1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng

100 4 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Trật Tự Vỉa Hè Đô Thị Tại Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng
Trường học trường đại học
Thành phố đà nẵng
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 688,16 KB
File đính kèm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự vỉa hè đô thị.rar (664 KB)

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết đề tài (10)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (11)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.3. Yêu cầu của đề tài (11)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (12)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (12)
      • 2.1.1. Tổng quan về quản lý trật tự vỉa hè đô thị (12)
        • 2.1.1.1. Quản lý nhà nước về vỉa hè (12)
        • 2.1.1.2. Chức năng của vỉa hè (12)
        • 2.1.1.3. Nguyên tắc xây dựng vỉa hè (13)
      • 2.1.2. Những yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè (13)
      • 2.1.2. Cơ sở thực tiễn (14)
        • 2.1.2.1. Tình hình quản lý trật tự via hè ở các nước trên thế giới (14)
      • 2.2.2. Hiện trạng vỉa hè đô thị ở Việt Nam (16)
      • 2.2.3. Công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị ở Việt Nam (17)
        • 2.2.3.1. Tình hình công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị ở Việt Nam (17)
        • 2.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị ở Việt Nam (18)
    • 2.3. Các phương pháp và công cụ nghiên cứu trong các mô hình về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đã thực hiện (19)
      • 2.3.1. Đánh giá thang đo (19)
      • 2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (19)
      • 2.3.3. Phân tích tương quan (20)
      • 2.3.4. Phân tích hồi quy (20)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (22)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (22)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài (22)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 3.4.1. Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự via hè đô thị (22)
      • 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu (23)
        • 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (23)
        • 3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (23)
      • 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu (24)
      • 3.4.4. Xây dựng số liệu sau khi định lượng (25)
        • 3.4.4.1. Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị (26)
        • 3.4.4.2. Thang đo cách tổ chức không gian (27)
        • 3.4.4.3. Thang đo ý thức người dân (27)
        • 3.4.4.4. Thang đo năng lực, thái độ cán bộ (28)
        • 3.4.4.5. Thang đo công tác truyền thông, phổ cập (28)
        • 3.4.4.6. Thang đo đặc tính cá nhân, hộ gia đình (29)
        • 3.4.4.8. Thang đo kinh tế vỉa hè (30)
      • 3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp (31)
        • 3.4.5.1. Chọn mẫu điều tra (31)
        • 3.4.5.2. Phân tích hồi quy - phương trình quy hồi thể hiện tác động ảnh hưởng của các biến độc lập (31)
      • 3.4.6. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu (32)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (33)
    • 4.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu (33)
      • 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (33)
        • 4.1.1.1. Vị trí địa lý (33)
        • 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình (34)
        • 4.1.1.3. Khí hậu (34)
        • 4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều (35)
      • 4.1.2. Các nguồn tài nguyên (35)
        • 4.1.2.1. Tài nguyên đất (35)
        • 4.1.2.2. Nguồn nước mặt (36)
        • 4.1.2.3. Nguồn nước ngầm (36)
        • 4.1.2.4. Tài nguyên biển và ven biển (36)
        • 4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn, du lịch (36)
      • 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường (37)
        • 4.1.3.1. Những thuận lợi, lợi thế (37)
        • 4.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế (38)
      • 4.1.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế (38)
        • 4.1.4.1. Về kinh tế (38)
        • 4.1.4.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công ngiệp (39)
        • 4.1.4.3. Sản xuất thương mại, dịch vụ (39)
        • 4.1.4.4. Về văn hóa, xã hội (40)
      • 4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (42)
        • 4.1.5.1. Những thành tựu (42)
        • 4.1.5.2. Những hạn chế (43)
    • 4.2. Tình hình quản lý trật tự vỉa hè đô thị 2020-2022 (44)
      • 4.2.1. Tình hình quản lý trật tự vỉa hè đô thị 2020-2022 tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng (44)
      • 4.2.2. Đánh giá chung về công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng (45)
        • 4.2.2.1. Những kết quả đạt được (45)
        • 4.2.2.2. Những tồn tại, hạn chế (48)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hường đến công tác quản lý vỉa hè đô thị tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng (48)
      • 4.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu (49)
      • 4.3.2 Kiểm định thang do Cronbach's Alpha (50)
        • 4.3.2.1 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Tổ chức không gian" (50)
        • 4.3.2.2 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo “Ý thức người dân” (51)
        • 4.3.2.3. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Năng lực, thái độ cán bộ” (51)
        • 4.3.2.6. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Chính sách” (54)
        • 4.3.2.7. Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Kinh tế vỉa hè” (55)
      • 4.3.3 Phân tích nhân tế khảm phủ EFA (56)
        • 4.3.3.2. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (57)
        • 4.3.3.3. Kiểm định hệ số tải nhân tố (Factor loading) (58)
        • 4.3.3.4. Phân tích biến phụ thuộc (61)
      • 4.3.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu (63)
        • 4.3.4.1. Phân tích tương quan (63)
        • 4.3.4.2. Phân tích hồi quy (64)
      • 4.3.5. Đánh giá của người dân đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị tại Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng (69)
        • 4.3.4.1. Kết quả đánh giá của người dân đến các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị (69)
    • 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự vỉa hè (74)
      • 4.4.1. Nhóm giải pháp tác động đến ý thức người dân (74)
      • 4.4.2. Nhóm giải pháp về cán bộ (74)
      • 4.4.3. Nhóm giải pháp đối với chính sách - pháp luật (74)
      • 4.4.4. Nhóm giải pháp quy hoạch, xây dựng không gian vỉa hè (75)
      • 4.4.5. Nhóm giải pháp kinh tế vĩa hè (75)
      • 4.4.6. Nhóm giải pháp tuyên truyền - phổ cập (75)
  • PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (77)
    • 5.1. Kết luận (77)
    • 5.2. Kiến nghị (78)
  • PHẦN 6. TƯ LIỆU THAM KHẢO (79)
  • PHỤ LỤC (81)

Nội dung

Trong quá trình quản lý trật tự đô thị, nhất là trật tự vỉa hè, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý là rất quan trọng, giúp chính quyền địa phương có những phương pháp và chính sách quản lý sao cho vừa đạt được hiệu quả cao, vừa thỏa mãn những lợi ích chính đáng và hợp pháp của người dân là một vấn đề hết sức quan trọng.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

2.1.1 Tổng quan về quản lý trật tự vỉa hè đô thị

Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào chính thức về via hè, tuy nhiên chúng ta có thể khái quát vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ, chạy dọc theo hai bên lòng đường, trong đó lòng đường dành cho các phương tiện tham gia giao thông và vỉa hè dành riêng cho người đi bộ Như vậy, chúng ta có thể hiểu via hè là một thành phần bên trong không gian công cộng của đô thị, là khoảng không gian công cộng dành cho người đi bộ và tô điểm vẻ đẹp đô thị [11].

2.1.1.1 Quản lý nhà nước về vỉa hè

Quản lý nhà nước về vỉa hè là một nội dung trong hoạt động quản lý nhà nước về đô thị Có thể nói đó là sự điều chỉnh tác động của nhà nước đối với via hè đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của đô thị Bao gồm cả hoạt động quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, sử dụng và quản lý

Trong đô thị nước ta đang tồn tại nền kinh tế không chính thức, cung cấp việc làm cho đông đảo người nghèo Địa bàn hoạt động của nền kinh tế không chính thức này là vỉa hè và nhiều không gian công cộng khác Chính quyền đô thị tuy không muốn chấp nhận tình trạng này nhưng trước mắt không thể dẹp bỏ, vì vậy chỉ có cách thu xếp nó vào một số địa điểm phù hợp hay cho hoạt động vào những thời gian nhất định Khi nền kinh tế chính thức hùng mạnh lên thì nên kinh tế không chính thức sẽ dần thu hẹp rồi biến mất Nên xuất phát từ thực tế đó để xem xét việc thiết kế, sử dụng và quản lý vỉa hè đô thị hiện nay [12].

2.1.1.2 Chức năng của vỉa hè

Vỉa hè có nhiều chức năng khác nhau, tạo thành nét sống động, nét đặc trưng cho thành phố.

- Chức năng đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ

- Không gian bố trí hệ thống cây xanh, hạ tầng kỹ thuật đô thị

- Không gian sinh hoạt cộng đồng - Kết nối với các không gian khác

- Không gian diễn ra các hoạt động kinh tế

Nếu chỉ hiểu vỉa hè đơn giản chỉ là không gian dành cho người đi bộ và lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nếu các chức năng khác sẽ bị coi nhẹ thậm chí bị loại trừ ra khỏi không gian vỉa hè, sẽ tạo ra sự xung đột không đáng có vì dù bị loại trừ, các chức năng đó vẫn tồn tại (3)

2.1.1.3 Nguyên tắc xây dựng vỉa hè

Việc xây dựng vỉa hè theo hướng ưu tiên dành cho người đi bộ và tạo mảng xanh, cây xanh với diện tích hợp lý, tiết kiệm:

- Dành mặt cắt ngang từ 1,0m đến 2,5m cho người đi bộ (tùy theo bề rộng của mỗi vỉa hè)

- Phần diện tích còn lại tăng cường mảng xanh và cây xanh đường phố

- Tăng thêm diện tích thoát nước và thấm nước tự nhiên, bố trí chỗ để xe

2.1.2 Những yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè

Các yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè bao gồm:

- Yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vỉa hè của người dân, đặc biệt là yếu tố về nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự tiện nghỉ của người dùng Bên cạnh đó, gió và mưa cũng là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự thoải mái của con người khi di chuyển tại các không gian chuyển tiếp đô thị, trong đó có vỉa hè

-Yếu tố lịch sử: Việt Nam trải qua nhiều biến cố lịch sử tác động không nhỏ đến via hè hiện nay của thành phố Trước năm 1975, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng lại kéo theo nhiều sự đảo lộn trong kinh tế - xã hội, đặc biệt là dòng nhập cư ngày càng tăng Những người dân nghèo thành thị phải sống chen chúc nhau trong những căn nhà chật hẹp và cơ sở hạ tầng vô cùng lạc hậu. Ở những khu vực ngoài trung tâm thành phố, vỉa hè ở giai đoạn này không được quan tâm, kinh tế via hè trở thành nguồn thu nhập chính của người lao động nghèo Từ năm 1975 đến nay, thành phố phải đối mặt với quy hoạch vỉa hè cũ của Pháp, đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của lượng dân số cùng phương tiện cá nhân ngày một tăng, via hè bắt buộc trở nên linh động hơn Kinh tế vỉa hè tiếp tục diễn ra sau nhiều thập kỷ hình thành và phát triển trước đó

- Yếu tố văn hóa xã hội: Đối với Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho biết người nông thôn vẫn có thói quen thích tụ họp nhau và thói quen ấy được kéo giữ khi họ lên thành phố và sử dụng vỉa hè như khoảng trống gốc đa làng Bên cạnh đó, sử dụng hàng rong và sử dụng hàng quán trên vỉa hè được xem là thói quen nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa là nét văn hóa không thể tách rời với đời sống của họ

- Yếu tố kinh tế: Kinh tế tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của vỉa hè và ngược lại, vỉa hè cũng là nơi tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của người dân đô thị Kinh tế vỉa hè đã góp phần tạo ra hồn đô thị, thể hiện nét đặc trưng kinh tế – văn hóa – xã hội của đô thị đó Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế du lịch, bởi khách du lịch, đặc biệt người nước ngoài thường có xu hướng muốn khám phá những đặc điểm nổi bật trong văn hóa của đô thị mà họ ghé thăm Từ kinh tế vỉa hè (dịch vụ và ẩm thực) đã góp phần thu hút kinh tế du lịch

- Yếu tố phương tiện giao thông: Một số quốc gia có phương tiện chủ yếu là xe máy cá nhân, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là Việt Nam thì cách thức dừng, leo lên vỉa hè, v.v… lại linh động, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của kinh tế vỉa hè đem lại hơn Ngoài ra, vỉa hè Việt Nam nói riêng được tận dụng để đậu xe gắn máy, nhiều nơi kinh doanh cả bãi đậu xe trên vỉa hè

- Yếu tố chính sách và hoạt động quản lý đô thị: Chính sách quản lý hoạt động trên vỉa hè tại các đô thị ở các nước đang phát triển thường tập trung rất nhiều vào quản lý hoạt động bán hàng rong Các chính sách này bao gồm cả tiêu cực ở những nơi mà chính sách không quy định môt vai trò cụ thể cho người bán hàng rong (lạm dụng quyền lực trong xử lý vấn đề, yêu cầu hối lộ, bắt giữ và tịch thu hàng hóa, và thậm chí là bạo lực) và cả tích cực (cố gắng đưa việc bán hàng vào trật tự và khuôn khổ) Tiếp theo là những chính sách về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công đô thị, ở cả quy mô của thành phố lẫn quy mô đường phố (cung cấp nước sạch, điện, xử lý rác thải, nhà vệ sinh, …) Các yếu tố trên khác nhau giữa các thành phố và thay đổi trong suốt quá trình lịch sử phát triển của thành phố Điều đó tạo nên sự khác biệt, cũng như những hoạt động tích cực và tiêu cực trên vỉa hè [1]

2.1.2.1 Tình hình quản lý trật tự via hè ở các nước trên thế giới

Vỉa hè ở Singapore: Singapore được biết đến với quốc gia có hệ thống quy hoạch, quản lý đô thị hàng đầu thế giới.

- Ở nước Anh: Tháng 4/2016, Chính phủ Anh đề ra chủ trương “dọn sạch” vỉa hè giúp đường phố an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập thể thao Ban đầu, điều luật này được áp dụng riêng ở London trong vòng hơn 40 năm, nhưng giới chức hiện muốn nhân rộng ra toàn nướcAnh Mỗi trường hợp vi phạm sẽ phải nộp phạt 86 USD Động thái này được nhóm những người khuyết tật ủng hộ, bởi họ cho rằng đỗ xe trên vỉa hè có thể là mối nguy hiểm với những người bộ hành Hiện nay, lái xe môtô bị cấm đỗ xe trên vỉa hè, trừ khi có sự cho phép của chính quyền địa phương.

- Ở Trung Quốc: Vào cuối năm 2015, số lượng ôtô của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc lên đến khoảng 5,6 triệu chiếc, gây sức ép đến giao thông và trật tự đô thị Chính quyền thành phố siết chặt hoạt động quản lý, xử phạt hành chính với những xe đỗ trên vỉa hè hoặc làn đường đánh cho xe đẹp, thậm chí trum xe buýt Bên cạnh đó, chính phủ nước này đưa ra ý tưởng vận hành các điểm cho thuê xe đạp tại các ga tàu điện ngầm, tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, xe đạp đỗ tại các khu vực dành riêng cho người đi bộ, thậm chí cả làn đường dành cho xe máy, Nhìn chung, hệ thống quản lý bãi đậu xe không thể đáp ứng nhu cầu xe cá nhân của người dân, gãy nên tình trạng mất mỹ quan đô thị

-Ở Canada: Không giống như ở Việt Nam, Canada lại đau đầu giải quyết vẫn nạn xe đạp đi trên vỉa hè Tại thành phố Toronto, Canada, những người trên

14 tuổi được phép đạp xe trên vỉa hè Người vi phạm phải nộp khoản tiền phạt là

60 USD Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Ontario đưa ra mức phạt lên đến 2.000 USDhoặc phạt tù 6 tháng với những người không tuân thủ luật lệ này

-Thái Lan: Năm 2015, các quầy bán hàng rong trên những con phố đông đúc, nhộn nhịp ở Bangkok, Thái Lan phải đối mặt với cuộc truy quét của chính quyền thành phố Những nỗ lực này nhằm đầu tranh giải toả khu vực cho người đi bộ Do vậy, những người bán hàng chuyển địa điểm kinh doanh từ đường chính sang đường nhánh, hoặc bị hạn chế giờ bán hàng Trong chiến dịch đẹp vỉa hè, chính quyền Thái Lan hứa hẹn sẽ “làm sạch" để du lịch nước này ngày càng phát triển “Chúng ta cần trả lại vỉa hè cho người dân", cảnh sát Maj Gen Vichai Sangparrpai nói nhận định hoạt động bản hàng rong cản trở sinh hoạt của người dân và trật tự giao thông

-Hàn Quốc: Có khoảng 8.000 người bán hàng rong đang hoạt động tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc Hầu hết họ là những người kinh doanh bất hợp pháp, được coi là có hành động xâm chiếm trái phép, bị cấm trong luật nước này Ghi nhận khiếu nại của người dân, chính quyền thành phố Seoul cố gắng kiềm chế, giảm số lượng những người bán hàng rong Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để vấn đề này bởi điều này đồng nghĩa với việc cướp đi "kế sinh nhai” của hộ kinh doanh Năm 2007, chính quyền thành phố Seoul thành lập nhiều

"tuyến phố riêng biệt", cho phép khoảng 700 người bán hàng rong hoạt động

-Còn ở nước Mỹ: Thành phố New York, Mỹ đã biến Quảng trường Thời đại thành khu vực phát triển, sầm uất với những quán hàng ven đường, xe đẩy

Nó thúc đẩy nền kinh tế vỉa hè phát triển lớn mạnh Các hộ kinh doanh phải nộp

50 USD để có được giấy phép hoạt động Giới chức thành phố từng đề xuất “thủ tiêu” các gánh bán hàng rong vào năm 1995 Tuy nhiên, họ đưa ra các chính sách, quy hoạch khu vực bán hàng rong trên 130 tuyến phố [15]

Hình 2.1 Cách tổ chức vỉa hè ở một số nước trên thế giới

2.2.2 Hiện trạng vỉa hè đô thị ở Việt Nam

- Nhiều tuyến đường trên cả nước hiện nay cũng chưa có vỉa hè, hoặc có tuy nhiên vỉa hè lại rất hẹp

Các phương pháp và công cụ nghiên cứu trong các mô hình về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đã thực hiện

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đo lường không có những sai lệch mang tính hệ thống Do đó cần phải kiểm tra độ tin cậy trước khi sử dụng

Các tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của thang đo:

- Hệ số tương quan biến-tổng

- Hệ số Cronbach’s Anpha khi biến bị loại bỏ.

Sử dụng quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi, vì vậy độ tin cậy của thông tin thu thập từ bảng câu hỏi quyết định sự chính xác

Theo H Trọng và C.N.M Ngọc (2008), hệ số a của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi.

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số lớn hơn hoặc bằng 0,6 nhưng tốt nhất là lớn hơn 0,7

2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Các hệ số tương quan giữa các biến và các nhân tố rút trích (sau đây gọi tắt là factor loadings)

Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

- Factor loading >0,3 được xem là đạt mức tối thiểu

- Factor loading >0,4 được xem là quan trọng

- Factor loading >0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu Es loading) > 0,5

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5; 0,5 < KMO < 1: Hệ số KMO (Kaiser - Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp

- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể

- Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, ta phải xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau

Hệ số tương quan Pearson giúp chúng ta thực hiện các thống kê cơ bản như ước lượng điểm (kiểm định mức ý nghĩa), giải thích (sự ảnh hưởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc), dự báo (thông qua mô hình hồi quy tuyến tính), ước lượng độ tin cậy và tính hợp lý (validity) Nó cũng có thể thiết lập và kiểm định các mô hình có chứa các biến tiềm ẩn và các biến có thể đo lường được

Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1 Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần

0) có nghĩa là hai biển số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biển số có một mối liên hệ tuyệt đối Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (t 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng và khi x tăng cao thì y cũng tăng theo

Phân tích hồi quy tuyến tính; Mô hình phân tích hồi quy xác định mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập, mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ diễn biến của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố PCA, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng Hệ số Rẻ đã được điều chỉnh (adjuted R square) cho biết mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biển độc lập (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, tác giả sẽ thực hiện các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính Các phân tích này có được khi đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS với các mã hóa sau:

Mô hình hồi qui tuyến tính: được dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biển phụ thuộc Y và các biến độc lập X1, X2,.,Xn

Mục tiêu của mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát hóa mối liên hệ giữa Y và các biến độc lập X1, X2, ,Xn từ bộ dữ liệu mẫu thu thập được

Nghiên cứu này sử dụng hồi quy tuyến tính để mô tả hình thức mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quản lý thi công và qua đó giúp ta dự đoán chi phí khi ta có được các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến chi phí Để mô tả mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và chi phí quản lý thi công ta sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng:

Với Yi là giá trị chi phí quản lý thi công dự đoán

Xli, X2i, , Xni là các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Với các dữ liệu thu thập được ta sẽ xác định được các giá trị β0,β1,β2,βn,ε.

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

Đối tượng nghiên cứu

- Tình hình quản lý, xử lý vi phạm trật tự vỉa hè đô thị ở địa bàn quận Thanh Khê

- Các chính sách, biện pháp, chủ trương của nhà nước, chính quyền địa phương trong việc quản lý trật tự vỉa hè đô thị

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị

- Các văn bản, tài liệu pháp lý có liên quan.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng

+Từ ngày 20 tháng 12 năm 2022 đến ngày 23 tháng 4 năm 2023

+Thu thập số liệu xử lý vi phạm trật tự đô thị giai đoạn 2020 – 2022.

Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

-Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị giai đoạn 2020 – 2022tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự via hè đô thị

Trên cơ sở tham khảo và kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị ở các đô thị tại Việt Nam, đề tải xây dựng mô hình nghiên cứu sau:

Hình 3.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các số liệu thứ cấp tại các cơ quan, ban ngành chuyên môn, UBND Quận Thanh Khê, Đội trật xây dựng và các phường để phục vụ đề tài nghiên cứu, các số liệu bao gồm:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế

- Xã hội của khu vực nghiên cứu

- Số liệu xử lý vi phạm trật tự đô thị qua các năm

3.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a Phương pháp khảo sát thực địa

Phục vụ việc thực hiện nghiên cứu này, đề tài tiến hành khảo sát thực địa tại các địa phương trong phạm vi nghiên cứu nhằm xác nhận các thông số trên thực địa so với trên báo cáo, qua đó có hướng tiếp cận, xử lý thông tin phủ hợp nhất Phương pháp này còn được sử dụng để kiểm tra tính xác thực của một số thông tin thu thập được từ phương pháp phỏng vấn b Phương pháp tham vấn người có am hiểu chuyên môn

Qua thảo luận các chuyên gia trong lĩnh vực đô thị, kết quả cho thấy các chuyên gia trong lĩnh vực trật tự đô thị - (là các cán bộ công tác trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Đông Hà) theo bảng phóng vẫn chuẩn bị trước (Phụ lục l) đều đồng ý với các biến quan sát mà tác giả đã đề cập trong bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước (Phụ lục 3) gồm 7 nhân tố với 28 biến quan sát có ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự đô thị - trật tự vỉa hè đô thị, kết quả bước này là xây dựng được bằng câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu

Công tác quản lý trật tự vỉa hè tại quận

Khê,Thà nh phố Đà Nẵng

- Cách tổ chức không gian

- Năng lực thái độ cán bộ

- Công tác truyền thông, phổ cập

- Đặc tính hộ gia đình cá nhân

- Kinh tế vỉa hè c Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Đối với các đối tượng là các hộ gia đình, cá nhân, đề tài đã tiến hành thu thập thông tin bằng cách sử dụng các bảng hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn tập trung vào việc nhận thức, đánh giá các hộ gia đình, cá nhân đến sử dụng via hè đô thị; các vấn đề liên quan xử lý trật tự vỉa hè đô thị; mức độ đánh giá của người dân đối với kết quả thực hiện nội dung quản lý trật tự đô thị có liên quan của chính quyền; mức độ đánh giá của người dân đối với vấn đề thực hiện quản lý trật tự vỉa hè đô thị ở các cấp trên địa bàn

Trong quá trình khảo sát tác giả thực hiện tiếp xúc với các đối tượng nghiên cứu tại cơ trụ sở Đội trật tự xây dựng, trực tiếp via hè của các tuyến đường trong thành phố nơi các đối tượng người dân trực tiếp tham gia, sử dụng vỉa hè đô thị

Phiếu phỏng vấn chuyên gia (Phụ lục 1) được gửi đến các chuyên gia là các chuyên viên đang làm việc ở Đội trật tự xây dựng thành phố Đông Hà bằng cách: gửi trực tiếp và trực tiếp phỏng vấn, tùy thuộc vào điều kiện của từng người Cụ thể, họ được hướng dẫn thực hiện 2 nhiệm vụ như sau:

- Trả lời đầy đủ bằng câu hỏi được gửi.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung bảng câu hỏi về các khía cạnh như cấu trúc, ngôn từ sử dụng, mức độ dễ hiểu, rõ ràng

Các câu hỏi trong phiếu phỏng vẫn được thu thập trở lại và ghi nhận góp ý đánh giá nhận xét của từng người Quá trình khảo sát thử nghiệm, các chuyên gia đều thống nhất các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè là phù hợp với nghiên cứu và tình hình thực tiễn Do đó, soạn thảo các câu hỏi lien quan đến các yếu tố đó và được sử dụng làm bảng câu hỏi chính thức để sẵn sàng cho công tác khảo sát ý kiến người dân

3.4.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Để có số liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các nội dung của đề tài đặt ra, sau khi khi thu thập đầy đủ các số liệu thứ cấp và sơ cấp, để đề tài tiến hành xử lý số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng khác nhau, cụ thể: Đối với các số liệu thứ cấp, đề tài sẽ tiến hành thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel Đối với các số liệu sơ cấp - nhất là các số liệu phỏng vấn, đề tài sẽ tiến hành bằng phần mềm SPSS

Xử lý số liệu sau khi đã định lượng bằng phần mềm SPSS để có cơ sở dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các nội dung nghiên cứu

3.4.4 Xây dựng số liệu sau khi định lượng Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị, nghiên cứu sử dụng mô hình đề xuất: (1) Cách tổ chức không gian, (2) Ý thức người dân, (3) Năng lực, thái độ cán bộ, (4) Công tác truyền thông, phổ cập, (5) Đặc tính cá nhân,hộ gia đình, (6) Chính sách, (7) Kinh tế via hè

Sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính (thống kê mô tả)trong SPSS để thống kê đặc tính của các đối tượng điều tra theo nhóm Thống kê theo vùng, theo nhóm đối tượng, tính trung bình trọng số, tần suất xuất hiện

Sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng theo 5 mức độ từ:

Sau đó, tiến hành tính khoảng cách của thang đo Likert theo công thức: Khoảng cách (a) = Max-Min n

Với max = 5, Min = 1 và n = 5 ta tính được a = 0,8

Phân cấp đánh giá mức độ của các yếu tố đến công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị như sau:

Trong đó: m là giá trị trung bình của từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu

3.4.4.1 Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị a Thang đo các yếu tố độc lập

- Đặt giả thuyết các yếu tố: (1) Cách tổ chức không gian, (2) Ý thức người dân, (3) Năng lực, thái độ cán bộ, (4) Công tác truyền thông, phổ cập, (5) Đặc tính cá nhân,hộ gia đình, (6) Chính sách, (7) Kinh tế via hè độc lập, không có mối quan hệ tương quan và không ảnh hưởng đến Công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

- Đối thuyết các yếu tố này sẽ có mối quan hệ tương quan, liên hệ và tác động ảnh hưởng đến Công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị ở UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Quận Thanh Khê là quận nội thành thuộc thành phố Đà Nẵng, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Địa giới hành chính được xác định như sau: có tọa độ địa lý từ 16 0 09’13’’vĩ độ Bắc, 108 0 15’34’’đến 108 0 18’42’’ kinh độ Đông.

- Phía Đông: Giáp quận Hải Châu

- Phía Tây: Giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu

- Phía Nam: Giáp quận Hải Châu

- Phía Bắc: Giáp vịnh Đà Nẵng

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Thanh Khê là 9,47km², dân số năm

2020 khoảng 187.210 người Mật độ dân số đạt 19.769 người/km².[13]

Quận Thanh Khê nằm trên đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế, nằm kề sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt, bến xe khách nội tỉnh - liên tỉnh, quốc lộ 1A Quận có chiều dài đường bờ biển 4,287km, thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển thương mại dịch vụ, du lịch và kinh tế biển của thành phố Ngoài ra, trên địa bàn Quận có các di tích lịch sử, lễ hội văn hóa truyền thống như: Di tích Mẹ Nhu, Lễ hội cầu ngư quận Thanh Khê, có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, doanh nhân và du khách; có lực lượng lao động khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đang sinh sống khá đông đảo, quận có lợi thế thu hút chất xám cao hơn các địa phương khác.

Toàn quận có 10 đơn vị hành chính gồm các phường: An Khê, Xuân Hà,Hòa Khê, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung, Tam Thuận, Thanh Khê Đông,Thanh Khê Tây và Tân Chính.

Hình 4.1 Sơ đồ vị trí quận Thanh Khê 4.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Quận Thanh Khê có địa hình tương đối đa dạng, dốc từ Tây sang Đông, có cao trình biến đổi từ 0,5m đến 2,0m so với mực nước biển.

Khu vực có địa hình thấp thuộc vịnh Đà Nẵng, ven sông Phú Lộc, và các ao hồ đóng vai trò điều tiết lưu lượng thoát nước.

Khu vực có địa hình cao tương đối bằng phẳng, nằm tập trung ở nội thị các phường trung tâm quận và là địa hình chiếm diện tích chủ yếu.

Nhìn chung địa hình của quận Thanh Khê tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển thương mại dịch vụ và giao thông vận tải.

Do đặc thù là quận nằm sát biển nên khí hậu của quận Thanh Khê tương đối mát mẻ Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 1 đến tháng

7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 Độ ẩm luôn cao hơn 75% Nhiệt độ không khí ổn định ở mức cao(trung bình 29°C) Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,47°C; mùa hè từ 29,8°C đến 40,9°C; mùa đông từ là 15,5°C đến 22,7°C; độ ẩm không khí trung bình 82%; lượng mưa trung bình là 191 mm; giờ nắng trung bình 2.000h/năm; lượng bốc hơi mặt nước trung bình là 2107mm/năm Trong những tháng giao mùa còn kèm theo những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: dông, lốc tố, sấm sét.

Thời gian từ đầu tháng 5 thường xuất hiện hình thái thời tiết gió tây nam hay còn gọi là gió tây nam khô nóng Gió tây nam khô nóng có nhiệt độ rất cao, cao nhất có khi trên 40 O C, độ ẩm thấp nhất xuống dưới 30%, không khí oi bức, cây cối khô héo, nước sông hồ cạn kiệt ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe của con người Còn là nguyên nhân của những vụ hỏa hoạn mà hậu quả của nó ảnh hưởng đến kinh tế và môi trường sinh thái rất nghiêm trọng.

Khoản thời gian từ đầu tháng 9 thường xuất hiện hình thái thời tiết gió mùa đông bắc, kéo dài đến cuối tháng 11 Làm thay đổi rõ rệt về thời tiết, gây mưa rào và dông trên diện rộng, diện mưa tăng lên đột ngột và nhiệt độ trung bình ngày giảm 3 - 5 độ trở lên Tuy không mạnh nhưng hệ quả của gió mùa đông bắc mang lại là gây ra gió mạnh, khí áp tăng, nhiệt độ giảm thấp, lượng mây và mưa tăng lên.

4.1.1.4 Đặc điểm thủy văn, thủy triều

Quận Thanh Khê có sông Phú Lộc bắt nguồn từ Khánh Sơn phường Hòa Khánh Nam chạy qua các phường đổ ra vịnh Đà Nẵng qua cửa sông tại cầu Phú Lộc Sông Phú Lộc có lưu lượng nhỏ, nguồn nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt và các chợ hải sản bị ô nhiễm nên hiệu quả sử dụng không đáng kể Ngoài ra, quận còn có hệ thống các hồ như: hồ Vĩnh Trung, hồ Công viên 29 tháng 3 , tuy nhiên các hồ này trữ lượng nước ít, chủ yếu phục vụ cho việc xử lý nước thải sinh hoạt và nhu cầu vui chơi giải trí của người dân nên khó có khả năng khai thác sử dụng thành nguồn nước sinh hoạt.

Quận Thanh Khê được thiên nhiên ưu ái có đường bờ biển dài và tầm nhìn đẹp Biển Thanh Khê có chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống hai lần, biên độ triều dao động khoảng 0,6m Là một trong những nơi có bãi tắm đẹp và có tiềm năng xây dựng các khu thương mại dịch vụ, du lịch và nghỉ dưỡng, ngoài ra còn phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản của ngư dân.

Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2022, tổng diện tích đất tự nhiên của quận là 946,78 ha Trong những năm qua, cùng với định hướng của Trung ương về việc phát triển, quy hoạch xây dựng thành phố Đà Nẵng thành trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên, thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị của quận Thanh Khê đã có những sự đổi thay vượt bậc, làm nền tảng cho sự phát triển về kinh tế nói chung và kéo theo đó là tình hình đất đai luôn biến động dẫn đến sự chuyển tiếp cơ cấu các loại đất trên địa bàn quận.

- Nguồn nước mặt: Thanh Khê có nguồn nước mặt tương đối phong phú, với tổng diện tích mặt nước của các hồ đầm trên địa bàn quận là 26,26 ha Tiêu biểu là các hồ như: hồ Thạc Gián, hồ Vĩnh Trung, hồ Công viên 29 tháng 3 Các hồ này làm nhiệm vụ điều tiết lưu lượng nước mưa, nước thải sinh hoạt, tạo cảnh quan, làm dịu không khí.

- Ngoài ra còn có sông Phú Lộc có vai trò trong giao thông đường thủy và tạo cảnh quan môi trường đô thị.

Nguồn nước ngầm của quận hiện nay chưa được điều tra tổng thể, chi tiết để đánh giá đầy đủ trữ lượng nước trong lòng đất Tuy nhiên theo khảo sát ở các giếng đào thực tế tại các địa phương, mực nước ngầm ở độ sâu trung bình khoảng 14-18 m, mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa theo mùa.

4.1.2.4 Tài nguyên biển và ven biển

Quận có trên 4,287km bờ biển, chiếm 14,33% chiều dài bờ biển của thành phố Đà Nẵng Dọc theo bờ biển, có nhiều bãi cát trắng thoải, môi trường sạch và cảnh quan đẹp là điều kiện thuận lợi cho khai thác phát triển các loại hình du lịch biển và nghỉ dưỡng Là một quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, Thanh Khê là một địa phương có nền kinh tế biển lâu đời Gắn liền với ngành đánh bắt thủy hải sản, vùng biển quận được đánh giá có nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, là ngư trường thuận lợi để ngư dân hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt ven bờ.

4.1.2.5 Tài nguyên nhân văn, du lịch

Quận Thanh Khê là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của thành phố Đà Nẵng Quận có di tích lịch sử như: Đình Thạc Gián; Di tích Nhà mẹ Nhu Cộng đồng dân cư trên địa bàn quận chung sống gắn bó đoàn kết, cần cù chịu khó, với những nét phong tục, lễ hội, tập quán văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, mà tiêu biểu là Lễ hội Cầu Ngư, là lễ hội gồm nhiều hoạt động thể dục thể thao: bóng đá bãi biển, thi đấu Kabadi; các hoạt động văn hóa - văn nghệ dân gian như hô, hát Bài chòi, múa cờ Trình tường; các trò chơi truyền thống: kéo co trên cát, vật tay, đẩy gậy, đan lưới, các hoạt động thi vẽ tranh, đốt lửa trại…không chỉ mang ý nghĩa tâm linh - tín ngưỡng mà còn là một nét văn hóa đặc trưng của ngư dân ven biển miền Trung Chính vì vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn xem việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Ngoài ra, quận Thanh Khê nằm liền kề các khu vực có nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng như: Tuyến đường du lịch Nguyễn Tất Thành, khu du lịch nghĩ dưỡng Xuân Thiều, khu du lịch Nam Ô, bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn.

Tình hình quản lý trật tự vỉa hè đô thị 2020-2022

4.2.1 Tình hình quản lý trật tự vỉa hè đô thị 2020-2022 tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Bảng 4.2 Tình hình quản lý trật tự vỉa hè đô thị giai đoạn 2020-2022 tại quận

Nguồn: Báo cáo công tác chuyên môn của đội Kiểm Tra Quy Tắc đô thị quận Thanh Khê năm 2020,2021,2022.

Qua bảng 4.2 cho thấy tình hình quản lý trật tự vỉa hè đô thị tại quận Thanh Khê có nhiều biến động, cụ thể năm 2020 với 56 trường hợp xử lý, năm

2021 giảm còn 32 trường hợp, đến năm 2022 chỉ còn 19 trường hợp Điều này thể hiện, công tác quản lý tại quận Thanh Khê ngày càng thắt chặt, rà soát xử lý kịp thời các vi phạm vỉa hè, từ đó thể hiện được sự công bằng nghiêm minh Các trường hợp đa dạng, nhưng điểm chung khi xử lý là thu giữ và lập biên bản xử phạt hành chính.

Sau khi kiểm tra xử lý có sự tái phát nạn lấn chiếm, buôn bán tại vỉa hè. Loại hình buôn bán hàng rong bằng xe đẩy dưới lòng đường còn khá phổ biến, để xe dưới dưới long lề đường có giảm nhưng chưa dứt điểm, gây cản trở , ù tắc giao thông.

Tuy nhiên đã có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Công an thành phố,UBND các phường xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra xử lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; đồng thời phối hợp, hỗ trợ phương tiện và con người khi UBND các phường triển khai kế hoạch ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị trên các tuyến phố xây dựng tuyến phố văn minh Tập trung xử lý những điểm nóng về trật tự đô thị, trường hợp để dù, bàn ghế lấn lối của người đi bộ, các trường hợp bán hải sản trái quy định, các khu vực có khách tham quan du lịch trên địa bàn quận kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, tình hình về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố đã có bước chuyển biến tích cực, bộ mặt mỹ quan đô thị từng bước được chỉnh trang đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của thành phố

Kế hoạch kiểm tra được triển khai với sự phối hợp giữa đông đảo các lực lượng như: các phòng ban liên quan, các ban ngành đoàn thể, UBND và Công an các phường, lực lượng bảo vệ dân phố Quá trình kiểm tra đã duy trì lực lượng tham gia từ thành phố đến phường đảm bảo đúng thời gian theo kế hoạch, UBND các phường cơ bản đã quan tâm bố trí cán bộ, phương tiện, lực lượng bảo vệ dân phố tham gia đầy đủ, kiên quyết, triệt để, tổ chức lực lượng tháo dỡ biển hiệu, biển quảng cáo, lều quán, mái hiên, mái che vi phạm trên hè phố; thu giữ nhiều phương tiện, dụng cụ, chậu cây cảnh vi phạm trật tự đô thị; Đồng thời thống kê lập danh sách các trường hợp vi phạm trật tự đô thị để bản giao cho UBND các phường quản lý và tổ chức, vận động tháo dỡ theo đúng quy định

Tiếp tục duy trì lực lượng kiểm tra trên địa bàn không để tình trạng tái lấn chiếm via hè xảy ra; đồng thời tập trung mời làm việc, tổ chức tháo dỡ các công trình vi phạm theo danh sách được lập Nhìn chung, UBND các phường đã tiếp quản tốt địa bản, duy trì lực lượng kiểm tra xử lý vi phạm; tổ chức mời các trường hợp vi phạm cố định về trật tự đô thị đã được thống kê để vận động, kiểm tra xử lý theo quy định Sau các buổi làm việc tại UBND phường, cơ bản các hộ vi phạm đã tự giác chấp hành và cam kết không tái vi phạm Vì vậy ý thức của người dân về trật tự đô thị được tăng lên, nhiều tuyến phố được chỉnh trang, an toàn giao thông được đảm bảo

4.2.2 Đánh giá chung về công tác quản lý trật tự vỉa hè đô thị tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

4.2.2.1 Những kết quả đạt được

-Tập trung triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp trong quản lý Trật tự đô thị vỉa hè do thành phố ban hành Thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành của thành phố và UBND các phường trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, phát hiện kịp thời hướng dẫn nhắc nhở người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự vỉa hè đô thị, đồng thời cũng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sau khi đã được kiểm tra nhắc nhở nhưng cổ tình không chấp hành

- Trên cơ sở thực hiện triển khai quy chế phối hợp sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

- Tham mưu UBND thành phố Kế hoạch tập huấn các thông tư, Nghị định mới được ban hành liên quan đến công tác Trật tự vỉa hè đô thị Xây dựng kế hoạch kiểm tra chỉnh trang đô thị, xử lý vi phạm tại các tuyến phố xây dựng tuyến phố văn minh và một số tuyến đường, địa điểm trên địa bàn thành phố. Tham mưu UBND thành phố văn bản rà soát các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Đôn đốc việc thực hiện tổ chức cưỡng chế các trường hợp còn tồn đọng chưa được xử lý

-Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng liên quan tập trung kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm hành lang đường bộ, đường sắt, việc thi công các đường dây truyền tải điện, lắp đặt các trạm BTS

-Phối hợp chặt chẽ với UBND, Công an các phường tập trung kiểm tra, xử lý các điểm nóng về trật tự đô thị tại các tuyến phố chính, các khu vực trung tâm của thành phố

- Ngay từ đầu năm 2022, Đội đã tiếp tục tổ chức ra quân lập lại trật tự đô thị, trật tự vỉa hè trên địa bàn quận Thanh Khê trước, trong và sau tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

- Lực lượng của Đội chủ trì phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức lực lượng ra quân xử lý trật tự vỉa hè trên các tuyến đường thuộc quận gồm: đường Hà Huy Tập, Huỳnh Ngọc Huệ, Điện Biên Phủ, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Hàm Nghi, Lê Đình Lý, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Ông Ích Khiêm. Thông qua hoạt động kiểm tra, Đội đã nhắc nhở nhiều trường hợp để dù, bàn ghế lấn lối của người đi bộ, tiếp tục tuyên truyền người dân thực hiện tốt, đặc biệt trong giai đoạn thích ứng, linh hoạt trong phòng chống dịch Covid-19.

-Trong tháng 4 năm 2022, lực lượng của Đội đã hỗ trợ ra quân lập lại trật tự đô thị, trật tự vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Đình Tựu, phường An Khê, hỗ trợ lực lượng ra quân xử lý trật tự đô thị trên địa bàn phường Thạc Gián

-Trong tháng 7 năm 2022, lực lượng của Đội đã hỗ trợ ra quân lập lại trật tự đô thị, trật tự vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành xử lý các trường hợp bán hải sản trái quy định

-Trong tháng 8, tháng 9 năm 2022, lực lượng của Đội đã hỗ trợ UBND các phường đồng loạt ra quân lập lại trật tự đô thị, trật tự vỉa hè trên một số tuyến đường chính thuộc quận theo chỉ đạo của UBND thành phố như: Đội đã phối hợp với các phường Tam Thuận, Tân Chính, Vĩnh Trung ra quân xử lý tuyến đường Ông Ích Khiêm, khu vực giáp ranh quận Hải Châu, tuyến đường

Các yếu tố ảnh hường đến công tác quản lý vỉa hè đô thị tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Thông tin mẫu nghiên cứu Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích tương quanPhân tích hồi quyKiếm định sự khác biệt

4.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu Đề tài chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, phát trực tiếp người dân tham gia sử dụng vỉa hè đô thị tại các tuyến đường trên địa bàn Quận Thanh Khê Trước khi tiến hành khảo sát định lượng, tiến hành khảo định tính thông qua thảo luận, phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực trật tự đô thị (là các cán bộ công tác trong lĩnh vực đô thị ở Quận Thanh Khê) theo bảng phỏng vấn chuẩn bị trước Bước nghiên cứu này nhằm khám phá, hiệu chỉnh những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự đô thị, sau đó thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi Thời gian lấy mẫy từ 1/03/2023 đến ngày 01/4/2023 tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố đã lựa chọn ngẫunhiên từ trước Số mẫu diều tra đề tài là 100 mẫu Từ dữ liệu điều tra sử dụng phần mềm SPSS để phân nhóm dữ liệu Trinh độ học vấn theo 3 mức: Dưới THPT, THPT và trên THPT Thông tin chung về mẫu điều tra như sau:

Bảng 4.3.Thông tin chung về mẫu điều tra

Số liệu điều tra ngẫu nhiên trên bảng 4.3 cho ta thấy:

- Về giới tính có 33 nam ( chiếm tỷ lệ 33%)và 67 nữ (chiếm tỷ lệ 67%) người phỏng vấn

- Đối với nhóm tuổi, trong số đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung vào độ tuổi từ 35-50 tuổi với 48 người (chiếm 48%)và từ 25-35 với 33 người chiếm 33

% Bên cạnh đó, có 16 người trên 50 tuổi (chiếm 16%) và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là dưới 25 tuổi (chiếm 3% ).

- Về trình độ học vấn, trình độ học vấn dưới THPT có 33 người chiếm 33%,THPT có 50 chiếm 50 % và trên THPT có 17 người chiếm 17%.

4.3.2 Kiểm định thang do Cronbach's Alpha

Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha để loại các biến rác trước, các biển có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994) Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha của các thành phần đo lường 28 sự ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự đô thị theo ý kiến của người dân như sau:

4.3.2.1 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Tổ chức không gian"

Các biển KG1, KG2 và KG3 có hệ số tương quan biển tổng lớn hơn 0,3.

Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,761 (> 0,6) và hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Bảng 4.4 Cronbach's Alpha thang đo “Tổ chức không gian"

Giá trị Cronbach's Alpha Số biến quan sát

Trun g bình than g đo nếu loại biến

Phươn g sai thang đo nếu loại biến

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu 4.3.2.2 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo “Ý thức người dân”

Các biến YT1, YT2, YT3,YT4 và YT5 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,837 (> 0,6) và hệ số Alpha nếu loại của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Bảng 4.5 Cronbach's Alpha thang đo " Ý thức người dân”

Giá trị Cronbach's Alpha Số biến quan sát

Trun g bình thang đo nếu loại biến

Phươn g sai thang đo nếu loại biến

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu 4.3.2.3 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Năng lực, thái độ cán bộ”

Bảng 4.6 Cronbach's Alpha thang đo "Năng lực, thái độ cán bộ"

Giá trị Cronbach's Alpha Số biến quan sát

Trun g bình thang đo nếu loại biến

Phươn g sai thang đo nếu loại biến

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu

Các biến NL1, NL2, NL3 và NL4 có hệ số tương quan biển tổng lớn hơn0,3 Hệ số Cronbach's Alpha là 0,907 (≥ 0,6) và hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến do lưởng thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo

4 3.2.4 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo "Công tác truyền thông - phổ cập”

Các biến CT1, CT2 và CT3 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.

Hệ Cronbach’s Alpha là 0,618 (> 0,6) và hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều số được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Bảng 4.7 Cronbach's Alpha thang đo “Công tác truyền thông - phổ cập”

Giá trị Cronbach's Alpha Số biến quan sát

Trun g bình thang đo nếu loại biến

Phươn g sai thang đo nếu loại biến

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu

4 3.2.5 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo " Đặc tính cá nhân, hộ gia đình”

Các biến DT2, DT3, DT4 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,395 (< 0,6) và hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo Biến DT1 và biến DT5 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên bị loại.

Bảng 4.8 Cronbach's Alpha thang đo “Đặc tính cá nhân, hộ gia đình”

Giá trị Cronbach's Alpha Số biến quan sát

Trun g bình thang đo nếu loại biến

Phươn g sai thang đo nếu loại biến

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu

Sau khi loại biến ĐT5, ĐT1 các biến ĐT2, ĐT3, ĐT4 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Hệ số Cronbach's Alpha là 0,848 ( < 0,6) và hệ Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo

Bảng 4.9.Cronbach’s Alpha thang đo “ Đặc tính cá nhân, hộ gia đình” lần 2

Alpha Số biến quan sát

Trun g bình thang đo nếu loại biến

Phươn g sai thang đo nếu loại biến

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu 4.3.2.6 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Chính sách”

Các biến CS1, CS2, CS3 và CS4 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,844 (> 0,6) và hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo

Bảng 4.10 Cronbach's Alpha thang đo "Chính sách”

Giá trị Cronbach's Alpha Số biến quan sát

Phươn g sai thang đo nếu loại

Cronbach' s Alpha nếu loại biến nếu loại biến biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu 4.3.2.7 Hệ số Cronbach's Alpha thang đo “Kinh tế vỉa hè”

Các biến KTVH1, KTVH2, KTVH3 và KTVH4 có hệ số tương quan biến ứng lớn hơn 0,3 Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,789 ( 0,6) và hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha nên các biến do lưởng thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo

Bảng 4.11 Cronbach's Alpha thang đo “Kinh tế via hè"

Alpha Số biến quan sát

Trun g bình thang đo nếu loại biến

Phươn g sai thang đo nếu loại biến

Cronbach' s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu

Qua việc phân tích kiểm định Cronbach's Alpha đối với các thang đo cho thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach's Alpha > 0,6; chỉ có biển ĐT5,ĐT1(Địa vị xã hội có ảnh hưởng về công tác quản lý vỉa hè ở đô thị và Hoàn cảnh gia đình có ảnh hường về công tác quản lý trật tự vỉa hè ở đô thị ) thấp hơn 0,3 nên đã bị loại Do đó, khi phân tích nhân tố sẽ loại bỏ biển ĐT5, ĐT1 Các thành phần còn lại sẽ được giữ lại và phân tích bước tiếp theo.

Bảng 4.12 Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích độ tin cậy số

Biế n quan sát ban đầu

Biế n quan sát còn lại

Cronbac h's Alpha Biến bị loại

3 Năn g lực, thái độ căn bộ

Côn g tác truyền thông - phổ cập

5 Đặc tính cá nhân, hộ gia đình

Chí nh sách- pháp luật 4 4 0,844

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu

4.3.3 Phân tích nhân tế khảm phủ EFA

4.3.3.1, Kiểm định KMO và Bartlett

- Kiểm định KMO (Keiser-Meyer-Olkin) là kiểm định về sự đầy đủ của mẫu và kiểm định Theo Kaiser (1974) đề nghị KMO = 0,90 rất tốt KMO 2 0,8: tot; KMO ≥ 0,7: su dung duoc; KMO ≥ 0,6 tam duge; KMO 2 0,5 xấu và KMO

≤ 0,5: không thể chấp nhận được

- Bartlett là kiểm định về sự hiện hữu tương quan giữa các yếu tố được thực hiện, mức ý nghĩa của kiểm định phải nhỏ hơn 0,05 thì kiểm định đạt yêu cầu – Giá trị Eigenvalues - đại diện cho phần biển thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố phải lớn hơn 1

- Ngoài ra cần phải kiểm tra giá trị sai số chung (Communalities) của tất cả các yếu tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 Sau đó, quá trình thực hiện được tiếp tục bằng việc xem xét kết quả phân tích, nếu các kiểm định trên được thỏa mãn mà yếu tố nào có giá trị sai số chung hoặc giá trị Factor Loading nhỏ hơn 0,5 thì sẽ bị loại bỏ và lặp lại quá trình trên cho đến khi tìm ra kết quả cuối cùng

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Yếu tố cần đánh giá

Giá trị tương ứng Điều kiện

Giá trị sig của kiểm định Bartlett 0,000 < 0,05 Đạt yêu cầu

Phương sai trích 76,103% > 50% Đạt yêu cầu

Nguồn: Kết quả phân tích xử lí số liệu

Từ kết quả bảng 4.13 cho thấy hệ số KMO = 0, 670> 0,5 và kiểm định Bartlett: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể, với (Sig 0,000 ≤ 0,05) và giá trị Eigenvalues nhỏ nhất có giá trị 1,240> 1 nên các biến có tổng quan với nhau trong tổng thể dữ liệu nghiên cứu phù hợp cho phân tích nhân tố

4.3.3.2 Kiểm định phương sai trích của các yếu tố

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự vỉa hè

4.4.1 Nhóm giải pháp tác động đến ý thức người dân

-Tiếp tục tuyên truyền, vận động để các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp đồng tỉnh, tự giác thực hiện trật tự vỉa hè

- Quản lý từng khu vực, từng tuyến đường, từng số nhà; thường xuyên nhắc nhở nhân dân chấp hành nghiêm túc quy định về trật tự vỉa hè

- Triển khai thí điểm mô hình tổ công tác tự quản, khoán quản giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị

-Chú trọng việc quy hoạch và quản lý đô thị gắn với quyền lợi của người dân

-Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích Phê bình, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ.

4.4.2 Nhóm giải pháp về cán bộ

- Bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ phụ trách công tác trật tự đô thị, đặc biệt là các cán bộ ở phường kiến thức đạo đức và ý thức trách nhiệm, đặt bán thân vào người dân để hiểu và có những biện pháp hợp tình hợp lý

- Tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất, chính trị, đạo đức, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của ngành

-Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự vỉa hè Các hành vi vi phạm trật tự vỉa hè phải được lực lượng quản lý trật tự đô thị kịp thời phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý và báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền, quy trình do pháp luật quy định

4.4.3 Nhóm giải pháp đối với chính sách - pháp luật

Từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật, phủ hợp với đặc thù quản lý vỉa hè, phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại Tăng cường bồi dưỡng cán bộ về chính sách - pháp luật

- Quản lý xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch Xây dựng và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Tập trung hoàn chỉnh quy hoạch về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông – vỉa hẻ

4.4.4 Nhóm giải pháp quy hoạch, xây dựng không gian vỉa hè

-Đổi mới công tác quy hoạch – xây dựng tổ chức không gian vỉa hè một cách hợp lý về độ rộng, tạo không gian trên không bằng cách sắp xếp lại hệ thống biển quảng cáo, ngầm hóa hệ thống dây điện để không gian vỉa hè được thoáng đãng.

- Không gian via hè phải đảm bảo các nhu cầu sử dụng tối thiểu của người dẫn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Vấn đề ô nhiễm môi trường, khói bụi, tiếng ồn càng trở nên bức xúc thì nhu cầu gần gũi thiên nhiên lại càng trở nên cần thiết Do đó, những mảng không gian xanh trong không gian vỉa hè sẽ là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng không gian vỉa hè trong tương lai.

- Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ trong quy hoạch và kiến trúc, tính kế thừa văn hòa truyền thống, yếu tố trang thiết bị kỹ thuật đô thị

4.4.5 Nhóm giải pháp kinh tế vĩa hè

- Các chính sách pháp luật đề ra những giải pháp giành riêng cho kinh tế vỉa hè, vừa giữ được vỉa hè văn minh lại không gây ảnh hưởng đến người dân có kinh tế dựa vào vỉa hè

- Xây dựng và nâng cấp một số con đường thành những con phố đi bộ để tạo nơi buôn bán, tham quan, dạo mát vừa giữ được nền kinh tế vỉa hè vừa tạo môi trường giải trí văn minh, bảo đảm an toàn, mỹ quan

4.4.6 Nhóm giải pháp tuyên truyền - phổ cập

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh địa phương của từng phường, đài truyền hình, tờ rơi các quy định về trật tự vỉa hè đô thị

- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hiểu biết và chấp hành quy định về trật tự vỉa hè đô thị

- Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp tăng cường công tác tuyên truyền, toàn bộ các cấp, các ngành đều vào cuộc tham gia xây dựng nếp sống văn minh đô thị

- Tăng cường tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, thấy được sự cần thiết, quan trọng của công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng vỉa hè đô thị cũng như quản lý đô thị nhằm huy động mọi thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý vỉa hè, giám sát hoạt động cũng như nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

[1] Ths Nguyễn Mai Anh (12/2017), Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp, Viện nghiên cứu phát triển

[2] Chính phủ, Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

[3] Chính phủ, Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị

[4] Chính phủ, Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

[5] Chính phủ, Nghị định số: 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

[6] Công ty Luật Hưng Nguyên (2013), Chức năng nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự đô thị quận-huyện, Xem tại: http://congtyluathungnguyen.com, cập nhật ngày 20/12/2013

[7] Đội kiểm tra quy tắc tắc đô thị quận Thanh Khê (2020), Báo cáo công tác chuyên môn của đội kiểm tra quy tắc đô thị 2020.

[8] Đội kiểm tra quy tắc tắc đô thị quận Thanh Khê (2021), Báo cáo công tác chuyên môn của đội kiểm tra quy tắc đô thị 2021.

[9] Đội kiểm tra quy tắc tắc đô thị quận Thanh Khê (2022), Báo cáo công tác chuyên môn của đội kiểm tra quy tắc đô thị 2022.

[10] Đội kiểm tra quy tắc tắc đô thị quận Thanh Khê (2022), Báo cáo kết quả công tác trật tự xây dựng và đô thị 2020-2022.

[11] Bùi Văn Hòa (2019), Tăng cường công tác trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì, Luận văn thạc sĩ Đại học Thái Nguyên, Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh

[12] Nguyễn Thanh (2010), Quản lý vỉa hè đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh,Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

[13] https://thanhkhe.danang.gov.vn/

[15] Trà My, Các nước dẹp vấn nạn via hè đô thị như thế nào?(5/3/2017), xem tại: http://news.zing.vn/cac-nuoc-tren-the-gioi-dep-van-nan-lan-chiem-via-he- ra sao- post725036.html

Ngày đăng: 01/03/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w