1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhmua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại thành phố hồ chíminh năm 2022

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Điện Thoại Của Người Tiêu Dùng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2022
Tác giả Nguyễn Thị Trúc Ly, Nguyễn Trà My, Đỗ Yến Nhi, Trần Thị Ngọc Ngân, Nguyễn Quang Khải
Người hướng dẫn THS. Hà Đức Sơn
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Nghiên Cứu Thị Trường Quốc Tế
Thể loại Bài Thi Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 11,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (19)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (20)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT (20)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm điện thoại (20)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (20)
      • 1.3.3. Đối tượng khảo sát (20)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIỂN CỨU (20)
      • 1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ (20)
      • 1.4.2. Nghiên cứu chính thức (21)
    • 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (21)
      • 1.5.1. Những đóng góp của đề tài (21)
      • 1.5.2. Ý nghĩa khoa học (22)
      • 1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn (22)
    • 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU (24)
      • 2.1.1. Khái niệm về điện thoại (24)
      • 2.1.2. Khái niệm về người tiêu dùng (24)
      • 2.1.3. Khái niệm về ý định của người tiêu dùng (24)
      • 2.1.4. Khái niệm người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh (25)
    • 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (25)
      • 2.2.1 Khái niệm Ý định mua (25)
      • 2.2.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) (25)
      • 2.2.3 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior-TPB) (27)
    • 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN (27)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài (27)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước (37)
    • 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT (44)
      • 2.4.1 Giá cả (GC) (44)
      • 2.4.2 Thương hiệu (TH) (45)
      • 2.4.3 Thái độ (TD) (45)
      • 2.4.4 Đặc điểm sản phẩm (DDSP) (45)
      • 2.4.5 Ảnh hưởng xã hội (AHXH) (46)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ (49)
      • 3.2.1. Thiết kế và kết quả nghiên cứu sơ bộ (49)
    • 3.3. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THANG ĐO (50)
      • 3.3.1. Giá cả (GC) (50)
      • 3.3.2. Thương Hiệu (TH) (51)
      • 3.3.3. Đặc điểm sản phẩm (ĐĐSP) (52)
      • 3.3.4. Thái độ (TD) (52)
      • 3.3.5. Ảnh hưởng xã hội (AHXH) (53)
      • 3.3.6. Ý định chọn mua điện thoại (YĐCM) (53)
    • 3.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC (54)
      • 3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu (54)
      • 3.4.2. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu (54)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu (54)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (57)
    • 4.1 THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU (57)
    • 4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO (62)
    • 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) (64)
      • 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập (64)
      • 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến phụ thuộc (74)
    • 4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY (74)
      • 4.4.1 Kiểm tra hệ số tương quan (75)
      • 4.4.2 Kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu (76)
      • 4.4.3 Các mô hình kết quả hồi quy (77)
      • 4.4.4 Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình hồi quy (78)
      • 4.4.5. Kiểm định giả thuyết (79)
    • 4.5 KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ Ý ĐỊNH CHỌN MUA ĐIỆN THOẠI THEO ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC (80)
      • 4.5.1 Kiểm định theo giới tính (80)
      • 4.5.2 Kiểm định theo quận, huyện (81)
      • 4.5.3 Kiểm định theo độ tuổi (83)
      • 4.5.4 Kiểm định theo nghề nghiệp (84)
  • CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN (90)
    • 5.1 TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (90)
      • 5.1.1 Kết quả đo lường và ý nghĩa (90)
      • 5.1.2 Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến ý định (91)
    • 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH (91)
    • 5.3. HẠN CHẾ ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (92)
      • 5.3.1 Hạn chế đề tài (92)
      • 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo (92)
  • KẾT LUẬN (95)

Nội dung

HÀ ĐỨC SƠN Trang 2 BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA THƯƠNG MẠIBÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦNNGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾLỚP HỌC PHẦN: 2121301075801LỚP: LTHD16KQĐỀ TÀI

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xã hội chúng ta ngày nay là một xã hội hiện đại hóa, công nghệ hóa Những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật được con người nghiên cứu và phát triển áp dụng thực tiễn nhằm nâng cao đời sống con người Điện thoại ra đời cũng từ những mục đích đó, trở thành dấu ấn lịch sử quan trọng, thể hiện những thay đổi tiến bộ trong khoa học kĩ thuật, sự phát triển của con người.

Ngày nay, điện thoại ra đời đã tạo nên một bước đột phá trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc Với điện thoại, ngoài việc gọi điện và nhắn tin chúng ta còn thực hiện được rất nhiều tính năng khác như: game, email, mạng xã hội, bản đồ, thời tiết, chụp hình, quay phim và nhiều ứng dụng khác Thương mại di động cũng ngày càng trở nên phổ biến, các trang web di động phát triển nhanh chóng Từ đó trở thành một người bạn đồng hành không thể tách rời với con người trong cuộc sống, công việc và giải trí trong thời đại mới. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất về doanh số tiêu dùng điện thoại tại Đông Nam Á.

Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam nói chung và thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay đang cạnh tranh rất quyết liệt Nhiều hãng sản xuất điện thoại danh tiếng trên thế giới như Apple, Samsung, Sony, LG, HTC… điều đã và đang không ngừng đưa những sản phẩm điện thoại với trang bị công nghệ mới nhất vào Việt Nam Lúc này, người tiêu dùng thường phân vân và băn khoăn khi quyết định chọn mua một chiếc điện thoại khi họ có quá nhiều sự lựa chọn khác nhau phù hợp với yêu cầu của mình Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trước đây về đề tài này nhưng lại ở các thị trường khác nên không thể áp dụng kết quả nghiên cứu cho việc phát triển thị trường điện thoại di động ở thành phố Hồ Chí Minh

Vì vậy, các nhà quản trị cần phải nghiên cứu để xác định điều gì ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng đưa ra ý định chọn mua các sản phẩm của mình Hay nói cách khác là nghiên cứu xem những yếu tố nào tác động đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản trị kinh doanh điện thoại di động hiểu và thấy được nhu cầu của người tiêu dùng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh của mình Xuất phát từ thực tế đó mà nhóm tác giả nguyên cứu chọn đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022".

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

❖ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại của người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại.

❖ Phân tích các ý định mua điện thoại để doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

❖ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh?

❖ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là như thế nào?

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

- Về không gian: Nghiên cứu những người tiêu dùng đang có ý định mua sắm điện thoại tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu năm 2022.

1.3.3 Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh Các đối tượng khảo sát sẽ khác nhau về các thông tin khác nhau như giới tính (nam, nữ), học vấn (dưới đại học, đại học, trên đại học), các độ tuổi (từ 18 đến dưới 25, từ 25 đến dưới 35, từ 35 đến dưới 45, trên 45), các quận huyện trên địa bàn thành phố (17 quận, 5 huyện), nghề nghiệp (học sinh/ sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân, quản lý, khác).

PHƯƠNG PHÁP NGHIỂN CỨU

Nghiên cứu cho đề tài này gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu định tính được áp dụng trong nghiên cứu cụ thể như sau: Thảo luận và trao đổi các thành viên thực hiện nghiên cứu sau đó tổng hợp tài liệu để xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm và thang đo sơ bộ cho mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu định lượng.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua hình thức khảo sát online được thực hiện qua các giai đoạn:

- Thu thập các dữ liệu nghiên cứu thông qua khảo sát 478 người dân sinh sống tại các quận huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại và các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo.

- Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và đo lường tác động của các nhóm yếu tố.

- Kiểm định T-Test, ANOVA nhằm xác định có hay không sự khác biệt về ý định mua điện thoại của người dân trên địa bàn Thành phố HồChí Minh theo các đặc điểm được nhóm tác giả đề ra và khảo sát.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1 Những đóng góp của đề tài

Nghiên cứu đóng góp một số các phát hiện mới về ý định mua điện thoại của người tiêu dùng tại TP HCM trong năm 2022 Mô hình nghiên cứu của phân tích được quá trình chuyển đổi các giai đoạn ý định mua sắm của người tiêu dùng Bên cạnh đó, mô hình trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình chuyển đổi các giai đoạn ý định của người tiêu dùng Các nhân tố này là cơ sở giúp cho các nhà bán lẻ định hướng được cách tiếp cận khách hàng của mình Nghiên cứu khẳng định tính có giá trị của các mô hình được sử dụng trong quy trình mua sắm điện thoại Từ sự tổng hợp các mô hình đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu về ý định mua điện thoại của người tiêu dùng tại TP HCM. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các công ty, các cửa hàng bán lẻ điện thoại có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại TP HCM Mong rằng nghiên cứu sẽ hữu ích trong việc tác động lớn tới việc mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại TP HCM trong năm

2022, góp phần vào sự phát triển cũng như giúp các nhà bán lẻ nắm bắt tâm lý khách hàng và bán được nhiều sản phẩm hơn.

Quá trình nghiên cứu của đề tài đã vận dụng được các phương pháp định tính và định lượng phù hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài nghiên cứu Nghiên cứu bổ sung như một tài liệu tham khảo về ý định mua hàng của người tiêu dùng, góp một phần cơ sở lý luận cho các nhà nghiên cứu hàn lâm tại Việt Nam cũng như tại các nước khác trong các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này Đồng thời là nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy ở bậc đại học, làm tăng thêm những luận chứng cho những nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả đề tài có thể làm tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên cứu không những cho ngành thương mại nói riêng mà cả các ngành khoa học xã hội khác, đặc biệt là phương pháp dùng mô hình cấu trúc tuyến tính để kiểm định các tiêu chí cụ thể cho từng biến số và mô hình nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học khi góp phần phát triển mới, làm phong phú thêm các lý thuyết về ý định mua hàng của người tiêu dùng tại TP HCM.

Hiện tại TP HCM đang vào thời kỳ trạng thái bình thường mới, mô hình nghiên cứu ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại TP HCM trong 2022 có ý nghĩa rất thiết thực đối với các doanh nghiệp trong lúc hồi phục doanh thu đã, đang và sẽ kinh doanh trong lĩnh vực mua điện thoại tại Việt Nam Muốn chiến thắng thị trường thì việc nắm bắt được tình hình thị trường và tâm lý hành vi của khách hàng là một việc làm cần thiết để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp Kết quả phân tích của nghiên cứu này chỉ ra được những nhân tố nào tác động mạnh mẽ nhất đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại TP HCM Từ những yếu tố được phát hiện, nghiên cứu sẽ góp phần đề xuất được hàm ý quản trị phù hợp, khoa học giúp cho các công ty, ban ngành liên quan đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

❖ Chương 1: Tổng quan về để tài nghiên cứu

❖ Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

❖ Chương 3: Mô hình đề xuất

❖ Chương 4: Kết quả nghiên cứu

❖ Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận

Trong chương 1, Nhóm trình bày tổng quan về nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, đề ra những mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu tiểu luận Chương 2 sẽ tổng hợp các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và dựa trên có sở lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU

2.1.1 Khái niệm về điện thoại Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin, thông dụng nhất là truyền giọng nói - tức là "thoại" (nói), từ xa giữa hai hay nhiều người Điện thoại biến tiếng nói thành tín hiệu điện và truyền trong mạng điện thoại phức tạp thông qua kết nối để đến người sử dụng khác.Với sự phát triện của kỹ thuật khoa học ngày nay điện thoại đã có nhiều công năng tích hợp các chức năng khác như chụp hình, nghe nhạc, xem video Tính năng cơ bản của nó là có thể truy cập vào internet một cách nhanh chóng Ngoài ra, nó cần phải có khả năng chạy một số chương trình của máy tính còn được gọi là các ứng dụng.

2.1.2 Khái niệm về người tiêu dùng

Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.

2.1.3 Khái niệm về ý định của người tiêu dùng Ý định được cho là chứa đựng những yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng đến hành vi, nó chỉ ra mức độ mà một con người sẵn sang thử, mức độ nỗ lực thực hiện để hoàn thành hành vi.Khi con người có ý định mạnh mẽ để tham gia vào một hành vi nào đó thì họ có khả năng thực hiện hành vi đó nhiều hơn (Ajzen 1991).Dodds và Monroe (1985) cho rằng ý định mua là xu hướng hành vi của một người tiêu dùng mua một sản phẩm.

Nghiên cứu về ý định mua của người tiêu dùng, một số tác giả một số công trình nghiên cứu (Ajzen & Driver, 1992; Piere et al., 2005; Schlosser et al., 2006) cho rằng ý định có nghĩa rộng lớn hơn hành vi và thường sẽ có một tác động tích cực đối với các hành động của một cá nhân Keller (2001) đã chỉ ra rằng ý định mua có thể coi là một chỉ số quan trọng để dự đoán hành vi tiêu dùng Schiffman & Kanuk (2004) cũng cho thấy rằng ý định mua là để đo lường khả năng mua một sản phẩm nào đó của người tiêu dùng Như vậy nghiên cứu ý định mua của người tiêu dùng, khách hàng sẽ giúp các nhà quản trị có cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

2.1.4 Khái niệm người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Khái niệm người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh là những người sống và làm việc tại TP HCM có biết về điện thoại và có ý định mua điện thoại.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Theo (Ajzen & Fishbein, 1975) định nghĩa rằng hành vi ý định (Behavior Intention) là ý định thực hiện một hành vi cụ thể nào đó và bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Thái độ (Attitude) của người tiêu dùng về hành vi đó, yếu tố thứ hai là Chuẩn chủ quan (Subjective Norm) có liên quan đến ý định hành vi Ý định mua là đề cập đến một kế hoạch của người tiêu dùng có thể sẽ được thực hiện để mua sản phẩm, dịch vụ Hành vi mua thường được thúc đẩy bởi yêu cầu bắt buộc, hoặc là nhu cầu được phát sinh ở một thời điểm nào đó (Lu & cộng sự, 2014) Một định nghĩa khác của (Ajzen, 2002) hành vi ý định là bị ảnh hưởng bởi ba loại niềm tin: Niềm tin về hành vi, Niềm tin chuẩn tắc, Niềm tin kiểm soát Tác giả cho rằng thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát nhận thức càng cao thì ý định thực hiện hành vi mua càng trở nên mạnh Tóm lại, ý định mua là một dự định của người tiêu dùng trước khi ra quyết định mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ nào đó trong tương lai Để đi từ ý định mua sang quyết định mua không hề dễ dàng vì nó có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố tác động đến.

2.2.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Lý thuyết hành động hợp lý được đề xuất bởi Fishbein và Ajzen (1975), đây được xem là một trong những lý thuyết tiên phong, nền tảng quan trọng nhất trong nghiên cứu tâm lý xã hội học nói chung và hành vi người tiêu dùng nói riêng (Püschel và cộng sự,

2010) Theo lý thuyết này, ý định hành vi là yếu tố quyết định hành vi của khách hàng Theo TRA, ý định hành vi chịu sự tác động của hai yếu tố là thái độ của cá nhân và chuẩn mực chủ quan - nhận thức của cá nhân về áp lực của các chuẩn mực của xã hội đến hành vi của họ Thái độ của cá nhân được đo lường bằng niềm tin của khách hàng đối với các thuộc tính của sản phẩm Trong khi đó, chuẩn mực chủ quan lại chịu sự tác động của nhóm tham khảo (Fishbein và Ajzen, 1975).

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý – TRA

2.2.3 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior-TPB)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior-TPB) (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của lý thuyết hành động hợp lý (Fishein & Ajzen, 1975) Theo Bunchan (2005), đây chính là hạn chế của TRA khi muốn nghiên cứu những hành vi nhất định Chính vì vậy, thuyết hành vi có kế hoạch TPB ra đời để khắc phục nhược điểm này

Hình 2.2 : Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi tác động đến ý định hành động của người tiêu dùng So với TRA, mô hình TPB bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động đến ý định hành vi.Bên cạnh đó, nhân tố niềm tin về sự thuận lợi có tác động đến nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vikhoảng cách đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Wener, 2004) Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định.

CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

2.3.1.1 Nghiên cứu “về nhu cầu mua điện thoại” của tác giả Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian Ai Yeow, Pei Wah Wong (2014)

Nghiên cứu này đã chỉ ra bốn nhân tố tác động đến nhu cầu mua điện thoại của người tiêu dùng và dẫn đến ý định mua điện thoại đó là đặc điểm sản phẩm, tên thương hiệu, giá cả và các yếu tố xã hội.

Hình 2.3 : Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua điện thoại

Nguồn: Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian Ai Yeow, Pei Wah Wong, (2014)

2.3.1.2 Nghiên cứu các yếu tố tác động ý định mua điện thoại của Tanzila, Ali Akbar Sohail, Nazish Tanveer (2015)

Nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể nào trong hành vi mua điện thoại giữa nam và nữ Kết quả của cộc nghiên cứu này là để khám phá những yếu tố quan trọng trong việc đến ý định mua điện thoại của sinh viên ở Pakistan Vì vậy, nghiên cứu này sẽ phản ánh rõ ràng hơn xu hướng mua điện thoại cảu đối tượng sinh viên Đối với các học giả quan điểm của nghiên cứu này sẽ khám phá những cách thức mới để nghiên cứu thị trường của thị trường mua điện thoại tại Pakistan Sử dụng kết quả của nghiên cứu này giúp cho các nhà sản xuất điện thoại di động, các nhà phát triển ứng dụng di động vàtất cả các bên liên quan khác của ngành công nghiệp này có được một chiến lược hợp lý Nhưng mô hình cũng chưa thể chỉ ra được một vài yếu tố khác ảnh hưởng ý định mua điện thoại như là đặc điểm cá nhân cũng như hoàn cảnh kinh tế của người tiêu dùng.

Hình 2.4 : Các yếu tố tác động ý định mua điện thoại

Nguồn: Tanzila, Ali Akbar Sohail, Nazish Tanveer, (2015)

2.3.1.3 Nghiên cứu Các yếu tố tác động ý định hành vi” của Chen, C.F & Chao, W.H (2010)

Nghiên cứu này đề xuất một mô hình tích hợp bằng cách tính đến các phương án hợp lý (cả TPB và TAM), đồng thời khám phá mối quan hệ giữa cả hai nhóm biến này và hành vi chuyển đổi của người công cộng Hiểu rõ hơn về nhận thức đối với người tiêu dùng và tác động của thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của họ đối với ý định chuyển đổi đối với phương tiện công cộng là quan trọng và hữu ích trong việc thiết kế các chiến lược tiếp thị hiệu quả Do đó, tác động của cả yếu tố lý trí và thói quen đối với việc chuyển đổi sở thích của họ được xem xét trong công trình này, và các mối quan hệ từ cả người sử dụng điện thoại được so sánh.

Hình 2.5 : Các yếu tố tác động ý định hành vi

2.3.1.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh của tác giả Lee và cộng sự (2012)

Sau khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh, tác giả đã kết luận các thang đo được coi là đáng tin cậy với hệ số Alpha Cronbach cao (từ 0.752 đến 0.915) Đồng thời, tác giả đã chứng minh được rằng sự giải trí, sự phức tạp có ảnh hưởng tích cực đến dễ sử dụng cảm nhận; tính năng sản phẩm, dễ sử dụng cảm nhận tác động thuận chiều đến lợi ích cảm nhận; dễ sử dụng cảm nhận tác động thuận chiều đến ý định mua.

Hình 2.6 : Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh

Nguồn: Lee và cộng sự (2012)

Nhận thức sự hữu ích

Nhận thức tính dễ sử dụng

Nhận thức kiểm soát hành vi

Thái độ Ý định hành vi Ảnh hưởng xã hội

Dễ sử dụng cảm nhận Ý định mua điện thoai

2.3.1.5 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone tại Đài Loan của Liao, Yu- Jui (2012)

Kết quả cho thấy Hiệu suất sản phẩm, Thương hiệu, Thiết kế sản phẩm có ảnh hưởng thuận chiều và Giá có ảnh hưởng ngược chiều đến quá trình ra ý định mua của người tiêu dùng ở Đài Loan.

Hình 2.7 : Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone tại Đài Loan

2.3.1.6 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của sinh viên Đại học Tunki Abdul Rahman của Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie (2013)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố xã hội và thương hiệu có tác động thuận chiều đến quyết định mua hàng của sinh viên trường Đại học Tunki Abdul Rahman, các yếu tố đặc điểm sản phẩm, bạn bè và gia đình thì không có tác động đáng kể.

Sự xuất hiện sản phẩm

Bạn bè và gia đình

Các yếu tố xã hội Đặc điểm sản phẩm

Thương hiệu Ý định mua smartphone

Hình 2.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của sinh viên Đại học

Nguồn: Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie (2013)

2.3.1.7 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh của Qun và cộng sự (2012)

Nghiên cứu này nhằm mục đích là kiểm tra bốn yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh, cụ thể là sự tiến bộ (so với sản phẩm thay thế hay cạnh tranh), giá cả, ảnh hưởng xã hội, sự tương thích Sau khi nghiên cứu, tác giả đã kết luận các thang đo được coi là đáng tin cậy với hệ số Alpha Cronbach là từ 0,7 trở lên Đồng thời, tác giả đã chỉ ra có 3 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh là ảnh hưởng xã hội, sự tương thích, giá, trong đó sự tương thích có tác động đáng kể nhất.

Hình 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh

Nguồn: Qun và cộng sự (2012)

2.3.1.8 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh Jongepier (2011)

Mục đích của nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố lợi ích cảm nhận, sự giải trí, dễ sử dụng cảm nhận, ảnh hưởng xã hội, sự lo lắng (an ninh và riêng tư) đến ý định mua điện thoại thông minh Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha cao (từ 0.7 đến 0.79) Đồng thời, tác giả đã

Giá cả Ảnh hưởng xã hội

Sự tương thích Ý định mua điện thoại thông minh chứng minh được rằng sự lo lắng (an ninh và riêng tư) có tác động tích cực đến ảnh hưởng xã hội; ảnh hưởng xã hội tác động thuận chiều đến lợi ích cảm nhận; dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến sự giải trí; lợi ích cảm nhận, sự giải trí có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua.

Hình 2.10 : Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh

2.3.1.9 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh đắt tiền của Muhammad Asadullah (2020)

Kết quả nghiên cứu phát hiện ra giá ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua điện thoại thông minh của người tiêu dùng, trong khi đó các yếu tố xã hội, đặc điểm sản phẩm, khả năng tương thích, ảnh hưởng xã hội cũng có tác động đáng kể.

Sự giải trí Ảnh hưởng xã hội

Sự lo lắng Ý định mua điện thoại thông minh

Hình 2.11 : Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại thông minh đắt tiền

2.3.1.10 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của sinh viên trường đại học Tunku Abdul Rahman, Perak Campus, Malaysia của Chew, J.Q., (2012)

Kết quả cho thấy hiệu suất giá cả, đặc điểm sản phẩm, lợi thế tương đối, ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng thuận chiều đến quá trình ra ý định mua smartphone của sinh viên trường đại học tunku abdul rahman, Malaysia.

Hình 2.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của sinh viên trường đại học Tunku Abdul Rahman, Perak Campus, Malaysia

Giá cả Đặc điểm sản phẩm

Lợi thế tương đối Ảnh hưởng xã hội Ý định mua hàng

2.3.1.11 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của sinh viên đại học của Azira Rahim, Siti Zaharah Safin, Law Kuan Kheng, Nurliyana Abas, Siti Meriam Ali, Trường Đại học Công nghệ MARA Kedah, Malaysia (2015)

Việc thông tin liên lạc bằng điện thoại di động đã gây ra một sự tác động giữa con người với nhau trong khi tiến hành kinh doanh trong phạm vi một quốc gia lẫn quốc tế.

Sự phát triển của công nghệ thông tin di động như Internet không dây, điện thoại di động và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đã đem lại sự thay đổi về nhu cầu cũng như các lựa chọn cho người tiêu dùng Do đó, nghiên cứu này đã tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của sinh viên đại học Kết quả cho thấy 3 biến Đặc tính sản phẩm, Thương hiệu và Ảnh hưởng về mặt xã hội có mối quan hệ có ý nghĩa, ngoại trừ 1 biến Sự thua lỗ của sản phẩm là không có mối quan hệ có ý nghĩa với ý định mua của người tiêu dùng.

Hình 2.13:Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của sinh viên đại học

Nguồn: Azira Rahim, Siti Zaharah Safin, Law Kuan Kheng, Nurliyana Abas, Siti Meriam Ali, Trường Đại học Công nghệ MARA Kedah, Malaysia (2015)

2.3.1.12 Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone: nghiên cứu đối với những người tiêu dùng trẻ tại thành phố Lucknow” (2016), của Đặc tính sản phẩm

Thương hiệu Ảnh hưởng xã hội

Sự thua lỗ của sản phẩm Ý định mua smartphone

Dr.S.K Kaushal, Rakesh Kumar, Trường Đại học Lucknow, Ấn Độ đăng trên Pacific Business Review International, (Tập 8, Số 12, 06/2016)

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Mô hình đề xuất dưới đây được nhóm tác giả đề xuất phục vụ cho nghiên cứu

“NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM ĐIỆN

THOẠI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022” xây dựng dựa trên nền tảng các nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu liên quan.

Sơ đồ 2.1 Các yếu tố tác động đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, (Tháng 4/2022)

Lý thuyết giá cả quan tâm tới những yếu tố quy định giá trị trao đổi của hàng hóa và các nhân tố sản xuất Nỗ lực của các nhà lý thuyết giá cả thường tập trung vào việc lý giải giá thuê nhân tố sản xuất và giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp Họ nghiên cứu xem cơ cấu và thủ đoạn cạnh tranh của một ngành, thị trường nhân tố và thị trường sản phẩm tác động tới sự hình thành giá cả như thế nào Ngoài ra, họ phải xem xét những lực lượng nào quyết định mức giá chung của nền kinh tế và mức giá trong thương mại quốc tế Lí thuyết về giá là một nguyên tắc kinh tế vi mô sử dụng khái niệm cung và cầu để xác định điểm giá phù hợp cho hàng hóa hoặc dịch vụ, với mục tiêu là đạt được trạng thái cân

H1 Ý ĐỊNH MUA SẮM ĐIỆN THOẠI

H2 Đặc điểm sản phẩm Ảnh hưởng xã hội

H4H5 bằng, trong đó số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp phù hợp với nhu cầu và khả năng mua hàng hóa, dịch vụ của thị trường.

Giả thuyết H1 “Giá cả” càng thấp sẽ càng tăng ý định mua điện thoại

Theo American Marketing Association, thương hiệu được định nghĩa là tên, thuật ngữ, biểu tượng hoặc thiết kế hoặc một sự kết hợp giữa chúng nhằm xác định hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và để phân biệt chúng với những đối thủ cạnh tranh Thương hiệu cũng là nhân tố của mối quan hệ giữa công ty và khách hàng (Kotler và Armstrong, 2010) Tầm quan trọng của thương hiệu đang định hình hành vi của người tiêu dùng đối với điện thoại đã được công nhận trong các nghiên cứu trước đây, hầu hết các tổ chức đều nhấn mạnh về thương hiệu có thể là tài sản vô giá đối với các sản phẩm và dịch vụ của họ Ví dụ như thương hiệu của Apple, Huawei, Samsung, Xiaomi, là những smartphone được khách hàng mua nhiều nhất.

Giả thuyết H2 “Thương hiệu” càng nổi tiếng sẽ càng tăng ý định mua điện thoại

Thái độ là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến một đối tượng,con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó Thái độ thường là kết quả của quá trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡng, và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi Mặc dù thái độ thường tồn tại lâu dài nhưng chúng vẫn có thể thay đổi được Thái độ đối với hành vi là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay bất lợi về một hành vi của một cá nhân.

Giả thuyết H3 “Thái độ” càng tích cực sẽ càng tăng ý định mua điện thoại

2.4.4 Đặc điểm sản phẩm (DDSP)

Mô hình đặc tính sản phẩm (product characteristics model) là lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng chỉ ra cách thức người tiêu dùng lựa chọn giữa nhiều nhãn hiệu khác nhau của một sản phẩm, mỗi sản phẩm có một số đặc tính cụ thể theo một tỷ lệ cố đinh Chẳng hạn, người tiêu dùng mua được nước mơ có thể tìm kiếm hai đặc tính chủ yếu của sản phâm là mùi thơm và hàm lượng vitamin.

Giả thuyết H4 “Đặc điểm sản phẩm” càng chi tiết sẽ càng tăng ý định mua điện thoại

2.4.5 Ảnh hưởng xã hội (AHXH)

Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu tố xã hội như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nhóm tham khảo Gia đình: Từ cha mẹ, một người nào đó nhận được sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong ước cá nhân, tình yêu và phẩm hạnh Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều với cha mẹ mình nhưng vẫn ảnh hưởng của cha mẹ lên hành vi của người mua vẫn có thể rất đáng kể. Ở những gia đình mà cha mẹ vẫn tiếp tục sống chung với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ mang tính chất ý định có phần nhiều hơn Trong trường hợp các sản phẩm và dịch vụ thuộc loại đắt tiền, thường là vợ chồng cùng nhau trao đổi để đưa ra ý định chung Người làm marketing cần phải xác định xem thường thành viên nào có ảnh hưởng lớn hơn đến việc mua sắm những sản phẩm và dịch vụ khác nhau Vai trò địa lý: Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị phản ánh sự kính trọng nói chung của xã hội, phù hợp với vai trò đó Chính vì vậy, người mua thường lựa chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị trong xã hội Người làm marketing cần nhận thức rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của các sản phẩm và nhãn hiệu Tuy nhiên, các địa vị không chỉ thay đổi tùy theo các tầng lớp xã hội, mà còn khác nhau theo các vùng địa lý.

Giả thuyết H5 “Những yếu tố xã hội” càng tích cực sẽ càng tăng ý định mua điện thoại.

Trong chương 2, Nhóm tác giả đề xuất đã lý giải được những yếu tố có ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại của người tiêu dùng ở thành phố Hồ chí Minh Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả mong muốn có một bức tranh phát họa về những tác động lên ý định, các nhìn nhận của người tiêu dùng khi chọn lựa một sản phẩm Qua đó các doanh nghiệp có thể điều chỉnh những yếu tố về chất lượng sản phẩm hay về dịch vụ bán hàng để cung cấp cho người tiêu dùng đạt được hiệu quả cao nhất từ đó lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp sẽ đạt những chỉ tiêu trong tương lai.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ Sở Lý Thuyết, Các

- Sự Hỗ Trợ Của Giảng Viên Hướng Dẫn

Bảng Câu Hỏi Mô Hình Và

Thang Đo Điều Chỉnh, Kiểm Tra Mô

Hình Đề Xuất Và Thang Đo

- Thu Thập Dữ Liệu Sơ Cấp Bằng Bảng Khảo Sát Câu Hỏi Thông Qua Đường Link Google Form

- Mã Hóa, Nhập Liệu, Kiểm Định, Đánh Giá Thang Đo

Kiểm Định Thang Đo Điều Chỉnh

-Kiểm Tra Phân Tích Hệ Số Cronbach Alpha (Đánh Giá Độ Tin Cậy) Loại Các Biến Có Hệ Số Tương Quan Biến Tổng Nhỏ Kiểm Tra Hệ Số Alpha

-Phân Tích EFA: Loại Các Biến Có Trọng Số EFA Nhỏ,Kiểm Tra Yếu Tố Trích Được, Kiểm Tra Phương Sai Trích Được

Kiểm Tra Sự Phù Hơp Của Mô Hình Bằng Hồi Quy Bội

Luận Và Đề Xuất Ứng

Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

3.2.1 Thiết kế và kết quả nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện vào tháng 2022 Dựa vào các lý thuyết và các nghiên cứu trước đó để đưa ra mô hình nghiên cứu sơ bộ và thang đo nháp Sau đó, tiến hành phân tích các tài liệu, các tư liệu, và tiến hành thảo luận nhóm nhằm:

Khám phá những yếu tố tác động đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí năm 2022 và các biến quan sát đo lường những nhân tố này Khẳng định những nhân tố tác động đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại TP.HCM năm 2022 được nhóm tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương

2 Các biến quan sát đo lường những yếu tố này được nhóm tác giả phát triển trong thang đo nháp, trên cơ sở phân tích các tài liệu và tư liệu, thảo luận nhóm để hiệu chỉnh và phát triển thang đo chính thức.

Qua kết quả của việc khảo sát thử và các góp ý từ người được khảo sát, nhóm tác giả đã tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi và khẳng định, những yếu tố tác động đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại TP.HCM năm 2022, được nhóm tác giả đề xuất trong mô hình lý thuyết ở chương 2 là những yếu tố chính tác động đến ý định mua sắm điện thoại của người tiêu dùng tại TP.HCM năm 2022 Như vậy, với kết quả này, mô hình lý thuyết những nhân tố tác động và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở chương 2 được giữ nguyên để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.

Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp qua các nghiên cứu liên quan, các bài báo và thông tin đáng tin cậy nhằm xác định mô hình và các biến số đo lường cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với đề tài nghiên cứu và điều chỉnh bản câu hỏi phù hợp với đối tượng khảo sát Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả thực hiện khảo sát người sinh sống tại thành phố

Hồ Chó Minh qua đường link bảng câu hỏi để đánh giá mức độ hoàn chỉnh nội dung, hình thức và các phát biểu (câu hỏi) … Trên cơ sở đó để hoàn thiện bảng câu hỏi cho giai đoạn nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện dựa trên nguồn thông tin có được từ việc khảo sát bản câu hỏi để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến quyết định mua điện thoại của người tiêu dùng Phương pháp thu thập thông tin sử dụng là khảo sát 478 người sinh sống, làm việc tại Tp Hồ Chí Minh Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ khảo sát Xử lý dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính, kiểm Independent Sample T-Test, Anova với phần mềm SPSS 20

Tất cả các thao tác này được tiến hành bằng phần mềm SPSS.Tất cả các biến quan sát trong các yếu tố đều sử dụng thang đo Likert mức độ với các mức độ tương ứng như sau:

(1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình Thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THANG ĐO

Dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi người tiêu dùng cụ thể là quy trình ra ý định mua điện thoại của người tiêu dùng và kết quả nghiên cứu định tính, định lượng kết hợp tham khảo thang đo từ các nghiên cứu trước, nhóm tác giả xây dựng các thang đo theo các bước của quy trình ra ý định mua gồm các quan sát sau:

 Gồm 05 nhân tố biến độc lập với 26 biến quan sát - Cụ thể: Giá cả gồm 5 biến quan sát; Thương hiệu gồm 5 biến quan sát; Đặc điểm sản phẩm gồm 6 biến quan sát; Thái độ gồm 5 biến quan sát; Ảnh hưởng xã hội gồm 5 biến quan sát

 Thang đo được sử dụng: Likert năm bậc từ 1 đến 5 (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) được nhóm tác giả phát triển dựa vào các thuộc tính đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại của người tiêu dùng tại

Thang đo Giá cả giữ nguyên từ thang đo giá trong mô hình của Nguyễn Thị Hương

Ly và Phương Việt Lê Hoàng ( 2020),Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2018),Phạm Thị Sang (2015),Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian Ai Yeow, Pei Wah Wong (2014),Tanzila Ali Akbar Sohail, Nazish Tanveer (2015),Liao, Yu- Jui (2012) và nhiều tác giả khác.

Ký hiệu là GC và được đo lường bằng 5 biến quan sát ký hiệu từ GC1 đến GC5 Bảng 3.1 Các biến quan sát đo lường “Giá cả - GC”

Ký hiệu Biến quan sát

GC1 Giá cả điện thoại hợp lý, vừa túi tiền

GC2 Giá điện thoại ổn định trong thời gian dài

GC3 Anh/Chị có xu hướng chọn giá thấp nhất khi mua điện thoại

GC4 Sẵn sàng chi trả thêm tiền khi mua điện thoại tốt, đạt chất lượng

GC5 Điện thoại có nhiều dòng với nhiều mức giá, phù hợp với thu nhập của anh/chị

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, (Tháng 4/2022)

Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie (2013) và nhiều tác giả khác

Ký hiệu là TH và đưa ra 5 biến quan sát cho thang đo Thương hiệu, ký hiệu từ TH1 đến TH5

Bảng 3.2 Các biến quan sát đo lường “Thương hiệu - TH”

Ký hiệu Biến quan sát

TH1 Anh/chị có ý định mua điện thoại từ thương hiệu lâu đời

TH2 Anh/chị có ý định mua điện thoại của thương hiệu có uy tín

TH3 Ý định mua điện thoại của Anh/Chị đến từ chất lượng sản phẩm mà thương hiệu đó mang lại

TH4 Sự tin tưởng vào thương hiệu là yếu tố tác động đến ý định mua điện thoại của Anh/Chị

TH5 Thương hiệu điện thoại nổi tiếng tác động đến ý định mua điện thoại của anh/chị

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, (Tháng 4/2022)

Thang đo Thương hiệu căn cứ vào nghiên cứu Nguyễn Thị Hương Ly và Phương Việt Lê Hoàng (2020)Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2018)Phạm Thị Sang (2015)Nguyễn Thị Thủy Tiên (2016)Mei Min Chow,Ling Hong Chen, Jian Ai Yeow, Pei Wah Wong (2014)Tanzila, Ali Akbar Sohail, Nazish Tanveer (2015)- Liao, Yu- Jui (2012)

3.3.3 Đặc điểm sản phẩm (ĐĐSP)

Thang đo Đặc điểm sản phẩm căn cứ vào nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy Tiên (2016),Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian Ai Yeow, Pei Wah Wong (2014),Tanzila, Ali Akbar Sohail, Nazish Tanveer (2015),Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie (2013),Chew, J.Q., (2012) và nhiều tác giả khác và kết quả thảo luận nhóm, tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho thang đo Đặc điểm sản phẩm ký hiệu từ DDSP1 đến DDSP5.

Bảng 3.3 Các biến quan sát đo lường “Đặc điểm sản phẩm - DDSP”

Ký hiệu Biến quan sát ĐĐSP1 Các tính năng của điện thoại đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Anh/chị ĐĐSP2 Hệ điều hành của điện thoại bảo mật cao sẽ làm cho Anh/Chị cân nhắc về ý định mua chúng ĐĐSP3 Dung lượng pin và đồ họa từ điện thoại mang lại có ảnh hưởng đến ý định mua của Anh/Chị ĐĐSP4 Khả năng đồng bộ hóa của các dòng điện thoại sẽ làm cho Anh/Chị cân nhắc về ý định mua chúng ĐĐSP5 Chất lượng hình ảnh từ điện thoại mang lại có ảnh hưởng đến ý định mua của Anh/Chị ĐĐSP6 Điện thoại có khả năng kết nối không dây 4G, 5G, Wifi cao có ảnh hưởng đến ý định mua của Anh/Chị

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, (Tháng 4/2022)

Thang đo thái độ căn cứ vào nghiên cứu của Dr HsinKung Chi, Dr Huery Ren Yeh, và Yating Yag (2009), Chen, C.F & Chao, W.H (2010), Alexander Wollenberg and Truong Tang Thuong và kết quả thảo luận nhóm, tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho thang đo Đặc điểm sản phẩm ký hiệu từ TD1 đến TD5.

Bảng 3.4 Các biến quan sát đo lường “Thái độ - TD”

Ký hiệu Biến quan sát

TD1 Sở hữu một chiếc điện thoại mới ra mắt và hot nhất là biểu tượng của sự đẳng cấp

TD2 Anh/chị thấy hài lòng khi điện thoại hỗ trợ tốt cho bản thân trong công việc và học tập

TD3 Thái độ của anh/chị đối với việc mua điện thoại là tích cực

TD4 Việc sở hữu 1 chiếc điện thoại là nên và cần thiết

TD5 Anh/chị an tâm với thương hiệu điện thoại mà anh/chị đang sử dụng

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, (Tháng 4/2022)

3.3.5 Ảnh hưởng xã hội (AHXH)

Thang đo Các yếu tố xã hội được kế thừa từ thang đo giá trong mô hình nghiên cứu của - Nguyễn Thị Hương Ly và Phương Việt Lê Hoàng (2020),Phạm Thị Sang (2015),Mei Min Chow, Ling Hong Chen, Jian Ai Yeow, Pei Wah Wong (2014),Azira Rahima , Siti Zaharah Safina, Law Kuan Khenga, Nurliyana Abasa, Siti Meriam Ali (2015) và nhiều tác giả khác.

Ký hiệu là AHXH và được đo lường bằng 5 biến quan sát ký hiệu từ AHXH1 đến AHXH2

Bảng 3.5 Các biến quan sát đo lường “Các yếu tố xã hội - YTXH”

Ký hiệu Biến quan sát

AHXH1 Theo Anh/ Chị, những đánh giá, bình luận, bài viết về nhận xét- đánh giá nơi bán điện thoại có ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại của mình?

AHXH2 Theo Anh/ Chị, mạng xã hội trực tuyến Facebook,Instagram có ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại

AHXH3 Bạn bè và đồng nghiệp có ảnh hưởng đến ý định mua điên thoại

AHXH4 Các chương trình quảng cáo, đề xuất từ người nổi tiếng ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại

AHXH5 Anh/chị có ý định mua điện thoại từ đề xuất của gia đình

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, (Tháng 4/2022)

3.3.6 Ý định chọn mua điện thoại (YĐCM)

Bảng 3.6 Các biến quan sát đo lường “Ý định chọn mua-YDCM”

Ký hiệu Biến quan sát

YĐCM1 Anh/Chị có ý định chọn mua điện thoại vì giá cả đáp ứng nhu cầu

YĐCM2 Ý định chọn mua điện thoại của Anh/Chị ảnh hưởng do thương hiệu

YĐCM3 Tính năng điện thoại là yếu tố cần xem xét khi có ý định mua điện thoại

YĐCM4 Các yếu tố xã hội như trên có ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại

YĐCM5 Anh/Chị sẵn sàng chia sẻ về ý định mua điện thoại của mình với người khác

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất, (Tháng 4/2022)

NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được khảo sát bằng bảng câu hỏi, trong đó gồm 31 biến quan sát và một số câu hỏi đặc trưng Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất Để tính toán cỡ mẫu cho bài nghiên cứu này nhóm tác giả dựa vào 2 cách tính kích cỡ mẫu như sau: Để tính toán cỡ mẫu cho bài nghiên cứu này nhóm tác giả dựa vào 2 cách tính kích cỡ mẫu như sau:

Cách 1: Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là nP + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell,

1996) Lưu ý m là số lượng nhân tố độc lập, chứ không phải là số câu hỏi độc lập.

Cách 2: Việc nghiên cứu này của nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến, mô hình nghiên cứu có 26 biến quan sát Vì thế nếu tính theo Hair (1998) và ctg 1998) theo quy tắc 5 mẫu trên biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu là 5*26= 130.

Lựa chọn khảo sát bằng đường liên kết google: https://forms.gle/THBWhAZty1BuiVrz5 Sau khi nhóm tác giả khảo sát các người tiêu dùng tại TP HCM thì thu được mẫu là 478, sau đó nhóm tác giả đã loại 29 mẫu không hợp lệ và không chất lượng cuối cùng nhóm tác giả thu thập được số mẫu là 499 từ người tiêu dùng tại TP HCM để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại của người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh

3.4.2 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu

Nhóm tác giả quyết định thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát trực tuyến theo đường link: https://forms.gle/hGTmaFYsFpvLbisv9

3.4.3 Phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu

Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 làm công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu đề tài.

 Dùng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha: Những biến có Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và Cronbach’s Alpha phải trên 0.6 mới đạt độ tin cậy để phân tích.

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp Các biến số có hệ số tương quan biến tổng (Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994).

 Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA):

Bằng phương pháp rút trích Principal Component với phép xoay

Varimax1 Khi phân tích nhân tố, nghiên cứu có đủ lớn và có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khẳng định phân tích nhân tố khẳng định hay không, vậy nên tác giả đã tiến hành kiểm định Kaiser – Meyer –Olkin và kiểm định Bartlett Nếu số liệu cho ra nhỏ hơn so với α = 5% thì phân tích nhân tố khám phá này là hoàn toàn phù hợp, ngược lại Với phương pháp rút trích Principal Components, sử dụng phép quay Varimax đã trích được 1 nhân tố ở Eignvalue, và rút trích tổng phương sai trích Từ đó, ta có thể kết luận rằng các dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng kết quả đó

Nhóm tác giả xác định được 5 nhân tố như sau:

Phân tích nhân tố EFA: Bằng phương pháp trích Principal Component với phép xoay Varimax1 Khi phân tích nhân tố, tác giả quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

 Thứ nhất: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA.Theo đó, EFA được gọi là phù hợp khi 1≥ KMO

 Thứ hai: Khi phân tích nhân tố EFA chính thức thì nhóm tác giả chỉ chọn những biến có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.3 (Do cỡ mẫu > 350) Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.3 sẽ bị loại nhằm đảm bảo tập dữ liệu đưa vào là có ý nghĩa cho phân tích nhân tố.

 Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát) ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1.

 Thứ tư: Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các yếu tố.

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các yếu tố.

Phân tích hồi quy tuyến tính: nhằm xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (quyết định chọn mua) và các biến độc lập Từ đó kiểm tra mức độ thích hợp của mô hình và xây dựng mô hình hồi quy để kiểm tra giả thuyết Kiểm định F trong bảng ANOVA bằng cách kiểm tra hệ số Beta bảng Coefficient, biến độc lập nào có Beta lớn nhất sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định mua hàng.

 Kiểm định Independent Sample -Test: Phương pháp kiểm nghiệm T được dùng để kiểm định có hay không sự khác biệt của giá trị trung bình của một biến đơn với một giá trị cụ thể, với giả thuyết ban đầu cho rằng giá trị trung bình cần kiểm nghiệm thì bằng với một con số cụ thể nào đó

 Kiểm định ANOVA là một kỹ thuật thống kê tham số được sử dụng để so sánh các bộ dữ liệu Nói một cách dễ hiểu, phân tích ANOVA có chức năng đánh giá sự khác biệt tiềm năng trong một biến phụ thuộc mức quy mô bằng một biến mức danh nghĩa có từ 2 loại trở lên Các nhà phân tích sử dụng thử nghiệm ANOVA để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong nghiên cứu hồi quy Kỹ thuật kiểm định ANOVA này được phát triển bởi Ronald Fisher năm

1918 Kiểm định này cho rằng (H0: Trung bình bằng nhau), nếu Sig

0.05: chấp nhận H0, kết luận rằng không có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm

 Kiểm tra Kruskal-Wallis Đôi khi còn được gọi là " Anova một chiều theo xếp hàng") là một kiểm tra phi tham số dựa trên xếp hàng có thể được sử dụng để xác định xme có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai hoặc nhiều nhóm

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Đưa ra một thiết kế cách nghiên cứu, phương thức thu thập dữ liệu, và cách xử lý đữ liệu nhóm tác giả sẽ khảo sát những người tiêu dùng trên địa bàn một số quận, huyện tại TP Hồ Chí Minh Các thông tin thu thập được từ bài khảo sát được sử dụng để làm dữ liệu cho bài nghiên cứu này Từ đó, nhóm tác giả sẽ phân tích một cách cụ thể để thấy được mức độ tác động của từng yếu tố đến Ý định mua điện thoại của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Nhóm tác giả sẽ ghi nhận những yếu tố chủ yếu thực sự tác động đến Ý định mua điện thoại của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Những thay đổi nhỏ từ môi trường bên ngoài có tác động sâu sắc đến chất lượng của cuộc khảo sát (nơi khảo sát, thời gian khảo sát, người xung quanh ) bởi thế đòi hỏi sự khảo sát một cách độc lập và phù hợp với thực tế.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU

Nhóm tác giả tiến hành khảo sát 478 người (Khảo sát online) Trong đó, 449 mẫu hợp lệ, 29 mẫu còn lại không hợp lệ để sử dụng là do thất lạc, không đạt yêu cầu nhóm đề ra(ví dụ không phải là người sống ở TP Hồ Chí Minh và không có ý định mua điện thoại), mâu thuẫn giữa các đáp án phần sàng lọc, chỉ chọn 1 đáp án duy nhất từ đầu đến cuối hoặc do không đúng đối tượng được khảo sát.

 Về giới tính: Trong 449 người tham gia khảo sát có 237 là nam (chiếm tỷ lệ 52.8%) và có 212 là nữ (chiếm tỷ lệ 47.2%) Vậy, Nam tham gia khảo sát nhiều hơn Nữ.

Bảng 4.1: Thông tin về mẫu khảo sát – Phần giới tính

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

 Về độ tuổi: Trong 449 người tham gia khảo sát có 338 người độ tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi (chiếm tỷ lệ 74.9%), có 108 người từ 25 đến dưới 35 tuổi (chiếm tỷ lệ 23.9%), có 5 người từ 35 đến dưới 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 1.1%) Như vậy, số người có độ tuổi từ 45 trở lên tham gia khảo sát không nhiều.

Bảng 4.2: Thông tin về mẫu khảo sát – Phần độ tuổi

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

 Về quận/ huyện: Trong 449 người tham gia khảo sát, có 34 người ở Quận 1 (chiếm 7.6%), có 33 người ở Quận 2 (chiếm 7.4%), có 19 người ở Quận 3 (Chiếm 4.3%), có 23 người ở Quận 4 (Chiếm 5.2%), có 23 người ở Quận 5 (Chiếm 5.2%), có 15 người ở Quận 6 (Chiếm 3.4%), có 24 người ở Quận 7 (Chiếm 5.4%), có 16 người ở Quận 8 (Chiếm 3.6%), có 35 người ở Quận 9 (Chiếm 7.8%), có 15 người ở Quận

10 (Chiếm 3.4%), có 14 người ở Quận 11 (Chiếm 3.1%), có 18 người ở Quận 12 (Chiếm 4.0%), có 31 người ở TP.Thủ Đức (Chiếm 7.0%), có 17 người ở Quận Bình Thạnh (chiếm 3.8%), có 35 người ở Quận Gò Vấp (Chiếm 7.8%), có 17 người ở Quận Phú Nhuận (Chiếm 3.8%), có 15 người ở Quận Tân Phú (Chiếm 3.4%), có 20 người ở Quận Bình Tân (Chiếm 4.5%), có 17 người ở Quận Tân Bình (Chiếm 3.8%), có 5 người ở Huyện Nhà Bè (Chiếm 1.1%), có 9 người ở Huyện Bình Chánh (Chiếm 2.0%), có 6 người ở Huyện Hóc Môn (Chiếm 1.3%).

Bảng 4.3: Thông tin về mẫu khảo sát – Phần quận huyện

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

 Về nghề nghiệp: Trong 449 người tham gia khảo sát, có 240 người là học sinh sinh viên (chiếm tỷ lệ 53.2%), có 8 người là Doanh nhân- Lãnh đạo- Quản lý (chiếm tỷ lệ 1.8%), 195 người là nhân viên văn phòng (chiếm tỷ lệ 43.2%), 8 người là công nhân (chiếm tỷ lệ 1.8%) Như vậy, học sinh sinh viên là nhóm đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất, cuối cùng nhóm đối tượng doanh nhân quản lý và công nhân.

Bảng 4.4: Thông tin về mẫu khảo sát – Phần nghề nghiệp

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

 Về Thu nhập: Trong 449 người tham gia khảo sát, có 66 người thu nhập dưới 7 triệu (chiếm tỷ lệ 14.6%), có 187 người có thu nhập từ 7 triệu dưới 15 triệu (chiếm tỷ lệ 41.5%), 191 người có thu nhập từ 15 triệu đến dưới 23 triệu (chiếm tỷ lệ 42.4%), 1 người có thu nhập từ 23 triệu đến dưới 30 triệu (chiếm tỷ lệ 0.2%) và 6 người có thu nhập từ 30 triệu trở lên (chiếm tỷ lệ 1.3%).

Bảng 4.5: Thông tin về mẫu khảo sát – Phần thu nhập

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

 Về Trình độ: Trong 449 người tham gia khảo sát, có 3 người có trình độ phổ thông(chiếm tỷ lệ 0.7%), có 17 người có trình độ trung cấp cao đẳng (chiếm tỷ lệ 3.8%),

397 người có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 88.0%), 32 người có trình độ sau đại học (chiếm tỷ lệ 7.1%) và 2 người có trình độ khác (chiếm tỷ lệ 0.4%).

Bảng 4.6: Thông tin về mẫu khảo sát – Phần trình độ học vấn

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Nhóm tác giả tiến hành chạy kiểm nghiệm Cronbach's Alpha, kết quả thu được 31 biến đều có hệ số > 0.6�

Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’alpha những yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Trung bình thang đo nếu loại biến à∑(-xi)

Phương sai thang đo nếu loại biến σ2∑(- xi)

Hệ số tương quan biến tổng R(xi,

∑x) α nếu loại biến α (- xi) Kết luận

Thang đo yếu tố Giá cả (GC) α= 710

Thang đo yếu tố Thương hiệu (TH) α= 813

Thang đo yếu tố Đặc điểm sản phẩm (DDSP) α= 780

Thang đo yếu tố Thái độ (TD) α= 669

Thang đo ảnh hưởng xã hội (YTXH) α= 682

Thang đo yếu tố ý định chọn mua (YDCM) α=.630

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.7, các hệ số Cronbach’s Alpha đều khá cao (>0.6), các biến độc lập đều có số tương quan biến tổng lớn hơn 0, lớn nhất là yếu tố thương hiệu (α = 0.813), bé nhất là yếu tố ý định chọn mua (α = 0.630), các yếu tố còn lại:

GC (α = 0.710), TD (α = 0 669), DDSP (α = 0 780), AHXH (α=.682) Các hệ số α đều lớn hơn 0.6 nên ta không loại thành phần nào Các biến nhỏ bên trong mỗi thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.

Các biến đều đạt độ tin cậy nên nhóm tác giả đều chấp nhận và không loại đi biến nào.

Sau khi đánh giá sơ bộ, nhóm tác giả quyết định đưa tất cả các nhóm này vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo Kết quả phân tích nhân tố khám pháEFA

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập

Sau khi đánh giá các thang đo bằng Cronbach alpha, các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phương pháp trích Principal Components và phép xoay Varimax Phân tích EFA lần đầu tổ hợp của 26 biến quan sát cho được kết quả như bảng 4.8.

Kết quả EFA các thang đo cho thấy:

Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 1)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.8, biến DDSP4 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến DDSP4

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 2 như sau:

Bảng 4.9: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 2)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.9, biến DDSP6 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến DDSP6.

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 3 như sau:

Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 3)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.10, biến TD4 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến TD4

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 4 như sau:

Bảng 4.11: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 4)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.11, biến GC5 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến GC5

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 5 như sau:

Bảng 4.12: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 5)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.12, biến GC1 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến GC1

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 6 như sau:

Bảng 4.13: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 6)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.13, biến GC2 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến GC2.

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 7 như sau:

Bảng 4.14: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 7)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.14, biến DDSP5 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến DDSP5.

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 8 như sau:

Bảng 4.15: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 8)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.15, biến AHXH4 không đo lường cho bất kỳ nhân tố nào Không thỏa điều kiện để tiến hành bước tiếp theo Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành xóa lần lượt các nhân tố Cụ thể, nhóm tác giả sẽ xóa biến AHXH4.

Kết quả của ma trận xoay nhân tố các biến độc lập lần 9 như sau:

Bảng 4.16: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 9)

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào kết quả bảng 4.16, ta thấy không có biến nào có hệ số tải nhân tố được trích vào các nhân tố khác nhau và biến nào cũng có hệ số tải nhân tố được trích vào một nhân tố.

=> Thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích Từ bảng 4.16, nhóm tác giả tiếp tục rút ra một số kết luận sau:

- Chỉ số KMO = 0.815 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) và hệ số Bartlett's có mức ý nghĩa quan sát sig 0.000 < 0.03 đã khẳng định rằng phương pháp phân tích EFA là phù hợp (hay thỏa mãn điều kiện cho phân tích nhân tố).

- Các biến quan sát còn được trích thành 4 yếu tố theo kết quả xuất ra có Eigenvalue 1.067 và phương sai trích đạt 62.078% (>50%)

=> Phương sai trích thỏa mãn yêu cầu Vì thế kết quả EFA là đáng tin cậy và có thể sử dụng cho phân tích hồi quy ở bước tiếp theo.

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến phụ thuộc

Bảng 4.17: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc YD

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

Bảng 4.18: Các tiêu chuẩn để đánh phân tích EFA

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Theo bảng 4.7, thang đo liên quan đến yếu tố phụ thuộc gồm 3 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy bằng kiểm định Cronbach’s alpha được đưa vào phân tích EFA Kết quả kiểm định Bartlett's Test Chỉ số KMO = 0.815 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) với giá trị Sig = 0.000 và tổng phương sai trích là 62.078% (>50%), thang đo đạt yêu cầu về mức hội tụ và giá trị phân biệt.

=> Phương sai trích thỏa mãn yêu cầu.

PHÂN TÍCH HỒI QUY

Trước khi đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, các yếu tố cần được kiểm tra mức độ tương quan với nhau để đưa vào mô hình hồi quy, nhóm tác giả rút gọn các biến lại như sau:

 Yếu tố 1 (AHTHTDDDGC) gồm 9 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm (AHXH5, TH4, TD5, AHXH2, DDSP2, DDSP1, TD1, TH2, GC4) Khi đó biến mới AHTHTDDDGC sẽ được hình thành như sau:

AHTHTDDDGC = (AHXH5+TH4+TD5+AHXH2+DDSP2+DDSP1+TD

 Yếu tố 2 (THGCTDDDAH) gồm 6 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm (AHXH3, AHXH1, DDSP3, TH5, GC3, TD2) Khi đó biến mới THGCTDDDAH sẽ được hình thành như sau:

THGCTDDDAH = (AHXH3+AHXH1+DDSP3+TH5+GC3+TD2)/6

 Yếu tố 3 (TDTH) gồm 2 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm (TH1, TH3) Khi đó biến mới TDTH sẽ được hình thành như sau:

 Yếu tố 4 (THH) gồm 1 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm (TH3) Khi đó biến mới THH sẽ được hình thành như sau:

 Yếu tố phụ thuộc (ý định chọn mua) gồm 5 biến quan sát đạt yêu cầu bao gồm (YDCM1, YDCM2, YDCM3, YDCM4, YDCM5) Khi đó biến mới YDCMH sẽ được hình thành như sau:

YDCMH = (YDCM1+YDCM2+YDCM3+YDCM4+YDCM5)/5

4.4.1 Kiểm tra hệ số tương quan

Dựa vào bảng 4.19 Mối tương quan giữa ý định và các biến độc lập ảnh hưởng Ma trận tương quan cho ta thấy mối tương quan giữa YDCMH với các biến độc lập đều có mức ý nghĩa Sig < 0.05 (Với độ tin cậy 95%) => đạt yêu cầu về mặt thống kê

Bảng 4.19: Ma trận tương quan

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

Hệ số tương quan Pearson đều nằm trong khoảng −1 ≤ r ≤ 1, với giá trị cao nhất là

1 và nhỏ nhất 000 =>Mối tương quan giữa các biến độc lập và nhu cầu là khá chặt chẽ Nhóm tác giả đưa ra mô hình hồi quy giả định như sau: YDCMH = β0 + β1

+ YDCMH là biến phụ thuộc, ý định

+ YT1 (THGCTDDDAH), YT2 (AHTHTDDDGC), YT3 (THH) là các nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến nhu cầu

➢ β1, β2, …, βn là hệ số hồi quy từng phần (trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng hế số β chưa chuẩn hóa) εi là sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, trung bình bằng

0, phương sai không đổi và độc lập Phân tích hồi quy các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến sự hài lòng

4.4.2 Kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định độ Thực hiện lệnh hồi quy trong phần mềm SPSS và phương pháp Stepwise cho kết quả như sau:

Bảng 4.20: Tóm tắt mô hình hồi quy a Dự đoán: (Hằng số), AHTHTDDDGC THGCTDDDAH TDTH THH, , , b Biến phụ thuộc: YDCMH

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Với kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm tác giả đã xác định được 1 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đó là: THGCTDDDAH,

AHTHTDDDGC, THH và YDCMH Trên cơ sở này, nhóm tác giả đã tiến hành chạy hồi quy về nhu cầu của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.4.3 Các mô hình kết quả hồi quy

Bảng 4.21: Phương trình hồi quy a Dependent Variable: YDCMH

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

Xét cột VIF, các hệ số mô hình < 2.0 thỏa mãn

+ Ở bảng trên, có thể nhận thấy: THGCTDDDAH, AHTHTDDDGC, có mức ý nghĩa thống kê biến Sig < 0.05 nên không loại yếu tố này

+ Hệ số β chuẩn hóa của THGCTDDDAH là 0.409, AHTHTDDDGC là 0,339 và THH là -0,061 => Yếu tố THGCTDDDAH, AHTHTDDDGC và THH tác động đến YDCMH. + Dựa vào hệ số β chưa chuẩn hóa (Bảng), nhóm tác giả quyết định chọn mô hình thứ 5

Từ đó, có thể suy ra phương trình hồi quy như sau:

YDCMH = 1.487 + 0,409 THGCTDDDAH + 0,339 AHTHTDDDGC -0,061THH Diễn giải ý nghĩa các hệ số hồi quy:

- Khi YDCMH tăng thêm 1 đơn vị thì THGCTDDDAH tăng trung bình 0.409 đơn vị, AHTHTDDDGC tăng trung bình 0,339 đơn vị và THH giảm 0,061 với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tóm lại: Yếu tố THGCTDDDAH và AHTHTDDDGC tỉ lệ thuận với YDCMH Yếu tố THH tỉ lệ nghịch với YDCMH.

4.4.4 Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình hồi quy

Hình 4.1: Biểu đồ phần dư phân tán

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

Nhìn Biểu đồ, có thể thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi của trục tung và trục hoành chứ không tạo nên hình dạng nào Như vậy, nhóm tác giả có thể nói rằng: Giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy là không vi phạm Khi sử dụng phương pháp hồi quy như trên thì không có hiện tượng phương sai thay đổi.

Hình 4.2: Biểu đồ tấn số phần dư chuẩn hoá.

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022) Nhìn vào Biểu đồ để khảo sát phân phối chuẩn của phần dư cụ thể: Mean (giá trị trung bình) là 8.88E-14 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.997, tức gần bằng 1.

Ban đầu, nhóm tác giả đã đưa ra 5 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 nhưng sau khi phân tích mô hình hồi quy không giả thuyết phụ thuộc vào yếu tố

Bảng 4.22: Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Nội dung Kết luận

H1 Yếu tố Giá cả Loại bỏ

H2 Yếu tố thương hiệu Chấp nhận

H3 Yếu tố đặc điểm sản phẩm Loại bỏ

H4 Yếu tố thái độ Loại bỏ

H5 Yếu tố ảnh hưởng xã hội Chấp nhận

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

Từ kết quả nghiên cứu như đã trình bày, đồng thời kết quả thảo luận nhóm, bàn luận với nhau, nhóm tác giả đưa ra những nhận định định tính như sau: Theo kết quả nguyên cứu,

YẾU TỐ THƯƠNG HIỆU và YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI tác động đến ý định mua điện thoại của người tiêu dùng ở TP.HCM.

KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ Ý ĐỊNH CHỌN MUA ĐIỆN THOẠI THEO ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC

4.5.1 Kiểm định theo giới tính

Dựa theo thông tin của dữ liệu thu được, nhóm tác giả nhận thấy giá trị Sig của kiểm định Levene = 0.000< 0.05 và Sig của kiểm định t ở phần không giả định bằng nhau = 0.000< 0.05 nên có thể kết luận giới tính có sự khác biệt về ý định chọn mua điện thoại Cụ thể, trong thì nam có ý định chọn mua điện thoại nhiều hơn nữ.

Bảng 4.23: Thống kê trung bình Ý định chọn mua điện thoại theo giới tính

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

Bảng 4.24: Thống kê trung bình Ý định chọn mua điện thoại theo giới tính

YDCM Giả định phương sai bằng nhau

Không giả định phương sai bằng nhau

Levene về sự bằng nhau của phương sai

Kiểm định sự bằng nhau của trung t 4.538 4.461

Sự khác biệt về trung bình

Sự khác biệt độ lệch chuẩn

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

4.5.2 Kiểm định theo quận, huyện

Bảng 4.25: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo quận/huyện

Kiểm định Homogeneity of Variances

Nguồn: Phân tích và xử lý của tác giả (Tháng 4/2022)

Qua kết quả phân tích kiểm định thống kê Levene , nhóm tác giả thấy Sig=.000

Ngày đăng: 28/02/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w