1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần 24h group

102 9 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần 24H Group
Tác giả Trần Phương Yến Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Hưng
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Khái niệm xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thờ

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -TRẦN PHƯƠNG YẾN LINH

LỚP: CQ57/21.06

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.”

Tác giả luận văn

Trần Phương Yến Linh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC MẪU BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ix

MỞ ĐẦU 10

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 10

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 11

3 Phạm vi nghiên cứu 12

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Kết cấu luận văn 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 14

1.1 Khái quát chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 14

1.1.1 Đặc điểm doanh nghiệp thương mại 14

1.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại donah nghiệp thương mại 14

1.1.2.1 Khái niệm kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 14

1.1.2.2 Mối quan hệ giữa kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 17 1.1.2.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 17

1.2 Các phương thức bán hàng và các phương thức thanh toán 18

1.2.1Phương thức bán hàng 18

1.2.1.1 Hình thức bán buôn 18

Trang 4

1.2.1.2 Hình thức bán lẻ 19

1.2.2 Phương thức thanh toán 19

1.3 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 20

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 20

1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 20

1.3.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu 23

1.3.1.3 Kế toán giá vốn hàng xuất bán 25

1.3.1.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 29

1.3.1.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 32

1.3.1.6 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 35

1.3.1.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 37

1.3.1.8 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 39

1.3.2 Sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ 41 1.3.4 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng công nghệ thông tin 43

1.3.4.1 Sự cần thiết của áp dụng công nghệ thông tin trong kế toán 43

1.3.4.2 Sơ đồ ghi sổ 44

1.3.4.3 Ưu điểm và hạn chế 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 24H GROUP 46

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần 24H Group 46

2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần 24H Group 46

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 46

Trang 5

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 46

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý sản xuất kinh doanh 47

2.1.2.Đặc điểm tổ chức Tổ chức công tác kế toán tại công ty 48

2.1.2.1 Bộ máy kế toán 48

2.1.2.2 Chính sách kế toán 51

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần 24H Group 51

2.2.1 Đặc điểm hàng hóa và quy trình bán hàng hóa tại Công ty Cổ phần 24H Group 51

2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty Cổ phần 24H Group 52

2.2.2.1 Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 52

2.2.2.2 Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng 53

2.2.2.3 Ví dụ 54

2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 60

2.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 64

2.2.4.1 Kế tóan chi phí bán hàng 64

2.2.4.2.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 68

2.2.5 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 70

2.2.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 72

2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần 24H Group 73

2.3.1 Ưu điểm trong công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần 24H Group 74

2.3.2 Một số hạn chế trong công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần 24H Group 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78

Trang 6

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY

CỔ PHẦN 24H GROUP 79

3.1 Sự cần thiết của hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 79

3.2 Nguyên tắc chung để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 80

3.2.1 Nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

80 3.2.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 82

3.3 Một số giải pháp đề xuất hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần 24H Group 85

3.3.1 Hoàn thiện dưới góc độ kế toán tài chính 85

3.3.2 Hoàn thiện về tổ chức kế toán quản trị 89

3.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 90

3.4.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 90

3.4.2 Đối với Công ty Cổ phần 24H Group 92

3.4.3 Đối với hội kế toán Việt nam 95

3.4.4 Đối với kế toán viên của công ty 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán doanh thu bán hàng 22

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 25

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp kê khai thường xuyên 28

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ 29

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính 31

Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .34

Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán thu nhập khác 36

Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán chi phí khác 37

Sơ đồ 1.9: Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 38

Sơ đồ 1.10 - Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh 40

Sơ đồ 1.11 Quy trình ghi sổ kế toán máy 44

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 47

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty 49

Trang 9

DANH MỤC MẪU BIỂU

Mẫu biểu 2.1: sổ cái 511 58

Mẫu biểu 2.2 sổ cái TK 5111 59

Mẫu biểu 2.3: sổ cái TK 632 62

Mẫu biểu 2.4: sổ cái TK 6421 66

Mẫu biểu 2.5: sổ cái TK 6422 69

Mẫu biểu 2.6: sổ cái TK 635 71

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hóa đơn GTGT (đầu ra ) 56Hình 2.2 Phiếu thu 57

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc đưa ra quyết định thôngminh và chính xác dựa trên dữ liệu là vô cùng quan trọng Và kế toán bánhàng là một lĩnh vực không thể thiếu trong quá trình quản lý và điều hànhdoanh nghiệp thương mại Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này, doanhnghiệp cần phải hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh, cũng như cách áp dụng chúng trong hoạt động kinhdoanh hàng ngày

Với sự phát triển không ngừng của thị trường và môi trường kinhdoanh, sự cần thiết của việc nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh càng trở nên quan trọng hơn Kế toán bán hàng đóng vai tròquan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp cóthể xác định được doanh số bán hàng, chi phí, lợi nhuận và đưa ra quyết địnhkinh doanh hợp lý Đồng thời, việc xác định kết quả kinh doanh sẽ giúp doanhnghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có những đánhgiá và đưa ra kế hoạch phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình

Việc nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtrong doanh nghiệp thương mại là cực kỳ cấp thiết Kế toán bán hàng giúpcho doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh như sảnxuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của mình Nó giúp chodoanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ phát triển của công ty và có thểđưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp Còn xác định kết quả kinh doanhgiúp cho doanh nghiệp có thể biết được doanh thu, lợi nhuận, chi phí, lỗ lãi,đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và đúng thời điểm

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thị

Trang 12

trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng của mình Điều này giúp cho doanhnghiệp đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp và đánh giá được hiệuquả của các chiến lược này Hơn nữa, việc áp dụng kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được các số liệu chính xác,

cụ thể, từ đó giúp cho việc quản lý tài chính và chiến lược kinh doanh trở nênchính xác và hiệu quả hơn

Hơn nữa, nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tăng cường sự minh bạch, đảm bảotính chính xác và tin cậy của các thông tin kế toán và tài chính Điều này cực

kỳ quan trọng trong việc thu hút và giữ chân các nhà đầu tư, các cơ quan tàichính và khách hàng Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho doanh nghiệp có thể đưa

ra các quyết định tài chính và kinh doanh chính xác và đúng thời điểm, giảmthiểu rủi ro và tăng tính hiệu quả kinh doanh

Tóm lại, việc nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp thươngmại, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao và phát triển bềnvững

Quá trình thực tập tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại NgọcCường là cơ hội cho em tiếp cận với thực tế công việc của kế toán doanh thubán hàng và xác định kết quả kinh doanh cùng với sự chỉ bảo tận tình của côCấn Mỹ Dung em đã có thêm những hiểu biết về công việc này , Ý thức đượctầm quan trọng của Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh nên sau quá trình thực tập tại công ty , em đã quyết định chọn đề tài đểviết cuốn luận văn của mình là : “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty Cổ phần 24H Group“

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Trang 13

- Nhằm tìm hiểu thực trạng của công ty về kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh.Để từ đó hiểu thêm về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh cũng như đưa ra được những đánh giá về vấn đề này: ưu điểm nào cầnđược phát huy và hạn chế nào cần được khắc phục Đưa ra những đề xuất ý kiến

để giải quyết kịp thời những hạn chế để hoàn thiện hơn về kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh

- Đối tượng nghiên cứu : Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty Cổ phần 24H Group

3 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần 24H Group theo chế độ kế toántheo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của BTC

- Về không gian: tại văn phòng công ty Cổ phần 24H Group

- Về thời gian : Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề chung vàđặc biệt là các tài liệu liên quan trực tiếp đến kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh của công ty Cổ phần 24H Group trong năm 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài tại Công ty Cổphần 24H Group :

-Phương pháp duy vật biện chứng

-Phương pháp hạch toán kế toán

-Phương pháp so sánh đối chiếu thống kê

-Phương pháp phỏng vấn điều tra, kết hợp quan sát, phân tích, ghi chép

thực tế

5 Kết cấu luận văn

Bố cục của bài luận văn gồm 3 chương:

Trang 14

-Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và

xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại

-Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả

kinh doanh tại Công ty Cổ phần 24H Group

-Chương 3: Một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán

bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần 24H Group

Là sinh viên lần đầu tiếp cận với thực tế công tác kế toán, trước đề tài cótính tổng hợp và thời gian hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót

Em kính mong nhận được sự giúp đỡ và đánh giá, góp ý của ban lãnh đạo, cáccán bộ phòng kế toán Công ty Cổ phần 24H Group và các thầy cô giáo bộmôn trong Học Viện Tài Chính, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Quang Hưng để

em có thể hoàn thiện bài luận văn của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 03 tháng 05 năm 2023

Sinh viên Trần Phương Yến Linh

Trang 15

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

1.1.1 Đặc điểm doanh nghiệp thương mại

- Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp được thành lập chuyên về việccung cấp các hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóanhằm mang lại lợi nhuận Hoạt động thương mại chủ yếu phân thành 3 loại:mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại

-Đặc điểm mô hình doanh nghiệp thương mại ngày nay:

•Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sảnxuất và thị trường tiêu dùng Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ pháttriển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa racác phương án đáp ứng yêu cầu đó

•Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nângcao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng

và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng

•Doanh nghiệp thương mại còn làm nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệgiữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên 01 dây chuyền hoạt động sảnxuất và kinh doanh hiệu quả

•Doanh nghiệp thương mại còn là mô hình kinh doanh đem lại hiệu quảcho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường

1.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại donah nghiệp thương mại

1.1.2.1 Khái niệm kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

a Khái niệm kế toán bán hàng và quy trình bán hàng

Trang 16

Kế toán bán hàng là một phần của kế toán doanh nghiệp, nó được hiểuđơn giản là quản lý và ghi nhận các giao dịch kinh doanh liên quan đến việcbán hàng của doanh nghiệp Nó bao gồm việc thu thập thông tin liên quan đếnđơn hàng, hóa đơn, chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán hàng, cũng nhưquản lý việc thu nợ của khách hàng.

Mục đích chính của kế toán bán hàng là đảm bảo rằng các thông tin vềdoanh số bán hàng và lợi nhuận được ghi nhận đầy đủ, chính xác và theo thờigian Nó giúp cho các doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu quả của các chiếndịch bán hàng, phân tích thị trường và đưa ra các quyết định kinh doanh phùhợp

Quy trình bán hàng là chuỗi các hoạt động được thực hiện bởi doanhnghiệp để bán sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng Quy trình này bao gồmcác bước chính như sau:

Tiếp cận khách hàng: Đây là bước đầu tiên trong quy trình bán hàng, ở

đây doanh nghiệp cần xác định được khách hàng tiềm năng và tiếp cận họthông qua các phương tiện quảng cáo, truyền thông hoặc tìm kiếm thông tinkhách hàng từ các cơ sở dữ liệu

Phát triển mối quan hệ: Sau khi tiếp cận được khách hàng, doanh nghiệp

cần phát triển mối quan hệ với khách hàng, đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụphù hợp với nhu cầu của khách hàng và đưa ra các thông tin về sản phẩmhoặc dịch vụ đó

Xác định nhu cầu của khách hàng: Doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu

của khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp với nhu cầu đó

Tư vấn và giải đáp thắc mắc: Sau khi xác định được nhu cầu của khách

hàng, doanh nghiệp cần đưa ra các tư vấn và giải đáp các thắc mắc của kháchhàng liên quan

Trang 17

- Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệpthương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

+ Có sự trao đổi thỏa thuận giữa người mua và người bán, người bánđồng ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

+ Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa: người bán mất quyền sởhữu, người mua có quyền sở hữu về hàng hóa đã mua bán Trong quá trìnhtiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượnghàng hóa và nhận lại của khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng

Số doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh củamình

b Khái niệm xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhthông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhấtđịnh, được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ Kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kếtquả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt độngtạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch

vụ và hoạt động tài chính:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh= Tổng doanh thu thuần từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổngdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi (-) các khoản giảm trừ doanhthu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trựctiếp)

Trang 18

Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhậpthuần khác và chi phí khác:

Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác - Chi phí khác

Lợi nhuận = Kết quả hoạt động kinh doanh + Kết quả khác

1.1.2.2 Mối quan hệ giữa kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh

- Bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp còn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyếtđịnh tiêu thụ hàng hoá nữa hay không Do đó có thể nói giữa bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết Kết quả bán hàng là mụcđích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng la phương tiện trực tiếp để đạtđược mục đích đó

1.1.2.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh

a Vai trò

- Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọngkhông chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Đối với bản thân doanh nghiệp có bán được hàng thì mới có thu nhập để bùđắp những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nângcao đời sống của người lao động , tạo nguồn tích luỹ cho nền kinh tế quốcdân

- Việc xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở xác định chính xác hiệuquả hoạt động cuả các doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua việc nộpthuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, xác định cơ cấu chi phí hợp lývà sửdụng có hiệu quả cao số lợi nhuận thu được giải quyết hài hoà giữa cáclợi íchkinh tế: Nhà nước, tập thể và các cá nhân người lao động

b Nhiệm vụ

Trang 19

- Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra vàtiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán,chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác nhằm xácđịnh kết quả bán hàng.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, kỉ luậtthanh toán và quản lí chặt chẽ tiền bán hàng, kỉ luật thu nộp ngân sách Thựchiện tốt các nhiệm vụ trên củ ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chặtchẽ hàng hoá và kết quả bán hàng Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, kế toáncần nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán – đồng thời cầnđảm bảo một số yêu cầu sau:

- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng,xác định kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính

và quản lý doanh nghiệp…

1.2 Các phương thức bán hàng và các phương thức thanh toán.

1.2.1 Phương thức bán hàng

1.2.1.1 Hình thức bán buôn

Bán buôn là hình thức cung ứng dịch vụ và bán hàng hóa với khối lượnglớn hoặc theo lô hàng với giá được chiết khấu hoặc giá gốc Bán buôn thườngđược các trung gian thương mại như đại lý, tổng đại lý, nhà phân phối ápdụng Trong hình thức bán buôn lại bao gồm 2 phương thức nhỏ hơn là bánbuôn hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

•Bán buôn hàng hóa qua kho: Là hoạt động doanh nghiệp bán hàng

hóa, dịch vụ phải được xuất trực tiếp từ kho của mình Với hình thức bánhàng này, doanh nghiệp có thể giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại khohoặc chuyển hàng tới kho của bên mua hoặc địa điểm yêu cầu theo như hợpđồng

Trang 20

•Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Là hoạt động doanh nghiệp

thương mại mua lại hàng hóa, nhận được hàng, không nhập về kho mà chuyểnthẳng cho bên mua 2 hình thức chủ yếu của hoạt động bán buôn hàng hóavận chuyển thẳng là giao hàng trực tiếp hoặc chuyển hàng

1.2.1.2 Hình thức bán lẻ

Bán lẻ là phương thức bán hàng hóa, dịch vụ với số lượng ít, nhỏ lẻ, được ápdụng trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ấy Bán lẻ cónhiều hình thức thực hiện đa dạng hơn bán buôn Cụ thể là:

• Bán lẻ trực tiếp: Nhân viên bán hàng sẽ bán sản phẩm và thu tiền trực tiếpcủa khách hàng ngay lúc đó

• Bán hàng online: Doanh nghiệp sẽ đăng tải sản phẩm lên các kênh bán hàngonline như website, mạng xã hội, group, forum… và khách hàng sẽ truy cậpinternet để mua hàng, thanh toán online và đợi hàng được vận chuyển đến

• Bán lẻ trả góp: Với hình thức bán hàng này, khách hàng có thể trả tiền chodoanh nghiệp thành nhiều lần theo các chính sách trả góp Doanh nghiệp sẽnhận thâm được khoản lãi do khách hàng trả chậm

• Bán lẻ tự phục vụ: Khách hàng tự lựa chọn sản phẩm mình muốn mua vàđem ra quầy thu ngân để thanh toán Siêu thị và các trung tâm thương mạiphần lớn áp dụng hình thức bán hàng này

• Bán hàng tự động: Doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự động để bánsản phẩm, hàng hóa của mình

1.2.2 Phương thức thanh toán

-Bán hàng thu tiền ngay: Doanh nghiệp bán hàng được khách hàng thanhtoán ngay Khi đó lượng hàng hóa được xác định là tiêu thụ, đồng thời doanhthu bán hàng được xác định (doanh thu tiêu thụ sản phẩm trùng với tiền bánhàng về thời điểm thực hiện) Khách hàng có thể thanh toán dùng tiền mặthoặc không dùng tiền mặt (Uỷ nhiệm chi, séc,…)

Trang 21

-Bán chịu (bán hàng chưa thu tiền): Doanh nghệp xuất giao hàng hóađược khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay Lúc nàydoanh thu tiêu thụ sản phẩm đã được xác định nhưng tiền bán hàng chưa thu

về được

-Bán hàng trả chậm, trả góp có lãi: Là phương thức bán hàng thu tiềntrong nhiều kỳ, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua mộtphần, số tiền còn lại người mua được trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịumột tỷ lệ lãi suất nhất định Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theogiá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi trảchậm tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm, phù hợp với thời điểm ghinhận doanh thu được xác nhận

1.3 Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.

1.3.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng

-Hiểu theo cách khác, doanh thu bán hàng chính là bao gồm toàn bộ số tiền

đã thu được hoặc có quyền đòi về do việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong một thời gian nhất định

*Điều kiện ghi nhận:

Trang 22

- Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trừ phần vốn góp thêm của các cổ đông Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt

đã thu tiền hay sẽ thu được tiền

- Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắcphù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý

- Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn

có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế

- Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba

- Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể Doanh thu tính thuế chỉ được

sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc

kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng

- Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh

Trang 23

c Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán

- TK 5111: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

(6) (2b) (2a) TK911 TK 621, 627, 641, 642

(2a) Doanh thu chưa thực hiện (tổng giá thanh toán) khi nhận trước tiềnthuê cho hoạt động TSCĐ hoặc cho thuê BĐSĐT

(2b) Định kỳ tính và kết chuyển doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐhoặc cho thuê BĐSĐT của kỳ kế toán

Trang 24

(3) Sản phẩm, hàng hóa dùng ở phòng ban quảng cáo, khuyến mại,chuyển thành TSCĐ, … nội bộ (tiêu dùng nội bộ) (Doanh thu tiêu thụ nội bộghi nhận là toàn bộ chi phí sản xuất ra sản phẩm hoặc giá vốn của hàng hóa)(4) Sản phẩm, hàng hóa dùng để biếu tặng hoặc trả lương (Doanh thutiêu thụ nội bộ ghi nhận là giá bán thông thường của sản phẩm)

(5) Kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chi phíchiết khấu thương mại

(6) Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp

(7) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh

- Kế toán ghi nhận doanh thu từ các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nướccho doanh nghiệp:

+ Nhận được thông báo của Nhà nước về trợ cấp, trợ giá, kế toán ghi:

Nợ TK 3339 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá

+ Khi nhận được tiền từ Ngân sách Nhà nước thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3339

- Kế toán ghi nhận doanh thu từ phí quản lý:

Định kỳ, đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu từ phí quản lý do đơn vịcấp dưới nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (phí quản lý thu của công ty con)

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (phí quản lý thu của đơn vị thành viên,đơn vị cấp dưới)

Nợ TK 111, 112 (nếu thu tiền ngay)

Có TK 5118 – Doanh thu khác

1.3.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu

a Khái niệm

Trang 25

Các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháptrực tiếp và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu Các khoản giảm trừ doanhthu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệttrên những tài khoản phù hợp nhằm cung cấp thông tin cho kế toán để lậpBCTC.

- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêmyết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do người mua hàng đã mua sảnphẩm, hàng hóa với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đãghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng

- Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xácđịnh là tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạmcác điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảohành như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách…

- Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ chobên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất,không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng

- Một số khoản thuế như: Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, Thuếtiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất khẩu

b Chứng từ và tài khoản sử dụng

- Chứng từ sử dụng:Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại; Biên bản thỏathuận giảm giá; Hóa đơn hàng bán bị trả lại; Phiếu chi, giấy báo nợ ngânhàng; Các chứng từ nộp thuế,…

- Tài khoản sử dụng:

+ Kế toán chủ yếu sử dụng các tài khoản:

Trang 26

TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu Tài khoản này dùng để phản ánhcác khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụphát sinh trong kì, gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán

bị trả lại Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vàodoanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.Tài khoản 521 có 3 TK cấp 2:

TK 5211 – Chiết khấu thương mại;

TK 5212 – Giảm giá hàng bán

TK 5213 – Hàng bán bị trả lại;

TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp;

TK3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt;

TK3333 – Thuế xuất, nhập khẩu

+ Các Tài khoản liên quan khác như TK 111, TK 112, TK 131,…

Trang 27

(1b): Thuế GTGT phải nộp được giảm (nếu có)

(2a): Các khoản thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, thuếTTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp

- Trị giá mua của hàng xuất bán và trị giá vốn của thành phẩm xuất bánđược xác định theo 1 trong 3 phương pháp sau:

+ Phương pháp thực tế đích danh: Trị giá mua của hàng hóa, trị giá vốncủa thành phẩm được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữnguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng Khi xuất kho lô hàng nào sẽlấy đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính

+ Phương pháp nhập trước xuất trước: Giả thiết lô hàng hóa, thành phẩmnào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần nhập đó làm giá củahàng hóa, thành phẩm xuất kho

+ Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: Phương pháp tính theo đơngiá bình quân sau mỗi lần nhập.Theo phương pháp này chỉ tính được đơn giábình quân gia quyền của hàng luân chuyển vào cuối kỳ và sau đó tính trị giávốn của hàng hóa, thành phẩm xuất kho

Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện

cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp thích hợp

- Chi phí thu mua của hàng xuất bán trong kỳ được tính theo công thức:

Trang 28

Chi phí thu mua

của hàng xuất

bán trong kỳ

=

Chi phí thumua của hàngtồn đầu kỳ +

Chi phí thumua của hàngmua trong kỳ

×

Trị giá muacủa hàng xuấtbán trong kỳTrị giá mua

của hàng xuấttrong kỳ

+

Trị giá muacủa hàng tồncuối kỳ

b Chứng từ và tài khoản sử dụng

- Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; Bảng tổng hợpxuất, nhập tồn; Bảng phân bổ giá; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý,…

- Tài khoản sử dụng:

+ Chủ yếu sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán

Nếu kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên, TK

632 phản ánh Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chiphí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bántrong kỳ; Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồithường do trách nhiệm cá nhân gây ra; Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượttrên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xâydựng, tự chế hoàn thành; Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênhlệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dựphòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết)

Nếu kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK 632phản ánh Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ(vớiDNSX); Tổng giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm (không kể có nhậpkho hay không) (với DNSX); Trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong kỳ(với

Trang 29

DNTM); Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dựphòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

Ngoài ra tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đếnhoạt động kinh doanh BĐSĐT như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phícho nghiệp vụ cho thuê BĐSĐT theo phương thức cho thuê hoạt động (trườnghợp phát sinh không lớn), chi phí thanh lý, nhượng bán BĐSĐT…

+ Các tài khoản liên quan khác: 154, 155, 156, 157, 2141, …

c Trình tự kế toán

- Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên:

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp kê

khai thường xuyên

TK 1561 TK 632 TK 156 Giá trị hàng hóa XB HH bị trả lại

(1) Xuất hàng hóa, thành phẩm bán trực tiếp

(2) Xuất hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán

(3) Khi hàng gửi đi bán được xác định là tiêu thụ

(4) Trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho

Trang 30

(5) Chi phí sản xuất vượt trên mức bình thường không được tính vào trịgiá hàng tồn kho

(6) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(7) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(8) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng đã bán sang TK 911

- Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ:

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp

kiểm kê định kỳ

TK 156 TK 632 TK 911

Giải thích sơ đồ:

(1) Đầu kỳ kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ

(2) Đầu kỳ kết chuyển trị giá vốn của hàng gửi đi bán chưa được chấpnhận là tiêu thụ đầu kỳ

(3) Giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ

(4) Trị giá vốn hàng mua trong kỳ

(5) Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn cuả thành phẩm tồn kho cuối kỳ

(6) Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn của hàng gửi đi bán chưa được chấpnhận là tiêu thụ cuối kỳ

(7) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ sang TK 911

Kết chuyển GVHBXuất hàng hóa bán

Trang 31

1.3.1.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

a Nội dung doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính.

- Doanh thu tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thuđược từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán Doanhthu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức

và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi thỏa mãnđồng thời cả hai (2) điều kiện sau:

+ Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Tiền lãi (lãi tiền gửi, lãi chovay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, bán hàng trả góp);Lãi do bán, chuyểnnhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểmsoát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con; Cổ tức và lợi nhuận đượcchia;Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ;Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính

- Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạtđộng về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chấttài chính của doanh nghiệp Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Chi phí liênquan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính; đầu tư liên doanh, liên kết, đầu

tư vào công ty con (chi phí nắm giữ, thanh lý, chuyển nhượng các khoản đầu

tư, các khoản lỗ trong đầu tư ); Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn,mua bán ngoại tệ; Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, khoảnchiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ;Chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ; Tríchlập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn

b Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng

Trang 32

- Chứng từ sử dụng: Phiếu tính lãi tiền gửi, Phiếu tính lãi đi vay, Phiếuthu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có,

- Tài khoản sử dụng: Kế toán chủ yếu sử dụng các tài khoản:

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính

Ngoài ra có các TK liên quan khác: 111, 112, 3387, 121, 221,

c Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính và kế toán hoạt động tài chính.

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt

động tài chính

TK 515 TK 111, 112, TK 635

(1a) (1b)

TK 3387 (2a)

TK 112,121

(3a) (2b)

TK 413 (4a) (3b)

Trang 33

Giải thích sơ đồ

(1a): Thu lãi tiền gửi, tiền cho vay, lãi được chia từ hoạt động đầu tư; lãikhi bán ngoại tệ, lãi chệnh lệch tỉ giá ngoại tệ; lãi khi bán công cụ tài chính,chuyển nhượng, thanh lý các khoản đầu tư tài chính; khoản chiết khấu thanhtoán được hưởng

(2a): Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang TK 515 từ khoản lãi bánhàng trả chậm, trả góp

(3a): Lãi được chia từ hoạt động đầu tư và để lại đầu tư tiếp

(4a): Khoản chênh lệch tỉ giá thuần (Lãi tỷ giá bù lỗ tỷ giá >0) khi đánhgiá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm

(5a): Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp (nếu có) (6a): Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911(1b): Chi phí nắm giữ, bán ngoại tệ, các công cụ tài chính; chi phí chohoạt động đầu tư tài chính không tính vào vốn góp (nếu có); lỗ trong hoạtđộng đầu tư tài chính (nếu lỗ không trừ vào vốn góp); lỗ chênh lệch tỷ giángoại tệ; chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa; chiết khấuthanh toán cho khách hàng;

(2b): Khoản lỗ khi bán ngoại tệ, các công cụ tài chính; lỗ khi bán, thanh

lý, chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính; Chi phí cho hoạt động đầu tư(nếu tính vào vốn), khoản lỗ trong hoạt động đầu tư tính vào vốn góp

(3b): Khoản chênh lệch tỉ giá thuần (Lãi tỷ giá bù lỗ tỷ giá <0) khi đánhgiá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm

(4b): Trích lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư tài chính

(5): Hoàn nhập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư tài chính

(6b): Kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911

Trang 34

1.3.1.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

a Nội dung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quátrình bán hàng sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ Nội dung chi phí bánhàng bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chiphí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, chiphí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.Ngoài ra tùy hoạt động sản xuấtkinh doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị mà tài khoản

6421 “chi phí bán hàng” có thể mở thêm một số nội dung chi phí

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạtđộng quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác

có tính chất chung toàn doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm chiphí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chiphí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụmua ngoài, chi phí bằng tìền khác

b Chứng từ kế toán sử dụng

- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Bảng tính và phân bổ tiền lương,Hóa đơn thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo Nợ,Giấy báo Có, Bảng kê thanh toán tạm ứng và các chứng từ khác có liên quan

c Tài khoản sử dụng

- Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu sửdụng TK 6421, TK 6422

+ Tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng

TK này có thể mở các TK cấp 2 như sau:

TK64211 – Chi phí nhân viên

TK64212 – Chi phí vật liệu

TK64213 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng

Trang 35

TK64214 – Chi phí khấu hao TSCĐ

TK64221 – Chi phí nhân viên quản lý

TK64222 – Chi phí vật liệu quản lý

Trang 36

(5): Trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.

(6): Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả

(7): Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệpthực tế phát sinh trong kỳ

(8): Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận bán hàng, chi phísửa chữa lớn TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp

(9): Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911

1.3.1.6 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác.

a Nội dung thu nhập khác và chi phí khác

- Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khácngoài ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, bao gồm:Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Giá trị còn lại hoặc giá bán hoặcgiá trị hợp lý của TSCĐ bán để thuê lại theo phương thức thuê tài chính hoặc

Trang 37

thuê hoạt động; Tiền phạt thu được do khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợpđồng kinh tế; Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; Các khoản thuế đượcNhà nước miễn giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp; Thu từ các khoản nợphải trả không xác định được chủ; Các khoản tiền thưởng của khách hàng liênquan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu(nếu có); Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các cá nhân,

tổ chức tăng doanh nghiệp; Các khoản thu nhập kinh doanh từ các năm trước

bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán nay phát hiện ra,

- Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động khác ngoài hoạtđộng SXKD tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là những khoản lỗ docác sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Giátrị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (bình thường); Giá trị còn lại hoặcgiá bán của TSCĐ nhượng bán để thuê lại theo phương thức thuê tài chínhhoặc thuê hoạt động; Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế; Các khoản chi phí do ghi nhầm hoặc bỏ sótkhi ghi sổ kế toán; Các chi phí khác

Trang 38

(2): Phản ánh các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, kếtchuyển doanh thu chưa thực hiện

(3): Phản ánh các khoản tiền, hiện vật được biếu tặng; Các khoản thunhập khác như tiền thưởng, các khoản thu nhập bị bỏ quên, bỏ sót từ nămtrước,

(4): Khoản thuế GTGT phải nộp về các khoản thu nhập khác tính theophương pháp trực tiếp (nếu có)

(5) Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định kết quả

Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán chi phí khác

Trang 39

(5a)

(3): Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt, truy nộp thuế(4): Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí khác để xác định kết quảNgoài ra còn có một số nghiệp vụ về chi phí, thu nhập khác có liên quanđến hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

1.3.1.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

a Tài khoản sử dụng

Chủ yếu sử dụng TK 821 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK 821 đượcchi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

TK 8211 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;

TK 8212 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

+ Các Tài khoản liên quan khác: TK 3334, 243, 347,

(1a): Thuế TNDN hiện hành tạm nộp hoặc nộp bổ sung

(1b): Thuế TNDN hiện hành nộp thừa (Quyết toán)

(2a): Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh

(2b): Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

(3a): Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh

Trang 40

(3b): Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

(4): Kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành:

(4a): Chênh lệch số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có TK 8211 (4b): Chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8211(5): Kết chuyển chi phí thuế thu nhập hoãn lại:

(5a): Chênh lệch số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có TK 8212 (5b): Chênh lệch số phát sinh Có lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212

1.3.1.8 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

a Công thức xác định kết quả hoạt động kinh doanh

+ Kết quả kinh doanh trước thuế (1):

(1) = (2) - (3) + (4) - (5) - (6) - (7) + (8) - (9) (1.5)Trong đó:

(2) – Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

(3) – Giá vốn hàng xuất bán

(4) – Doanh thu hoạt động tài chính

(5) – Chi phí hoạt động tài chính

(6) – Chi phí bán hàng

(7) – Chi phí quản lý doanh nghiệp

(8) – Thu nhập khác

(9) – Chi phí khác

+ Kết quả kinh doanh sau thuế:

Kết quả kinh doanh

- Tài khoản sử dụng: Chủ yếu sử dụng các tài khoản:

+ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh TK 911 dùng để xác định vàphản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanhnghiệp trong một kỳ kế toán năm

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w