Phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi mua sản phẩm mỹ phẩm thuần chay của Cocoon 2.2.1 Yếu tố liên quan đến giá trị 2.2.1.1 Nhận thức về bảo vệ động vật và vấn đề bảo vệ môi trường Thử nghiệm trên động vật là một chủ đề nhạy cảm liên quan đến bảo vệ động vật và vấn đề môi trường, và nó có tác động đến thái độ của người tiêu dùng trong hành vi mua hàng. Dựa trên nghiên cứu của Malik Singhal (2017), thái độ của công chúng đối với môi trường được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của họ. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu dưới đây chỉ ra rằng, người tiêu dùng có xu hướng ngừng mua các sản phẩm thử nghiệm trên động vật. Trong đó, phụ nữ (M = 2.94) có khả năng ngừng mua cao hơn nam giới (M = 2.52) và nhóm tuổi có khả năng ngừng mua được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm nhóm trên 55 tuổi (M = 2.51), nhóm từ 35 đến 44 tuổi (M = 2.38) và cuối cùng là nhóm từ 18 đến 34 tuổi (M = 1.12). Một số người cho rằng việc thử nghiệm trên động vật không gây hại cho người tiêu dùng và đôi khi có thể là cần thiết để đảm bảo sản phẩm an toàn cho con người. Tuy nhiên, sự thật là hành động này luôn dẫn đến các tác động tiêu cực. 2.2.1.2 Mối quan tâm về sức khỏe Nghiên cứu trong lĩnh vực mỹ phẩm cho thấy mỹ phẩm thiên nhiên có chứa các thành phần và quy trình chế biến tự nhiên đã phát triển thành xu hướng chính trong những năm qua do mối quan tâm ngày càng tăng đối với sức khỏe và môi trường (D.Petruzzi, 2020). Sự quan tâm đối với sức khỏe không chỉ là một nhu cầu cá nhân, mà còn là một giá trị cốt lõi được coi trọng trong cuộc sống hàng ngày. 2.2.1.3 Phong cách sống Phong cách sống của nhiều người đang trải qua một sự biến đổi đáng kể, họ dần chuyển hướng tới các phong cách tối giản, sống xanh, và thân thiện với môi trường. Điều này phản ánh một tầm nhìn mới về cuộc sống, nơi chúng ta chỉ quan tâm đến sức khỏe cá nhân mà còn đặt tôn trọng và bảo vệ môi trường lên hàng đầu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Khái niệm văn hóa
Văn hóa được nhìn nhận là tổng thể phức tạp bao gồm tất cả những cái mà con người sáng tạo, phát minh ra, được học, được tích lũy và chia sẻ giữa các thành viên trong một xã hội. Đây có thể được coi là khái niệm chung về văn hóa và là kim chỉ nam xuyên suốt bài viết dưới đây Ngoài ra, còn có nhiều cách tiếp cận văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy vậy, dù tiếp cận dưới bất kỳ góc độ nào, ta đều có thể chia ra làm ba loại thành phần văn hóa, bao gồm: (i) văn hóa vật thể, (ii) văn hóa tinh thần, (iii) văn hóa hành vi.
Văn hóa vật thể bao gồm thực thể vật chất do con người biến đổi và sử dụng, là những sản phẩm, vật liệu, công trình kiến trúc, công cụ, máy móc,
Văn hóa tinh thần gồm những giá trị, chuẩn mực, tư tưởng, niềm tin, thái độ mà con người theo đuổi, chia sẻ giữa các thành viên trong xã hội.
Văn hóa hành vi bao gồm những biểu hiện cử chỉ, hành động, phong tục, thói quen liên quan đến các yếu tố vật chất và tinh thần được chia sẻ giữa các cá nhân trong xã hội.
Thông qua việc tìm hiểu về văn hóa, ta có thể mở rộng hiểu biết về con người, những yếu tố hình thành nên động cơ, thái độ, hành vi, thói quen của các cá nhân Từ đó, dưới góc độ của một nhà nghiên cứu thị trường, ta có thể nhận thức và phân tích được hành vi mua, sử dụng và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của họ Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể nâng cao các chuỗi hoạt động liên quan nhằm tăng lợi nhuận thu về.
Đặc trưng của văn hóa và quá trình lĩnh hội văn hóa của cá nhân
1.2.1 Đặc trưng cơ bản trong văn hóa
Một số các đặc trưng cơ bản trong văn hóa có thể kể đến, như
▶ Văn hóa là được sáng tạo ra; trong quá trình đấu tranh với mục đích khách nhau, con người đã tạo ra văn hóa của họ gồm ba hệ thống phục thuộc lẫn nhau về tư tưởng - ý tưởng, lòng tin, giá trị và những cách thức của sự hình thành ý kiến mà bản thân con người học để chấp nhận, thỏa mãn khát khao; kỹ thuật - những kỹ năng, sự khéo léo và nghệ thuật mà chúng tạo điều kiện cho con người sản xuất ra hàng hóa vật chất từ tự nhiên; và tổ chức - hệ thống gia đình, giai tầng xã hội tạo điều kiện cho con người phối hợp hành vi của họ một cách có hiệu quả với những hành động của thành viên khác.
▶Văn hóa là bàn tay vô hình, ảnh hưởng một cách tự động đến hành vi của con người trong xã hội Thông thường các cá nhân không nhận thấy được sự ảnh hưởng đó.
▶Văn hóa gắn với một môi trường xã hội nhất định và ảnh hưởng đến các cá nhân trong xã hội đó
▶ Văn hóa có sự tương đồng và khác biệt Mọi nền văn hóa có nét tương đồng nhất định, song cũng có đặc trưng riêng giữa xã hội này với xã hội khác.
▶Văn hóa là quá trình học hỏi, lĩnh hội của các thành viên trong xã hội, là kết quả của cuộc sống cộng động.
▶ Văn hóa được chia sẻ giữa các thành viên trong xã hội thông qua hệ thống tổ chức như gia đình, nhà trường, tôn giáo, phương tiện thông tin đại chúng.
▶Văn hóa vừa có tính lâu bền, vừa có tính thích nghi Mỗi nền văn hóa đều có tính ổn định cao Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sẽ luôn có sự giao lưu giữa các nền văn hóa, dẫn đến một bộ phận của nền văn hóa sẽ biến đổi, thích nghi trong điều kiện mới Như vậy, ta cũng có thể khẳng định, văn hóa có sự giao lưu và trao đổi.
1.2.1 Quá trình lĩnh hội văn hóa của cá nhân
Lĩnh hội văn hóa có thể coi là quá trình học hỏi, tiếp nhận những đặc trưng văn hóa riêng của từng cá nhân một cách chủ động, hoặc bị động Cá nhân thuộc hệ thống tổ chức nào thì sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống tư tưởng và kỹ thuật của hệ thống tổ chức đó Những nhóm người trong tổ chức có thể thừa nhận hoặc phản đối hành vi của các cá nhân khác trong xã hội Khi thừa nhận hành vi, họ sẽ khuyến khích, tôn vinh, chia sẻ với cộng đồng; ngược lại, khi biệu độ thái độ không đồng tình họ tẩy chay và lên án những cá nhân đã thực hiện hành vi.
Thông qua quá trình đó, văn hóa được lưu chuyển từ thế hệ này qua thế hệ khác và lặp lại quá trình đánh giá tương tự.
Ta có thể biểu diễn quá trình lĩnh hội văn hóa cá nhân bằng mô hình sau:
Hình 1.1 Quá trình lĩnh hội văn hóa cá nhân (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Các giá trị văn hóa là các niềm tin được nâng đỡ và xác định những điều cá nhân mong đợi Mỗi dân tộc có hệ thống giá trị văn hóa riêng của mình và chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc với nhau.
Chính các giá trị văn hóa ấy ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Do đó, ta cần làm rõ sức ảnh hưởng của các giá trị văn hóa đến những mong ước trong việc mua, sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cá nhân, gia đình trong từng xã hội nhất định chứ không phải những giá trị phổ quát chung của con người.
Giá trị văn hóa ảnh hưởng trên hai mức độ, vĩ mô và vi mô Ở tầm vĩ mô là các giá trị văn hóa của xã hội và ở tầm vi mô là các giá trị hình thành từ đặc điểm, phong cách cá nhân gắn với môi trường xã hội của họ.
Chuẩn mực văn hóa là những quy tắc đơn giản chỉ dẫn hoặc ngăn cản hành vi con người dựa trên những hoàn cảnh nhất định gắn liền với các giá trị văn hóa.
Chuẩn mực văn hóa giống với chuẩn mực pháp luật ở chỗ con người đều tham gia điều chỉnh hành vi cá nhân, song có sự khác nhau cơ bản là pháp luật bắt buộc phải tuân theo, ngược lại, văn hóa không mang tính bắt buộc nhưng có sự hậu thuẫn từ lực lượng quần chúng Chuẩn mực văn hóa tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội và tôn giáo.
1.3.3 Truyền thống, phong tục, tập quán
Các truyền thống, phong tục, tập quán được hiểu như là các quy định về cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội thuộc một nền văn hóa nhất định và thường được định hình từ rất lâu trong quá khứ, lưu giữ cũng như bảo tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Một số gắn với các mối liên hệ gia đình, họ hàng, với quá trình giao tiếp, ứng xử Một số gắn với các truyền thuyết dân gian, huyền thoại lịch sử Do đó, ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa luôn có sự riêng biệt, hơn nữa còn vô cùng phong phú và đa dạng màu sắc, được cá nhân trong xã hội tôn vinh và gìn giữ.
Việc hiểu về các truyền thống, phong tục, tập quán của một nền văn hóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trưởng mục tiêu cũng như trở thành những chỉ dẫn quan trọng trong việc đưa ra các quyết định marketing một cách chính xác và giảm thiểu các rủi ro không đáng có.
1.3.4 Biểu tượng, đồ tạo tác Đồ tạo tác là các giá trị văn hóa vật thể của một nền văn hóa tạo ra, mang giá trị nhất định cho cộng đồng xã hội và thường tồn tại lâu dài trong lịch sử cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành ci của các cá nhân trong nền văn hóa đó.
Các biểu tượng mang ý nghĩa văn hóa được hiểu bao gồm tất cả các cử chỉ, dấu hiệu, hình ảnh, vật thể Ngoài ý nghĩa thông thường, chúng còn mang ý nghĩa quan điểm, tình cảm, thái độ riêng gắn với một nền văn hóa nhất định Một số biểu tượng gắn với phong tục, tập quán, giá trị, niềm tin, chuẩn mực như các con số, loài vật, màu sắc, các loài hoa, Ngoài ra, một số còn gắn với các truyền thuyết, giai thoại, hình ảnh lịch sử, dân gian.
Chạy theo xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, nhiều biểu tương hay những đồ tạo tác trong các nền văn hóa đã được toàn cầu hóa được khai thác sử dụng trong doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng mục tiêu của họ Bất kỳ việc khai thác hình ảnh, ý nghĩa của biểu tượng và đồ tạo tác nào cũng mang lại giá trị tương đối cho lợi ích của doanh nghiệp bởi lẽ yếu tố này cũng ảnh hưởng nhất định đến nhóm người tiêu dùng nhất định Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận, đem lại nhiều lợi ích vật chất và tinh thần hơn cho người tiêu dùng.
Ngôn ngữ là bộ phận quan trọng trong văn hóa bởi con người sử dụng ngôn ngữ như một phương thức để giao tiếp và giao lưu văn hóa với các cá nhân khác trong xã hội. Đối với ngôn ngữ thông thường, nguyên tắc đọc và viết các ngôn ngữ không giống nhau.
Ví dụ như ngôn ngữ hệ Latin đọc và viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Trong khi đó, người Ả Rập lại viết từ phải qua trái Điều này có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế sản phẩm, bao gói, nhãn hiệu phù hợp với cách thức đọc và viết trong từng thị trường khác nhau Ngoài ra còn một số vấn đề khác như ý nghĩa của ngôn ngữ khi chuyển ngữ, đôi khi sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong môi trường quốc tế, hoặc một số hạn chế khi sử dụng các thuật ngữ, tiếng lóng. Đối với ngôn ngữ đàm phán, phong cách giữa các nền văn hóa có nhiều điểm khác biệt. Hoặc trong ngôn ngữ quà tặng cũng vậy.
1.3.6 Một số yếu tố khác
* Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa: Bắt nguồn từ quá trình lĩnh hội văn hóa của cá nhân, thông qua việc tiếp nhận các nền văn hóa khác nhau Đặc biệt trong thời đại mở, giao lưu văn hóa đa dạng như hiện nay, tiếp biến văn hóa lại càng được thể hiện rõ rệt hơn.
* Khác biệt về văn cảnh: Người ta chia các nền văn hóa thành các nền văn hóa có văn cảnh thấp và những nền văn hóa có văn cảnh cao Đối với nền văn hóa có văn cảnh thấp, thông tin được truyền đạt rõ ràng, từ ngữ mang ý nghĩa trực tiếp và tách khỏi văn cảnh Một số ví dụ đại diện có thể kể đến là các nước bắc Âu.
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN HÀNH VI MUA MỸ PHẨM THUẦN CHAY COCOON VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
Tổng quan về Công ty TNHH Nature Story và sản phẩm mỹ phẩm thuần chay của Cocoon
2.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp (Company)
The Cocoon Original Việt Nam là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Việt ra đời từ năm
2014 và được điều hành bởi công ty TNHH mỹ phẩm Nature Story – Việt Nam Theo số liệu của Shopee Analytics, tính đến nay Cocoon đã thu được 43,11 tỷ VNĐ trên sàn thương mại điện tử Shopee với trung bình hơn 21,635 đơn hàng được bán ra.
Mục tiêu và tầm nhìn của Cocoon:
Ngắn hạn: Là thương hiệu tiên phong trong thị trường mỹ phẩm thuần chay, COCOON hướng tới trở thành thương hiệu mỹ phẩm thuần chay phổ biến và được ưa thích nhất tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng, lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động Mục tiêu ngắn hạn mà công ty đặt ra là: “Cuối năm 2022 công ty sẽ đạt được mức tăng trưởng 30%”
Trung hạn: Công ty mong muốn chiếm được lòng tin của khách hàng, đặc biệt là khách hàng Việt Nam Chúng tôi đặt ra mục tiêu trong 5 năm tiếp theo “COCOON phấn đấu trở thành thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam được yêu thích nhất ở trong nước và chiếm 40% thị phần thị trường mỹ phẩm Việt Nam vào cuối năm 2026”.
Dài hạn: Không chỉ mang tham vọng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam mà COCOON còn hướng tới các thị trường nước ngoài, đặc biệt là các nước Châu Á Mục tiêu lớn nhất màCOCOON mong muốn đạt được trong 10 năm tới là “Sản phẩm được xuất khẩu đi 10 quốc gia của khu vực Châu Á vào cuối năm 2031”
Câu chuyện thương hiệu: Cocoon nghĩa là “cái kén”; cái kén như là “ngôi nhà” để ủ ấp, nuôi dưỡng con sâu nhỏ để đến một ngày sẽ hóa thành nàng bướm xinh đẹp và lộng lẫy Từ ý nghĩa như thế, Cocoon chính là “ngôi nhà” để chăm sóc làn da, mái tóc của người Việt Nam, giúp cho họ trở nên xinh đẹp, hoàn thiện hơn và tỏa sáng theo cách của chính họ. Cocoon ra đời với một lý do đơn giản là làm đẹp cho người Việt từ chính những nguồn nguyên liệu gần gũi, quen thuộc.
Sứ mệnh mà doanh nghiệp đặt ra là “Sinh ra để mang lại cho bạn một làn da, một mái tóc luôn khỏe mạnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống từ những nguồn nguyên liệu đơn giản và gần gũi mà bạn ăn hằng ngày Chúng tôi luôn giữ một nhiệm vụ trong tâm trí: áp dụng các lợi ích của thực phẩm quanh ta kết hợp với sự hiểu biết khoa học để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người Hành trình gian nan tìm đến vẻ đẹp thật sự không phải là nhiệm vụ của riêng bạn, chúng tôi sẽ cùng bạn đi trên hành trình đó. Luôn luôn là như vậy, mãi mãi là như vậy.”
Triết lý thương hiệu: “Chúng tôi là những người yêu thiên nhiên, luôn say đắm trong việc khám phá các nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam từ rau củ, trái cây, để làm sao để đưa chúng vào trong các sản phẩm mỹ phẩm mà các chất dinh dưỡng của chúng được giữ lại một cách nguyên vẹn và hoàn hảo Những thực phẩm này rất giàu vitamin, chất chống oxi hóa và các khoáng chất để tăng cường sức khỏe của làn da. Vậy còn gì tuyệt vời hơn là đưa chúng lên làn da của bạn một cách trọn vẹn nhất có thể. Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, những công thức được hình thành và trở nên hoàn hảo Chúng đã phát huy tác dụng và đáp ứng được mong mỏi của người Việt: an toàn và hiệu quả Đối với chúng tôi, những gì đưa lên da phải an toàn, hiệu quả và không có nguồn gốc từ động vật.” (Câu chuyện thương hiệu, 2015)
2.1.1.1 Môi trường - Context a Môi trường chính trị - pháp luật:
Việt Nam là quốc gia có tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định, đóng vai trò là một điểm mạnh để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế Chính phủ đã thông qua Luật đầu tư chung cho loại hình doanh nghiệp, đối xử bình đẳng, xóa bỏ lệ phí nhà đầu tư nước ngoài nhằm mở cửa thị trường Đưa luật chống hàng giả, hàng nhái để bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất mang lại cảm giác an toàn cho người tiêu dùng Nhà nước cũng chủ động hội nhập kinh tế để giúp doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển cùng với các hãng mỹ phẩm nước ngoài.
Vì vậy với nền chính trị ổn định và tạo điều kiện của chính phủ, Cocoon đã có nhiều cơ hội để phát triển. b Môi trường nhân khẩu học
Dân số rơi vào khoảng 98,51 triệu người (Dân Số, Lao Động Và Việc Làm Năm 2021,
2021) tốc độ gia tăng dân số luôn nằm ở mức trên 1% Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Đây là một cơ hội tuyệt vời cho việc phát triển kinh tế, với cơ cấu dân số trẻ, thị trường mỹ phẩm đang được săn đón và có tiềm năng lớn để đầu tư.
Theo như nghiên cứu nhân khẩu học, tâm lý tiêu dùng của nam và nữ giới có sự khác biệt rõ nét Những đánh giá về khách hàng trước đó đã sử dụng sản phẩm và tên tuổi thương hiệu sẽ có tác động lớn tới quyết định mua hàng của nữ giới, trong khi đó nam giới sẽ ưu tiên xem các thông tin khách quan hơn thay vì cảm nhận của bản thân Thị trường mỹ phẩm đang có xu hướng tăng trưởng cao do nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng với các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt ở Việt Nam với dân số trẻ chiếm đa số và luôn bắt kịp nhanh mọi xu hướng làm đẹp trên thế giới Nhằm theo dõi các thói quen và hành vi của người dùng mỹ phẩm Việt Nam, Asia Plus đã tiến hành thực hiện khảo sát vào tháng 01 năm 2020 , thực hiện trên 458 phụ nữ từ trên 16 tuổi trên toàn quốc.
Sau đây là những tóm tắt về bức tranh tổng thể về thói quen và xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020: (i) Thói quen sử dụng mỹ phẩm khác biệt theo từng độ tuổi Hơn một nửa số người từ 23 tuổi trở lên trang điểm thường xuyên khi đi làm/đi học, đi chơi hoặc tham dự các buổi tiệc; (ii) Các sản phẩm chăm sóc da được dùng thường xuyên hơn. Khoảng 60% những người trong độ tuổi này sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày; (iii) Son môi và sữa rửa mặt (bao gồm tẩy trang) là hai sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhóm các sản phẩm trang điểm và dưỡng da; (iv) Các cửa hàng trong trung tâm thương mại và các cửa hàng bên ngoài của thương hiệu là nơi mua sắm mỹ phẩm phổ biến nhất Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử cũng dần trở thành một kênh quan trọng với 73% đã từng mua sắm mỹ phẩm tại đây; (v) Chi tiêu cho mỹ phẩm tăng 10% trong nhóm những người sử dụng mỹ phẩm thường xuyên. c Môi trường kinh tế
Nếu so sánh toàn cầu, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam có quy mô tương đối thấp, nhưng đang tăng trưởng nhanh chóng Theo dữ liệu từ Mintel (Colour Cosmetics in Vietnam
2019, 2019), thị trường mỹ phẩm Việt Nam trị giá khoảng 2,3 tỷ USD Mức chi của người tiêu dùng Việt cho mỹ phẩm bình quân 4USD một người mỗi tháng, là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, số tiền chi tiêu trung bình cho các loại sản phẩm như tẩy trang, dưỡng ẩm, kem chống nắng tăng đều trong 4 năm từ 2015-2018 Số liệu trên thể hiện rõ xu hướng và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người dân Việt Nam đang ngày càng tăng lên, họ quan tâm nhiều hơn đến sắc đẹp cũng như sức khỏe của mình. d Môi trường công nghệ-kỹ thuật
Cocoon đã áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản phẩm góp phần tạo động lực cạnh tranh trên thị trường Việc chuyển giao công nghệ trực tiếp đảm bảo chất lượng vòng đời sản phẩm, nâng cao hiệu quả bán hàng, sản xuất đa dạng giúp gần gũi và giúp người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm tốt nhất. e Môi trường tự nhiên
Hiện nay, môi trường tự nhiên đang được các nước trên thế giới nhất mực quan tâm bởi lẽ sự phát triển của khoa học công nghệ của những nước tiên tiến đang gây tổn thương nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên của nhân loại Cocoon đã sử dụng nguồn nguyên liệu là các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng tại Việt Nam như: cà phê Đắk Lắk, dừa Bến Tre, bơ cacao Tiền Giang, hoa hồng Cao Bằng, Nhận thức được thực trạng ô nhiễm môi trường và lượng rác thải nhựa vô cùng lớn ở Việt Nam, Cocoon nắm bắt được xu hướng thực hiện nhiều chương trình bảo vệ môi trường Cocoon đã trở thành thương hiệu đi đầu trong các công cuộc cách mạng xanh, thương hiệu mỹ phẩm thuần chay hàng đầu tại Việt Nam. f Môi trường văn hóa - xã hội
Phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa đến hành vi mua sản phẩm mỹ phẩm thuần chay của Cocoon 20
Trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt là những nền văn hóa Á Đông, các giá trị và chuẩn mực của một xã hội có thể định hình đáng kể hành vi của người tiêu dùng Các cá nhân thường bị ảnh hưởng bởi các nhóm tham khảo;họ tìm kiếm sự chỉ dẫn trong quá trình đưa ra quyết định thông qua bạn bè, thành viên gia đình hoặc xã hội, truyền thông và công chúng.
Văn hóa là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, ta có thể thấy là nền văn hóa là nguồn gốc cơ bản nhất của những hành vi con người (L.T.Trang, 2017) Khi tiêu dùng, mọi sở thích, mong muốn, cách thức lựa chọn của một người đều phản ánh rõ nét đến văn hóa.
2.2.1 Yếu tố liên quan đến giá trị
2.2.1.1 Nhận thức về bảo vệ động vật và vấn đề bảo vệ môi trường
Thử nghiệm trên động vật là một chủ đề nhạy cảm liên quan đến bảo vệ động vật và vấn đề môi trường, và nó có tác động đến thái độ của người tiêu dùng trong hành vi mua hàng. Dựa trên nghiên cứu của Malik & Singhal (2017), thái độ của công chúng đối với môi trường được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của họ.
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu dưới đây chỉ ra rằng, người tiêu dùng có xu hướng ngừng mua các sản phẩm thử nghiệm trên động vật Trong đó, phụ nữ (M = 2.94) có khả năng ngừng mua cao hơn nam giới (M = 2.52) và nhóm tuổi có khả năng ngừng mua được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm nhóm trên 55 tuổi (M = 2.51), nhóm từ 35 đến 44 tuổi (M = 2.38) và cuối cùng là nhóm từ 18 đến 34 tuổi (M = 1.12).
Nhóm giới tính có khả năng ngừng mua mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật
Nhóm tuổi có khả năng ngừng mua mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật
Nam Nữ 18 - 34 35 - 54 55+ Ý nghĩa biến 2.52 2.94 Ý nghĩa biến 2.25 2.38 2.51
Số lượng mẫu 501 527 Số lượng mẫu 345 328 433
Rất chắc chắn = 1 Rất chắc chắn = 1
Hơi chắc chắn = 2 Hơi chắc chắn = 2
Hơi không chắc hắn = 3 Hơi không chắc hắn = 3
Rất không chắc chắn = 4 Rất không chắc chắn = 4
Bảng 2.2 Thống kê và so sánh nhóm giới tính và nhóm tuổi có khả năng ngừng mua mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật (W.Rawof, 2021)
Một số người cho rằng việc thử nghiệm trên động vật không gây hại cho người tiêu dùng và đôi khi có thể là cần thiết để đảm bảo sản phẩm an toàn cho con người Tuy nhiên, sự thật là hành động này luôn dẫn đến các tác động tiêu cực.
(i) Hệ lụy đầu tiên mà việc thử nghiệm trên động vật gây ra là khiến những loài vật bị đưa vào thí nghiệm phải chịu đựng với nỗi đau thể xác và tinh thần, gây ra cảm giác bất công giữa các giống loài Hơn 250 thương hiệu mỹ phẩm vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp gây hại đối với hơn 27.000 sinh vật vô tội mỗi năm(Chitrakorn, 2016) Điều này đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tầm nhìn của chúng ta về sự kết nối với thiên nhiên và nghĩa vụ của chúng ta trong việc bảo vệ sự sống trên hành tinh này.
(ii) Hệ lụy thứ hai ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, nhưng ảnh hưởng một cách từ từ và khó nhận diện Chất thải phát sinh từ các thử nghiệm trên động vật, chẳng hạn như xác động vật, chuồng và ống tiêm, có thể gây ra các vấn đề về môi trường.Ví dụ, việc xử lý chất thải B3 từ các sản phẩm thử nghiệm có thể gây ra ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của hệ sinh thái (E.Ami, 2021) Hàng loạt bê bối liên quan đến việc quản lý chất thải và bảo vệ môi trường làm cho xã hội cảm thấy nhức nhối và hoảng loạn.
Theo Groff và cộng sự (2014), chất thải từ cơ thể và mô động vật có tác động rõ ràng nhất đến môi trường Vậy nhưng hàng năm, hàng triệu xác động vật được sử dụng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu vẫn bị vứt bỏ và phần lớn trong số chúng đều bị nhiễm các hóa chất độc hại.
Do đó, các phong trào và tổ chức như PETA ra đời để ủng hộ cũng như thúc đẩy việc mua các dòng sản phẩm "cruelty-free" (tức là không được thử nghiệm trên động vật) Họ nhấn mạnh rằng việc này sẽ cứu sống hàng triệu động vật khỏi những thử nghiệm tàn ác Thay vì sử dụng phương pháp này, các bên sản xuất mỹ phẩm có thể tìm kiếm các phương thức thay thế như sử dụng phương pháp thử nghiệm không độc hại đối với động vật hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu đã có sẵn Việc này sẽ giúp giảm đau đớn cho động vật, bảo vệ môi trường và đồng thời thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề trên.
2.2.1.2 Mối quan tâm về sức khỏe
Nghiên cứu trong lĩnh vực mỹ phẩm cho thấy mỹ phẩm thiên nhiên có chứa các thành phần và quy trình chế biến tự nhiên đã phát triển thành xu hướng chính trong những năm qua do mối quan tâm ngày càng tăng đối với sức khỏe và môi trường (D.Petruzzi, 2020) Sự quan tâm đối với sức khỏe không chỉ là một nhu cầu cá nhân, mà còn là một giá trị cốt lõi được coi trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, nhận thức về vấn đề sức khỏe đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm thay đổi cách nhìn nhận về sức khỏe, đồng thời đánh thức sự nhạy bén trong việc bảo vệ bản thân và xã hội khỏi các nguy cơ tiềm ẩn. Người dân trên khắp thế giới đã học được rằng việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh và lựa chọn các sản phẩm an toàn cho sức khỏe là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại.
Trong bối cảnh này, sản phẩm thuần chay của Cocoon đứng ra như một lựa chọn tối ưu cho những người quan tâm đến sức khỏe và môi trường Cocoon cam kết sản xuất các sản phẩm thuần chay theo các quy trình hiện đại, mở cửa và minh bạch, giúp người tiêu dùng có được niềm tin về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về nguyên liệu đầu vào của Cocoon, đảm bảo rằng chúng được lựa chọn cẩn thận và đạt tiêu chuẩn cao về sự tươi ngon và an toàn.
Hơn nữa, sản phẩm thuần chay thường được xem như một lựa chọn "xanh" và "sạch" hơn,nhất là trong bối cảnh tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường Các sản phẩm thuần chay của Cocoon không chỉ lành tính đối với sức khỏe cá nhân mà còn góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Như vậy, khi lựa chọn các sản phẩm thuần chay của Cocoon, người tiêu dùng không chỉ đầu tư vào sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào sự bảo vệ của môi trường và đảm bảo tính nhân đạo trong quá trình sản xuất Đây là một lựa chọn có ý nghĩa, đồng thời thể hiện tôn trọng đối với cả sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Phong cách sống của nhiều người đang trải qua một sự biến đổi đáng kể, họ dần chuyển hướng tới các phong cách tối giản, sống xanh, và thân thiện với môi trường Điều này phản ánh một tầm nhìn mới về cuộc sống, nơi chúng ta chỉ quan tâm đến sức khỏe cá nhân mà còn đặt tôn trọng và bảo vệ môi trường lên hàng đầu
Hơn nữa, sau đại dịch COVID-19 xu hướng mới, chú trọng vào tối giản và tập trung vào chất lượng Mọi người bắt đầu đặt câu hỏi những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống và tập trung vào việc tối ưu hóa tài nguyên và thúc đẩy phong cách sống thân thiện với môi trường
Hoạt động marketing tác động đến người tiêu dùng thông qua yếu tố văn hóa của Cocoon
2.3.1 Phân tích marketing mix của Cocoon
2.3.1.1 Sản phẩm a Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
Với sự tiến bộ của xã hội, con người có xu hướng tìm đến các loại thực phẩm từ thực vật để bảo vệ sức khỏe Với tâm lý này, mỹ phẩm thuần chay cũng trở thành niềm yêu thích của nhiều người theo đuổi lối sống xanh Đây là lý do Cocoon đã nghiên cứu và liên tục cho ra đời những dòng mỹ phẩm thuần chay 100% Những loại mỹ phẩm này giữ được trọn vẹn dưỡng chất của cây cỏ Việt Nam, an toàn và lành tính, không sử dụng thành phần động vật, từ chối thử nghiệm trên động vật. b Cam kết về chất lượng
Uy tín và chất lượng mà Cocoon cam kết trước hết được thể hiện qua nguồn nguyên liệu thuần Việt ở các vùng đất như Thanh Hóa, Hòa Bình, Đắk Lắk, Tiền Giang Có lẽ đây là điều mà không nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam làm được như Cocoon.
Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm nhân văn, cam kết tuyệt đối không thử nghiệm trên động vật Đây là điểm cộng quan trọng giúp Cocoon ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng Quy trình thử nghiệm được nghiên cứu và thử nghiệm về độ ổn định cũng như tính an toàn từ 6 -12 tháng trước khi đưa ra thị trường Điều này giúp người dùng hoàn toàn yên tâm khi mua và sử dụng sản phẩm Tạo niềm tin cho khách hàng và sự trung thực cho thương hiệu Bên cạnh đó, các sản phẩm của Cocoon cũng được chứng nhận từ các tổ chức uy tín như PETA, Leaping Bunny, The Vegan Society. c Thiết kế sản phẩm
Bao bì được coi là “đại sứ thường trực” của thương hiệu Mặc dù là thương hiệu Việt Nam nhưng bao bì được Cocoon chú trọng đầu tư cẩn thận và kĩ càng Thiết kế tuy đơn giản nhưng đẹp mắt, trang nhã Đa phần là gam màu trầm ấm như vàng,nâu, Các thông tin về sản phẩm như thành phần, công dụng, cách dùng đều được in đầy đủ trên bao bì.Vì bảo vệ môi trường luôn là “kim chỉ nam” mà Cocoon hướng tới, nên tất cả bao bì đều được làm bằng giấy, không cán màng nhựa, chai lọ đựng sản phẩm đều có khả năng tái chế. d Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, nó còn được coi là công cụ cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường Về phần mình Cocoon đã làm khá tốt trong quá trình chăm sóc khách hàng Một số dịch vụ tiêu biểu có thể kể đến như dịch vụ miễn phí vận chuyển cho hóa đơn với số lượng lớn, dịch vụ tư vấn và giải quyết khiếu nại của khách hàng qua fanpage, website, miễn phí đổi trả nếu sản phẩm bị hư hỏng do vận chuyển, viết bài trên website và các hội nhóm làm đẹp để chia sẻ các tips chăm sóc da, hướng dẫn sử dụng sản phẩm sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3.1.2 Giá a Chi phí phù hợp với giá trị sản phẩm
Cocoon đã xác định nếu định giá thấp, khách hàng nghĩ sản phẩm kém chất lượng hoặcCocoon sẽ lãi ít hơn Giá của Cocoon cao thì khách hàng có thể mua ít hoặc mua với số lượng ít hơn Vì vậy, chi phí phù hợp với sản phẩm là chiến lược marketing của Cocoon và đã được tính toán kỹ lưỡng Sản phẩm của công ty Cocoon đang bán trên thị trường, và có nhiều mức giá khác nhau tùy theo sản phẩm(từ 32.000 đồng - 495.000 đồng ) Với mức giá như vậy sản phẩm của Cocoon phù hợp với mọi đối tượng khách hàng Thực tế, các sản phẩm của Cocoon không chỉ có giá cả phải chăng mà chất lượng cũng rất tốt nên rất thu hút mọi đối tượng Bên cạnh đó công ty cũng rất tích cực trong việc lôi kéo khách hàng thông qua chương trình sale vào các dịp đặc biệt và những chương trình giúp khách hàng được áp mã freeship khi mua một số lượng sản phẩm nhất định. b Định giá so với đối thủ cạnh tranh
So sánh với các đối thủ trên thị trường, dù có trọng lượng ngang nhau nhưng Cocoon lại có một mức giá mềm hơn, phù hợp với đối tượng khách hàng mà Cocoon hướng tới.
Cocoon đã đưa ra nhiều rất hình thức để phân phối các sản phẩm của mình như: mạng xã hội, cửa hàng, nhà phân phối chính thức, Internet… Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của Cocoon Hiện Cocoon có 6 cửa hàng tại Hà Nội và 6 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó là kênh truyền thống với hơn 300 điểm bán tại các hệ thống phân phối mỹ phẩm như Watson, TheGioiSkinFood, Hasaki,
Ngoài ra, hầu hết các điểm phân phối sản phẩm của Cocoon cũng đều có trang web riêng, giúp khách hàng có thể có nhiều phương thức mua hàng linh hoạt với những phương thức thanh toán online đa dạng và tiện lợi Việc phân bổ các chi nhánh của Cocoon giúp khách hàng mua sắm dễ dàng hơn Điều này tạo thiện chí cho khách hàng và cho thấy Cocoon luôn chọn những gì tốt nhất cho khách hàng Các cửa hàng đang phân phối chính thức sản phẩm Cocoon chính hãng, các địa điểm này hội tụ nhiều yếu tố có lợi cho việc bán hàng như chỗ để xe phù hợp, khu dân cư đông đúc, bố trí ngoài trời hài hòa Các vị trí này thuận tiện cho khách hàng qua lại và mua.
2.3.1.4 Xúc tiến bán hàng a Tiếp thị qua mạng xã hội
Ra đời trong bối cảnh truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ,Cocoon đã nhanh chóng tận dụng được sức hút từ mạng xã hội để triển khai các chiến lược marketing của mình bằng các hoạt động social media ads kết hợp với gamification. b Tận dụng Influencer Marketing
Cocoon hợp tác với những Beauty Blogger nổi tiếng như Trinh Phạm hay nữ rapper Suboi. Nhờ những sự hợp tác với influencer mà thương hiệu Cocoon đã phủ sóng rộng rãi hơn, thu hút khách hàng và được khách hàng tin dùng. c Quan hệ công chúng
Không chỉ là hãng mỹ phẩm thuần chay với cam kết về vẻ đẹp và sức khỏe, Cocoon còn là thương hiệu truyền cảm hứng tích cực đến người dùng khi thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa như chiến dịch “Trồng cây từ hũ nhựa cũ ngày Trái Đất 2020”, “Đổi vỏ chai cũ nhận sản phẩm mới” với những thông điệp và mục đích bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, Đặc biệt, chiến dịch “Khám phá Việt Nam” được hãng triển khai trên fanpage bằng cách tổ chức mini game cùng các phần quà hấp dẫn đã thu hút hơn 7.000 người tham gia, đã giúp hãng không chỉ tăng cao doanh số mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu và quảng bá được nhiều sản phẩm mới đến người tiêu dùng.
2.3.2 Phân tích các chiến lược marketing nổi bật
2.3.2.1 Marketing thông qua mạng xã hội
Trong thời đại truyền thông số bùng nổ với lượng lớn người truy cập như ngày nay, không ai có thể phủ nhận những cơ hội chưa từng có trong lịch sử mà các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, mang đến cho những nhà tiếp thị thời đại này Mảnh đất màu mỡ cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng và gây dựng các mối quan hệ với họ theo cách chưa từng có trong tiền lệ Vì vậy có thể nói ngày nay bất cứ thương hiệu nào không biết đến hình thức marketing này không khác nào đang đánh rơi khách hàng và lợi nhuận vào tay các đối thủ cạnh tranh Nắm bắt được điều này,
Cocoon đã nhanh chóng tận dụng các nền tảng mạng xã hội nhằm triển khai các hoạt động marketing của mình Một trong số đó có thể kể đến như chiến lược “Khám phá Việt Nam” diễn ra vào tháng 8 năm 2020 Với ý tưởng đưa người tham gia minigame khám phá từng vùng đất nguyên liệu mà Cocoon lựa chọn, cùng thể lệ chơi dễ dàng Chỉ cần bình luận và tag bạn bè vào bài post minigame, một đường link sẽ được gửi vào Messenger Người tham gia sẽ có cơ hội nhận được những sản phẩm thuần chay hấp dẫn của thương hiệu Cocoon. Bên cạnh đó, công ty cũng tích cực phản hồi lại các ý kiến và giao tiếp nhằm tạo dựng quan hệ với khách hàng qua các nền tảng mạng xã hội.
Hiện nay, với sự phát triển của Internet và các trang mạng xã hội, Influencer Marketing đang trở thành một hình thức tiếp thị hiệu quả được nhiều doanh nghiệp và thương hiệu nổi tiếng tận dụng để quảng cáo sản phẩm,dịch vụ tới một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Với sự tín nhiệm của công chúng cũng như của người theo dõi, người ảnh hưởng sẽ có tác động tích cực đến cái nhìn của người tiêu dùng về thương hiệu và sản phẩm, có vai trò dẫn dắt, gợi ý và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA COCOON THÔNG QUA YẾU TỐ VĂN HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Cơ sở đề xuất - Phân tích SWOT các hoạt động marketing của Cocoon
S1: Nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ và được kiểm soát chặt chẽ.
S2: Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo.
S3: Các nhóm sản phẩm phong phú và đa dạng
S4: Dây truyền và kỹ thuật sản xuất hiện đại.
S5: Các thiết kế (bao bì sản phẩm, bao bì vận chuyển, ấn phẩm truyền thông) rất độc đáo và luôn hướng đến môi trường
S6: Các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của COCOON khá đa dạng, đặc biệt với cơ chế giải quyết và bảo vệ người dùng được công ty rất xem trọng.
S7: Giá sản phẩm rẻ, phù hợp với thu nhập của thị trường mục tiêu
S8: Hệ thống các kênh phân phối rộng rãi
S9: Đưa ra nhiều lợi ích cho các bên thứ ba (đại lý, nhà phân phối)
S10: Hệ thống thông tin đa dạng, được cập nhật liên tục.
S11: Tận dụng thế mạnh truyền thông để quảng bá thương hiệu của mình.
S12: Câu chuyện thương hiệu thể hiện giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt
W1: Chưa tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.
W2: Chưa có công nghệ bảo quản nguyên liệu lâu dài
W3: Số lượng cửa hàng chính của công ty còn hạn chế.
W4: Tốn chi phí cao cho hoạt động Marketing.
W5: Các chương trình khuyến mãi ưu đãi còn hạn chế.
W6: Không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.
W7: Sự kiện offline, dùng thử tại các quầy hàng còn hạn chế
W8: Chi phí bao bì sản phẩm cao.
O1: Môi trường tự nhiên tạo điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu.
O2: Công nghệ ngày càng phát triển mạnh.
O3: Đây là một ngành hấp dẫn và có mức tăng trưởng thị trường cao.
O4: Mỹ phẩm thiên nhiên có độ lành tính cao hơn so với sản phẩm thay thế.
O5: Quy trình sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn với môi trường.
O6: Số lượng nam giới sử dụng mỹ phẩm ngày càng gia tăng.
O7: Tỷ lệ dân số Việt Nam đông, với phân khúc khách hàng nữ tiềm năng chiếm khoảng 40% tổng dân số nữ.
O8: Khách hàng có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên ngày càng cao.
O9: Phân khúc khách hàng ngày càng được mở rộng về độ tuổi.
T1: Quy định và luật liên quan tới mỹ phẩm do Nhà nước ban hành tương đối khắt khe T2: Thiên tai xảy ra thường xuyên
T3: Chi phí chuyển giao công nghệ cao.
T4: Nguy cơ gia tăng đối thủ tiềm ẩn trong tương lai do ngành hấp dẫn và dần mở rộng. T5: Các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài chiếm phần lớn thị phần của ngành mỹ phẩm.
T6: Các sản phẩm thay thế phổ biến và dễ dàng tìm kiếm ở mọi nơi.
T7: Hiệu quả tức thì của sản phẩm thay thế nhanh hơn mỹ phẩm thiên nhiên.
T8: Thế mặc cả của của mua trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên cao.
T9: Tỷ lệ già hóa dân số đang gia tăng
T10: Đối thủ cạnh tranh trong ngành mỹ phẩm xanh ngày càng nhiều
Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing thông qua yếu tố văn hóa
Thông qua đánh giá tổng quan về doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm và chiến lược marketing liên quan đến các yếu tố văn hóa, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất sau nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình hiện tại.
W 1 Thúc đẩy chương trình dùng thử sản phẩm tại các trung tâm thương mại, cửa hàng của Cocoon (W7 + O9 + O8)
2 Đưa ra nhiều chương trình tri ân khách hàng thân thiết, combo, give away (W5+O3+O8)
3 Phát triển thêm các sản phẩm mới, bộ sưu tập cho nam và nữ/cặp đôi
4 Xây dựng mối quan hệ đối tác tốt hơn với các nhà đầu tư hoặc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp (Shark Tank, ) (W6 +
5 Nghiên cứu về chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo sự an toàn của nguyên liệu đầu vào (W2 + O2)
12 Nâng cấp công nghệ bảo quản nguyên liệu để có bảo quản trong thời gian dài, dự phòng cho những tình huống thiên tai ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu sản phẩm (W2 + T2)
13 Kêu gọi các nguồn hỗ trợ tài chính để có thể đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ, từ đó có nền tảng để cạnh tranh với các đối thủ mới (W6 + T3 + T4)
14 Giảm chi phí bao bì sản phẩm, có thêm nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi với khách hàng, giảm thiểu tình trạng mặc cả khi mua (W5 + W8 + T8)
15 Giảm chi phí đầu tư cho các hoạt động marketing, tổ chức thêm các hoạt động offline, dùng thử sản phẩm giới thiệu với khách hàng về ưu thế của mỹ phẩm thiên nhiên so với mỹ phẩm thông thường (W4 + W7 + T7)
16 Giảm chi phí bao bì sẽ dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác (W8 + T4)
17 Tự động hóa quá trình sản xuất có thể làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao vị thế để cạnh tranh với các thương hiệu khác (W1 + T10)
S 6 Phát triển sản phẩm có bao bì mang đậm tính văn hóa, truyền thống Việt
7 Phát triển các sản phẩm cho trẻ nhỏ, vị thành niên (S3 + S7 + O9 + O4)
8 Sử dụng các kênh truyền thông, tạo các video ngắn, cách điệu thành những câu chuyện trên Tiktok, Instagram,
Facebook để quảng bá thêm về độ an toàn, lành tính của sản phẩm (S10 +
9 Tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp/trực tuyến cho khách hàng chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu
10 Đa dạng kích thước của sản phẩm, phù hợp với nhu cầu khách hàng (S4 +
11 Phát triển thêm nhiều sản phẩm từ các nguyên liệu mới (S1 + S4 + O1 +
18 Sản xuất đa dạng các dòng sản phẩm để có thể phù hợp với từng lứa tuổi (S2 + S3 + T9)
19 Sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý với thị trường mục tiêu, từ đó cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài (S2 + S7 + T5)
20 Cải tiến công nghệ dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh quảng bá về sản phẩm của mình để cạnh tranh với những đối thủ mới trong ngành (S4 + S11 + T4)
21 Xúc tiến phân phối sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ đến với người dùng, tránh việc khách hàng sử dụng những sản phẩm thay thế (S6 + S8 + T6)
22 Đảm bảo về chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng được quy định và luật về mỹ phẩm của nhà nước (S1 + S2 + T1)
23 Thiết kế bao bì mang đậm dấu ấn văn hóa Việt để tạo sự khác biệt với các thương hiệu từ nước ngoài (S5 +S12 + T5)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Câu chuyện thương hiệu, (2015),Cocoon Vietnam.
Dân số, lao động và việc làm năm 2021, (2021),Tổng Cục Thống Kê.
L.T.Trang, (2017), “Văn Hóa Tiêu Dùng: Một Góc Nhìn Lý Luận”,Tạp chí Điện tử và Lý luận chính trị.
C.Malik & N.Singhal, (2017), “Consumer Environmental Attitude And Willingness To Purchase Environmentally Friendly Products: An SEM Approach”, Vision, 21 (2), 152-161.
Colour Cosmetics in Vietnam 2019, (2017),Mintel.
D.Petruzzi, (2019), “Sustainable attributes consumers consider important when purchasing beauty products in the U.S and U.K as of 2019”, Statista.
E.Ami, (2021), “5 Alasan Penting Memilih Produk Berlabel Cruelty-free”,IDN Times.
E.C.Wuisan & A.Februadi, (2022), “Consumers’ Attitude towards the Cruelty-Free Label on Cosmetic and Skincare Products and Its Influence on Purchase Intention”, Journal of Marketing Innovation (JMI), 2(2).
K.Chitrakorn, (2016), “Is The Global Cosmetics Market Moving Towards A Cruelty-Free Future”,Business of Fashion, Retrieved January, 13, 2016.
K.Groff, E.Bachli, M.Lansdowne, & T.Capaldo (2014), “Review Of Evidence Of Environmental Impacts Of Animal Research And Testing”,Environments, 1(1), 14-30.
V.Beck & B.Ladwig, (2021), “Ethical Consumerism: Veganism”,Rev Clim Change.