một cách chỉn chu để nhóm có thể thực hiện bài báo cáo một cách hiệu quả nhất.Đồng thời nhóm cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Tài chính – Marketing, cùng tồn thể q
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG TRẢ GÓP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM.
GVHD: ThS Trần Nhật Minh
Họ và tên sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp:
3 Nguyễn Lê Trung Hiếu 2021003855 20DMA1
Bài làm tổng cộng gồm … trang
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng xem xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy - ThS Trần Nhật Minh, người đã tận tình hướng dẫn khoa học và hỗ trợ nhóm chúng em trong suốt quá trình hoàn thành bài nghiên cứu Cảm ơn Thầy vì đã dành nhiều thời gian
để định hướng cho đề tài “Ý định sử dụng vay tiêu dùng trả góp của sinh viên” cũng như
bố cục bài làm và hướng dẫn tìm tòi các tài liệu liên quan, một cách chỉn chu để nhóm
có thể thực hiện bài báo cáo một cách hiệu quả nhất
Đồng thời nhóm cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Tài chính – Marketing, cùng toàn thể quý thầy cô giáo thuộc khoa Marketing, những người
đã sẵn sàng dành hết tâm huyết để giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
bổ ích của mình và đã luôn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu của nhóm
Cuối cùng, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến các cá nhân đã đóng góp các câu trả lời
từ đó được trích xuất làm dữ liệu trong quá trình nghiên cứu “Ý định sử dụng vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” và ủng hộ giúp nhóm hoàn thành bài báo cáo
Với sự cố gắng của các thành viên, bài báo cáo cũng đã hoàn thành với thời gian đúng như dự kiến, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót Nhóm rất mong quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục góp ý, nhận xét để hoàn thiện hơn những thiếu sót của nhóm và hoàn thiện bài báo cáo hơn
Một lần nữa nhóm xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả cam kết rằng bài Thực hành nghề nghiệp 2 “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng nhóm dưới sự hướng dẫn
khoa học của Thạc sĩ Trần Nhật Minh Bài báo cáo này là kết quả của cả nhóm trong suốt thời gian qua, trong quá trình viết bài có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo
đã được trích dẫn, chú thích rõ ràng, mang tính minh bạch và không có sự sao chép của bất kỳ ai Nhóm tác giả xin cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung báo cáo của nhóm
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
1.7 Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm liên quan đến vay tiêu dùng:
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Tổng quan thị trường tín dụng
2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của vay tín dụng
2.1.4 Vai trò của vay tín dụng tiêu dùng
2.2 Các lý thuyết liên quan
2.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
2.2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
2.2.3 Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)
2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Mô hình TAM)
2.3 Nhận dạng đối tượng mục tiêu
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1 Nghiên cứu trong nước
2.4.2 Nghiên cứu ngoài nước
2.5 Giả thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.1 Nhận thức về nợ
2.5.2 Nhận thức về sự phổ biến
2.5.3 Nhận thức về sự tiện lợi
2.5.4 Cảm nhận độ tin cậy
2.5.5 Cảm nhận về chi phí tài chính
2.5.6 Ảnh hưởng của người thân
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu dựa trên thực tiễn
Trang 53.1.3 Quy trình nghiên cứu
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
3.3 Xây dựng thang đo
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1 Dữ liệu thứ cấp
3.4.2 Dữ liệu sơ cấp
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu
4.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát của từng yếu tố
4.2 Kiểm định mối liên hệ giữa 02 biến định tính (Chi Bình phương)
4.2.1 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và học vấn
4.2.2 Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và thu nhập
4.2.3 Kiểm định mối quan hệ giữa học vấn và thu nhập
4.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
4.3.1 Thang đo “Nhận thức về nợ”
4.3.2 Thang đo “Nhận thức về sự phổ biến”
4.3.3 Thang đo “Nhận thức về sự tiện lợi”
4.3.4 Thang đo “Mức độ tin cậy”
4.3.5 Thang đo “Cảm nhận về chi phí tài chính”
4.3.6 Thang đo “Ảnh hưởng người thân”
4.3.7 Thang đo “Ý định sử dụng”
4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết
4.5.1 Phân tích hệ số tương quan Pearson
4.5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
4.6 Kiểm định sự khác biệt về ý định vay tiêu dùng trả góp theo nhân khẩu học
4.6.1 Theo giới tính
4.6.2 Theo học vấn
4.6.3 Theo thu nhập
4.7 Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh và kết quả kiểm định các giả thiết
4.7.1 Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh
4.7.2 Kết quả kiểm định các giả thiết
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết luận
5.2 Hàm ý quản trị
Trang 65.2.1 Nhận thức về nợ
5.2.2 Nhận thức về sự tiện lợi
5.2.3 Cảm nhận về chi phí tài chính
5.2.4 Ảnh hưởng người thân
5.3 Hạn chế và hướng đề xuất nghiên cứu trong tương lai
5.3.1 Hạn chế của đề tài
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH CHẠY SPSS
1 Thiết kế bảng câu hỏi
2 Thống kê mô tả
3 Kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính
4 Cronbach’s Alpha
5 Phân tích EFA
6 Phân tích tương quan và hồi quy Pearson
7 Coefficients
8 Independent sample T - Test
Trang 7Discover more
from:
UFM 123
Document continues below
Nghiên cứu khoa
Final-BÀI-LUẬN-100% (14)
60
PDF Final - Nghiên cứu đạt giải thưởng…
90% (20)
157
2 Factors in uencing consumer buying…
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
phẩm Đồng thời, việc trả sau cũng giúp người mua quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn Với người bán, họ có thể thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách cung cấp
sự linh hoạt trong hình thức thanh toán
Tuy nhiên, việc áp dụng mua trước trả sau cũng đem lại một số rủi ro và khó khăn trong quản lý tài chính và rủi ro về việc thanh toán sau này Do đó, nghiên cứu
về mua trước trả sau sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ chế thanh toán này,
từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để giảm thiểu rủi ro và tăng cường
lợi ích của mua trước trả sau
Nhận biết được sự quan tâm về vấn đề nên nhóm quyết định sẽ thực hiện
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến:” Vay tiêu dùng trả góp của sinh viên tại thànhphố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có những mục tiêu nghiên cứu sau:
Đối với sinh viên:
- Hệ thống hóa lại kiến thức về nghiên cứu Marketing
- Có nhận thức đúng đắn về vay tiêu dùng trả góp
- Thực hiện được nghiên cứu về một vấn đề được xã hội quan tâm
- Hoàn thành được bài thực hành nghề nghiệp
Đối với doanh nghiệp:
- Giúp các công ty tài chính có cái nhìn tổng quan về nhu cầu của xã hội để đưa
ra các chính sách kích thích nhu cầu của người tiêu dùng về ý định vay tiêu
dùng trả góp
Preparing Vocabulary FOR UNIT 6
Led hiển thị 100% (2)
10
Trang 9- Khắc phục những điểm yếu của chính sách cho vay tiêu dùng trả góp
- Đưa ra các chiến lược phân bổ dòng vốn để có lợi nhuận cao nhất
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, câu hỏi nghiên cứu chính là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận khoa học Trong phạm vi của đề tài, câu hỏi nghiên cứu sẽ bao gồm:
● Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
● Mức độ ảnh hưởng như thế nào để có thể kích thích nhu cầu của người tiêu dùng về ý định vay tiêu dùng trả góp?
● Các hàm ý quản trị nào sẽ kích thích nhu cầu của người tiêu dùng về ý định vaytiêu dùng trả góp?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
● Đối tượng khảo sát: 200 sinh viên đang sinh sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh
● Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: khu vực thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian: 20/3/2023 đến 30/4/2023
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước sau:
- Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm, nhằm để khám phá, điều chỉnh và
bổ sung thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu chính thức: được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng Thông qua bảng khảo sát để thu thập số liệu, mẫu được chọn theo phương pháp phi chính xác với kích thước mẫu là 200 Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định thang đo và mô hình lý
Trang 10thuyết với phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tốkhám phá EFA và phân tích tương quan hồi quy Sau đó, kết quả phân tích sẽ là cơ sở để đề ra hàm quản trị nhằm kích thích nhu cầu của ngườitiêu dùng về ý định vay tiêu dùng trả góp
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu, báo cáo có liênquan đến đề tài, phân tích và tổng hợp các tài liệu đó
Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu Sau khi tiến hành sàng lọc thủ công và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, sử dụng các mẫu hợp lệ để tiến hành phân tích thêm Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 với một số công cụ gồm: Thống kê
mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tính bội, phân tích ANOVA
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” xác định đo lường các yếu tố tácđộng đến ý định sử dụng của người tiêu dùng góp phần cung cấp cơ sở lý luận chung
về hành vi người tiêu dùng
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định vay tiêu dùng trả góp trên địa bàn TP.HCM giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trên nền tảng này có thể có những chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng doanh thu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.7 Kết cấu đề tài
Bài nghiên cứu bao gồm năm chương, được trình bày theo trình tự và nội dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trình bày cơ sở, sự cần thiết thực hiện bài nghiên cứu, và mục tiêu, phạm vi, ýnghĩa của đề tài, cũng như cấu trúc của bài nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu:
Trang 11Trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng để thực hiện bài nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết về khái niệm hành vi người tiêu dùng, ý định vay tiêu dùng trả góp từ những nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam, sau đó đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp Chương 3 Phương pháp nghiên cứu:
Trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu bao gồm những nội dung: Tổng quan và quy trình nghiên cứu cụ thể, trình bày việc xây dựng thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và phương pháp thực hiện bước nghiên cứu chính thức
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Trình bày kết quả của cuộc nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chính thức được thể hiện cụ thể qua: bảng thống kê mô tả, kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng
mô hình hồi quy tuyến tính bội, và kiểm định sự khác biệt giữa các nhân tố đặc điểm
cá nhân của người tiêu dùng
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Trình bày tổng hợp kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận về đề tài nghiên cứu.Chương này cũng dành để trình bày những hàm ý, giải pháp cho doanh nghiệp và cá nhân Cuối bài nghiên cứu, tác giả đưa ra những hạn chế hiện tại của nghiên cứu và
đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Các khái niệm liên quan đến vay tiêu dùng:
Trang 12giới Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trựctiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài Bởi vì ở nước ngoài việc thanh toán bằng tiền mặt đang bị thay thế dần và nhiều giao dịch hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.
Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa.Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào
mà chỉ cần bằng cách nào đó chứng minh được thu nhập định kỳ Người vay tín dụng
sẽ phải trả một phần gốc và lãi hàng tháng
Lãi suất tín dụng có thể được tính theo 2 cách: dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc (tùy theo từng ngân hàng) Tính lãi theo dư nợ gốc là người vay tín dụng sẽ phải trả một khoản tiền lãi cố định từ 294 đầu cho đến cuối kì tín dụng Còn tính theo dư kỳ
nợ giảm dần là người vay sẽ trả tiền lãi căn cứ vào số dư nợ thực tế trên trong từng kì(Thanh Hằng, 2019)
2.1.2 Tổng quan thị trường tín dụng
Thị trường tín dụng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với sự gia tăng về số lượng và đa dạng các sản phẩm tài chính Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2021, tín dụng của
hệ thống tín dụng tăng trưởng khoảng 6,13% so với cuối năm 2020 Ngân hàng vẫn
là nhà cung cấp chính cho các sản phẩm tín dụng nhưng các công ty tài chính và các
tổ chức tín dụng khác cũng đang có sự xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường.Một trong những sản phẩm tín dụng phổ biến nhất tại Việt Nam là vay tiền cá nhân, với nhiều loại sản phẩm khác nhau như vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay mua
xe hơi và vay tiền thấu chi Thị trường vay tiền cá nhân đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai gần.Ngoài ra, thị trường tín dụng tại Việt Nam cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng về các sản phẩm tài chính kinh doanh, chẳng hạn như vay vốn kinh doanh, vay tín dụng thương mại và vay thế chấp Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tín dụng cho các doanh nghiệp tăng trưởng khoảng 6,45% so với cuối năm 2020
Trang 13Tuy nhiên, thị trường tín dụng tại Việt Nam cũng đang gặp phải một số thách thức Một trong những thách thức chính là vấn đề nợ xấu, khi tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng vẫn còn khá cao Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tín dụng tại Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2021 là 1,98% Ngoài ra, đôi khi việc xác định rủi ro và đánh giá khách hàng còn chưa được thực hiện đầy đủ, dẫn đến việc cung cấp tín dụng không hiệu quả.
Mặc dù vậy, thị trường tín dụng tại Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang phát triển và thu hút được nhiều nhà đầu tư nướcngoài Các tổ chức tài chính và ngân hàng đang có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần
và tăng trưởng trong tương lai
2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của vay tín dụng
Vay tín dụng tiêu dùng là một dạng sản phẩm tài chính phổ biến, cung cấp tiềncho khách hàng để chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân như mua sắm, du lịch, trang trí nhà cửa, hoặc trả tiền học phí Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của vay tín dụng tiêu dùng:
- Không yêu cầu tài sản thế chấp: Với vay tín dụng tiêu dùng, khách hàng không cần phải đưa tài sản thế chấp như nhà đất, ô tô hay tài sản giá trị khác để đảm bảo khoản vay, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng tính an toàn cho khách hàng
Trang 14- Hạn mức tín dụng được nâng cao: Nếu khách hàng thanh toán đúng hạn và có lịch sử vay tốt, họ có thể được cấp hạn mức tín dụng cao hơn để sử dụng trong tương lai.
- Giải quyết khẩn cấp: Vay tín dụng tiêu dùng còn là giải pháp tài chính cho các tình huống khẩn cấp, ví dụ như khi bạn cần tiền để trả hóa đơn y tế, sửa chữa ô
tô hoặc nhà cửa Khoản vay tiêu dùng giúp bạn xử lý các chi phí này một cách nhanh chóng và hiệu quả
● Nhược điểm:
- Lãi suất cao: Một trong những nhược điểm của vay tín dụng tiêu dùng là lãi suất thường cao hơn so với các loại vay khác Điều này có thể dẫn đến khách hàng phải trả nhiều hơn so với khoản vay ban đầu và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng
- Rủi ro cho khách hàng: Nếu không quản lý tài chính tốt, khách hàng có thể rơi vào nợ nần và không thể thanh toán khoản vay của mình Điều này có thể dẫn đến tình trạng tài chính bị suy giảm và khó khăn trong việc vay các khoản tín dụng khác
- Không nên dùng để chi tiêu vô ích: Vay tiền để chi tiêu cho những thứ không cần thiết như du lịch xa hoa, mua sắm không cần thiết, trang trí nhà cửa đắt tiền, hay sử dụng tiền để đầu tư vào các dự án không chắc chắn là một trong những sai lầm thường gặp Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ nần tăng cao
và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng
- Chi phí phát sinh: Ngoài lãi suất, các khoản phí khác cũng thường được tính vào khoản vay, bao gồm phí xử lý hồ sơ, phí trễ hạn, phí chuyển khoản và phí giao dịch Các khoản phí này có thể tăng lên và làm tăng chi phí tổng thể của khoản vay
- Ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng: Nếu khách hàng sử dụng quá nhiều hạn mứctín dụng cho vay tín dụng tiêu dùng, thì họ có thể gặp khó khăn trong việc vay các khoản tín dụng khác hoặc có thể phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay tiếp theo
Trang 152.1.4 Vai trò của vay tín dụng tiêu dùng
Vay tín dụng tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của người dân, bao gồm:
- Hỗ trợ chi tiêu: Với khoản vay tiêu dùng, người dân có thể chi tiêu một cách linh hoạt và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân của mình một cách hiệu quả Việc vay tiền có thể giúp cho người dân có thể chi tiêu cho những mục đích như mua sắm, du lịch, trang trí nhà cửa, học tập và các khoản chi tiêu khác
- Đẩy mạnh tiêu dùng: Vay tín dụng tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu dùng trong nền kinh tế Việc tiêu dùng được tăng cường sẽ giúp tăng cường sản xuất, bán hàng, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế
- Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp: Vay tín dụng tiêu dùng cũng là một nguồn tài chính quan trọng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Với khoản vay này, các doanh nghiệp có thể trang trải các chi phí hoạt động, mở rộng quy mô sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên thị trường và tăng trưởng kinh tế
- Thúc đẩy tín dụng tiêu dùng an toàn: Với sự phát triển của các dịch vụ tài chính
và các quy định kiểm soát tín dụng, vay tín dụng tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tín dụng tiêu dùng an toàn Khách hàng có thể tận dụng các sản phẩm tài chính này một cách thông minh và tiết kiệm, đảm bảo tính khả thi của khoản vay và tránh những rủi ro không đáng có
Tóm lại, vay tín dụng tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển kinh tế, đồng thời đóng vai trò trong việc thúc đẩy tín dụng tiêu dùng
2.2 Các lý thuyết liên quan
2.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng là một thuật ngữ chỉ tất cả hoạt động liên quan đến việc quyết định mua sắm, sử dụng hay ngừng sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ Bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng và hành động của khách hàng đã thực hiện trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó
Trang 16Một số quan điểm về khái niệm hành vi người tiêu dùng nổi tiếng trên Thế giới:
- Theo Philip Kotler, “hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cánhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng
và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”
- Theo David L.Loudon & Albert J Della Bitta, “hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánhgiá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ”
- Tương tự, theo quan điểm của Leon G Schiffman & Leslie Lazar Kanuk, “hành
vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải
bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”
Hình 2.1: Mô hình hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler, 2005)
Nguồn: Giáo trình Hành vi người tiêu dùng, Trường Đại học Tài chính – Marketing
2.2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975
Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xácđịnh khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ
Trang 17hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa thích của
họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ)
Mô hình này tiên đoán và giải thích xu hướng để thực hiện hành vi bằng thái độ hướng đến hành vi của người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng hướng đếnsản phẩm hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006)
Giống như mô hình thái độ ba thành phần, nhưng mô hình thuyết hành động hợp
lý phối hợp ba thành phần: Nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần
Cách đo lường thái độ trong mô hình thuyết hành động hợp lý cũng giống như trong mô hình thái độ đa thuộc tính Tuy nhiên trong mô hình này phải đo lường thêm thành phần chuẩn chủ quan, vì thành phần này cũng ảnh hưởng đến xu hướng dẫn đến hành vi của người tiêu dùng
Đo lường chuẩn chủ quan là đo lường cảm xúc của người tiêu dùng đối với những người tác động đến xu hướng hành vi của họ như: Gia đình, anh em, con cái, bạn
bè, đồng nghiệp, những người có liên quan này có ủng hay phản ánh đối với quyết định của họ
Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quanchính là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan
Lý thuyết hành động hợp lý được phát triển để kiểm tra mối quan hệ giữa thái độ
và hành vi của các nghiên cứu trước đó (Hale, 2003) Để giải thích cho những hạn chế trước đây, với quan niệm hành vi cá nhân được thúc đẩy bởi ý định hành vi, yếu tố ý định hành vi đã được tách biệt từ hành vi thật sự (Sheppard, 1988)
Lý thuyết hành động hợp lý là mô hình được thành lập để dự báo về ý định (Fishbein & Ajzen, 1975), có hai yếu tố chính trong mô hình là Thái độ và Chuẩn chủ quan được biểu hiện trong hình sau đây:
Trang 18Hình 2.2: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: vietnambiz.vn
2.2.3 Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen
và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí
Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định
Ba yếu tố quyết định cơ bản trong lý thuyết này:
- (1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi
- (2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp lực hay sự bắt buộc có tính quy tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan
- (3) Yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005) Lý thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi
Trang 19Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991)
Nguồn: vietnambiz.vn
2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Mô hình TAM)
Lý thuyết chấp nhận công nghệ năm 1989, một sự kế thừa của lý thuyết hành động hợp lý Davis, Bagozzi and Warshaw thiết lập mô hình TAM Mục đích của mô hình là để giải thích các yếu tố quyết định chung của việc chấp nhận máy tính dẫn đến giải thích hành vi của người dùng công nghệ máy tính cuối cùng trên một phạm vi rộng lớn Mô hình TAM cơ bản thử nghiệm hai niềm tin cá nhân quan trọng nhất về việc chấpnhận sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): “nhận thức tính hữu ích” (PU) và “nhận thứctính dễ sử dụng” (PEU) PU được định nghĩa là "mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công việc của mình” PEU được định nghĩa là
“mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực” Hai niềm tin hành vi này được cảm nhận, sau đó dẫn đến ý định hành vi cá nhân và hành
vi thực tế Mô hình đã được thử nghiệm trên 107 người dùng máy tính sau 2 khoảng thờigian sau khi giới thiệu 1 giờ và sau 14 tuần Kết quả cho thấy PU và PEU có tác động cùng chiều lên ý định sử dụng của người dùng máy tính, trong đó PU là một yếu tố quyếtđịnh chủ yếu và PEU là yếu tố quyết định thứ yếu, thái độ chỉ có một phần trung gian tácđộng vào ý định sử dụng
Trang 20Hình 2.4: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, Bagozzi and Warshaw, 1989)
2.3 Nhận dạng đối tượng mục tiêu
Sau khi tham khảo từ các nguồn từ trích dẫn, nhóm đưa ra khái quát những đặc điểm của khách hàng và sắp xếp vào những nhóm nhỏ có nhiều điểm chung sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh có thể dễ dàng nắm bắt được hành vi của khách hàng cũng như nhu cầu cũng, từ đó có thể được các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nhất là trong vấn
đề thanh toán
Khách hàng “hiện đại”, biết và hiểu về công nghệ, nắm bắt xu hướng tiêu dùng hiện đại: Internet đang cực kì phổ biến và trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống ngày nay Xu hướng vẫn thiên về phía các bạn sinh viên nhưng những người tiêu dùng có tuổi vẫn đang ngày càng trở nên thành thạo hơn trong việc sử dụng Internet.Thông qua việc sử dụng thành thạo Internet, người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứuchính xác những gì mà họ cần
Khách hàng có nhu cầu cao hơn: thông tin ngày nay được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau Khách hàng cũng coi trọng thời gian của mình hơn, đặc biệt là người trẻ Nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng lên đồng nghĩ họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn nhưng với
Trang 21khả năng chi trả có hạn thì vay tiêu dùng trả góp là một điều cần thiết đối với nhóm người này.
Khách hàng cẩn trọng: họ có thể lựa chọn và xem xét rất nhiều trước khi ra quyết định mua sản phẩm Họ thường là những người khá khó tính trong việc lựa chọn và tỉ mỉtrong việc so sánh Nếu chỉ có một vài yếu tố tiêu cực nhỏ, nhóm người này không hài lòng, họ có thể quyết định không mua ngay lập tức, chuyển sang tham khảo những sản phẩm/dịch vụ khác
Khách hàng tư vấn (reviewers): đây là nhóm khách hàng tư vấn, họ có thể chia sẻnhững trải nghiệm, những cảm nghĩ cá nhân cũng như sự hài lòng và chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ đó thông qua truyền miệng, trên các trang mạng xã hội,,
Thông thường, để nhận định được chân dung khách hàng nhóm này thì sẽ được phân ra 7 tiêu chí:
Nhu cầu tài chính: Đối tượng khách hàng này có nhu cầu sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp để mua sắm các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính, đồ giadụng, xe hơi, v.v hoặc để chi trả các khoản phí như du lịch, giáo dục, sức khỏe, v.v.Thói quen mua sắm trực tuyến: Đối tượng khách hàng này thường có thói quen mua sắm trực tuyến và sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến Họ có thể đã sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến như các ứng dụng di động, các trang web vay tiêu dùng trả góp trực tuyến, v.v
Hồ sơ tín dụng tốt: Đối tượng khách hàng này có hồ sơ tín dụng tốt, có khả năng chi trả nợ đúng hạn và không có vấn đề về nợ xấu hoặc nợ quá hạn
Những khó khăn tài chính tạm thời: Đối tượng khách hàng này có thể đang gặp khó khăn tài chính tạm thời, nhưng vẫn có khả năng trả nợ và muốn sử dụng dịch vụ vaytiêu dùng trả góp để giải quyết tạm thời vấn đề tài chính của mình
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1 Nghiên cứu trong nước
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tín dụng tiêu dùng: Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Người thực hiện: Huỳnh Nguyễn Anh Huy - Ngân hàng Kiên Long, ThS Trần Thùy Nhung - Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Mô hình nghiên cứu:
Trang 22Hình 2.4.1: Mô Hình nghiên cứu của đề tài tham khảo
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: Nghiên cứu sơ
bộ bằng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng Kết quả thảo luận đã đưa ra 17 biến quan sát dùng để xác định 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng Trong đó, yếu tố cá nhân đại diện bằng khái niệm nhận thức và động cơ có 6 biến quan sát, yếu tố ngoại
vi liên quan đến tổ chức tín dụng được thể hiện thông qua các đánh giá về sản phẩm tín dụng, tổ chức tín dụng và tác nhân tiếp thị với tất cả 7 biến quan sát, yếu tố nhân khẩu được khảo sát gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 bậc, với bậc 1 là yếu tố không ảnh hưởng, bậc 5 là rất ảnh hưởng
Kết quả nghiên cứu:
Thông qua các tiêu chí kiểm định, mô hình cấu trúc mạng SEM thể hiện nhiều
ưu điểm và phù hợp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tín dụng tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong mối quan hệ nhân quả với nhận thức cá nhân, quyết định vay tín dụng tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi mức thu nhập, độ tin cậy
và khả năng bảo mật, quyền riêng tư
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
về chất lượng dịch vụ cho vay trả góp của công ty tài chính TNHH MB SHINSEI”
Trang 23Người thực hiện: Huỳnh Thị Anh Thư
Mô hình nghiên cứu:
Hình 2.4.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài tham khảo
Kết quả nghiên cứu:
Thông qua kết quả khảo sát và phân tích đánh giá trên hệ thống SPSS, luận văn đã chỉ rõ được những điểm đạt được và những hạn chế trong việc tăng cường sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng trả góp tại công ty Tài chính TNHH MB Shinsei
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố quyết định ý định vay tín chấp tiêu dùng tại Việt Nam: Ứng dụng và mở rộng mô hình tiếp nhận công nghệ”
Người thực hiện: Hoàng Văn Hải, Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc,
Vũ Thị Minh Hiền
Mô hình nghiên cứu:
Trang 24Hình 2.4.3: Mô hình nghiên cứu của đề tài tham khảo
Mục đích của nghiên cứu này là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tín dụng tiêu dùng của người dân Việt Nam bằng cách áp dụng mô hình Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mở rộng nó với một số biến số, bao gồm sự lo lắng, niềm tin được nhận thức và tài chính được nhận thức chi phí được trích xuất và điều chỉnh từ các tài liệu hiện có
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ quan định mức đóng một vai trò quan trọng trong tài chính tiêu dùng Bài này mở rộng về lo lắng, cảm nhận về niềm tin và cảm nhận về chi phí tài chính Tuy nhiên, các yếu tố dường như không ảnh hưởng đến ý định vay tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam từ cơ sở dữ liệu của họ Do đó, người ta lập luận rằng nên có nhiều điều tra về tác động tập thể của các yếu tố này đối với ý định hành vi của người vay tín dụng tiêu dùng
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”
Trang 25Người thực hiện: Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng
Mô hình nghiên cứu:
Hình 2.4.4: Mô hình nghiên cứu của đề tài tham khảo
Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu cho thấy, thái độ và ảnh hưởng của người thân là hai yếu tố cơ bảnảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên, trong đó thái độ là yếu tố chủ chốt Trong khi đó, thái độ lại được quyết định bởi nhận thức sự hữu ích và nhận thức
sự tiện dụng đối với việc vay tiêu dùng với các biến số thể hiện đặc điểm của sản phẩm vay tiêu dùng như lãi suất, thời gian hoàn trả khoản vay, chương trình ưu đãi, thông tin khoản vay rõ ràng minh bạch, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy sinh viên sẽ sẵn sàng đi vay nếu cần thiết
2.4.2 Nghiên cứu ngoài nước
Đề tài “BUY NOW, PAY LATER: DETERMINANTS OF PAY LATER SERVICE AFFECTING THE LIFESTYLE OF SOCIETY” của R.C.E.E Rompas, S.Pangemanan và J.E.Tulung nghiên cứu nhằm mục đích đạt được sự hiểu biết toàn diện hơn trong đó các yếu tố quyết định từ dịch vụ trả sau ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên đại học sử dụng Goplay như một phần của dịch vụ trả sau Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và phân tích hồi quy tuyến tính bội như một công cụ để phân tích dữ liệu đã được thu thập Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy lợi ích giao dịch và giảm giá ảnh hưởng đáng kể đến lối sống của sinh viên, trong khi quảng cáo chuyển đổi không ảnh hưởng đáng kể đến lối sống Dựa trên kết quả, nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị đó là: bổ sung thêm lợi ích về giaodịch để cải thiện hoạt động kinh doanh trong tương lai, cải thiện quảng cáo cùng tồn tại với người dùng để tăng số lượng người dùng và cuối cùng là cải thiện chiết khấu triển khai trong dịch vụ trả sau để cải thiện công ty chạy dịch vụ trả sau
Trang 26Đề tài phân tích “Analyzing the Impacts of Financial Services Regulation to Make the Case That Buy-Now-Pay-Later Regulation Is Failing” của Gi Johnson, John Rodwell, Thomas Hendry Bài viết này sẽ xem xét một phân tích dựa trên thôngtin hành vi về quy định đối với cung cấp dịch vụ tài chính, mua ngay, trả sau (Buy Now Pay Later) gần đây Quá trình xem xét bắt đầu bằng việc xem xét các hình thức dịch vụ tài chính BNPL, khám phá các phương pháp tiếp cận theo quy định ở các quốc gia dẫn đầu việc sử dụng BNPL Sau đó, sau khi thiết lập bối cảnh đó, đánh giá xây dựng lập luận rằng các thỏa thuận thanh toán người tiêu dùng BNPL đang phát triển nhanh chóng, thường nằm ngoài phạm vi của luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng hiệnhành, bị thất bại trong quy định và gây ra mối đe dọa gây hại cho người tiêu dùng đáng kể và ngày càng tăng Bằng chứng mới nổi về sự bất lợi của người tiêu dùng trong việc cung cấp fintech đang phát triển nhanh chóng như vậy có thể đạt đến mức gây hại cho người tiêu dùng không thể phục hồi đối với các phân khúc người tiêu dùng dễ bị tổn thương trừ khi các cơ quan quản lý có thể ngăn chặn trước sự gia tăng
đó
Đề tài “Buy now, pay later on your credit card” của Benedict Guttman-Kenneyvà,Chris Firth ,John Gathergood Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp một cái nhìn tổng quan về dịch vụ vay tiêu dùng trả góp trên thẻ tín dụng và đánh giá ảnh hưởng của nó đến tài chính cá nhân của người dùng Và kết quả của nghiên cứu này cho thấy sử dụng dịch vụ BNPL trên thẻ tín dụng có tác động tiêu cực đến mức độ nợnần của khách hàng
2.5 Giả thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.1 Nhận thức về nợ
Nhận thức về nợ trong tâm trí của người tiêu dùng được xem là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hoặc không sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trảgóp của khách hàng Như trong nghiên cứu của Gi Johnson, John Rodwell, Thomas Hendry (Analyzing the Impacts of Financial Services Regulation to Make the Case That Buy-Now-Pay-Later Regulation Is Failing - năm 2021) đã chứng minh được điều đó Ngoài ra, bài viết có đề cập rằng, không phải tất cả những người tiêu dùng đều cho rằng nợ nần là một chuyện nhỏ Đối với một số người với mức thu nhập
Trang 27trung bình - thấp, vay nợ sẽ là một vấn đề nhạy cảm và khiến họ dễ dàng rơi vào lo lắng và trầm cảm Vì vậy giả thuyết H1 được đưa ra như sau:
Giả thuyết H1: Nhận thức về nợ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến ý định sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
2.5.2 Nhận thức về sự phổ biến
Nhận thức về sự phổ biến (Perceived Ease of Use) đề cập đến khả năng tiếp cận dễ dàng với các tổ chức, doanh nghiệp cho phép khách hàng thanh toán bằng phương pháp vay tiêu dùng trả góp Điều này đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu
về hành vi của người tiêu dùng và xác định việc người dùng chấp nhận một sản phẩm mới sản phẩm hoặc dịch vụ như ngân hàng dựa trên internet, điện thoại di động ngân hàng, thẻ tín dụng, ý định vay tín dụng (Bugembe, 2010; Mai, Ngoc, & Dzung, 2019; Nguyen & Lien, 2019; Nguyen & Cassidy, 2018; Venkatesh et al., 2003) Người ta lậpluận rằng nhận thức về sự phổ biến sẽ dự đoán một cá nhân ý định vay tiêu dùng Vì thế, giả thuyết đã được phát triển như sau:
Nếu người tiêu dùng cảm thấy vay tiêu dùng trả góp khá phổ biến ở thời điểm hiện tại và có thể giúp họ tối ưu hóa cuộc sống, khiến họ cảm thấy dịch vụ này rất hữu ích thì họ sẽ hình thành nên ý định sử dụng dịch vụ Do đó nhận thức về sự hữu ích của dịch vụ vay tiêu dùng trả góp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng ứng dụng này Do đó giả thuyết H2 được đưa ra:
Giả thuyết H2: Nhận thức về sự phổ biến có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp của khách hàng
2.5.3 Nhận thức về sự tiện lợi
Nhận thức về sự tiện lợi (Perceived Usefulness) đề cập đến khả năng tiếp cận
dễ dàng với các tổ chức tín dụng quy trình, thủ tục khi vay tín chấp tiêu dùng dịch vụ.Điều này đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng và xác định việc người dùng chấp nhận một dịch vụ mới như ngân hàng dựa trên internet, điện thoại di động ngân hàng, thẻ tín dụng, ý định vay tín dụng (Bugembe, 2010; Mai, Ngọc, & Dzung, 2019; Nguyễn & Liên, 2019; Nguyễn & Cassidy, 2018; Venkatesh và cộng sự, 2003)
Nếu người tiêu dùng cảm thấy dịch vụ vay tiêu dùng trả góp giúp họ tối ưu hóa thời gian và họ cảm thấy điều này rất tiện lợi cho cuộc sống thì họ sẽ hình thành
Trang 28nên ý định sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp Do đó nhận thức về sự hữu ích của dịch vụ vay tiêu dùng trả góp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ này Do đó giả thuyết H3 được đưa ra:
Giả thuyết H3: Nhận thức về sự tiện lợi có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định
sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp của khách hàng
2.5.4 Cảm nhận độ tin cậy
Mức độ tin cậy thể hiện một giả định hoặc niềm tin về hành vi trong tương lai của một người dựa trên kinh nghiệm trước đây và đặc điểm của người khác (theo Mayer, Davis, & Schoorman, 1995) Các nghiên cứu về vai trò của sự tin tưởng đã được tiến hành trong nhiều lĩnh vực bao gồm thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ngân hàng di động Do đó, độ tin cậy có thể được thiết lập dựa trên sự đánh giá công bằng về năng lực và sự trung thực cũng như cảm giác quan tâm và lòng nhân từ của
cá nhân Do đó, mức độ tin cậy là một định nghĩa đa chiều
Trong thị trường tín dụng tiêu dùng, cảm nhận về tin cậy là mức độ mà người tiêu dùng có niềm tin thái độ đối với độ tin cậy, uy tín, an toàn và tính toàn vẹn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Mansour, Kooli và Utama (2014) khẳng định rằng mức độ tin cậy ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng Bên cạnh đó, mức độ tin cậy là nền tảng cho lòng trung thành của khách hàng và khuyến khích mua hàng nhiều lần trong tương lai (Choi & Mai, 2018) Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng giả định rằng cảm nhận độ tin cậy sẽ ảnh hưởng đến ý định vay tín dụng tiêu dùng
Do đó, chúng tôi xây dựng giả thuyết sau:
Giả thuyết H4: Cảm nhận về mức độ tin cậy có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp của khách hàng
2.5.5 Cảm nhận về chi phí tài chính
Chi phí tài chính cảm nhận được (Perceived Financial Cost) được định nghĩa làmức độ cá nhân quan tâm đến chi phí tài chính, chẳng hạn như phí dịch vụ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ (Nguyễn & Cassidy, 2018) Mối quan hệ giữa PFC và ý định mua hàng đã được giải quyết trong phần trước nghiên cứu về ngân hàng di động
và thẻ tín dụng Ví dụ, việc áp dụng ngân hàng di động đã được chứng minh là không được khuyến khích bởi cân nhắc kinh tế (Yang, 2009) Tương tự, Yu (2012) thấy rằng PFC có ảnh hưởng lớn đến ý định của khách hàng tương lai của ngân hàng di động
Trang 29Các nghiên cứu khác cũng đã ủng hộ mối quan hệ này (Butt, Rehman, Saif, & Safwan,2010; Seetharaman, Patwa, Niranjan, & Kavuri, 2016; Tan, Ooi, Chong, & Hew, 2014) Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích kiểm tra tác động của PFC đối với ý định vay tín chấp tiêu dùng Như vậy, nghiên cứu này giả sử như sau:
Giả thuyết H5: Cảm nhận về chi phí tài chính có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến ý định sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp của khách hàng
2.5.6 Ảnh hưởng của người thân
Dựa vào thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), ta thấy tính chuẩn chủ quan(cụ thể là những người thân xung quanh) có tác động đến xu hướng hành vi Chuẩn chủ quan là nhận thức của con người về áp lực xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi (Ajzen & Fishbein, 1975) Ảnh hưởng của xã hội có thể đến từ những người xung quanh Những người xung quanh sẽ đưa ra lời khuyên nên hay không nên sử dụng, sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc làm giảm ý định của khách hàng Chuẩn mực chủ quan phản ánh ảnh hưởng của những người xung quanh đến ý định hành vi của một
cá nhân vì đôi khi một cá nhân có xu hướng tìm kiếm lời khuyên và sự ủng hộ của từ những người mà họ tin tưởng và có mối quan hệ gần gũi trước khi đưa ra quyết định hành vi Thậm chí trong một số trường hợp, chuẩn mực chủ quan còn thúc đẩy cá nhân đi đến ý định hành động ngay cả khi bản thân cá nhân đó không có thái độ tích cực về hành động này Do vậy, yếu tố “chuẩn mực chủ quan” cũng có thể được gọi là
“ảnh hưởng của người thân” và được cho là có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định hành vi Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H6: Ảnh hưởng của người thân có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp của khách hàng
❖ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT:
Trang 30Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trang 31CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là hình thức thu thập thông tin dựa trên những bài nghiên cứu, sách báo, những tài liệu báo cáo có sẵn để xác định nền tảng và tạo ra những giả thuyết khoa học cần thiết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nhóm nghiên cứu đãtìm hiểu những đề tài nghiên cứu có liên quan đến vay tiêu dùng, mua hàng trả góp,ý định và quyết định sử dụng vay tiêu dùng trả góp để phục vụ nhu cầu mua sắm Từ đó, phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng vay tiêu dùng trả góp Sau cùng là chọn lọc, thu thập, tổng hợp dữ liệu thành một bảng nội dung chi tiết và hệ thống đầy đủ về đối tượng nghiên cứu
Phương pháp giả thuyết: Giả định câu trả lời của đối tượng nghiên cứu cũng như suy nghĩ của họ Từ đó, dựa theo những kiến thức của nhóm sinh viên nghiên cứu kết hợp cùng các cơ sở lý thuyết có liên quan để chứng minh và kiểm định những giả thuyết
đã đề ra
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phân loại các dữ liệu đã thu thập được từ tài liệu tham khảo, sắp xếp các mục có cùng bản chất, cùng quan điểm, cùng định hướng phát triển Sau đó, hệ thống dữ liệu thành một kết cấu chặt chẽ, có liên quan giúp cho nhóm nghiên cứu hiểu rõ về đối tượng và định hướng cho đề tài nghiên cứu này
Phương pháp mô hình hóa: Thiết kế mô hình của các đối tượng nghiên cứu để thuthập những thông tin về thuộc tính, chức năng, cơ chế vận hành… của đối tượng ta đang nghiên cứu và hình thức được dùng chủ yếu trong quy trình nghiên cứu này là phép loại suy
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu dựa trên thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu dựa trên thực tiễn là quá trình nhóm sinh viên nghiên cứu tìm kiếm đáp án cho bài nghiên cứu của mình một cách trực tiếp từ đối tượng nghiêncứu trong cuộc sống Thông qua các câu hỏi liên quan từ mô hình đề xuất để họ bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm và các quy tắc vận động thông qua các biến quan sát và kết thúc của quá trình nghiên cứu là thu thập số liệu Nhờ đó, nhóm nghiên cứu có thể thu thập được những thông tin tác động tích cực hoặc tiêu cực đến vấn đề nghiên cứu hoặc
Trang 32thông qua quá trình nghiên cứu sẽ có những ý tưởng mới phát sinh cũng như những đề xuất sáng tạo, mang tính đột phá Quy trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm các bước: Lậpgiả thuyết, xác định biến, bố trí thí nghiệm, thu nhập số liệu để kiểm chứng giả thuyết Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” này bao gồm 2 biến chính:
● Biến độc lập (independent variable) là biến số tác động trực tiếp tới biến phụ thuộc, trong trường hợp bị thay đổi, biến phụ thuộc tác động và làm thay đổi kết quả nghiên cứu cuối cùng Có thể nói một cách đơn giản, biến độc lập tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc và có thể thay đổi kết quả dữ liệu của biến phụ thuộc
● Biến phụ thuộc (dependent variable) là một biến số bị ảnh hưởng và có thể bị thay đổi trong quá trình nghiên cứu Cụ thể, biến phụ thuộc sẽ bị thay đổi dựa vào sự thay đổi của biến độc lập
Ngoài ra không còn biến trung gian nào ảnh hưởng
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nhóm nghiên cứu đã đề ra câu hỏi cốt lõi của
đề tài nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viêntrên địa bàn TP Hồ Chí Minh” Dựa vào câu hỏi đã đề ra, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm những bài nghiên cứu trong và ngoài nước có chủ đề liên quan đến ý định vay tiêu dùng hoặc ý định mua hàng trả góp, các yếu tố tác động đến hành vi mua nợ, những bài nghiên cứu có liên quan về các vấn đề nợ tín dụng… Từ đó chọn lọc và xác định những
dữ liệu, yếu tố có thể kế thừa Cùng với đó là phát hiện ra những “điểm khuyết” của các
đề tài để đóng góp ý tưởng cho đề tài nghiên cứu hiện tại
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu này với mục đích nghiên cứu mức độ phù hợp của các thang đo đối với các biến tiềm ẩn Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo và mô hình lý thuyết tạo tiền đề để xây dựng bảng câu hỏi
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Hình thức nghiên cứu này chủ yếu là thu thập dữ liệu từ các báo cáo thị trường, dữ liệu đã được công bố và nghiên cứu trong các bài nghiên cứu trong và ngoài nước Mục đích của việc nghiên cứu định lượng chính là thu thập những dữ liệu sơ cấp nhằm bổ sung cho các dữ liệu thứ cấp giúp quá trình phân tích dữ liệu trở nên trực quan và có tính xác thực hơn
Trang 333.1.3 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy Trình Nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Dựa vào các mô hình và lý thuyết đã trình bày ở chương 2, tác giả nghiên cứu định tính dựa trên phương thảo luận nhóm để điều chỉnh mô hình và thành lập thang đo Thông qua kết quả nghiên cứu định tính,Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng trả góp của sinh viên được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đầu tháng 04/2023 Quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thảo luận nhóm
Trang 3410 người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm hiệu chỉnh từ ngữ thang đo đã
rõ ràng và dễ hiểu hay không
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua phỏng vấn 300 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội
và Kiểm định T-test và Anova
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
Nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận nội bộ giữa các thành viên trực tiếp với nhau, bày tỏ quan điểm, phản biện, ghi nhận thống nhất với nhau dưới sự điều khiển của nhóm trưởng Thảo luận nhóm được triển khai với đầy đủ số thành viên trong nhóm đều tham gia và kết thúc khi những ý kiến đề xuất được thống nhất trên 50%
Quy định thảo luận: Mỗi cá nhân sẽ trình bày suy nghĩ và mức độ khả thi của những ý kiến đề xuất, phản biện và giả định Sau khi thảo luận, mỗi cá nhân sẽ biểu quyết “Chấp nhận” hoặc “Không chấp nhận” bằng hình thức giơ tay
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Sau khi thảo luận với với nhau, nhóm nghiên cứu đã rút ra được những yếu tố cầnchỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, hoàn thiện mô hình nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu chính thức
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, các yếu tố từ mô hình đề xuất đa số có ảnh hưởng tới ý định ý định sử dụng vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh
Trang 35Các yếu tố “Thái độ” và “Khả năng trả nợ” có tỉ lệ biểu quyết dưới 50%, vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định không giữ lại các yếu tố này và nghiên cứu những yếu tố còn lại.
Sau khi khảo sát sơ bộ 8 nhân tố trên đã được loại bỏ đi 2 nhân tố vì chưa phù hợp với mô hình nghiên cứu ý định sử dụng vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn
TP Hồ Chí Minh 6 nhân tố còn lại được sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu định lượng
● Nhận thức về nợ: Đây là yếu tố thể hiện được “Nợ là gì” trong tiềm thức của khách hàng Về căn bản, sẽ có người cho rằng nợ nần là một điều xấu và không nên tiếp cận, mặt khác, một số người tiêu dùng có quan điểm trái ngược
● Sự phổ biến: Đề cập đến khả năng tiếp cận dễ dàng với các tổ chức, doanh nghiệp cho phép khách hàng thanh toán bằng phương pháp vay tiêu dùng trả góp Điều này đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng và xác định việc người dùng chấp nhận một sản phẩm mới sản phẩm hoặc dịch vụ như ngân hàng dựa trên internet, điện thoại di động ngân hàng, thẻ tín dụng, ý địnhvay tín dụng
● Sự tiện lợi: Đề cập đến khả năng tiếp cận dễ dàng với các tổ chức tín dụng quy trình, thủ tục khi vay tín chấp tiêu dùng dịch vụ Điều này đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng và xác định việc người dùng chấp nhận một dịch vụ mới như ngân hàng dựa trên internet, điện thoại di động ngân hàng, thẻ tín dụng, ý định vay tín dụng (Bugembe, 2010; Mai, Ngọc, & Dzung, 2019; Nguyễn & Liên, 2019; Nguyễn & Cassidy, 2018; Venkatesh và cộng
sự, 2003)
● Độ tin cậy: Mức độ tin cậy thể hiện một giả định hoặc niềm tin về hành vi trong tương lai của một người dựa trên kinh nghiệm trước đây và đặc điểm của người khác (theo Mayer, Davis, & Schoorman, 1995) Các nghiên cứu về vai trò của sự tin tưởng đã được tiến hành trong nhiều lĩnh vực bao gồm thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ngân hàng di động
● Cảm nhận chi phí tài chính: Là cảm nhận của khách hàng về mức độ cá nhân quan tâm đến chi phí tài chính, chẳng hạn như phí dịch vụ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, phí mở tài khoản, phí phạt trả trước, hoặc lãi suất…
Trang 36● Ảnh hưởng của người thân: nhận thức của con người về áp lực xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi Ảnh hưởng của xã hội có thể đến từ những người xung quanh Những người xung quanh sẽ đưa ra lời khuyên nên hay không nên sử dụng, sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc làm giảm ý định của khách hàng.
3.3 Xây dựng thang đo
Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định ý sử dụng vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Nhận thức về nợ (Dự kiến có 4 biến quan sát)
- Sự phổ biến (Dự kiến có 5 biến quan sát)
- Sự tiện lợi (Dự kiến có 4 biến quan sát)
- Độ tin cậy (Dự kiến có 4 biến quan sát)
- Cảm nhận chi phí tài chính (Dự kiến có 4 biến quan sát)
- Ảnh hưởng của người thân (Dự kiến có 3 biến quan sát)
- Ý định sử dụng (Dự kiến có 3 biến quan sát)
Các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang đo Likert (5 mức độ) và được
mô tả chi tiết nhằm xác định nhân tố tác động đến ý định sử dụng vay tiêu dùng trả góp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Thang đo Likert (Likert, 1932)
- Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý 1
NTVN1 Tôi lên kế hoạch trước cho những giao dịch có
giá trị lớn hơn số tiền tôi đang có
Tác giả
Trang 37NTVN2 Tôi cho rằng sử dụng vay mượn tín dụng về cơ
bản là sai
NTVN3 Nếu có cơ hội tôi sẽ vay tiêu dùng trả góp
NTVN4 Tôi cho rằng mọi người nên vay tiêu dùng trả
xu hướng hiện tại
PB3 Người thân, bạn bè, đồng nghiệp của tôi
thường xuyên sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng
TL1 Các khoản vay tiêu dùng trả góp giúp tôi mua
được những gì mình mong muốn ngay lập tức
Chien và Devaney (2001); Abadi
và cộng sự (2012)
TL2 Vay tiêu dùng trả góp giúp tôi có thể tận hưởng
được cuộc sống
TL3 Vay tiêu dùng trả góp giúp tôi có thể mua nhiều
thứ hơn cùng một lúc
TL4 Nhờ các khoản vay tiêu dùng trả góp mà tôi có
thể mua sản phẩm mong muốn với chất lượng
tốt
DTC - Độ tin cậy
Trang 38DTC1 Tôi cho rằng hồ sơ mua trả góp được thiết kế
rõ ràng
Huỳnh Thị Anh Thư, 2020DTC2 Tôi cho rằng thủ tục vay mua trả góp khá đơn
Vũ Thị Minh Hiền, 2020-2021
CPTC2 Tôi cảm thấy các chi phí trả trước ( Phí khởi
tạo ) để vay tiêu dùng trả góp là cần thiết
CPTC3 Tôi sẵn sàng đóng một khoản phí nếu trả góp
chậm hơn dự kiến
CPTC4 Phí phạt trả trước là một khoản phí cần thiết để
tôi trả góp sớm hơn so với lịch trình
AHNT - Ảnh hưởng của người thân
AHNT1 Bạn bè ủng hộ tôi mua hàng trả góp Chien và
Devaney (2001); Gupta
và Sinha (2015); Zhu và Meeks (1994); Davies và Lea (1995)
AHNT2 Gia đình ủng hộ tôi mua hàng trả góp
AHNT3 Người thân, bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng
tích cực đến tôi về việc sử dụng dịch vụ trả góp
YDSD - Ý định sử dụng
YDSD1 Tôi sẽ tìm hiểu về dịch vụ mua trả góp trong
thời gian tới
Pikkarainen và cộng sự (2004)YDSD2 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ mua trả
Trang 39góp trong tương lai
YDSD3 Tôi sẽ giới thiệu người khác về hình thức mua
trả góp
Bảng: Các thang đo và các biến quan sát chính thức sử dụng trong bài nghiên cứu
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Cuối cùng, tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS và Excel để tiến hành phân tích các thông tin dữ liệu đã thu thập được thông qua bảng khảo sát Google Form để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu
3.4.2 Dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu nghiên cứu định tính được thu thập từ kết quả phỏng vấn, thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm với nhóm sinh viên chưa sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng trả góp tại một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh như Đại học Tài chính - Marketing
- Dữ liệu nghiên cứu định lượng tác giả thu từ việc phỏng vấn các đáp viên qua bảng câu hỏi Google Form
Nguyên tắc xác định quy mô mẫu được tính theo công thức tỷ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1 Trong nghiên cứu này có 27 biến quan sát, do vậy, quy mô mẫu tốithiểu được xác định là 135 Để đảm bảo dữ liệu phù hợp cho việc phân tích và kiểm địnhcác giả thuyết, nhóm tác giả tính toán tỷ lệ phản hồi trung bình và dự báo khả năng phiếu
bị lỗi do không được điền đầy đủ Do vậy, tác giả xác định quy mô mẫu dự kiến để gửi phiếu khảo sát là 350 người
Đối tượng khảo sát là sinh viên đại học đang học tập và sinh sống trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh Phương pháp quả bóng tuyết (snowball) và chọn mẫu thuận tiện được áp dụng để tiếp cận các đối tượng khảo sát
Thời gian lấy mẫu: được thực hiện từ ngày 20/03/2023 đến ngày 29/03/2023
Trang 40Phương pháp lấy mẫu: Do gặp phải những hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh phí, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bảng khảo sát (Google Form) được gửi đến những bạn sinh viên bất kỳ của trường đại học Tài chính – Marketing nói riêng và nhữngsinh viên đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh nói chung Để cho bài nghiên cứu có tính bao quát hơn, bảng khảo sát cũng được gửi đến các bạn thuộc những trường đại học kháctại thuộc TPHCM và cả những bạn sinh viên hiện tại đã đi làm với mức lương khác nhau.
Sau khi hoàn thành khảo sát, kết quả thu thập tại website Google Form, nhóm chúng em đã tiến hành sàng lọc và loại bỏ những câu trả lời không phù hợp hoặc không
đủ tin cậy: Không phải là sinh viên, không sinh sống và làm việc tại khu vực TPHCM, trả lời 1 đáp án cho tất cả các thang đo trong bảng khảo khát, spam, … Khi đã thực hiện sàng lọc những câu trả lời không phù hợp, nhóm tác giả tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 để tiếp tục xử lý và phân tích
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả mẫu
Mẫu thu thập được tiến hành phân tích bằng các thống kê mô tả: phân loại mẫu theo tiêu chí phân loại điều tra, tính giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏnhất của các câu trả lời trong câu hỏi điều tra
Bước 2: Đo lường độ tin cậy bằng kiểm định Cronbach Alpha
Tiêu chuẩn đánh giá thang đo theo Nunnally và Burnstein (1994) và Nguyễn Đình Thọ (2011) như sau: Mức ý nghĩa của hệ số Cronbach’s Alpha: 0.6 ≤ α ≤ 0.95: chấp nhận được và α từ 0.7 đến 0.9 là tốt; nếu α > 0.95: có hiện tượng trùng lắp trongcác mục hỏi nên không chấp nhận được
Hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3 Đây là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ sốnày càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo