DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT Stt Kí hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. ĐBG Đường biên giới MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 NỘI DUNG............................................................................................................... 1 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ .... 1 1. Khái niệm về biên giới quốc gia ........................................................................... 1 2. Biên giới quốc gia trên bộ ..................................................................................... 1 II. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ NGUYÊN TẮC UTI POSSIDETIST.... 2 1. Quá trình hình thành nguyên tắc ........................................................................... 2 2. Nội dung của nguyên tắc Uti possidetist............................................................... 3 III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY TRONG QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC...... 5 1. Nguyên tắc uti possidetis (de juris) trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Lào và thực tiễn áp dụng ............................................................... 5 2. Nguyên tắc uti possidetis (de juris) trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Campuchia và thực tiễn áp dụng ................................................... 7 3. Nguyên tắc uti possidetis (de facto) trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc và thực tiễn áp dụng.................................................. 9 IV. GIẢI PHÁP HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG BIÊN GIỚI TRÊN BỘ........ 10 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 11
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN:
CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI:
“Phân tích các vấn đề pháp lý về nguyên tắc
Uti possidetis và thực tiễn áp dụng nguyên tắc này trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước”
Hà Nội, 2021
MSSV : 441918
NHÓM : 03
Trang 2DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT Stt Kí hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ 1
1 Khái niệm về biên giới quốc gia 1
2 Biên giới quốc gia trên bộ 1
II NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ NGUYÊN TẮC UTI POSSIDETIST 2
1 Quá trình hình thành nguyên tắc 2
2 Nội dung của nguyên tắc Uti possidetist 3
III THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY TRONG QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC 5
1 Nguyên tắc uti possidetis (de juris) trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Lào và thực tiễn áp dụng 5
2 Nguyên tắc uti possidetis (de juris) trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Campuchia và thực tiễn áp dụng 7
3 Nguyên tắc uti possidetis (de facto) trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc và thực tiễn áp dụng 9
IV GIẢI PHÁP HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG BIÊN GIỚI TRÊN BỘ 10
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4MỞ ĐẦU
Hiện nay việc sử dụng các nguyên tắc phân định biên giới trên bộ để hoạch định đường biên giới (ĐBG) với các nước láng giềng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Vì vậy trong giới hạn bài tiểu luận em sẽ làm rõ hơn
một trong những nguyên tắc để xác định ĐBG quốc gia, đó là: “Phân tích các
vấn đề pháp lý về nguyên tắc Uti possidetis và thực tiễn áp dụng nguyên tắc này trong quá trình xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước” trong đó
tập trung trình bày về quá trình xác lập và nội dung của nguyên tắc Uti
possidetis, cũng như đi sâu vào phân tích các hiệp định, bằng chứng có liên quan
trong việc giải quyết các vấn đề biên giới trên bộ giữa Việt Nam và các nước
NỘI DUNG
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ
1 Khái niệm về biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.1
Biên giới quốc gia được cấu thành bởi bốn bộ phân tương ứng với các bộ phận của lãnh thổ quốc gia, đó là: biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới dưới lòng đất
2 Biên giới quốc gia trên bộ
Biên giới trên bộ (biên giói trên đất liền): là đường biên giưới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, ao, hồ, kênh, biển nội địa… biên giới trên bộ thường được quy định trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương
về biên giới giữa các quốc gia liên quan có chung biên giới với nhau.một số ít trường hợp, biên giưới quốc gia trên bộ có thể được ấn định bằng một điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi các nên hữu quan đồng ý.2
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2019 Tr.174
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2019 Tr.175
Trang 52
Tùy theo tính chất và hoàn cảnh mà các quốc gia có thể sử dụng những nguyên tắc khác nhau để giải quyết vấn đề xác định biên giới lãnh thổ Nhưng tựu trung lại có 3 nguyên tắc cơ bản để xác định biên giới Có ba loại nguyên tắc chính trong xác định biên giới lãnh thổ trên bộ đó là:
- Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ
- Nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có ( nguyên tắc uti possidetis)
- Nguyên tắc xác định các đoạn biên giới mới
Ở Việt Nam ba nguyên tắc này được áp dụng trong việc phân định biên giới trên
bộ với các nước láng giềng: Trung Quốc, Cam- pu- chia, Lào
II NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ NGUYÊN TẮC UTIPOSSIDETIST
1 Quá trình hình thành nguyên tắc
Nguyên tắc uti possidetis juris có thể được dịch là nguyên tắc ĐBG lịch
sử Nguyên tắc này bắt nguồn từ câu “ uti possidetis, ita possideatis” trong tiếng Latin có nghĩa là “bởi anh đã sở hữu nó, anh sẽ tiếp tục sở hữu nó”
Là một nguyên tắc pháp luật được bắt nguồn từ luật La Mã, theo đó, các Pháp quan La Mã có quyền cấm các bên trong một tranh chấp về quyền sở hữu bất động sản can thiệp vào việc sở hữu thực tế bất động sản đó cho đến khi có phán quyết cuối cùng.3 “trong quá trình giành độc lập vào thế kỷ 19 đã sử dụng các
đường ranh giới hành chính do Tây Ban Nha vạch ra trong thời thuộc địa để làm ĐBG quốc gia” được khẳng định ở châu Phi thời kì phi thực dân hóa những
năm 1960 Trog thế kỷ XIX và XX, sau quá trình phi thực dân hóa, nhiều vùng lãnh thổ tại châu Mỹ, châu Phi và châu Á đã giành được độc lập từ các nước thực dân và hình thành các quốc gia mới Song song với việc ngăn chặn các nước thực dân quay trở lại áp đặt chế độ cai trị, các quốc gia này cũng phải giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quá trình phân chia lãnh tổ và xác định biên
giới Trong bối cảnh đó, nguyên tắc Uti possidetis được áp dụng vào luật quốc tế
để giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ trên cơ sở kế thừa việc phân chia
3 Xem Giudeppe Nesi, Uti Possidetis Doctrine in Rudiger Wolfrum et al (eds), The Max Planck Encyclopedia of Public International Law, Oxford University Press, 2012, Vol X, 626
Trang 6và quản lý các đơn vị hành chính trước đây của chế độ thuộc địa.4 Nguyên tắc này thường được áp dụng cho các quốc gia châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh vốn là thuộc địa của các nước tư bản châu Âu Không những vậy, nguyên tắc này cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ của các quốc
gia Đông Âu thời kỳ hậu chiến tranh lạnh “Nguyên tắc này nhằm giảm thiểu
tranh chấp giữa các quốc gia mới giành độc lập từ các nước thực dân – đế quốc thông qua việc giữ nguyên hiện trạng phân chia quản lý về mặt lãnh thổ do chính quyền thực dân – đế quốc để lại, chuyển các ranh giới hành chính thuộc địa thành ĐBG quốc gia.”
Trong hội nghị các nước không liên kết họp tại Cairo tháng 10-1964, nguyên
thủ và Thủ tướng 45 nước đã trịnh trọng tuyên bố “tất cả các Chính phủ cam kết
tôn trọng các biên giới đang tồn tại vào thời điểm nước họ giành được độc lập”
Trong bản tuyên bố về việc giành độc lập của các quốc gia và dân tộc ngày
14-12-1960 của Liên hợp quốc cũng bảo vệ nguyên tắc Uti possidetist
2 Nội dung của nguyên tắc Uti possidetist
Theo nguyên tắc nay các đường phân chia địa giới hành chính thời kỳ thuộc địa sẽ được chuyển thành các ĐBG quốc tế phân định lãnh thổ của các quốc gia
độc lập “Uti possidetis, ita possideatis: Hãy tiếp tục sở hữu cái gì mà anh đang
sở hữu…” Theo đó các quốc gia mới giành được độc lập sẽ tôn trọng những
ĐBG đang tồn tại do các nước đế quốc đã vạch ra trước đây Nguyên tắc này
được chia thành hai trường hợp khác nhau là uti possidetis de juris và uti
possidetis de facto 5
“Trong Vụ tranh chấp biên giới (Burkina Faso/Mali), Tòa ICJ khẳng định việc áp dụng nguyên tắc uti possidetis sẽ chuyển đổi hay nâng cấp đường ranh
giới hành chính giữa các thuộc địa của cùng một quốc gia thực dân – đế quốc
thành ĐBG quốc tế giữa các quốc gia mới hình thành từ các thuộc địa đó.” 6
4 Trần Lê Duy – Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, “Nguyên tắc Uti possidetis và vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia”, Nghiên cứu Quốc tế số 2 (109)
5 Xem thêm Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, “Giáo trình Công pháp quốc tế, Quyển 1”, Nxb Hồng Đức,
2013, Tr 267
6 Vụ tranh chấp biên giới (Burkina Faso/Mali), đoạn 23
Trang 74
Mục đích chính của nguyên tắc này là để đảm bảo rằng sự hình thành các
quốc gia mới không làm thay đổi ranh giới hành chính vốn đã được thiết lập thời
kỳ thuộc địa một cách mặc nhiên trên thực tế Bảo đảm sự tôn trọng ranh giới lãnh thổ tồn tại mà các quốc gia khi giành độc lập đã đạt được
Mặc dù nguyên tắc uti possidetis là một quy định tập quán quốc tế nhưng các
quốc gia có thể lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng nguyên tắc này Do đó, nguyên tắc uti possidetis cần được áp dụng “trừ khi các quốc gia liên quan có thỏa thuận khác.”7
Một khía cạnh khác mà Tòa ICJ cũng nhắc đến là quan hệ giữa nguyên
tắc Uti possidetis và quyền dân tộc tự quyết Nhìn qua thì hai quy định này
xung đột với nhau Tuy nhiên, trong thực tế, việc duy trì nguyên trạng lãnh thổ ở châu Phi thường được xem như là quá trình khôn ngoan nhất Yêu cầu thiết yếu của sự ổn định để tồn tại, phát triển và dần dần củng cố độc lập của họ trong tất
cả các lĩnh vực khiến các quốc gia châu Phi đồng ý duy trì ranh giới hay biên giới thuộc địa và đây là một sự lựa chọn có chủ ý của một bộ phận của các quốc gia châu Phi nên nó không mâu thuẫn với nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết
được ghi nhận trên thế giới Vì vậy, Tòa cho rằng nguyên tắc uti possidetis vẫn
được áp dụng, kể cả trong trường hợp xung đột với quyền dân tộc tự quyết, bởi
vì (i) các quốc gia châu Phi đã lựa chọn nguyên tắc này trong tất cả các nguyên tắc cổ điển khác, và (ii) quyền dân tộc tự quyết trong bối cảnh châu Phi phải
được giải thích theo hướng có tính đến việc áp dụng nguyên tắc uti possidetis
Như vậy, nguyên tắc này không chỉ là một sự công nhận quyền sở hữu mà là
sự chứng minh các quyền lãnh thổ và chủ quyền Nó là cơ sở để xác định các ĐBG đối với các quốc gia mới giành được độc lập Ngày nay, nguyên tắc này được đánh giá là nguyên tắc cơ bản, cần thiết để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ trên bộ do lịch sử để lại Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có chung ĐBG lãnh thổ trên bộ Việc tuân thủ nguyên tắc này không loại trừ việc áp dụng các nguyên tắc khác
7 https://iuscogens-vie.org/2018/04/15/71/#_ftn5
Trang 8khi ĐBG kế thừa trong nhiều đoạn, nhiều khu vực còn chưa rõ ràng, thậm chí còn chưa được hoạch định và phân giới cắm mốc từ trước
Ví dụ: Trong vụ Pulau Batu Putith/Pedra Branca (Malaysia và Singapore) năm 2007, ĐBG do người Anh thiết lập đều được các bên sử dụng nhằm phục vụ cho lập luận của mình 8
III THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY TRONG QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC
“Việt Nam có ĐBG trên đất liền với ba nước, Trung Quốc, Lào và Campuchia
được xác định lần lượt theo các điều ước quốc tế Trong đó, nguyên tắc uti
possidetis juris được áp dụng trong trường hợp ĐBG giữa Việt Nam với Lào và
Campuchia Nguyên tắc này không được áp dụng đối với biên giới với Trung Quốc, mặc dù quá trình đàm phán chịu ảnh hưởng của nội hàm nguyên tắc này.”9
1 Nguyên tắc uti possidetis (de juris) trong quá trình xác định biên giới trên
bộ giữa Việt Nam – Lào và thực tiễn áp dụng
Việt Nam và Lào là hai nước có ĐBG dài khoảng 2340km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam và tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào Được hình thành từ trong lịch sử và thể hiện trên bản đồ do người pháp xuất bản dưới chế độ thuộc địa Tuy nhiên, đường biên giới này vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng và không phải là kết quả do hai quốc gia độc lập, có chủ quyền xác định
Sau khi giành được độc lập năm 1945, Việt Nam và Lào đã thừa nhận chuyển ranh giới hành chính giữa các xứ bảo hộ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp trước đây thành ĐBG thực tế trước khi tiến hành đàm phán, xác định ĐBG cụ thể Quá trình đàm phán được khởi động từ 28/6/1956 khi Hoàng thân Suvan Phuma thăm Hà Nội Đến năm 1975, sau khi nước Việt Nam thống nhất và Lào chính thức thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hai bên đã nhất trí
8 Xem vụ Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge, Malysia v
Singapore, 2008
9 Trần Hữu Hoàng Minh (2018) “Nguyên tắc uti possidetis juris trong luật pháp quốc tế và thực tiễn hoạch định biên giới giữa Việt Nam và các nước” , https://iuscogens-vie.org/2018/04/15/71/, (truy cập ngày 30/5/2022)
Trang 96
tiến hành giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước Trên cơ sở thỏa thuận của hai Bộ Chính trị hai nước, có thể thấy nguyên tắc được áp dụng để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước là nguyên tắc “Uti possidetis” – Hãy tiếp tục sở hữu cái gì mà anh đang sở hữu Điều này thể hiện ở việc hai bên đã thỏa thuận
“Trên cơ sở tôn trọng ĐBG đã có vào lúc hai nước tuyên bố nền độc lập của
mình (Việt Nam: ngày 2 tháng 9 năm 1945, Lào: ngày 12 tháng 10 năm 1945), hai Bên nhất trí lấy ĐBG vẽ trên bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service géographique de l’Indochine) xuất bản năm 1945 làm căn
cứ chính để hoạch định ĐBG giữa hai nước Nơi nào không có bản đồ Pháp xuất bản năm 1945, thì hai Bên thỏa thuận lấy bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 xuất bãn vào năm gần năm 1945 nhất.”10
Năm 1978, Việt Nam và Lào bắt đầu triển khai công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và hoàn thành vào năm 1984 Kết quả của công tác này được ghi nhận trong Nghị định thư ngày 24-1-1986 về việc phân giới trên thực địa Theo Nghị định thư, hai bên đã phân giới được 1.877km trong tổng số hơn 2.000km chiều dài của đường biên giới và cắm được 202 mốc quốc giới
Đồng thời, xuất phát từ thực tế quản lý biên giới, năm 1986 và 1987, hai nước
đã ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia và Nghị định thư bổ sung ghi nhận toàn bộ kết quả công tác phân giới, cắm mốc theo hiệp ước
bổ sung
Thực hiện Hiệp ước hoạch định nói trên, trong giai đoạn 1978 - 1987, hai bên
đã tổ chức và hoàn thành cơ bản công tác phân giới cắm mốc ĐBG trên thực địa, giải quyết xong các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giải quyết biên giới giữa hai nước Kết quả nêu trên có ý nghĩa quan trọng, song vấn còn một số vấn đề còn tồn đọng, cụ thể: còn một số đoạn biên giới còn lại mà hai bên chưa đến được do địa hình quá hiểm trở; tình trạng mật độ mốc đã cắm quá thưa
Từ năm 2008 đến năm 2016, hai nước phối hợp triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào nhằm nâng cao, hoàn thiện chất
10 Điều I, Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Lào năm 1977
Trang 10lượng ĐBG giữa hai nước cả trên thực địa và hồ sơ pháp lý Hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước có 1.002 cột mốc và cọc dấu tại 905 vị trí, được ghi nhận chi tiết tại Nghị định thư về ĐBG và mốc quốc giới Việt Nam - Lào ký ngày 16/3/2016 Như vậy đến Tháng 5/2016, quá trình phân giới thực địa về cơ bản
đã hoàn tất11
Như vậy, với việc áp dụng một cách sáng tạo nguyên tắc Uti possidetis kế hợp
với nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới, hai nước Việt – Lào đã xây dựng ĐBG chung, hoàn chỉnh, một ĐBG của tình đoàn kết hữu nghị Việt – Lào
Căn cứ vào những hiệp ước này, về cơ bản, hai nước đã có một ĐBG chính thức dài 2067 km ngoài việc ký kết các điều ước quốc tế về hoạch định biên giới, Việt Nam và Lào cũng đã ký kết Hiệp định về quy chế biên giới ngày 01/3/1990 và Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới ngày 31/8/199712
2 Nguyên tắc uti possidetis (de juris) trong quá trình xác định biên giới trên
bộ giữa Việt Nam – Campuchia và thực tiễn áp dụng
Biên giới Việt Nam-Campuchia được hình thành từ thế kỷ XVII, cùng với quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của người Việt, mà chủ thể đầu tiên là cư dân
và chính quyền chúa Nguyễn (xứ Đàng Trong) của Đại Việt Tuy nhiên, phải đến khi Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời thì mới được xác định cụ thể bằng các hiệp ước về định biên giới
Trong đó, Hiệp ước 1983 đặt ra các nguyên tắc để giải quyết vấn đề biên giới
giữa Việt Nam và Campuchia Điều 1, Hiệp ước 1983 quy định như sau: “ (i)
Trên đất liền, hai bên coi ĐBG hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ
tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ được hai bên xác nhận), là ĐBG quốc gia giữa hai nước (ii) ở nơi nào ĐBG chưa được vẽ ra trên bản đồ hoặc
11 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/821647/giai-quyet-cac-van-de-bien-gioi%2C-lanh-tho-cua-viet-nam ket-qua-va-bai-hoc-kinh-nghiem.aspx
12 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2019 Tr.180