Nhận thức được tầm quan trọng của côngtác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong việc nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH ma
Trang 1KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH MAY QUẢNG BÍCH
Chuyên ngành : Kế toán doanh nghiệp
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Nga
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH may Quảng Bích” là công trình nghiên cứu của riêng em.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của Công ty TNHH may Quảng Bích, dưới sự hướng dẫn tận tình củagiáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Thị Nga
Nếu có sai sót gì em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Sinh viên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Kế toán,Học viện Tài chính đã tâm huyết dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu chochúng em trong suốt bốn năm học đại học để em có được những kiến thức chuyênmôn đầy đủ về ngành nghề kế toán Những kiến thức được tiếp thu trong suốt quátrình học tập tại trường không chỉ giúp em hoàn thành tốt khóa luận mà còn là hànhtrang quý báu để em có thể tự tin khi theo đuổi ngành nghề kế toán
Đặc biệt, TS Nguyễn Thị Nga đã hết lòng hỗ trợ em từ khâu chọn đề tài, cáchthức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị cho đến khi hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị kế toán tại Công ty TNHH may QuảngBích đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại phòng kế toán công ty
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên Khóa luận tốt nghiệp của em không tránhkhỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của
Cô để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4
1.1 Một số vấn đề về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 4
1.1.1 Vai trò nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 4 1.1.2 Doanh thu bán hàng, xác định kết quả kinh doanh 6
1.1.3 Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán 9
1.1.4 Các phương pháp tính giá xuất kho 10
1.2 Kế toán bán hàng 11
1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng 11
1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 18
1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 22
1.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 28
1.3 Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính 31
1.3.1 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 31
1.3.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 33
1.4 Kế toán chi phí và thu nhập của các hoạt động khác 35
1.4.1 Kế toán chi phí khác 35
1.4.2 Kế toán thu nhập khác 36
1.5 Kế toán xác định và phân phối kết quả kinh doanh 38
1.5.1 Nội dung 38
1.5.2 Chứng từ sử dụng 39
1.5.3 Tài khoản kế toán sử dụng 39
Trang 51.5.4 Phương pháp hạch toán 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 50
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MAY QUẢNG BÍCH 51
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH may Quảng Bích 51
2.1.1 Sơ lược về công ty 51
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 51
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty 52
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty TNHH may Quảng Bích 52
2.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH may Quảng Bích 63
2.2.1 Bán hàng và đặc thù hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH may Quảng Bích 63
2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH may Quảng Bích 64
2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 77
2.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 83
2.2.5 Kế toán hoạt động tài chính 91
2.2.6 Kế toán hoạt động khác 102
2.2.7 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 104
2.3 Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Công ty TNHH may Quảng Bích 112
2.3.1 Những điểm đạt được 112
2.3.2 Một số hạn chế trong công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH may Quảng Bích 114
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 117
Trang 6CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MAY QUẢNG
BÍCH 118
3.1 Các yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 118
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH may Quảng Bích 119
3.2.1 Đề xuất về nâng cao trình độ nhân viên kế toán 119
3.2.2 Đề xuất về công tác luân chuyển chứng từ, sắp xếp và bảo quản chứng từ 119
3.2.3 Đề xuất hạch toán đúng tài khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 120
3.2.4 Đề xuất về phương thức bán hàng 120
3.2.5 Đề xuất về các khoản chiết khấu thanh toán 120
3.2.6 Đề xuất về việc tuân thủ chính sách kế toán 122
3.2.7 Đề xuất về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 122
3.2.8 Đề xuất về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 124
3.2.9 Hoàn thiện về tổ chức kế toán quản trị 125
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 126
3.3.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 126
3.3.2 Đối với Công ty TNHH may Quảng Bích 127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 129
KẾT LUẬN 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
Trang 7DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐSĐT Bất động sản đầu tư
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về doanh thu bán hàng 14
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng qua đại lý tại bên giao đại lý trong trường hợp tiền hoa hồng cho đại lý được thanh toán riêng 15
Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng qua đại lý tại bên giao đại lý trong trường hợp đại lý giữ lại tiền hoa hồng 15
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng theo hình thức trả chậm, trả góp 16
Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng 17
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại 19
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại 20
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán 21
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 21
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng vốn (theo phương pháp kê khai thường xuyên) 27
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) 28
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 30
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính 32
Sơ đồ 1.14: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 34
Sơ đồ 1.15: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 36
Sơ đồ 1.16: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 38
Sơ đồ 1.17: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 42
Sơ đồ 1.18 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái 43
Sơ đồ 1.19 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 45
Sơ đồ 1.20: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 46
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH may Quảng Bích 53
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH may Quảng Bích 55
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung 60
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức sử dụng phần mềm kế toán trên máy
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Giao diện Bàn làm việc của phần mềm thể hiện tất cả các phần hành kế
toán mà công ty sẽ sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ 61
Hình 2.2: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 511 (Bước 1) 66
Hình 2.3: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 511 (Bước 2) 66
Hình 2.4: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 511 (Bước 3) 67
Hình 2.5: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 511 (Bước 4) 67
Hình 2.6: Phiếu xuất kho PX00043 68
Hình 2.7: Hóa đơn GTGT số 22 69
Hình 2.8: Trích sổ cái TK 511 70
Hình 2.9: Trích sổ chi tiết TK 511 71
Hình 2.10: Trích sổ Nhật ký chung Quý 4 72
Hình 2.11: Trích hợp đồng mua bán hàng hóa Số: 02102022/HĐCCHH/NEW 75
Hình 2.12: Hóa đơn GTGT số 21 76
Hình 2.13: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình tính giá xuất kho (Bước 1) 79
Hình 2.14: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình tính giá xuất kho (Bước 2) 80
Hình 2.15: Trích sổ cái TK 632 ( Trang 1) 81
Hình 2.16: Trích sổ cái TK 632 ( Trang 2) 82
Hình 2.17: Trích sổ cái TK 156 83
Hình 2.18: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 6422 (Bước 1) 86
Hình 2.19: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 6422 (Bước 2) 86
Trang 10Hình 2.20: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 6422 (Bước
3.1) 87
Hình 2.21: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 6422 (Bước 3.2) 87
Hình 2.22: Trích phiếu chi PC00114 88
Hình 2.23: Trích Sổ cái Chi phí quản lý doanh nghiệp 90
Hình 2.24: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 515 (Bước 1) 92
Hình 2.25: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 515 (Bước 2) 92
Hình 2.26: Sao kê ngân hàng tháng 12 95
Hình 2.27: Giấy báo Có 96
Hình 2.28: Trích sổ cái TK 515 98
Hình 2.29: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 635 (Bước 1) 99
Hình 2.30: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 635 (Bước 2) 99
Hình 2.31: Trích Sổ cái TK 635 101
Hình 2.32: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 711 (Bước 1) 103
Hình 2.33: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình ghi nhận TK 711 (Bước 2) 103
Hình 2.34: Trích Sổ cái TK 811 104
Hình 2.35: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình kết chuyển TK 911 (Bước 1) 108
Hình 2.36: Trích phần mềm Misa liên quan đến quy trình kết chuyển TK 911 (Bước 2) 108
Hình 2.37: Trích sổ chi tiết TK 911 109
Hình 2.38: Trích Sổ cái TK 911 110
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đangphải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổncao, lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ đã buộc các quốc giaphải thắt chặt chính sách tiền tệ Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine căngthẳng leo thang đã làm gia tăng rủi ro đối với thị trường trong nước Mặc dù tìnhhình về tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm đã có những chuyển biến tốt tuynhiên đều ở mức thấp so với năm 2021 Như vậy để doanh nghiệp có thể đứng vữngtrên thị trường thì doanh nghiệp sẽ phải tổ chức tốt công tác bán hàng, có chiến lượcbán hàng phù hợp để doanh nghiệp thích ứng với môi trường, nắm bắt cơ hội, huyđộng có hiệu quả các nguồn lực hiện có để nâng cao hiệu quả kinh doanh Do vậybên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác bán hàng và xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nó cungcấp thông tin cho nhà quản lý về tính hiệu quả, tình hình kinh doanh của từng đốitượng hàng hóa để từ đó có được những quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời
và có hiệu quả
Công ty TNHH may Quảng Bích là một tổ chức kinh doanh độc lập, từ khithành lập đến nay đã hoạt động có hiệu quả và không ngừng lớn mạnh Tuy nhiên,trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp khác thìbên cạnh những thuận lợi công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuấtkinh doanh và công tác tiêu thụ sản phẩm Nhận thức được tầm quan trọng của côngtác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong việc nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH may QuảngBích và sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Nguyễn Thị Nga, em quyết
định đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài : “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH may Quảng Bích” cho luận văn cuối khóa của mình.
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sâu về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, đưa ra những nhận xét tổng quan về các thành tựu đã đạt được và những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH may Quảng Bích.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận trên cơ sở theo quy định củaNhà nước và quy định của công ty, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ
kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày26/08/2016 và thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty TNHH may Quảng Bích
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH may Quảng Bích
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH may Quảng Bích
- Về thời gian: Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2023 tại Công ty TNHH mayQuảng Bích
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Vận dụng kết hợp các phương pháp về nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tế,phỏng vấn, tham khảo ý kiến của chuyên gia, thống kê số liệu, phân tích, so sánh đểthu thập tài liệu và xử lý tài liệu:
- Thu thập tài liệu sơ cấp: Tìm hiểu công tác kế toán bằng cách hỏi nhân viênphòng kế toán tại Công ty TNHH may Quảng Bích Đồng thời, em tìm hiểu vấn đềnghiên cứu thông qua việc xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn ThịNga
Trang 13- Thu thập tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu vấn đề lý luận thông qua việc thamkhảo các giáo trình, sách tham khảo, các luận văn viết về đề tài kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh Thông qua các phương pháp quan sát, nghiên cứu đểthu thập xử lý số liệu, so sánh sự biến động của một số chỉ tiêu giữa các kì kế toán,các năm tài chính về tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn cũng như các thông tincủa doanh nghiệp giữa các mốc thời gian khác nhau; cùng với phương pháp phântích tài chính dựa vào chứng từ, số liệu thu thập được để phân tích ưu, nhược điểmtrong công tác kinh doanh từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắcphục.
5 Kết cấu của luận văn
Nội dung Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH may Quảng Bích
Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH may Quảng Bích
Trang 14CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Một số vấn đề về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1 Vai trò nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm về bán hàng
- Bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn sảnxuất kinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ và hình thànhkết quả tiêu thụ Bán hàng là giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Thông qua quá trình bán hàng, nhu cầu của ngườitiêu dùng về một giá trị sử dụng nào đó được thỏa mãn và giá trị của hàng hoá đượcthực hiện
- Bán hàng là quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua quan
hệ trao đổi, đó là quá trình doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng vàkhách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm của quá trình bán hàng
- Đây là quá trình mua bán có sự thoả thuận, trao đổi giữa người mua và ngườibán Người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua và chấp nhận thanh toán
- Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: Người bán chuyển quyền sở hữuhàng hoá cho người mua
- Người bán giao hàng hóa cho người mua và nhận lại từ họ một khoản tiềnhay một khoản nợ tương ứng, khoản tiền này gọi là doanh thu tiêu thụ để bù đắp cáckhoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh Căn cứ trên khoản tiền haykhoản nợ mà người mua đã chấp nhận thanh toán đó để hạch toán kết quả kinhdoanh trong kỳ
1.1.1.3 Vai trò của quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Đối với doanh nghiệp, tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệpthương mại nói riêng Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh hạn chế sựthất thoát hàng hóa, phát hiện những hàng hóa chậm luân chuyển để có biện pháp
Trang 15xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn Số liệu mà kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp giúp cho doanhnghiệp tìm ra những thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua, khâu dự trữ và khâu bán
để có biện pháp khắc kịp thời
Đối với Nhà nước, số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh cung cấp, Nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tìnhhình tài chính của doanh nghiệp từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mônền kinh tế, đồng thời Nhà nước cũng có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tàichính và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp
Ngoài ra thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngcung cần, các kế toán bán hàng của doanh nghiệp biết được khả năng mua, dự trữ,bản các mặt hàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư, cho vay vẫn hoặc
có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp khác (kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh)
1.1.1.4 Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, kế toán được ví như một công cụđắc lực không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp cũng như đối với sự quản lý vĩ
mô của Nhà nước Chính vì vậy, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhcần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của mình đó là:
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, cáckhoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động bán hàng trong doanhnghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng
Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động bán hàng, giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt độngbán hàng
Trang 16Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định
kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phânphối kết quả
Như vậy, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rấtquan trọng Song để phát huy được vai trò và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trênđòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán thật khoa học, hợp lý, đồng thờicán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc tổ chức tốt công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh
1.1.2 Doanh thu bán hàng, xác định kết quả kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch và nghiệp vụphát sinh doanh thu như bán thành phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho kháchhàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoảnchiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị trả lại
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14 – Doanh thu và thu nhậpkhác) ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/200, khái niệm doanh thuđược hiểu như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thuđược trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
1.1.2.2 Các điều kiện ghi nhận doanh thu
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 thì doanh thu phải đượcghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phảiđược phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ Đối với các giao dịch làmphát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thuphải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa
vụ đã được thực hiện
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện sau:
Trang 17- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi íchgắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.Trong hầu hết các trường hợp thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thờiđiểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soáthàng hóa cho người mua Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi rogắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bánhàng và doanh thu không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liềnvới quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau
1.1.2.3 Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
và thuế xuất nhập khẩu Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thuthuần và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán Các khoản giảm trừ doanh thu phảiđược phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp,nhằm cung cấp các thông tin kế toán để lập báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinhdoanh, Thuyết minh báo cáo tài chính)
- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho kháchhàng mua với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã được ghitrên hợp đồng kinh tế
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
Trang 18- Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bịkhách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ =
Tổng doanh thu bánhàng và cung cấp dịch
vụ
- Các khoản giảm trừ
doanh thu
1.2.2.4 Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh
Theo Điều 68 thông tư 133/2016/TT-BTC: Kết quả kinh doanh là kết quả cuốicùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, cùng với các hoạt động kháctại doanh nghiệp, thể hiện bằng số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của doanh nghiệptrong một kỳ nhất định
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt độngsản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thuthuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tàichính và chi phí tài chính
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác vàcác khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Sau khi kết thúc kỳ kế toán cùng với quy trình kinh doanh hoàn thành, kết quảkinh doanh được xác định trên số chênh lệch giữa tổng doanh thu thu được và tổngchi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh tại doanh nghiệp Kết quả kinh doanhcuối cùng là phần lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp có thể lãi hoặc
lỗ Nếu kinh doanh bị lỗ, nghĩa là lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0, sẽ được bù đắp theochế độ và quy định của cấp có thẩm quyền Nếu doanh nghiệp có lãi, tức là lợinhuận sau thuế lớn hơn 0, được phân phối sử dụng theo đúng mục đích phù hợp với
cơ chế tài chính quy định cho từng loại doanh nghiệp
1.1.3 Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán
1.1.3.1 Các phương thức bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ hàng hóa được thực hiện theo nhiều
Trang 19Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ đã góp phần khôngnhỏ vào thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp Hiện nay các doanh nghiệpthường sử dụng một số phương thức tiêu thụ sau:
- Phương thức bán buôn: Bán buôn hàng hóa được hiểu là phương thức bánhàng cho người mua trung gian để họ tiếp tục chuyển bán hoặc bán cho các nhà sảnxuất Trong phương thức bán buôn thì có hai phương thức
+ Bán buôn qua kho: là bán buôn hàng hóa mà hàng hóa đó được xuất ra từkho bảo quản của doanh nghiệp
+ Bán buôn vận chuyển thẳng: là hình thức bán mà các doanh nghiệp thươngmại sau khi tiến hành mua hàng hóa không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng đếncho bên mua
- Phương thức bán lẻ: Là phương thức bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêudùng để sử dụng vào mục tiêu tiêu dùng nào đó
- Phương thức hàng đổi hàng: Là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bánđem vật tư sản phẩm, hàng hóa của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa, sản phẩm củangười mua Giá trao đổi là giá bán của hàng hóa, vật tư, sản phẩm đó trên thịtrường
- Phương thức bán hàng đại lý: Là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đạilý) xuất hàng cho bên nhận đại lý để bán Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lýdưới hình thức hoa hồng (bán đúng giá quy định của doanh nghiệp) hoặc chênh lệchgiá (trường hợp bán không đúng giá) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu và hoahồng phí khi đại lý bán được hàng và chấp nhận thanh toán
- Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp: Theo phương thức này, khi giaohàng cho người mua thì thành phẩm được xác định là đã tiêu thụ, doanh thu bánhàng được ghi nhận và được ghi theo giá bán (giá trả ngay một lần chưa thuế) tạithời điểm thu tiền một lần Khách hàng chỉ thanh toán một phần tiền mua hàng đểnhận hàng và phần còn lại trả dần trong một thời gian chịu khoản lãi theo quy địnhtrong hợp đồng Doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi này là doanh thu chưa thực hiện,
Trang 20sau đó kết chuyển dần số lãi này vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tươngứng với số lãi mà doanh nghiệp được hưởng trong kỳ đó.
1.1.3.2 Các hình thức thanh toán thường sử dụng
- Thanh toán ngay: Là hình thức thanh toán ngay sau khi nhận hàng bằng tiềnmặt hoặc chuyển khoản ngân hàng
- Thanh toán bù trừ: Khi khách hàng đã ứng trước cho doanh nghiệp một khoản tiềnhàng, sau khi nhận hàng thì số tiền còn phải trả được tính bằng tổng giá thanh toántrừ đi số tiền hàng đã ứng trước
- Trả chậm: Đối với những khách hàng truyền thống, thường xuyên hoặckhách hàng uy tín, doanh nghiệp có thể bán chịu trong một khoảng thời gian nhấtđịnh ghi trong hợp đồng Nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn thì sẽ đượchưởng chiết khấu thanh toán theo quy định của doanh nghiệp (nếu có) Tuy nhiên,trong trường hợp có những bằng chứng đáng tin cậy về khách hàng không có khảnăng thanh toán (phá sản, giải thể…) thì doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dựphòng cho những khoản phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báocáo tài chính Mức lập dự phòng phải thu khó đòi phải phù hợp với chế độ kế toánhiện hành
1.1.4 Các phương pháp tính giá xuất kho
1.1.4.1 Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi thànhphẩm, hàng hóa theo từng lô hàng Khi xuất kho thành phẩm, hàng hóa của lô nàothì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập của lô hàng đó để tính ra giá thực
tế xuất kho
1.1.4.2 Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này là vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải tính đơn giá bìnhquân của vật liệu tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho
Đơn giá bình
Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong
kỳ
Trang 21Trị giá vật liệu xuất trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất trong kỳ x Đơn giá bìnhquân
1.1.4.3 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, trước hết ta phải xác định đơn giá thực tế nhập khocủa từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuất trước Sau đó căn cứvào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theođơn giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lạiđược tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp sau
bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng
- Bán hàng hóa: Bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hànghóa mua vào
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện các công việc đã thỏa thuận trong 1 hoặc nhiều
kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản theo phương thứchoạt động, doanh thu bất động sản đầu tư
Trang 22Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và toàn bộ số tiền thu được hoặc sốthu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán (nếu có).
1.2.1.2 Chứng từ sử dụng
Chứng từ kế toán được sử dụng để kế toán doanh thu bao gồm:
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Thẻ quầy hàng
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủynhiệm thu, giấy báo Có của ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng, …)
- Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại, …
1.2.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng
Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 về chế độ kếtoán doanh nghiệp, tài khoản dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ là tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản 511
- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinhdoanh"
Trang 23Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấpdịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
TK 511 không có số dư cuối kỳ
1.2.1.4 Sổ kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Sổ chi tiết TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Sổ chi tiết TK 111 – Tiền mặt
- Sổ chi tiết TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Sổ Cái TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Sổ Nhật ký chung
1.2.1.5 Trình tự kế toán của một số phương thức bán hàng chủ yếu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
*Kế toán bán hàng thông thường
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thuphải nộp, như thuế GTGT (kể cả trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường
Trường hợp không tách ngay được số thuế gián thu phải nộp tại thời điểm ghinhận doanh thu, kế toán được ghi nhận doanh thu bao gồm cả số thuế phải nộp vàđịnh kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp Khi lập báo cáokết quả kinh doanh, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu
“Các khoản giảm trừ doanh thu” đều không bao gồm số thuế gián thu phải nộptrong kỳ do về bản chất các khoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận củadoanh thu
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 24Sơ đồ 1.1 : Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về doanh thu bán hàng
* Kế toán bán hàng theo phương thức gửi bán đại lý
Đối với hàng nhận đại lý theo phương pháp bán đúng giá hưởng hoa hồng,phần hoa hồng đại lý nhận hàng gửi bán được hưởng hạch toán vào doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ của đại lý Công ty có hàng gửi bán đại lý phải nộp thuếGTGT trên giá bán lẻ đăng kí
Tại bên giao đại lý
Nếu đại lý thanh toán riêng tiền hoa hồng
Trang 25Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng qua đại lý tại bên giao đại lý trong
trường hợp tiền hoa hồng cho đại lý được thanh toán riêng
Nếu đại lý thanh toán sau khi giữ lại hoa hồng
Trang 26*Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh nghiệp ghinhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay Phần chênh lệch giữa giá bán trảchậm, trả góp với giá bán ngay ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện phù hợp vớithời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng theo hình thức trả chậm, trả góp
* Kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng – trao đổi không tương tự
Trao đổi hàng này lấy hàng khác không tương tự về bản chất là giao dịch tạodoanh thu Giá trị ghi nhận doanh thu là giá trị hợp lý của hàng hóa nhận được khitrao đổi, phần chênh lệch giá trị giữa hàng mang đi trao đổi và hàng nhận về đượchai bên thanh toán bằng tiền
Trang 27Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán bán hàng theo phương thức trao đổi hàng
* Kế toán doanh thu tiêu dùng nội bộ
Hàng hóa xuất dùng tiêu dùng nội bộ cho các mục đích không tiếp tục kinhdoanh như dùng để trao đổi, cho, biếu, tặng, trả thay lương hoặc thưởng cho ngườilao động hoặc tiêu dùng trong các hoạt động liên hoan, đại hội công đoàn được tàitrợ bằng các nguồn khác, phải ghi nhận doanh thu, tính thuế GTGT phải nộp chohàng đã tiêu thụ như giao dịch bán hàng thông thường
Trường hợp xuất hàng hóa để dùng cho các bộ phận trong công ty, xuất tài sản
cố định tự sản xuất, thành phẩm để tiếp tục dùng cho các bộ phận của công ty, tiếptục cho quá trình sản xuất kinh doanh thì không phải xuất hóa đơn, không ghi nhậndoanh thu Doanh nghiệp sử dụng phiếu xuất kho
Trang 28Công ty xuất sản phẩm, hàng hóa ra tiêu dùng nội bộ tiếp tục quá trình sảnxuất kinh doanh như xuất dùng làm văn phòng phẩm, sử dụng làm tài sản cố định,
… thì công ty không phải lập hóa đơn Nghiệp vụ này ảnh hưởng làm hàng tồn khogiảm đồng thời ghi nhận tăng tài sản cố định, hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ tùythuộc vào nơi sử dụng
* Kế toán bán hàng có khuyến mại
Để thúc đẩy việc bán hàng, các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thứckhuyến mại Kế toán bán hàng có khuyến mại được thực hiện theo những nội dungsau:
Tặng hàng hóa dịch vụ cho khách hàng không kèm điều kiện mua hàng
- Đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo biếu tặng khôngthu tiền, không kèm điều kiện mua hàng, thì
+ Không ghi nhận doanh thu
+ Toàn bộ chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào chi phí bánhàng
+ Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán hạch toán
- Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng thì
+ Doanh thu bán hàng được phân bổ cho cả hàng khuyến mại
+ Chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào giá vốn hàng bántrong kỳ
1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Theo thông tư số 133/2106/BTC ban hành ngày 26/08/2016, các khoản giảmtrừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán
Trang 29bị trả lại trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên
Nợ TK 511 đối ứng với bên Có các TK 111, 112, 131, trong kỳ báo cáo
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệpkhông được hưởng phải nộp Ngân sách nhà nước (được kế toán ghi giảm doanh thutrên sổ kế toán TK 511) do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhànước, không thuộc doanh thu nên không được coi là khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.1 Kế toán chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại và khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêmyết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã muasản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấuthương mại đã ghi chép trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bánhàng Theo thông tư 133 thì kế toán chiết khấu thương mại trực tiếp vào bên Nợ TK511
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại
Trang 301.2.2.2 Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại
Doanh thu hàng bán bị trả lại và số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xácđịnh tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm cácđiều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như:Hàng kém phẩm chất, sai quy định, chủng loại Theo thông tư 133, kế toán hàngbán bị trả lại sử dụng Nợ TK 511
Bên Nợ: Doanh thu của hàng đã bán bị trả lại đã trả lại tiền cho người muahàng, hoặc trả vào nợ phải thu
Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại
1.2.2.3 Kế toán giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bênmua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, khôngđúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn… đã ghi trong hợp đồng Theo thông tư
133, kế toán giảm giá hàng bán sử dụng TK 511
Bên Nợ: Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng
Trang 31Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán
1.2.2.4 Phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 32để xác định trị giá vốn hàng xuất bán (Nếu sử dụng phương pháp nào thì phải sửdụng cả kỳ hạch toán không được thay đổi).
- Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bước 1: Tính trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất bán:
Theo quy định hiện hành, trị giá mua của hàng hóa xuất bán có thể tính theocác phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này khi xuất khohàng hoá thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và giá thực tế mua của lô đó
để tính giá mua của hàng xuất kho
+ Phương pháp bình quân gia quyền (Cả kỳ dự trữ): Trị giá vốn mua của hàngxuất kho được tính căn cứ vào số lượng xuất trong kì và đơn giá thực tế bình quântheo công thức:
Trị giá mua của hàng hóa nhập
kho trong kỳ
Trang 33Số lượng hàng tồn kho
đầu kỳ
=+ Số lượng hàng nhập trong kỳ+ Phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này dựa trên giảđịnh hàng nào được nhập kho trước thì xuất trước và lấy đơn giá mua của lần đó làtrị giá xuất kho Do đó hàng hóa tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lầnnhập sau cùng
Bước 2: Tính chi phí mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ:
Đến cuối kì kế toán phân bổ chi phí mua cho số hàng hoá xuất kho đã bántheo công thức:
Chi phí mua củahàng nhập trong kỳ
x
Trị giá muacủa hàngxuất bántrong kỳ
Trị giá mua của hàngtồn đầu kỳ
++
Trị giá mua hàngnhập trong kỳTrong đó hàng tồn đầu kì bao gồm hàng tồn trong kho, hàng đã mua nhưng còn đang
đi trên đường và hàng hoá gửi đi bán nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu
Bước 3: Tính trị giá vốn của hàng hóa đã bán trong kỳ:
Chi phí thu mua phân bổ chohàng hóa xuất bán
- Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Theo phương pháp này, cuối kỳ doanh nghiệp kiểm kê hàng tồn kho và tính trị giávốn thực tế hàng xuất kho theo công thức sau:
++
Trị giá vốn thực
tế của hàng nhậpkho trong kỳ
-
-Trị giá vốn thực tếcủa hàng tồn khocuối kỳ
1.2.3.3 Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho
Trang 34- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
- Bảng kê mua hàng
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính
- Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Thẻ quầy hàng
1.2.3.4 Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán.Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632:
* Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bántrong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường
do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phònggiảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa
sử dụng hết)
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐSĐT, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;
Trang 35+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐSĐT không đủ điều kiện tính vàonguyên giá BĐSĐT;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐSĐT trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐSĐT bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐSĐT phát sinh trong kỳ;
+ Số tổn thất do giảm giá trị BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá;
+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tàikhoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐSĐT phát sinh trong kỳ để xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh;
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênhlệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Trị giá hàng bán bị trả lại;
- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xácđịnh là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tếphát sinh);
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàngmua đã tiêu thụ;
- Số điều chỉnh tăng nguyên giá BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá khi có bằngchứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT có dấu hiệu tăng giá trở lại;
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đãtính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó đượchoàn lại
TK 632 không có số dư cuối kỳ
* Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Trang 36- Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho đầu kỳ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòngphải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoànthành
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK
155 “Thành phẩm”; TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh, dở dang”;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệchgiữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành đượcxác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
TK 632 không có số dư cuối kỳ
1.2.3.5 Sổ kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Sổ chi tiết TK 156 – Hàng hóa
- Sổ cái tài khoản 632, 156
1.2.3.6 Phương pháp hạch toán
Trang 37Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng vốn (theo phương pháp kê khai thường
xuyên)
Trang 38Sơ đồ 1.11: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
1.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệpgồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanhnghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản
Trang 39lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi;dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác
1.2.4.2 Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng của kế toán chi phí bán hàng là: Phiếu chi, phiếu xuất kho,bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu haoTSCĐ, hóa đơn bán hàng, giấy báo Nợ, hợp đồng dịch vụ mua ngoài, hóa đơn GTGT,hợp đồng mua bán hàng hóa, …
1.2.4.3 Tài khoản sử dụng
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 về chế độ kế toándoanh nghiệp, tài khoản sử dụng để phản ánh chi phí bán hàng: TK 642 – Chi phíquản lý kinh doanh Tài khoản chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2
TK 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trongquá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp vàtình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung củadoanh nghiệp phát sinh trong kỳ và và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK
911 – Xác định kết quả kinh doanh
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòngphải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
Bên Có:
- Các khoản được giảm chi phí quản lý kinh doanh
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số
dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 “Xác định kết quảkinh doanh”
Trang 401.2.4.4 Phương pháp hạch toán
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp