Chiến lược cấp công ty đề ra nhằm xác định các hoạt động kinh doanh mà trong đócông ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh.- Chiến lược cấp kinh doanh
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH V~ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Lý luận về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là một thuật ngữ quen thuộc, xuất hiện đầu tiên từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa "khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự", nhưng để hiểu về nó mỗi người có cách định nghĩa khác nhau:
Theo Fred R.David (2006): chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định mục tiêu dài hạn, lựa chọn phương tiện đạt tới các mục tiêu đó
Theo Micheal Porter (2009): chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ
Theo William J.Gluek (2009): chiến lược kinh doanh là một kế hoạch thống nhất tính toàn diện và tính phối hợp, thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ thực hiện.
Tóm lại thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” chính là phác thảo hình ảnh tương lai của công ty “Chiến lược kinh doanh” có 3 ý nghĩa chính là:
Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu dài hạn và cơ bản của công ty. Tập hợp đưa ra các chương trình hành động tổng quát cho từng thời kỳ
Lựa chọn các phương án hành động, triển khai việc phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh
Theo Garry D Smith (1985) quản lý chiến lược có thể tiến hành ở các cấp khác nhau trong một tổ chức, có thể đưa ra 3 cấp chiến lược sau:
- Chiến lược cấp công ty (Corporate straregy):
Là một kiểu mẫu của các quyết định trong một công ty, nó xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty ty Chiến lược cấp công ty đề ra nhằm xác định các hoạt động kinh doanh mà trong đó công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh.
- Chiến lược cấp kinh doanh đơn vị (Strategic Business UnitSBU):
Chiến lược cấp kinh doanh đơn vị được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty và nó xác định xem một công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt động kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân công ty giữa những người cạnh tranh.
- Chiến lược cấp chức năng (Functional strategy):
Chiến lược kinh doanh cấp chức năng được hoạch định nhằm tập trung hỗ trợ vào việc bố trí của chiến lược công ty và tập trung vào các lĩnh vực tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh.
1.1.2.2 Các loại chiến lược của công ty
Có rất nhiều chiến lược được doanh nghiệp sử dụng trong thực tiễn để tạo ra lợi thế cạnh tranh, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Theo Fred R David
(2006), một số chiến lược đặc thù đã được nhiều công ty sử dụng trong thực tiễn:
- Các chiến lược tăng trưởng tập trung: Là doanh nghiệp chỉ tập trung vào một lĩnh vực, một ngành hàng, một dãy sản phẩm nhất định nhằm tạo ra tốc độ phát triển nhanh, gồm 3 chiến lược:
Tập trung phát triển thị trường: Doanh nghiệp tìm cách phát triển những thị trường mới trên cơ sở sản phẩm hiện tại của mình Loại này đòi hỏi công ty có khả năng tiếp cận và xâm nhập thị trường mạnh mẽ Tập trung thâm nhập thị trường: Là tìm cách tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện tại bằng cách nỗ lực tiếp thị
Tập trung phát triển sản phẩm: Doanh nghiệp tìm cách cải tiến hoặc đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường hiện tại
- Các chiến lược hội nhập (hay kết hợp): Trong chiến lược hội nhập, doanh nghiệp tìm cách đầu tư vào các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh,hay tìm cách đầu tư để kiểm soát đối thủ và thị trường, gồm các chiến lược:
Hội nhập dọc về phía trước (xuôi chiều): Doanh nghiệp tìm cách đầu tư và kiểm soát các hoạt động đầu ra, giúp chủ động trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng.
Hội nhập dọc về phía sau (ngược chiều): Doanh nghiệp tìm cách đầu tư và kiểm soát các hoạt động đầu vào, như kiểm soát nguyên vật liệu, cho phép công ty tạo sự ổn định trong cạnh tranh nhưng đòi hỏi chi phí lớn
Hội nhập ngang: Doanh nghiệp tìm cách đầu tư và kiểm soát đối thủ cạnh tranh hoặc sáp nhập, liên kết để khống chế thị trường.
- Các chiến lược đa dạng hóa: Doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản phẩm, thị trường hay phát triển những ngành hàng mới, gồm các chiến lược: Đa dạng hóa đồng tâm: Doanh nghiệp tìm cách phát triển những sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau về công nghệ hay thị trường Đa dạng hóa hàng ngang: Đầu tư vào các lĩnh vực mới, không liên quan gì với ngành hàng truyền thống của mình Đa dạng hóa hỗn hợp: Là kết hợp giữa đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa hàng ngang.
- Chiến lược liên doanh:Liên doanh là hai hay nhiều công ty, góp vốn hình thành một công ty riêng biệt khác và chia sẻ quyền sở hữu trong công ty mới.
- Chiến lược suy giảm: Là chiến lược hướng đến giảm bớt tốc độ, qui mô để củng cố hay bảo vệ những phần còn lại của mình trước những bất lợi của điều kiện cạnh tranh, bao gồm:
Giới thiệu chung về tổ chức kinh doanh (Công ty Cổ phần Lữ hành Fiditour)
Lữ hành Fiditour) trong lĩnh vực du lịch
1.2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Lữ hành Fiditour
Công ty Cổ phần Lữ hành Fiditour chuyên kinh doanh tour du lịch trọn gói trong và ngoài nước, tour Free & Easy, dịch vụ hàng không, khách sạn, Visa, đào tạo các chuyên ngành du lịch Trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Fiditour luôn nằm trong Top 10 hãng lữ hành hàng đầu Việt Nam, luôn chăm chút trong từng quy trình phục vụ để bảo đảm đúng chất lượng dịch vụ và giữ vững cam kết với khách hàng.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ H~NH FIDITOUR
Tên giao dịch: FIDITOUR JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt và giao dịch: FIDITOUR
Trụ sở chính: 127 – 129A Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (84–8) 3914 14 14 Fax: (84–8) 3914 13 63
Email fiditour@hcm.vnn.vn;
Website: http://www.fiditour.com
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần Lữ hành FIDITOUR là Trung tâm Dịch vụ Tân Định, Quận 1, Tp.HCM, được thành lập vào năm 1989, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực
Năm 1989, Công ty Cổ phần Lữ hành FIDITOUR với hoạt động kinh tế đầu là tổ chức các chương trình du lịch cho du khách nước ngoài vào tham quan Việt Nam và từng bước thử nghiệm các chương trình đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài , các dịch vụ vận tải chuyên , visa ,
Năm 1994, Fiditour là một trong những công ty du lịch đầu tiên của Việt Nam phát triển thị trường du lịch nước ngoài và chi trong vòng một năm đã nằm trong top 4 du lịch hành có lượng khách du lịch nước ngoài cao nhất vào thời điểm lúc bấy giờ
Vào đầu năm 1998, công ty đã đẩy mạnh đầu tư và phát triển về thị trường du lịch trong nước.
Từ những năm 2002-2003, doanh nghiệp đã khai thác mạnh thị trường du lịch MICE loại hình du lịch kết hợp hội nghị , hội thảo và hiện nay đang là mũi nhọn trong định hướng kinh doanh của Fiditour
Năm 2005, Lữ hành Fiditour chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty
Cổ phần Lĩnh vực kinh doanh ngày càng mở rộng thêm như : Dịch vụ tư vấn du học, Dịch vụ thiết kế quảng cáo, Tổ chức sự kiện, Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, kinh doanh cho thuê văn phòng.
Từ năm 2008, Lữ hành Fiditour đầu tư cho hệ thống Quản lý chất lượng chuyên nghiệp Với khẩu hiệu CH•T LƯỢNG TIÊN PHONG cùng 4 cam kết chất lượng làm tôn chỉ cho mọi hoạt động của công ty:
Bảo đảm thực hiện đúng cam kết
Bảo đảm cung cấp những sản phẩm đã được chọn
Bảo đảm giá cả hợp lý
Bảo đảm phong cách phục vụ nhiệt tình và chu đáo
Và năm 2019, Lữ hành Fiditour kỷ niệm 30 năm ngày thành lập bằng bước chuyển tiếp sâu , tập trung vào ngành kinh doanh lữ hành với tên gọi chính thức làCông ty CP Lữ hành Fiditour, tập trung vào các hoạt động kinh doanh lữ hành thời ,vẫn xác định "CH•T LƯỢNG" là lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp với mục tiêu mang đến cho khách hàng những dịch vụ du lịch khác biệt, độc đáo, góp phần vào chất lượng sống của du khách.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động và vai trò của từng bộ phận chức năng
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu công ty CP Lữ hành Fiditour Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty Đại hội đồng cổ đông có những trách nhiệm chính: thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Công ty; quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Ban kiểm soát, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Tổng Giám đốc, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Chức năng của các phòng ban: Công ty hiện có 3 khối chức năng:
Phòng Tài Chính - Kế Toán - Kế hoạch: phụ trách các vấn đề về tài chính, kế toán và kế hoạch của Công ty.
Phòng Hành chính - Nhân sự: phụ trách các mảng liên quan đến công tác nhân sự, hành chính, pháp lý toàn Công ty.
Phòng Tiếp thị: phụ trách công tác marketing, bao gồm các mảng: kế 33 hoạch,
PR, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu sản phẩm mới; và thiết kế quảng cáo phục vụ nội bộ
Phòng Quan hệ công chúng: phụ trách các hoạt động quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của Công ty Ban quản lý dự án: tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc các vấn đề liên quan đến quản lý dự án và đầu tư
Phòng Giao dịch: tìm kiếm, thương thảo giá cả, đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác Cùng các đơn vị giải quyết các vấn đề liên quan đến đối tác Phòng Dịch vụ khách hàng và Quản lý chất lượng: quản lý chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, xử lý khủng hoảng,
Phòng Công nghệ thông tin: phụ trách công nghệ thông tin Khai thác nguồn khách hàng bên ngoài khi có điều kiện.
Khối kinh doanh lữ hành
Phòng Thị trường Quốc tế: kinh doanh tour cho khách nước ngoài.
Phòng Du lịch trong nước: kinh doanh tour trong nước cho các đối tượng khách
Phòng Du lịch nước ngoài: kinh doanh tour nước ngoài cho khách Việt Nam, kiều bào và khách nước ngoài. Đại lý vé máy bay: kinh doanh vé máy bay và giữ chỗ (booking) khách sạn, xe, hướng dẫn viên toàn cầu cũng như các dịch vụ liên quan khác.
Trung tâm Du học: thực hiện dịch vụ tư vấn du học cho học sinh.
Trung tâm Vận chuyển: cung cấp dịch vụ vận chuyển cho nội bộ và khách hàng bên ngoài
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA CHIẾN LƯỢC TRONG TỔ CHỨC
Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
2.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn và sứ mệnh: Luôn phấn đấu để giữ vị trí Công ty du lịch hàng đầu Việt Nam trong lòng khách du lịch Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giá trị vượt trội, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả cho nhân viên và cổ đông, họt động bền vững gắn kết với lợi ích của cộng đồng.
- Luôn tuân thủ các quy chuẩn và cam kết chất lượng đã công bố với khách hàng.
- Xem chất lượng dịch vụ và sự tiê {n ích của khách hàng là tiêu chí hàng đầu trong các định hướng và hoạt đô {ng kinh doanh của Fiditour.
- Tiên phong trong viê {c gợi mở những cảm hứng, mong đợi tiềm ẩn của khách hàng để mang đến cho khách những sản phẩm du lịch đô {c đáo, mới lạ mà khách chỉ có thể tìm thấy ở Fiditour.
2.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai
Với mục tiêu phát triển bền vững, gắn kết sứ mệnh của doanh nghiệp với hoạt động cộng đồng năm 2019 và mục tiêu mang đến các giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông, người lao động, cộng đồng đã đề ra và được thực hiện trước đó, Fiditour cần phát triển và thực hiện các mục tiêu chiên lược mới Trong thời gian 5 năm tới,Fiditour hướng tới mục tiêu đảm bảo, giữ vững danh hiệu, thành tích đã đạt được trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển như Công ty lữ hành có sản phẩm du lịch độc đáo,Công ty lữ hàng đưa khách du lịch ra nước ngoài hàng đầu Việt Nam năm 2019,… Đồng thời cũng khai thác và mở rộng thêm thị trường tiềm năng ở các khu vực như Đông Bắc Á, Tây Á, Nam Phi,… Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cho các khúc khách hàng khác nhau, duy trì chất lượng dịch vụ và sản phẩm đạt mức tốt nhất, mang lại những trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường đến chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Lữ hành Fiditour
chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Lữ hành Fiditour
2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài bao gồm các nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp, kỹ thuật công nghệ, văn hóa – xã hội, môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh doanh lữ hành nói riêng và du lịch nói chung, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp, và chịu các tác động nó đem lại như một yếu tố khách quan Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
Yếu tố về chính trị - luật pháp
Ngành du lịch chỉ có thể phát triển khi đất nước, quốc gia có không khí hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và các nước láng giềng trên thế giới Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố an toàn, ổn định an ninh, chính trị của điểm đến du lịch luôn được khách du lịch xem xét ở vị trí hàng đầu trước mỗi chuyến đi du lịch Đó là điều kiện để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch Trong các cuộc khảo sát của nhiều tạp chí du lịch danh tiếng trên thế giới như trang Telegraph, Dailystar, Roughguides, Việt Nam luôn lọt top những điểm đến an toàn nhất Chính vì thế lượng khách du lịch quốc tế hàng năm đổ về Việt Nam vẫn tăng đều và không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Để du lịch không ngừng phát triển và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nhà nước có những chính sách về sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác Sự đảm bảo vững chắc về ổn định chính trị, tạo môi trường an ninh, an toàn phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế.
Nếu một quốc gia không có sự đảm bảo vững chắc về tình hình an ninh, chính trị có những cuộc chiến tranh, khủng bố, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, thì tại đó du lịch sẽ không thể phát triển, hay sẽ để lại những hình ảnh xấu trong mắt du khách, họ trở nên e ngại hơn khi đặt chân đến quốc gia đó
Một minh chứng điển hình đó là những cuộc biểu tình của quốc gia Thái Lan, gần đây nhất là cuối năm 2020, Thái Lan đã khiến nhiều du khách hoảng hốt khi làn sóng biểu tình, đòi lật đổ Chính phủ diễn ra mạnh mẽ tại quốc gia này Hàng trăm khách du lịch lâm vào tình trạng bế tắc vì các sân bay đã bị phong tỏa, không thể về nước, tài chính lại cạn kiệt Vụ việc này đã để lại nỗi ám ảnh cho hàng ngàn du khách ghé thăm Thái Lan khi đó.
Du lịch Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực và trên thế giới, như hợp tác trong ASEAN,
Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác ACMECS, CLMV, CLV hợp tác sông Mêkông - sông Hằng Mở rộng ra, du lịch Việt Nam tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác đa phương khác như trong G20,
APEC, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á -
Thái Bình Dương (PATA)… Đồng thời, du lịch Việt Nam cũng tập trung làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác song phương với các đối tác là thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Âu, Bắc Mỹ Nhờ thế, du lịch Việt Nam đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết hoạt động du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và thế giới (Tổng cục Du lịch,
Hiện tại chính sách kinh tế của nước ta đang theo hướng: tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp vì thế sẽ thay đổi những cơ chế thủ tục và các chính sách về kinh doanh loại hình du lịch thông thoáng hơn.
Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Nhà nước có chính sách phát triển du lịch bền vững, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giá trị văn hóa dân tộc Đây là một trong những đề xuất về chính sách phát triển du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi)
Bên cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế về du lịch (Báo điện tử Chính phủ, 19/05/2016)
Theo Điều 5 Luật Du lịch 2017, có 5 chính sách phát triển du lịch tại Việt Nam:
Thứ nhất, Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Thứ hai, Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Thứ ba, Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
- Lập quy hoạch về du lịch;
- Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
Thứ tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
- Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
- Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
- Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
- Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
Thứ năm, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch. (Điều 5 Luật Du lịch 2017)
Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngành như: pháp lệnh du lịch, Nghị định 27/2001/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định 47/2001/NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và thanh tra du lịch
Lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM
2.3.1.1 Ma trận QSPM – Nhóm SO.
STT Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược thay thế
Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển sản phẩm mới
AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong
1 Sở hữu nguồn vốn điều lệ lớn lên đến 55 tỷ đồng 2 4 8 4 8
2 Sản phẩm có tính đầu tư vào sự độc đáo 4 3 12 4 16 3
Nhân sự có trình độ và chuyên môn nghề nghiệp cao đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty 4 3 12 3 12
4 Luôn nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp đầy đủ thiết bị, tạo môi trường làm việc hiệu quả 2 3 6 3 6
5 Có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững.
6 Thành viên của các hiệp hội du lịch uy tín trên toàn cầu 2 4 8 2 4
7 Có hệ thống các đối tác lữ hành ở một số khu vực trên thế giới 3 4 12 3 9
8 Mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện còn ít so với các đối thủ cạnh tranh 2 3 6 2 4
9 Thiệt hại về tài chính sau đại dịch làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty 3 2 6 2 6
10 Việc tranh chấp thương hiệu cuối năm 2019 ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh 2 2 4 3 6 doanh.
Các yếu tố bên ngoài
1 Kinh tế trong nước phát triển ổn định 3 3 9 2 6
2 Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng 3 4 12 4 12
3 Chính trị, an ninh đất nước ổn định góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam 4 3 12 3 12
4 Chính sách nhà nước khuyến khích phát triển ngành du lịch 4 4 16 3 12
5 Tài nguyên du lịch phong phú góp phần hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng 4 4 16 4 16
6 Công nghệ và dịch vụ phát triển 3 3 9 3 9
7 Tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty 1 2 2 2 2
8 Ảnh hưởng của thiên tai, ô nhiễm môi trường 1 2 2 2 2
9 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải còn hạn chế, phát triển chậm 2 3 6 3 6
10 Đối thủ cạnh tranh có thương hiệu, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính lớn 2 3 6 2 4
Bảng 2.4 Ma trận QPSM – SO
2.3.1.2 Ma trận QSPM – Nhóm ST.
STT Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược thay thế
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
AS TAS AS TASCác yếu tố bên trong đồng.
2 Sản phẩm có tính đầu tư vào sự độc đáo 4 4 16 3 12
3 Nhân sự có trình độ và chuyên môn nghề nghiệp cao đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty.
4 Luôn nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp đầy đủ thiết bị, tạo môi trường làm việc hiệu quả.
5 Có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững.
6 Thành viên của các hiệp hội du lịch uy tín trên toàn cầu 2 2 4 2 4
7 Có hệ thống các đối tác lữ hành ở một số khu vực trên thế giới 3 4 12 2 6
8 Mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện còn ít so với các đối thủ cạnh tranh 2 1 2 2 4
9 Thiệt hại về tài chính sau đại dịch làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty 3 3 9 4 12
10 Việc tranh chấp thương hiệu cuối năm
2019 ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh 2 2 4 3 6
Các yếu tố bên ngoài
1 Kinh tế trong nước phát triển ổn định 3 3 9 2 6
2 Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng 3 3 9 3 9
3 Chính trị, an ninh đất nước ổn định góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt
4 Chính sách nhà nước khuyến khích phát triển ngành du lịch 4 3 12 2 8
Tài nguyên du lịch phong phú góp phần hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng 4 4 16 3 12
6 Công nghệ và dịch vụ phát triển 3 2 6 4 12
7 Tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty 1 2 2 2 2
8 Ảnh hưởng của thiên tai, ô nhiễm môi 1 3 3 3 3 trường
9 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải còn hạn chế, phát triển chậm 2 2 4 3 6
10 Đối thủ cạnh tranh có thương hiệu, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính lớn 2 3 6 4 8
Bảng 2.5 Ma trận QPSM – ST
2.3.1.3 Ma trận QSPM – Nhóm WO.
STT Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược thay thế
Chiến lược nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược khẳng định thương hiệu
AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong
1 Sở hữu nguồn vốn điều lệ lớn lên đến 55 tỷ đồng 2 4 8 4 8
2 Sản phẩm có tính đầu tư vào sự độc đáo 4 4 16 4 16
3 Nhân sự có trình độ và chuyên môn nghề nghiệp cao đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty.
4 Luôn nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp đầy đủ thiết bị, tạo môi trường làm việc hiệu quả 2 3 6 3 6
5 Có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững 2 3 6 3 6
6 Thành viên của các hiệp hội du lịch uy tín trên toàn cầu 2 2 4 4 8 vực trên thế giới
8 Mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện còn ít so với các đối thủ cạnh tranh 2 2 4 3 6
9 Thiệt hại về tài chính sau đại dịch làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty 3 2 6 3 9
10 Việc tranh chấp thương hiệu cuối năm 2019 ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh 2 3 6 4 8
Các yếu tố bên ngoài
1 Kinh tế trong nước phát triển ổn định 3 3 9 2 6
2 Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng 3 3 9 3 9
3 Chính trị, an ninh đất nước ổn định góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam 4 2 8 3 12
4 Chính sách nhà nước khuyến khích phát triển ngành du lịch 4 2 8 3 12
5 Tài nguyên du lịch phong phú góp phần hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng 4 2 8 3 12
6 Công nghệ và dịch vụ phát triển 3 2 6 3 9
7 Tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty 1 2 2 2 2
8 Ảnh hưởng của thiên tai, ô nhiễm môi trường 1 1 1 2 2
9 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải còn hạn chế, phát triển chậm 2 2 4 2 4
10 Đối thủ cạnh tranh có thương hiệu, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính lớn 2 3 6 3 6
Bảng 2.6 Ma trận QPSM – WO
2.3.1.4 Ma trận QSPM – Nhóm WT.
STT CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG
Các chiến lược có thể thay thế
Chiến lược phát triển nhân lực
Chiến lược thâm nhập thị trường
Các yếu tố bên trong AS TAS A
1 Sở hữu nguồn vốn điều lệ lớn lên đến 55 tỷ đồng 2 3 6 4 8
2 Sản phẩm có tính đầu tư vào sự độc đáo 4 1 4 3 12
3 Nhân sự có trình độ và chuyên môn nghề nghiệp cao đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty.
4 Luôn nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp đầy đủ thiết bị, tạo môi trường làm việc hiệu quả.
5 Có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững.
6 Thành viên của các hiệp hội du lịch uy tín trên toàn cầu 2 2 4 4 8
7 Có hệ thống các đối tác lữ hành ở một số khu vực trên thế giới 3 2 6 4 12
8 Mạng lưới chi nhánh và văn phòng đại diện còn ít so với các đối thủ cạnh tranh 2 2 4 3 6
9 Thiệt hại về tài chính sau đại dịch làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty 3 2 6 3 9
10 Việc tranh chấp thương hiệu cuối năm 2019 ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh 2 2 4 2 4
Các yếu tố bên ngoài
1 Kinh tế trong nước phát triển ổn định 3 3 9 3 9
2 Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng 3 3 9 4 12
Chính trị, an ninh đất nước ổn định góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt
4 Chính sách nhà nước khuyến khích phát triển ngành du lịch 4 3 12 3 12
5 Tài nguyên du lịch phong phú góp phần hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng
6 Công nghệ và dịch vụ phát triển 3 3 9 3 9
7 Tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty 1 2 2 3 3
8 Ảnh hưởng của thiên tai, ô nhiễm môi trường 1 1 1 3 3
9 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải còn hạn chế, phát triển chậm 2 2 4 2 4
10 Đối thủ cạnh tranh có thương hiệu, kinh nghiệm, nguồn lực tài chính lớn 2 2 4 3 6
Bảng 2.7 Ma trận QPSM – WT 2.3.2 Lựa chọn chiến lược thực thi
Theo kết quả từ quá trình hoạch định chiến lược, các chiến lược được lựa chọn có điểm hấp dẫn theo thứ tự như sau:
Chiến lược: Phát triển thị trường (169 điểm)
Chiến lược: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch (166 điểm)
Chiến lược: Khẳng định thương hiệu (162 điểm)
Chiến lược: Thâm nhập thị trường (153 điểm)
Chiến lược nào có số điểm hấp dẫn cao nhất thì các giải pháp thực hiện chiến lược đó sẽ được ưu tiên thực hiện, đồng thời có thể chọn kèm giải pháp của các nhóm chiến lược khác như là các giải pháp bổ sung nhằm tăng hiệu quả thực hiện.
Như vậy, chiến lược “Phát triển thị trường” có số điểm hấp dẫn cao nhất (169 điểm) và các giải pháp thực hiện chiến lược này sẽ được ưu tiên thực hiện.
Trong bối cảnh hiện tại, sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịchCovid – 19 Nhằm thích nghi với tình hình chung thì việc thực thi chiến lược phát triển thị trường là việc làm hợp lý và cần thiết trong thời điểm hiện tại cần chú trọng tận dụng lợi thế các nguồn lực nội tại của mình về tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, Đối với các yếu tố bên ngoài như kinh tế, xã hội, chính trị, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và tận dụng tốt cơ hội tạo tiền đề giúp doanh nghiệp phát triển thị trường, việc cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành là điều không thể tránh khỏi
Nhìn chung, việc đưa ra các giải pháp, phương hướng thực thi “chiến lược phát triển thị trường” cần được nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp và những yếu tố tác động đến doanh nghiệp và quá trình thực hiện chiến lược.