Nghiên cứu môi trường bên trong theo quan điểm của Michael Porter...51.5 Phân loại các cách đánh giá môi trường nội bộ:...71.5.1 Đánh giá theo nguồn lực và năng lực:...71.5.2 Đánh giá th
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
Khái niệm Môi trường nội bộ doanh nghiệp
Môi trường nội bộ là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được.
Môi trường nội bộ bao gồm những yếu tố, những lực lượng nằm trong nội bộ doanh nghiệp.Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.
Khái niệm Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp
Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp,trở thành cơ sở để thực hiện xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổng hợp về các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp.
Ý nghĩa của Phân tích môi trường nội bộ
Trong khi các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng một cách gián tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp thì các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, bên cạnh các tác động gián tiếp còn có nhiều những tác động trực tiếp lên các quá trình hoạt động diễn ra của doanh nghiệp Để doanh nghiệp có thể vận hành và thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả thì việc xác định được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp là một trong những việc cần thiết Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo có thể nhận định được đâu là cơ sở tiền đề cho các chiến lược kinh doanh và góp phần xác định được đâu là năng lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp dựa trên phân tích và nghiên cứu các nguồn lực của doanh nghiệp Không những vậy, phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc gắn kết nội bộ doanh nghiệp lại với nhau Khi các nhà lãnh đạo có thể hiểu rõ được hoàn cảnh cũng như tình hình của nội bộ doanh nghiệp và các nguồn lực bên trong, đây sẽ là một bước tiền đề quan trọng là nền tảng cho toàn bộ các hoạt động hiện tại và sau này của doanh nghiệp, việc thiết lập mục tiêu chiến lược cũng sẽ được chính xác và phù hợp với khả năng nguồn lực hiện có tại doanh nghiệp.
Chính vì những vai trò quan trọng của việc phân tích môi trường nội bộ mà nó có một ý nghĩa không thể nào phủ nhận được đối với mọi doanh nghiệp Nếu không phân tích môi trường nội bộ một cách cụ thể và chính xác, doanh nghiệp có thể sẽ vô tình bỏ lỡ và đánh mất đi lợi thế cạnh tranh của mình trên thương trường.
Nội dung phân tích môi trường nội bộ
1.4.1 Nghiên cứu môi trường bên trong theo quan điểm của Fred R.David:
Theo Fred David, phân tích môi trường bên trong của tổ chức cần nghiên cứu các hoạt động:
Quản trị có 5 chức năng cơ bản:
Hoạch định => Hình thành chiến lược
Thúc đẩy => Thực hiện chiến lược
Kiểm soát => Đánh giá chiến lược
- Marketing là hoạt động của con người trên thị trường nhằm phát hiện nhu cầu, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đó với lợi nhuận cao nhất.
● Vị trí trên thị trường
● Khả năng nghiên cứu thị trường
● Chiến lược 4P (giá, sản phẩm, phân phối, xúc tiến thương mại)
● Mức độ trung thành của khách hàng
- Dài hạn: Tỷ lệ nợ vốn, chi phí sử dụng vốn…
- Ngắn hạn: Chính sách vốn lưu động, vay nợ ngắn hạn, phí sử dụng vốn…
- Khả năng huy động vốn
- Chính sách chia cổ tức
Nội dung nghiên cứu hoạt động sản xuất:
● Chi phí nguyên vật liệu
1.4.1.5 Nghiên cứu và phát triển
- Tạo ra hoặc phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Kiểm soát giá thành hay cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí
- Mức độ tinh vi của công nghệ, kỹ thuật
- Khả năng đổi mới sản phẩm, phát triển sản phẩm, đổi mới quy trình
Hệ thống thông tin bao gồm:
● Hệ thống thông tin quản lý (MIS): quản lý các dữ liệu bên trong như: sản xuất, nhân sự, tài chính, thương mại, …
● Hệ thống thông tin chiến lược (SIS): hệ thống này kết hợp dữ liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm đạt ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
1.4.2 Nghiên cứu môi trường bên trong theo quan điểm của Michael Porter
Michael Porter tiếp cận phân tích môi trường bên trong trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp.
1.4.2.1 Hoạt động chính: a, Các hoạt động đầu vào đầu vào: Nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu đầu vào, kiểm soát tồn kho, thu gom, trả lại nhà cung cấp những vật tư không đạt yêu cầu b, Chế tạo, vận hành (Operations): Tạo ra sản phẩm, đây là bộ phận cơ bản của chuỗi giá trị, vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, đóng gói c, Các hoạt động đầu ra: phân phối sản phẩm, lưu giữ trong các kho bãi, xử lý đơn hàng, vận chuyển giao nhận sản phẩm Các hoạt động này ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. d, Marketing and Sales
Giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm, định giá, phân phối, khuyến mãi, hoạt động hỗ trợ đại lý và nhà bán lv, nghiên cứu thị trường… e, Dịch vụ (Service)
Bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và yêu cầu của khách hàng.
1.4.2.2 Hoạt động bổ trợ: a, Cơ sở hạ tầng (Infrastructure):
Gồm nhiều hoạt động như quản trị tổng hợp, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý và quản trị chất lượng … Các hoạt động này, không như các hoạt động hỗ trợ khác, thường hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho một hoặc một số hoạt động riêng. b, Quản trị nguồn nhân lực (Human Resources Management):
Gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động, huấn luyện, phát triển và vấn đề thu nhập lương thưởng của nhân sự trong doanh nghiệp Các hoạt động này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua vai trò quyết định của nó đến kỹ năng, động lực của người lao động và các chi phí tuyển dụng, đào tạo. c, Phát triển công nghệ (Technological Development):
Phát triển công nghệ gồm nhiều hoạt động tập hợp trên diện rộng toàn doanh nghiệp nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình trong doanh nghiệp Đây là hoạt động có vai trò quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh vì gắn liền đổi mới là một trong những nguồn gốc chủ đạo của lợi thế cạnh tranh. d, Thu mua (Procurement):
Liên quan đến thu mua đầu vào như nguyên liệu thô, các nguồn cung ứng và những sản phẩm để tiêu thụ khác như các tài sản, máy móc, thiết bị văn phòng, nhà xưởng … và chúng thường liên quan đến các hoạt động chính.
Phân loại các cách đánh giá môi trường nội bộ
1.5.1 Đánh giá theo nguồn lực và năng lực:
Mỗi một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có thành quả và hiệu suất phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp đó Vì vậy, khi đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp, nguồn lực và năng lực nội tại là một trong những cơ sở được sử dụng để phân tích
1.5.1.1 Nguồn lực của doanh nghiệp: a, Nguồn lực hữu hình:
Công nghệ, các phát minh, sáng chế được bảo hộ dưới quyền sở hữu trí tuệ thông qua nhãn hiệu, bằng sáng chế, bản quyền và bí mật thương mại.
Khả năng tài chính, khả năng huy động vốn từ nội bộ, thị trường chứng khoán hay vốn vay từ các tổ chức tài chính. b, Nguồn lực vô hình:
Danh tiếng của doanh nghiệp thể hiện đối với các đối tượng khác nhau từ đối thủ cạnh tranh, khách hàng đến Chính phủ.
Năng lực của nhà quản trị, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty.
1.1.5.2 Năng lực của doanh nghiệp
Năng lực của doanh nghiệp được tạo ra bởi sự kết hợp các nguồn lực khác nhau: a, Năng lực cốt lõi:
Những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện tốt hơn những năng lực khác trong nội bộ doanh nghiệp, hội tụ kỹ năng chuyên môn và công nghệ để hình thành lĩnh vực mũi nhọn của doanh nghiệp. b, Năng lực vượt trội:
Những năng lực chọn từ năng lực cốt lõi mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn đối thủ, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
1.5.2 Đánh giá theo các chức năng quản trị
- Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của quản trị, thể hiện những phương thức tác động của quản trị gia đến các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp
- Các chức năng cơ bản của quản trị:
Hoạch định: Là xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể và hệ thống kế hoạch hoạt động chi tiết của doanh nghiệp
Tổ chức: Là phân bổ và sắp xếp các nguồn lực bao gồm tài chính, nhân sự và nguyên vật liệu một cách logic và hợp lý theo hoạch định.
Lãnh đạo, điều hành: Là cách các nhà quản trị tác động đến nhân viên để hoàn thành mục tiêu chung thông qua mệnh lệnh, chỉ dẫn và sự kích thích sáng tạo, chủ động của nhân viên.
Kiểm soát: Là việc kiểm tra kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra.
1.5.3 Đánh giá theo các lĩnh vực quản trị
- Trình độ Marketing của doanh nghiệp: Xem xét tới các kế hoạch về sản phẩm dịch vụ, vấn đề phân phối và định giá của doanh nghiệp, phân tích về khách hàng và doanh nghiệp hướng tới, kế hoạch về các hoạt động mua bán…
- Tiềm lực tài chính và trình độ kế toán: Cần đảm bảo độ chính xác và cần đưa ra những cảnh báo kịp thời về tình hình tài chính cho doanh nghiệp để có những giải pháp thích hợp.
- Năng lực sản xuất và tác nghiệp: Máy móc, thiết bị công nghệ cao cần được tích hợp vào dây chuyền sản xuất để tối ưu hóa.
- Trình độ quản trị nhân sự: Cần phải tạo môi trường làm việc để người lao động tìm kiếm niềm vui trong công việc.
- Khả năng nghiên cứu, phát triển: Doanh nghiệp đầu tư R&D để phát triển phù hợp với xu hướng, duy trì được năng lực cốt lõi và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
1.5.4 Đánh giá theo chuỗi giá trị
- Đánh giá theo chuỗi giá trị là đánh giá tất cả các hoạt động chức năng của tổ chức và khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng.
- 4 bước phân tích chuỗi giá trị:
Nhận diện các yếu tố liên quan.
Mô tả những gì doanh nghiệp làm tại mỗi hoạt động.
Nhận diện, phân loại những cách thức gia tăng giá trị của mỗi hoạt động. Đánh giá các hoạt động bằng việc so sánh tiêu chuẩn với cách thức tốt nhất của đối thủ, của ngành.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY FPT
Giới thiệu về công ty FPT
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty FPT:
- Tập đoàn FPT, tên viết tắt của Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin có uy tín và được khách hàng yêu mến tại Việt Nam và Khu vực Sau 22 năm hoạt động FPT có 200 văn phòng tại 59 tỉnh thành,với hơn 9000 nhân viên, 90 chi nhánh trong và ngoài nước.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101778163 ngày 07 tháng 08 năm 2017 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, là bản sửa đổi lần thứ 21 của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008784 ngày 28 tháng 7 năm 2005.
- Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam.
- Ngày 20/7/2005 và được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
- Ngày 28/7/2005, Công ty truyền thông FPT được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT, được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Sau 22 năm hoạt động, FPT Telecom đã lớn mạnh vượt bậc với hơn 7,000 nhân viên chính thức, các chi nhánh của công ty có mặt tại 59 tỉnh thành trên toàn quốc.
- Bên cạnh đó, công ty đã và đang đặt dấu ấn trên trường quốc tế bằng 12 chi nhánh trải dài khắp Campuchia và 1 chi nhánh tại Myanmar Với sứ mệnh tiên phong mangInternet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam, với mong muốn lớn lao mỗi gia đình
Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của công ty, FPT Telecom đã và đang nỗ lực đầu tư nâng cấp hạ tầng cũng như chất lượng sản phẩm – dịch vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm không ngừng được nâng cao.
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty:
1997 Thành lập trung tâm dữ liệu trực tiếp FPT.
2001 Ra mắt trang báo điện tử đầu tiên tại VN-VnExpress.
2002 Trở thành nhà cung cấp kết nối IXP.
2005 Chuyển đổi thành công ty cổ phần viễn thông FPT(FPT Telecom).
2007 FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế Đặc biệt, FPT Telecom đã trở thành thành viên chính thức của liên minh AAG (Asia America Gateway - nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thái Bình Dương).
2008 Trở thành nhà cung cấp dịch vụ internet cáp quang băng thông rộng (FITH) đầu tiên tại VN và chính thức có đường kết nối quốc tế từ VN đi Hồng Kông.
2009 Đạt mốc doanh thu 100 triệu USD và mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Campuchia.
2012 Hoàn thiện tuyến trục Bắc-Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 30 tỉnh thành
2014 Tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu truyền hình FPT.
2015 FPT Telecom có mặt tại 59 tỉnh thành trên cả nước với gần 200 VPGD, chính thức được cấp giấy phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 5,500 tỷ đồng và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng IPv6.
2016 Khai trương trung tâm dữ liệu FPT Telecom mở rộng với quy mô lớn nhất miềnNam Được cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại VN đầu tiên nhận giải thưởng Digi-tal Transformer Of the Year của IDC năm 2016 Doanh thu của FPTTelecom đạt 6,666 tỷ đồng.
2017 Ra mắt gói dịch vụ Internet tốc độ nhanh nhất VN Soc – 1Gbps cũng như phiên bản nâng cấp hệ thống Ftv Lucas Onca của truyền hình FPT FPT vinh dự lọt vào top doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến internet VN Doanh thu đạt gần 7,562 tỷ đồng.
2018 Hoàn thành quang hóa trên phạm vi toàn quốc Ra mắt Voice Remote của FPT Play Box, đặt chân vào lĩnh vực thanh toán Online Doanh thu đạt 8,822 tỷ đồng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban:
- Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Quyết định những vấn đề được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm và phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty cho các năm tiếp theo.
Số lượng thành viên HĐQT ít nhất là 05 và nhiều nhất là 11 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh các cổ đông để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Đánh giá công tác quản trị chiến lược của công ty FPT
2.2.1 Các chiến lược hiện có tại công ty FPT:
2.2.1.1 Chiến lược toàn cầu hóa của FPT:
- Năm 1998, sau hơn 10 năm phát triển, Tập đoàn FPT bắt đầu thực hiện chủ trương toàn cầu hóa với hướng đi chiến lược là xuất khẩu dịch vụ phần mềm Một quyết định được cho là viển vông bởi lẽ tại thời điểm đó, FPT “không kinh nghiệm, không thương hiệu, không đủ người”.
- Vượt qua hàng trăm công ty CNTT tên tuổi, FPT đã trở thành đối tác ưu tiên số 1 của hãng ô tô lớn hàng đầu tại Mỹ, với hợp đồng trị giá 150 triệu USD hay giành hợp đồng
200 triệu USD tư vấn và triển khai CĐS cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia, và trở thành đối tác công nghệ chiến lược của hãng đồ uống lớn nhất thế giới tại Nhật với doanh thu tiềm năng lên tới 100 triệu USD…
- Cũng trong năm 2020, FPT đã mở rộng quy mô toàn cầu với 4 chi nhánh mới tại Canada, Trung Đông, Ấn Độ và Costa Rica, nâng tổng số văn phòng lên 52 tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tại các khu vực trọng điểm như Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương cũng như toàn cầu.
- Sang đến năm 2021, khi dịch COVID-19 vẫn phức tạp khiến nhiều tập đoàn lớn trên thế giới phải thu hẹp hoạt động, thế nhưng FPT lại liên tục mở văn phòng mới, tạo thành trung tâm sản xuất phục vụ các đối tác trên toàn thế giới Cụ thể, ngày 13/4, Công ty FPT Software mở văn phòng thứ ba của mình tại Manila, biến thủ đô của Philippines thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai tại nước ngoài của doanh nghiệp này.
- Trước đó, vào cuối tháng 1/2021, doanh nghiệp này cũng đã thành lập trung tâm sản xuất đầu tiên tại châu Mỹ nhằm phục vụ khách hàng Mỹ - thị trường khó tính hàng đầu thế giới Chi nhánh FPT Costa Rica đặt trụ sở tại San José, thủ phủ của Costa Rica, một trong những thành phố công nghệ tiên tiến nhất ở Trung Mỹ.
2.2.1.2 Chiến lược chuyển đổi số của FPT:
- Doanh thu từ chuyển đổi số của FPT năm 2020 đạt 3,219 tỷ đồng, cao hơn 31% so với năm trước đó Trong quý đầu năm nay, tăng trưởng doanh thu từ chuyển đổi số là 15% so với cùng kỳ.
- Quý 1/2021, FPT đã ký kết thành công 04 hợp đồng lớn với doanh số trên 5 triệuUSD/hợp đồng Nhờ vậy, doanh thu ký mới của thị trường nước ngoài tăng trưởng43%, đạt 4,489 tỷ đồng, là cơ sở đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong các quý còn lại của 2021 Đồng thời, FPT hiện là một trong những ứng cử viên cuối cùng của gói thầu chuyển đổi số trị giá 100 triệu USD với công ty bảo hiểm có trụ sở tại ASEAN Những dự báo này không phải không có căn cứ Chuyển đổi số, theo giới phân tích, đang có cơ hội phát triển lớn xuất phát từ nhu cầu áp dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo khảo sát của McKinsey, Covid-
19 khiến tỷ trọng tương tác số hóa của khách hàng tăng cao, bằng ba năm trước cộng lại Market Data Forecast dự báo thị trường chuyển đổi số toàn cầu dự kiến tăng trưởng 16%/năm so với mức tăng trưởng chung 4%/năm của ngành IT, với quy mô kỳ vọng đạt 695 tỷ USD vào năm 2025.
2.2.2 Tình hình triển khai các kế hoạch quản trị chiến lược tại công ty FPT:
- Việc đề ra một mục tiêu chiến lược ngay từ ban đầu là vấn đề tối quan trọng đối với mọi doanh nghiệp Điều này giúp doanh nghiệp xác định chính xác những định hướng trong thời gian tới của công ty, bên cạnh đó còn là cơ chế để đánh giá độ hiệu quả của chiến lược.
- Với lợi thế là một công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam và công cuộc chuyển đổ số được thực hiện từ trước đó, FPT sẽ tập trung vào hai mũi nhọn chính: Chuyển đổi số toàn diện và đầu tư xây dựng những nền tảng mạnh mẽ, là cốt lõi cho việc phát triển mô hình kinh doanh, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đa lĩnh vực và người dân.
- Các mục tiêu chính trong giai đoạn 2019–2021 của FPT như sau:
Trở thành một Doanh nghiệp Số và là công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ Chuyển đổi Số.
Cùng sáng tạo đổi mới với khách hàng tại Việt Nam và trên thế giới, cung cấp các giải pháp và dịch vụ giúp họ chuyển đổi thành Doanh nghiệp/Tổ chức Số.
Tích cực tham gia xây dựng Chính phủ Số, Giao thông Thông minh, Y tế Thông minh,Giáo dục Thông minh, Năng lượng Thông minh, Viễn thông Thông minh, Sản xuấtThông minh. Đáp ứng nhu cầu và sở thích của hàng chục triệu người dùng mọi nơi, mọi lúc chỉ bằng những cái chạm tay trên các thiết bị số cá nhân.
- Theo số liệu thống kê từ công ty nghiên cứu Statista, thị trường dịch vụ tư vấn và triển khai Công nghệ thông tin trong năm 2020 vẫn ở mức duy trì so với năm 2019.
Có thể thấy lĩnh vực CNTT tại thị trường Việt Nam đã đi qua giai đoạn phát triển nóng và đang có xu hướng “chững lại” do sự thiếu hụt về nguồn lực và công nghệ so với các nước phát triển.