin về kết quả bánhàng và kết quả kinh doanh là một thông tin hết sức quan trọng đối với các đối tượngbên trong cũng như bên ngoài của doanh nghiệp Ắt hẳn là mỗi doanh nghiệp đều cónhững điểm mạnh và điểm yếu trong việc tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết

Trang 13

quả kinh doanh trong đơn vị của mình Vì thế, việc hoàn thiện kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh luôn luôn là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho mỗi doanhnghiệp bởi lẽ nó góp phần giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trênthị trường cũng như nâng cao tính minh bạch của các thông tin tài chính của đơn vị.Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mạiSoftdreams là cơ hội cho em tiếp cận thực tế với công tác kế toán tại công ty, đặc biệtlà công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Với sự giúp đỡ, chỉ bảovà hướng dẫn hết sức tận tình của Ts Trần Thị Ngọc Hân và các cán bộ kế toánPhòng Kế toán của công ty đã giúp em có thêm được những hiểu biết nhất định vềcông ty và công tác kế toán tại Công ty Ý thức được tầm quan trọng của công tác kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty nên sau quá trình thực tậptại công ty em quyết định chọn đề tài nghiên cứu để viết luận văn cuối khóa của mìnhlà “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tưcông nghệ và thương mại Softdreams”.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhắm làm rõ tình hình thực tế về tổ chứccông tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty, giúp Công tythấy được những mặt đã làm được và chưa làm được, qua đó đề xuất một số giảipháp góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 14

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng về nội dung công tác kế toán bán

hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thươngmại Softdreams ở khía cạnh KTTC

Về không gian: Nghiên cứu về mảng bán các gói phần mềm hóa đơn điện tử

EasyInvoice tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams

Về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát tài liệu thực trạng tại

Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams trong thời gian từ đầunăm 2021 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn của mình, em áp dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiêncứu, vận dụng kết hợp các phương pháp về nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tế,phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia, thống kê số liệu, phân tích, so sánh để thuthập tài liệu và xử lý tài liệu thể hiện:

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tác giả thực hiện nghiên cứu vấn đề lý luận thôngqua việc tham khảo các giáo trình, sách tham khảo, bài báo, tạp chí, các luận văn,luận án viết về đề tài kế toán bán hàng… Thu thập tài liệu thứ cấp về thực trạng bằngphương pháp quan sát, nghiên cứu về chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính củaCông ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams trong năm 2022 và cácthông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu khác

- Thu thập tài liệu sơ cấp: Thực hiện hỏi, xin ý kiến trực tiếp các cán bộ kếtoán và nhân viên khác tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mạiSoftdreams Bên cạnh đó, kết hợp tìm hiểu vấn đề nghiên cứu thông qua việc xin ýkiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia về lĩnh vực kế toán

Trang 15

- Tổng hợp xử lý tài liệu thu thập được làm luận chứng cho kết quả nghiêncứu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định tính và so sánh giữa thựctrạng và cơ sở lý luận để suy diễn, quy nạp và trình bày kết quả nghiên cứu.

5 Kết cấu luận văn

Nội dung của luận văn ngoài phần Lời mở đầu và phần Kết luận gồm có 3chương chính Cụ thể:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams.

Chương 3: Hoàn thiện nội dung công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả

kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams.

Vận dụng lý luận đã học tập và nghiên cứu tại Học viện Tài chính, kết hợp vớithực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh doanh thunhận được tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams cùng vớisự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Hân và các chị Phòng Kế toán tạiCông ty Do thời gian thực tập chưa nhiều và khả năng còn hạn chế nên luận văn của

em không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét vàchỉ bảo trực tiếp của Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Hân, các thầu, cô và các chị phòng Kếtoán để luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 16

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kinh doanh 1.1.1 Khái niệm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Khái niệm về bán hàng

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ngườithông qua trao đổi mua bán

Bán hàng là hoạt động chuyển quyền sở hữu sản phẩm gắn với phần lớn lợi ích rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất – kinh doanh, đây là quátrình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệhoặc vốn trong thanh toán Kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí đã bỏ ra vàdoanh thu đã thu về trong kỳ từ hoạt động bán hàng Nếu doanh thu lớn hơn chi phíquản lý doanh nghiệp thì kết quả kin doanh là lãi và ngược lại, nếu doanh thu nhỏhơn chi phí thì kết quả lỗ Việc xác định kết quả kinh doanh được tiến hành vào cuối

kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm là tùy thuộc vào từng đặcđiểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp

Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ,được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

Kế toán kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết doanh nghiệpthương mại hoạt động thực sự có hiệu quả không Thông tin về kết quả kinh doanh

do kế toán cung cấp sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp hữu hiệu, đểđem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp

Trang 17

Kết quả kinh doanh bằng tổng hợp doanh thu trừ chi phí, trong đó doanh thuvà chi phí được xác định phụ thuộc dựa vào nhu cầu sử dụng mà kế toán cung cấpcho nhà quản lý như trên xác định.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt độngkinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác

1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Như đã khẳng định, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa sốngcòn với doanh nghiệp Kế toán trong các doanh nghiệp với tư cách là một công cụquản lý kinh tế, thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vậnđộng của tài sản đó trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt độngkinh tế tài chính của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quản lýbán hàng và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp đó Nghiệp vụ bán hàngliên quan đến từng khách hàng, từng phương thức thanh toán và từng mặt hàng, từnglọai dịch vụ nhất định Do đó công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụđòi hỏi phải quản lý các chỉ tiêu như quản lý doanh thu, quản lý các khoản giảm trừdoanh thu, tình hình thay đổi trách nhiệm vật chất ở khâu bán, tình hình tiêu thụ vàthu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ về các khoản thanh toán côngnợ về các khoản phải thu của người mua, quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ,…Quản lý nghiệp vụ bán hàng, xác định kết quả kinh doanh cần bám sát các yêu cầusau:

Quản lý sự vận động cả từng mặt hàng trong quá trình xuất – nhập – tồn khotrên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị

Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanhtoán, từng khách hàng và từng loại sản phẩm tiêu thụ

Tiến hành đôn đốc thanh toán và thu hồi đầy đủ tiến hành đối với khách hàngcòn nợ để hạn chế trường hợp ứ đọng vốn do không thu hồi được nợ

Trang 18

Tính toán, xác định đúng đắn kết quả của từng loại hoạt động và thực hiệnnghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận.

Thực hiện phân bổ các chi phí theo các tiêu thức phân bổ hợp lý tức là phảiđảm bảo được các mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa số chi phí cần phân bổ với các tiêuchuẩn phân bổ, cụ thể để xác định kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ từng loại sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ cần phân bổ chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phíquả lý doanh nghiệp

Quản lý kế toán chi phí, doanh thu xác định kết quả kinh doanh phải phù hợpvới đặc thù về quản lý kinh tế của Việt Nam hiện nay, đặc thù của ngành và sự pháttriển trong tương lai Với đặc thù phát triển kinh tế đất nước theo kinh tế thị trườngđịnh hướng Xã hội chủ nghĩa nên việc quản lý kinh tế của Việt Nam có những đặcthù riêng Kế toán với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, nên không thể tách rờikhỏi các chính sách về quản lý kinh tế tài chính của một quốc gia Do đó, Nhà nướcphải sử dụng kế toán để quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.Với đặc thù này hệ thống kế toán Việt Nam xây dựng dựa trên các chính sách kinh tếtài chính hiện hành về doanh thu, chi phí và xác định kinh doanh do Nhà nước banhành

1.1.3 Vai trò, sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Thông tin kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh phục vụ cho nhiều đốitượng với nhiều mục đích khác nhau Cụ thể:

- Đối với cơ quan Nhà nước: Thông tin kế toán bán hàng và xác định kế quả kinhdoanh cung cấp giúp các cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát tình hình thực hiệnnghĩa vụ với Nhà nước

Trang 19

- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh là công cụ quan trọng trong quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt độngcủa doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

- Đối với các đối tượng khác như nhà cung cấp, nhà đầu tư

Với nhà cung cấp, họ những người đang có mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp,đặc biệt là các khoản nợ phải thu liên quan đến doanh nghiệp này Thông tin của kếtoán bán hàng và kết quả kinh doanh giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ lãi lỗ, đểtừ đó nhìn nhận chính xác về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động liên tục củadoanh nghiệp đối tác nhằm đưa ra các quyết định phù hợp nhất

Đối với nhà đầu tư, thông tin của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là

cơ sở để giúp họ đưa ra quyết định có nên đầu tư và doanh nghiệp nào đó haykhông ? Nhà đầu tư mang vốn của mình đi đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận là điều mànhà đầu tư nào cũng muốn Do vậy, Kết quả kinh doanh có tốt thì nhà đầu tư mới tintưởng doanh nghiệp và đầu tư vốn

Với sự hỗ trợ của kế toán bán hàng, doanh nghiệp sẽ hạn chế được sự thất thoáthàng hóa, phát hiện được những hàng hóa luân chuyển chậm, có biện pháp xử lýthích hợp, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vốn Các số liệu mà kế toán bán hàng vàxác định kết quả bán hàng cung cấp giúp doanh nghiệp nắm bắt mức độ hoàn chỉnhvề tình hình bán hàng, từ đó tìm hiểu những thiếu sót trong quá trình mua, bán, dự trữhàng hóa để đưa ra phương án, điều chỉnh nhằm thu được lợi cao nhất

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kếtquả tiêu thụ sản phẩm Kế toán có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng loại thành phẩm, hoàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủngloại và giá trị

Trang 20

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, cáckhoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp,đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.

- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của hoạt động bán hàng Kiểm tra,giám sát tình hình thực hiện kết quả và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng kếtquả bán hàng phục vụ cho việc lập BCTC và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liênquan đến quá trình bán hàng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp

Như vậy ta thấy kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đóng vai tròquan trọng trong doanh nghiệp nhằm xác định số lượng và giá trị của hàng hóa bán racũng như doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh doanh nghiệp Song để thực hiệntốt những nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần chú ýmột số điểm sau:

Xác định đúng thời điểm tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánhdoanh thu Báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán vớikhách hàng chi tiết theo từng hợp đồng kinh tế… nhằm giám sát chặt chẽ hàng hóabán ra, đôn đốc thanh toán, nộp tiền bán hàng vào quỹ

Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ Tổ chức hệ thống chứngtừ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học, tránh sự trùng lặp, bỏsót, chậm trễ

Xác định đúng và tập hợp đầy đủ giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp phát sinh trong kì Phân bổ chính xác các chi phí đó cho hàng tiêu thụ

1.2 Nội dung cơ bản của Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dịch vụ thương mại

1.2.1 Các hình thức bán hàng và phương thức thanh toán

Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán:

Trang 21

Trong bán hàng các doanh nghiệp có nhiều các khác nhau để phân phối sảnphẩm, hàng hóa đến người tiêu dùng Nhưng chung quy lại, doanh nghiệp có 2 cách

có thể đưa hàng hóa vào trong lưu thông, đó là bán buôn và bán lẻ Các hình thức này

có những đặc điểm cũng như ưu nhược điểm khác nhau mà doanh nghiệp cần sửdụng hợp lý để có thể tối ưu lượng hàng hóa bán ra

Bán buôn: Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng hóa cho các doanh

nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất… Đặc điểm của bán buôn là hàng vẫncòn nằm trong khâu lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng Hàng thường đượcbán theo lô hoặc bán với số lượng lớn Giá bán thường phụ thuộc vào số lượng hàngbán và phương thức thanh toán Các kênh phân phối của hình thức bán buôn đó là:

- Bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa, trong đó hàng hóaphải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp

Bán buôn hàng hóa qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:

+ Hình thức giao hàng trực tiếp: Bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệpđể nhận hàng Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho đại diện bên mua.Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán,hàng hóa đươc xác định tiêu thụ

+ Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đãký kết hoặc đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa, dùng phương tiện vận tảicủa mình hoặc đi thuê ngoài chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểmnào đó bên mua quy định trong hợp đồng Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp Khi bên mua kiểm nhận hàng, thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán thì mới được coi là tiêu thụ, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang chongười mua Chi phí vận chuyển do bên nào chịu được quy định trong hợp đồng

- Bán buôn vận chuyển thẳng: là phương thức bán buôn hàng hóa, theo đó,doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyểnbán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể được thực hiện qua hai hình thức:

Trang 22

+ Hình thức giao hàng trực tiếp ( giao tay ba):theo hình thức này, doanh nghiệpsau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Sau khiđại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóađược xác định là tiêu thụ.

+ Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng,nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài, vận chuyểnhàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thỏa thuận Hàng hóa chuyển bán vẫnthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi nhận được tiền của bên mua thanh toánhoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóachuyển đi mới được xác định là tiêu thụ

Bán lẻ: Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Đặc điểm

của phương thức bán lẻ là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào tiêu dùng.Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện Bán lẻ thường bán đơnchiếc hoặc số lượng nhỏ, giá cả ổn định Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thứcsau:

- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà trong đó táchrời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua Mỗiquầy hàng có một nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơnhoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy do nhân viên bán hàng giao.Hết ca ( hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn và tích kêgiao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hóa tồn quầy để xác định số lượng hàng đãbán trong ca ( trong ngày) và lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiền làm giấy nộptiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ

- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàngtrực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách Hết ca, hết ngày bán hàng, nhânviên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ Đồng thời, kiểm kê hànghóa tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáobán hàng

Trang 23

- Hình thức bán lẻ tự phục vụ ( tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tựchọn lấy hàng hóa, mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng Nhânviên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng.Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hóa ởquầy (kệ) do mình phụ trách Hình thức này được phổ biến ở các siêu thị.

- Hình thức bán trả góp: Theo hình hức này, người mua được trả tiền muahàng thành nhiều lần Doanh nghiệp, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường cònthu thêm ở người mua một khoản lãi do trả chậm Đối với hình thức này, về thựcchất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng Tuynhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hóa bán trả góp đượccoi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu

- Hình thức bán hàng tự động: Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hóamà trong đó các doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng chomột hoặc một vài loại hàng hóa nào đó đặt ở các nơi công cộng

Sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua

- Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hóa: Gửi đại lý bán hay ký gửihàng hóa là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý,ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếpbán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý Số hàng chuyển giaocho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khidoanh nghiệp được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toánhoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về sốhàng này

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng

a Nội dung

Trang 24

Doanh thu bán hàng là thu nhập chính của các công ty, đặc biệt là doanh nghiệpthương mại chuyên buôn bán, phân phối hàng hóa.

Theo chuẩn mực số 14 ban hành theo quyết định 149 ngày 31/12/2001 của BộTài Chính:

Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nhận thấy tầm quan trọng của doanh thu bán hàng trong sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp, nên việc ghi nhận doanh thu bán hàng cũng có những điều kiệnriêng biệt nhằm đảm bảo sự thận trọng trong ghi nhận Theo chuẩn mực kế toán số 14

“Doanh thu và thu nhập khác: ( ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thìdoanh thu bán hàng được ghi nhận thỏa mãn 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi rõ và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu đưuọc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Xác định doanh thu bán hàng dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Doanh thu và chi phí phải được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp và theonăm tài chính

- Chỉ ghi nhận doanh thu khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanhthu theo chuẩn mực kế toán – Doanh thu và thu nhập khác

Trang 25

- Khi trao đổi hàng hóa, dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì không đượcghi nhận doanh thu

- Doanh thu phải được theo dõi riêng theo từng loại, từng thứ, phục vụ yêu cầuquản lý

- Phải tách riêng biệt các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thuthuần

Thời điểm xác định doanh thu

- Đối với phương thức tiêu thụ trực tiếp thì quá trình tiêu thụ được coi là kếtthúc khi hàng hóa đã bàn giao cho khách hàng và đơn vị bán mất quyền sở hữu về sốhàng này

- Đối với hình thức bán hàng chuyển hàng theo hợp đồng thì số hàng này vẫnthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi người mua thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hoặc toàn bộ) thì hàng mới được coi làtiêu thụ, doanh thu mới được ghi nhận

- Trường hợp giao hàng gửi đại lý, kí gửi thì do hàng kí gửi vẫn thuộc quyềnsở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi đại lý thông báo bán được hàng hoặc trả tiền hàngmới được coi là tiêu thụ được và ghi nhận doanh thu

Nguyên tắc xác định doanh thu

Công thức xác định doanh thu:

Doanh thu thuần về bán hàng

= Tổng doanh thu bán hàng

- Các

- hoản giảm trừ doanh thu

Nguyên tắc xác định doanh thu:

Trang 26

- Đối với doanh nghiệp thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.

- Đối với doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộpthuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làtổng giá thanh toán

- Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặcthuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán(bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu)

- Những doanh nghiệp nhận giá công vật tư, hàng hóa thì chỉ phản ánh vàodoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, khôngbao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công

- Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giáhưởng hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng

- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệpghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạtđộng tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thờiđiểm ghi nhận doanh thu được xác nhận

b Chứng từ và tài khoản sử dụng

 Chứng từ sử dụng:

Một số chứng từ liên quan đến hoạt động doanh thu bán hàng:

+ Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng

+ Hóa đơn GTGT, tờ khai thuế GTGT

+ Hóa đơn bán hàng

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Phiếu thu, giấy báo có, séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu

Trang 27

+ Bảng kê bán lẻ hàng hóa, hóa đươn cước phí vận chuyển,…

 Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản chủ yếu sử dụng: TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ”

Tài khoản này dùng để phản ánh thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ thực tế củađơn vị thực hiện trong một kỳ kế toán

Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ được hạch toán vào tài khoản này là cáckhoản thu nhập hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kỳ ( Không kể đã thu đượctiền hay chưa thu được tiền) theo quy định

Trường hợp đơn vị có thu nhập hoạt động nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì phải quyđổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ

- Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 4 tài khoản cấp 2:+ Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

+ Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm

+ Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

+ Tài khoản 5118 – Doanh thu khác

- Tài khoản liên quan:

+ Các khoản thuế gián thu phải nộp ( GTGT, TTĐB, XK, BVMT)

+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ

+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ

+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Trang 28

Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chủ yếu của doanh thu bán hàng theo phương

thức tiêu thụ trực tiếp

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức tiêu thụ thông

qua đại lý, ký gửi hàng

Trang 29

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ Kế toán doanh thu bán hàng theo hình thức bán hàng

trả chậm, trả góp 1.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền giảm trừ cho người muahàng được tính vào doanh thu hoạt động kinh doanh Các khoản giảm trừ doanh thubao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

a Nội dung

Nguyên tắc xác định các khoản giảm trừ doanh thu

- Chiết khấu thương mại: Được dùng để phản ánh khoản tiền mà doanh nghiệp

đã giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua hàng ( sản phẩm, hàng hóa), dịchvụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trênhợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng

- Hàng bán bị trả lại: Được dùng để phản ánh doanh số của số sản phẩm, hàng

hóa… đã tiêu thụ bị khách trả lại mà nguyên nhân thuộc về lỗi của doanh

Trang 30

nghiệp như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng bị mất, kém phẩmchất,

- Giảm giá hàng bán: Được dùng để phản ánh các khoản bị giảm giá, bớt giá

của việc bán hàng trong kỳ

b Chứng từ và Tài khoản sử dụng

Chứng từ sử dụng:

- Chiết khấu thương mại: Trên hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT cần ghirõ tỉ lệ và số tiền chiết khấu Ngoài ra còn có thể kèm theo văn bản về chínhsách chiết khấu thương mại của công ty

- Giảm giá hàng bán: Bên mua và bên bán cần lập biên bản hoặc thỏa thuậnbằng văn bản ghi rõ số lượng, quy các hàng hóa, mức giá tăng (giảm) theo hóađơn bán hàng, lí do tăng (giảm) giá, lí do điểu chỉnh thuế đồng thời bên báncần lập hóa đơn điều chỉnh tăng (giảm) giá bán, điều chỉnh thuế GTGT chohóa đơn số hiệu, ngày tháng… Căn cứ vào hóa đơn mới được lập, bên bán vàbên mua điều chỉnh doanh số hàng hóa, thuế đầu vào, đầu ra và khai báo thuếtheo luật định

- Hàng bán bị trả lại: Bên mua sẽ phải trả hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bánhàng ban đầu cho người bán, bên bán sẽ hủy hóa đơn và lập hóa đơn mới nếuchỉ trả lại một phần hàng hóa, đòng thời viết phiếu nhập kho lại lô hàng bị trảlại do kém phẩm chất, không đúng phẩm chất, quy cách hoặc do vi phạm hợpđồng kinh tế

 Tài khoản sử dụng:

Theo thông tư 133/BTC/2016 dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để phản ánhcác khoản mục giảm trừ doanh thu trong kỳ sử dụng TK 511 – Doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ

TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

TK 521 không có số dư cuối kỳ và chi tiết thành 3 TK cấp 2:

Trang 31

TK 5211: Chiết khấu thương mại

TK 5212: Hàng bán bị trả lại

TK 5213: Giảm giá hàng bán

c Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Khi ghi giảm doanh thu

Khi ghi nhận sản phẩm bị trả lại

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán

a Nội dung

Trang 32

Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trongquá trình sản xuất kinh doanh Muốn quản lý chặt chẽ và xác định đúng giá vốn thìtrước hết doanh nghiệp phải nắm vững được sự hình thành của giá vốn.

Trong doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là trị giá của hàng hóa đã tiêu thụ, bao gồm trị giá mua vào của hàng hóa bán ra và chi phí thu mua hàng hóa phân bổ cho hàng hóa xuất bán ra trong kỳ.

Như vậy đối với doanh nghiệp sản xuất thì trị giá vốn hàng bán là trị giá thực

tế thành phẩm xuất kho Còn đối với doanh nghiệp thương mại trị giá vốn hàng xuất bán bao gồm giá mua và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa xuất bán Hàng

hóa của doanh nghiệp thường được nhập từ các nguồn và các đợt khác nhau Do đó,khi xuất bán phải áp dụng một trong các phương pháp xác định trị giá vốn hàng xuấtbán

Về nguyên tắc, thành phầm, hàng hóa xuất bán phải được phản ánh theo trị giáthực tế Tuy nhiên trong thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng giá thực tế hoặc giáhạch toán

Theo thông tư 133/2016 được Bộ tài chính ban hành doanh nghiệp có thể sử dụngcác phương pháp sau để xác định trị giá thực tế hàng hóa xuất kho:

- Phương pháp bình quân giá quyền:

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giátrị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu ký và giá trị từng loại hàng tồn khođược mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời

kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

Trong đó, có hai phương pháp bình quân gia quyền: Bình quân gia quyền cả

kỳ dự trữ và bình quân gia quyền liên hoàn Việc lựa chọn phương pháp nào còn phảicăn cứ vào đặc điểm của các doanh nghiệp

Việc áp dụng phương pháp này cho kết quả nhanh chóng và tương đối chínhxác, có thể áp dụng cho đa số các doanh nghiệp

Trang 33

Thực tế hiện nay đây là phương pháp được các doanh nghiệp với các quy môkhác nhau trong nền kinh tế lựa chọn nhiều nhất.

- Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sảnxuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lôhàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng đượcxuất ra hết

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàngxuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toánghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽtương đối sát với giá trị thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn khotrên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tạikhông phù hợp với chi phí hiện tại Theo đó, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giátrị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có từ đó rất lâu Mặt khác, nếu số lượng chủngloại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việchạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều

- Phương pháp giá thực tế đích danh:

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàngnhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương án tốtnhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanhthu thực tế của nó

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe.Chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trịlớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụngđược phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thìkhông thể áp dụng được phương pháp này

Trang 34

+ Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa xuất bán trong kỳ: Do chi phí muahàng liên quan đến nhiều chủng loại hàng hóa nên cần phân bổ chi phí mua hàngcho hàng hóa bán trong kỳ, hàng hóa tồn kho cuối kỳ và giữa các loại hàng hóakhác nhau Chi phí mua hàng có thể là: chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển, bốcxếp, bảo quản hàng hóa; tiền thuê kho hàng, bến bãi,…

+ Ứng với 2 trường hợp là bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng thì

ta có các xác định giá vốn như sau:

Trường hợp mua hàng về bán ngay, không qua kho:

(1.1)

Trường hợp xuất kho hàng bán:

(1.2)Theo thông tưsố

133/2016/TT-BTC trị giá hàng xuất kho được tính theo 1 trong 3 phương pháp làphương pháp bình quân gia quyền, phương pháp FIFO và phương pháp thực tế đíchdanh

+ Phương pháp bình quân gia quyền:

(1.3)+Phươngphápnhập trước xuất trước (FIFO): Phương pháp này dựa trên giả định là lô hàng nào

+ Chi phí

liên quan trong quá trình mua hàng

Giá vốn thực tế

hàng hóa xuất kho

trong kì

= Số lượng hàng xuất kho

x Đơn giá

thực tế bình quân

Trang 35

nhập kho trước sẽ được xuất bán trước, nên đơn giá thực tế của những lần nhập trướcđược lấy để tính giá trị của hàng xuất kho Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính dựatrên số hàng tồn kho cuối kỳ và đơn giá thực tế những lần nhập sau cùng.

+ Phương pháp thực tế đích danh: theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quảnlý được từng lô hàng nhập kho, khi xuất hàng của lô nào thì lấy đơn giá thực tếnhập kho của từng lô tương ứng

b Chứng từ, tài khoản sử dụng

Chứng từ sử dụng

Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn của hàng xuất bán bao gồm: trịgiá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng

đã bán

Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán giá vốn hàng bán bao gồm: Hóa đơnGTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao của bên mua và bênbán, thẻ kho, phiếu nhập kho,…

Tài khoản sử dụng

TK 632 – Giá vốn hàng bán, tài khoản này phản ánh giá vốn hàng bán, thànhphẩm, dịch vụ đã bán

TK 157 – Hàng gửi bán

Trang 36

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường

Trang 37

1.2.4.1 Kế toán Chi phí bán hàng

- Chi phí dụng cụ đồ dùng: là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường, tínhtoán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao các TSCĐ dùng trong khâu tiêuthụ như: cửa hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản,…

- Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa: là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa,bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian bảo hành

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản như chi phí thuê ngoài sửa chữaTSCĐ, tiền thuê kho bãi, bốc vác, vận chuyển, hoa hồng đại lý, chi phí thuê mặtbằng cửa hàng, nhà phân phối,…

- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trìnhtiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ nằm ngoài các chi phí kể trên, baogồm: chi phí tiếp khách, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, chi phí quảng cáo,chào hàng, hội nghị khách hàng…

Nguyên tắc hạch toán chi phí bán hàng

Trang 38

- Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán

sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sảnphẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa(trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển…

- Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quyđịnh của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán theo đúng Chếđộ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyếttoán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp

- Tài khoản Chi phí bán hnagf được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chiphí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền khác Tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từngngành, từng doanh nghiệp, tài khoản này có thể mở thêm một số nọi dung chi phí.Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác địnhkết quả kinh doanh”

b Chứng từ và tài khoản sử dụng

Chứng từ sử dụng

- Phiếu chi, giấy báo nợ, ủy nhiệm chi,… khi phát sinh các chi phí cho bộ phậnbán hàng

- Hóa đơn dịch vụ mua ngoài (tiền điện nước, tiền bảo hành sản phẩm, hoa hồngđại lý, tiền quảng cáo,…)

- Hóa đơn mua hàng: văn phòng phẩm, đồ dùng cho bộ phận bán hàng…

- Bảng tính lương cho nhân viên quản lý biên lai nộp thuế đất, thuế môn bài

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận

Tài khoản sử dụng

Trang 39

Để phản ánh các tài khoản liên quan đến chi phí bán hàng kế toán công ty sửdụng TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh, cụ thể sử dụng TK chi tiết 6421 – Chiphí bán hàng.

c Trình tự kế toán một số các nghiệp vụ chủ yếu

Sơ đồ 1.7: Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến Chi phí bán hàng 1.2.4.2 Kế toán Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền công, tiền lương và các khoản trích theolương của nhân viên quản lý

Trang 40

- Chi phí vật liệu quản lý: gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho công tácquản lý, sửa chữa TSCĐ, CCDC dùng chung cho toàn doanh nghiệp.

- Chi phí đồ dùng văn phòng: gồm giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng chocông tác quản lý

- Chi phí KH TSCĐ: là chi phí khấu hao những TSCĐ dùng chung cho toàn doanhnghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn,…

- Thuế, phí và lệ phí: gồm thuế nhà đất, thuế môn bài, các khoản phí, lệ phí giaothông, đường bộ,…

- Chi phí dự phòng: trích dự phòng nợ phải thu khó đòi,…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí về điện nước, điện thoại, thuê nhà, sửa chữaTSCĐ,… dùng chung cho toàn doanh nghiệp

- Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi bằng tiền khác phát sinh cho nhu cầu quảnlý doanh nghiệp ngoài các khoản chi phí đã kể trên

Nguyên tắc hạch toán:

Khi đã xác định được doanh thu và chi phí liên quan, kế toán cần xác định kếtquả bán hàng để phục vụ nhu cầu quản lý và định hướng phát triển của doanhnghiệp Kết qủa bán hàng là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động bánhàng trong một thời kỳ nhất định Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thuthuần với trị giá vốn hàng bán ra, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.Và kết quả bán hàng được biểu hiện bằng chỉ tiêu lỗ hoặc lãi về bán hàng

b Chứng từ và tài khoản sử dụng

Chứng từ sử dụng

- Phiếu chi, giấy báo nợ, ủy nhiệm chi… khi phát sinh các chi phí cho bộ phậnquản lý doanh nghiệp

- Hóa đơn dịch vụ mua ngoài

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w