1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu dùng trong việc lựa chọn các loại hàng hóa tại một thời điểm nhất định 1

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Phân Tích Sự Lựa Chọn Tiêu Dùng Tối Ưu Của Một Người Tiêu Dùng Trong Việc Lựa Chọn Các Loại Hàng Hóa Tại Một Thời Điểm Nhất Định
Tác giả Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: 04
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Yến Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô I
Thể loại báo cáo thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,73 MB

Cấu trúc

  • A. LỜI MỞ ĐẦU (8)
    • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài (8)
    • 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu (9)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (9)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (9)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • B. NỘI DUNG (10)
  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG (10)
    • 1. Sở thích người tiêu dùng (10)
    • 2. Sự ràng buộc về đường ngân sách (12)
    • 3. Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu (14)
  • PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ (16)
    • 1. Phân tích lựa chọn trong tiêu dùng tối ưu (16)
    • 2. Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi (19)
    • 3. Phân tích sự lựa chọn tối ưu khi cả giá cả hàng hóa lẫn thu nhập của người tiêu dùng thay đổi (20)
    • 4. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng trong trường hợp sở thích (21)
    • 5. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu (23)
    • 6. Kết luận (24)
  • PHẦN 3: VẬN DỤNG VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN (24)
    • 1. Ý nghĩa của thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu với các lý thuyết khác trong kinh tế vi mô (24)
    • 2. Bài học rút ra từ việc tiêu dùng thực tế (25)
  • PHẦN 4. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP (26)
    • 1. Tăng cường khả năng tiếp cận của sản phẩm và dịch vụ (26)
    • 2. Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn (26)
    • 3. Nâng cao chất lượng bao bì sản phẩm (27)
    • 4. Cải thiện dịch vụ khách hàng (27)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Sở thích người tiêu dùng

1.1 Các giả thiết cơ bản

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng bắt đầu với 3 giả thiết cơ bản về thị hiếu của con người về một giỏ hàng hóa trong mối quan hệ so sánh với giỏ hàng hóa khác.

- Thứ nhất, sở thích của người tiêu dùng là hoàn chỉnh Người tiêu dùng luôn sắp xếp được các giỏ hàng theo thứ tự yêu thích.

Có 3 trường hợp sau: o Thích tập hợp hàng hóa A hơn tập hợp hàng hóa B. o Thích tập hợp hàng hóa B hơn tập hợp hàng hóa A. o Bằng lòng với cả hai tập hợp hàng hóa A và B.

- Thứ hai, sở thích của người tiêu dùng có tính chất bắc cầu.

Tập hợp hàng hóa A được ưa thích hơn B.

Tập hợp hàng hóa B được ưa thích hơn C.

Tập hợp hàng hóa A được ưa thích hơn C.

- Thứ ba, mọi hàng hóa đều được mong muốn, nếu bỏ qua chi phí thì người tiêu dùng có xu hướng thích nhiều hơn thích ít Dù khối lượng hàng hóa được tiêu dùng như thế nào, việc tiêu dùng thêm hàng hóa luôn luôn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

1.2 Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần

- Lợi ích (U): chỉ sự hài lòng, thỏa mãn của người tiêu dùng do tiêu dùng một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định mang lại.

- Tổng lợi ích (TU): là tổng mức độ thỏa mãn của một người tiêu dùng khi tiêu dùng các loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.

Công thức: TU= TU + TU + + TU1 2 n + ¿∑ i=1 n

- Lợi ích cận biên (MU): là mức lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ.

1.2.2 Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

- Nội dung: Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hóa, dịch vụ nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định

- Quy luật này khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng một loại hàng hóa liên tục trong một thời gian ngắn.

- Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích cận biên khi tiêu dùng một loại hàng hoá:

Khi MU > 0 thì TU tăng: người tiêu dùng hài lòng với hàng hoá, dịch vụ.

Khi MU < 0 thì TU giảm: tiêu dùng hàng hoá đem lại sự khó chịu cho người tiêu dùng.

Khi MU = 0 thì TU : hàng hoá, dịch vụ không đem lại lợi ích cho người tiêu dùngmax nhưng cũng không làm họ chán ghét.

- Thông thường, một cá nhân chỉ tiêu dùng thêm hàng hoá, dịch vụ khi lợi ích cận biên vẫn còn giá trị dương.

- Khái niệm: Là tập hợp các điểm phản ánh những giỏ hàng hóa khác nhau nhưng được một người tiêu dùng ưa thích như nhau (mang lại lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng này) khi tiêu dùng các hàng hoá trong một thời gian nhất định.

- Tính chất đường bàng quan:

Các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ biểu thị mức độ thỏa mãn càng cao. Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau.

Không có đường bàng quan có độ dốc dương.

1.2.4 Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng

- Khái niệm: Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng của hàng hóa X cho hàng hoá Y (MRS ) cho biết lượng hàng hoá Y mà người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏX/Y để có thêm một đơn vị hàng hoá X mà lợi ích tiêu dùng không thay đổi.

MUy = │độ dốc đường bàng quan│ (MRS > 0)X/Y

1.2.5 Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan

Hình 1 1 Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan

Sự ràng buộc về đường ngân sách

- Khái niệm: Đường ngân sách là tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được ứng với mức ngân sách nhất định với giả định là giá cả của hàng hóa cho trước.

- Phương trình đường ngân sách với hàng hóa X, Y với mức giá tương ứng P ,X

- Phương trình đường ngân sách: I=X.PX+Y.P Y

- Đồ thị đường ngân sách:

- Ta có: Điểm nằm trong đường ngân sách (điểm M): người tiêu dùng chưa sử dụng hết ngân sách. Điểm nằm trên đường ngân sách (điểm A, B): người tiêu dùng sử dụng hết ngân sách. Điểm nằm ngoài đường ngân sách (điểm N): điểm không thể đạt tới vì vượt quá ngân sách.

2.2 Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách

* Giá cả 2 hàng hoá không đổi:

- Khi thu nhập tăng: Điểm chặn trên tăng. Điểm chặn dưới tăng.

Hệ số góc không đổi. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải.

Hình 1 4: Đường ngân sách khi thu nhập tăng

- Khi thu nhập giảm: Điểm chặn trên giảm. Điểm chặn dưới giảm.

Hệ số góc không đổi. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang bên trái.

Hình 1 5: Đường ngân sách khi thu nhập giảm

Hình 1 3: Tác động của sự thay đổi thu nhập đến đường ngân sách

2.3 Tác động của sự thay đổi giá cả đến đường ngân sách

- Giá cả của hàng hóa X thay đổi, giá của Y không đổi:

PX tăng: I thay đổi đến I1 3 Đường ngân sách xoay vào trong

PX giảm: I thay đổi đến I1 2 Đường ngân sách xoay ra ngoài

- Giá cả của hàng hóa Y thay đổi, giá của X không đổi:

PY tăng: I thay đổi đến I1 3 Đường ngân sách xoay vào trong.

PY giảm: I thay đổi đến I1 2 Đường ngân sách xoay ra ngoài.

- Giá cả của hai hàng hóa thay đổi theo cùng tỉ lệ: Độ dốc của đường ngân sách (PX/PY) không đổi. Đường ngân sách dịch chuyển song song đến vị trí mới.

Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu

3.1 Điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu

- Để đạt được sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu với một khoản ngân sách nhất định thì tập hợp hàng hóa đó phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:

Tập hợp hàng hóa phải nằm trên đường ngân sách: người tiêu dùng chỉ có thể tiêu dùng một tập hợp hàng hóa mà họ có thể mua được, họ không thể mua tập hợp hàng hóa nằm ngoài đường ngân sách vì không có khả năng thanh toán Người tiêu dùng cũng sẽ không tiêu dùng tại 1 điểm nằm dưới đường ngân sách vì lúc này nguồn ngân sách còn dư nên người tiêu dùng có thể mua thêm nhiều hàng hóa hơn để đạt mức lợi ích cao hơn.

Tập hợp hàng hóa phải mang lại mức lợi ích cao nhất cho cá nhân: điều này có nghĩa là cá nhân phải ưa thích tập hợp hàng hóa này nhất trong số tập hợp hàng hóa có thể

Hình 1 6: Đường ngân sách khi hàng hóa X thay đổi, Y không đổi

Hình 1 7: Đường ngân sách khi hàng hóa X không đổi, Y thay đổi mua được Tập hợp hàng hóa mà cá nhân sẽ lựa chọn phải nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất. Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa lợi ích:

- Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu trong điều kiện không cân bằng:

Khi MUx Px > MUy Py : tăng chi tiêu cho hàng hóa X và giảm số lượng hàng hóa Y cho tới khi dấu “=” xảy ra.

Khi MUx Px < MUy Py : tăng chi tiêu cho hàng hóa Y và giảm số lượng hàng hóa X cho tới khi dấu “=” xảy ra.

3.2 Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thay đổi thu nhập

- Ở nội dung trước, ta thấy sự thay đổi thu nhập của người tiêu dùng sẽ làm thay đổi nhu cầu đối với hàng hóa.

3.2.1 Đối với hàng hóa thông thường

- Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng hóa thông thường nhiều hơn.

- Khi thu nhập tăng thì cầu của một loại hàng hóa thông thường cũng tăng lên, dần dần làm giảm lượng tiêu dùng của hàng hóa này, khi đó hàng hóa thông thường có thể trở thành hàng hóa thứ cấp.

3.2.2 Đối với hàng hóa thứ cấp

- Khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn hàng hóa thông thường nhiều hơn, do đó cầu của hàng hóa thay thế sẽ giảm.

- Cả hai hàng hóa X, Y không thể đồng thời là hàng thứ cấp bởi vì thu nhập tăng, người tiêu dùng không thể mua cả hai loại hàng này ít đi Khi thu nhập tăng:

Cầu với X tăng thì X là hàng hóa thông thường.

Cầu với Y giảm thì Y là hàng hóa thứ cấp.

3.3 Lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả thay đổi

Hình 1 8: Giá X thay đổi; X, Y là hàng hóa bổ sung

Hình 1 9: Giá X thay đổi; X, Y là hàng hóa thay thế

- Hàng hóa thay thế: là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường, hàng hóa thay thế có cùng công dụng và chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi

Giá và cầu của hàng hóa thay thế tỉ lệ thuận với nhau.

VD: Coca Cola với Pepsi là hai hàng hóa thay thế Nếu giá Coca Cola tăng lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua Pepsi nhiều hơn, dẫn đến cầu Pepsi tăng.

- Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó

Giá và cầu của hàng hóa bổ sung tỉ lệ nghịch với nhau.

VD: Ga và bếp ga là hai hàng hóa bổ sung Nếu giá của ga tăng thì cầu về bếp ga sẽ giảm.

CƠ SỞ THỰC TIỄN: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ

Phân tích lựa chọn trong tiêu dùng tối ưu

Bạn H sử dụng mức thu nhập hàng tháng là I = 55 USD và để mua hai loại hàng hóa ăn vặt là bánh AFC (X) và bánh COSY (Y) Biết giá của một hộp bánh AFC là 10USD, giá của một hộp bánh COSY là 5 USD Vậy bạn H nên lựa chọn kết hợp hàng hóa X, Y như thế nào để bạn ấy có được lợi ích tối đa? Giả sử cho bảng lợi ích tiêu dùng như sau:

Bảng 2.1 Bảng tiêu dùng lợi ích ban đầu

1.2 Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu bằng bảng lợi ích

X TU X MU X MU /P X X Y TU Y MU Y MU /P Y Y

Bảng 2.2 Bảng lợi ích phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu

- Ta có phương trình đường ngân sách: I = 10X + 5Y.

- Áp dụng phương trình cân bằng trong tiêu dùng:

Kết hợp bảng lợi ích ta tìm được các tập hàng hóa tối ưu là: (1X, 1Y); (4X, 3Y); (5X,4Y) và (7X,5Y). Để tối đa hóa lợi ích thì số tiền mua hàng phải đúng bằng số thu nhập cho trước là 55 USD So sánh lần lượt với số tiền để mua 4 tập hàng hóa trên thì chỉ có tập hàng hóa tối ưu (4X, 3Y) thỏa mãn.

Tập hợp hàng hóa tối ưu trong tiêu dùng là (4X, 3Y).

Vậy với mức thu nhập là 55 USD và giá của hai loại hàng hóa bánh AFC và bánh COSY lần lượt là 10 USD, 5 USD thì bạn H nên mua 4 hộp bánh AFC và 3 hộp bánh COSY để đạt được lợi ích tiêu dùng tối đa.

1.3 Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả của hàng hóa thay đổi

- Tình huống: Giả sử giá của một hộp bánh COSY vẫn giữ nguyên giá là 5 USD, giá của một hộp bánh AFC tăng lên đến 40/3 USD và mức thu nhập của bạn H không thay đổi là 55 USD thì bạn H nên lựa chọn kết hợp tiêu dùng hàng hóa

X, Y như thế nào để bạn ấy có được lợi ích tối đa?

- Do giá cả hàng hóa thay đổi nên lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa cũng thay đổi Lập bảng để xác định lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa tương ứng:

X TU X MU X MU /P X X Y TU Y MU Y MU /P Y Y

Bảng 2.3 Bảng lợi ích phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả hàng hóa thay đổi

- Điều kiện cần và đủ để bạn H tối đa hóa lợi ích tại mức ngân sách 55 USD là:

- Ta thấy chỉ có cặp hàng hóa (3X, 3Y) thỏa mãn hệ phương trình.

Tập hợp hàng hóa tối ưu trong tiêu dùng là (3X,3Y).

Vậy với mức thu nhập là 55 USD và giá của hai loại hàng hóa bánh AFC và bánh COSY lần lượt là 40/3 USD, 5 USD thì bạn H nên mua 3 hộp bánhCOSY và 3 hộp bánh AFC để có được lợi ích tiêu dùng tối đa.

Phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi

Giả sử thu nhập hàng tháng để mua hai loại hàng hóa trên của H tăng lên đến 70 USD và giá của hai loại hàng hóa không thay đổi thì bạn H nên lựa chọn tiêu dùng hàng hóa

X, Y như thế nào để bạn ấy có được lợi ích tối đa?

* Nếu H vẫn tiếp tục chỉ tiêu dùng 2 hàng hóa X, Y:

- Điều kiện cần và đủ để bạn H tối đa hóa lợi ích tại mức ngân sách 70 USD là:

- Ta thấy chỉ có cặp hàng hóa (5X, 4Y) thỏa mãn hệ phương trình.

Tập hợp hàng hóa tối ưu trong tiêu dùng là (5X, 4Y).

Vậy với mức thu nhập là 70 USD và giá của hai loại hàng hóa bánh AFC và bánh COSY lần lượt là 10 USD, 5 USD thì bạn H nên mua 5 hộp bánh AFC và 4 hộp bánh COSY để có được lợi ích tiêu dùng tối đa.

* Trong trường hợp bạn H muốn tiêu dùng thêm hàng hóa Z khác:

Giả sử H dành một khoản ngân sách để tiêu dùng thêm hàng hóa khác là hộp trà đào (Z) và giá của một hộp là 3 USD Cho bảng tổng lợi ích của ba loại hàng hóa bên dưới vậy bạn H nên lựa chọn kết hợp hàng hóa X, Y, Z như thế nào để bạn ấy có được lợi ích tối đa?

X TU X MU X MU /P X X Y TU Y MU Y MU /P Y Y Z TUZ MUZ MUZ/PZ

Bảng 2.4 Bảng lợi ích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi tiêu dùng thêm hàng hóa và thu nhập thay đổi

- Áp dụng phương trình cân bằng trong tiêu dùng:

Kết hợp bảng lợi ích, ta tìm được các tập hàng hóa tối ưu là: (5X, 4Y, 6Z);

(4X, 3Y, 5Z) và (7X,5Y,7Z). Để tối đa hóa lợi ích thì số tiền mua hàng phải đúng bằng số thu nhập cho trước là 70 USD So sánh lần lượt với số tiền để mua 3 tập hàng hóa trên thì chỉ có tập hàng hóa tối ưu (4X, 3Y, 5Z).

Tập hợp hàng hóa tối ưu trong tiêu dùng là (4X, 3Y, 5Z).

Vậy với mức thu nhập là 70 USD và giá của 3 loại hàng hóa bánhAFC, bánh COSY, trà đào lần lượt là 10 USD, 5 USD, 3 USD thì bạn H nên mua 4 hộp bánh AFC, 3 hộp bánh COSY và 5 hộp trà đào để có được lợi ích tiêu dùng tối đa.

Phân tích sự lựa chọn tối ưu khi cả giá cả hàng hóa lẫn thu nhập của người tiêu dùng thay đổi

- Tình huống: Giả sử giá của một hộp bánh AFC (X) giảm còn 8 USD, giá của hộp bánh COSY (Y) giữ nguyên là 5 USD và thu nhập hàng tháng để mua 2 loại bánh của bạn H tăng lên 68 USD thì bạn H nên kết hợp lựa chọn tiêu dùng hàng hóa X, Y như thế nào để bạn ấy có được lợi ích tối đa?

- Do giá cả hàng hóa thay đổi nên lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa cũng thay đổi Lập bảng để xác định lợi ích cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ của hàng hóa tương ứng:

X TU X MU X MU /P X X Y TU Y MU Y MU /P Y Y

Bảng 2.5 Bảng lợi ích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá cả hàng hóa và thu nhập thay đổi

- Điều kiện cần và đủ để bạn H tối đa hóa lợi ích tại mức ngân sách 68 USD là:

- Ta thấy chỉ có cặp hàng hóa (6X;4Y) thỏa mãn hệ phương trình.

Tập hợp hàng hóa tối ưu trong tiêu dùng là (6X;4Y).

Vậy với mức thu nhập là 68 USD và giá của hai loại hàng hóa bánh AFC và bánh COSY lần lượt là 8 USD, 5 USD thì bạn H nên mua 6 hộp bánhAFC và 4 hộp bánh COSY để có được lợi ích tiêu dùng tối đa.

Lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng trong trường hợp sở thích

Giả sử bạn H chi ngân sách I= 500 USD cho việc mua quần áo, biết áo phông 1998 (X) có giá là 5 USD và áo phông Yody (Y) có giá là 15 USD Như vậy, ta có bảng lợi ích như sau:

Bảng 2.6 Bảng lợi ích phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu đối với hàng hóa quần áo TH1: Với ngân sách không đổi, thì bạn H sẽ tiêu dùng như thế nào để tối đa hóa lợi ích?

Từ bảng lợi ích trên, ta thấy rằng lợi ích cận biên trên một đơn vị hàng hóa X (áo phông 1998) luôn nhỏ hơn lợi ích cận biên trên một đơn vị hàng hóa Y (áo phông Yody).

PY nên người tiêu dùng sẽ tăng mua hàng hóa Y và giảm mua hàng hóa X.

Vậy để tối đa hóa lợi ích, bạn H sẽ mua áo phông Yody.

TH2: Khi giá của hàng hóa X tăng lên gấp đôi thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn như thế nào?

Bảng 2.7 Bảng lợi ích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá hàng hóa quần áo tăng lên

Khi giá hàng hóa X tăng thì sở thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa Y không giảm thậm chí còn tăng hơn Vì vậy giá trị lợi ích cận biên cũng tăng theo, lợi ích cận biên trên 1 đơn vị tiền tệ của hàng hóa Y vẫn lớn hơn so với hàng hóa X.

Do đó, bạn H vẫn lựa chọn tiêu dùng hàng hóa Y.

TH3: Khi ngân sách chi tiêu cho quần áo giảm xuống còn 300 USD thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn như thế nào?

Ta thấy, dù ngân sách giảm nhưng vẫn đủ khả năng chi tiêu cho hàng hóa X vì vậy sở thích của người tiêu dùng không phụ thuộc vào ngân sách trong trường hợp này. Người tiêu dùng vẫn thích sản phẩm Y hơn X.

Do đó, để tối đa hóa lợi ích bạn H vẫn lựa chọn tiêu dùng hàng hóa Y(áo phông Yody).

Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

- Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách: điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu phải nằm trên đường ngân sách Giỏ hàng hóa được lựa chọn phải là giỏ hàng hóa đem lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng hay được người tiêu dùng ưa thích nhất Hàng hóa có lợi ích lớn nhất, tác dụng nhất đối với người tiêu dùng sẽ trở thành lựa chọn tối ưu trong cầu người tiêu dùng, phù hợp với ngân sách mà người đó bỏ ra Quy tắc này nói lên người tiêu dùng hợp lý sẽ mua mỗi loại hàng hóa cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hóa

- Dựa vào sự thay đổi trong thu nhập, người tiêu dùng có thể tính toán mức chi tiêu hợp lý trong tiêu dùng, từ đó có lựa chọn tối ưu nhất trong giỏ hàng để tránh tình trạng mua thừa hoặc thiếu Việc xác định nhu cầu của bản thân cũng như mức thu nhập để từ đó xác định giới hạn trong ngân sách chi tiêu hằng ngày; lựa chọn hàng hóa thông thường hoặc thay thế, bổ sung bằng hàng hóa nào đó có liên quan phù hợp với tiêu dùng hiện tại Từ đó giúp cho ngân sách không bị ảnh hưởng, tiết kiệm để dành tiền cho những việc khác.

- Thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu trong thực tế giúp cho người tiêu dùng tính toán, lựa chọn các hàng hóa vào giỏ hàng một cách hợp lí và tối ưu nhất, từ đó giúp tiết kiệm túi tiền và chi phí lợi ích Đồng thời tiết kiệm một khoản tiền trong chi tiêu sẽ giúp các cá nhân có thể thực hiện nhiều dự định cũng như các công việc khác như: gửi tiết kiệm, mua nhà, mua xe, du lịch hoặc học tập… Áp dụng và tận dụng ý nghĩa của sự lựa chọn tối ưu trong kinh tế vi mô sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều trong quá trình tiêu dùng cũng như lựa chọn hàng hóa sao cho hợp lý nhất.

- Đồng thời việc phân tích, áp dụng sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng giúp cho các doanh nghiệp phát triển chiến lược quảng bá sản phẩm, điều chỉnh sản lượng của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa doanh thu, đồng thời cạnh tranh hiệu quả đối với các doanh nghiệp khác Trên cơ sở nghiên cứu,

22 các doanh nghiệp sẽ đặt ra các mô hình về hành vi mua sắm của người tiêu dùng, nêu ra các mối quan hệ cung cầu, hay ví dụ về tâm lý lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sản phẩm, các yếu tố thu nhập và sở thích ảnh hưởng đến quyết định như thế nào, đối chiếu mối quan hệ giữa giá trị và thái độ Việc vận dụng những lý thuyết về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những thành công nhất định.

Kết luận

Như vậy có thể thấy rằng lý thuyết hành vi người tiêu dùng là một yếu tố cơ bản trong việc quyết định về sự lựa chọn của người tiêu dùng, cho thấy rõ những phản ứng của họ khi có sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài Nhu cầu về tiêu dùng của con người ngày càng lớn, đòi hỏi họ phải biết cân nhắc khi ra quyết định chi tiêu, làm sao cho cân đối, hợp lý phù hợp với túi tiền của bản thân Xã hội ngày nay rất phát triển, đời sống được nâng cao lan rộng ra khắp nơi, không có chỗ cho sự nghèo túng tồn tại, đây thực sự là một thách thức của vấn đề mà trong khuôn khổ một bài thảo luận em không thể đề cập được một cách đầy đủ và chi tiết

Do kiến thức của chúng em còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm nên vẫn còn sai sót trong quá trình làm bài Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của mọi người để bài thảo luận của nhóm hoàn thiện hơn.

VẬN DỤNG VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN

Ý nghĩa của thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu với các lý thuyết khác trong kinh tế vi mô

Lựa chọn thuyết tiêu dùng tối ưu trong kinh tế vi mô liên quan đến việc chọn lựa, áp dụng các mô hình và lý thuyết về cách con người và hộ gia đình tiêu dùng để tối ưu hóa sự tiêu dùng dựa trên các ràng buộc tài chính và sở thích cá nhân Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và quản lý kinh tế vi mô vì nó giúp hiểu rõ cách tiêu dùng của người dân làm ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập, tiêu dùng tổng cầu và các chính sách kinh tế khác.

Mỗi chủ thể kinh tế của một nền kinh tế đều có mục tiêu để hướng tới, đó là tối đa hóa lợi ích kinh tế của họ Đối với các doanh nghiệp, họ luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, với người tiêu dùng là tối đa hóa mức độ tiêu dùng, còn người lao động là tối đa hóa tiền công và của chính phủ là tối đa hóa lợi ích xã hội,… Thuyết lựa chọn tiêu dùng tối ưu giúp con người trong tiêu dùng có những lựa chọn ưu việt hơn, tiết kiệm chi phí và túi tiền, giúp dự đoán cách người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu trong nền kinh tế Điều này quan trọng để quyết định về các chính sách kinh tế, chẳng hạn như cách điều chỉnh thuế, lãi suất hoặc các biện pháp khuyến khích tiêu dùng.

Bài học rút ra từ việc tiêu dùng thực tế

Tiêu dùng là một hoạt động phổ biến của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân của họ Người tiêu dùng chi trả tiền bạc cho những hoạt động nhằm thỏa mãn họ về vật chất hay là tinh thần Nhưng tiêu dùng như thế nào cho hợp lý, phù hợp với túi tiền của mình và không lãng phí thì không phải ai cũng làm được Chính việc tiêu dùng không hợp lý, không biết chi tiêu đúng cách đã khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái mất cân bằng trong việc tiêu dùng mua sắm Cũng vì thế lựa chọn tiêu dùng tối ưu và làm thế nào để tiêu dùng đúng cách trong thực tế là điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi chúng ta.

2.1 Quản lý ‘tài chính’ đúng cách

Trước khi chi tiêu bất cứ thứ gì, bạn nên lập kế hoạch thu chi rõ ràng, mạch lạc để tránh chi tiêu bừa bãi Thay vì mua sắm tùy hứng, thì hãy lựa chọn những món hàng cần thiết đối với bạn trong khoảng thời gian đấy Định hình giá hàng hóa, lợi ích mà chúng đem lại, khả năng chi trả của bản thân,… để lập kế hoạch chi tiêu phù hợp nhất.

2.2 Tạo giới hạn chi tiêu

Các típ để thực hiện quản lý ‘tài chính’ hiệu quả nhất là bạn nên phân loại chi tiêu và quyết định những khoản chi tiêu cố định ngay từ đầu Việc này giúp bạn tạo cho mình khoản chi tiêu cố định, để từ đó bạn biết chi tiêu những khoản khác trong phạm vi ‘tài chính’ của bản thân Bạn nên có một ngân sách phù hợp cho những khoản chi tiêu ưu tiên. Hãy xem xét các khoản chi tiêu của mình trong giới hạn, điều đó cũng giúp bạn tránh lãng phí tiền bạc và tiết kiệm cho những tháng sau.

2.3 Tiêu dùng hàng hóa “đa năng”

Việc bạn lựa chọn những mặt hàng hóa đa năng cũng giúp cho bạn tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể Điều này không những giúp cho bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc đồng thời cũng đơn giản hóa không gian sống của bạn Hãy thử bắt đầu với nhà bếp của mình, thay những đồ vật lỉnh kỉnh bằng những vật dụng mang trong mình 2 chức năng tiện ích hơn Tuy nhiên, bạn nên tỉnh táo và thận trọng khi lựa chọn món đồ cần thiết cho mình.

2.4 Tái sử dụng hay thanh lý những món đồ cũ

Bạn có thể tái sử dụng những món đồ mà mình không dùng đến nữa, việc đấy sẽ giúp cho bạn tiết kiệm ‘kha khá’ tiền bạc để mua những vật dụng mới Chẳng hạn, dùng chai nhựa để trồng cây,… Không chỉ như vậy, bạn cũng có thể thanh lý những món đồ cũ như quần áo, giày, dép,… cũng là một cách giúp bạn ‘làm giàu’ túi tiền của mình Thanh lý rồi mua mới sẽ đỡ được phần nào chi phí, giúp cho bạn thanh lý những đồ dư thừa trong nhà và thu ‘vốn’ cho đợt mua tiếp theo.

2.5 Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi là một trong những nguyên nhân làm cho túi tiền của bạn thâm hụt nhiều nhất Trước khi quyết định mua một số lượng lớn sản phẩm, bạn nên cân nhắc xem liệu chúng có cần thiết đối với bạn hay gia đình hay không Vì nếu bạn mua nhiều số lượng nhiều có thể số tiền vẫn nằm trong giới hạn nhưng sẽ dẫn đến việc lãng phí nếu không sử dụng Chính vì vậy, bạn nên xem xét thật kỹ trước khi mua số lượng lớn mặt hàng.

GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Tăng cường khả năng tiếp cận của sản phẩm và dịch vụ

Khả năng tiếp cận của sản phẩm và dịch vụ càng cao thì người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp xúc và lựa chọn sản phẩm dịch vụ đó Doanh nghiệp có thể tăng cường điều này thông qua các kênh phân phối đa dạng, hoạt động quảng cáo và tiếp thị hiệu quả,… Cụ thể, mạng xã hội như Facebook, Instagram, hoặc các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, là những nơi có thể quảng bá và đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến với người tiêu dùng, từ đó phát triển được thương hiệu và tạo ra tệp khách hàng tiềm năng và góp phần tăng doanh số bán hàng.

Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Để thu hút người tiêu dùng, không chỉ là việc quảng cáo và tiếp thị qua các kênh, mà còn là các chương trình khuyến mãi – là cách giúp khách hàng mua được hàng hóa với giá rẻ hơn, phù hợp hơn với tài chính của mỗi người Doanh nghiệp nên tận dụng vào các dịp đặc biệt như những ngày lễ, Tết hay ngày Nhà giáo, ngày Phụ nữ Việt Nam,….

Khuyến mãi có nhiều hình thức khác nhau nhưng đều tập trung vào việc thuyết phục đối tượng - mục tiêu trở thành khách hàng của doanh nghiệp Từ đó, họ có thể cân nhắc những chương trình như sau : Mua 1 tặng 1; chiết khấu theo số tiền; miễn phí vận chuyển trong kinh doanh online; giờ vàng, ngày vàng và tuần lễ vàng; đồng giá; quà tặng sản phẩm; chương trình bốc thăm trúng thưởng, …

Nâng cao chất lượng bao bì sản phẩm

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng trở lên phong phú và đa dạng Do vậy, để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng bao bì sản phẩm Cụ thể:

Tăng cường công tác thiết kế mẫu phù hợp với thị hiếu của khách hàng: Vấn đề mẫu mã đóng vai trò quan trọng góp phần quyết định sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.Doanh nghiệp cần tập trung vào thiết kế sản phẩm phù hợp với chất lượng, làm cho người sản xuất chứng tỏ được với khách hàng những đặc điểm của sản phẩm mới hay giá trị gia tăng mà sản phẩm đó mang lại Để hoạt động thiết kế có hiệu quả, các doanh nghiệp hay công ty cần thực hiện chiến lược nghiên cứu và thiết kế mẫu mốt.Cải thiện mẫu mã bao bì: Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc thiết kế mẫu bao bì sản phẩm Mạnh dạn thay thế các mẫu bao bì quen thuộc với người tiêu dùng.

Cải thiện dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. Mối quan hệ thân thiết với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hay công ty hiểu rõ nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với họ. Doanh nghiệp có thể tạo dựng mối quan hệ thông qua các hoạt động như: chăm sóc khách hàng, tích lũy điểm thưởng,…

- Phần 1: Giáo trình Kinh tế vi mô I, PGS TS Phan Thế Công, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh và TS Phạm Thị Minh Uyên Chương 3.

Phân tích các yếu tố tác đ ộ ng đ ế n t ỷ giá… kinh tế vĩ mô 100% (29)

QU Ả N TR Ị 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)

Phân tích khái quát tình hình tăng trưở… kinh tế vĩ mô 100% (18)

KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w