1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa ẩm thực truyền thống việt nam

32 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực Truyền Thống Việt Nam
Tác giả Vũ Hồng Nhiễn, Ngô Lê Tâm Như, Nguyễn Vỹ Nhân Tâm, Lê Thị Anh Thư, Nguyễn Thảo Uyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Tiếng Anh Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022 – 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 8,74 MB

Nội dung

Vì vậy tìm hiểu về truyền thống ẩm thực của một đất nước chính là cách đơngiản nhất để có thể khai thác và hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy.Qua đó góp phần nâng cao vốn

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

2 NGÔ LÊ TÂM NHƯ …….……… MSSV: 2221000120

3 NGUYỄN VỸ NHÂN TÂM ……… MSSV: 2221000139

4 LÊ THỊ ANH THƯ ……….……… MSSV: 2221000156

5 NGUYỄN THẢO UYÊN ….……… MSSV: 2221000195

LỚP: 22DTA02

BẬC: ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG ANH KINH DOANH

VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS NGUYỄN THỊ NGUYỆT

HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022 – 2023

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS NGUYỄN THỊ NGUYỆT

Trang 3

3

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan tiểu luận với đề tài “Văn hóa ẩm thực truyền thốngViệt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng chúng em Các nội dung, kết quả nghiêncứu nêu trong tiểu luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Nếu có gì sai sót chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn

i

Trang 5

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Trường Đại học Tàichính – Marketing đã đưa bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam vào chương trình giảngdạy Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS.Nguyễn Thị Nguyệt, cô đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báucho chúng em trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô,chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết cho quá trình học tập,làm việc sau này của chúng em

Bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích.Nhưng với vai trò là một sinh viên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này củachúng em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏinhững sai sót Kính mong cô xem xét và góp ý tạo điều kiện cho chúng em hoàn thiệnhơn kiến thức của mình

Chúng em xin chân thành cám ơn!

Trang 6

PHIẾU NHÂEN X 䔃ĀT VÀ CH숃ĀM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……

Điểm chấm: ………

Điểm làm tròn: Điểmchữ: ……… ………

Ngày tháng năm

GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN ………

………

iii

Trang 8

1.1.3 Khái niệm truyền thống

1.1.4 Khái niệm văn hóa ẩm thực

Chương 2: Tính chất âm dương và các giá trị trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Chương 3: Sự khác biệt về ẩm thực giữa các vùng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.

3.1 Nét tương đồng trong ẩm thực 3 miền

3.2 Những điểm khác biệt về ẩm thực giữa 3 miền

98% (48)

48

QUẢN TRỊ HỌC CLC giáo trình trường…

83

Shopee còn một chút

Quản trịhọc 100% (1)

33

Top Notch Level 2 for english

-Quản trịhọc 100% (1)

203

UNIT 81 - nl;

Quản trịhọc 100% (1)

4

Trang 9

3.2.3.4 Đặc sản

v

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Ẩm thực có thể hiểu đơn giản là việc ăn và uống, rất gần gũi và cũng rất đờithường Đại văn hào Pháp Balzac đã từng nói: “Món ăn, xét bề ngoài, chỉ là cái đíchcủa sự thỏa mãn vật dục Nhưng đi sâu, ta vô cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình

độ văn hóa vật chất thì rất ít, nhưng biểu hiện trình độ văn hóa tinh thần của dân tộc thìrất nhiều” Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngàymột cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên đa dạng và hoàn thiện hơn Nhưngkhông vì lẽ đó mà ẩm thực Việt Nam bị đánh mất đi nét truyền thống, vì nó không đơnthuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa Đó là khi mà mọi ngườinhìn vào, thông qua ẩm thực, họ nhận thấy được một phần những nét riêng, những nétđặc sắc trong truyền thống của người Việt

Vì vậy tìm hiểu về truyền thống ẩm thực của một đất nước chính là cách đơngiản nhất để có thể khai thác và hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy.Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta.Những điều được nêu trên đây cũng chính là lý do chúng em chọn đề tài “Văn hóa ẩmthực truyền thống Việt Nam” để trình bày trong bài tiểu luận này Qua đề tài này,chúng em muốn giới thiệu với tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đấtnước và con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực truyền thống

Chúng em sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích văn bản qua việc thuthập thông tin, tài liệu từ nhều nguồn khác nhau: sách, báo, tạp chí, internet… sau đótiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp… để phục vụ cho nghiên cứu của tiểuluận

1

Trang 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VĂN VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC

TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức(trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độphát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từnhững sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động Theo quan niệm của UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hoá của Liênhợp quốc) có nêu: “Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất,trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xãhội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bảncủa con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng” (1982)

Có thể xem văn hoá là cái còn đọng lại, tinh túy nhất, không dễ thay đổi củamột dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc Bản sắc là cái chảy ngầm bên trong tạonên tính cách của dân tộc, trong khi phong cách là cái thể hiện ra bên ngoài Ăn uống

là một khía cạnh của văn hoá Cùng với quá trình lịch sử của dân tộc, ăn uống cónhững thay đổi và biến hoá, nhưng vẫn giữ được bản sắc của nó Việc ăn uống phụthuộc vào những yếu tố thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, nguồn nguyên liệu thực vật,động vật Những yếu tố này ít khi bị thay đổi

1.1.2 Khái niệm ẩm thực

“Theo từ điển Tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống” Ăn và uống là nhucầu chung của nhân loại không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinhthái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau,những quan niệm về ăn uống khác nhau từ đó dần dần hình thành những phong tụctập quán về ăn uống khác nhau

Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lúc đó, để giải quyết nhu cầu ăn, conngười hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong tự nhiên, hái lượm được Tuy nhiên

đó là bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp vệsinh hơn, có văn hoá hơn” sau khi phát hiện ra lửa và duy trì được lửa Từ đây, một tậpquán ăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụng rất to lớn đến đời sống của con

Trang 12

người Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những tiến bộ tronghoạt động kinh tế, từ giai đoạn ăn sẵn, tước đoạt của thiên nhiên tiến đến giai đoạntrồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc än uống của con người đã chịu nhiều sự chiphối của hoàn cảnh môi trường sinh thái, phương thức kiếm sống.

1.1.3 Khái niệm truyền thống

Về khái niệm “truyền thống”, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng “Theonghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố di tồn của văn hóa, xã hội thểhiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, lối sống vàcách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổnđịnh, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài”

Như vậy, có thể coi truyền thống dân tộc là phức hợp những tư tưởng, tình cảm,phong tục tập quán, thói quen, lối sống, ý chí… của chính dân tộc đó Nó được hìnhthành trong quá trình lịch sử lâu dài, đã trở nên ổn định mang đặc trưng dân tộc vàtruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội

mà ý thức xã hội lại luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội Bởi vậy, truyền thống củamột dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do con người tự lựa chọn chomình Nó được hình thành, được quy định bởi chính điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội

mà dân tộc đó đã trải qua Song phải thừa nhận rằng, truyền thống là một trong nhữngyếu tố bền vững nhất, khó thay đổi nhất trong ý thức xã hội, cho dù tồn tại xã hội đãthay đổi Chính vì tính bền vững, tính bảo thủ của truyền thống, nên trong mỗi thờiđiểm nhất định, bao giờ nó cũng mang tính hai mặt: mặt giá trị và mặt phản giá trị Cónhững truyền thống tích cực tạo ra được sức mạnh cho dân tộc, lại có những truyềnthống tiêu cực cản trở sự phát triển của dân tộc; có những truyền thống trước đây cógiá trị tích cực, nhưng khi điều kiện lịch sử - xã hội thay đổi, nó không còn giá trị nữa,thậm chí trở thành sức cản rất lớn

1.1.4 Khái niệm văn hóa ẩm thực

Từ cách hiểu văn hoá và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hoá ẩm thực phảixem xét ở hai góc độ: Văn hoá vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tinh thần (làcách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa,biểu tượng, tâm linh của các món ăn đó) Như TS Trần Ngọc Thêm đã từng nói “Ănuống là văn hoá, chính xác hơn là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên của conngười”

3

Trang 13

Khái niệm văn hoá ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ Chúng ta

có thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau:

Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; nhữngứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; nhữngphương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong cácmón ăn; cách thức thưởng thức món ăn

Từ ngàn xưa ông cha ta đã không hề xem nhẹ việc ăn uống Việc dạy ăn như thếnào, học ăn như thế nào phải được bắt đầu từ chính gia đình Đây là cái nôi đầu tiêngiúp con người hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách, trau dồi kiến thức ứng xử,thể hiện được truyền thống văn hoá của dân tộc ta từ bao đời nay Có thể hiểu văn hoá

ẩm thực là cách ăn, kiểu ăn, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương màqua đó ta biết được trình độ văn hoá, lối sống, tính cách của con người đó, của dân tộc

đó Nói về văn hoá ẩm thực, trước hết ta phải nói đến nét văn hoá trong ăn uống ở giađình, từ đó rộng ra, xa hơn là những bữa tiệc tùng , những dịp gặp mặt giao lưu

Ta có thể xem văn hoá ẩm thực là một bộ “gien” đặc sản có khả năng lưu truyềnnhiều giá trị văn hoá của nhân loại mà gia đình chính là những tế bào lưu giữ và lưutruyền từ đời này sang đời khác Ăn uống trong gia đình là lối ăn uống phổ biến nhấtcủa toàn nhân loại Ở một mức độ nào đó thì lối ăn uống này ở Việt Nam phổ biến hơnnhiều so với các nước khác vì Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, phần lớnngười dân sống bằng nghề nông và trồng lúa nước, nên thời gian tụ họp gia đình ở nhà

là chủ yếu trong suốt cả năm Ở đây mọi yếu tố văn hoá không chỉ được chuyển tảitrong chuyện ăn gì mà còn luôn luôn được gìn giữ trong khuôn khổ cổ truyền một lối

ăn theo truyền thống được thể hiện rất rõ qua những dụng cụ được dùng trong bữa ăn,cách ứng xử với mọi người trong khi ăn

Các nhà văn hoá học đã có chung nhận định: ăn uống của mỗi dân tộc là mộthiện tượng văn hoá khi nó mang các giá trị chân, thiện, mĩ Với người Việt Nam, ănuống là cả một nghệ thuật, nó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người

mà còn có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống của dân tộc Ăn uống củangười Việt được Đinh Gia Khánh nói đến như sau: “Món ăn, cách thức ăn uống củatừng nước, tức quê hương lớn; ở từng làng xóm, tức quê hương nhỏ, là biểu hiện củalối sống dân tộc, lối sống địa phương và bắt rễ sâu xa vào truyền thống lịch sử, truyềnthống văn hoá của dân tộc, của địa phương Món ăn là một nội dung góp phần tạo nên

Trang 14

phong vị dân tộc, phong vị quê hương và có tác động không nhỏ vào tâm tư tình cảm,vào cách ứng xử của mỗi tập đoàn người, của mỗi con người.”

Như vậy có thể nói, ẩm thực, tức ăn uống thể hiện lịch sử của một quốc gia, củanền văn hoá của quốc gia đó Các món ăn qua từng giai đoạn nói lên được cuộc sống,con người của giai đoạn đó và của vùng đất – nơi đã sản sinh ra món ăn mà không đâu

có thể làm giống hệt được Văn hoá dân gian Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bảnsắc dân tộc, trong đó văn hoá ẩm thực là một nét đặc trưng Con người đã dần pháttriển việc ăn uống lên thành một lĩnh vực rộng rãi được nhiều người quan tâm Nghiêncứu về nghệ thuật ăn uống của người Việt nói chung và việc ăn uống của từng miềnnói riêng mang lại nhiều điều lí thú, có sức hấp dẫn và lôi cuốn mọi người

1.1.5 Ẩm thực dưới các góc nhìn

1.1.5.1 Góc độ văn hoá

Dưới góc độ văn hoá, ẩm thực được xem như là những nét truyền thống lịch sử,truyền thống văn hoá của dân tộc, của địa phương Ăn uống là một thành tố quan trọngtạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê hương Nó lưu giữ và tạo nên những nét riêngcủa vùng miền Món ăn của địa phương nào mang đặc điểm văn hoá truyền thống củađịa phương đó và có tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, vào cách ứng xử củamỗi cộng đồng người, mỗi con người Bởi đặc trưng của món ăn, lối ăn được tạo nên

từ những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội của từng vùng, từng quốc gia Ví dụ nhưHuế là mảnh đất cố đô với điều kiện sống vương giả của tầng lớp quý tộc đã tạo nênmột phong cách ăn tỉ mỉ, cầu kỳ và có phần đài các Còn với vùng đất mới Nam Bộ thìlại hoàn toàn khác Những con người Nam Bộ là những người đi khai hoang lập ấp,điều kiện sống không ổn định, có thể nay đây mai đó Do vậy, họ không cầu kỳ lắmtrong ăn uống, họ tận dụng tất cả những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để chế biếncác món ăn của mình Cách thức chế biến cũng đơn giản, chủ yếu nướng, ăn uống xô

bồ chứ không “thỏ thẻ”, “lãng mạn” như Huế

Chính những khác biệt đó trong cách ăn, lối ứng xử là cái tạo nên bản sắc vănhoá dân tộc, của địa phương và vùng miền Văn hoá ẩm thực được xem là một thành tốquan trọng tạo nên và góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc

1.1.5.2 Góc độ xã hội

Dưới góc độ xã hội, ẩm thực được coi là nét đặc trưng để phân biệt giai tầngtrong xã hội Mỗi tầng lớp trong xã hội có điều kiện sống khác nhau nên có những

5

Trang 15

món ăn và cách thức ăn riêng Thông thường ăn uống được chia thành 3 loại ứng với 3tầng lớp cơ bản trong xã hội: ăn uống cung đình của tầng lớp quý tộc; ăn uống bìnhdân của tầng lớp lao động và ăn chay của tầng lớp tăng ni, phật tử.

Ăn uống cung đình của tầng lớp quý tộc: Tầng lớp này có điều kiện sống vươnggiả nên cách thức ăn uống khá cầu kỳ, sang trọng và được tổ chức có thể thức, có quy

mô riêng

Người bình dân lao động nghèo khó ở chốn thôn quê thức ăn của họ chỉ là gạo,ngô, khoai, sẵn, kê, mạch những thực phẩm dễ nuôi trồng, dễ tìm kiếm Cách thứcchế biến món ăn không quá cầu kỳ chủ yếu là luộc, kho, xào, rang, muối Bữa cơmthông thường chỉ có những món ăn cơ bản như cơm, rau, cá, đôi khi có thịt, trứng.Dụng cụ ăn là những thứ mộc mạc, giản dị như chiếc mâm gỗ (hoặc mâm đồng), bátsành, đũa tre cả nhà ngồi quây quần xung quanh mâm cơm nhỏ trên chiếc chiếu cói.Hay như ở Ấn Độ gia đình quây quần cùng nhau “bốc”, “trộn” thức ăn bằng tay và đưalên miệng ăn

Tầng lớp tăng ni, phật tử tại các chùa, món ăn của họ là những món ăn chay (lànhững món ăn mà thực phẩm hoàn toàn là thực vật vì nhà Phật cấm sát sinh) Thức ănthường ngày là ngô, khoai, đậu, vừng, rau, tương, muối Những ngày lễ phật, nhà chùacũng dọn cỗ gọi là cỗ chay, làm những món giả mặn Mâm cỗ chay cũng có đủ cả giòlụa, cá, thịt Nhưng tất cả đều làm bằng bầu, bí, rau, quả Với họ, ăn uống chỉ đơnthuần là nhu cầu tồn tại chứ không mang tính chất hưởng thụ

Ngày nay, cuộc sống đã có nhiều biến đổi, các món ăn cũng không còn được

“phân tầng” như trước nữa và người bình thường cũng ăn chay, kẻ giàu có cũng vẫn ănnhững món bình dân Song nhìn vào cách thức ăn, cách chọn món ăn, cách thức chếbiến, chúng ta vẫn có thể nhận thấy rõ họ thuộc tầng lớp nào

Sự phân biệt giai cấp xã hội trong ăn uống còn được thể hiện qua những bữa ănnơi đình đám (bữa cơm cộng cảm) Những người có chức sắc, địa vị hay những ngườicao tuổi (thuộc tầng lớp trên) trong làng thường được ngồi “mâm trên”, còn từ thườngdân trở xuống (tầng lớp dưới) chỉ được ngồi “mâm dưới” Mâm trên thường được đặt

ở những vị trí trang trọng, vị trí trung tâm và được đặt cao hơn như trên giường haytrên phản Các mâm được tính vị trí cao thấp từ trong nhà ra ngoài rạp Dụng cụ ăncũng đẹp hơn, sang hơn Món ăn thường được làm từ những phần ngon nhất của convật Tất cả đã được quy định thành chuẩn mực nghiêm ngặt Ở đây, không còn đơn

Trang 16

thuần là chuyện ăn nữa, mà quan trọng hơn nó là biểu trưng cho địa vị của mỗi ngườitrong xã hội, thế nên mới có câu “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”.

Ăn uống là một vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm bởi ăn uống luôn gắn liềnvới sự sống của con người Con người cố gắng học tập, lao động trước tiên là nhằmđáp ứng đủ và đáp ứng tốt nhu cầu ăn uống sau mới tính đến những nhu cầu khác “Cóthực mới vực được đạo” và “Con người trước hết phải đáp ứng được nhu cầu ăn mặc,

ở, đi lại sau mới tính đến chuyện làm chính trị, văn hoá, khoa học.” (Ăngghen) Nhưvậy, ăn uống là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn Nó là dấu hiệu để biết sự phát triển, sựthay đổi và phát triển của kinh tế - xã hội

Tính xã hội được biểu hiện trong ăn uống đó là nếp sống gia đình Đối với cácnước trong khu vực châu Á nhìn vào cách ăn uống của mỗi gia đình, chúng ta có thểthấy rõ được các thành viên trong gia đình ấy cư xử với nhau như thế nào, gia đình ấy

có nề nếp gia phong hay không Bữa cơm phải có mặt đông đủ các thành viên tronggia đình Ai đang bận hay giở tay thì phải có người ra mời vào ăn cùng Khi cả giađình đã ngồi vào mâm cơm đông đủ, bữa cơm sẽ được bắt đầu bằng lời mời Trongmâm cơm, ai là người trẻ tuổi nhất thì mời trước, mời lần lượt từ cao tuổi hoặc người

có vị trí cao nhất trong gia đình rồi theo thứ bậc mời tiếp, từng người một mới đượcnâng bát Lời mời cũng không được nói sõng mà phải có chữ “ạ” sau cùng Ai ăn xongtrước khi đứng dậy cũng phải mời những người còn lại ăn tiếp

Trong bữa ăn, miếng ngon, miếng bổ phải mời người lớn tuổi (ông, bà, cha, mẹ)trước Người phụ nữ bao giờ cũng ngồi đầu nồi Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thảchú ý quan sát ai sắp ăn hết cơm thì dừng tay và sẵn sàng xới thêm cơm Sau bữa ăn,trẻ em thường phải lấy tăm cho người lớn, đưa tăm phải bằng hai tay

Ngoài những yếu tố trên, nhìn từ góc độ xã hội, ăn uống còn giúp cho việc nhậndiện những yếu tố đặc thù như tôn giáo, tín ngưỡng Nhìn vào cách ăn uống của từngngười, từng vùng, hay dân tộc ta có thể biết được tôn giáo mà người đó đang theo.Như người theo đạo Hồi không bao giờ ăn thịt lợn, người theo đạo Phật không bao giờ

ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật

1.1.5.3 Góc độ y tế

Dưới góc độ y tế, ẩm thực được coi là một trong những yếu tố mang lại sứckhoẻ cho con người Ăn uống được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cơthể con người Chúng ta đều biết rằng, trong quá trình sống, con người không thể thiếu

7

Ngày đăng: 01/03/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w