1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh đt tm quốc tế selena việt nam

172 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH ĐT & TM Quốc Tế Selena - Việt Nam
Tác giả Phùng Thị Khánh Chi
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Lan Hương
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 11,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (16)
    • 1.1. Khái quát chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh (16)
      • 1.1.1. Khái niệm của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (16)
      • 1.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (18)
      • 1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (18)
    • 1.2. Các phương pháp bán hàng và phương thức thanh toán trong (20)
      • 1.2.1. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp (20)
      • 1.2.2. Các phương thức thanh toán trong doanh nghiệp (21)
    • 1.3. Nội dung cơ bản của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh (22)
      • 1.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (22)
      • 1.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (27)
      • 1.3.3. Kế toán giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp (28)
      • 1.3.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh (32)
      • 1.3.5. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính (35)
      • 1.3.6. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác (39)
      • 1.3.7. Kế toán chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp (44)
      • 1.3.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (46)
    • 1.4. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng cho kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính (49)
      • 1.4.1. Hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán (49)
      • 1.4.2. Tổ chức trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính (50)
    • 1.5. Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán (53)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐT & TM QUỐC TẾ (56)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam (56)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam (56)
      • 2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam (59)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH ĐT & (63)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế (64)
      • 2.1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế (67)
      • 2.2.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam (84)
      • 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam (87)
      • 2.2.3. Kế toán Gía vốn hàng bán (106)
      • 2.2.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh (113)
      • 2.2.5. Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính (130)
      • 2.2.6. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác (134)
      • 2.2.7. Kế toán chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp (134)
      • 2.2.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (143)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh (152)
      • 2.3.1. Ưu điểm (152)
      • 2.3.2. Hạn chế (156)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (157)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐT & (159)
    • 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam (159)
    • 3.2. Yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam (159)
      • 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện (159)
      • 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện (160)
    • 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế (161)
    • 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế (165)
  • KẾT LUẬN (55)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Khái quát chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

1.1.1.Khái niệm của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm về bán hàng

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường với mục tiêu lợi nhuận Để thực hiện được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện được giá trị sản phẩm thông qua hoạt động bán hàng.

Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất – kinh doanh, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán.

+ Thứ nhất, quá trình bán hàng được xem là sự mua bán có thỏa thuận: doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

+ Thứ hai, trong quá trình này có sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa: từ doanh nghiệp sang khách hàng.

+ Thứ ba, doanh nghiệp giao cho khách hàng một lượng hàng hóa và nhận từ khách hàng một khoản tiền hay một khoản nợ gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh.

Qúa trình bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu thực hiện không tốt khâu bán hàng thì mọi cố gắng của doanh nghiệp trong các giai đoạn trước đều trở thành vô nghĩa Qúa trình bán hàng sẽ quyết định đến khả năng tài chính, khả năng thu hồi vốn để tái sản xuất ở doanh nghiệp.

1.1.1.2 Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh.

Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh giữa chi phí đã bỏ ra và doanh thu đã thu về trong kỳ từ hoạt động bán hàng Nếu doanh thu lớn hơn chi phí bán hàng thì kết quả kinh doanh là lãi và ngược lại, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì kết quả là lỗ Việc xác định kết quả kinh doanh được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm là tùy thuộc vào từng đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh Trong đó, doanh thu thuần là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu.

Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các chi phí khác.

Thông tin Kế toán xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi nhất cho mình.

1.1.1.3 Mối quan hệ giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Có thể cho rằng giữa bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau Bởi bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định việc tiêu thụ hàng hóa trong kì tiếp theo Kết quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp và bán hàng đóng vai trò là con đường để doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu ấy.

1.1.2.Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Nghiệp vụ bán hàng liên quan đến từng khách hàng, từng phương thức thanh toán và từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nhất định Do đó, công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải quản lý các chỉ tiêu như quản lý doanh thu, quản lý các khoản giảm trừ doanh thu, tình hình tiêu thụ và thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ về các khoản phải thu của người mua, quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ… Quản lý nghiệp vụ bán hàng, xác định kết quả kinh doanh cần bám sát các yêu cầu sau:

+ Quản lý sự vận động của từng mặt hàng trong quá trình nhập – xuất – tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị.

+ Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng và từng loại sản phẩm tiêu thụ.

+ Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng.

+ Tính, bán, xác định đúng đắn kết quả của từng loại hoạt động và thực hiện nghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo chế độ quy định.

1.1.3.Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.1.3.1 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Đối với bản thân doanh nghiệp việc bán được hàng giống như chìa khóa để giải quyết các hoạt động phát sinh trong doanh nghiệp bởi bán hàng giúp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp giúp bù đắp những chi phí bỏ ra và cả những chi phí chìm hàng tháng. Hơn nữa, việc tạo ra lợi nhuận từ bán hàng giúp doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và tạo nguồn tích lũy cho nền kinh tế quốc gia.

Thông qua kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng về từng loại mặt hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán; kiểm tra tình hình thực hiện các dự toán giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh Từ đó đưa ra những biện pháp định hướng cho hoạt động kinh doanh trong các kỳ tiếp theo và ngày càng hoàn thiện hoạt động kinh doanh, quản lý doanh thu, chi phí hiệu quả.

Thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với những người có lợi ích trực tiếp liên quan đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng và các chủ nợ,… Nó cung cấp thông tin cho các đội tượng này nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định kinh tế cho phù hợp.

Thông qua việc xác định kết quả kinh doanh một cách trung thực và đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được đúng thực trạng về tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình Và từ đó thực hiện đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước như: nộp thuế, phí, lệ phí và ngân sách Nhà nước. Việc xác định cơ cấu chi phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả cao số lợi nhuận thu được giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, tập thể và các cá nhân người lao động.

1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ công tác bán hàng và kết quả kinh doanh.Thông qua các thông tin bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung caaos,doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch về giá vốn hàng bán, chi phí và lợi nhuận, từ đó khắc phục được những thiếu sót và hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nhằm phát huy vai trò của kế toán trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh thương mại, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phản ánh và giám sát kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hóa mua

Các phương pháp bán hàng và phương thức thanh toán trong

Thứ hai, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước.

Thứ ba, phản ánh nhanh chóng, kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.

Thứ tư, cung cấp thông tin chính xác, trung thực, lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để lập Báo cáo tài chính một cách minh bạch Từ đó, đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

1.2.Các phương pháp bán hàng và phương thức thanh toán trong doanh nghiệp.

1.2.1.Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp

Qúa trình bán hàng của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều phương thức bán hàng khác nhau, phương thức bán hàng có thể được hiểu là các cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để tiêu thụ hàng hóa Hiện nay, việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ đã góp phần không nhỏ vào thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường sử dụng một số phương thức bán hàng như sau:

Bán buôn hàng hóa, thành phẩm là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất… Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng.

Do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn.

Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các tổ chức kinh tế mang tính chất tiêu dùng Bán lẻ thường bán với khối lượng nhỏ, thay đổi theo yêu cầu của khách hàng, giá bán ổn định.

 Phương thức bán hàng qua đại lý:

Phương thức bán hàng qua đại lý là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý (bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

 Phương thức bán hàng trả góp:

Khi giao cho người mua thì hàng hóa được coi là hàng tiêu thụ Người mua được trả tiền mua hàng nhiều lần Ngoài số tiền bán hàng, doanh nghiệp còn được hưởng thêm ở người mua một khoản lãi về trả chậm.

Ngoài ra, còn có các phương thức khác như hàng đổi hàng, kỳ gửi,…

1.2.2.Các phương thức thanh toán trong doanh nghiệp

Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng mua, doanh nghiệp thương mại thanh toán ngay tiền cho người bán, có thể bằng tiền mặt,bằng tiền cán bộ tạm ứng, bằng chuyển khoản, có thể thanh toán bằng hàng(hàng đổi hàng)… những hóa đơn từ 20 triệu trở lên phải chuyển khoản theoThông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 1, Khoản 10 sửa đổi, bổ sung Điều 15,Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do BộTài chính ban hành.

Phương thức thanh toán chậm trả: Doanh nghiệp đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho người bán Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thỏa thuận.

Nội dung cơ bản của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

1.3.1.Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.3.1.1 Các nội dung cơ bản về kế toán doanh thu bán hàng.

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giao dịch như bán sản phẩm hàng hóa cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 (VAS 14) “Doanh thu và thu nhập khác” như sau:

(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát;

(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng

Doanh thu và chi phí tạo ra doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách hợp lý, trung thực.

Nguyên tắc hạch toán doanh thu

Theo Điều 56 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định Nguyên tắc kế toán doanh thu cụ thể như sau:

1 Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trừ phần vốn góp thêm của các cổ đông Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

2 Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào ban chất giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý.

- Một hợp đồng kinh tế có thể bao gồm nhiều giao dịch Kế toán phải nhận biết các giao dịch để áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu phù hợp.

- Doanh thu phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

- Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ và được ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

3 Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế;

Việc phân loại các khoản lãi, lỗ là thực hiện hoặc chưa thực hiện không phụ thuộc vào việc đã phát sinh dòng tiền hay chưa.

Các khoản lãi, lỗ phát sinh do đánh giá lại tài sản, nợ phải trả không được coi là chưa thực hiện do tại thời điểm đánh giá lại, đơn vị đã có quyền đối với tài sản và đã có nghĩa vụ nợ hiện tại đối với các khoản nợ phái trả.

4 Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ:

- Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ mội trường) phải nộp;

- Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng do bán hàng đại lý;

- Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng;

Trường hợp các khoản thuế gián thu phải nộp mà không tách riêng ngay được tại thời điểm phát sinh giao dịch thì để thuận lợi cho công tác kế toán, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toán bao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thu đối với sổ thuế gián thu phải nộp Tuy nhiên, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán bắt buộc phải xác định và loại trừ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp ra khỏi các chỉ tiêu phản ánh doanh thu gộp.

5 Thời điểm căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc và tìu theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.

6 Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh.

1.3.1.2 Tài khoản kế toán sử dụng và trình tự kế toán doanh thu bán hàng. Chứng từ sử dụng

+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi; Thẻ quầy hàng,…

+ Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo Có, bảng sao kê,…)

Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kì kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh Tài khoản này chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. Đối với doanh nghiệp, TK 511 được mở theo các tài khoản cấp 2 như sau: + TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa

+ TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm

+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

+ TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá

+ TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản có liên quan:

+ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

+ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

TK liên quan khác: TK 111, TK 112, TK 113,…

Trình tự kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng cụ thể như sau: kế toán nhập các chứng từ ban đầu liên quan về hoạt động bán hàng vào phần mềm kế toán để làm căn cứ tổng hợp vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp liên quan.

Căn cứ theo hóa đơn GTGT, kế toán tiến hành định khoản để làm căn cứ ghi nhận doanh thu bán hàng trong kỳ.

+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu được ghi nhận là giá bán chưa thuế của hàng hóa, dịch vụ đó.

+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu được ghi nhận là tổng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trình tự kế toán doanh thu bán hàng được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và CCDV

1.3.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.3.2.1.Các nội dung cơ bản về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.

Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng cho kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

1.4.1.Hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán

Theo Phụ lục 4 - Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của

Bộ Tài chính thì hình thức sổ kế toán bao gồm có các hình thức sau:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung;

- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái;

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.

Tuy nhiên, hiện nay đa số các doanh nghiệp đều sử dụng hình thức Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái các tài khoản 511, 632, 6421, 6422, 911,…; Các sổ kế toán chi tiết liên quan.

Sổ Nhật ký chung: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng thời kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của nghiệp vụ đó Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Sổ Cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng thời kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng trong doanh nghiệp Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

Các sổ kế toán chi tiết liên quan như: Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết phải thu khách hàng, Sổ chi tiết chi phí bán hàng,… được mở theo yêu cầu quản lý chi tiết cụ thể của đơn vị đối với nghiệp vụ phát sinh.

1.4.2.Tổ chức trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

1.4.2.1 Trên Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a-DNN)

Báo cáo tình hình tài chính là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Các chỉ tiêu thông tin liên quan đến bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên Báo cáo tình hình tài chính:

- Chỉ tiêu Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 181)

- Chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)

1.4.2.2 Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cách lập các chỉ tiêu này như sau:

Cơ sở số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước liền kề, sổ kế toán các tài khoản loại 3, 5, 6, 7, 8, 9 có liên quan.

+ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (MS 01): Căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có của TK 511 trong kỳ báo cáo tổng hợp lại để ghi.

+ “Các khoản giảm trừ doanh thu” (MS 02): Căn cứ số phát sinh lũy kế bên Nợ TK 511 trong kỳ báo cáo tổng hợp lại để ghi.

+ “Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ” (MS 10):

Tính bằng: MS 10 = MS 01 – MS 02

+ “Giá vốn hàng bán” (MS 11): Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có TK 632 đối ứng phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong kỳ.

+ “Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ” (MS 20):

Tính bằng: MS 20 = MS 10 – MS 11

+ “Doanh thu hoạt động tài chính” (MS 21): Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Nợ TK 515 dối ứng phát sinh Có TK 911 của các tháng trong kỳ.

+ “Chi phí hoạt động tài chính” (MS 22): Căn cứ vào lũy kế số phát sinh

Có TK 635 đối ứng phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong kỳ.

+ “Chi phí quản lý kinh doanh” (MS 24): Căn cứ vào lũy kế số phát sinh

Có TK 6421, 6422 đối ứng phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong kỳ báo cáo.

+ “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” (MS 30):

Tính bằng: MS 30 = MS 20 + MS 21 – MS 22 – MS 24

+ “Thu nhập khác” (MS 31): Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Nợ TK 811 đối ứng phát sinh Có TK 911 của các tháng trong kỳ báo cáo.

+ “Chi phí khác” (MS 32): Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Nợ TK 911 đối ứng phát sinh Có TK 711 của các tháng trong kỳ báo cáo.

+ “Lợi nhuận khác” (MS 40) = MS 31 – MS 32

+ “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” (MS 50) = MS 30 + MS 40

+ “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” (MS 51): Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có TK 821 đối ứng phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong kỳ báo cáo.

+ “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” (MS 60) = MS 50 – MS 51

Căn cứ vào số liệu cột “Năm nay” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước liền kề để chuyển số liệu ghi tương ứng theo từng chỉ tiêu.

1.4.2.3 Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bản tổng hợp lại tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp được phân loại theo 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định.

+ “Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác” (Mã số 01): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu (tổng giá thanh toán) trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, hoa hồng và các khoản doanh thu khác (như bán chứng khoán kinh doanh), kể cả các khoản tiền đã thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hóa, dịch vụ.

+ “Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ” (Mã số 02): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền (tổng giá thanh toán) đã trả trong kỳ do mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, kể cả số tiền chi mua chứng khoán kinh doanh và số tiền đã thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc ứng trước cho người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ “Tiền chi trả cho người lao động” (Mã số 03): Chỉ tiêu này được lập căn cứ và tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương,tiền công, phụ cấp, tiền thưởng mà doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng.

Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, để thuận tiện cho việc kiểm soát và quản lý thì doanh nghiệp cũng áp dụng kế toán máy vào trong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giúp cho công việc kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ngày càng nhanh chóng, khoa học và đạt được hiệu quả tốt hơn.

Nguyên tắc tổ chức kế toán Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng. Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hóa cao, trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật trong công tác kế toán.

Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất song phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Mã hóa là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu các đối tượng cần quản lý Việc xác định các đối tượng mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.

Mã hóa các đối tượng quản lý cho phép sử dụng các ký hiệu ngắn gọn để mô tả thông tin, làm tăng tốc độ nhập liệu và xử lý thông tin, giúp cho việc nhận diện thông tin một cách chính xác trong quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Việc mã hóa các đối tượng quản lý được thực hiện qua 3 bước:

+ Xác định đối tượng cần mã hóa (Khách hàng, Hàng hóa,…)

+ Lựa chọn phương pháp mã hóa thích hợp cho từng đối tượng (Mã hóa phân cấp, liên tiếp, tổng hợp,…)

+ Triển khai mã hóa theo phương pháp mã hóa đã lựa chọn cho từng đối tượng quản lý.

Quy trình thực hiện công việc kế toán máy

Xây dựng và khai báo hệ thống danh mục đối tượng kế toán: danh mục tài khoản, danh mục chứng từ, danh mục hàng hóa, danh mục khách hàng Hệ thống danh mục này cho phép tăng cường tính tự động trong quá trình nhập dữ liệu.

Cập nhật số dư ban đầu: Kế toán chi phí phải cập nhật số dư ban đầu của tài khoản mới sử dụng phần mềm kế toán Bắt đầu từ kỳ kế toán tiếp theo máy tính sẽ tự động kết chuyển số dư cuối kỳ trước sang số dư đầu kỳ này.

Nhập dữ liệu phát sinh: Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu như:Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi,… để nhập thông tin vào máy tính.Sau khi nhập hết các thông tin thì máy tính sẽ tự động xử lý các số liệu đưa vào các sổ phù hợp Sản phẩm cuối cùng của quy trình kế toán máy là sổ sách báo cáo Đó là các Sổ Cái các TK 511, TK 632, TK 515,…

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng để cấu thành hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp Nó đóng một vai trò quan trọng quyết định trực tiếp đến sụ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp thương mại.

Nội dung chương 1 đã làm rõ những lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khái niệm về công tác bán hàng và phương thức thanh toán cũng như những nội dung cơ bản của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Chương này cũng đã đề cập đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh về các vấn đề: Nội dung các phần hành kế toán; Cách hạch toán từng phần hành; Chứng từ làm căn cứ ghi sổ, hạch toán; Hệ thống sổ kế toán liên quan và Cách trình bày thông tin liên quan lên Báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã đưa ra các thông tin trong việc thực hiện kế toán trên phần mềm Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Nghiên cứu quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cũng như nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa chúng là mối quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp để định hướng phát triển bền vững.

Qua chương 1, chúng ta được cung cấp những lý luận cơ bản, từ đó giúp việc đi sâu nghiên cứu kế toán tại một đơn vị được dễ dàng và cụ thể hơn Lý luận của chương 1 vừa là nền tảng để nghiên cứu vừa là cơ sở so sánh và hiểu rõ hơn thực trạng của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam ở chương 2, đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hợp lý ở chương 3.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐT & TM QUỐC TẾ

Tổng quan về Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam

Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Công ty được thành lập vào ngày

07 tháng 03 năm 2018 với giấy phép đăng ký kinh doanh số 2600996555 do

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp với tên gọi và trụ sở như sau:

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam

- Địa chỉ: Khu 10, xã Văn Lung, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

- Người đại diện: NGUYỄN XUÂN ĐOÀN

- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Thị xã Phú Thọ

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài Nhà nước

- Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết: Bán buôn các loại thiết bị lắp đặt vệ sinh, đồ ngũ kim

4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

4759 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

4321 Lắp đặt hệ thống điện

4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện, hàng điện lạnh

4752 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên danh

Chi tiết: Bán lẻ sơn, màu, véc ni, bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, thiết bị lắp đặt khác trong cửa hàng chuyên doanh

4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện)

Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty

Một số sản phẩm kinh doanh của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tếSelena – Việt Nam

Hình 2.1: Một số sản phẩm kinh doanh của Selena

Hình 2.2: Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam

Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam được thành lập vào ngày 7 tháng 3 năm 2018 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 2600996555 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.

Với mong muốn có thể mang đến những sản phẩm tốt nhất trong xây dựng như máy móc, vật liệu, thiết bị lắp đặt, phụ tùng khác…, công ty luôn chú trọng phát triển đầu tư để trở thành một thương hiệu trong ngành thương mại, bán buôn, bán lẻ tại địa bản tỉnh Phú Thọ và các vùng lân cận.

Trải qua hơn 5 năm hoạt động, sau nhiều nỗ lực trong công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, áp dụng nhiều phương thức bán hàng để thu hút khách hàng cùng những chính sách thúc đẩy kinh doanh, công ty đã ngày càng mở rộng quy mô hoạt động và đạt được nhiều thành tựu to lớn Trong năm 2022, Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam là nhà phân phối các sản phẩm về sơn và các thiết bị lắp đặt top đầu của Thị xã Phú Thọ Công ty luôn được người tiêu dùng tin cậy cũng như làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.

Trên bước đường hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đứng trước những khó khăn, thách thức của thời đại, Công ty luôn đặt ra nhiệm vụ chiến lược và không ngừng phấn đấu để cập nhật các tri thức, xu thế về công nghệ, nâng cao năng lực, nhằm thỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hàng đối với tất cả các sản phẩm mà Công ty cung cấp Mỗi đơn hàng bán ra đều được Công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhất để phù hợp với kỳ vọng của người tiêu dùng.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2020-2022)

(Đơn vị tính: Việt Nam Đồng)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy:

Lợi nhuận sau thuế TNDN:

- Năm 2020, lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp là 346.106.772 đồng; cùng chỉ tiêu đó ở năm 2021 là 575.657829 đồng, tăng 229.551.057 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 66%).

- Năm 2022, lợi nhuận sau thuế TNDN là 681.320.950 đồng, tăng so với năm 2021 là 105.663.121 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 18%).

Về hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Năm 2020, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Selena đạt 3.532.586.789 đồng; sang năm 2021, chỉ tiêu này là 4.466.894.509 đồng, tăng 934.307.720 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 26%).

- Thế nhưng sang năm 2022 con số không chỉ dừng lại ở 4.466.894.509 đồng mà có sự tăng lên đáng kể, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 đạt 5.770.800.700 đồng, tăng 1.303.906.191 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 29%).

- Năm 2020, giá vốn hàng bán của công ty đang là 2.648.664.316 đồng; nhưng bước sang 2021, giá vốn hàng bán là 3.133.599.816 đồng, tăng 484.925.500 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 18%).

- Đến năm 2022, giá vốn hàng bán đã tăng lên 4.333.356.131 đồng, có nghĩa là tăng 1.199.756.315 đồng so với năm 2021 (tương ứng tỷ lệ tăng 38%).

Nhìn chung, giá vốn hàng bán của 2 năm 2020 và 2021 đều nhỏ hơn so với năm 2022 là do tác động của dịch bệnh COVID-19 tác động đến hoạt động kinh doanh bị chậm lại Xu hướng tăng trở lại tại năm 2022 so với năm 2021 là do thị trường dần được khôi phục trở lại, hàng hóa bán được nhiều hơn dẫn đến việc doanh thu và giá vốn tăng lên.

Chi phí quản lý kinh doanh

- Năm 2020, chi phí quản lý kinh doanh của công ty là 422.156.788 đồng, năm 2021 là 612.020.426 đồng, tăng 189.863.638 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 45%).

- Năm 2022, chi phí quản lý kinh doanh được ghi nhận là 632.423.906 đồng, tăng nhẹ so với năm 2021 là 20.403.480 đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 3%).

Xét về mặt tổng thể thì mức chi phí quản lý kinh doanh đang ở mức rất cao, thế nhưng công ty đã từng bước có những biện pháp quản lý chi phí kinh doanh một cách tốt hơn để hạn chế sự tăng lên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Về hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính

- Năm 2020, doanh thu hoạt động tài chính là 8.867.780 đồng, năm 2021 là 18.992.896 đồng, tăng 10.125.116 đồng.

- Năm 2022, doanh thu hoạt động tài chính của công ty có sự tăng mạnh, đạt 46.639.917 đồng, tăng 27.647.021 đồng so với năm 2021.

Có thể thấy, biến động của chỉ tiêu này chủ yếu là do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng.

Doanh nghiệp không phát sinh chi phí tài chính.

Qua khái quát về một số chỉ tiêu kinh tế của công ty, ta nhận thấy công ty đang ngày càng chú trọng đến công tác quản trị doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh của mình Mặc dù sau thời gian dài ảnh hưởng bởi đại dịchCOVID-19 khiến mọi thứ đều bị trì trệ gây ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nhưng công ty đã dần cải thiện hơn, khắc phục được những lỗ hổng trong công tác quản trị, xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể để tăng doanh thu, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này đã được minh chứng rõ ràng ở doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong năm 2022 vừa qua.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam

Trên thị trường hiện nay, với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý, sản phẩm của Công ty đang dần khẳng định vị trí của mình, chiếm được ưu thế lớn với độ phổ biến cao Các sản phẩm đang được công ty cung cấp cho thị trường như: Sơn (JOTUN, SPEC, DULUX,…), gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa, bình nóng lạnh, đồ ngũ kim,…

Và để đạt được những thành tựu đó, công ty đã luôn chú trọng đến quy trình bán hàng hóa của mình nhằm đưa đến sản phẩm tốt nhất cho khách hàng Dưới đây là quy trình bán hàng hóa của Selena

Sơ đồ 2.1: Quy trình bán hàng của Selena

Nhập sản phẩm chống thấm, chống nấm mốc, bảng màu đa dạng, còn với gạch ốp lát và các thiết bị vệ sinh khác thì tập trung nghiên cứu chất liệu, kiểu dáng có thể phù hợp với sở thích, nhu cầu của khách hàng.

Bước 2: Dựa vào những thông tin, tài liệu, phiếu khảo sát đã thu thập được từ thực tế, bộ phận kinh doanh tổng hợp và xin ý kiến giám đốc sau đó liên hệ với nhà các nhà cung cấp để nhập hàng hóa về kho công ty.

Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam về cơ bản đã đảm bảo tuân thủ theo đúng những quy định về kế toán của Nhà nước và Bộ Tài chính đã ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty đã có những ưu điểm, thành tựu cần được duy trì, phát huy song vẫn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong tương lai.

2.3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty,

Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty TNHH ĐT &

TM Quốc tế Selena – Việt Nam được tổ chức theo mô hình tập trung, phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh doanh của công ty Mô hình này đơn giản, việc kiểm tra, giám sát, xử lý các thông tin của Phòng kế toán được thực hiện kịp thời, phân công việc hợp lý cho các nhân viên và bộ phận

Bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán trẻ, có năng lực, nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao Kế toán trưởng của công ty là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề kế toán; các kế toán viên có chuyên môn giỏi, sử dụng thành thạo các phần mềm, có thái độ làm việc nghiêm túc, thường xuyên cập nhật chế độ kế toán nên công việc được thực hiện nhanh gọn, giảm bớt sai sót và gian lập, nhằm cung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan, có độ chính xác cao cho yêu cầu quản lý.

Không chỉ vậy, bộ phận kế toán còn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ

Về tổ chức chứng từ kế toán: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính Nhìn chung, hệ thống chứng từ kế toán đáp ứng được yêu cầu phản ánh và quản lý các nghiệp vụ phát sinh, các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đảm bảo tính pháp lý của hệ thống kế toán. Chứng từ kế toán được phân loại, hệ thống hóa theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian phát sinh nghiệp vụ và được đóng thành tập lưu trữ, thuận lợi cho việc tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết Các chứng từ được sử dụng đầy đủ, đúng mẫu theo chế độ mới nhất, trình tự luân chuyển hợp lý nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán kịp thời, hiệu quả.

Về hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo TT133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của

Bộ Tài chính là phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng tương đối đầy đủ, phản ánh được khá chính xác, có chi tiết cho từng tài khoản và hơn nữa là các tài khoản trên phần mềm kế toán MISA SME theo đúng hệ thống tài khoản hiện hành Điều đó giúp việc kiểm tra, đối chiếu nhanh chóng hơn.

Về hệ thống số kể toán: Công ty ghi chép theo hình thức kế toán Nhật ký chung đáp ứng kịp thời nhu cầu cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan. Các mẫu sổ báo cáo về tình hình bán, đầy đủ, phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ cho việc điều hành, quản lý doanh nghiệp

Về báo cáo kế toán: Cuối kỳ kế toán, công ty lập đầy đủ các báo cáo kế toán theo quy định và nộp cho cơ quan Thuế chủ quản đúng thời hạn

Về việc áp dụng phần mềm kế toán: Bắt kịp xu thế hiện đại hóa, công ty đã áp dụng kế toán máy vào quá trình hạch toán của mình Nhờ đó mà công việc của bộ phận kế toán trở nên gọn nhẹ, đơn giản, đem lại hiệu quả cao trong công việc đồng thời phản ánh chính xác, kịp thời tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty

Việc sử dụng phần mềm kế toán MISA SME 2019 đã khiến công tác quản lý dữ liệu ngày càng được đảm bảo, giảm bớt công tác ghi chép thủ công, giúp cho việc kiểm tra lập Báo cáo tài chính được nhanh gọn hơn. Đặc biệt, nhờ áp dụng phần mềm kế toán, việc hạch toán và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện tương đối chính xác, phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty góp phần không nhỏ vào quy trình lập kế hoạch kinh doanh của Ban lãnh đạo công ty đề ra.

Nhìn chung, công tác kế toán của công ty được thực hiện một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo quá trình hạch toán kế toán của công ty được diễn ra thuận lợi, đảm bảo hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.

2.3.1.2 Đánh giá về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.

Công tác tiêu thụ hàng hóa tại công ty khá tốt và duy trì được sự ổn định hàng tháng, hàng năm Quy trình bán hàng được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ,thuận tiện cho cả người mua và người bán hàng Mỗi đơn hàng đều được chuẩn bị kĩ càng, do đặc thù sản phẩm là vật liệu và các thiết bị lắp đặt trong xây dựng nên việc bảo quản được công ty thực hiện rất cẩn thận, tránh va chạm, nứt vỡ và đảm bảo được chất lượng sản phẩm Sau hơn 5 năm hoạt động, Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam đã phát triển và duy trì được khối lượng khách hàng thân quen và gắn bó lâu dài với công ty.Phương pháp hạch toán doanh thu, các loại chi phí và xác định kết quả

Chuẩn mực kế toán số 14 về Doanh thu và Thu nhập khác, Chuẩn mực số 17 về Thuế thu nhập Doanh nghiệp.

Việc các chứng từ liên quan đến công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh như: hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, bảng chấm công, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ CCDC được kế toán phân loại và tiến hành ghi sổ theo đúng nội dung phần hành kế toán, tạo điều kiện việc đưa ra Báo cáo tài chính chính xác, kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của công ty.

Về công tác kế toán doanh thu: Mọi nghiệp vụ bán hàng đều được kế toán ghi nhận vào doanh thu một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác về nội dung Khi bán hàng, kế toán bán hàng tiến hành lập 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 lưu nội bộ làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

Về công tác kế toán giá vốn: Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền rất đơn giản và dễ thực hiện và thực hiện kê khai hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty Nó cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ các thông tin cho nhà quản lý.

Về công tác kế toán chi phí tài chính và doanh thu tài chính: Kế toán hạch toán rất rõ ràng, khoa học Do các khoản doanh thu tài chính và chi phí tài chính chủ yếu đến từ lãi tiền gửi nên việc theo dõi tốt TK 635 nhà quản trị có thể kiểm soát được chi phí lãi vay trong doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐT &

Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam

Ngày nay, kế toán không chỉ làm công việc tính toán ghi chép đơn thuần về tài sản và sự vận động của tài sản, mà nó còn là một bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin, là công cụ quản lý thiết yếu Dựa trên những thông tin trung thực, chính xác nhà quản trị mới có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh hữu hiệu nhất Đối với họ, để đưa ra được một quyết định, một hướng đi hay hành động tiếp theo thì không thể thiếu được thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán.

Như vậy, về mặt sử dụng thông tin, kế toán là một công cụ không thể thiếu trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, nó cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý kinh doanh có hiệu quả, giúp nhà quản lý đánh giá được các hoạt động của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp.

Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là vấn đề cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào.

Yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam

Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, để đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hiện nay, hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Yêu cầu phù hợp: Các chính sách, biện pháp đưa ra phải phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính của Công ty.

Yêu cầu chính xác và kịp thời:

Số liệu kế toán phải phản ánh chính xác và kịp thời Việc phản ánh một cách chính xác, kịp thời là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với cơ quan chức năng như cơ quan Thuế, Ngân hàng và Ban lãnh đạo công ty để họ đưa ra phương hướng và kế hoạch cụ thể kỳ kinh doanh tiếp theo.

Số liệu phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch và công khai Đây là điều đặc biệt quan tâm của các doanh nghiệp và các đối tác tham gia góp vốn.

Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả: Đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả thiết thực khả thi Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là tư nhân hay Nhà nước đều có chung mong muốn là tiết kiệm được chi phí, thu lợi nhuận cao và phát triển công ty ngày càng vững mạnh.

Yêu cầu thống nhất: Đảm bảo kết hợp thực hiện các đề xuất mới một cách thống nhất về nội dung, phương pháp xuyên suốt bộ máy kế toán cũng như trong toàn bộ công ty Yêu cầu này không nhất thiết phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên sự thay đổi cần phải đảm bảo tính hợp lý và chấp nhận được.

Về tính hiệu quả của kế toán, theo nguyên tắc này thì thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho Ban lãnh đạo công ty phải thiết thực, hữu ích để từ đó có quyết định đúng đắn.

Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải phù hợp với tình hình thực tế của công ty và đảm bảo nguyên tắc thích ứng.

Phải phù hợp với chế độ chính sách về kế toán của Nhà nước.

Phải phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán. Đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế

Căn cứ vào các hạn chế còn tồn tại cũng như các yêu cầu và nguyên tắc trong công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng của Công ty TNHH ĐT & TM Quốc tế Selena – Việt Nam, em xin đề xuất một số ý kiến cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau:

Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty đa phần là những người có bề dày kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, nhiệt huyết với công việc, phần lớn đáp ứng được những nhiệm vụ, yêu cầu của các nhà quản lý đưa ra Tuy nhiên, để tăng chuyên môn hóa, đạt được hiệu quả cao trong công việc và tránh vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm thì công ty nên tuyển dụng thêm 1 nhân viên kế toán và sắp xếp tổ chức lại bộ máy kế toán Bộ máy kế toán kiến nghị thay đổi để hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán như sau:

Kế toán bán hàng Thủ quỹ

Kế toán thanh toán kiêm kế toán lương

Kế toán tổng hợp kiêm kế toán HTK,

Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ: Luân chuyển chứng từ là khâu vô cùng quan trọng trong công tác kế toán Tổng hợp và ghi chép kịp thời các chứng từ kế toán giúp cho việc cung cấp thông tin kinh tế trở nên nhanh chóng để lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định hợp lý, kịp thời Do vậy, cuối các tháng, kế toán phải tiến hành phân loại, sắp xếp hóa đơn, chứng từ phát sinh trong tháng, thường xuyên kẹp ghim các Phiếu chi, Giấy báo Nợ với Hóa đơn GTGT đầu vào và sắp xếp theo thứ tự kê khai thuế GTGT trên Tờ khai Thuế GTGT Như vậy sẽ giảm đi khả năng thất lạc và hư hỏng chứng từ, ngoài ra công việc kế toán sẽ được chia đều chứ không bị dồn đến kỳ thanh tra, giúp kế toán giảm bớt khối lượng và áp lực công việc, từ đó nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tại Công ty.

Nâng cấp phần mềm kế toán: Hiện nay, công ty đang sử dụng phiên bản

MISA SME năm 2019, phiên bản này so với các phiên bản mới hơn như MISA 2022, 2023 thì tính năng và tốc độ đều không hiệu quả bằng Do vậy, để việc hạch toán được diễn ra nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian hơn thì giải pháp em kiến nghị thêm là Công ty nên nâng cấp phần mềm kế toán lên phiên bản MISA SME 2023 Dưới đây là một số tính năng mà MISA

Tốc độ cất chứng từ bán hàng nhanh hơn 5-8 lần Tốc độ đăng nhập nhanh gấp 2 lần

Tốc độ load báo cáo nhanh gấp 2 lần Tiện ích Kết nối dịch vụ xử lý hóa đơn

Kết nối phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice, Sinvoice

Tự động đơn giản hóa giao diện Hướng dẫn, tìm kiếm thông minh Lựa chọn báo cáo yêu thích

Cánh bảo, nhắc nhở thông minhGửi chứng từ, báo cáo trực tiếp từ phần mềm qua Email/ZaloTìm kiếm dữ liệu phục hồi

Sao chép phần mềm sang máy khác Copy dữ liệu từ Excel vào chứng từ Cảnh báo khi thanh toán tiền mặt cho hóa đơn từ 20trđ Kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

Tra cứu văn bản pháp luật

Cập nhật hồ sơ khai thuế theo TT80/2021/TT-BTC Ước tính thuế TNDN tạm nộp hàng quý

Kê khai, quyết toán thuế TNCN Nộp thuế điện tử

Quản trị tình hình tài chính

Báo cáo quản trị theo thời gian; theo đơn vị Báo cáo dòng tiền

Tổng quan tài chính Cải tiến cách thực hiện nhiều nghiệp vụ

Ngoài ra, MISA SME 2023 còn có hàng loạt tính năng đột phá như:

+ Phân tích tình hình tài chính – dự báo tương lai doanh nghiệp.

+ Dashboard phân tích đa chiều (trên các phân hệ Bán hàng, Mua hàng,…) + Hệ thống báo cáo song ngữ (Việt - Anh và Việt - Trung)

+ Quản lý hợp đồng bán theo nhiều đợt thanh toán

+ Kết nối với MISA meInvoice – Xử lý hóa đơn đầu ra

+ Dự toán chi phí công trình theo từng KMCP Đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán: Ngoài các hình thức khuyến mại bằng hàng hóa, công ty nên đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý, hấp dẫn cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn hoặc khách hàng thân thiết Công ty có thể đưa ra hình thức chiết khấu theo tỷ lệ % nhất định trên tổng giá trị thanh toán Từ đó, có thể khuyến khích khách hàng nhanh chóng thanh toán, công ty có thể sớm thu hồi công nợ, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Ví dụ, công ty có thể cho khách hàng nợ tối đa 15 ngày, nếu khách hàng thanh toán sớm từ 10-15 ngày thì khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu 1% trên tổng tiền thanh toán, nếu khách hàng thanh toán sớm từ 5-10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 0.5% trên tổng tiền thanh toán.

Với các chính sách ưu đãi đó còn có thể khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua hàng và càng tin tưởng hơn vào uy tín của công ty trên thị trường để giới thiệu tới người thân, bạn bè Đây cũng là một hình thức marketing hiệu quả để quảng cáo sản phẩm và tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w